1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyên đề về nhà cao tầng ( từ high-rise building đến skyscraper)

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khongaihet, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Thường người ta chỉ xử lý khoảng thở bằng cách chèn vật liệu đàn hồi ở chỗ tiếp giáp của những vật liệu quá khác biệt nhau ví dụ như đầu tường gạch tiếp giáp vào sàn BTCT thôi.
    PM cho anh địa chỉ , anh sắp vào SG chơi vài bữa
    Được arcvubale sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 12/09/2007
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục,
    Dolphin Arcade, Gold Coast, Australia - 2007
    The Buchan Group

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì lại khác với Lê, AHU và FCU là hai bộ phận độc lập. AHU vẫn có thể hồi gió mà không cần FCU.
    Water Chiller là tên cả hệ thống, bộ phận làm lạnh gọi là Chiller và đúng là rất to nhưng cả hệ thống chỉ có 1 cái thường không phải lắp ở phòng AHU mà để ở tầng kỹ thuật, mái, tầng hầm... Hệ thống này có thể giải nhiệt nước hoặc gió, giẩi nhiệt gió thì bất tiện vì phải để ở mái, giải nhiệt nước thì hay ở hầm.
    Đây là link giới thiệu về các hệ thống đhkk: http://ebook.edu.net.vn/resources/iportal/ebook/uploads/File/DHDaNang/gt8_ttoantke/05.%20Chuong%205-%20Lua%20chon%20he%20thong%20dieu%20hoa%20khong%20khi.pdf
    Link bị thiếu mất vài hình ảnh quan trọng, xem tạm. Trong quyển "Trang thiết bị kỹ thuật công trình" của Việt Anh có giới thiệu rất kỹ, có sơ đồ nguyên lý.
    Đây là hình ảnh của của các bộ phận AHU, Chiller...: http://www.reetech.com.vn/
    VRV có 1 đặc điểm rất quan trọng mà Lê không nói đến và là lý do tại sao nó đắt. VRV rất chủ động trong việc điều chỉnh công suất lạnh bằng công nghệ biến tần, gần giống như công nghệ inverter trong điều hòa dân dụng. Điều này làm tiết kiệm năng lượng cho công trình. Vậy nó đắt nhưng dùng lâu dài lại rẻ. Điều hòa inverter 12000BTU cũng đắt hơn điều hòa thường 12000BTU khoảng 2-3 triệu nhưng vẫn là hàng hot trong hè vừa rồi vì nghe nói tiết kiệm 20% điện năng.
    Hình như Lê hiểu sai về dàn lạnh (không phải giàn lạnh)? Trong VRV mà người ta có ký hiệu AHU thì theo mình là có vấn đề.
    Đồng ý với Jam là phòng AHU ở mặt bằng này là có vấn đề, nó chiếm không gian đẹp và lại không ở trung tâm để không bị thổi gió đi quá xa. Thổi gió xa thì ống sẽ to, ống to thì trần cao. Bản vẽ này mới chỉ là concept thôi chưa phải bản thi công, rất có thể bản thi công sẽ khác vì khi đó các bộ môn làm việc sâu hơn. Chiều cao tòa nhà có lẽ vì quảng cáo nên tính cả mấy cái chóp, kỹ thuật vớ vẩn, chiều cao tầng điển hình chắc chỉ tầm 4m-4,2m.
    Nếu nhà nay khongaihet thay có 1 tầng kỹ thuật ở khúc giữa thì chắc chắn còn 1 tầng nữa ở chỗ mái khối đế.
    Tiêu chuẩn của TH-NC chưa đủ để có toàn bộ các thứ sun sun của Lê, theo mình vữa trần rụng chủ yếu do bê tông thiếu độ kết dính với vữa vì quá nhẵn không phải do co dãn nhiệt. Đa số các công trình cao tầng tiêu chuẩn VN đều không cần lưới thép trát trần nhưng trường hợp bị rụng trần là hãn hữu.
    Ngay ở nhà dân cũng vậy, dùng cót, tre, gỗ để lót cốp pha thì trát trần yên tâm, nếu dùng cốp pha thép thì nguy cơ rụng hơi bị cao. Tuy nhiên ở nhà cao tầng nguy cơ rụng sẽ lớn hơn vì dễ bị trấn động. Theo tôi biết giá gốc của TH NC (khối để kinh doanh, không phải taí định cư) là 5 triệu/m2 vào thời điểm năm 2002-2003, khá thấp để có chất lượng hoàn hảo.
    Được rachmaninoff sửa chữa / chuyển vào 11:26 ngày 12/09/2007
  4. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cái này DA xong từ 2004 mà giờ còn đây?
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 12/09/2007
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn vì những thông tin Rách cung cấp , tớ nghĩ tranh luận thế này cũng là bổ sung kiến thức rất nhiều.
    Riêng về cái lưới thép tớ thấy nó không hề đắt , hơn nữa không phải ốp toàn bộ bề mặt hoàn thiện . Nó chỉ được xử lý ở những chỗ cần thiết như Rách thấy trên bản vẽ. Cái này ở SG sử dụng nhiều , ngay cả nhà dân cũng có sử dụng . Ví dụ khi đục tường để đi ống người ta vẫn đóng lưới thép xong rồi mới trát vữa.
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Iem nghĩ mình nên phân biệt cái AHU(Air Handling Unit) và cái Air Handler, vì cái Air Handler là cái quạt thổi. Mà quạt thổi thì ở VRV system hay hệ thống WaterChiller đều có. Ở WaterChiller system thì 1 quạt trung tâm, còn VRV có thể nhiều quạt tại từng phòng, điều chỉnh cuc bộ. Cho nên nếu cái phòng nó ghi AHU mà bên trong có cái VRV em nghĩ chỉ là vấn đề từ ngữ và gọi tên chung thôi.
    AHU là một bộ gồm cái Air Handler, cái lọc bụi/vi trùng (Air Filter), có một bộ ống trao đổi nhiệt (Coil) lấy nhiệt từ hệ thống Chiller/Boiler để gió thổi xuyên qua làm mát/ấm không khí. Nếu cần thêm áp suất/lưu lượng hay muốn trao đổi nhiệt cho nhanh thì lắp thêm cái quạt đằng sau cái Coil đó và nó trở thành FCU (Fan-Coil Unit).
    Thiết kế để cái phòng AHU to thế em nghĩ chắc nó trang bị mỗi tầng một cái Mini-Chiller gắn vào cái Air Handler như khongaihet kể, hoặc có khi lại sử dụng hệ thống VRV như bác Lê nói ở trên. Mà cũng còn phải xem chúng dùng máy móc của thằng nào nữa.
    Còn cái VAV để điều chỉnh độ mở của miệng thổi dựa theo nhiệt kế từng phòng cho phù hợp từng phòng, vì đa số một ống cung cấp cho nhiều phòng.
    À, VRV được bọn Daikin đăng ký độc quyền nên các hãng khác dùng chữ VRF. Khoảng cách xa thế kia em nghĩ nó dùng VRV, vì "nghe đồn" cái VRV truyền được cả trăm thước. Các bác kể thêm chúng em nghe với.
    Nhờ các bác tranh luận mà iem cũng hiểu thêm 1 số thứ
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 12:46 ngày 12/09/2007
  7. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Nhà cao tầng rất ít dùng VRV, có thể vì đắt và VRV bị hạn chế khoảng cách từ Out Unit (mà Lê gọi là AHU, dân gian gọi là cục nóng) đến In Unit (dàn lạnh, cục lạnh), cỡ 100m dài và 50m chênh cốt, mà nếu dùng VRV thì chiều cao tầng sẽ không cao như đã thấy đâu. Trong hệ thống VRV đều không nhắc đến AHU và FCU. Nếu dùng VRV thì cũng không cần mỗi tầng 1 cục OU.
    Với bất cứ hệ thống ĐHKK nào thì vị trí của phòng AHU cũng nên ở gần trung tâm, cũng có thể ở đây có cái "mini Chiller" cần tản nhiệt bằng gió nên người ta cho ra ngoài. Nhưng nếu buộc phải ra ngoài thì đặt ở phía giữa cạnh dài vẫn tốt hơn giữa cạnh ngắn như bây giờ. Cần phải xem hồ sơ thi công mới biết được.
  8. khongaihet00

    khongaihet00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Cũng phải nói thêm rằng, bản vẽ mấy cái MBĐH này là của một nhà thầu gửi tặng. Hẳn là đang "tăm". Chắc nó vứt cho cái bv sơ bộ chẳng có khung tên (có lẽ nó xoá, tên layout còn lỗi font, ko lẽ là tiếng Hàn), Xref thì ko Bind, thành ra chẳng có thông tin gì rõ ràng về cái phần muốn xem nhất.
    Giờ mới ngó thấy trên MB tầng 34 (nó gọi là Outrigger floor plan, đoán là tầng 34 vì cái Xref có chữ "34F") ở khu lõi thang có ghi:
    "EV. PIT" & "EV. MECH. RM"
    làm gì đến nỗi mà nó phải thay (chung truyển) thang nhỉ
    [​IMG]
  9. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Mấy tầng ghi "Outrigger" đó chính là cái khác biệt giữa nhà 35 tầng và nhà 70 tầng. Tầng đó không sử dụng mà chỉ là hệ giằng. Thang máy không dừng lại. Có thể vì cái Outtrigger này mà cao độ tầng trung bình của nhà đến 4m8.
    Đó là hệ giằng ngang chống gió giống như cái nịt ngực của phụ nữ. Nó giằng cứng một số tầng ở khúc giữa, khi gió thổi vào một bên, thay vì bẻ hết sang một bên, phần dưới cái Outtrigger sẽ vẫn bẻ theo gió, nhưng phần trên bẻ ngược lại và cân bằng.
  10. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Nếu từ 1F lên 34F mới TRung CHuyển thì còn hơi thưa đấy. Không chỉ thang đâu, nhiều thứ khác cũng phải ngắt ra từng đoạn để xử lý. Một cột nước cao vài trăm m hoàn toàn có thể xé rách mối nối ống HDPE ở dưới.
    @H-H: bạn có bản vẽ chi tiết hơn của mấy cái tháp đó không, post lên cho a/e "ăn cắp" đi, thanks!
    @MODs: Nên đổi tên hoặc cắt topic, đại khái là "Thiết kế Kiến trúc - Công nghệ Nhà cao tầng" gì đó... Thanks!
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 12/09/2007

Chia sẻ trang này