1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động quay - bí quyết của tự nhiên!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 27/11/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Oạch, lý thuyết gì toàn bắt hiểu nôm na thế này =))
    Cho đến nay, xin vui mừng thông báo là chưa ai có thể phản bác lại thuyết của ntt, cho nên chí ít là thuyết đó đúng trên toàn lãnh thổ box Vật lý này rồi, các bạn đừng mất công tranh luận nữa nhé! [:D]
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Ồ, lại mắc cái bệnh tưởng người khác nghĩ giống mình!
    Không viết được công phu vì bận quá.
    Copy lý thuyết của mình dán vào đây thì mình không thích.
    Link lý thuyết đây.

    Mình cũng thấy mình tuyên truyền hơi nhiều.
    Gác lại, chờ thời gian nữa, có các kết quả thực nghiệm mới cũng chưa muộn.
    Dành cả cho các đàn anh hướng dẫn các em. Để có nhiều cái mới...
    Hàn lâm bệnh quá cũng ít khách.
    Sorry!
  3. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Khám phá kinh ngạc về sự hình thành của hành tinh

    Dựa trên sự hỗ trợ của kính viễn vọng ALMA, các nhà thiên văn học thế giới vừa công bố một khám phá mới có thể làm thay đổi mọi lý thuyết từ trước đến nay về sự hình thành của các hành tinh, trong đó có Trái đất.

    Trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất còn có 3 hành tinh có bề mặt gồm nhiều núi đá khác là sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa. Những hành tinh này đều có một bề mặt cứng với lõi là các kim loại nặng. Trong khi đó những hành tinh có kích thước rất lớn khác, ví dụ như sao Mộc hay sao Thổ, thực chất chỉ là những quả cầu khí khổng lồ.

    Phát hiện mới cho rằng trong vũ trụ những hành tinh có bề mặt gồm nhiều đá có thể còn phổ biến hơn những gì con người từng nghĩ. Nghiên cứu này vừa được trình bà trong cuốn tạp chí thiên văn học Astrophysical Journal of Letters số ra ngày 30/11.

    [​IMG]
    Một ngôi sao lùn trong vũ trụ

    Bằng việc sử dụng kính viễn vọng hiện đại nhất thế giới ALMA được đặt trên đỉnh núi cao 5000m tại Chile, các nhà thiên văn học đã quan sát kỹ một sao lùn màu nâu có tên ISO-Oph 102. Đây là một vật giống như một ngôi sao nhưng do kích thước quá nhỏ nên không thể tỏa sáng.

    Theo lý thuyết đã được công nhận từ lâu thì những hành tinh có bề mặt gồm nhiều đá được tạo thành từ sự va chạm ngẫu nhiên của các mảnh vụn cực nhỏ trong đĩa bụi vật chất tồn tại xung quanh một ngôi sao. Những mảnh vụn này, giống như muội than, dính vào nhau và lớn dần lên.

    Các nhà khoa học cho rằng bề ngoài của những ngôi sao lùn có cấu tạo khác. Họ tin rằng những mảnh vụn này không thể dính vào nhau bởi những đĩa bụi đó rất mỏng, thưa thớt. Ngoài ra những mảnh vụn thường di chuyển với tốc độ quá cao nên không thể dính vào nhau trước khi va chạm.

    Nhưng với đĩa bụi vật chất quanh sao lùn ISO-Oph 102, các nhà thiên văn học lại tìm thấy những vật chất mà, ít nhất thì theo họ, cũng khá lớn. Đó là những hạt có kích cỡ vài milimet.

    Những hạt bụi cứng ở kích cỡ đó lẽ ra không thể được tạo thành ở những vùng có nhiệt độ thấp ở ngoài dìa đĩa bụi vật chất của sao lùn. Nhưng sự thực có vẻ chúng vẫn hình thành”, Luca Ricci nhà khoa học đến từ Viện công nghệ California và là trưởng một nhóm các nhà thiên văn học đến từ Mỹ, châu Âu và Chile khẳng định.

    Chúng tôi không dám chắc liệu cả một hành tinh có bề mặt gồm nhiều đá sẽ có thể hình thành tại đó, hoặc đã hình thành, nhưng chúng tôi đang được thấy những bước đầu tiên. Do đó chúng ta sẽ phải thay đổi những nhận định từng có về điều kiện cần thiết để các khối vật chấn rắn lớn dần lên”, Ricci quả quyết.

    Theo Dân Trí​

    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    Đỏ: mình đề xuất chuyển động quay.
  4. 680089

    680089 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bác chủ topic này đã quyết tâm hồi sinh cho topic sau sinh nhật đầu tiên. Nhưng có vẻ bác vẫn quên và chưa ai nhắc lại cho bác rằng: tranh luận về vật chất và năng lượng cũng như nói về con gà với quả trứng vậy!
    - Đành rằng hầu như mọi thực thể vật chất tồn tại thì đều có vận động tự quay, nhưng không phải sự tự quay này sinh ra năng lượng, mà năng lượng được tích trữ trong vật tự quay dưới dạng momen động lượng được bảo toàn (đã được chứng minh và thừa nhận)
    - Những vật thể ban đầu có thể không có vận động tự quay, nhưng do những va chạm trên đường di chuyển, dần dần chúng cũng sẽ tự quay - năng lượng của vụ va chạm được tích trữ như nói trên. Một số khác thì gia nhập ngay vào vật thể tự quay, dần dần ta sẽ càng ít thấy các vật không tự quay mà thôi.
    - Ta có cảm giác như vật tự quay hút các vật khác vì nó là 1 con quay thì trục của nó khó chuyển dời (hiệu ứng con quay) nên khi lực hấp dẫn xuất hiện giữa 2 vật thì vật tự quay có xu hướng "đứng yên", còn vật không tự quay sẽ "lao vào"
  5. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Box vật lý bấy nay được 680089 chăm lo nhiệt tình nên khá sôi động, quả thật mình thấy vui và rất trân trọng, trân trọng!

    Gần đây KHKT phát triển nên các nhà KH đã quan sát được vũ trụ nhiều hơn, đưa ra được nhiều kết quả quan sát mới.
    Cùng với đó là việc bố trí các siêu thí nghiệm đắt tiền, dù kết quả chưa được mỹ mãn, nhưng có vẻ chúng ta đang dần tiệm cận được chân lý.

    Khoan hãy bàn về những điều to tát, hay tranh luận về vấn đề rất khó ngã ngũ là "vật chất - năng lượng",
    ở bài post mới này mình chỉ muốn bàn về sự vận động của một 'dúm' vật chất nằm rìa một ngôi sao lùn thôi.

    Tranh cái về vấn đề "vật chất - năng lượng" lẽ không phải chỉ là vấn đề của vật lý: quan sát, thực nghiệm, phát biểu mà còn là vấn đề của tôn giáo: triết lý, niềm tin...
    Sau vấn đề đó - vũ trụ đang vần vũ - sự vận động của thế giới vật chất là có thật, rất trực quan. Câu hỏi: "Các hành tinh được hình thành như thế nào?" là một câu hỏi rất cơ bản.

    Từng có nhiều giả thiết về sự hình thành của vệ tinh trái đất - mặt trăng - nhưng có 3 đề xuất giá trị nhất là: tách đôi, bắt giữ và cùng hình thành.
    Hay giả thiết về sự hình thành của thái dương hệ - hệ mặt trời - của chúng ta.

    "Hệ Mặt Trời hình thành từ sự suy sụp hấp dẫn của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây 4,568 tỷ năm trước. Đám mây tổ tiên này có kích cỡ vài năm ánh sáng và có khả năng một vài ngôi sao đã sinh ra từ đám mây này. Tinh vân Mặt Trời có khả năng hình thành từ mảnh vụn của vụ nổ sao siêu mới thế hệ trước.

    Khi vùng mà trong tương lai sẽ trở thành hệ Mặt Trời, gọi là tinh vân tiền Mặt Trời, suy sụp, theo định luật bảo toàn động lượng thì đĩa tinh vân này sẽ quay nhanh hơn. Vùng trung tâm, nơi tập trung nhiều khối lượng nhất, sẽ trở lên nóng hơn so với đĩa quay xung quanh. Khi tinh vân này co lại và quay nhanh hơn, nó trở lên phẳng hơn và hình thành đĩa tiền hành tinh quay quanh tâm với đường kính gần 200 AU và một vùng trung tâm nóng, đậm đặc chứa tiền sao. Ở thời điểm này trong sự tiến hóa của nó, Mặt Trời được cho là ngôi sao thuộc kiểu sao T Tauri. Việc nghiên cứu sao T Tauri cho thấy chúng thường đi kèm với một đĩa tiền hành tinh với khối lượng đĩa bằng 0,001–0,1 khối lượng Mặt Trời, và phần lớn khối lượng của tinh vân thuộc về ngôi sao. Các hành tinh hình thành từ sự bồi tụ từ đĩa này."

    Trong sự hình thành này người ta có nói đến hấp dẫn và sự quay.
    Các đoạn văn bản được bôi bằng ba màu kia cho thấy sự quay là rất quan trọng trong quá trình hình thành hệ mặt trời.

    Suy sụp hấp dẫn của đám mây phân tử liệu có phải là sự dừng quay.
    Tức năng lượng (động lượng) quay của đám mây không đủ lớn để kéo lượng vật chất của đám mây đó quay tiếp.
    Khi trút bỏ được lượng vật chất ngoài rìa, khối ở lõi tất nhiên sẽ quay nhanh hơn, kéo lượng vật chất vào tâm, nén lại bùng cháy rồi tỏa sáng (sao).

    Ở đâu cũng có đồng thời khái niệm hấp dẫn và sự quay đến đến mức nếu 'ngộ nhận' mà cho rằng chính sự quay tạo ra hấp dẫn thì cũng không có gì sai cả.

    Và cuối cùng ta lưu ý là hệ mặt trời nằm trên một "cái đĩa" dẹt. Hấp dẫn của Newton là đẳng hướng, chính sự quay mới tạo hình như thế.
  6. kingbox3101

    kingbox3101 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    293
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này