1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện đời tự kể(mỗi ngày một chuyện,nhiều tập)

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi lienhoa8503, 06/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đời tự kể(mỗi ngày một chuyện,nhiều tập)

    Mặt trời, Mặt trăng và người thợ chụp hình đặc biệt

    TT - ?oMặt trăng là vệ tinh của Trái đất, Trái đất là hành tinh của Mặt trời. Vì thế chúng luôn ở bên nhau không thể tách rời...?.

    11 năm trôi qua, nó vẫn nhớ như in câu nói của cô láng giềng xưa, giống như mọi việc chỉ vừa mới đây thôi...! Trong con hẻm quận 4 (TP.HCM) dài ngoằng, chật chội, thấp hơn mặt đường gần nửa mét, mùa mưa người ta mang ủng cao su đi ra đường mà vẫn bị nước mưa tràn vào làm lạnh cóng cả chân. Những ngôi nhà chen nhau đứng: lớn có, nhỏ có, người đủ mọi thành phần, từ trí thức đến giang hồ vô học. Đó là nơi nó đã lớn lên.

    Cô láng giềng có dáng người cao lêu nghêu, với bờ vai rộng và mớ tóc xơ xác được hớt ngắn cũn cỡn. Tên cô hiền và đẹp như tên loài hoa: hoa dạ lý hương. Cô tốt bụng, thường giúp đỡ mọi người. Cô là người thợ chụp hình chuyên nghiệp nhất mà nó từng được biết, luôn tìm ra cách để dụ con bé sợ chụp hình như nó phải phì cười trước ống kính. Hơn thế nữa, cô còn có năng khiếu làm người hòa giải tuyệt vời. Ấn tượng sâu sắc nhất của nó về thời ấu thơ là những trận cãi nhau kinh hoàng của ba mẹ.

    Nó rất sợ những lần bị giằng co trong vòng tay của hai người mà nó thương yêu nhất, nó sợ khi ba lăm lăm trong tay cái ghế đẩu gí sát vào mặt mẹ, nó sợ khi cái quạt đứng bị ném vỡ thành hai phần, ba tức giận bỏ lên gác xép còn mẹ ôm nó ngồi khóc dưới nhà bếp. Những lúc đó, cô Hương thường vội vã chạy sang nhà nó và ?olàm những điều cần làm? - theo như cách cô hay nói. Mặc dù nó gặng hỏi, nhưng cô chưa bao giờ cho nó biết giữa ba mẹ ai đúng, ai sai. Cô chỉ kiên nhẫn dỗ dành nó và bảo: ?oMặt trăng là vệ tinh của Trái đất, Trái đất là hành tinh của Mặt trời. Vì thế chúng luôn ở bên nhau và ta cũng vậy. Đôi khi vì suy nghĩ không giống nhau, ba mẹ cảm thấy không thể hòa thuận với nhau được, nhưng họ sẽ bên con để yêu thương, chăm sóc và che chở cho con...mãi mãi?.

    Năm nó lên bảy, ba nó phát hiện bị u não ác tính thời kỳ cuối. Ba mẹ thật sự suy sụp. Càng ngày nó càng nhận thấy khoảng thời gian cuối cùng của ba cũng là lúc gia đình nó hạnh phúc nhất. Ba mẹ không còn cãi nhau, mẹ lo lắng cho ba từ miếng ăn giấc ngủ, thỉnh thoảng ba mẹ còn kêu taxi đưa gia đình đi ăn kem, xem phim hay ra bến Bạch Đằng hóng mát. Cô Hương chụp cho gia đình nó nhiều hình lắm. Lâu lâu cô còn sang nhậu và nói chuyện phiếm với ba. Nó thấy ba cười không ngớt.

    Ba mất. Mọi người đến chia buồn. Họ cứ nhắc lại những kỷ niệm khi ba còn sống... Hết người này lại đến người khác cứ như nhắc lại nỗi đau mất ba mà nó muốn quên đi. Chỉ có cô Hương hiểu nó nhất, cô không lặp lại những lời khuyên cũ rích, cô chỉ ngồi yên lặng bên nó, đợi đến khi nó khóc mệt rồi ôm nó vào lòng, kể vài truyện cười mới, hát cho nó nghe đến khi nó ngủ thiếp đi. Dĩ nhiên nó không thể cười được, nhưng nó cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

    Bất ngờ, trong xóm có tin đồn cô Hương là người không bình thường...! Cô đang yêu mãnh liệt chị bán vé tàu nơi bến cảng mà cô đang làm việc. Người ta gọi cô là ?obóng?, e ngại khi tiếp xúc, nhưng mặc kệ người ta nói gì, với nó, cô vẫn là người rất đặc biệt. Cô là người duy nhất có thể giúp ba mẹ nó làm lành với nhau, là người duy nhất đưa nó ra bến Bạch Đằng vào lúc 1giờ trưa để chỉ cho nó thấy Mặt trăng màu trắng bé xíu ẩn sau những đám mây, để chứng minh cho nó thấy bất cứ lúc nào Mặt trời và Mặt trăng luôn bên nhau. Tai tiếng làm cô bỏ xóm ra đi, một con bé con như nó không đủ sức để giữ cô ở lại. Nhớ cô, nó khóc mấy hôm liền. Mấy tháng sau, nhà nó cũng chuyển đi nơi khác. Từ đó, mẹ con nó không còn nghe bất kỳ tin tức gì về cô hay những người hàng xóm cũ.

    Tiếng chuông điện thoại réo liên tục đưa nó trở về với thực tại. Suy cho cùng, đến lúc này cô thợ chụp hình với cái tên kiêu kỳ Dạ Lý Hương vẫn chỉ là một hình mẫu lý tưởng trong khối óc nhỏ bé lúc nào cũng đầy suy tưởng của nó. Phải, cô không có thật. Hay nói đúng hơn, cô chỉ có thật một nửa: cô có ở gần nhà nó, có tới nhà nó chơi, có chụp hình, cô là người tốt bụng, đám tang ba nó cô có đến chia buồn. Và chỉ có thế. Nhưng nó đã luôn ước mong về những khả năng đặc biệt của cô, khao khát sự có mặt của người có thể giúp nó giải quyết những xung đột trong gia đình, trong tâm trí. Bảy tuổi, lẽ ra một đứa trẻ không nên ?obị? cảm nhận quá rõ ràng về những vết rạn của một gia đình không hạnh phúc. Bảy tuổi, lẽ ra một đứa trẻ không nên chỉ nhìn thấy quá nhiều mặt trái của cuộc sống.

    CHIX (Học sinh lớp 12 trường... - TP.HCM)
  2. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Không cúi đầu xuống?

    TTO - Mẹ tôi luôn muốn con gái làm cô giáo. Vì thế mà cả ba người chị của tôi đều làm giáo viên. Năm lớp 9, tôi cũng nghĩ rằng sau này mình sẽ thi vào sư phạm văn. Rồi một lần tôi chứng kiến cảnh mẹ bị một người có chức có quyền trong ủy ban nhân dân xã đánh vì mâu thuẫn cá nhân.
    Ông ta dùng những trái dừa khô ném tới tấp vào mẹ, cũng may chỉ trúng vào chân. Mẹ chạy vào nhà một người quen, ông ta còn sấn tới đánh vào sau gáy, cú đánh mạnh đến nỗi mẹ tôi gục xuống và phun ra một ngụm máu. Vậy mà ông ta còn chưa chịu dừng tay. Mọi người có mặt lúc ấy hình như không dám can ngăn vì sợ ?oổng nhớ mặt sau này có chuyện gì khó xin giải quyết? (câu nói tôi vô tình nghe được).
    Tôi ôm chặt lấy mẹ và khóc. Mẹ sợ ông ta đánh cả tôi liền ráng gượng bảo tôi chạy về nhà trước. Tôi trân mắt nhìn ông ta, không hiểu sao lúc ấy tôi đã không biết sợ là gì. Và ông ta trừng mắt nhìn lại tôi. Tự dưng lúc đó tôi lại muốn ông ta đánh mình, một cán bộ đánh dân vì thù riêng, đánh cả đứa bé gái đáng tuổi con mình thì ông ta có còn là gì trong mắt người dân.
    Ông ta không đánh tôi, cũng không tiếp tục đánh mẹ. Nhưng sau ngày ấy, ký ức của tôi đã in sâu cái ánh mắt hằn học, khuôn mặt hung hãn của một người có chức quyền và ngụm máu tươi của mẹ. Tôi đã trăn trở nhiều lắm. Những suy nghĩ về cuộc sống màu hồng mà văn học mang đến đã bắt đầu loang lổ những vết đau. Mấy chị tôi nhiều lần mang đơn đi kiện, nhưng rồi sự việc cứ bị chìm đi. Mẹ xua tay bảo cho qua vì ?oổng là chủ tịch xã, chức quyền lớn lắm, mình là dân, ai thèm xử?. Mẹ còn dặn sau này ra đường có gặp ông ta thì thôi cố nhịn, cúi đầu xuống mà đi qua cho yên. Tôi ngơ ngác, tại sao lại phải như thế? Mình có tội gì chứ? Tôi chưa bao giờ cúi đầu xuống, ngay cả khi vào ủy ban nhân dân xã chứng giấy tờ, nếu gặp ông ta, tôi vẫn trân mắt nhìn. Người phải cúi đầu xuống là ông ta chứ không phải tôi.
    Sang những năm cấp III, tôi vào phố học, lúc ấy mới có điều kiện đọc nhiều báo. Tôi thấy những vụ hà hiếp dân người ta viết tất lên mặt báo, công khai cho tất cả mọi người xem. Hồi đó ở quê tôi, người dân suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, có mấy ai biết đến tờ báo. Thông tin có được chỉ nhờ vào chiếc đài phát thanh xã, nhưng cũng chẳng khi nào xã dám phát những chuyện đại loại như thế. Càng đọc nhiều vụ quan liêu, tiêu cực bị phanh phui, tôi càng thấy tâm đắc. Và tôi bắt đầu ước muốn mình cũng sẽ được là một người viết như thế. Mong muốn ấy theo tôi suốt những năm cấp III, và cuối cùng tôi đã xin mẹ thi vào khoa báo chí.
    Cuộc sống của người dân quê tôi bây giờ cũng đã khá hơn. Hôm về nhà, tôi thấy người ta cũng bàn tán xôn xao về vụ PMU18 chứ không mù tịt thông tin như trước nữa. Tôi đã đi và viết về nhiều sự kiện. Nhưng vẫn chưa lần nào tôi viết về câu chuyện ngày xưa. Cho đến bây giờ, khi Tuổi Trẻ mở cuộc thi viết ?oChuyện đời tự kể?, tôi quyết định viết... Tôi mong rằng ông cán bộ xã ngày ấy - bây giờ đã được thăng chức cao hơn rồi - sẽ đọc được những dòng này. Dẫu sao cũng chính vì sự tàn nhẫn, quan liêu của ông mà tôi đã theo nghề báo. Một sự lựa chọn cho cả cuộc đời mình. Sẽ không bao giờ tôi cúi đầu xuống như những người dân quê tôi vì sợ ?oổng nhớ mặt sau này có chuyện gì khó xin giải quyết?.
    B.T.THANH QUYÊN



  3. Alanh77

    Alanh77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2007
    Bài viết:
    1.631
    Đã được thích:
    0
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=196423&Title=Chuyện%20đời%20tự%20kể.
    Pate cái link này là được mà
  4. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0

    Chuyện đời tự kể: Vết sẹo
    TT - Sau khi tốt nghiệp trường nông nghiệp năm 1980, tôi đi nông trường rồi quay về TP.HCM với cái "mác" thất nghiệp. Tôi kiếm sống bằng nghề bán thuốc tây chợ trời. Một ngày, bị kẻ gian lấy mất bọc thuốc vốn liếng, tôi như người mộng du thất thểu về nhà.
    Từ đường Cách Mạng Tháng Tám quẹo qua Ngô Thời Nhiệm (quận 3), một người bán vé số mù quơ gậy la lên: "Trời ơi, vốn liếng của tôi nó lấy hết rồi". Hai thằng bé độ 14-15 tuổi giật tiền, vé số đang chạy về phía tôi. Nghe đến "vốn liếng", sự căm phẫn dâng lên, tôi nhào lại ôm đứa gần mình nhất, la lên: "Bớ người ta... ăn cướp, ăn cướp...".
    Thằng bé bị tôi ôm lảo đảo té ngửa nhưng liên tục đập đánh vào mặt tôi.Thằng bạn nó tiếp sức đá vào đầu tôi. Ông mù la kêu cứu, cây gậy của ông quơ quơ bất lực. Tôi nghe tiếng xe đạp ngã, tiếng chạy, tiếng đánh... Một vòng tay nhẹ nhàng đỡ tôi lên, một bàn chân cứng cáp chặn thằng bé cướp cạn. Tôi nghe tiếng một cô gái: "Gọi công an đi". Rồi một giọng nói: "Khỏi gọi, công an đây...".
    Công an đi rồi, cô gái lấy khăn lau máu mũi cho tôi. Ông mù được trả lại tiền, vé số, quờ quạng tìm tay tôi: "Cảm ơn cô?. Nhìn những giọt nước mắt lăn từ đôi mắt nhắm nghiền, tôi như hết đau hẳn. Nhớ đến hoàn cảnh mình, tự dưng tôi khóc ngất. Cô gái ôm vai tôi: "Chị ơi, chị sao vậy? Chị đau lắm sao?".
    Tôi tức tưởi kể lại hoàn cảnh của mình. Tôi nhận ra họ gồm bốn người, hai nam hai nữ đi trên hai chiếc xe đạp. Một cô dìu tôi lên xe. Người đỡ tôi lên là Phượng, người chở tôi về là Quân cùng hai người bạn là Trinh và Tâm trong một tổ chức từ thiện. Các em đến thăm tôi mỗi ngày, cho tôi thuốc điều trị vết thương. Tôi hỏi người công an bắt cướp hôm nọ có quen với các em không, Phượng nói không rồi hỏi lại tôi: "Chị có quen với ông mù không?". Mọi người cùng cười.
    Sau khi bình phục, tôi theo các em đi chăm sóc người già, giúp đỡ trẻ em mồ côi. Các em hay nói tiếng Anh với nhau, tôi cũng tham gia. Chợt một em tên Quỳnh Giao gợi ý: "Sao chị không đi dạy tiếng Anh?". Thấy tôi ngần ngừ, Quỳnh Giao tiếp: "Chị dự giờ em vài bữa rồi em nhường chị vài lớp dạy kèm".
    Tôi làm theo, được nhường một lớp tại chợ Tân Bình. Dạy được một thời gian, tôi đã có đủ tự tin để một sáng tìm đến tòa soạn báo Phụ Nữ TP.HCM đăng báo tìm thêm chỗ dạy. Một tuần sau, ba bốn người tìm đến tôi trong đó có cô Thảo Sương là phóng viên báo Phụ Nữ TP.HCM nhờ tôi dạy kèm cho cô và hai đứa con. Cô còn khuyến khích tôi dịch và viết bài cho trang Cha mẹ và con cái của báo.Trong các học viên của tôi có người là giám đốc công ty có đối tác nước ngoài.Tôi giúp họ soạn văn bản, thông dịch mỗi khi đối tác từ Mỹ sang.
    Nhờ tham gia từ thiện, tôi có dịp tiếp xúc với những tổ chức phi chính phủ. Biết hoàn cảnh của tôi, mỗi lần có đoàn khách sang thăm VN, họ đều mời tôi làm hướng dẫn viên city tour để cuối buổi còn bỏ bóp được vài chục đô. Ai ngờ, kỹ sư bất đắc chí phải bán thuốc tây chợ trời lại có bài đăng trên báo Phụ Nữ (1992-1997) với những bút hiệu Rừng Thông, Băng Sơn, N.H..., ra vào những nhà hàng sang trọng như Khách sạn nổi, New World, Continental...
    Sau khi lấy bằng cử nhân Anh văn, tôi xin dạy học và được phân về một trường THPT ở ngoại thành. Tôi viết báo trở lại, có bài đăng trên Tuổi Trẻ, Người Lao Động, nguyệt san Pháp Luật, Sài Gòn Giải Phóng... Thỉnh thoảng nhìn vết sẹo nhỏ nơi đầu mũi, kết quả những cú đá của tên cướp trẻ tuổi gần hai mươi năm qua, tôi hơi rùng mình nghĩ nếu lúc đó chúng có dao thì sao? Nếu nhóm của Phượng và các chú công an không xuất hiện kịp lúc thì sao? Tự dưng tôi nhớ lời ba tôi khi còn sống: "Hãy đến với mọi người bằng trái tim nhân ái, con sẽ gặp những người nhân ái". Và tôi đã gặp...
    Viết bài này bởi tôi ngộ ra một điều: "Khi ta cứu giúp ai, có thể là bước khởi đầu cơ hội ta cứu lấy chính cuộc đời mình".
    NGUYỄN NGỌC HÀ (Q.3, TP.HCM)
  5. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Chuyện đời tự kể: Mẹ
    TT - Năm 1988, căn nhà lá xập xệ của mẹ con tôi cất trên nền đất trũng ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Mùa mưa, nhà dột lỗ chỗ khắp nơi. Nền nhà chìm trong vũng nước cống ứ đọng.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    Chiều tối, mấy chị em co ro trên giường ngủ đến sáng chờ nước rút. Đất ẩm, bếp nhen hoài không cháy, ngán nhất là đám trùn đất, hễ nghe mùi ẩm ướt là trồi lên, bò lổm ngổm khắp nhà.
    Hồi chiến tranh, cha tôi bị chính quyền chế độ cũ tra tấn dã man nên giờ mất sức. Hầu như mọi việc lớn nhỏ đều đổ dồn trên vai mẹ. Cả nhà tôi quần quật suốt từ sáng đến tối mịt ngoài ruộng mà cuộc sống luôn cơ cực, thiếu thốn. Mỗi bữa ăn, chúng tôi trợn trạo nuốt nghẹn chén cơm độn đầy khoai lang, mì khô với muối rang, nước mắm... Họa hoằn mới có được bữa cá đồng nướng ba tôi tát hố bắt về. Tôi thèm nhỏ dãi bữa cơm trắng, dù ăn với nước mắm suốt đời cũng chịu.
    Một hôm, chị Bảy tôi nấu cám heo phát hiện trong bịch cá muối (cá thối ướp mặn dành cho heo) vài con còn cứng, lành lặn. Chị lén đem nướng. Mùi cá thơm sực nức khiến bụng chúng tôi đói cồn cào. Chị tôi bẻ chia mỗi đứa một chút cá ăn cơm, ?oquất? sạch nồi cơm đầy mà chúng tôi vẫn còn thòm thèm.
    Quen miệng, tới mỗi bữa trưa, khi không có người lớn ở nhà, chúng tôi lại nướng ?ocá heo? cho đến lúc bọc cá chỉ còn vài con đổ ruột đã hiện giòi. Mẹ đổ cám cho mấy con ỉn, thấy bọc nhẹ tênh hỏi cá cho heo sao dạo này mau hết. Nhỏ Út méc lại, mẹ nghe thương lũ con ứa nước mắt, nghiêm giọng cấm đứa nào được ăn vì sẽ nhiễm bệnh. Từ bữa đó, chúng tôi không dám đụng tới mớ cá hư, sợ ăn phải ?ocon vi trùng? và cũng từ đó, mẹ lọ mọ ngoài ruộng tối hơn mọi ngày, cố kiếm thêm vài con cua, con tép về làm bữa.
    Do lao lực, ăn uống cơ cực, mẹ xuống sức hẳn. Tối ngủ, mẹ ngọ nguậy trở mình liên tục. Bật dậy, mẹ nắn bóp đầu gối rồi hít hà, quờ quạng tìm vỉ thuốc giảm đau. Mẹ bảo uống thuốc này nhiều sẽ bị mục xương, nhưng mẹ nhức quá!
    Năm tôi lên lớp 9, mẹ gửi tôi vào trường từ thiện ở nội trú. Mỗi tuần, tôi được về thăm nhà một lần. Mấy tuần rồi, mải lo ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh, tôi ở lại luôn trong trường. Chiều cuối tuần chẳng hiểu sao tôi có một cảm giác buồn não nề. Thằng bạn nội trú chạy vào nói gọn: ?oChị mi nói mẹ bệnh nặng về gấp?.
    Mẹ gầy rộc thảm hại. Hai má hóp rọp, cặp mắt trũng sâu mỏi mệt, đút bao nhiêu cháo loãng cũng trào ra. Tay chân chỉ còn da bọc xương co rút, giật giật như động kinh. Mẹ đã giấu bệnh cho đến khi kiệt sức đổ gục bên ruộng, lúc đang lom khom cấy mướn. Cả người và mặt trát đầy bùn. Những người làm thuê hốt hoảng xốc mẹ về! Họ tưởng mẹ trúng gió, giở áo cạo rách da mà mẹ vẫn nằm liệt...
    Tôi đau quặn lòng, nước mắt nhòe nhoẹt đứng ở mép giường. Mẹ nhìn tôi cười nói mẹ có chết liền đâu! Tôi càng khóc rống to hơn. Mẹ bảo có ít tiền mẹ cấy thuê nhét trên tấm phên mẹ để dành mua cho mày cái đồng hồ điện tử năm ngoái mẹ hứa. Bệnh mẹ nặng quá rồi, có đi nhà thương cũng không khỏi. Mấy đứa lớn cực chẳng đã mới làm ruộng, chăn bò, nhà chỉ còn mày với con Út ráng học để có cái chữ với người ta nghe con. Mẹ thều thào như lời trăng trối...
    Chị Sáu tôi bán tháo heo, gà được ít tiền đưa mẹ nhập viện. Bốn ngày sau, anh Ba cầm cố năm sào đất ruộng được hai chỉ vàng đem lên tiếp tế thì mẹ mất. Mấy chị em tôi tóc tai rũ rượi, vạ vật, bu xung quanh giường đặt thi thể mẹ gào khóc thảm thiết. Mẹ đau khổ của tôi hi sinh quá nhiều, chưa một ngày được sung sướng!
    Mẹ mất. Con đường tương lai của tôi bịt kín. Nhưng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ học nửa chừng. Năm tôi lên lớp 10, anh chị tôi không lo nổi tiền học phí. Một người họ hàng xa bảo tôi đến trang trại phụ việc sẽ được nuôi cơm, cho đi học.
    Ba giờ sáng, tôi dậy nấu cơm, xúc phân mười hai chuồng heo đổ xuống hồ cho cá táp; đếm trứng cút, rửa máng, châm nước, dọn phân cút... Có hôm ngồi trong nhà kho cân thực phẩm cho từng chuồng heo, tôi gục ngủ quên trên bao cám. Chỉ đến khi nghe chúng kêu eng éc đòi ăn, tôi giật mình thì trời đã gần sáng, lật đật chạy đi cắt cỏ.
    Tôi làm việc quần quật, thiếu ngủ triền miên. Có bữa đạp xe đến trường, tôi lơ mơ ngủ gục nên tông nhầm giỏ cần xé trái cây của người ta, bị chửi ong óng. May mà chẳng phải đền tiền! Đôi lần, tôi lỡ gà gật trong giờ vật lý. Thầy bực mình bắt tôi đứng hết tiết học. Tôi vừa tủi vừa xấu hổ với lũ bạn, cố nuốt nghẹn nước mắt sắp trào ra.
    Tôi chẳng hiểu mình lấy đâu ra nghị lực để bước qua những năm tháng ngặt nghèo ở trung học, đại học. Chỉ biết rằng mỗi lúc suy sụp, buồn, nản muốn buông xuôi tất cả, tôi luôn nghĩ mẹ của tôi ngày xưa còn khổ hơn tôi gấp ngàn lần, tôi không được gục ngã, phải cố lên...
    LÊ LOAN
  6. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    TT - Tốt nghiệp trung cấp y tế năm 1995, tôi được điều về trạm xá ở vùng ven Hóc Môn, TP.HCM.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    Là một nữ hộ sinh tôi chứng kiến rất nhiều ca đau đẻ. Với lý thuyết học ở giảng đường, tôi được dạy rằng đẻ thì phải đau, phải chịu đựng những cơn gò thúc liên tục mới sinh được đứa con ra đời. Nhưng những bệnh nhân của tôi đâu biết được điều đó. Cứ vào đến trạm là họ kêu gào thảm thiết, chửi chồng sa sả khiến nữ hộ sinh chúng tôi không thể tập trung cho công việc.
    Sản phụ ngày mỗi đông, thời gian dành cho mỗi người ngày một ít. Vì thế nên dù biết rằng khi thăm khám cho bệnh nhân, phải hướng dẫn họ thả lỏng các cơ, thở đều rồi mới khám nhưng tôi làm gì có thời gian chờ họ bớt sợ, bớt đau, rồi thở với hít. Có người còn nhõng nhẽo gào thét cả buổi chẳng lẽ tôi phải đợi hoài hay sao. Thế là tôi chẳng cần biết họ có đau hay không, cứ thúc tay vào. Bệnh nhân càng sợ, càng gồng mình thì lại càng thêm đau và rất khó khám. Những lúc đó tôi rất bực mình, thậm chí còn mắng họ.
    Tôi còn trẻ còn mắng ít, chứ nghe nói những cô mụ ngày xưa mắng nặng nề hơn nhiều. Có nhiều người khóc tức tưởi ngay trên bàn sinh khiến tôi nổi cáu, cứ la mắng hoài. Muốn đẻ thì phải chịu đau, không đau làm sao đẻ được. Muốn làm mẹ thì phải hi sinh, chịu khó một chút. Chừng thấy đứa con khỏe mạnh khóc oe oe thì mọi nỗi đau sẽ tan biến ngay thôi. Nguyên lý đơn giản thế mà cũng không biết.
    Thế rồi tôi lập gia đình và mang thai. Tôi ốm nghén đến nỗi không ăn được hột cơm nào, sữa uống vô ói ra. Mặc dù chồng tôi dỗ dành khuyên can hết sức nhưng tình trạng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Thấy số cân nặng của mình mỗi ngày một giảm thay vì phải tăng, tôi đâm lo lắng. Thế mà trước đây tôi đã mắng rất nhiều sản phụ là không biết chăm sóc cho mình, cho con. Tôi bảo làm mẹ thì phải có trách nhiệm lo cho đứa con từ trong bụng mình chứ. Đó là vì tôi nói từ lý thuyết nói ra, tôi làm sao biết được cái cảm giác xây xẩm mặt mày, đầu óc choáng váng như say sóng, cơn trào ngược từ dạ dày dồn lên làm run rẩy tay chân?
    Rồi những khó chịu của thời kỳ đầu mang thai cũng qua, tôi phải đối diện với một ca sinh khó của chính mình vì xương chậu hẹp, phải lên thành phố sinh mổ. Nhìn những đồng nghiệp của tôi đang lăng xăng bên các bệnh nhân, tự nhiên tôi lại thấy run. Tôi biết muốn sinh là phải đau nhưng sao bây giờ tôi sợ đau quá. Khi bác sĩ thăm khám, tôi cố thả lỏng, thở đều như đã hướng dẫn cho bao nhiêu người, nhưng khi cảm giác nhói đau lan tỏa đến từng đầu dây thần kinh, tôi quên hết mọi thứ. Tôi co mình, gồng cứng khiến tay của bác sĩ không thể đưa vào sâu được. Chị ấy ôn tồn khuyên tôi bớt sợ, hít thở ? nhưng tôi không làm sao kiểm soát được phản xạ tự nhiên của cơ thể mình. Thế mà trước kia tôi đã mắng chửi người khác biết bao nhiêu.
    Rồi tôi mê đi. Khi mở mắt đã thấy mình nằm bất động trên băng ca, vết mổ dưới bụng đau tưng tức. Khi người ta đưa em bé cho tôi, tôi thật sự rất hạnh phúc. Nhưng niềm vui đó chẳng thể nào khỏa lấp những cơn đau âm ỉ từ một vết mổ chưa lành. Thế mà bác sĩ bắt tôi phải ráng ngồi dậy cho bé bú, ráng tập đi lại sớm để không bị dính ruột? Tôi không nhấc nổi chân mình lên lấy gì ngồi mà cho con bú. Tôi bảo người nhà đặt bé nằm bên cạnh để cho bú.
    Cô hộ lý trông thấy mắng ngay: ?oSinh một đứa con khó khăn biết bao nhiêu. Vậy mà không chịu ngồi dậy cho con bú. Bé còn nhỏ quá cho bú nằm nó sặc vô phổi chết làm sao, còn không thì cũng bị viêm tai, bại não...?. Những câu ấy tôi đã thuộc nằm lòng, vì đã từng nói mỗi ngày với bao nhiêu người rồi ? Nhưng nói với người ta thì dễ, tự làm cho bản thân mình mới khó. Ngày đầu tiên sau mổ, tôi phải nhờ người nhà dìu để tập đi. Mỗi một bước đi là mỗi một lần vết mổ nhói đau, tôi phải ráng gồng người lại. Những bước đi chập chững đầu tiên khiến tôi cảm nhận đầy đủ cảm giác của một sản phụ.
    Niềm hạnh phúc đan xen với bao nỗi lo âu về một trách nhiệm mới, những đau đớn về thể xác sau một cuộc sinh nở đầy vất vả vừa mới qua và còn bao nhiêu khó khăn trong việc chăm sóc đứa bé còn đỏ hỏn. Điều đó chỉ những ai trải qua sinh nở mới thấu, chứ một nữ hộ sinh nhiều kinh nghiệm cũng không thể nào hiểu nổi. Khi đi làm trở lại, tôi đã biết mình phải cư xử ra sao với những sản phụ của mình.
    NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
  7. cua79

    cua79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    1.472
    Đã được thích:
    0
    Bạn này kỳ công past bài nhỉ?
  8. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    "Tôi đã không đặt cược cuộc đời"
    TT - Má tôi qua đời khi tôi mới 2 tuổi. Tôi lớn lên trong sự ghẻ lạnh của người mẹ kế. Mới học đến lớp 6, tôi phải nghỉ ở nhà để trông em và phụ việc ruộng đồng.


    Hết giữ em đến làm ruộng, giăng câu, thả lưới... 17 tuổi nhưng tôi còm nhom, đen đúa và ghẻ lở đầy mình. Một lần bác tôi ghé thăm, ông rơi nước mắt khi thấy đứa cháu mồ côi hình hài xơ xác. Bác dắt tôi về đưa vào xí nghiệp may làm công nhân. Mỗi tháng vài lần, mẹ kế lại đến tìm tôi để lấy tiền. Khi thì bà nói ba tôi bệnh, lấy tiền để mua thuốc, khi thì để mua phân bón lúa... Thương ba cực khổ, nhà lại nghèo, tôi nhịn ăn, nhịn mặc gửi tiền về phụ ba.
    Suốt bốn năm, tôi vẫn rách rưới, lam lũ như ngày nào. Bác tôi đưa tôi lên Sài Gòn: ?oĐi xa một chút, nó khỏi hút máu con?. Ở xa rồi nhưng bà ấy vẫn không tha, mỗi tháng không gửi thư cũng gọi điện lên hỏi tiền. Có lần tôi mua cho ba tôi cái áo, ông lạnh lùng: ?oCon mua cho mẹ, cho em rồi hẵng mua cho ba?. Tôi rơi nước mắt ra đi, tiếp tục còng lưng trên chiếc máy may từ tinh mơ đến tận giữa khuya. Có khi hàng tháng không nhìn thấy ánh mặt trời... Tất cả là để nuôi ba, nuôi em.
    Một lần mẹ kế lên Sài Gòn tìm tôi. Bà vừa khóc vừa kể ba tôi đau nặng, lại bị chủ nợ thúc ép đòi tiền, ba tôi đang đòi tự vẫn, chỉ có cách gả tôi cho người Đài Loan mới cứu được ba tôi. Tôi thương ba đang trong cảnh khổ, lại không còn cách nào để giúp gia đình, nên đành nhắm mắt đưa chân. Thôi thì hi sinh một đời mình để cứu cả nhà.
    Mẹ dẫn tôi đến khu nhà trọ ở quận 5 giao cho người môi giới. Ở đó có gần 20 cô gái giống như tôi. Tôi rất hãi hùng và run sợ, nằm khóc suốt ngày. Mẹ kế lúc nào cũng theo sát tôi, sợ tôi bỏ trốn. Bà ấy không ngừng trấn an tôi, còn chê tôi ngu dại, sắp được sung sướng mà không biết. Hai ngày sau, chúng tôi được đưa đến khách sạn. Chúng tôi được trang điểm, được dạy cách đi đứng, nói cười... sao cho đẹp. Họ lùa chúng tôi vào phòng ngồi xếp hàng. Hai người đàn ông Đài Loan bước vào phòng: một người trung niên và một ông già. Họ săm soi chúng tôi từ mặt mũi, dáng đi đến từng vết sẹo trên người..., cân nhắc giữa cô này và cô kia, xem xét chúng tôi như những món hàng. Tôi co rúm người sợ hãi khi hai người đàn ông ấy đến chỗ tôi, vạch xem mặt mũi. Tôi bước liêu xiêu, cuống cuồng khi buộc phải đi lại để họ nhìn.
    Trong lòng tôi chỉ biết van vái trời phật cứu tôi thoát khỏi cảnh này. Cuối cùng, người đàn ông trung niên đã chọn tôi. Tôi khóc rú lên và té xuống đất. Mẹ kế tôi hăm dọa: ?oKhông lấy ông này cũng phải lấy ông già kia, ba mày không đợi được đâu?. Tôi bị lôi đi làm thủ tục kết hôn. Một cô gái chưa từng một lần yêu bỗng dưng phải đối diện với người chồng trung niên, bụng phệ, miệng nhai trầu nhồm nhoàm... Tôi chết điếng trong lòng với cảm giác tủi hận, đầy cay đắng... Mẹ kế chỉ lấy được 2 triệu đồng, còn bao nhiêu bị những người dắt mối ăn chặn hết. Họ an ủi: ?oTụi tôi chỉ ăn có một lần, còn chị được ăn cả đời còn lại của nó?. Nhìn vẻ mặt hỉ hả trước viễn cảnh sang giàu của mẹ kế mà tôi đau đớn quá.
    Không thể đánh mất cuộc đời con gái với người đàn ông xa lạ, tôi đã bỏ trốn. Không tiền bạc, không quần áo mang theo, tôi phải bán chiếc nhẫn duy nhất để lấy tiền về quê. Bác tôi dắt tôi đi trốn ở nhà người quen, sau lại dời qua ở trong một ngôi chùa. Cứ vài hôm lại chuyển chỗ ở một lần vì sợ sự truy đuổi của xã hội đen và của ba mẹ tôi. Họ lùng tìm tôi khắp nơi, quyết bắt tôi mang về. Tôi sống trong cảm giác hãi hùng của kẻ bị truy đuổi. Chỉ một giọng nói lớn, một tiếng động nhẹ cũng làm tôi sợ điếng hồn, rụng rời chân tay. Gần một năm tôi trốn chui trốn nhủi với tinh thần suy sụp và những cơn ác mộng kinh hoàng hằng đêm. Nhờ có bác tôi và các dì luôn ở bên cạnh, tôi mới vượt qua được những ngày khốn cùng.
    Sau này tôi mới biết chuyện ba tôi đau ốm, nợ nần chỉ do mẹ kế dựng lên ép tôi vào cảnh khổ, để bà và các con bà được đổi đời. Vì chữ hiếu, suýt chút nữa tôi đã trở thành nạn nhân của trò lừa bịp. Bây giờ tôi đã đi làm, buổi tối đi học thêm và đã tốt nghiệp lớp 12. Con đường của tôi chỉ mới bắt đầu. Có thể đó là điều bình thường với người khác, nhưng với tôi là sự nỗ lực rất lớn. Tôi muốn chứng minh để mọi người thấy rằng: dù tôi không có mẹ, dù tôi phải bươn chải một mình giữa đời, tôi vẫn sống trong sạch và lương thiện. Cầu mong những bạn gái giống như tôi biết thức tỉnh kịp lúc, không nên đặt cược cuộc đời mình cho sự may rủi.
    NGUYỄN THÙY GƯƠNG (Ghi theo lời kể của L.T.N.D.
  9. lienhoa8503

    lienhoa8503 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Chiếc áo dài của mẹ
    TT - Tôi xa vòng tay gia đình từ khi vào lớp 10 trường huyện. Trường cách nhà 15km đường núi nên tôi phải ở trọ và bắt đầu cuộc sống tự lập. Sau nhiều năm lăn lóc mưu sinh khắp nơi, lên cả Tây nguyên, rồi dạt vào Sài Gòn? cuối cùng tôi cũng có được một ?obến đỗ? nho nhỏ ở ven ô.
    Ngay khi có nhà, tôi đón ba mẹ vào thăm và xin ba mẹ ở lại một thời gian cho tôi nguôi ngoai nỗi thèm khát không khí gia đình. Lúc tàu đến ga Sài Gòn, tôi sững sờ trước mái đầu bạc trắng của mẹ. Mới vài năm không gặp mà mẹ già đi rất nhiều. Việc đầu tiên tôi nghĩ đến là may cho mẹ vài bộ áo quần mới thay cho những bộ đã cũ sờn và một chiếc áo dài để mặc khi cần.
    Mẹ quê Hải Phòng. Sau giải phóng miền Nam, cả gia đình theo ba về quê nội và sống trong một thung lũng vùng sâu thuộc miền tây Quảng Ngãi. Nhà con đông, cuộc sống vô cùng cơ cực nên mẹ chưa bao giờ có cơ hội về thăm lại quê. Nhiều lúc tôi bắt gặp mẹ đứng thẫn thờ, mặt hướng về phía chôn nhau cắt rốn, mắt nhòe đi giữa bốn bề vách núi.
    Dành dụm được ít tiền, tôi vay mượn thêm đưa mẹ và ba về thăm quê ngoại. Lúc đi tôi đinh ninh thế nào mẹ cũng đem theo chiếc áo dài để mặc khi gặp họ hàng sau hơn 20 năm xa cách cho đỡ tủi thân, hay chí ít là mặc lúc lễ bái tổ tiên, ông bà. Nhưng về đến nơi tôi mới biết mẹ đã không làm vậy. ?oĐợi khi con lấy vợ mẹ sẽ mặc!? - mẹ giải thích. Tôi ứa nước mắt, trong lòng lẫn lộn giận thương.
    Cuộc đời lam lũ và cái nghèo đã tạo cho mẹ thói quen tằn tiện, chưa bao giờ mẹ dám tiêu một đồng cho riêng mình hay ăn một miếng ngon hơn chồng con. Mẹ cất kỹ chiếc áo dài cũng bởi thói quen tằn tiện, hi sinh. Nhưng đó cũng là lời nhắc khéo tôi về chuyện lấy vợ.
    Mấy năm trôi đi, sức cạn, mẹ như ngọn đèn dầu trước gió. Tôi hiểu chuyện gì sắp xảy ra, và cũng hiểu phải làm gì cho mẹ an lòng. Nghe tôi thông báo ?ocon lấy vợ?, mẹ mừng luýnh quýnh. Nhưng chưa kịp vui thì nỗi buồn ập đến. Mẹ được đưa vào bệnh viện trong tình trạng suy hô hấp, rồi ra đi trước khi gia đình tôi đem trầu cau sang nhà gái như kế hoạch đã định đúng một ngày. Thế là chiếc áo dài đầu tiên và duy nhất trong đời mẹ vẫn còn nằm im trong góc tủ. Chiếc áo dài màu mỡ gà mẹ cum củm để dành đến ngày hân hoan của tôi giờ trở thành đồ khâm liệm. Dù không như mong ước, nhưng cuối cùng mẹ cũng đã mặc chiếc áo dài, một lần và mãi mãi trong hành trình về miền cực lạc.
    Mẹ mất được 49 ngày, ba thắp hương khấn xin mẹ cho tôi được mãn tang sớm bởi con gái người ta có thì. Cuối năm ấy tôi cưới vợ, cách ngày mẹ mất tám tháng bốn ngày. Đám cưới đẫm nước mắt chú rể. Đêm tân hôn, tôi tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần tinh tươm khẽ khàng nằm bên vợ. Tôi hồi hộp chờ đón, nhưng không phải chuyện tận hưởng trinh tiết, mà là được mơ thấy mẹ, được nhìn mẹ mặc áo dài ra tận ngõ đón dâu cùng quan viên hai họ trong nụ cười rạng rỡ. Nhưng điều tôi mong ước đã không thành hiện thực.
    Nhiều năm trôi qua, tôi vẫn chưa quen cảm giác mất mẹ, cứ nghĩ mẹ đi đâu đó chưa về. Nhiều lúc nhớ mẹ đến phát điên, tôi nghe mắt mũi mình cay xé, rồi thèm thuồng được trở thành đứa trẻ để lại được ngủ mơ.
    Thuở bé tôi thường ngủ mơ, nhiều giấc mơ hãi hùng, nhất là bị ma quỉ rượt đuổi trong rừng rồi bỗng nhiên đất dưới chân nứt toác thành vực sâu hoắm, nuốt chửng trong khi tôi đang cố vùng vẫy, trốn chạy. Giấc mơ luôn kết thúc bằng sự oằn oại, ú ớ không thành tiếng. Khi giật mình tỉnh giấc mồ hôi vã đầm đìa, cả người cứng đơ không thể cựa quậy. Sau những lần như thế, tôi không dám nằm ngủ tiếp vì sợ gặp lại giấc mơ nên cứ ngồi thu lu một góc giường cho đến khi thiếp đi lúc nào không biết.
    Tôi không nhớ lần cuối mình ngủ mơ vào lúc nào, nhưng biết chắc từ lâu lắm rồi . Giờ tôi lại khao khát được ngủ mơ, dù chỉ một lần. Có thể trong mơ tôi phải gặp lại nỗi ám ảnh thời ấu thơ, nhưng tôi hi vọng từ khu rừng tối tăm ma quỉ ấy mình sẽ tìm được ?ođường link? để đến một giấc mơ tươi đẹp, nơi ấy có mẹ tôi đang mặc chiếc áo dài màu mỡ gà đứng đón dâu và nở nụ cười mãn nguyện.
    ĐẠI DƯƠNG
    (88/45 khu phố 4, P.Tân Thuận Tây, Q.7, TP.HCM)
  10. meomun208

    meomun208 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    2.588
    Đã được thích:
    0
    Chuyện bạn kể hay, đánh dấu vào cái, mai đọc

Chia sẻ trang này