1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện cười Văn Lang

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi cafenhasan, 20/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Chuyện cười Văn Lang

    Định post mấy chuyện này vào danh mục " Vào đây cười cho vui nào!!!! " , nhưng nghĩ Chuyện cười Văn Lang cũng là một nét riêng trong văn hoá của người Phú Thọ nên mở 1 mục mới .

    Pà con sưu tầm thêm và chia sẻ cho cả làng cùng đọc và cười vui vẻ ha !!!!

    Sắn qua đường 24

    Chị nông dân nọ say sưa kể: Hôm ấy, trên con đường từ rừng về nhà bỗng thấy con đường 24A (con đường từ Cổ Tuyết, Tam Nông đi Cẩm Khê) bị nứt ngang. Tiện có cuốc, có dao, đào theo đường nứt, em được một củ sắn vừa to vừa dài. To thường thường thôi. Nó nhỉnh hơn bắp đùi em nhưng dài thì còn phải nói: Đầu chồi thì ở đầu Văn Lang mà đuôi nó thì ở tận làng Cổ Tuyết. Củ sắn to dài là thế nhưng sơ ý, lúc đào chẳng may nó bị gãy, vỡ ra làm nhiều khúc, cầm ở tay chẳng hết, em đành giắt vào cạp váy. Về đến nhà, sắn nhét ở cạp váy không ngờ đã nở tung, nứt nở như quả dưa bở và thơm thì thơm lạ thơm lùng. Thật em chẳng dám nói ngoa. Quả lê thơm đủ năm mùi, còn đằng này thì ối là mùi...



    Con gà đậu gãy văng thành ngạnh



    Một đêm vào khoảng canh ba, một anh nông dân giật mình tỉnh dậy vì có tiếng gà gáy lạ ò ó, ò o.. ó, ò, o...

    Tiếng gà gáy vừa to vừa giẳng. Tiếp theo tiếng gà gáy là tiếng đổ ầm, ầm và tiếng chạy huỳnh huỵch...

    Thấy sự lạ, anh nông dân vùng dậy, đốt đuốc đi về phía tiếng động. Một hiện tượng lạ làm anh phải kinh ngạc: Cái văng chuồng trâu bằng "thành ngạnh"(1) vừa dẻo lại vừa dai, lại chắc là thế bỗng nhiên bị gãy làm đôi.

    Ở gần đó chỉ có con gà trống mới sấc, mào cao, đỏ như màu cờ, bộ lông màu tím, bước đi oai vệ nhưng chừng như vẫn còn bàng hoàng, hốt hoảng vì cái tội dướn cổ gáy, chân đạp mạnh làm gãy cái văng thành ngạnh nổi tiếng này.

    Hiểu rõ sự tình, anh nông dân tuy bực mình vì mất giấc ngủ ngon nhưng hình như cũng rất đỗi tự hào vì có được con gà trống nhất vùng.
  2. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về chuyện cười Văn Lang
    Truyện cười Phú Thọ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng truyện kể dân gian. Truyện cười Văn Lang, truyện ở một làng, "Văn Lang cả làng nói khoác" (nói phét).
    Trong kho tàng truyện kể này số lượng ca ngợi sản xuất, thành quả lao động chiếm một mảng khá lớn. Tác giác của truyện cười là nông dân. Tiếng cười thường mộc mạc, dễ hiểu, hồn nhiên, thông minh, láu lỉnh trước những thành quả lao động, trước những cảnh ngộ éo le, tật xấu. Cười để bộc lộ tâm lý lạc quan trước cuộc sống thường nhật, cười tật to, thật thoải mái, thật dữ dội và sau khi cười đầu óc không còn vương vấn, nghĩ suy gì. Trái lại tiếng cười trên, cung bậc của tiếng cười dành cho giai cấp thống trị lại quyết liệt, ít khoan nhượng, cười với mục đích bài xích, loại bỏ.
    Còn đấu tranh chống những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân thái độ thường độ lượng, khoan dung, đả kích nhẹ nhàng. Mỗi mảng mang một màu sắc thái khác nhau.
    Tiếng cười độc đáo của Văn Lang bắt nguồn sâu sắc từ chất khôi hài giàu có của truyền thống văn học dân gian.
    Truyện cười Văn Lang vui và cười là một công trình khuyết danh của đại tập thể dân gian sáng tạo ra nó vì nhu cầu bức thiết của sự sống từ cổ đại tới cận đại. Tiếng cười Văn Lang bồi bổ thêm tinh thần lạc quan từ thời mở nước, dựng nước và nó làm mềm dẻo, bền dai hơn cho cuộc sinh tồn của nhân dân một vùng mở nước, luôn luôn phải vượt lên đầu mọi cái khó.
    Có điều đặc biệt của dân làng Văn Lang là giọng nói nghe "nặng" khác hẳn giọng nói của dana quanh vùng: Phát âm thường kéo dài, bỗng lên cao, bỗng hạ hẵng. Chính giọng nói đặc biệt của dân làng Văn Lang làm cho những câu chuyện bình thường qua giọng kể mang nặng thổ âm khác lạ này một tứ duyên thầm. Cũng câu chuyện ấy người làng khác kể thì không gây được tiếng cười nhưng qua những giọng kể với thanh giọng đặc biệt của dân làng Văn Lang thì người quanh vùng phải ôm bụng cười, cười đến chảy nước mắt.
    Các truyện đó là: Xôi dẻo, khoai dẻo, sắn qua đường 24, đĩa lưỡi chuột, ăn cá không phải giở mình, cua hay bò, con vện, bưởi rụng chết trâu cà, con gà đậu gãy văng thành ngạnh, cây sim, cây chuối, con đỉa...
  3. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Đĩa lưỡi chuột
    - Tối qua làm thịt gà, chả là nhà em có giỗ. Công việc cứ tíu ta tíu tít. Mổ gà xong, em để quên con dao dính tiết trên cái đĩa không rửa. Thế mà sáng nay tìm đĩa thì đã thấy đầy một đĩa lưỡi chuột.
    Chị hàng xóm ngạc nhiên:
    - Lưỡi chuột à? Lạ nhỉ!
    Chị kia gật đầu:
    Ừ, chắc đêm qua cả bầu đàn thê tử nhà chuột ra liếm tiết gà ở lưỡi dao đều bị đứt lưỡi, nên đĩa mới đầy như thế.
    Chị ra chợ sắm con dao về làm thịt gà. Sáng hôm sau sang khoe với hàng xóm như vậy .
  4. cafenhasan

    cafenhasan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.709
    Đã được thích:
    0
    Tổ ong rừng
    Rừng làng em có nhiều ong. Ngày nào ong cũng kéo đàn sà xuống rãnh nước nhà em hút nước. Con lấy nước nhạt, con lấy nước mặn. Biết chắc trong rừng có ong làm mật. Thế là theo hướng ong bay, tìm vào rừng, nhà em gặp ngay một tổ ong. Tổ ong to vừa bằng cái tải lớn. Tiến lại gần tổ, nhà em bảo tiếng ong vỗ cánh làm ù đặc cả hai tai.
    Chắc là tổ ong mật, nhà em đốt mùn rơm hun khói đuổi ong. Ong vù vù bay đi. Nhà em leo lên, lia con dao bẩy dài có đến gần một thước vào tổ mà vẫn chưa hết chiều ngang. Mật tuôn ra, đựng vào hai lá cây rừng không hết. Trên đường về lá bị rách, mật ong chảy tràn ra đất, nhà em chỉ vét mật văng mà đọng còn được hai chục lít.
    Châu Nhị kể
  5. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Văn Lang cả làng nói khoác
    Cụ già kể cho chúng tôi nghe rằng, xưa kia hạt thóc Văn Lang rất to, to lắm. Trên đền Hùng vẫn còn nửa mảnh vỏ trấu to bằng cái thuyền nan ấy. ?oNếu không tin, các cô cứ lên đó nhìn thử coi!?. Câu châm ngôn ?oVăn Lang cả làng nói khoác? đã làm nên sự nổi tiếng cho mảnh đất và những con người nơi đây. Người ta đồn đại về Văn Lang rất nhiều, đại loại như ai đến đó mà không biết sẽ bị ?oăn những quả lừa? do sự tinh nghịch của dân làng. Văn Lang cả làng nói khoác, từ nam, phụ, lão, ấu đều mang trong mình máu hài hước sẵn có. Chẳng thế mà nghệ sỹ chèo Hán Văn Tình, người chính gốc Văn Lang không nổi danh bằng? chèo, mà lại được khán giả biết đến nhiều bởi vai Quềnh (một vai hài trong bộ phim Đất và người).
    Lời đồn đại quả không ngoa một chút nào. Vừa bước chân vào làng tôi đã được đón bởi một câu chào nghe khá thân thiện: ?oA! chào cậu!?. Giật mình quay lại, té ra là một cậu học sinh đang toe toét cười. Tiện miệng, tôi cũng giở giọng bông lơn: ?oXin chào! đi đâu đấy?? - ?oà mình vừa lên huyện dự lễ tuyên dương làng mình tăng năng suất lương thực về.? Cậu bé đáp trả ngay mà không cần một giây suy nghĩ. Gặp một chị đang lúi húi thu hoạch sắn trên ruộng, khi được hỏi ?oSắn năm nay có được mùa không??, chị đã trả lời ngay rằng ?oCủ chỉ được bằng cái đòn gánh thôi. Cũng may chứ được mùa thì sức đâu mà gá?á?ánh!?.
    Người Văn Lang cho biết, những chuyện khoác lác như vậy là câu nói cửa miệng của dân làng, nó tự nhiên như ăn vào máu thịt, như cơm ăn, nước uống của người Văn Lang. Chẳng hạn như có người hỏi ?oLúa nhà anh chị vụ này có tốt không??, thì người được hỏi sẽ trả lời ?oHạt lúa năm nay to lắm, đem về xay một hạt cả nhà ăn hàng tháng, còn vỏ trấu thì làm thuyền chở các cháu sang sông đi học? v.v? Nói thì như vậy đấy, nhưng phàm đã là người Văn Lang thì đều hiểu rằng, củ sắn cũng chỉ nhỏ thôi, và hạt lúa thì không được mẩy lắm.
  6. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm xuất xứ của tiếng cười đặc sắc
    Cụ già - một nghệ nhân, một trong những kho tư liệu sống chứa đầy ắp những truyện cười của làng Văn Lang cho biết: Cái tên làng bắt nguồn từ một truyền thuyết rất xa xưa, được các cụ già truyền miệng nhau kể lại từ đời này sang đời khác.
    Chuyện kể rằng chàng Sơn Tinh (tức thánh Tản Viên) sau khi chiến thắng được chàng Thuỷ Tinh trong cuộc giao tranh long trời lở đất đã cùng nàng Mỵ Nương - công chúa Ngọc Hoa đi du ngoạn. Khi hai người tới vùng đất này, thấy cảnh non nước hữu tình liền dừng lại nghỉ chơi 3 ngày liền. Sau đó thánh Tản Viên đã tổ chức chiêu mộ dân đinh, đưa dân đi khai phá rừng hoang và dạy dân cách làm nông nghiệp. Rồi, để kỉ niệm thời gian đã lưu lại nơi đây, Ngài đã ban cho làng một cái tên gọi mới trùng với tên đất nước: Làng Văn Lang (Về sau để phân biệt với xã Văn Lang của huyện Hạ Hoà, xã Văn Lang của huyện Tam Nông đã được đổi tên thành xã Văn Lương. Hiện nay, người dân đang đề nghị đổi tên xã trở lại với tên gọi ban đầu).
    Cứ thế, trải qua hàng nghìn năm, cái tên đất tên làng cứ lớn lên trường tồn cùng đất nước. Cư dân cứ ngày một thêm đông đúc. Văn Lang đã trở thành mảnh đất yên ổn cho bao gia đình tới an cư lạc nghiệp. Thế là nét văn hoá làng vốn dĩ đã có cội rễ sâu xa lại càng thêm đặc sắc bởi sự pha trộn của nhiều sắc thái văn hoá ở nhiều vùng khác nhau trên mọi miền đất nước.
    Sống trên mảnh đất gò đồi cỗi cằn sỏi đá, việc canh tác của người Văn Lang gặp rất nhiều khó khăn. Không những thế, những ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, càng làm cho cuộc sống của họ càng thêm vất vả. Bởi vậy, người Văn Lang lấy tinh thần lạc quan là phương châm sống, cho dù cuộc đời có gặp nhiều nỗi chuân chuyên đến mấy, có bế tắc đến mấy thì cũng vẫn phải cười. Người Văn Lang luôn cười và không ngừng sáng tác ra những câu chuyện khoác lác để mà cười. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cái phương châm sống ấy đã ăn vào máu thịt, trở thành đặc điểm riêng biệt của người Văn Lang. Họ dùng tiếng cười để quên đi cái đói, quên đi cái vất vả và quên đi những nỗi đau. Họ cười để cho những người khác yên tâm mà ở lại, mà sống gắn bó với làng. Khác với nụ cười phóng khoáng, hài hước của riêng một bác Ba Phi đất Nam Bộ, cái cười của Văn Lang là cái cười của cả tập thể, của cả cộng đồng. Thời cổ thì chuyện khoác lác mang dấu ấn cổ. Thời nay thì chuyện lại mang phong cách hiện đại.
    Có lẽ không địa phương nào người dân lại có trí tưởng tượng ngộ nghĩnh như trí tưởng tượng của người Văn Lang. Những ?ocủ sắn xuyên qua đường quốc lộ?; những bó củi ?ođể đâu cháy đấy?; những con lươn ?othịt thì nướng chả còn xương đẽo cày?? Tất cả đều là mơ ước của người dân Văn Lang về những sản vật quê mình. Họ mong muốn những thứ mình làm ra thứ nào cũng to, thứ nào cũng tốt. Mơ ước đó thật giản dị và cũng thật thiết thực. Những câu chuyện, những tiếng cười dường như cứ lan ra mãi khiến Văn Lang đã nổi tiếng lại càng thêm nổi tiếng. Tiếng cười của Văn Lang đã trở thành một nét văn hoá phi vật thể đặc sắc của riêng họ.
    (Sưu tầm)
  7. NhoDensisi

    NhoDensisi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2007
    Bài viết:
    805
    Đã được thích:
    0
    Bưởi rụng chết trâu cà
    Nhà ông Tình Thực có cây bưởi năm nào quả cũng sai súc sỉu. Nhà ông cũng lại có con trâu cà to đùng. Sáng nào cũng vậy, giắt trâu vào vườn là ông cột cổ nó vào gốc bưởi. Bình thường thì nào có chuyện gì. Nhưng vào một buổi trưa, nó bị ve đốt, đỉa cắn, con trâu cà ***g lên, kỵ cổ vào thân bưởi, cả thân bưởi rung lên, một trùm bưởi 3 quả rụng táng vào đầu trâu. Con trâu bất giác lăn đùng ra chết, chết không kịp ngáp.
  8. NhoDenNhanh

    NhoDenNhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Con mà nói sai
    Một thầy Lý nọ nổi tiếng hách dịch, một hôm thầy xách tay thước đi đốc sưu, theo sau là mấy anh tuần phiên. Đến một nhà nọ, thầy Lý khua tay thước lên giọng nạt nộ chủ nhà:
    - Chị kia, chồng chị phải nộp một suất sưu, sao cứ nay khất, mai khất mãi thế? Việc quan mà chị cứ làm như việc nhà chị ấy. Chồng chị đâu?
    Chị chủ nhà khép nép:
    - Dạ! Bố thẽm con có việc đi vắng độ dăm bảy ngày ạ.
    - Này, đừng vờ vĩnh, chị đừng có kiếm chuyện nói dối quanh. Bảo nó ra trình tôi ngay. Trốn hả, có mà trốn lên trời!
    - Trình thầy Lý, quả nhà con đi vắng thật ạ. Con mà nói sai, xin thầy Lý cứ ngậm C... mà nhổ vào mặt con ấy!
  9. NhoDenNhanh

    NhoDenNhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Chó còn mừng nữa tao!
    Một anh chàng lười biếng giả cách ốm, mệt nằm nhà. Nhưng chị vợ vừa đi làm, anh ta đã vùng dậy rang ngô chén. Ngô vừa chín tới đã thấy tiếng vợ nheo nhéo gọi cổng, thì ra vì vội chị vợ bỏ quên cái nón nên quay về lấy. Bí quá, anh chồng đổ tất ngô đang nóng vào túi quần. Bỏng quá, anh chàng vừa chạy ra mở cổng vừa nhảy tâng tâng. Chị vợ thấy lạ bèn hỏi: ?oPhải gió hay sao mà cứ nhảy cẫng lên thế??. Anh chàng nhăn nhở cười: ?oHay chửa, thấy ****** về, chó còn mừng nữa tao?!.
    Cụ TRẦN VĂN THUỘC kể
  10. NhoDenNhanh

    NhoDenNhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đi chơi xem ngày lấy may
    Cụ nhà em trước lúc đi xa đã để lại một quyển sách và dặn dò cặn kẽ:
    - Đi đâu các con phải mở sách xem ngày lấy may.
    Y lời dặn, nhân một chuyến đi rừng, nhà em chọn ngày đại cát cầu may và thế là hôm về, nhà em thao thao kể:
    - Hôm đi rừng tôi đem cái bẫy gà, qua bìa rừng gài bẫy, lúc về thì ba gà mắc bẫy. Thấy gà cáo đến bắt, cáo và gà cùng sa bẫy. Được gà lại được cả cáo. Đang lúc bí vì chẳng có cái để, tôi đành đi kiếm một đoạn dây rừng để buộc thì gặp một dây thiếu mật. Kéo dây thiếu mật thì được ngay một tổ khoái rừng to hơn cái đõ đồ xôi cỡ đại.
    Của sơn hào bắt được hôm ấy, khiêm tốn mà nói cũng được một gánh nặng.

Chia sẻ trang này