1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyên đề về nhà cao tầng ( từ high-rise building đến skyscraper)

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi khongaihet, 29/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. objectCODE

    objectCODE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ cũng có nhiều KTS Việt Nam có đủ năng lực để thiết kế những công trình đó... Nhưng phần lớn vẫn còn mải mê cống hiến ở một phương trời nào đó... buồn thay. Anh em ở VN thì luôn phải đặt những câu hỏi ... cái này là cái gì, hoặc làm nó như thế nào ..? ... mà dốt thật sự muốn biết thì chỉ được câu trả lời chung chung đại loại như...
    mày hỏi như thế tức là mày ngu hơn tao...
    vẫn câu hỏi đó ai biết xin chỉ giáo dùm ?
  2. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Làm được như họ không phải dễ , tiền phải rất rất nhiều , biết cách làm ăn ở VN .......cuối cùng kỹ thuật chỉ là tí ti nhỏ nhoi thôi.
  3. khongaihet00

    khongaihet00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Phét tổ, Kỹ thuật mình ko nắm được lại bảo nó nhỏ nhoi. Thế ra tí nhỏ nhoi đó ae mình vẫn còn mù tịt. Thử so với những cái Building của Vinaconex, hay đến cái Ocean Park của Kts Nguyễn TIến Thuận xem. Hay Vincom Tower city . Cái tí ti đó nó cách bao xa?
    Đúng là với trò đó, họ chơi quá dễ, đã có hàng ngàn công trình với kỹ thuật phức tạp siêu đẳng. Ko phải vấn đề của họ. Nhưng lại là vấn để của mình. Tiền họ có trước hay giỏi họ có trước?
    Là Kts làm chuyên môn, cũng chỉ cần quan tâm mấy cái tí ti đó thôi.
  4. objectCODE

    objectCODE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Mấy anh wegotjam, jesu, hot heat, A-Y-A = ..... ? có thể chỉ giáo cho tụi em không ?
  5. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Anh nói nhỏ nhoi là đối với họ , với anh nó to tát lắm , he he
  6. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Cụ thể hỏi về cái gì ? Những người chú hỏi đều ít làm nhà cao tầng
  7. phanphanco

    phanphanco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Không có tài liệu thì đành đoán mò vậy.
    Giả sử 1: toà nhà có khoảng 5 tầng hầm, phương pháp thi công topdown.
    Giả sử 2: Hệ thống cột có thể là bê tông, bê tông lõi thép hình, thép hình kết hợp.
    Giả sử 3: Tường dùng vật liệu nhẹ như xương nhôm thạch cao, gỗ dán.
    Giả sử 4: Sàn dùng tấm speeddesk.
    Giả sử 5: Hệ dầm dùng thép hình.
    Nhiều giả sử nữa chẳng dám nói, sợ sai, người ta cười chết.
  8. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Hehe, bạn lộn rồi, ở trên câu hỏi không phải là "làm thế nào" mà là "tại sao họ làm được như thế". Nhưng thôi, bi h cũng biết làm gì vì 6h30PM rồi mà chưa đứa nào rủ đi nhậu, nhàn cư thì trả lời vậy:
    Câu hỏi 1: "tại sao họ làm được như thế"
    - Tại họ quyết tâm làm điều đó.
    - Tại họ có tiền và biết cách dùng tiền (công nghệ, quan hệ, ý tưởng... đều có thể mua, tiền nào của ấy)
    Câu hỏi 2: "làm thế nào" (một câu hỏi khá chung chung, tạm hiểu là áp dụng kỹ thuật nào)
    - Trả lời chung chung: ngạn ngữ mới "Cái gì không có trên Google là không tồn tại trên thế giới!"
    - Nếu chưa dùng được câu trên, trả lời tiếp:
    SUY LUẬN: Công trình quy mô, hình dáng này, thế giới nói chung và khu vực nói riêng làm đc từ lâu rồi, chắc chắn "họ" sẽ không áp dụng những công nghệ mới hơn - nếu có "họ" đã khoe khoang ầm ỹ. Thế công nghệ phổ biến với quy mô, hình dáng này là gì? Bi h đến đoạn "thầy bói xem voi" Theo các "thầy bói" đã qua ít nhất 1 khoá đào tạo về "công nghệ nhà cao tầng" thì phổ biến 2 công nghệ: BTCT và thép hoặc lai giữa 2 thứ đó (chưa đủ để gọi là công nghệ thứ 3) Ở đây nói về KC chịu lực chính nhé, không xét KC ngăn chia k gian k tham gia chịu lực. Khả năng dùng BTCT hay kết hợp BTCT-thép ở KC phần thân có thể loại trừ ở cái tháp cao nhất. Thực ra lõi cứng BTCT và hệ sàn BTCT DƯL về lý thuyết có thể vươn tới chiều cao này nhưng kèm với nó là sự chiếm khối tích không lớn, tải trọng lớn, giá chưa chắc đã rẻ hơn thép mà hiệu quả đầu tư thấp đi (tốn móng, dt khai thác) Vậy chủ đầu tư rất ít có khả năng dùng giải pháp này.
    KẾT LUẬN: Đa số "thầy bói" cho biết "con voi" này sử dụng kết cấu thân là thép. "Bói" kỹ hơn 1 chút là thép ống hoặc thép hình, tính toán theo sơ đồ không gian. Về móng, "bói" luôn là cọc chống BTCT, rất có thể được nối với thân bằng các đệm đàn hồi. Tất nhiên ngồi đây mà bói thì đúng vài chục % là ngon rồi. Bói không công thì có nhầm cũng mặc kệ nhá
    KTS chỉ nắm nguyên tắc là đc rồi, chủ trì phải biết tận dụng kinh nghiệm, trí tuệ của các cán bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về kết cấu có thể tham gia www.ketcau.com
    Dưới đây là 1 video ngắn từ diễn đàn trên về thiết kế, thi công nhà cao tầng, nhẩy hàng từ kênh Discovery:
    http://www.ketcau.com/index.php?action=view_one_media&file_id=86
    Tiếp nữa là 1 trang cũng từ diễn đàn trên giới thiệu công nghệ sàn nhẹ made in Vietnam được tự đánh giá là vượt xa Tầu và chỉ thua Hàn Quốc - sàn speedy desk mà 1 bạn đã nhắc tới ở bài trước:
    http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=3681
    Thông thường "cốp pô zít" chịu nén kém hơn BT và chịu kéo kém hơn thép. Nó có lợi thế vì nhẹ, ít bị ăn mòn, dễ phủ mầu sắc... nên thường được kết hợp để làm bao che, ngăn chia không gian. Có những sản phẩm "cốp pô zít" đặc biệt với tính năng cao hơn rất nhiều nhưng giá thành khủng khiếp nên không được ứng dụng trong xây dựng dân dụng.
    Nhân tiện tớ phô luôn mấy quan điểm có thể vận dụng để trả lời nhiều câu hỏi khác:
    - Cái gì người ta làm được (mà không thuộc về năng khiếu) thì mình cũng có thể làm được (ăn cắp dùng luôn hoặc tự mày mò 1,2 nghìn năm chả hạn - học "ăn cắp" cũng là "học" chứ nhỉ?)
    - Những cái phức tạp, đơn giản chỉ là những tập hợp phức tạp của những cái đơn giản.
    - Tri thức của loài linh trưởng bị gọi là "người" thấy rõ trong 1 công cụ đơn giản của Excel: Paste Special...
    Bác tớ dậy: "Không có việc gì khó..." Hehe
    Được KtsDzi sửa chữa / chuyển vào 19:30 ngày 05/09/2007
  9. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là do các chú lười tìm hiểu và chưa va chạm nên nhìn thấy con 70 tầng đã khóc thét. Những kiến thức mà chú hỏi khá sơ đẳng và có trong sách về nhà cao tầng của An Nam (bà Thục sưu tầm), ngoài ra ở Hoa lư cũng bán 1-2 quyển của Tây viết, VN dịch, kiến thức khá cơ bản thừa đủ để lý giải những gì chú cần hỏi.
    Đối với nhân loại thì nhà 70 tầng đã ăn thua đe''o gì, những năm 60 của thế kỷ trước Tây nó đã có rồi. Bác J bốc thuốc cơ bản là đúng thôi, ít cũng phải được 80-90%. Công nghệ xây dựng 1 con 70 tầng bây giờ với những năm 1960 không khác nhau nhiều lắm. Có khác thì cũng chỉ là phụ gia bê tông, máy móc thi công hiện đại hơn tý.. .
    Thay đổi lớn chỉ ở phần M&E, đặc biệt là ở hệ thống quản lý tòa nhà. Những con thế này bây giờ quản lý bằng phần mềm hêt. Phần này khó mà đoán được người ta dùng công nghệ gì.
    Ở địa vị KTS thì thiết kế tòa nhà cao tầng không quá phức tạp về mặt công năng kiến trúc nhất là với cao ốc thuần văn phòng. Diện tích sàn điển hình thông thường chỉ khoảng trên dưới 2000m2 là open office, giữa có 1, 2, 3, 4 cái lõi thang tùy chiều cao nhà. Chiều cao 70 tầng thì chia ra khoảng 3-4 lõi thang, khoảng 20 tầng 1 cụm thang phục vụ độc lập. Với chiều cao lớn thế này thì thang máy cần phải "transit" ở tầng trung chuyển, thông thường cần khoảng 2-3 tầng kỹ thuật ở lưng chừng cũng để "transit" hệ thống kỹ thuật. Thông thường chuyển từ tầng khách sạn xuống chung cư hay văn phòng đều cần 1 tầng kỹ thuật như vậy để các ống kỹ thuật "quy tâp" lại và để các bể nước chung chuyển (chả ai bơm 1 phát lên được nóc). Nhà cao tý nữa thì thêm cái "quả lắc" ở trên ngọn làm đối trọng chống động đất.
    Chính ra thiết kế phức tạp nhất là ở khối đế, chỗ ấy giao thông chồng chéo các loại công năng (ít cũng phải 5-6 công năng), làm sao để giao thông hợp lý cũng là vấn đề. Nhưng mà đất rộng mênh mông như thế này thì cũng chả khó lắm. Để tk cao tầng kiểu này thì KTS phải giỏi công nghệ, các bộ môn biết 10 thì thằng KTS cũng phải biết 5-6 không thì chúng nó nói chả hiểu đe''o gì! Chả hiểu đe''o gì thì vẽ đe''o gì? Cái này công nhận KTS VN dốt, KTS còn chả biết đặt cái cột nhà dân ở đâu cho hợp lý. Công việc của KTS tk nhà cao tầng nhiều khi chỉ là kết nối các bộ môn thôi, chỉ đứng ra phân giải cho thằng nào bao nhiêu diện tích và ở chỗ nào cũng hết mẹ thời gian.
    Nhà cao tầng thì nói chung là kỹ thuật, kinh tế cưỡng hiếp nghệ thuật, thế nên ở VN mà làm được thế này là ngon rồi, anh sợ xây lên còn đe''o được thế.
    Đại để là như thế, giáo dục thường thức thì có khi thế là đủ.
  10. ktsdinh

    ktsdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    bác này ăn nói vui thật đó

Chia sẻ trang này