1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYÊN ĐỀ KARATE THỂ THAO !!! (Mục lục trang đầu, cập nhật trang cuối)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Guess, 22/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    CHUYÊN ĐỀ KARATE THỂ THAO !!! (Mục lục trang đầu, cập nhật trang cuối)

    Xin mạn phép các bạn, các môn khác nhé, hôm nay tôi mở topic chỉ nói về Karate Thể Thao (# Karate thực chiến)!
    Bản quyền bài viết này thuộc về CLB KARATE-DO TRẦN VĂN ƠN!
    ==================================
    Mục lục:
    I - Giới thiệu
    II - Các bài tập Kumite
    III - Các bài tập Kata
    III - Luật và Ứng dụng luật trong thi đấu.
    IV - Tác phong của KarateKa
    V - Chuyện phiếm!
    ==================================
    I - Giới thiệu
    1. Karate là gì?
    Karate là một môn võ thuật với hệ thống các kỹ thuật tự vệ bắt nguồn từ hơn 100 năm trước ở Okinawa (Nhật Bản), nhưng nó chịu ảnh hưởng lớn từ sự truyền bá từ Trung Quốc. Theo nghĩa đen, Karate có nghĩa là ?o?Tay Không?o, Karate-Do? có nghĩa là ?oKhông Thủ Đạo? hay ?oCon Đường Võ Đạo?, những người tập luyện không sử dụng các vũ khí để tấn công và tự vệ, chỉ dùng các kỹ thuật tay, chân và cơ thể. Karate không chỉ đơn thuần là dùng sức mạnh, nó được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa truyền thống dân gian vĩ đại là tinh thần võ sĩ đạo và phép tắc Đạo phật. Nhờ sự nghiêm khắc trong huấn luyện và tập luyện, Karate không chỉ phát triển cơ thể mà nó còn phát triển tâm hồn và nhân cách.

    2. Thi đấu Karate
    Theo quy định của hiệp hội Karate Nhật Bản, Liên đoàn Karate Thế giới, các cuộc thi đấu bắt buộc phải từ Kyu 5 trở lên và trên 10 tuổi. Các cuộc thi đấu được chi làm 2 lứa tuổi. Thanh thiếu niên (6 - 18 tuổi) và người trưởng thành (trên 18 tuổi, không có giới hạn MAX). Chính vì vậy mà chương trình tập luyện dành cho các cuộc thi đấu mà vì đó cũng khác nhau.

    Các cuộc thi đấu diễn ra theo 2 nội dung Kumite (đối kháng) và Kata (quyền). Kumite theo hạng cân cá nhân của nam (+ nữ), thi đấu đồng đội nam (+ nữ), vô địch tuyệt đối nam (+ nữ), kata cá nhân nam (+ nữ), kata đồng đội nam (+nữ). Không có vô địch tuyệt đối Kata! Thi đấu Kumite các hạng cân lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng khác nhau.

    Kumite lứa tuổi dưới (15-18): Nam: - 45kg, - 50 kg, - 55 Kg, - 60kg, - 65kg, + 70 kg và vô địch tuyệt đối . Kumite cá nhân nữ thi đấu ở các hạng cân: - 45kg, - 48kg, - 53kg, - 60kg, +60kg và vô địch tuyệt đối. Kata cá nhân nam, nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ .

    Kumite lứa tuổi trưởng thành: Nam - 55 Kg, - 60 kg, - 65 Kg, - 70 kg, - 75 Kg, -80 Kg và + 80 Kg, vô địch tuyệt đối . Nữ: - 48 Kg, - 53 Kg, - 60 Kg, + 60 Kg, vô địch tuyệt đối .

    Đối với Kata của cả 2 lứa tuổi: Kata cá nhân nam, nữ, đồng đội nam, đồng đội nữ ...

    Hiện tại đó là các hạng cân dành cho thi đấu ở VN, tuy nhiên ra đấu trường QT cũng không có khác biệt gì! Ngoài ra, từ năm nay trở đi, các giải trẻ sẽ được chi làm 3 nhóm lứa tuổi: 14 - 16 ; 16 - 18 và 18 - 21 ... cũng theo các hạng cân trên!

    Thi đấu Karate sẽ tuân thủ theo luật thi đấu Karate được LĐ Karate thế giới ban hành.
    ---------------(còn nữa)--------------
  2. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    II Các bài tập Kumite
    1. Khái niệm, định nghĩa:
    Trước hết, các bạn cần PHẢI HIỂU và NẮM RÕ các khái niệm và chấp nhận những KN đó là ĐÚNG và coi nó như là TIỀN ĐỀ, ĐỊNH LÝ, có như vậy mới làm việc được!
    Người ta chia việc tập luyện Karate làm 3 dạng: KIHON (Kỹ thuật cơ bản), KATA (Quyền), KUMITE (Đối kháng). (1)
    Người ta tập luyện thi đấu theo chu kỳ và giai đoạn, mỗi chu kỳ, giai đoạn có những bài tập khác nhau, tính chất khác nhau, yêu cầu khác nhau (2).
    Kết hợp (1) và (2) ta khẳng định: Đó là tập luyện Karate thể thao !
    Vì là thi đấu thể thao nên các kỹ thuật nguy hiểm bị loại bỏ, và chỉ 1 tập luyện 1 vài kỹ thuật đặc trưng phục vụ cho thi đấu, vì thi đấu thể thao Karate đòi hỏi phải nhanh, mạnh, chính xác, đặc biệt là tốc độ và đặc trưng của Karate nên các kỹ thuật không được rườm rà ...
    2. Tập luyện Karate thể thao
    Trước hết cần xác định rõ từ Kyu 5 trở lên nhé và trên 10 tuổi. Song tôi sẽ lấy thước đo về chuyên môn là Giải Vô Địch Karate-Do Toàn Quốc tức là các bài tập chỉ dành cho lứa tuổi từ 18 trở nên! Người tập tôi tạm gọi là VĐV, người dạy tôi tạm gọi là HLV (không phải ai tập cũng là VĐV và không phải ai dạy như thế cũng là HLV)
    Tập luyện chia làm 3 bước:
    Bước 1: Xác định rõ chu kỳ của VĐV theo giải thi đấu .
    Thường thường chu kỳ theo các dạng sau: Chu kỳ năm, chu kỳ quý . Chu kỳ năm thường chỉ dành cho các giải đặc biệt quan trọng của năm đó, đối với đội tuyển các tỉnh thành thì đó là giải Vô địch toàn quốc, đối với ĐT Quốc gia đó là các giải quốc tế quan trọng diễn ra vào cuối năm(đối với VN, quan trọng nhất của năm nay là SeaGames 24 tại Thái Lan). Chu kỳ quý hay có thể hiểu là chu kỳ dành cho các giải thi đấu khác diễn trong năm. (khoảng 4 tháng trước thi đấu)
    Bước 2: Xác định từng gia đoạn trong 1 chu kỳ. QUAN TRỌNG
    Khi đã xác định được chu kỳ thì phần tiếp theo là chia ra thành từng giai đoạn. Tuỳ thuộc vào đẳng câp VĐV, mà người ta có thể chia các giai đoạn trong 1 chu kỳ theo 5 giai đoạn.
    GĐ1: Chuẩn bị thể lực.
    GĐ2: Kihon
    GĐ3: Các bài tập Kumite + Chiến thuật
    GĐ4: Cường độ mạnh các bài tập Kumite và chiến thuật
    GĐ5: Thi đấu!
    Về cơ bản các giai đoạn trong 1 chu kỳ là như thế. Cái này rất quan trọng! Khi các bạn xác định được các giai đoạn rồi thì bài tập của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau! Đặc biệt quan trọng! Tuy nhiên trên thực tế có đôi chỗ khác biệt nhưng không lớn lắm.
    Bước 3: Định rõ các bài tập dành cho từng giai đoạn!
    (Phần này là phần đỉnh cao nhất! Các bạn HLV chú ý cho!)
    ----------------------------------(Còn nữa)------------------------------
  3. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Có vài lời chia sẻ cùng các bạn!
    Những gì tôi viết ở không có mục đích khoa trương hay thể hiện mình. Lý do tôi viết cái topic này là vì:
    *. Thứ nhất: đó là những gì tôi biết, chia sẻ cùng anh em.
    *. Thứ hai: qua thực tế, có nhiều bạn HLV, VĐV không nắm rõ được tường tận các vấn đề, chính vì thế mà việc tập luyện, huấn luyện dù cố gắng rất nhiều và làm việc trong nhiều năm song thành tích vẫn chưa tương xứng!
    Nhân đây, có vấn đề gì tranh luận, các bạn hãy để sau khi mình hoàn thành rồi sẽ tranh luận với bạn để BỔ XUNG vào bài viết này (hì, chứ không phải là XỚI TUNG lên). Kính mong MOD ủng hộ và giúp đỡ!

  4. xebattreo

    xebattreo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    kiếm trên mạng đuợc một số bài hay hay post lên chia xẻ cùng mọi người
    Karate là một từ tổ hợp gồm ?okara: không?, ?ote: tay? - ?okarate? là cách chiến đấu bằng "tay không" (không dùng vũ khí bên ngoài cơ thể) = môn võ tay không; sau karate thường có hậu tố ?odo? hiểu theo nghĩa tiếng Việt là đạo (đạo đức, cách thức). Karate đa dạng về kĩ thuật chiến đấu bằng tay không (đấm, đá, vật ,ném, bẻ, khoá,... ) và sự vững chắc về tinh thần. Nước nào cũng có nhiều môn võ tay không (karate); ở nhật, trước khi môn Karate được thành lập bởi Ghichin Funakoshi cũng đã tồn tại (và phát triển) nhiều môn võ tay không khác.
    Ghichin Funakoshi từng nói ?oKarate chân chính là sự rèn luyện thể chất và ý chí trong cuộc sống hàng ngày dựa trên tinh thần khiêm tốn ham học hỏi và toàn tâm toàn ý hướng tới công lí, phục vụ cho công lí?.
    (Môn sinh Karate Yoseikan Pháp)
    Trong Karate, ý chí và kĩ thuật hoà làm một; luyện Karate gồm luyện về thể chất và luyện tinh thần và đối thủ thật sự là bản thân. Karate có nhiều hệ phái, 4 hệ phái lớn nhất là: Shotokan, Goju, Wado, ****o.
    1. Shotokan:
    Lối đánh thấp, uy lực, phần hông vững vàng - khi di chuyển, hông phải giữ ngang tầm. Nhịp thở không được phát ra mạnh khi thót bụng. Những bước nhảy cũng đòi hỏi tính kỹ thuật nghiêm khắc chứ không mang tính thể dục
    2. Wado-ryu:
    Kết hợp Shotokan và Ju-jutsu (nhu thuật), lối chiến đấu luôn thay đổi và uyển chuyển là kỹ thuật quan trọng. Có 3 nguyên tắc trong Wado-ryu: Noru (phối hợp công thủ ở cùng động tác), Nagasu (hít thở) và Inasu (làm chệch hướng), giữ khoảng cách với đối thủ.
    3. ****o ryu:
    Nghệ thuật kata rất cao, đầy tinh tế và tốc độ; kỹ thuật dựa trên tính linh hoạt của vùng hông và những chuyển động nhịp nhàng của cơ thể.
    4. Goju-ryu:
    ?oGo? (cương: cứng), ?oJu?(nhu: mềm), kỹ thuật tạo khoảng cách cần thiết cho phép thực hiện những cú chặt, khóa và đòn tay khác một cách hiệu quả. Cơ thể như một động cơ chuyển động, lực tập trung nhiều ở cơ bụng - tập trung sức mạnh cho những cú đạp và đá.
    Ở Việt Nam, môn Karate phát triển mạnh ở Huế từ những năm 60, võ đường Linh Trường Không thủ đạo của VS Suzuki tại chân cầu Đông Ba - Huế là tổ đường thân thương của nhiều thế hệ karateka Việt Nam. Từ đây nhiều VS đã thành danh (Khương Công Thêm, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Dũng,...đặc biệt, có Ngô Đồng đã lập hệ phái Karatedo mang tên GoJu Karatedo Việt Nam (Cương Nhu Không thủ đạo) [ông là Tiến sĩ Ngành Côn trùng học, Viện trưởng Viện Đại học Quảng Đà trước 1975].
    Tại tp HCM, VS Hồ Cẩm Ngạc là người có công lớn trong việc khai sinh Karatedo từ những năm 50; tại đây, từ trước 1975 đã có nhiều hệ phái Karatedo, nay đã thống nhất về hệ thống quyền căn bản theo kỹ thuật của Karate Shotokan.
    Người Mỹ vẫn gọi môn Taekwondo của Hàn Quốc là Karate Korea vì 2 lý do:
    - Một là, do võ phái Taekwondo Quốc tế (ITF) trước đây (còn gọi là phái Ngôi Nhà Xanh - VS Choy Hong Hy thành lập) không chỉ mặc võ phục (trắng) kimono như hầu hết võ sinh Karate Nhật mà còn sử dụng nhiều bài quyền của Karate Shotokan
    [Việt Nam đã nhập Taekwondo thế giới (WTF) với võ phục là áo chui, có viền đen ở cổ]
    - Hai là, hiểu chữ ?okarate? là võ (vì thế, gọi ?ovõ của người Korea? là ?oKarate Korea?); hiện tượng này cũng xảy ra khi võ Việt Nam được gọi là ?oKungfu de Vietnamien? do hiểu chữ ?okungfu? là ?ovõ thuật? (phân biệt với ?oShaolin? là võ ?oThiếu lâm?).
    Được xebattreo sửa chữa / chuyển vào 08:30 ngày 23/07/2007
  5. xebattreo

    xebattreo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    MỘT THỜI KARATEDO YOSEIKAN HỒ CẨM NGẠC.

    Võ sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn, mất ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Ông là người Việt Nam đầu tiên tốt nhiệp Judo tại võ viện Kodokan, tốt nghiệp Karatedo tại võ viện Yoseikan, Nhật Bản. Đầu năm 1948, sau 7 năm du học tại Nhật (từ 1941 đến 1947) ông về nước.

    Năm 13 tuổi, ông bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (là bạn của thân phụ). Năm 18 tuổi, du học Nhật Bản và bắt đầu học Karatedo với võ sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 20 tuổi đồng thời theo học Judo tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học Kendo và Aikido tại võ viện Yoseikan. Ông là người Việt đầu tiên học và thi tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, Kendo và Aikido tại Nhật Bản.

    Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy Judo tại sân Phan Đình Phùng - Sài Gòn. Trong những năm dạy võ Nhật (Judo, Karatedo, Kendo và Vật), VS Hồ Cẩm Ngạc đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên toàn quốc. Một trong những môn sinh Karatedo của ông ở thời đó là Nguyễn Lâm, hiện nay (2006) là chưởng môn của võ phái Kieando (Kiến An Kung fu), võ sư Nguyễn Lâm đã theo học Karatedo với thầy Hồ Cẩm Ngạc tại Sài Gòn từ những năm 50; một võ sư khác từ Karatedo Hồ Cẩm Ngạc là Hồ Hoàng Khánh, con trai ông - người đã đóng góp nhiều tài liệu karatedo cho nước nhà.

    Thầy Suzuku Choji bắt đầu dạy môn Karatedo tại Huế từ 1959 (mặc dù đến tháng 11/1964, Nha Thanh niên thuộc chính quyền Sài Gòn mới cấp giấy phép cho thầy chính thức mở Võ đường Linh Trường Không thủ đạo tại chân cầu Đông Ba) nhưng thầy Hồ Cẩm Ngạc sau khi tốt nghiệp Karatedo tại võ viện Yoseikan (*), đã về SàiGòn từ 1948 tức là sớm hơn 11 năm so với thời điểm thầy Suzuki Choji bắt đầu truyền dạy Karatedo tại Huế (1959). Trong hơn 10 năm, võ sư Hồ Cẩm Ngạc đã truyền dạy môn Karatedo cho bao nhiêu người Việt trước khi thầy Suzuki Choiji dạy Karatedo cho học trò người Việt đầu tiên của mình ?.

    Có thể coi võ phái Karate Takeno uchi ngày xưa thầy Suzuki đã luyện là khác với Karate Yoseikan mà thầy Hồ Cẩm Ngạc đã tập nhưng sự khác đó chỉ là ?ođại đồng tiểu dị? trong văn hoá và võ học karatedo (nhất là khi đi thi huyền đai Karate quốc gia, quốc tế, kể cả người nứớc ngoài đến thi tại Nhật, thì ?ocái khác nhau? càng ít dần).

    Tóm lại, nói thầy Suzuki Choji là người đầu tiên sáng lập truyền dạy môn Suzucho Karate Do là chính xác, nhưng nói thầy là người đầu tiên đưa môn Karate Nhật vào Việt Nam thì cũng nên nghĩ lại.
    [​IMG]
    Di ảnh võ sư Hồ Cẩm Ngạc
    [​IMG]
    Võ sư Hồ Hoàng Khánh
  6. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
  7. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Bước 3: Định rõ các bài tập dành cho từng giai đoạn!
    -------------------Đang định viết thì nhìn thấy....Chú gửi cho anh cái số của anh Hoà nhé (thầy chú), pm nhé, anh có việc cần liên lạc với anh hoà nhưng mất số----------------------
    Được guess sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 24/07/2007
  8. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    GĐ1:Giai đoạn chuẩn bị thể lực
    Trong giai đoạn này ăn uống thoải mái, tẹt ga...thậm chí bia bọt cũng OK. Các buổi tập trong giai đoạn này mà vì thế cũng có sự khác biệt. Trong giai đoạn này, các bài tập đa dạng, phong phú và mỗi buổi mỗi khác, kết hợp chặt chẽ....
    Tập với tạ: Khởi động nhẹ nhàng, tập với tạ để phát triển các nhóm cơ lưng, ngực, bụng, chân, tay. Gập bụng...Các bài tập nên chia thành các tổ. Mỗi tổ thường khoảng 30 - 50 lần thực hiện /1 động tác, sau đó nghỉ = thời gian tập động tác đó và chuyển sang động tác tiếp theo (cùng 1 tổ). Có thể làm theo lần lượt từng nhóm cơ. Mỗi tổ (mỗi lần thực hiện với tạ 1 nhóm cơ), làm 5 lần! VD: nâng tạ tay thực hiện 30 lần mỗi tay, đổi 2 tay liên tục, nghỉ 2 phút, lặp lại và lại nghỉ...làm 5 lần....Các bt với tạ như thế nào các bạn cũng đã rõ, không cần quá cầu kỳ như tập thể hình, đơn giản thôi, cái quan trọng là phát triển nhóm cơ...
    Tập thể lực chuyên môn: Khởi động thật kỹ, các bài tập phát triển chung thật ký (cái này ai học TDTT ra, ai tập tuyển, các HLV chuyên nghiệp đều biết). Sau đó là các bài tập: Bật cóc, đi cày, nhảy vô, lò cò, chạy tốc độ, chạy biến tốc,....Quãng đường "chuản" có 3 mức: 30 m, 60 m, 100 m...Cũng tương tự, làm thành các tổ, thời gian nghỉ và tập tương đuowng nhau...
    Ngoài ra, trong giai đoạn này có thể thực hiện các bài tập mang tính chất phát triển cơ, sức mạnh, sức bền. Có thể kết hợp thêm vào là các bài tập chạy sức bền, chạy nhanh 800m, 1500 m (chạy nhanh nhé)....
    Thật ra, giai đoạn chuẩn bị thể lực này không phải cứ tập như thế là đã ok. cái quan trọng là hiểu và nắm rõ ý nghĩa của bt, thời gian thực hiện phải thật chuẩn xác....Có thể nói, giai đoạn này, nếu tập nghiêm túc, không thở được nữa, mắt mũi hoa lên không nhìn thấy gì...Ngoài ra các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm các bài tập, thông tin liên quan của các chuyên gia thể lực hàng đầu thế giới như Daniele Tognaccini (Italia), Hoàng Nguyễn (Việt nam), Jean-François Blarel (Pháp) , Sila (Nhật)...
    Để giai đoạn thật tốt, các HLV nên cho các VĐV bắt đầu bằng những bài tập nhẹ, sau đó tăng dần, tằng dần...VĐV luôn phải cố gắng nỗ lực hết mình, nên dừng lại 1 ngữong mà tâạ ở đó, VĐV có dấu hiệu giảm sút tinh thần, thể lực trầm trọng!
    Ngoài ra, các HLV nghĩ được ra "trò gì" cũng nên cân nhắc xem tính khoa học thực dụng của nó! Mục đích cuối cùng vẫn là tích luỹ và chuẩn bị thể lực cho VĐV!
    Giai đoạn này có thể kéo dài 2 đến 8 tuần.
    -----------Về cơ bản, giai đoạn này là như vậy-------------
    (đón đọc phần tiếp theo, giai đoạn tập Kihon)

  9. vualuoi_datinh

    vualuoi_datinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết quá bác ơi, cho cái địa chỉ để em tầm sư KA tại HN nhé .
  10. winerld

    winerld Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Rất hoa nghêng topic của bạn, hy vọng sẽ hiểu thêm về karate

Chia sẻ trang này