1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyên đề về nhà cao tầng ( từ high-rise building đến skyscraper)

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khongaihet, 29/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadmank3

    cadmank3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    769
    Đã được thích:
    0
    Tôi có một kinh nghiệm cá nhân đó là việc giữ liên lạc với các bộ môn ngay từ những bản vẽ sơ bộ. Đúng hơn thì, chúng tôi trước khi bắt tay vào 1 dự án hay 1 công trình, thường có một thời điểm họp và bàn về phương án kỹ thuật với các bộ môn. Quá trình tiếp xúc với các bộ môn sẽ còn kéo dài (với nhiều hình thức) tới khi kết thúc công trình.
    Không chỉ KTS cần được tư vấn mà bản thân các bộ môn với nhau cũng cần được tư vấn.
    Được cadmank3 sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 25/05/2008
    Được cadmank3 sửa chữa / chuyển vào 12:03 ngày 25/05/2008
  2. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Chú phải hỏi bọn tk cấp thoát nước cho chú chứ? Hay là đang rắc thính bọn kia chưa vào? Làm căn hộ Penthouse mà các WC lệch nhau thì thiết kế khá phức tạp cho các hộp kỹ thuật, trần kỹ thuật. Tiết diện hộp KT phụ thuộc vào số ống đứng trong đó, thông thường có ống thoát sàn, thoát phân, điều áp (khí), tốt nhất là xếp dàn hàng ngang trong hộp, tiết diện mỗi cái lấy áng áng tầm 150-200 nhưng thông thủy hộp nhỏ nhất cũng tầm 300. Cũng có trường hợp có cả ống cấp nước trong hộp KT, tuy nhiên ống này nhỏ.
    1 WC hay 4 WC cạnh nhau thì nói chung là tiết diện hộp vẫn như nhau thôi, chả hơi đâu điều chỉnh làm gì.
    Thông tin kiểu này chỉ để làm concept thôi, vẫn phải hỏi bọn chuyên ngành.
  3. minimalism

    minimalism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Em cảm ơn bác . Đúng là kích thước mà em hỏi là kích thước để vẽ Concerpt . Vậy là kích thước tối thiểu cho chiều rộng của hộp kĩ thuật là 300 ạh . Vậy còn bề ngang của ống thì tối thiểu là bao nhiêu ah . Còn ống điều áp mà bác nói theo em hiểu là điều áp nước cấp đúng không ah ? .
    Được minimalism sửa chữa / chuyển vào 21:20 ngày 25/05/2008
    Được minimalism sửa chữa / chuyển vào 21:21 ngày 25/05/2008
  4. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Anh xin lỗi, anh cứ nghĩ chú biết tính cộng. Anh bảo 3 cái ống mỗi cái 150-200 mà dàn hàng ngang thì nó tổng chiều dài là mấy?
    Điều áp là điều áp cái ống thoát phân và nước. Hai cái ống ấy khác gì cái bơm dài 15 tầng, nếu không điều áp thì thằng tầng 15 giật nước thì thằng đang ị ở tầng 10 mát đít luôn, các loại nắp ga thu sàn tầng dưới bay mẹ hết. Điều áp nước cấp thì người ta dùng van.
    Concept thì vẽ áng áng thôi, miễn là diện tích WC để đủ rộng để sau này vẽ thêm hộp KT, cái chính là chú định vị cái hộp ấy sao cho hợp lý để nó không đâm lung tung xuống tầng dưới là OK, kích thước chính xác thì tính sau. Vẽ Penthouse là hay bị đâm lung tung lắm, nhớ là cái ống điều áp sẽ phải lên mái.
    Tốt nhất là kiếm mấy thằng tk M&E, kết cấu đãi nó bữa bia mà hỏi, kỹ thuật chả biết chó gì thì làm sao nổi concept nhà cao tầng.
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Căn hộ từ tầng 10 -15 đeo ai gọi là căn hộ penthouse. Căn hộ 2 tầng thì kêu là căn hộ Duplex đi cho ló nhanh.
    Kích thước hộp Kthuật phụ thuộc chiều cao toà nhà, 3,4 cái WC quây quanh 1 hộp KT cũng vẫn thế, khác đeo gì. Thông thường trong 1 hộp KT Nước gồm : Ống cấp nước SH , ống thoát nước sàn, ống thoát kứt , ống thông hơi ( điều áp) . Từ chiều cao nhà người ta sẽ phân đoạn đi ống KT , ví dụ ở đây là 15 tầng sẽ được chia 3 đoạn , mỗi đoạn 5 tầng và mỗi 1 loại cấp thoát như trên sẽ có 3 ống. Cộng vo vào là ra thôi.
    Mà làm Concept cần deo gì kích thước ống KT. Đầy thằng vẽ căn hộ chả có hộp KT dek nào vẫn thắng PA như thường . Về bảo sếp chú chịu khó quăng tiền ra là ổn ngay, tính toán làm cái deo gì cho mệt.
  6. minimalism

    minimalism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Em cảm ơn bac Le .
  7. haluu_kts

    haluu_kts Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    2.254
    Đã được thích:
    1
    chiều cao mỗi tầng của 2 con đấy là bn?Chắc cao hơn k?
  8. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    em thấy các bác đợt này bác nào cũng chúi mặt vào cao tầng, nên lôi topic lên ahn em bàn luộn lai cho nó xôm,

    Bên em mới bị dính quả thanh tra về chiều cao lan can, trước biết là có quy định 1,4m rồi nhưng do đóng gói hồ sơ trước khi có quy định, nên vẫn để đấy, đến giờ đang thi công thì bị thanh tra, vào bắt sửa lại hết các bác ạ,

    cho nên nếu hồ sờ nào của các bác vẫn chưa cập nhật thì nên chỉnh luôn đi ạ


    thêm tý thông tin từ Kienviet.net

    ác chung cư cao chót vót vài chục tầng được xây dựng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề an toàn trong thiết kế và xây dựng ban công, lô gia chưa được quan tâm đúng mức.

    Tiêu chuẩn bị bỏ qua

    Làm thế nào để xây dựng được những ban công hay lô gia đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong các khu chung cư cao tầng không chỉ là trách nhiệm của các nhà thiết kế mà còn là trách nhiệm của chủ đầu tư, bởi nó liên quan đến tính mạng con người. Thực tế những vụ tai nạn thương tâm đã cướp đi sinh mạng trẻ nhỏ khi bị rơi từ ban công nhà cao tầng khiến chúng ta phải quan ngại. Điều đáng nói là những tai nạn đau thương ấy có thể tránh được khi thiết kế, xây dựng ban công, lô gia, cửa sổ đúng quy định.



    Mặc dù cao 20 - 30 tầng nhưng các chung cư này vẫn thiết kế ban công, rất nguy hiểm với người sử dụng.

    Theo ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng) thì những quy định trong thiết kế, xây dựng ban công hay lô gia đảm bảo an toàn đã được quy định khá chi tiết trong QCXDVN 05:2008 “Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khoẻ” do Bộ Xây dựng ban hành như: Lan can, ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m. Các toà nhà cao từ 9 tầng trở lên, trong đó có chung cư, phải đảm bảo lan can chắn các cạnh trống của sàn, ban công, mái (bao gồm cả giếng trời và các lỗ mở khác) và các nơi có người đi lại, thậm chí cả ở ga-ra ôtô. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm. Với lan can hoặc lô gia được sử dụng bằng vật liệu kính thì kính được bảo vệ bởi vật cố định, đảm bảo chắc chắn, không có khe hở nào nhét lọt quả cầu đường kính 75mm, khó trèo qua để ngăn ngừa chống rơi ngã.

    Tại TCXDVN 323: 2004 “Nhà ở cao tầng - tiêu chuẩn thiết kế” quy định: Từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m.



    Rõ ràng, những quy định liên quan đến thiết kế xây dựng ban công hay lô gia đều được quy định khá chặt chẽ, chi tiết. Tuy nhiên, thực tế không ít chủ đầu tư phớt lờ quy định. Nhà cao từ 9 tầng trở lên, để tiết kiệm diện tích dành xây dựng phòng khách hay nhà bếp, thay vì thiết kế lô gia, nhiều chủ đầu tư chọn phương án xây dựng ban công đưa ra ngoài. Và khi ban công không đúng quy chuẩn thì những người sống trong chính chung cư đó phải chịu hậu họa khi tai nạn xảy ra.

    Theo quan sát của phóng viên, lan can tại nhiều KĐTM của Hà Nội như Trung Hòa - Nhân Chính, Dịch Vọng, Linh Đàm, Đền Lừ… và nhiều khu chung cư, tòa nhà đã và đang xây dựng, ban công được xây dựng cao hơn 1m nhưng không an toàn như phía dưới là tường xây, phía trên gắn 3 thanh sắt nằm ngang, mỗi thanh cách nhau 10cm hoặc lan can chỉ được bảo vệ bằng những thanh sắt khoảng cách khá rộng, hệ thống cửa sổ không có lưới sắt bảo vệ…

    Thiết kế theo tiêu chuẩn nào?

    Theo TS.KTS Ngô Doãn Đức - Phó chủ tịch Hội KTS Việt Nam, chúng ta không nên quy định cứng nhắc, bởi thiết kế kiến trúc đòi hỏi phải sáng tạo, tùy từng điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, tùy từng vị trí cũng như yêu cầu sử dụng để đưa ra giải pháp thiết kế ban công hay lô gia phù hợp. Ông Đức cho rằng trong thiết kế nhà ở, chung cư ở các nước Á Đông như Việt Nam, Singapore, Malaysia… yếu tố gần gũi với thiên nhiên được đề cao. Vì vậy, chung cư không thể thiết kế “đóng hộp” mà cần có lô gia, ban công để tiếp cận với thiên nhiên. Tuy nhiên, khi thiết kế xây dựng ban công, lô gia cần chú ý đến độ cao, các ô thoáng dọc cũng như thiết kế cửa mở ra lô gia cho phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

    ThS.KTS Phan Thị Mỹ Linh - Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị cũng cho rằng có nhiều giải pháp xử lý kết cấu, thiết kế kiến trúc tòa nhà vừa đảm bảo an toàn cho người dân sống trong tòa nhà, vừa đảm bảo diện tích cũng như công năng, tiện ích sử dụng. Không có thiết kế chuẩn cho tất cả các công trình mà phải căn cứ vào từng vị trí, chiều cao công trình, không gian cảnh quan xung quanh, hướng gió, vật liệu sử dụng… để có thiết kế mặt đứng, thiết kế ban công hay lô gia cho phù hợp, đảm bảo an toàn tiện ích sử dụng.

    Thực tế nhiều nước tiên tiến trên thế giới trong thiết kế xây dựng đã sử dụng các quy chuẩn chung như quy chuẩn chung châu Âu, quy chuẩn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương… Theo ông Nguyễn Trung Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (Bộ Xây dựng): “Để hướng đến hội nhập, sắp tới chúng ta sẽ chuyển một số tiêu chuẩn xây dựng thành quy chuẩn, khuyến khích áp dụng. KTS và chủ đầu tư sẽ được quyền lựa chọn các quy chuẩn trong nước hoặc nước ngoài để áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu của người sử dụng”.

    Theo TS.KTS Lê Quân, những quy định về thiết kế được mở theo hướng mở hội nhập, tiêu chuẩn xây dựng sẽ chuyển đổi thành quy chuẩn là điều tất yếu các nước tiên tiến đã làm nhưng rõ ràng việc chuyển đổi phải mang tính kế thừa những cái tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. TS.KTS Lê Quân cũng khuyến nghị, ngoài quy chuẩn xây dựng trong nước nhiều KTS đã sử dụng các quy chuẩn của nước ngoài trong thiết kế nhưng dù sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn nào thì vấn đề an toàn cho người sử dụng rất quan trọng. Nhà thiết kế phải có tâm, có trách nhiệm thiết kế đồ án theo quy chuẩn, tiêu chuẩn tốt nhất, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng theo đúng thiết kế, đồng thời nhà quản lý cần có chế tài quản lý chặt chẽ vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo mỹ quan đô thị.

    TS Lê Quân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho biết: Ban công và lô gia về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở chỗ ban công cả 3 mặt đều thoáng còn lô gia chỉ có 1 mặt thoáng và có mái che. Thực tế diện tích lô gia và ban công không chênh lệch nhiều. Lô gia chung cư có nhiều chức năng như phơi phóng, nơi trồng cây xanh, chậu hoa cảnh, thậm chí để các thứ lặt vặt như cục điều hòa, rác… Đặc biệt lô gia còn giúp làm giảm bức xạ nhiệt cho không gian trong nhà, đặc biệt những tòa nhà sử dụng nhiều kính.
    Theo Baoxaydung
  9. A_ZIZOU

    A_ZIZOU Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    874
    Đã được thích:
    1
    up up nào sao o up được nhỉ

Chia sẻ trang này