1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động quay - bí quyết của tự nhiên!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 27/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    A - Lý thuyết vật lý gặp khó vì những quan sát mới
    Nền vật lý đương đại đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi các lý thuyết hiện không thể giải thích được một số hiện tượng mới, một số quan sát mới…
    Những khó khăn này được bộc bạch nhiều nhất trong một số bài viết của hai nhà vật lý nổi tiếng gốc Việt Nam, là Phạm Xuân Yêm và Trịnh Xuân Thuận.

    Đường dẫn của các bài viết liên quan:

    - “Vũ trụ đang giãn nở có gia tốc” được đăng trên tạp chí Tia sáng của bộ Khoa học và Công nghệ vào 18/10/2011.
    - “Phát hiện loại hạt phá vỡ giới hạn tốc độ ánh sáng” được đăng trên tạp chí Tia sáng vào 27/9/2011

    1. Các bài viết của Giáo sư Phạm Xuân Yêm - một nhà vật lý người Pháp gốc Việt, ông nguyên là Giám đốc nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.


    Trong bài:Neutrino, sứ giả của hai thế giới thái cựcđược đăng trên tạp chí Tia sáng vào ngày 27/10/2011, ở
    một đoạn giữa có viết:
    "Ngày nay trong vũ trụ bao la đó có chừng 96% một cái năng-khối lượng gì mà chúng ta chưa từng biết, chúng mang tên gọi Năng lượng tối (chiếm khoảng 74%) và Vật chất tối (chiếm 22%). Còn lại chừng 4% là vật chất bình thường quen thuộc mà phản ứng tổng hợp nhiệt hạch của chúng làm chói sáng bầu trời ban đêm, trong đó neutrino, chi phối duy nhất bởi lực hạt nhân yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

    Năng lượng tối liên hệ đến sự dãn nở ngày càng tăng tốc của vũ trụ từ 7 tỷ năm gần đây mà ngược lại từ 13.7 đến 7 tỷ năm trước đó, do sức ép của trọng trường vật chất, vũ trụ đã giảm dần gia tốc tăng trưởng của thủa ban đầu Big Bang. Còn Vật chất tối là ngôn từ để diễn tả sự gắn kết mạnh mẽ giữa các chùm thiên hà xa xăm không cho chúng phân tán. Vật chất tối kỳ lạ này không bức xạ, nghĩa là không bị chi phối bởi ba tương tác cơ bản quen thuộc (điện từ, mạnh và yếu của hạt nhân nguyên tử), khối lượng của nó chỉ có vai trò duy nhất là tạo ra trọng lực hút vào để giữ cho các thiên hà góp thành chùm chứ không tung bay khắp phía. Nguồn gốc và bản chất bí ẩn của năng lượng tối (mang tính chất đẩy ra) và vật chất tối (mang tính chất ép vào), hai thành phần chế ngự hầu như toàn diện vũ trụ, là đề tài nóng bỏng của thiên văn và vật lý hạt cơ bản hiện đại.

    Kỳ lạ và bí ẩn thay, 96% năng - khối lượng của vũ trụ ở ngoài tầm hiểu biết hiện nay của con người!”


    Ở đoạn cuối, trong phần chú thích có viết:
    “Khám phá quan trọng khởi đầu từ năm 1998 đang trên đà phát triển mạnh, nó bất ngờ vì trái ngược với trực giác và định kiến, đó là thay vì giảm tốc do áp lực co hút, nén vào của trọng trường vật chất, vũ trụ lại tăng tốc và dãn nở mạnh hơn lên! Thực thế vụ nổ Big Bang kinh hoàng ban đầu với một lực đẩy ra cực kỳ mạnh đã tạo ra không-thời gian và làm nó dãn nở, nhưng sau đó vũ trụ nguội dần, đám mây các hạt cơ bản ban đầu đặc lại và hút lẫn nhau tạo nên những chùm thiên hà. Chúng phải gây ra một trọng trường để nén ép không gian co lại và vũ trụ vì thế có nhiều khả năng giảm dần tốc độ dãn nở. Để trả lời câu hỏi là không gian giảm gia tốc dãn nở ra sao, hai nhóm các nhà thiên văn - dẫn đầu một bên bởi Saul Perlmutter ở Berkeley (Mỹ) và bên kia bởi Brian Schmidt ở Mount Stromlo (Úc) cùng Adam G. Riess ở Baltimore (Mỹ) - tìm cách đo lường sự giảm tốc này bằng cách đo lường vận tốc tách rời nhau (qua sự xê dịch về phía đỏ của quang phổ) của các siêu tân tinh (supernovae) loại Ia ở nhiều khoảng cách khác nhau (qua độ sáng vô cùng rực rỡ của chúng).

    Sau gần mười năm cật lực tìm tòi khoảng 50 siêu tân tinh loại Ia để đo lường khoảng cách cùng vận tốc tách rời nhau của chúng, hai nhóm Mỹ và Úc đưa ra kết luận giống nhau và rất bất ngờ: vũ trụ tuy có giảm tốc tăng trưởng nhưng chỉ trong có 7 tỷ năm đầu thôi, sau đó nó lại tăng tốc dãn nở cho đến nay. Biện minh và bổ sung thêm cho khám phá sửng sốt này đến từ những đo lường mới đây rất chính xác bởi vệ tinh WMAP về sự thăng giáng nhiệt độ của bức xạ nền, chúng cho ta một biên vũ trụ Euclid không lồi lõm mà phẳng và đang dãn nở ngày càng nhanh. Điều này đòi hỏi một lực đẩy vạn vật ra xa, chống lại lực hút vào của trọng trường vật chất, nghĩa là cần phải có một áp lực mới để sinh ra lực đẩy đó. Thành phần năng lượng diễn tả lực đẩy mới này mang tên năng lượng tối. Để có được sự tăng tốc dãn nở ở thời điểm 7 tỷ năm sau Big Bang, tính toán cho biết năng lượng tối phải chiếm đến khoảng 74% tổng năng - khối lượng của toàn vũ. Trong 26% còn lại, chỉ chừng 4% là vật chất bình thường quen thuộc mà phản ứng nhiệt hạch của chúng làm chói sáng bầu trời ban đêm. Phần 22% sau rốt là một loại vật chất tối hoàn toàn khác lạ. Vật chất tối kỳ lạ này không bức xạ, nghĩa là không bị chi phối bởi ba tương tác cơ bản quen thuộc (điện từ, mạnh và yếu của hạt nhân nguyên tử), khối lượng của nó chỉ có vai trò duy nhất là tạo ra trọng lực hút vào để giữ cho các thiên hà góp thành chùm chứ không tung bay khắp phía.


    Giải Nobel vật lý 2011 vinh tặng Saul Perlmutter, Brian Schmidt và Adam G. Riess về khám phá này.”


    Trong bàiCái không trong lượng tử được đăng trên tạp chí Vietsciences vào 29/8/2007 ở đoạn cuối, trong phần chú thích có ghi:
    “Thuyết tương đối rộng diễn tả luật hấp dẫn của trọng trường là do sự cong xoắn của không-thời gian làm mọi vật rơi lại gần nhau chứ chẳng có lực nào hút chúng cả”

    2. Các bài viết của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận – nhà vật lý, thiên văn học người Mỹ gốc Việt, hiện đang công tác tại Đại học Virginia nước Mỹ.

    Trong bàiSự tiến hóa của vũ trụđược đăng trên tạp chí Vietsciences vào năm 2005 có viết:
    “Trong lĩnh vực chuyên môn Vũ trụ học của tôi, thì đó là vấn đề vật chất tối, một bài toán đau đầu của các nhà thiên văn học hiện đại. Được phát hiện vào năm 1933, vấn đề này không ngừng ám ảnh họ. Vật chất tối có mặt ở khắp nơi, nó thâm nhập vào mọi cấu trúc của Vũ trụ. Tuy nhiên, sau hơn sáu mươi năm làm việc cật lực, bản chất của vật chất tối vẫn còn là một điều bí ẩn”.


    Trong bài Thuyết bigbang và các thuyết khác được đăng trên tạp chí Vietsciences vào năm 2005 ở đoạn đầu có viết:
    “Vật chất tối đã trở thành đứa con cưng của các nhà vật lý hạt cơ bản. Họ xây dựng các lý thuyết được mệnh danh là “thống nhất lớn” với ý đồ thống nhất bốn lực của tự nhiên (gồm lực hấp dẫn, lực điện từ và hai lực hạt nhân - mạnh và yếu) thành một lực duy nhất, lực đã tác dụng trong những phần giây đầu tiên của Vũ trụ. Những lý thuyết này tiên đoán sự tồn tại của vô số những hạt có khối lượng.”


    “Trái đất đưa chúng ta chuyển động ngang qua không gian trên hành trình quay hàng năm xung quanh Mặt trời của nó với vận tốc 30km/s. Đến lượt mình, Mặt trời lại kéo Trái Đất cùng quay theo một vòng tròn xung quanh Ngân Hà với vận tốc 230km/s và chính Ngân Hà cũng lại quay xung quanh thiên hà Andromede - thiên hà sinh đôi với nó - với vận tốc 90km/s. Và vẫn chưa hết. Cụm thiên hà địa phương (tức là một tập hợp gồm một chục thiên hà trong đó có thiên hà Andromede và Ngân Hà của chúng ta) lại quay với vận tốc 600km/s quanh đám thiên hà Vierge (tức một tập hợp gồm hàng ngàn thiên hà) và siêu đám thiên hà Hydre và Centaure (tức một cụm các đám thiên hà). Và vũ điệu ấy cứ tiếp diễn mãi...
    Rồi chính bản thân đám thiên hà Vierge và siêu đám thiên hà Hydre và Centaure lại quay quanh một tập hợp lớn hơn nữa các thiên hà mà do thiếu thông tin các nhà thiên văn gọi tập hợp đó là “Nhân hút lớn””.


    Vậy với các quan sát mới nhất, ta thu được các kết quả là:

    Thuyết Bigbang đã đúng đắn, vì hai lý do:
    - Các thiên hà đang chuyển động ra xa nhau. Chứng tỏ xưa kia chúng phải ở cùng một điểm.
    - Phát hiện bức xạ tàn dư vũ trụ (~3K). Bức xạ này tồn tại tràn ngập trong vũ trụ.

    Các vấn đề sau các lý thuyết chưa giải quyết được:

    - Năng lượng tối là gì? Thứ là nguyên nhân đẩy các thiên hà chuyển động ra xa nhau.
    - Vật chất tối là loại vật chất gì? Thứ là nguyên nhân kéo các thiên hà lại với nhau.
    - Thống nhất bốn loại lực cơ bản trong tự nhiên. Đó là: Mạnh, yếu, điện từ và hấp dẫn.
    - Đã phát hiện vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng (c).

    B - Một quan niệm mới, một lý thuyết mới.

    1. Giới thiệu:

    Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các tinh tú đều mang hình cầu. Không phải ngẫu nhiên các thiên hà đều trông giống như những cơn lốc xoáy, và chúng đều có một hố đen ở giữa. Và không phải ngẫu nhiên mà các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta lại cùng nằm trên một mặt phẳng, như một cái đĩa dẹt. Sao chúng không quay lộn xộn để hệ mặt trời trở thành một khối cầu không gian? Một câu hỏi khác: mọi chuyện sẽ ra sao khi trái đất của chúng ta ngừng quay? Nó có còn hút chúng ta nữa không?

    Với những phát hiện mới, nền vật lý hiện tại dường như đang đi vào ngõ cụt. Bởi nếu cứ cố giữ những lý thuyết hiện tại chúng ta sẽ chẳng đi tới đâu cả. Đó là còn không muốn nói: chúng có thể sẽ kéo chúng ta xuống một cái hố. Vấn đề hiện tại của nền vật lý là cần có một bước ngoặt. Cần một cách tiếp cận mới, với những quan niệm: đa số trên nền tảng của tri thức hiện tại, nhưng cũng có chỗ cần đưa ra những ý tưởng mới cho phù hợp với kết những quả mới quan sát được. Một bước ngoặt, những ý tưởng mới là cần thiết, giống như thời điểm của thí nghiệm Maikenson-Moocli, khi hai ông bằng mọi cách không tìm ra được ete, Einstein đã phát biểu rằng: không tìm thấy ete đơn giản vì không có ete!

    2. Nội dung:

    Tìm một cách tiếp cận mới để nghiên cứu tự nhiên, tôi đề nghị mọi người hãy bỏ đi trong đầu những định kiến cũ, làm sao giữ cho đầu óc của mình trong sáng như trẻ thơ.
    Trước hết tôi xin trình bày về khái niệm năng lượng:
    Hiện nay đang có hai cách nhìn nhận về khái niệm năng lượng: khái niệm năng lượng trong khoa học khác với khái niệm năng lượng trong cuộc sống. Ai không để ý sẽ dễ nhầm lẫn giữa hai góc nhìn này.

    Năng lượng trong cuộc sống
    : chúng ta gọi những nguyên tố hay những hợp chất dễ cháy là năng lượng, kỳ thực đó
    chỉ là nhiên liệu, một số loại chất đốt dễ cháy để tạo ra nhiệt năng. Ví dụ chúng ta coi dầu mỏ, than đá là năng lượng (năng lượng hoá thạch) nhưng đây chỉ là nhiên liệu (chất đốt) mà thôi. Tức là về mặt thực tiễn, năng lượng là sự thể hiện cho việc nhiều (hay ít) của lượng chất đốt có trong lãnh thổ một quốc gia: củi đốt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, chất đốt...
    Ngoài ra năng lượng còn là sự thể hiện sự nhiều (hay ít) của cách trạng thái của một vật (hay hệ vật) mà qua cấu tạo hay sự tương tác giữa các thành phần (hay bộ phận) chúng có khả năng sinh ra công có ích cho con người. Ví dụ: có nhiều thác nước sẽ làm ra được nhiều điện năng từ nhà máy thuỷ điện, có nhiều nắng, gió, sóng (bờ biển) sẽ làm ra được nhiều điện năng… Thuỷ điện là nước ở trên cao (có thế năng) khi chảy xuống thấp có khả năng sinh công, thuỷ triều là sự dâng lên hay hạ xuống của nước ven sông (hay ven biển) có khả năng sinh công, năng lượng từ sóng là hiện tượng sóng vỗ bờ có khả năng sinh công.

    Năng lượng khoa học
    : là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của vật, hay đặc trưng cho mức độ vận động của vật. Tức là những biểu hiện về mặt trạng thái của vật thể có khả năng vận động, hoặc có khả năng sinh ra công. Khi vật thể có mức độ vận động cao, nó có năng lượng cao và ngược lai. Ví dụ như một quả tạ cùng độ cao sẽ có thế năng lớn hơn một viên bi, vì khả năng vận động và khả năng sinh công của nó lớn hơn.
    Vật lý nghiên cứu cấu tạo và sự vận động của các vật thể thế giới tự nhiên – vũ trụ. Các nhà vật lý phân biệt năng lượng ra thành nhiều loại như: cơ năng (thế năng và động năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng… Tuỳ vào các mục đích nghiên cứu mà người ta chọn ra các vật thể có các tính chất phù hợp. Ví dụ khi nghiên cứu về chuyển động (cơ năng) người ta chọn hay tạo ra các vật chuyển động. Khi nghiên cứu về nhiệt độ (nhiệt năng) người ta chọn những vật có nhiệt độ khác môi trường xung quanh. Khi nghiên cứu về ánh sáng người ta thấy nó có khả năng sinh công nên gọi là quang năng. Dòng điện sau khi được “chế biến” có khả năng sinh công nên gọi là điện năng. Hiện tượng gió thổi (dòng chuyển dời của không khí) có khả năng sinh công nên gọi là năng lượng sức gió. Hiện tượng nước vỗ bờ (sóng) có khả năng sinh công gọi là năng lượng từ sóng.

    Chúng ta cần phân biệt được đâu là hiện tượng, đâu là nguyên tố, đâu là hợp chất, đâu là vật thể và đâu là năng lượng về mặt thực tế, thì mới nghiên cứu thế giới tự nhiên chính xác được. Sóng, gió... là những hiện tượng; năng lượng chúng tạo ra là những khái niệm (năng lượng từ sóng, năng lượng gió); oxy,cacbon,hiro... là các chất đơn nguyên tố, còn dầu mỏ là một hợp chất. Sắt trong mỏ là sự vật. Quả tạ là một vật thể.

    Sở dĩ trong khoa học có sự phân biệt khái niệm năng lượng (nói chung) ra thành các khái niệm năng lượng khác nhau là vì mỗi một loại nguyên tố, hợp chất có những tính chất nhất định nên có những biểu hiện ra ngoài khác nhau (oxy dễ cháy, xăng dễ cháy, bạc dễ dẫn điện) và mỗi một vật thể có những mức độ vận động khác nhau (ánh sáng có thể tác động làm nóng thứ khác, dòng điện có thể chuyển thành cơ năng, nước trên núi (cao) có thể chảy xuống). Những nguyên tố, hợp chất hay vật thể nào có sự biểu hiện ra ngoài về một tính chất nào đó phù hợp với một loại năng lượng nào đó, thì ta thường chọn nó để nghiên cứu về loại năng lượng ấy. Đúng hơn là chúng ta chỉ nghiên cứu những mặt thể hiện ra ngoài lớn nhất của loại nguyên tố, hợp chất hay vật thể đó. Ví dụ khi nghiên cứu quả tạ rơi từ trên cao xuống, ta chỉ chú ý nghiên cứu cơ năng (thế năng, động năng, độ cao, chuyển động, gia tốc) của nó chứ không để ý đến nhiệt độ (nhiệt năng) của nó, nếu quả tạ đó nóng thì nó sẽ bức xạ nhiệt trong khi đang rơi xuống dưới.

    Ngày nay các nhà vật lý còn cho rằng năng lượng là: tất cả những gì có trong tự nhiên - vũ trụ. Thậm chí, nó còn thay thế khái niệm “vật chất: là thế giới thực tại khách quan” của Mac. Vì vật chất chỉ là một dạng biểu hiện của năng lượng mà thôi. Vật chất là do năng lượng cô đọng lại mà thành.

    Thí nghiệm giả tưởng:

    Cho đầy dầu ăn vào một quả bóng thủy tinh hình cầu, nhúng nó xuống lưng chừng một cái bể bơi. Hãy tưởng tượng khi hai điều sau xảy ra:
    - Không có lực hấp dẫn của trái đất.
    - Vỏ thủy tinh quả bóng tự dưng biến mất.
    Dầu ăn trong quả bóng sẽ tan đều ra, pha loãng vào nước trong bể bơi. Xin thưa là: vũ trụ ban đầu của chúng ta cũng giống như vậy, chỉ khác là nó xuất phát từ một điểm và nó vô cùng nóng.
    Bây giờ tôi xin đưa ra tiên đề của mình:
    “Mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng mình khi có thể để tìm về mức độ thấp hơn”.
    Vậy thì bản chất của năng lượng luôn là tự tan rã, loãng ra... Vì chúng làm như thế sẽ giảm được độ lớn của mình, giảm xuống khi có thể, vì như thế chúng ổn định hơn. Vậy thì câu hỏi năng lượng tối là gì đã được giải thích. Đó là tiên đề bên trên: năng lượng luôn tự giải phóng mình! Đó là nguyên nhân đẩy các thiên hà chuyển động ra xa nhau.
    Đến đây thì mọi người cũng hiểu, tôi bác “Thuyết vạn vật hấp dẫn” của Newton cho rằng “vật hút vật” khi chúng cùng có khối lượng là chưa chính xác. Nhưng chưa chính xác không phải là thuyết đó sai. Điều này tôi sẽ giải thích ở bên dưới. Thực ra điều này đã được Einstein mở rộng trong “Thuyết tương đối” thành thành “điểm hút điểm” vì hạt ánh sáng (photon) không có khối lượng nhưng vẫn bị chi phối bởi lực hấp dẫn.

    Vật chất tối là gì?

    Trở lại ví dụ bên trên: sẽ ra sao nếu trong lòng quả cầu dầu ăn đó xuất hiện các chuyển động quay?
    Các chuyển động quay đó sẽ giữ dầu ăn lại - trong phạm vi ảnh hưởng của nó – để hình thành các vùng xoáy nhìn giống như những cơn lốc nhỏ. Trong vũ trụ các thiên hà cũng xuất hiện và tồn tại giống như vậy - từ những chuyển động quay. Điều này đang dần trở nên khó hình dung, nhưng kỳ lạ thay bài toán hóc búa nhất lại được giải bằng một “công thức” hết sức đơn giản: Newton nói: "vật hút vật": tự dưng chúng hút nhau, Einstein nâng cao lên: điểm hút điểm. Nhưng không phải vậy, mà là ngược lại: vật đẩy vật - như tôi nói về năng lượng tối bên trên. Thứ hút các vật lại với nhau là chuyển động quay.
    Kỳ lạ thay sự quay là bí quyết của tự nhiên. Sự quay tạo nên các thiên hà, hệ mặt trời và cũng chính sự quay tạo nên nguyên tử. Tôi chắc chắn rằng khi phát hiện thêm các hạt nhỏ nữa (cơ bản) trong tự nhiên, chúng cũng sẽ quay. Đơn giản là vì sự quay gắn chúng lại với nhau. Và khi chuyển động quay tạo nên các hạt cơ bản thì nó cũng tạo nên thứ vật chất thông thường mà hàng ngày chúng ta vẫn thấy.

    Trở lại thí nghiệm bên trên:

    Vũ trụ của chúng ta hẳn nhiên là khác quả bóng dầu ăn đó. Vì vũ trụ ban đầu xuất phát từ một điểm, vô cùng nóng, dưới một áp suất vô cùng lớn.
    Vì vũ trụ xuất phát từ một điểm ban đầu nên sẽ có một sự vận động đồng điệu trên toàn bộ vũ trụ - dù nó lớn cỡ nào.
    Đến đây, để hiểu đúng vật chất tối là gì, tôi cần xem lại hai khái niệm cơ bản:

    Khối lượng
    : theo khái niệm cũ là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức quán tính (sức ì) của vật.
    - Theo tôi khối lượng là năng lượng cô đọng lại thành vật chất (thể hiện qua những sự vật hay vật thể).
    - Và khối lượng không phải là sức nặng, mà chỉ gần như là số đếm các hạt mà thôi.

    Trọng lượng
    : theo khái niệm cũ là sức nặng của vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo
    - Theo tôi trong lượng là khối lượng trong trường hấp dẫn.
    - Và trọng lượng là sức nặng của vật thể (và vật chất trong vũ trụ).
    Một quả tạ đơn độc trong vũ trụ nó sẽ không có sức nặng. Nhưng cũng là nó trong trường hấp dẫn của trái đất thì nó có sức nặng (trọng lượng), và ta sẽ phải vất vả khi mang nó.

    Tóm lại:

    Chuyển động quay kéo các “hạt năng lượng cực nhỏ” lại với nhau tạo nên các hạt cơ bản, các hạt lại cấu tạo nên vật chất, vậy về bản chất thì vật chất cũng được hình thành từ chuyển động quay. Điều đó chứng tỏ khối lượng cũng được tạo nên từ chuyển động quay. Trọng lượng lại là khối lượng trong trường hấp dẫn, nên trọng lượng (sức nặng) cũng phải được tạo nên do chuyển động quay.
    Trọng lượng với là sức nặng, tức hấp dẫn tác động lên khối lượng. Và sức nặng của vật chất dưới sự vận động (quay) đồng điệu của toàn vũ trụ chính là vật chất tối mà chúng ta tìm thấy được qua các biểu hiện.
    Việc nói rằng có một loại hạt (higgs) tạo nên khối lượng (sức nặng) cho các hạt lớn hơn là một điều hết sức phi lý. Điều này nghe vô lý như là: hai tên ăn trộm cùng đi ăn trộm nhưng lại lần lượt làm chứng cho nhau vô tội. Đấy là còn chưa nói đến về bản chất khối lượng không phải là sức nặng như tôi đã phân tích bên trên!
    Các vật chất thông thường có sức nặng cục bộ và sức nặng trong toàn vũ trụ. Ví dụ quả táo của Newton: có sức nặng trong hấp dẫn của trái đất. Nhưng trái đất quay quanh mặt trời, mặt trời quay dải ngân hà (thiên hà của chúng ta). Và thiên hà của chúng ta cũng quay trong vũ trụ... Nên sức nặng của quả táo đó trong vũ trụ là vô cùng lớn! Đó chính vật chất tối: là sức nặng của vật chất do sự quay của toàn vũ trụ.

    Về phần các loại lực cơ bản.

    Có bốn loại lực cơ bản là các lực hấp dẫn, lực điện từ, lực tương tác yếu và lực tương tác mạnh.
    Với những người bình thường như chúng ta, cứ hiểu nôm na là trong tự nhiên chúng đương nhiên có.
    Hấp dẫn:

    Einstein đã gần tìm ra được chân lý của tự nhiên khi tiên đoán về sự xoắn vặn của không gian quanh trái đất:
    - Trái đất hút mọi thứ quanh nó – bao gồm cả khí quyển (không gian)
    - Trái đất quay
    --> Việc không gian quanh nó bị xoắn đi là điều đương nhiên!
    Sao ông không tiến thêm một bước nữa để nghĩ rằng: chính sự quay đó tạo ra lực hút (hấp dẫn)?

    Chúng ta sẽ ra sao nếu trái đất dừng lại không quay nữa? Tất nhiên, ta sẽ trôi lơ lửng ra ngoài không gian. Khi đó ta chẳng nặng tí nào!
    Vì hấp dẫn của trái đất có nguyên nhân từ chuyển động quay của nó mà thôi. Hấp dẫn là sự cuốn các vật xung quanh của một vật đang chuyển động quay.

    Con tàu chạy qua kéo cát bụi tung lên. Trái đất chuyển động quay, nên tạo hấp dẫn hút chúng ta xuống dưới. Các thiên thể từ ngoài không gian vũ trụ bay vào trái đất không rơi xuống theo phương pháp tuyến với trái đất, mà rơi xuống theo đường xoáy ốc. Mặt trời hút trái đất không phải theo phương thẳng mà theo phương tiếp tuyến. Trái đất quay quanh mặt trời và trái đất tiến về phía mặt trời nhưng theo đường xoáy ốc.

    Kết luận về năng lượng - vật chất:

    - Năng lượng tối đẩy các thiên hà chuyển động xa nhau: bản chất của năng lượng luôn tự giải phóng mình.
    - Vật chất tối kéo các thiên hà lại: sức nặng của toàn bộ vật chất trong vũ trụ dưới sự quay của chính nó. Sự quay này xuất phát từ thủa sơ khai và có thể kéo vũ trụ về một điểm.
    - Vật chất thông thường: được hình thành do các chuyển động quay nhỏ ở cục bộ địa phương. Và cũng chính là các chuyển động quay này tạo ra sức nặng (trọng lượng) cho chúng.

    Kết luận về chuyển động quay:

    - Chuyển động quay tạo nên các hạt cơ bản, qua đó cấu tạo nên vật chất thông thường, và khối lượng.
    - Chuyển động quay tạo nên các lực cơ bản, qua đó tạo ra trọng lượng (sức nặng)
    - Vật không tự dưng hút vật như phát biểu của Newton, mà là vật đẩy vật.

    Đọc bài viết này, người đọc sơ bộ:

    - Nắm vững các kiến thức về vật lý cơ bản. Hiểu sâu sắc các khái niệm trong vật lý như:
    năng lượng; cơ năng, động năng, thế năng, quang năng, nhiệt năng, entropy, bigbang, khối lượng, trọng lượng…
    - Từng đọc qua hai cuốn sách: “Thuyết tương đối cho mọi người” và “Lược sử thời gian” và đã suy nghĩ về chúng.
    - Đọc và cập nhật thông tin từ các bài viết về nền vật lý đương đại. Những vấn đề mới và những khó khăn mới lý thuyết chưa giải thích được.
    - Đọc và suy nghĩ về các bài viết được đưa đường dẫn trong bài viết này.
    - Và điều cuối cùng là phải đọc hết, đọc đến tận cuối bài viết này sau đó mới đưa ra những nhận định hay phản biện.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Một bản báo cáo khoa học thì phải đọc đi đọc lại vài lần mới thấu hiểu. Qua bài viết có bề rộng hơn bề sâu này tôi thấy nổi bật 2 vấn đề (theo hướng suy nghĩ của tôi) là:

    - Tai sao các thiên thể vũ trụ có hình tròn ? Điều này có mâu thuẫn với Big Bang không ? Theo quan sát các hiện tượng thiên nhiên thông thường thì sự giao thoa giữa 2 luồng không khí hay luồng nước tạo nên những xoáy cuộn. Nếu vũ trụ được tạo bời Big Bang và giản nở thao mọi hướng như quan sát thì nó vẫn có 1 chiều hướng là từ trong ra ngoài (tuy người ta chưa xác định Tâm Hút Lớn là gì). Vậy tại sao các thiên hà lại có hình đĩa xoáy cuộn. Có thể có 1 luồng vật chất nào đó (nằm ngoài Big Bang) chuyển động ngược chiều với vật chất do Big Bang sản sinh ra ? Do đó tôi mới đưa ra 1 giả định về hấp dẫn - Hấp dẫn là hiệu ứng của vụ trụ nhằm cân bằng với sự giản nở của chính nó. Hoặc ta có thể dùng hiện tượng xoáy cuộn này để bác bỏ Big Bang: các thiên hà hình thành là kết quà của sự giao thoa giữa 1 luồng vật chất bí ẩn nào đó...

    - Ông bạn vẫn nổ lực gắn kết hiện tượng của các vị giào sự với "tiên đề" của mình [:D]. Tôi thấy có điểm tượng đồng với thuyết Entropy và thuyết về các mức E của điện tử trong nguyên tử. Ánh sáng phản xạ là do các e hấp thụ 1 quang tử và chuyển lên mức E cáo hơn, sau đó e lại nhả ngay photon này để trở về mức E thấp trước đó. Với hiệu ứng quang điện thì e sau khi hấp thu photon sẽ dịch chuyển theo chiều điện trường ngoài tạo dòng điện...

    Tuy nhiên đây cũng là 1 cách tiếp cận...
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ồ! Bạn hiền! Cảm ơn bạn đã trả lời!
    Tôi cứ tưởng bạn chỉ quan tâm đến chính trị, tôn giáo và văn hóa! Chúng ta có nhiều điểm chung đấy chứ nhỉ!

    Phần chữ tô xanh, bạn mới chỉ được chả lời cho câu hỏi về hấp dẫn - 1 trong 4 loại lực cơ bản. Các câu hỏi còn lại thì sao?
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi có thói quen đi làm về pha 1 tách cafe rồi lướt nét. Chính trị, tôn giáo, văn hóa hay vật lý đều chẳng phải chuyên môn, chỉ là người ngoài cuộc. Tôi cũng đã từ bỏ sách vở, tập suy nghĩ độc lập...

    Câu hỏi của bạn khó, một phần vì phụ thuộc sách vở, phần vì phải tính toán [:P]. Có thể khi tìm hiểu 1 vấn đề gì khác mà ta lại có cách tiếp cận khác hay hơn. Suy nghĩ giải quyết những vấn đề hóc búa mệt lắm[:D]. Tôi thích suy nghĩ thật chín 1 vấn đề gì đó rôi mới viết (như con số 0 tôi phải suy nghĩ 4 năm liền, gần bằng 1 khóa học ĐH). Mọi việc phải rõ ràng mạch lạc trong đầu rồi tôi mới viết...

    Khoa học theo tôi như việc bạn nhìn từ bờ sông này sang bờ sông kia vậy. Phát hiện điều gì là 1 vấn đề, vấn đề còn lại là phải tìm cách vượt sông và bằng những phương tiện gì.

    Các lực cơ bản không lôi cuốn tôi mấy. Có lẽ tôi đã tiếp cận vấn đề không đúng...
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hề có ý gì cả...!!! Câu hỏi ở cuối bài trước của tôi chỉ thuần túy tính khoa học mà thôi.
    Làm sao tôi biết bạn đã có ý tưởng về vấn đề đó hay chưa?
    Chúng ta đều là những người không chuyên - nên như bạn nói: "bài viết mang nhiều bề rộng hơn bề sâu" là hoàn toàn chính xác!
    Làm sao chúng ta viết sâu (về tính toán) được?

    Tôi thì vừa uống chè, vừa uống cafe... Uống chè nhiều hơn! Kể cả là một mình, tôi cũng pha cho mình một ấm hoặc tách để nhâm nhi.

    Tôi đã từng đọc sách, rồi từng rời bỏ nó để suy nghĩ và giờ thì tôi lại quay lại với sách.
    Để vừa phản biện, vừa cố gắng tìm ý tưởng mới từ những lời gợi ý thú vị, về những hạn chế của khoa học đương thời, của các tác giả hóm hỉnh.
    Tôi đã từng coi thường lý thuyết, coi thường sách khi một thời gian ít chịu đọc và phát biểu toàn là cảm tính.

    Tôi bắt đầu suy nghĩ về các "câu hỏi liên tiếp" từ năm 1999, , năm đó tôi trượt đại học, rơi vào "Hư vô chủ nghĩa".
    Rồi tôi tìm được cuốn "Thuyết tương đối cho mọi người", và bắt đầu đọc... Cuốn sách này của tôi xuất bản tháng 8 năm 1974.
    Câu hỏi đầu tiền của tôi khá ngờ ngẩn là: "Điều gì sinh ra vũ trụ?"
    Về sau tôi tìm được ra câu trả lời là vũ trụ đương nhiên có, chả cái gì sinh ra nó cả. Đừng đặt ra câu hỏi đó!

    Và sau đó tôi cũng tìm ra được bản chất của số không (0) của người Ấn Độ.
    Tự nhiên không có số không (0), chỉ loài người mới có.
    Việc phát hiện ra số không (0) có thể coi là văn minh trong đời sống con người, nhưng kém văn mình trong nhận thức về tự nhiên.
    Tôi không có đàn gà, bạn không có quả núi nhưng trong nước ta đầy gà và núi.
    Tôi không có vàng, bạn không có kim cương nhưng xã hội đầy dẫy hai thứ đó.
    Số không (0) tôi suy nghĩ về nó cỡ hai năm: từ 20-21 tuổi.

    Nhưng theo tôi thời gian suy nghĩ không quan trọng, vì kết quả lại mang yếu tố may mắn nhiều hơn.
    Newton cũng chỉ dám nhận vô tình được ngọc trong hàng triệu triệu sỏi cuội.
    Phần nhiều thời gian của tôi (từ năm 2007 đến nay) được sử dụng để tìm hiểu lại khái niệm về các đại lượng
    và bản chất của chúng trong tự nhiên, và dưới |ăng kính khoa học.
    Các bạn có nhớ năm 2005-2006 tôi cãi rất hăng...
    Năm 2005 tôi lập nick ở đây cũng là để muốn chia sẻ lý thuyết của mình với những người cùng sở thích.

    Khoa học với tôi là niềm yêu thích. Vui mà làm chứ chẳng ai bắt buộc hay khuyến khích cả. Việc gì mình làm thấy vui thì cuộc sống có ý nghĩa hơn!
    Sức sáng tạo của con người là vô hạn. Không nên đặt mình trong khuôn khổ của một định kiến hay nguyên tắc nào cả.
    Nếu coi những vấn đề trong topic này là vĩ mô, to lớn tôi cho là một sai lầm.
    Nên coi đó như là lũ trẻ con đang tìm đường vào vườn nhà ông hàng xóm hái trộm táo thôi. Không tìm được đường này thì tìm đường khác.
    Và ông hàng xóm của chúng ta là... Chúa!
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi đã đọc cả chục cuốn sách về thuyết Tương đối. Đâu năm 2003 tôi có bài viết với ít nhuận bút đăng trên báo xuân Thế Giới (đã ngưng phát hành). Cuốn sách trên của ông bạn tôi cũng đã đọc. Trong đó có nói đến hạt "quang tử - photon". Còn một quyển khá hay nữa của 1 tác giả Ba Lan. Quyển này toàn diễn giải bằng lời. Đi giang hồ lang bạt một thời gian tôi thấy mình già giặn và sáng tạo hơn[:D]...

    Ngoài con số 0 thì những con số thực, số ảo còn lại ông bạn hiểu như thế nào ? Một số ta có thể cộng, trừ, nhân, chia rồi lũy thừa, khai căn, rồi lại logarit. Còn gì nữa không ? Ta có thể nghĩ ra 1 phép tính nào đó nữa với những con số không nhỉ ? Ông Văn Như Cương cũng đã cho ta 1 cái nhìn về số ảo, như việc cộng 1 con gà và 1 con vịt thì ta sẽ có 1 dạng vecto gà-vịt[:D] (Ôi sách vở luôn là những ông thầy tốt mà ta thì không thể cứ mãi làm mọt sách[:D]). À còn 1 con số nữa, đúng hơn là 1 phép tính. Có 1 nhà toàn học người Anh đã đưa ra những phép tính về số ảo 3 chiều. Ông bạn có hiểu biết về vấn đề này không ?

    Trở lại vấn đề vật lý thì bài viết trên của ông bạn khiến tôi nghĩ đến một giả thiết khác về sự hình thành vũ trụ, một cách bác bỏ Big Bang:)>-. Người ta cho rằng bức xạ 3K và sự giãn nở của vũ trụ là bằng chứng chứng tỏ vụ trụ xuất phát từ Big Bang. Hiện tượng vòi rồng chẳng hạn, cũng tạo nên 1 hình ảnh tượng tự, song voi rồng không hề xuất phát tự 1 vụ nổ nào cả. Điều này rất đáng suy ngẫm đấy chứ.
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Quan niệm về đọc sách của tôi là đọc để kích thích mình suy nghĩ, dang như là tìm ý tưởng ấy.
    Chứ tôi không đọc sách để tìm sự lý giải. Chưa bao giờ sách nghĩ hộ tôi. Những gì tôi biết đều là do tự tôi nghĩ ra cả.
    Rồi quay lại tìm xem họ đã viết về nó chưa, như một kẻ tội đồ đi tìm luận cứ để bênh vực cho mình.
    Thú thật là cuốn "Lược sử thời gian" ít đem lại cho tôi ý tưởng, còn cuốn "ABC về thuyết tương" đối tôi tìm trên mạng đọc vài dòng rồi quên luôn.
    Mới đầu tôi tìm ý tưởng, rồi tôi đi xây dựng ý tưởng, cuối cùng tôi quay lại để "cãi" sách.
    Với tôi sách không phải là tập hợp của các chân lý. Sách chưa hẳn đúng!

    Tôi cũng không quan tâm lắm đến việc mình đọc bao nhiêu sách, bởi số sách tôi đọc đủ kích thích tôi suy nghĩ.
    Thậm chí là chúng đưa tới cho tôi nhiều ý tưởng hơn mong đợi, hiện chưa "dùng" hết, chưa có điều kiện để tổng kết.
    Tôi quan tâm nhiều đến việc mình có được bao nhiêu ý tưởng, mình có những phát biểu gì
    và đã sắp xếp được bao nhiêu chúng thành những bài viết có hệ thống.

    ---o0o---

    Con số không tôi tiếp cận nó theo góc độ cuộc sống và triết lý, không tiếp cận theo góc độ toán học.
    Với tôi, toán học mang nặng tính suy diễn, suy luận logic của lý thuyết. (suy nhiều quá nên cấn phải lập ra hẳn một ngành).
    Nói đến Toán học tôi lại nhớ đến một bài lưu từ lâu, nhưng vừa mới lôi ra đọc được: "Sự thật toán học"
    Cuộc trao đổi của ba nhà khoa học trẻ VN tầm cỡ quốc tế, các anh Châu - Minh và Dương. Khá thú vị!
    Anh Minh đã viết:
    "Tri thức tiến lên nhiều khi không phải chỉ do “lập luận thông minh đơn thuần”. Lập luận không làm tiến hóa hệ thống. Lập luận chỉ củng cố hoặc mở rộng hệ thống, nếu hệ thống tỏ ra vẫn chuẩn xác (chưa bị rơi vào tự mâu thuẫn), hoặc ngược lại làm nó lụi tàn, nếu hệ thống không chịu nổi các thử thách về logic. Tri thức tiến lên còn do sự quyết đoán lựa chọn, tiêu biểu là việc lựa chọn các tiên đề. Người biết lựa chọn các tiên đề tất nhiên không phải người tầm thường. Sự lựa chọn là một cách mở rộng hoặc đổi thay hệ thống với những rủi ro và đột biến tiến hóa."
    Nhưng tôi không muốn bàn nhiều về toán trong box vật lý, vì tôi dốt toán, (thật ra là dốt cả vật lý nữa ấy chứ), và tôi không thích toán!

    ---o0o---

    Còn về thuyết Bigbang, không hiểu ông bạn muốn nói về điều gì?
    Thuyết này hiện tại cho rằng vũ trụ nổ ra từ một điểm, khi đó nó rất nóng và sức nóng đó (bức xạ nhiệt) còn tận đến giờ và =3K.
    Còn tôi quan niệm thêm rằng: vụ nổ đó, ngoài nổ ra nó còn tạo thêm một việc nữa là tạo ra hiệu ứng vận động đồng điệu nào đó liên kết, lôi cuốn toàn bộ lượng vật chất vẫn vũ theo, đó chỉ là quan niệm của riêng tôi thôi.
    Còn vòi rồng là hiện tượng một vùng xoáy được hình thành từ trên cao rồi lao xuống thấp. Nó tạo ra sự tụ lại rồi loãng ra của những phần vật chất nó cuốn vào. Bức xạ nhiệt 3K tràn ngập trong vũ trụ phải giống như bạn cho một quả mình vào một thùng sơn, rồi mang vào phòng kín và cho nổ. Sơn dính đầy lên tường, trần và sàn của phòng kín đó. Tất nhiên hình dung trong không gian (bức xạ 3K) phải là toàn bộ phòng đó chứa sơn.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Về trao đổi giữa 3 nhà khoa học VN trên, nhất là đoạn trích của ông bạn, tôi xin đưa câu hỏi : tại sao những người trẻ lại sáng tạo và chính họ mới là người có thể đánh đổ những lý thuyết của những bậc tiền nhân ? Bạn có thể suốt đời cặm cụi với sách vở, làm con mọt sách. Điều này xác nhận là chính bạn đang lập luận để củng cố và mở rộng hệ thống. Quan điểm của Minh xem khoa học là "khám phá" hơn là "sáng tạo". Tôi ví dụ theo trải nghiệm thế này: bạn, có thể vì 1 lý do nào đó, không thể trở thành con mọt sách, bạn phải từ bỏ sách vở. Đến một lúc nào đó ngồi trong căn phòng trống vắng 1 mình, bạn lại bắt đầu hồi tưởng và đặt lại mọi vấn đề đã đọc. Đấy ! Đấy ! Vấn đề là ở đấy ! Ngay khi bạn đặt lại mọi vấn đề thì cũng là lúc bạn thoát khỏi hệ thống (như những ma trận zich zắc không biết lối ra). Đấy cũng chính là cách tiếp cận của người trẻ. Họ đứng ở ngoài nhìn bạn đang loay hoay tìm lối đi trong mớ tri thức hỗn độn. Sự sáng suốt của họ là ở đấy. Toán học và vật lý cũng vậy. Toán học đi theo những con đường chặt chẽ, không phụ thuộc thời gian. Vật lý lại phụ thuộc thời gian. Vật lý có thể theo những lối tắt, nó luôn mở rộng...

    Big Bang cũng là 1 ví dụ. Nó giải quyết được một số vấn đề, song cũng chỉ là một sự suy diễn mang tính toán học. Tôi muốn đánh đổ nó, tôi phải nhìn nhận hệ thống 1 cách toàn diện và tìm những lối tắt đột nhập vào đó...
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Định lý bất toàn của Godel phát biểu (đại ý) rằng:
    "Không thể xây dựng nên một lý thuyết trên nền tảng của các phương pháp luận có thể chứa đầy đủ và trọn vẹn các chân lý".
    Vì khoa học trong phạm vi các phương pháp luận, tự chứng minh được sự hạn chế của mình.
    Nghĩa là bao giờ cũng còn có những điều mà một lý thuyết đó không thể chứng minh được
    vì bất kỳ một lý thuyết nào khi được con người xây dựng lên đều phản ánh một tình huống nhất định của nhận thức,
    từ bên trong một tình huống không thể hiểu hết mọi chuyện về tình huống đó.
    Chỉ khi đứng ngoài tình huống đó thì mới có thể nhìn thấu bên trong nó.

    Tôi cũng không thích bigbang, tôi thích một mẫu vũ trụ ổn định, trường tồn...
    Nhưng khoa học hay là ở chỗ đó - khoa học không quan tâm chúng ta thích điều gì.
    Điều thực tế nhất chúng ta nên làm là quan tâm đến kết quả của các thí nghiệm, kết quả từ quan sát thực tế.
    Tôi luôn quan tâm và cố gắng để sống chung với chúng.

    Tôi cũng không thích toán học.
    Nhưng chừng nào chưa có toán học, chừng đó chúng ta còn cảm tính.

    Bàn một chút về bài viết của ba anh chàng kia!
    Thứ nhất: bàn ở đây không phải là dèm pha, nói chuyện sau lưng người khác.
    Mà bàn trên tinh thần khoa học, phản biện khách quan, phân tích với các dẫn chứng rõ ràng, tìm chân lý...
    Vì sao có sự bàn luận này: nếu chỉ là một câu chuyện phiếm chiều tà của các anh thì không nói làm gì
    Nhưng một khi các anh đã chuyển thành bài viết, lại được đăng trên tạp chí tiasang thì các anh nên nghĩ là sẽ có các ý kiến phản biện.
    Mà việc đó cũng hết sức bình thường, rất đỗi bình thường...

    Thứ hai: việc tôi đưa ra một bài viết nào đó không có nghĩa là tôi hoàn toàn đồng tình với nó.
    Tôi có quan niệm: không có bài viết nào là không thể phản biện được cả. Bởi phản biện đâu có nghĩa là chỉ chê?
    Văn cũng là do người viết ra, điều gì cũng có tính thời điểm.
    Tâm trạng con người khi viết, rồi thì đến con người (tác giả) còn luôn phải cập nhật thông tin
    để hoàn thiện mình nữa là văn viết ra tại một thời điểm.

    Đầu tiên là về tên bài viết:
    "Sự thật toán học" - Tại sao người ta không dùng cụm từ "chân lý toán học" ? vì "chân" là "sự thật" mà?
    Từ "lý" có là lỹ lẽ, hay lý thuyết thì toán học cũng đều là lý lẽ của lý thuyết cả.

    "Phương trình xn+yn=zn không có nghiệm nguyên khác không với n>2" không thể gọi là một chân lý.
    Vì theo quan niệm thông thường, chân lý là một phát biểu, một câu nói với lời văn ngắn gọn, súc tích và tất nhiên là: luôn đúng.
    Như: "Trái đất quay quanh mặt trời". Có lẽ vì thế nên tên bài viết ra đời!

    Mr Dương:
    Đôi khi có sự đánh đồng giữa chân lý (sự thật) toán học với chân lý của tự nhiên.
    Như ở phần mở đầu của bài viết: Galileo – cha đẻ của khoa học hiện đại – cho rằng:
    “Tự nhiên là cuốn sách được viết bởi ngôn ngữ toán học”.
    Cách vào đề:
    "Chính tính bất biến của các sự thật toán học là nền tảng vững chắc cho việc xây dựng tòa lâu đài tri thức của con người về giới tự nhiên.
    Nếu tính bất biến của các sự thật toán học không còn nữa, thì tòa lâu đài tri thức này không có cách nào đứng vững được."
    Bởi vì:
    Tri thức của con người về thế giới tự nhiên không thay đổi là vì tự nhiên không thay đổi, còn toán học chỉ là công cụ thôi.
    "Sự thật toán học" hay "chân lý " không bao giờ thay đổi. Không thể đưa ra điều kiện nếu chúng thay đổi được.
    Đó là còn chưa tính đến có một vài "Sự thật toán học" có thay đổi hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến nồi cơm nhà ai.
    Vì có những điều trong toán học chỉ là lý thuyết thuần túy.

    "Trường hấp hẫn: theo cách giải thích thường thấy thì vật chất làm cong không gian, độ cong đó chính là hấp dẫn. Vậy có thể nhìn cách khác: không gian là lưới thông tin; độ cong của không gian chính là mật độ thông tin. Như vậy, ở mức cơ bản nhất, không gian, và rộng ra là cả vũ trụ, được cấu tạo bởi thông tin. Chỗ nào có mật độ thông tin lớn thì vật chất tụ lại tương ứng."
    Trong khi:
    Không gian làm sao mà là thông tin đươc? "Thông" = qua. "Tin" = gói dữ liệu.
    Không gian chứa thông tin chứ không phải không gian là thông tin.
    Người đưa tin mang thông tin chứ người đưa tin không thể là thông tin được.

    Câu kết:
    "Sự thật toán học, với những đặc tính như khách quan, bền vững, duy lý… có thể được coi là một trong những đặc sản của nền văn minh phương Tây"
    Trong khi:
    "Các văn bản toán học cổ nhất từ Lưỡng Hà cổ đại (Mesopotamia) khoảng 1900 TCN (Plimpton 322), Ai Cập cổ đại khoảng 1800 TCN (Rhind Mathematical Papyrus), Vương quốc Giữa Ai Cập khoảng 1300-1200 TCN (Berlin 6619) và Ấn Độ cổ đại khoảng 800 TCN (Shulba Sutras). Tất cả các văn tự này có nhắc đến Định lý Pythagore; đây có lẽ là phát triển toán học rộng nhất và cổ nhất sau số học cổ đại và hình học".

    Mr Minh:
    "Chuyện vui, nếu nhà toán học lạc vào trong rừng mà gặp phải con hổ, con hổ sẽ hiểu nhà toán học hơn cả nhà toán học hiểu chính mình trong địa hạt này… Con hổ sẽ lừa cho nhà toán học toát mồ hôi, toát ngu muội, và nhà toán học chỉ còn biết trông chờ vào may mắn! Tại sao? Vì cả hai cùng với giới tự nhiên đều cùng chia sẻ cái logos phổ quát về không gian, thời gian, về nhân quả, về luận lý, và cả về tâm lý! Và con hổ thì hiểu logos của thánh địa của nó hơn nhà toán học, hiểu cả rằng nó nhanh nhẹn, mạnh mẽ, và khôn ngoan trong săn bắt hơn chính nhà toán học!"
    Thực tế:
    - Con hổ không biết nó nguy hiểm hơn con người. Nó chỉ dùng hết khả năng của mình trong mỗi lần chiến đấu mà thôi.
    - Nếu nhà toán học có khẩu súng AK, con hổ sẽ nghĩ sao?
    - Con hổ cũng không biết con người và con gấu con nào nguy hiểm hơn (khi gặp) đối với nó.

    Và:
    "Trong lĩnh vực “yêu mến”, tính bắc cầu không bắt buộc thỏa mãn chân lý. A yêu mến B, B yêu mến C, không tất yếu A yêu mến C. Ở đây việc triển khai tính bắc cầu mang tính bất định, « có thể bị bác bỏ »."
    Khoa học - Đời sống
    Tình yêu không có chân lý. Người ta dùng từ chân lý là mượn thôi.
    Ví như câu: "Chân lý của bóng đá là tấn công nhiều không ghi bàn sẽ bị thủng lưới".
    Là các bình luận viên mượn thôi. Vì đâu phải điều đó luôn đúng?
    Họ có thể nói là: từ chân lý tôi để trong ngoặc kép!

    Chữ nghĩa (ngoài lề):
    "Cũng từ đây cho ta thấy cải cách và tiến bộ xã hội là có thể, vì tri thức, trong đó có các lý tưởng nhân văn xác quyết, có thể dần chuyển được ra “xã hội bên ngoài”, làm nên nền văn minh."
    "Nhà thiết kế một tòa nhà nay có các tri thức khách quan đã được « tha hóa », chuyển hóa ra và nằm sẵn trong phần mềm máy tính, và anh ta có thể chọn vật liệu xây dựng sau cùng cũng được, miễn là các vật liệu đó thỏa mãn mô hình logic-toán đã được xác quyết bằng các công thức đã được cài đặt trong phần mềm"
    "Còn tính chân lý nằm ở trong nội dung các Lập, được cắt nghĩa bởi bảng các giá trị chân lý có được do các kinh nghiệm, thực nghiệm, kiến thức khoa học đã xác tín (tương đối) và/hay các lựa chọn lý tưởng nhân văn xác quyết"
    Xem:
    1. Xác tín: đúng đắn, đáng tin cậy.
    Đây là tính từ, không phải động từ nên dùng từ này là sai.
    2. Xác quyết: theo cách anh dùng thì nó có thể là: xác định, quyết định
    Đây là một từ ít được dùng!

    Dù là những tri thức khoa học, nhưng các nhà khoa học nên có tiêu chí là: bài viết của mình càng được nhiều người hiểu được càng tốt.
    Tránh viết quá hàn lâm với những cụm từ ngữ chuyên ngành khó hiểu. Chỉ dùng những từ ít dùng khi bắt buộc, khi không có từ nào thay thế.
    Nhưng ở đây: hai từ này không phải là hai từ chuyên ngành, lại có thể thay thế được bởi các từ dễ hiểu hơn... không nên làm khó người đọc!
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi không thích cái vẻ sành điệu của dân Hanoi. Những tưởng chỉ có dân Hanoi mới thích tỏ mình là vậy. Ai dè miệt miền Tây thanh niên có chút tri thức cũng tỏ ra sành điệu không kém[:D]. Người Việt khá ...gian, còn tàu hơn cả ...tàu. Ấy thế mà lại cũng ham học toán và khá toán !? Về cụm từ "sự thật toán học" tôi nghĩ nên gọi là "trung thực toán học" cho sát nghĩa hơn. Toán học là sự tiệm cận với sự thực. Và còn những sự thực nào khác "sự thực toán học" ? Sự thực là các nhà toán học VN mỗi người một góc trời Âu và bàn về sự thực toán học, và sự thực là họ không ở Hanoi - Hue - Saigon để bàn về sự thực toán học [:D]...

    Tôi vốn cũng là 1 fan phim ảnh Mỹ,nơi nêu toàn những mặt trái của mọi vấn đề, kể cả các nhà giáo, các nhà khoa học mà ở VN rất ít người dám đả động[:P].

    Sự thực toán học thì chỉ có toán học mới đo lường được. Thế nào là một đường thẳng, một điểm ? Rõ ràng đó là một hình thức do con người nghĩ ra và qui ước. Toán học vẫn phụ thuộc nhãn quan, chính kiến (chính kiến rồi mới tư duy - lời Phật). Hay vẽ một tam giác vuông. Sự thật toán học là các cạnh của nó tuân theo Pi-ta-go. Nhưng bạn phải công nhận rằng nó vuông và nằm trên mặt phẳng đã. Chỉ có một cách là ta hãy giả định rằng nó vuông và nằm trên mặt phẳng. Giả định rằng chúng ta đang là công dân của một nước giàu có và văn minh. Chúng ta sẽ nói gì và bàn gì ? Chúng ta bàn về khoa học hay kinh tế ? Bạn có thể trả lời câu hỏi đó một cách trung thực hay không ?

    Khoa học có thể sắp xếp các nguyên tử thành 1 đường thẳng, lấy nguyên tử làm 1 điểm. Liệu KH có thể sắp xếp những hạt nhỏ hơn thánh đường thẳng, một điểm được không ? Sự thực là không thể được. Sự thực là chúng tuân theo nguyên lý bất định. Thế nguyên lý bất định có phải là toán học không ? Không rồi ! Người ta không dùng toán học để tìm ra nguyên lý bất định. Họ dùng những giả định. Thế thì những giả định có phải là sự thực không ? Đã gọi là giả định thì nó có thể thực có thể không. Và sự thực thì có thể chúng ta trung thực, có thể không ? Thế điều gì quyết định sự trung thực của bạn ? Có thể là sự kiên định.

    Nhưng rồi có thể toàn học không còn quan tâm đến đường thẳng hay điểm nữa. Nó khoanh vùng không gian. Nó tiệm cận với vùng không gian nhỏ bé nhât có thể...

    À cón một ý nữa ông bạn đã nêu là "số 0 không tồn tại trong tự nhiên". Tôi nghĩ số 0 có thể tồn tại trong tự nhiên, cụ thể là toán học. Tọa độ không gian 3 chiều chẳng hạn. Gốc tọa độ vẫn là 1 điểm...Tự nhiên có thể tồn tại những lỗ sâu - đường hầm xuyên thời gian không ?

Chia sẻ trang này