1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển động tiến động.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi FromtheStars, 31/05/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ông này éo biết gì mà hay to còi.
    Vấn đề gì thì nói thẳng ra. Úp úp mở mở. Chắc gì Ông đã biết cái gì.
    Nói ''''thánh'''' nói ''''tướng'''' ghê? Chưa chắc đã hiểu ra vấn đề bằng Vậtlýtoét.
    Nên nhớ đây là chuyển động quay và đang bàn về một chuyển động khác chuyển động bình thường - chuyển động tiến động.
    Và định luật bảo toàn mo men động lượng là có áp dụng định luật 2 của Newtơn. Thế thôi, việc gì phải lôi cả 3 định luật vào đây?
    Được FromtheStars sửa chữa / chuyển vào 18:27 ngày 08/06/2010
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Định luật 2 Newton phát biểu, tôi giám đồ rằng Dangiaothong hiểu sai bản chất vấn đề:
    Biến thiên động lượng của một vật theo thời gian tỉ lệ với tổng lực tác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực.
    Anh ta nghĩ rằng khi đi trên mặt đất bằng phẳng vật không chịu tác dụng của ngoại lực nào và do đó động lượng của vật thể không bị hao tổn hoặc nếu có thể bị hao tổn sẽ là do lực ma sát tác dụng vào bánh xe.
    Xin thưa đó là trường hợp lý tưởng, khi bánh xe ''thẳng đứng'' và phản lực của mặt đất đi qua tâm bánh xe.
    Nhưng thực tế, không có chuyện đó và cũng không có vật quay nào đứng thẳng ''lý tưởng'' như vậy và phản lực của mặt đất luôn lệch với tâm của bánh xe và cắt trục bánh xe tại một điểm cách nó là R.
    Do đó Ω = R.g/?.r2 luôn khác không => Bánh xe luôn xoay quanh điểm có bán kính R với vận tốc góc Ω khác 0. Do vậy để bánh xe tiếp tục chuyển động thẳng => luôn phải chỉnh tay lái hoặc nghiêng người bên này, bên kia để Ω luôn đổi dấu: + sang - và ngược lại. Cứ thế mà dao động xung quanh điểm cân bằng lý tưởng.
    Thế bánh xe mới bị ''lắc lư'' để xe tiếp tục đi thẳng.
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trước tiên xin nhắc nhở là đừng văng từ đệm ở đây, người ta có thể dùng nó để đánh giá con người có giáo dục và văn hóa hay không, còn mình thì sẽ xử lý nếu tái phạm. Bạn có thể dùng từ đó trong nhà bạn, nếu thích, và chỉ nên như thế!
    Thứ hai là tất cả mọi trường hợp đều phải quy về lý tưởng để giải quyết. Từ lý tưởng đó người ta mới đi giải quyết các trường hợp cụ thể phức tạp hơn. Trước tiên xin hỏi bạn trường hợp lý tưởng thì sẽ thế nào?
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vàng 1: Không ai cấm ''dựa'' vào trường hợp lý tưởng (chứ không phải quy).
    Nhưng để làm thịt gà, không thể mang hết tất cả dụng cụ ra để làm gì. Không cần búa, không cần kéo chỉ cần con dao để cắt tiết thôi.
    Thế thì dựa vào trường hợp lý tưởng như thế nào?
    Mọi bài toán đều phải giải dựa vào sự mô phỏng vận động thực tiễn của vật chất. Trường hợp lý tưởng là siêu hình, là tưởng tượng. Cho nên bao giờ cũng có sự sai khác với thực tiễn. Và để ''giải quyết'' nó bao giờ cũng phải so sánh nó với trường hợp lý tưởng để tìm ra sự khác biệt, nguyên nhân gây ra sự khác biệt đó. Như vậy là đã tìm ra ''thủ phạm'', và đó cũng chính là mục tiêu của lời giải.
    Vàng 2. Trường hợp lý tưởng thế nào ư? Thật nực cười.
    Trường hợp lý tưởng của Mr Dangiathong nói đến (tức 3 định luật của Newton) theo tôi hiểu đó là bánh xe chuyển động và thẳng đứng tuyệt đối so với mặt đất. Tức là phản lực, lực hấp dẫn đối với bánh xe là đi qua tâm của bánh xe. Tức là mo men lực bên ngoài tác động vào hệ bằng 0. Và việc mặc định điều kiện đó đã khiến cho người giải có thể bỏ qua tác dụng của lực hấp dẫn. Qua đó ta thấy biểu thức:
    Ω = R.g/?.r = ^z(0)*0/?.r = 0
    Tức xem bánh xe không xoay theo hướng nào cả mà chỉ đi thẳng.
    Còn thực tế thì sao? Không có bánh xe nào mà phản lực của mặt đất lại đi qua tâm bánh xe, do đó không thể bỏ qua mo men lực của nó tác dụng vào trục bánh xe. Đây là vấn đề cần giải quyết chứ không phải lôi 3 định luật New ton ném vào đây là coi giải xong bài toán.
    Có thể với r bánh xe rất bé, bánh xe có chiều rộng lớn => phản lực của mặt đất có thể thường nằm trong diện tiếp xúc của bánh xe với mặt đường (đi qua trọng tâm của bánh). Lúc này có thể áp dụng trường hợp lý tưởng được. Tuy nhiên trên thực tế, người ta ít dùng loại bánh xe này bởi ma sát với mặt đường rất lớn cản trở chuyển động và gây khó khăn tại những chỗ cua, ngoặt xe.
    Do vậy, để hiểu được người khác nói gì thì đôi khi cũng cần phải có tư duy tương đương hoặc phải cao hơn mới hiểu được. Ít ra cũng cần một tâm thế ''cầu tiến''.
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Rõ ràng, với 3 định luật của Newton người ta chưa thể phát minh ra con quay hồi chuyển.
    Nhưng có thêm định luật bảo toàn mo men động lượng, người ta đã có thể phát minh ra con quay hồi chuyển và giải thích được các hiện tượng trong việc đi xe 2 bánh.
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lạy hồn, có cho vàng mình cũng không dám nhận là tư duy tương đương với những người như bạn, Trong đây may ra chỉ có VLV hay ntt là đủ tầm như bạn nói.
    Còn về con quay hồi chuyển thì chẳng ai chờ cái định luật bảo toàn kia mà phát minh ra cả. Thứ hai nữa là giải thích việc thăng bằng khi đi xe đạp là bạn tự nghĩ thế, chứ chưa thấy ai công nhận cùng với bạn.
    Mình không thích nhặt sạn nhưng để thể hiện tầm cao của tư duy thì nên đừng viết những câu hở đầu hở đuôi, ví dụ như chính bạn nói phương của phản lực lên bánh xe thay đổi liên tục, từ bên này sang bên kia, tức là phải có một lúc nào đó nó thẳng đứng đi qua trục bánh xe, chứ không phải là không bao giờ như thế, phải không?
    Mình cũng định nghĩa cho bạn một ít về người có tư duy cao, nếu bạn thỏa mãn thì mình công nhận. "Người có tư duy cao là người có khả năng trình bày vấn đề cho người bình thường có tư duy thấp hơn hiểu được.
    Bạn có nhận thấy là bạn trình bày rất nhiều vấn đề từ trước đến giờ mà không ai hiểu được (có thể là không ai thèm hiểu) không? Bệnh đấy, rất gần với sự vĩ cuồng!
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vàng: Thì có sao? Nó đi qua điểm cân bằng đó chứ nó có đứng ở đó không?
    Với một người bình thường cũng hiểu rằng ''con lắc'' nó cũng liên tục dao động và đi qua điểm cân bằng chứ không bao giờ đứng ở vị trí cân bằng.
    Không có sự cân bằng tuyệt đối.
    Bản chất vật chất là vận động không ngừng, không có môi trường cho sự ''yên tĩnh'', ''ổn định'' tuyệt đối như lý tưởng. Ờ mà chắc chỉ có trong ''lỗ đen'' nhỉ? Đối với ''con lắc'' hoặc bánh xe cũng vậy. Ờ, cứ cho là bánh xe chuyển động đều trong điều kiện lý tưởng, tuyệt đối rằng thì là phản lực qua tâm bánh. Nhưng trái đất đâu có đứng yên? Khi quyển trái đất đâu có đứng yên, tâm lý người lái đâu có ổn định. Bản chất vận động của vật chất thúc đẩy mọi thứ phải chuyển động và phá vỡ sự cân bằng lý tưởng. Phương phản lực lên bánh xe thay đổi liên tục từ trái sang phải và ngược lại (so với tâm của bánh xe nhé) có nghĩa rằng nó đi qua trường hợp lý tưởng với một thế năng hoặc động năng nào đó, chứ không chuyển động quay trong điều kiện lý tưởng đó mà cho đồng chí tư duy.
    Diễn đàn này vắng bóng như ''Chùa bà đanh'' chắc cũng có một phần đóng góp của ''tư duy siêu hình'' của đồng chí.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Vàng: Thì có sao? Nó đi qua điểm cân bằng đó chứ nó có đứng ở đó không?
    Với một người bình thường cũng hiểu rằng ''con lắc'' nó cũng liên tục dao động và đi qua điểm cân bằng chứ không bao giờ đứng ở vị trí cân bằng.
    Không có sự cân bằng tuyệt đối.
    Bản chất vật chất là vận động không ngừng, không có môi trường cho sự ''yên tĩnh'', ''ổn định'' tuyệt đối như lý tưởng. Ờ mà chắc chỉ có trong ''lỗ đen'' nhỉ? Đối với ''con lắc'' hoặc bánh xe cũng vậy. Ờ, cứ cho là bánh xe chuyển động đều trong điều kiện lý tưởng, tuyệt đối rằng thì là phản lực qua tâm bánh. Nhưng trái đất đâu có đứng yên? Khi quyển trái đất đâu có đứng yên, tâm lý người lái đâu có ổn định. Bản chất vận động của vật chất thúc đẩy mọi thứ phải chuyển động và phá vỡ sự cân bằng lý tưởng. Phương phản lực lên bánh xe thay đổi liên tục từ trái sang phải và ngược lại (so với tâm của bánh xe nhé) có nghĩa rằng nó đi qua trường hợp lý tưởng với một thế năng hoặc động năng nào đó, chứ không chuyển động quay trong điều kiện lý tưởng đó mà cho đồng chí tư duy.
    Diễn đàn này vắng bóng như ''Chùa bà đanh'' chắc cũng có một phần đóng góp của ''tư duy siêu hình'' của đồng chí.
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có khả năng đọc hiểu tiếng Việt không vậy? Chỉ cần nó có đi qua thì bảo "Không bao giờ đi qua" khác nào tự vả vào mồm mình???
    Thế tư duy của đồng chí thuộc loại gì, đã được nhà nghiên cứu nào định nghĩa chưa? Huyễn hoặc mình gớm nhỉ? Biện chứng à? Hay là bao biện chứng? Viết vài câu khoa học nhẹ nhàng đã hở toác đầu đuôi mà cũng lên mặt ác nhỉ? Hay tự nghĩ mình ở tầm cao thì thích viết gì thì viết?
    Đồng chí có thể cho biết ngày xưa đồng chí từng được cao nhất và thấp nhất mấy điểm môn vật lý không?
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Có khả năng đọc hiểu tiếng Việt không vậy? Chỉ cần nó có đi qua thì bảo "Không bao giờ đi qua" khác nào tự vả vào mồm mình???
    Thế tư duy của đồng chí thuộc loại gì, đã được nhà nghiên cứu nào định nghĩa chưa? Huyễn hoặc mình gớm nhỉ? Biện chứng à? Hay là bao biện chứng? Viết vài câu khoa học nhẹ nhàng đã hở toác đầu đuôi mà cũng lên mặt ác nhỉ? Hay tự nghĩ mình ở tầm cao thì thích viết gì thì viết?
    Đồng chí có thể cho biết ngày xưa đồng chí từng được cao nhất và thấp nhất mấy điểm môn vật lý không?

Chia sẻ trang này