1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động tiến động.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi FromtheStars, 31/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Chuyển động tiến động.

    Có Bác nào biết rõ lý thuyết về dạng chuyển động này không nhỉ? Nhờ các Bác giải thích hộ với.
    Thanks!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Một ví dụ:
    Mời các Bác phân tích chuyển động:
    http://www.youtube.com/watch?v=8H98BgRzpOM&feature=related
    Thanks.
  3. vatlytoet

    vatlytoet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Khi một vật quay tít, nó có khuynh huớng giữ cho trục quay của nó không thay đổi. Nhờ đó nguời ta tạo ra con quay hồi chuyển, để xác định chính xác vị trí trên trái đất, thay vì dùng la bàn. Cũng nhờ tính chất này mà nguời ta chạy xe hai bánh đuợc dễ dàng, và càng chạy nhanh thì càng khó đổ.
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Khuynh hướng như thế nào?
    Ai chả biết là nó chế tạo con quay hồi chuyển. Quan trọng là tôi muốn nói tới định luật bảo toàn mo men động lượng.
    Chuyển động tiến động là một bí mật quan trọng của sự vận động của vật chất. Nó là sự bất biến trong vô vàn sự biến động của vận động vật chất. Nó luôn chỉ về một hướng. Nó đặc biệt hữu ích trong công nghệ không gian. Nhờ nó mà ta biết được một tham số về tọa độ (trong hệ tọa độ cực), còn một tham số nữa thuộc về công nghệ thông tin, viễn thông để điều chỉnh quỹ đạo của khí tài (tên lửa chẳng hạn)
    http://www.youtube.com/watch?v=SaFqgU-MaME&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=Y1YV9uacyTI&feature=related
    http://www.youtube.com/watch?v=KU11sZnwGH8&feature=related
    Hồi xưa học, các thầy giáo dạy rất qua loa về vấn đề này. Có thể xã hội không quan tâm tới nó. Nhưng tôi lại cảm thấy rằng: Đây là một bí mật quan trọng của tạo hóa cần phải khám phá.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thực ra ở việc chạy xe, cái quan trọng để giữ thăng bằng là mình có thể điều chỉnh tay lái để hợp lực tác dụng lên xe, bao gồm cả lực ly tâm, luôn rơi trên đường nối bánh trước và bánh sau. Còn với hai cái bánh nhẹ hều thì momen động lượng của nó có được bao nhiêu đâu. Nếu bạn chạy xe nhanh mà tay lái bị ngẹt thì đảm bảo vẫn ngã như bình thường .
    Còn việc áp dụng định luật bảo toàn momen động lượng trong thực tế thì có nhiều rồi. Nhưng thực ra nó ít có trong các ngành kỹ thuật thông thường. Nếu from star mà học vật lý lý thuyết thì mới nên trách các thầy nhé
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vào cãi nhau cho vui. Lâu rồi box có vẻ vắng.
    Có thằng nó phân tích cái bánh xe như sau:
    http://www.youtube.com/watch?v=-TqC6dIFOSM&feature=related
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cái quan trọng là biết lái xe, thế mới phải tập đi xe đạp. Còn chạy càng nhanh càng khó đổ thì người chưa biết đi xe đạp chắc ngồi lên rồi có ai đẩy cho một cú thật mạnh là chạy vèo vèo không ngã ấy nhỉ?
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vào vấn đề chính thôi. Cách đi xe đạp sẽ tính sau, nhưng chắc chắn việc không ngã là nhờ định luật bảo toàn mo men động lượng:
    mômen động lượng của một hệ không đổi khi hệ chịu tổng cộng các mômen ngoại lực bằng không.
    Tiếp về cái bánh xe đạp.
    Họ diễn giải bằng trực quan rất sinh động và dễ hiểu.
    (Tiếp).
    http://www.youtube.com/watch?v=OgceyyQspnA&NR=1
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ở đây ta thấy.
    Ω = R.g/?.r2
    Ω: Vận tốc góc quay ngang của bánh xe.
    R: Khoảng cách từ bánh xe đến điểm gối đỡ trục bánh xe.
    ?: Vận tốc góc tự quay quanh trục bánh xe.
    r: Bán kính của bánh xe.
    Dễ dàng nhận thấy: Khi ? tăng Ω sẽ giảm xuống. r tăng Ω cũng giảm xuống. R giảm xuống ~ 0, Ω cũng giảm 0.
    Khi đó ta có một con quay hồi chuyển, luôn chỉ về một phía, một trục cố định nếu R đủ nhỏ, ?, r đủ lớn để có thể xem Ω là bằng 0.
    Ở đoạn nói về con quay hồi chuyển trong máy bay. Mấy cái vòng giá bên ngoài xoay là do máy bay lộn hoặc quay vòng mà gây ra. Bản chất con quay hồi chuyển vấn đứng yên đúng vị trí của nó.
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Có hai yếu tố có thể dẫn đến ngã xe:
    1. Yếu tố này là do:
    + Ngoại lực tác dụng vào hệ quá lớn, trong khi đó vận tốc góc của bánh xe đủ nhỏ (giống như con quay sắp đổ). Ngoại lực này là do ma sát của mặt đất, tác dụng vào xe. Đường không bằng phẳng, gồ ghề, làm thay đổi hướng đột ngột, tạo ra mô men lực lớn, đồng thời ma sát làm giảm vận tốc góc của bánh xe.
    2. Yếu tố do tâm lý người lái xe.
    Khi chưa biết lái xe, không cảm nhận được yêu cầu nội tại của hệ. Muốn hệ cân bằng phải không tác động vào xe. Nhưng do đường xá không bằng phẳng, đổi hướng liên tục nên bắt buộc con người phải triệt tiêu các ngoại lực tác động vào để hệ được ổn định. Do ma sát và thất thoát động năng, còn phải duy trì vòng quay nhất định của bánh xe thì xe mới không đổ.
    Vậy học lái xe là học cách cảm nhận sự tác động của mặt đường đến sự vận hành của hệ => tạo ra mo men lực để triệt tiêu nó.
    Nếu mặt đường bằng phẳng, với tốc độ xe nhất định, có thể thả tay lái mà xe vẫn không đổ. Xe chỉ đổ khi con người tạo một momen lực lớn quá mức cần thiết , thay đổi quỹ đạo bánh xe.
    Nếu không biết lái xe, cho ngồi lên xe rồi đẩy mạnh, xe sẽ không đổ với vận tốc nhất định với điều kiện người ngồi trên xe đừng tác động vào ghi đông và thả lỏng người để nó vận động theo quy luật nội tại của nó.

Chia sẻ trang này