1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động quay - bí quyết của tự nhiên!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 27/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Nguyên lý bất định:
    Nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử cho rằng không thể xác định chính xác đồng thời vị trí và vận tốc của một chất điểm - hạt vi mô. Khi phóng một photo vào một e đang chuyển động người ta nhận được vị trí của nó. Nhưng photo đó lại làm cho e thay đổi (lớn lên) vận tốc.
    Có tính thực nghiệm cao chứ? Trình tự và biện luận thí nghiệm rất chặt chẽ và logic. Đây là một nguyên lý khá quan trọng của vật lý. Nó còn là nền tảng cho lý luận và triết học. Như câu: tất cả chỉ là tương đối. Hay câu: Không có gì chính xác và hoàn hảo cả...
    Thế nhưng nó chỉ là giả định sao?

    Hệ quy chiếu:
    Hệ quy chiếu, theo quan niệm thông thường của chúng ta là hệ trục toạ độ Đề_các, gồm có ba đường thẳng vuông góc với nhau trong không gian. Điểm giao nhau của chúng là gốc toạ độ. Gốc này đặt vào vị trí ta chọn làm mốc khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng…

    Hệ quy chiếu không phải là một sản phẩm của trí tưởng tượng (sáng tạo) sao?

    Có thể có những đường hầm không thời gian trong tự nhiên. Chuyện Từ Thức gặp tiên là có thể có thật lắm chứ!
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Phương trình tối hậu của Vật lý

    Tờ La Recherche, số 390, tháng 10.2005, đã đưa ra 35 bài toán bí ẩn, thách thức khoa học: Điểm gốc của thời gian, bản chất sự sống, phương trình tối hậu của vật lý, nơron thần kinh và ý thức, gen con người, từ trường quả đất, sét hòn, trí khôn nhân tạo, khối lượng các hạt cơ bản, giới hạn của máy tính, vị tha trong sinh vật, sự diệt vong của văn minh Mayas, bí mật của giấc mơ… Dưới đây xin giới thiệu về bài toán số 3 của Lisa Randall - Giáo sư vật lý lý thuyết, Đại học Harvard.

    Liệu có tồn tại một lý thuyết của tất cả (TOE - theory of everything)? Đã một thế kỷ qua, các nhà vật lý đi tìm một lý thuyết có khả năng thống nhất cơ học lượng tử và lý thuyết tương đối, nhằm nắm bắt được bản chất thống nhất của 4 loại tương tác. Lý thuyết siêu dây dường như được xem là lý thuyết “tối hậu”, là ứng cử viên triển vọng cho TOE. Song những phát triển gần đây cho thấy rằng, lý thuyết này trong hiện trạng cũng có lẽ chưa là tối hậu!

    Nếu tìm được lý thuyết thống nhất tối hậu thì chúng ta tiến được một bước dài trong việc thấu hiểu thế giới khách quan. Trong những năm gần đây, lý thuyết siêu dây đã có những phát triển đáng chú ý trong việc xây dựng một lý thuyết như vậy.

    Liệu có tồn tại một TOE, một lý thuyết của tất cả, một lý thuyết chỉ dựa trên một số ít tham số nối liền nhau bởi một phương trình duy nhất có khả năng mô tả được mọi hiện tượng vật lý xung quanh ta? Đây là một tham vọng lớn, nhưng chính tham vọng đó đã thúc đẩy các nhà vật lý lao động gần một thế kỷ.

    Nếu xét đến độ phức tạp của vấn đề thì dường như các nhà vật lý quá ư lạc quan. Cho rằng có thể tìm được một phương trình tối hậu như vậy, thì vẫn còn một vấn đề không kém phần khó khăn là xác định điều kiện ban đầu: Vũ trụ đã bắt đầu như thế nào?

    Việc đi tìm một TOE sẽ cho chúng ta hiểu thêm những nguyên lý cơ bản của vật lý, sẽ cung cấp cho chúng ta một lý thuyết tổng quát hơn các lý thuyết hiện hữu, có khả năng mô tả một tập hiện tượng lớn hơn dưới cùng một quan điểm.

    Những bước đầu tiên trên đường thống nhất

    Mục tiêu quan trọng của việc xây dựng TOE là thống nhất bốn tương tác: Hấp dẫn, điện từ, và hai tương tác hạt nhân yếu và mạnh. Hai tương tác đầu đã được biết từ lâu, hai tương tác sau được biết trong thế kỷ XX. Tương tác hạt nhân yếu xảy ra trong các tương tác hạt nhân cho phép mặt trời chiếu sáng được, tương tác hạt nhân mạnh xảy ra khi các hạt cơ bản được kết dính với nhau trong hạt nhân nguyên tử.
    Vào năm 1919 (5 năm sau khi Einstein hoàn thành lý thuyết tương đối rộng), nhà toán học Đức Theodor Kaluza đã đưa ra một ý tưởng đầy hấp dẫn: Xây dựng một không - thời gian 5 chiều (thêm một chiều không gian, ngoài 3 chiều không gian thông thường). Trong lý thuyết của Kaluza, hai lực (hấp dẫn và điện từ) xuất hiện từ sự dao động của một hạt gọi là “graviton” được xem là hạt truyền tương tác hấp dẫn. Trong ba chiều không gian thông thường, những dao động này tạo nên hấp dẫn, còn trong chiều không gian dư thêm vào (extra) chúng tạo nên lực điện từ. Einstein đã sử dụng ý tưởng của Kaluza để theo đuổi việc xây dựng một lý thuyết thống nhất trong 30 năm cuối cuộc đời mình nhưng đã thất bại!

    Việc phát hiện ra những lực hạt nhân là một bước ngoặt trong quá trình thống nhất các tương tác. Các nhà vật lý hiểu rằng, hấp dẫn có bản chất khác ba tương tác còn lại một cách cơ bản. Vì thế, họ tập trung trước hết vào việc thống nhất ba tương tác sau. Sheldon Glashow, Steven Weinberg và Abdus Salam đã thành công trong việc thống nhất hai lực hạt nhân yếu và điện từ.

    Ngoài ranh giới mẫu chuẩn (Standard Model)

    Lực điện từ không là một lực nằm riêng biệt vào buổi sơ sinh của Vũ trụ. Chỉ khi Vũ trụ nguội dần thì lực điện từ, chuyển tải bởi hạt photon mới tách ra khỏi các lực khác.
    Vào năm 1974, Glashow cùng với Howard Georgi đã xây dựng một lý thuyết thống nhất ba tương tác (ngoài hấp dẫn) trong một khuôn khổ gọi là mẫu chuẩn. Theo lý thuyết này thì cường độ của ba tương tác phải như nhau ở năng lượng và nhiệt độ cao ứng với các giai đoạn sớm của Vũ trụ; các cường độ chỉ tách biệt nhau ở năng lượng và nhiệt độ nhỏ hơn của Vũ trụ như hiện nay.

    Glashow, Georgi cùng với Weinberg và Helen Quinn sử dụng lý thuyết trường lượng tử để tính cường độ các tương tác như hàm của năng lượng. Họ hy vọng rằng, các cường độ phải bằng nhau ở năng lượng 10 ngàn tỷ lần lớn hơn năng lượng ứng với giai đoạn hiện tại. Song nhiều dữ kiện khác cho thấy rằng, các cường độ này không hợp nhất tại một điểm ở năng lượng lớn trong khuôn khổ mẫu chuẩn. Người ta cần xây dựng một lý thuyết vượt qua ranh giới mẫu chuẩn. Một trong những lý thuyết như thế là lý thuyết có “siêu đối xứng “, siêu đối xứng làm tương ứng với mỗi hạt của mẫu chuẩn một siêu hạt. Trong lý thuyết siêu đối xứng, được xây dựng trong những năm 70 của thế kỷ XX, quả thực cường độ của ba loại tương tác (yếu, mạnh, điện từ ) quy về một điểm ở năng lượng cao.

    Hiện nay chúng ta chưa phát hiện ra các siêu hạt, nhưng sự tồn tại của chúng không gây một nghi ngờ nào cho các nhà vật lý. Một điều thú vị là hấp dẫn ở năng lượng đó cũng có một cường độ có thể so sánh được với cường độ của ba tương tác nói trên. Song để đạt được sự thống nhất bao gồm cả hấp dẫn thì cần phải có một lý thuyết tổng quát hơn có khả năng mô tả thế giới dưới các khoảng cách Planck (10- 33 cm).

    ...

    Liệu lý thuyết siêu dây có phải là TOE chưa?

    Lý thuyết siêu dây chưa giải thích được vì sao Vũ trụ lại có hình dạng như chúng ta quan sát được. Các nhà lý thuyết siêu dây cho rằng, 6 hoặc 7 chiều dư (extra dimensions) đã bị compắc hoá và cuộn lại trong những kích thước quá nhỏ để có thể quan sát được. Những chiều dư compắc hoá này làm thành một cấu trúc gọi là “không gian Calabi-Yao”. Tồn tại một số rất lớn các không gian Calabi-Yao, với một số không gian Calabi-Yao người ta có được 3 họ các hạt cơ bản như trong mẫu chuẩn, song với những không gian Calabi-Yao khác người ta có thể có đến hàng trăm họ các hạt cơ bản. Không tồn tại một lý thuyết nào để chọn một không gian Calabi-Yao để xác định được hình học của Vũ trụ.

    Năm1999, Raman Sundrum và Lisa Randall đã chứng minh rằng, các chiều dư có thể nằm ẩn trong Vũ trụ và các chiều dư này thậm chí có thể có kích thước lớn vô cùng. Hấp dẫn có thể cư trú trong những chiều dư đó.

    Như vậy có thể nói rằng, lý thuyết siêu dây trong hiện trạng chưa phải là lý thuyết tối hậu, có khả năng giải thích được Vũ trụ.

    Người ta hy vọng vào máy LHC (Máy va chạm hadron lớn) sẽ hoạt động vào năm 2007 có thể đem lại những kết quả thực nghiệm làm sáng tỏ một số vấn đề, như sự tồn tại của các siêu hạt cần thiết cho việc tiệm cận đến một lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh với một phương trình tối hậu. Song hiện nay điều này vẫn còn là một bài toán bí ẩn thách thức vật lý học.
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi luôn cố gắng đưa các vấn đề đến khía cạnh triết học cơ bản: điều gì có trước. Toán học tự nó dẫn đến những giới hạn như con kiến mà leo cành cụt vậy - cứ leo vào rồi lại leo ra. Nhà vật lý thì phải tự nghĩ ra những giới hạn. Newton cho rằng không có giới hạn đối với vận tốc. Einstein phải đặt giới hạn cho vận tốc - không vật chất nào chuyển động nhanh hơn anh sáng. Cơ học cổ điển giả định về e-te tràn ngập không gian. Einstein bác bỏ giả định này. Einstein đã làm đúng 2 điều: đề ra và bác bỏ các giả định. Cái dở của ông là phương tiện toán học, ông phải dùng công cụ của Rieman và nguyên lý tương đối của 1 nhà vật lý Ý (tôi quên tên). Còn một nhà vật lý nữa, Max Plank, đã đưa ra giả định về lượng tử năng lượng tạo tiền đề đánh đổ cơ học cổ điển. Và một nhà vật lý Anh, giả định về điện tử dương. Còn nhiều nhà vật lý nữa mà gỉả định của họ đều mang tính cách mạng...

    Nguyên lý bất định Hessenberg đánh đổ mô hình hành tinh nguyên tử. Tuy nhiên ông kế thừa từ Plank, Einstein...

    À còn một nhà toán học nữa đã giả định về sự tồn tại số ảo, giúp giải quyết phương trình bậc 3...

    Về hệ qui chiếu trên thì tôi phải chứng minh khá dài dòng (cụ thể hơn liên quan đến số ảo và vector không gian 3 chiều - vẫn còn nhiều khó khăn do những lổ hổng về toán học[:P])...

    Lý thuyết String và M thì tôi chưa dám tìm hiểu, nó vượt tầm trí tuệ của tôi. Có thể nó hấp dẫn những người trẻ hơn[:D]
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Việc "nghĩ ra các giới hạn" liệu có phải là đề xuất các tiên đề?

    Nguyên lý tương đối của Galileo cho rằng chuyện động thẳng đều là chuyện động có tính chất tương đối.
    Như trong một toa tàu chuyển động thẳng đều so với mặt đất.
    Tất cả các thí nghiệm cơ học vẫn xảy ra đúng như khi chúng được thực hiện dưới mặt đất.


    Nói đến điều này tôi lại nhớ ra điểm mà tôi không thích ở các nhà vật lý.
    Đó là họ cũng định lý thuyết hóa tự nhiên, định coi vật lý như toán học.
    Có lẽ tôi phải đổi tên thuyết của mình thành thuyết nhân quả.
    Điều mà Lão Tử đã nói từ lâu rồi, dù khá nhỏ hẹp: "Nước chảy vào chỗ trũng".
    Đúng là các thí nghiệm cơ học trên toa tàu kia xảy ra giống y như dưới mặt đất.
    Nhưng nếu nói toa tàu đứng yên rồi mặt đất chạy dưới (như Einstein) là không thế chấp nhận được.
    Rồi thì một chiếc thang máy chuyện động với gia tốc a=g trong vũ trụ. Diên à? Làm sao mà có thể có được điều đó?

    Nói thật là: nhiều lúc tôi thấy rất mệt mỏi, chán nản với cái mớ lý thuyết này! Tôi cũng không hiểu vì sao mình lại rơi vào đó.
    Nhưng nghĩ lại, thì thấy chính mình là người đề xướng, giờ mà lại nản thì không được.
    Tôi chắc chắn mình không phải là một thẳng mọt sách, lý thuyết suông. Tôi nắm rõ các khái niệm, tôi hiểu rõ các vấn đề...
    Ngoài ra tôi còn biết về thời cuộc: kinh tế, chính trị, văn hóa... rồi một số vấn đề khác.
    Tôi không ôm đồm ngay lấy toán là vì vậy. Dù tôi vẫn thường để mình sống theo sở thích.
    Tôi tôn trọng lý thuyết nhưng không sa đà vào đó. Tôi vẫn ưa những nhà vật lý hơn những người làm toán.
    Vì họ luôn giữ được óc thực tế cần thiết, hơn nữa là sự hài hước, dí dỏm...
    Họ luôn đơn giản hóa các vấn đề phức tạp. Luôn nỗ lực làm chúng đến mức dễ hiểu nhất có thể!

    Thuyết cho tất cả (TOE) hay thuyết mẹ (Mother) là gì?
    Là một phát biểu nào đó, với một công thức (có vài tham số liên kết với nhau bởi một dấu bằng) nào đó có thể chi phối được tự nhiên.
    Không chỉ những gì xung quanh ta vẫn thấy hàng ngày, mà cả thế giới vi mô nhỏ bé rồi đến thế giới vĩ mô rộng lớn vô biên.
    Giáo sư Trịnh Xuân Thuận (đang diễn thuyết ở VN) từng nói: "Cái vô biên trong lòng bàn tay".
    Đúng vậy, vì ông nắm được quy luật chi phối cái vô biên.

    Newton nói: Hai vật hút nhau một lực có độ lớn F=m1m2/r2 (&).
    Điều này đúng cho rất nhiều hiện tượng, đến khi tìm ra hạt ánh sáng.
    Nhưng có một điều kỳ lạ là nhìn vào trong vũ trụ thì thứ gì cũng quay. Từ các hạt nhỏ nhất cho đến các tinh tú lớn nhất.
    Chúng không đơn giản là chỉ đứng yên ở đó để mọi người hình dung, tưởng tượng... Hay cử các con tàu do thám lên thăm dò, nhặt mẫu...

    Thuyết tất cả cần thống nhất được bốn lực cơ bản.
    Vì các lực này là nguyên nhân của tất cả các hiện tượng diễn ra ở thế giới tự nhiên.
    Mọi hiện tượng khi quy về bản chất đều có lý do từ chúng.
    Theo quan niệm đương đại thì là: chúng đương nhiên có. Hoặc mê ly hơn là: Chúa sinh ra chúng.
    Đó - vấn đề tưởng như ghê gớm chỉ là thế đó!
    Nó không kinh khủng như ta tưởng. Sở dĩ có chuyện đó là do: khi vừa nhắc đến nó ta đã giãy này lên rồi!

    Như ta biết lý thuyết của Newton áp dụng tốt trong cơ học.
    Nhưng các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống cũng như tự nhiên cần đến nhiều thuyết khác để giải thích.
    - Nước chảy xuống
    - Viên than hồng nguội đi
    - Quả bóng bay oxi bay lên
    - Lò xo đàn hồi
    ...
    Mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng để ổn định hơn- Câu này đúng cho mọi hiện tượng.

    Phần bốn lực cơ bản:
    Tôi cho rằng chúng đều có bản chất từ chuyển động quay.
    Hấp dẫn: Các tinh tú quay hút các vật quanh chúng.
    Điện từ: Cực âm của nam châm có các e quay đồng điệu theo cùng một hướng tạo ra hiệu ứng (vùng từ trường) hút các e của một mẩu kim loại ở gần.
    ...

    Vấn đề bây giờ là ta phải nhìn vào kết quả của các quan sát mới, các thí nghiệm mới...
    Các lý thuyết hiện không giải thích được!
    Bỏ qua hết các lý thuyết lừng danh của các nhà khoa học lỗi lạc đi!
    Khi không còn công hiệu thì chúng đều là những thứ bỏ đi cả!

    Vấn đề cũng không phải ở những thứ phù phiếm, mà vấn đề là chân lý.
    Còn với tôi, đơn giản chỉ là: để tôi thấy những điều mình làm không phải là ngớ ngẩn.
    Vì tôi biết chắc mình nắm được sự thật. Biết từ lâu rồi!
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Khối lượng và phương trình của thế kỷ"

    "Khối lượng của vật chất là một khái niệm quan trọng trong khoa học mà nhân loại đã ý thức ít nhiều về nó có lẽ ngay từ thuở các nền văn hiến ngàn xưa thời Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ. Một cách định tính, ta hãy khởi đầu với cơ học cổ điển của Galilei và Newton theo đó khối lượng m của một vật được hiểu như bản tính nội tại của nó, m gói ghém “số lượng của vật chất” kết tụ trong đó."
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Trong những điều kiện nhất định nào đó, như các thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng vẫn cho những kết quả như nhau bất chấp nguồn sáng và chiều e-te. Nó nảy bật phép chứng minh phản chứng nằm ngoài dự tính của người đo. Người đo khi đó đã làm theo trình tự toán học chẳng hạn, mặc nhiên thừa nhận e-te và phép cộng vận tốc, y như khi ta làm toán, ta giả định rằng không gian chứa e-te và ánh sáng cũng tuân theo phép cộng vận tốc của Newton. Và sự thật toán học mà họ tưởng gặt hái được phải đúng với tính toán của họ. Nhưng sự thực thực nghiệm đã phủ định sự thực toán học. Phản chứng này bác bỏ giả định về e-te và phép cộng vận tốc. Vậy thì nên lập những giả định khác để giải thích hiện tượng. Nếu giả định đúng với thực nghiệm thì có thể xem nó như tiên đế...

    Nguyên lý tương đương (a=g) có điều gì đó vô lý. Tuy vậy trực quan của Einstein vẫn thắng thế...

    "Tiên đề" hay nhận định của ông bạn chưa chính xác. Cho dù có hệ thức tương đương giữa năng lượng và khối lượng thì về mặt hình thức năng lượng và khối lượng vẫn là hai đại lượng, 2 trạng thái hoàn toàn khác biệt của vật chất.

    "Mọi năng lượng luôn có xu hướng giải phóng để ổn định hơn".

    Hết sức vô lý. Cái gì giải phóng năng lượng và năng lượng ổn định là ổn định như thế nào ? Các hạt cơ bản như điện tử chẳng hạn, với một bước sóng ánh sáng thích hợp có thể nhảy lên một mức E cao hơn. Chúng không thích trạng thái có mức E cao hơn này, chúng luôn tìm cách giải phóng photon để trở về với mức E thấp hơn trước đó. Mở rộng thì có thể nói mọi hạt cơ bản đều có xu hướng giải phóng E để tìm về trạng thái có mức E thấp nhất có thể, và ở trạng thái này chúng bền vững hơn (như khí trơ). Ánh sáng cũng là một trong những chất xúc tác cho các phản ứng hóa học, như hiện tượng quang hóa ở lá cây. Về mặt vi mô cũng tượng tự. Nước chảy vào chỗ trũng là để giải phóng 1 phần thế năng và ở chỗ trũng này nước trở nên tĩnh lặng hơn....
  7. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    (a=g) - tức là chiếc thang máy đó chuyển động nhanh dần đều. Một chiếc thang máy làm sao có thể chuyển động nhanh dần đều?
    Năng lượng nào hao phí ở đây giúp nó đạt được đó? Ai đẩy nó? Chúa à?

    1. Tôi hiểu ý bạn về tương quan năng lượng - khối lượng.

    Khối lượng - thể hiện qua những vật thể ta vẫn thấy hàng ngày.
    Nhưng xin hãy lưu ý là:
    Lý thuyết của tôi phát biểu cho các loại năng lượng, chứ không phát biểu cho các vật thể - khối lượng.
    Tôi không nghiên cứu các vật thể như Newton, tôi nghiên cứu các loại năng lượng.

    Còn khái niệm về các loại năng lượng - đối tượng mà tôi nghiên cứu - nhờ bạn đọc lại bài mở đầu topic giùm tôi chút ạ!
    Câu cuối cùng, tôi cho rằng: khối lượng chỉ là sự cô đọng lại của năng lượng mà thôi.

    Điều này còn được khẳng định ở các bài sau của Giáo sư Phạm Xuân Yêm:
    "khối lượng m (của bất kỳ một vật chất nào) chỉ là sự tích tụ năng lượng E (chia cho c²) của vật đó (khi nó không di động, γ = 1). Phương trình E = mc²/√(1− v² ⁄c²) quả là một thay đổi cách mạng trong sự hiểu biết và nhận thức về vật chất : năng lượng và khối lượng cùng chung một bản thể"
    hay
    "Không có khối lượng tức là năng lượng - thuyết tương đối hẹp, qua phương trình E = mc² của thế kỷ, chẳng bảo cho ta là năng lượng và khối lượng tuy hai mà một sao ? - thì chẳng có gì hết"

    Tôi muốn trao đổi một chút ngoài lề về các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
    Trong tự nhiên:
    - Những vật thể được cấu tạo từ những hợp chất vô cơ thường có xu hướng tăng entropy.
    - Nhưng những vật thể hữu cơ thường có xu hướng ngược lại - làm giảm entropy.
    Một đống gạch ban đầu xếp ngay ngắn, nhưng để lâu dài ngoài trời mưa gió, sẽ dần bị xê dịch hoặc bục ra, vỡ ra... - emtropy tăng lên.
    Chiếc cốc vỡ ra entropy tăng lên.

    Nhưng một cái cây hút nước và muối khoáng từ đất và lớn lên - entropy giảm xuống.
    Một con chim đi tha rơm rạ về làm tổ - entropy của rơm rạ giảm xuống.

    Các lý thuyết của chúng ta thường phát biểu cho các hợp chất vô cơ.

    2. Cái gì giải phóng năng lượng và năng lượng ổn định là ổn định như thế nào?

    - Năng lượng tự giải phóng mình nếu có thể - đây là tiên đề ạ!
    - Năng lượng nằm trong các vật thể giải phóng để năng lượng (chính là vật thể đó) ổn định hơn

    Như: một quả tạ bị nung nóng rồi đưa lên cao thả xuống.
    Nó vừa giải phóng thế năng, vừa giải phóng nhiệt năng.

    Nhưng tôi không nghiên cứu quả tạ, mà tôi nghiên cứu nhiệt năng, thế năng.
    Và cũng như nước, tôi nghiên cứu thế năng của nước, không nghiên cứu nước.
    Ok chưa ạ?

    ...
    Như con chim, con người mang: đá, cát, gạch, ngói, ximăng, thép về xây nhà cửa, đường sá...
    làm giảm entropy của các vật liệu xây dựng (vô cơ) này xuống.
    Tất nhiên việc gom lại phải mất năng lượng.
    Nên ta phải hiểu đúng vấn đề.

    Một e chỉ nhảy lên mức năng lượng cao hơn khi được hấp thụ một lượng năng lượng từ một nguồn nào đó.
    Tức là phải có một sự tác động từ đâu đó vào e thì nó với nhảy lên được mức năng lượng cao hơn.
    Như bạn nói ở trên là ánh sáng.

    Giống như việc: một chiếc ôtô muốn tăng tốc thì lượng xăng tiêu hao phải lớn.
    - Càng muốn tăng tốc nhanh, xăng hao phí càng nhiều (thời gian để tăng v từ Akm/h đến B km/h - thường tính bằng giây - s)
    - Càng muốn tăng tốc lên cao, xăng hao phí càng nhiều (muốn tăng vận tốc từ Xkm/h lên Ykm/h)
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Mười sự kiện vũ trụ lớn nhất năm 2011"

    "Sự kiện quan trọng thứ hai trong năm 2011 là phát hiện một số thiên thạch ở Bắc cực. Trong thành phần của thiên thạch này có hai loại “viên gạch của sự sống“ là adenin và guanin. Theo các nhà khoa học, điều đó chứng tỏ sự sống trên Trái đất có thể bắt nguồn từ vũ trụ. Chính xác hơn, chưa phải là sự sống mà là “thứ cháo nguyên thuỷ” để từ đó xuất hiện sư sống trên hành tinh của chúng ta."
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Tuyên bố đã tìm được hạt của Chúa chỉ là tin đồn"

    "Bên dưới bài post, ông Woit vẫn cẩn thận lưu ý rằng, có thể thông tin nói trên chỉ là “một trò lừa, hoặc nếu tìm hiểu sâu hơn thì sẽ thấy thông tin trên “mất tích không còn tăm hơi”. Tuy nhiên, do ý nghĩa và mức độ hấp dẫn của thông tin, bài post này rất nhanh chóng đã được phát tán đi trên mạng Internet và đăng tải trên hàng loạt tờ báo, kể cả những tờ lớn như Wired hay Daily Mail

    Mặc dù vậy, theo Atlantic Wired, trên các trang blog của giới vật lý, bản ghi chú rò rỉ đang bị lôi ra mổ xẻ, săm xoi đến từng chi tiết nhỏ: Họ tranh cãi gay gắt xung quanh tính xác thực của thông tin, phán đoán về những phát hiện của Thụy Sĩ và thậm chí còn cá cược xem đây có phải là trò lừa.



    Về phần mình, khi bị báo giới chất vấn, người phát ngôn của CERN – nơi đang vận hành LHC cũng chỉ úp mở rằng “hiện vẫn là quá sớm để kết luận bên trong máy có thứ gì đáng giá hay không”. Song những thí nghiệm mà LHC tiến hành có thể không mang lại đủ dữ kiện để có thể kết luận chính thức về sự tồn tại hay không tồn tại của hạt Higgs.



    Ngay cả BBC cũng làm cho tình hình thêm phần phức tạp khi dẫn lời một chuyên gia về vật lý hạt tại CERN rằng ông này sẽ được “xem những hình ảnh đầu tiên của hạt Higgs trong tuần tới”."
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Hạt của Chúa sắp xuất hiện"

    "Thứ ba tuần tới (13/12/2011), các nhà khoa học dự kiến sẽ công bố kết quả của cuộc nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu mới nhất trong dự án nghiên cứu khổng lồ trị giá 6 tỷ bảng Anh tại nhà máy gia tốc hạt CERN, biên giới Pháp -Thụy Sĩ, gần Geneva.

    Một trong những mục tiêu chính của dự án này là chứng minh sự tồn tại 'Hạt của chúa' mà giới khoa học tin rằng, nó chính là hạt nhân hình thành nên vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm.


    Telegraph trích lời giáo sư John Ellis, một chuyên gia từng đứng đầu phòng vật lý lý thuyết tại CERN nói với BBC rằng, sự phấn khích ngày càng tăng ở các nhà khoa học làm việc trong dự án. Theo ông, tìm kiếm hạt 'Hạt của chúa' là mục tiêu cực kỳ quan trọng của vật lý hiện đại.



    "Những gì chúng tôi có vào lúc này là mô hình chuẩn, mô tả tất cả các vật lý hạt cơ bản. Chúng tôi đã tìm kiếm nó suốt 30 năm qua và cuối cùng, có thể nó ẩn dưới mặt sau của chiếc ghế sofa LHC. Chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm ra nó", giáo sư Ellis nói."

Chia sẻ trang này