1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động quay - bí quyết của tự nhiên!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 27/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Bigbang?"

    "Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.

    Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới."
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Vụ nổ Bigbang là gì?"

    "Kịch bản “thú vị” về Big Bang sau này được hỗ trợ bởi 3 dẫn chứng của Vật lý thiên văn.

    Thứ nhất, năm 1929, Hubble (Mỹ) chứng minh được sự dịch chuyển có hệ thống trong quang phổ của các thiên hà về phía màu đỏ, chỉ ra rằng chúng đang rời xa chúng ta với tốc độ tỷ lệ với khoảng cách tới chúng ta. Đó là dấu hiệu cho thấy rằng vũ trụ đang nở ra và không gian trong đó các thiên hà cùng chuyển động cũng đang nở ra theo thời gian.

    Thứ hai, năm 1965, Penzias và Wilson (Mỹ) khám phá : luồng bức xạ vô tuyến thể hiện những tính chất giống nhau trong mọi hướng và tương ứng với bức xạ nhiệt của vật đen ở nhiệt độ khoảng 3 độ K. Điều này phù hợp với giả định về vụ nổ Big Bang: bức xạ đó là thông điệp của ánh sáng cổ nhất đến từ vũ trụ ban đầu. Đó là những photon đầu tiên bắt đầu lan truyền tự do sau khi vũ trụ đã trở nên trong suốt và ánh sáng dịch chuyển về phía những bước sóng lớn.

    Thứ ba, từ những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều nguyên tố nhẹ như đơteri, heli 3, heli 4 và liti 7 trong vũ trụ, đặc biệt heli 4 chiếm đến 25% bất kể vùng không gian nào, phù hợp với giả định heli là chất khí sinh ra ở những khoảnh khắc đầu tiên của vụ nổ Big Bang.

    Từ những năm 1980, với sự phát triển của Vật lý hạt nhân và Vật lý lý thuyết gắn với nó, người ta giải thích được nốt 2 diều “khó hiểu” còn lại của Big Bang là sự vắng mặt của phản vật chất và không tồn tại sự cong của vũ trụ ở những quy mô lớn."
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Phát hiện lỗ đen siêu khủng bằng 10 tỷ mặt trời"

    "Còn theo DailyMail, quan sát thiên văn bằng kính Hubble suốt những năm qua đã cho thấy, những lỗ đen khổng lồ kiểu này thường tọa lạc ở trung tâm của mọi thiên hà: Thiên hà nào càng lớn thì lỗ đen càng to. Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện mới có thể giúp họ tìm hiểu vai trò của hố đen trong việc hình thành và tiến hóa của các thiên hà. "
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    "Siêu lỗ đen sắp nuốt đám mây bằng ba lần trái đất"

    "“Đây sẽ là lần đầu tiên chúng ta có thể chứng kiến một lỗ đen ăn như thế nào. Đó sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị”, tiến sĩ Stefan Gillessen, thuộc Viện nghiên cứu vật lý không gian Max Planck (Đức) và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên National Geographic.


    Tiến sĩ Gillessen cũng cho biết ‘bữa ăn’ này có khả năng kéo dài trong khoảng 10 năm. Nhờ đó, các nhà thiên văn học có nhiều thời gian nghiên cứu điều gì đang xảy ra xung quanh khi ‘gã khổng lồ’ nạp năng lượng.
    "
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Hạt neutrino dường như nhanh hơn ánh sáng

    Sau khi công bố phát hiện về việc hạt neutrino di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, các nhà vật lý châu Âu thực hiện lại thí nghiệm để kiểm chứng và có vẻ như kết quả thí nghiệm của họ không thay đổi.

    [​IMG]
    Các luồng hạt neutrino bay từ Geneva, Thụy Sỹ tới Gran Sasso, Italy thông qua đường ống khổng lồ.

    Vào tháng 9 các nhà vật lý của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) và Viện Vật lý Nguyên tử Italy (INFN) bắn 15.000 luồng hạt neutrino bằng máy gia tốc hạt lớn từ Geneva tới phòng thí nghiệm Gran Sasso tại Italy. Khoảng cách từ điểm bắn các hạt neutrino tới điểm đích của chúng là 732 km. Trong quá trình đo vận tốc các luồng hạt neutrino, một nhà vật lý vô tình nhận thấy tốc độ của chúng lớn hơn tốc độ ánh sáng.

    Phát hiện của CERN và INFN gây chấn động trong cộng đồng vật lý quốc tế, bởi nó mâu thuẫn với thuyết tương đối hẹp của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein, theo đó không có bất kỳ dạng vật chất nào trong vũ trụ có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng trong môi trường chân không. Thuyết tương đối hẹp là nền tảng của vật lý hiện đại và là cơ sở để giới khoa học giải thích mọi hiện tượng trong vũ trụ. Vì thế IFNF quyết định thực hiện lại thí nghiệm theo cách khác và trong điều kiện tốt hơn để kiểm chứng kết quả mà họ công bố hồi tháng 9.

    Lần này nhóm chuyên gia vật lý bắn hạt proton, chứ không phải hạt neutrino, bằng máy gia tốc hạt lớn. Sau hàng loạt tương tác phức tạp, các hạt neutrino được sinh ra từ luồng hạt proton và đâm xuyên qua lớp vỏ trái đất để tới Gran Sasso.

    Ông Fernando Ferroni, chủ tịch của INFN, hôm qua thông báo kết quả thí nghiệm vẫn không đổi. Mặc dù vậy, ông nhấn mạnh kết luận cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi các nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện thí nghiệm tương tự để đo tốc độ hạt neutrino, AP cho biết.

    Giới vật lý hy vọng các tổ chức nghiên cứu khác – chẳng hạn như Fermilab ở Mỹ - sẽ thực hiện các thí nghiệm độc lập để kiểm chứng tốc độ hạt neutrino.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ta đều biết thuyết "Vạn vật hấp dẫn" của Newton cho ta một hệ quả là

    thiên thể nào có khối lượng quá nhỏ sẽ không có khí quyển xung quanh mình

    Vì khối lượng nhỏ nên lực hấp dẫn nhỏ, hấp dẫn nhỏ sẽ không giữ được không khí.

    Nhưng theo quan niệm "Hấp dẫn là hiệu ứng cuốn của chuyển động quay" thì

    một thiên thể dù có khối lượng nhỏ, nhưng lại quay quanh mình với vận tốc lớn

    vẫn có thể giữ lại khí quyển xung quanh mình.


    Số liệu so sánh giữa Sao Diêm Vương (hành tinh lùn) và Mặt Trăng cho ta thấy điều này:

    Sao Diêm Vương:

    - Khối lượng: 12,5 × 10^21 - tức bằng 0,0021 Trái Đất.

    - Vận tốc quay tại xích đạo: 47,18 km/h

    - Khí quyển: Khí quyển Pluto là lớp khí mỏng thành phần gồm khí nitơ, mêtan, và cacbon mônôxít.

    Mặt Trăng :

    - Khối lượng: 7,347 673×1022kg - tức bằng 0,0123 Trái Đất

    - Vận tốc quay tại xích đạo: 16,65 km/h

    - Khí quyển: Mặt Trăng có khí quyển mỏng đến nỗi hầu như không đáng kể, với tổng khối lượng khí quyển chưa tới 10^4kg

    (^ = mũ)

    Như vậy Sao Diêm Vương có khối lượng nhỏ hơn Mặt Trăng
    nhưng có vận tốc tự quay quanh mình lớn hơn Mặt Trăng
    nên đã giữ (cuốn) được khí quyển bao quanh.

    Còn Mặt Trăng tuy khối lượng lớn nhưng quay chậm nên không giữ được khí quyển.

    Một số điều liên quan là:
    - Ảnh hưởng của hấp dẫn Trái Đất với khí quyển trên Mặt Trăng.
    - Thể tích Mặt Trăng và Sao Diêm Vương. (Khối lượng riêng).
    - Gia tốc trọng trường của Mặt Trăng lại lớn hơn của Sao Diêm Vương.
    - So sánh áp suất khí quyển của chúng.
  7. putch

    putch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2012
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    6
    Vậy rút cục thì theo bạn năng lượng là cái gì? Là một đặc tính của vật chất hay cũng là một substance như vật chất?

    Bạn hãy giải thích:
    - Tại sao 2 con quay lại không gắn lại với nhau?
    - Nếu việc quay sinh ra lực gắn các vật lại với nhau thì cái gì làm cho chúng đẩy nhau (như 2 điện tích cùng dấu chẳng hạn?)
    - Nếu việc quay sinh ra lực hút các vật lại với nhau thì cũng có nghĩa là lực hút phải liên quan tới tốc độ quay của các vật? Mối liên quan này là thế nào?
    - Trong thí nghiệm ****ndish các quả cầu đều không quay - vậy cái gì khiến chúng gắn lại với nhau?

    Có nghĩa là theo bạn năng lượng sinh ra vật chất? Tức là nó không phải là một đặc tính của vật chất? Vậy nhiệt năng là cái gì? động năng là cái gì? thế năng là cái gì? v.v..

    Chính xác phải là "Trọng lượng là lực mà vật tác động lên giá đỡ nó". Do đó khi lực này càng lớn ta nói vật càng nặng ---> xuất hiện khái niệm "sức nặng".

    Đến đây các khái niệm của bạn lộn tùng phèo hết cả: trọng lượng = khối lượng = năng lượng????
    Hơn nữa lại xuất hiện thêm khái niệm "trường hấp dẫn" - chả lẽ đây không phải là do khái niệm "lực hấp dẫn" của ông Newton mà bạn đã bác bỏ đó sao?
    Tóm lại từ những khái niệm ban đầu lộn xộn rồi thì mọi suy diễn sau đó tất không có gì để nói cả.

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bạn lại nhầm nữa rồi. Còn yếu tố nhiệt độ nữa --> xuất hiện lực đẩy ngược với lực hấp dẫn ---> sao Diêm vương còn khí quyển mà Mặt Trăng thì không. OK?
  8. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Bạn nắm rất chắc kiến thức vật lý cơ sở... Nhưng bạn chưa hiểu lý thuyết của tôi.
    Chắc do vướng phải tâm lý kì thị nên chưa đọc đã tức, không nhập tâm nổi!

    Vậy rút cục substance là gì? Tiếng Việt ta không thiếu từ ngữ cho bạn.
    Tôi không thích người chêm thêm ngôn ngữ khác chêm vào tiếng Việt. Trừ việc chú thích trong ngoặc mở rộng nghĩa.
    Theo bạn tại sao người ta lại gọi thứ ta chưa biết nó là gì nhưng vẫn "cảm thấy" được nó là năng lượng tối?

    1 - Theo bạn khi mặt trăng tiến sát trái đất, chúng có gắn với nhau không? Không gian xung quanh con quay có bị nó cuốn theo không?
    2 - Nếu hai con quay quay ngược chiều nhau chúng có đẩy nhau không? Điều gì sẽ xảy ra khi hai cơn lốc xoáy quay ngược chiều tiến lại gần nhau?
    3 - Quay càng nhanh hút càng mạnh.
    4 - Thí nghiệm đo hằng số hấp dẫn và lực hút ở hai vùng cực đang là hai điều tôi suy nghĩ.

    1 - Tôi nói câu đó chỗ nào? Bạn cứ hình dung thế này: Nếu năng lượng là vật chất, thì vật chất là chất rắn (hai thể còn lại là lỏng và khí). 0k?
    2 - Không hiểu!

    1 - Ai đang lộn tùng phèo? Đọc lại bài của tôi chút nhé! Tôi tóm tắt thế này:
    - Khối lượng: số lượng tập trung hạt cơ bản vào một vật.
    - Trọng lượng: khối lượng trong trường hấp dẫn
    - Năng lượng: là thế giới thực tại khách quan...
    2 - Có ai nói tôi bác Newton đâu nhỉ?
    Vùng ảnh hưởng của một vật thể quay, tôi gọi là trường quay - nếu điều đó làm bạn cảm thấy mới mẻ!

    Đây là link của Diêm Vương tinh. Bạn hãy chỉ ra điều bạn nói (yếu tố nhiệt độ) giúp!
  9. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Bạn hiền bên trên ơi!!!

    Các hành tinh càng xa mặt trời càng giữ được khí quyển cho mình. Những hành tinh xa nhất thậm chí có cấu tạo hoàn toàn bằng khí, thậm chí là khí ở thể rắn.

    Do vậy, cuốn với xoắn chẳng có tác dụng gì. Bạn nên xem lại, đừng gán cho Anhxtanh những thứ chính ông ta cũng chẳng tưởng tượng ra.

    Cho đến bây giờ, mà vẫn không thấy là, bao nhiêu hoang đường, bao nhiêu giải Nobel bửn đều nằm trong vũ trụ, (nơi rất khó để kiểm chứng) - thì chỉ có những thằng liệt não.

    Mình chỉ ra cho bạn làm điều này có ích hơn, thay vì tưởng tượng xoắn với quay nhé, nhưng vì chúa hãy giữ kín kẻo lộ mà làm các mod trong này thấy hổ thẹn.

    1. Cho đến tận lúc này, người ta vẫn tính khoảng cách đến các ngôi sao, các thiên hà bằng công thức lượng giác. Tức là lợi dụng 2 đầu quĩ đạo trái đất và 2 góc. Trong cái tam giác này dĩ nhiên, chả có không thời gian cong, chả có xoắn với cuốn chi mô. Vậy bạn tính xem, một cái tam giác có 2 cạnh dài như vậy thì sai số góc dẫn đến sai số khoảng cách là bao nhiêu?

    2. Cho đến tận lúc này, người ta vẫn tính khối lượng các vì sao, các thiên hà bằng độ sáng!!! Khi thấy thiếu thì thêm vào vũ trụ vô số thứ lằng nhằng: vật chất tối, năng lượng tối,,, mấy cái món quái gở này chẳng nằm ở đâu trong lý thuyết cấu trúc hạt hạ nguyên tử cả. Ngạc nhiên chưa! Bạn thử đọc mấy gã Nobel xem chúng giải thích lằng nhằng như một thằng tâm thần vậy. Hay lắm, đọc đi.


  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Thú thật tôi không hiểu lắm bài viết của bạn. Có vẻ bạn đang viết cho tôi nhưng lại dè chừng một ai đó?
    Tôi xây dựng một lý thuyết và để đó - chả gì cả... Tôi chưa bao giờ tôi nằng nặc cho rằng nó đúng cả. Bạn cứ yên tâm là vậy! Hãy thư thái!
    Tôi cũng chả đánh cược gì với nó cả! Ai lại đánh cược tương lai với một ảo ảnh?
    Thấy những suy nghĩ đến thì viết ra vậy thôi! Hiện giờ tôi đang tìm những bằng chứng để loại bỏ nó.
    Tôi cũng luôn mong được mọi người (trong đó có bạn) giúp đỡ... Nhưng nếu viết được lịch sự hơn một chút thì tốt quá!

    1 - Đây là link của một bài báo khoa học: Link

    Ở mục 7 có viết:
    7. Tại sao hệ mặt trời lại kỳ lạ như vậy
    Khi các nhà thiên văn học và nhà quan sát vũ trụ phát hiện những hành tinh xa lạ quay quanh các vì sao, họ biết được rằng hệ mặt trời của chúng ta có nhiều đặc tính kỳ lạ.
    Ví dụ, dù cực kỳ khác biệt, nhưng 4 hành tinh ở trong cùng của hệ mặt trời đều có lớp vỏ ngoài được tạo thành từ đá và lõi làm từ kim loại. 4 hành tinh ngoài cùng của hệ mặt trời lại hoàn toàn khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình hình thành hành tinh với hy vọng giải thích sự hình thành của hệ mặt trời, nhưng họ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

    Tức là các hệ các sẽ không như vậy. Mong bạn đừng lấy một cái "hiện tượng" để quy kết cái bản chất!
    Tôi mong bạn đưa ra bài viết làm căn cứ cho phát biểu (tôi bôi chữ đỏ) của bạn!

    2 - Quay lại bài cuốn là động từ, xoắn là tính từ (mô tả). Mong bạn xác định rõ nghĩa của từ!
    Trong cuộc sống thì người ta dùng động từ vặn (hay vắt) để làm thứ gì đó bị xoắn đi.

    Và xin hỏi tôi gán cho Einstein điều gì? Vì tôi không nhớ mình làm điều đó chỗ nào nữa?

    3 - Thì lủng củng quá! Tôi chả hiểu bạn muốn nói gì. Hãy hoàn thiện khả năng viết của mình trước khi muốn làm một nhà khoa học.
    Và trong tiếng Việt không có từ bửn. Chỉ có từ bẩn thôi. Và nhà khoa học ít dùng từ này. Vì người ta hiểu là cố hạ thấp người khác chỉ chứng tỏ một điều là ta đang ở bên dưới họ.

    4 - Rất cảm ơn những chỉ giáo của bạn! Mình sẽ cố gắng lưu ý vì hàng ngày mình đọc rất nhiều thứ. Nhất là những gì mình yêu thích. Không nhất thiết phải là khoa học, là vật lý.

    Theo bạn (đỏ) tại sao lại thiếu? Có phải do chúng ta chưa hiểu hết tự nhiên không? - Điều đó thể hiện qua các thuyết.

    Thank!

Chia sẻ trang này