1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện du lịch Trường Sa

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi loops, 10/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Chuyện du lịch Trường Sa

    Gần đây nghe dư luận xôn xao về chuyến đi Trường Sa, thấy vui quá. Trước đây tôi có dịp đi Trường sa, vào đầu năm 1999. Hồi đấy Trường Sa còn xa xôi với đất liền lắm, chứ không như bây giờ. Nên một số thông tin trong bài nhật ký không còn được cập nhật, các bác gần đây đã đi Trường Sa, đặc biệt là bác Bfut, thấy gì sai thì sửa hộ nhé.
    Rất tiếc cuộn phim chủ yếu chụp về Trường Sa lúc về lại bị rơi xuống nước nên hỏng hết, không upload mấy cái ảnh lên để so sánh với ảnh của bác Bfut được. Các bác khác có thông tin gì hay thì bổ sung nhé.
  2. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Xin được bắt đầu từ đoạn kết của bài ký này
    CHUYỆN TRƯỜNG SA
    Có những phút làm nên lịch sử
    Có cái chết hóa thành bất tử​
    Chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên nơi chốn thành thị, luôn được ăn bát cơm nóng, mặc áo ấm, ngủ chăn bông. Chiều đi làm về thì khề khà uống bia hơi, rồi cafe, ca nhạc, nhảy nhót. Những thú vui đã thành một thói quen và trở nên rất bình thường. Ai cũng có thể nói rằng mình yêu nước, nhưng nhiều người trong số đó không thể xác định được mình yêu nước theo kiểu gì, và phải làm gì.
    Thì đấy, giờ đây, khi chúng tôi đang ngồi trong phòng điều hòa, xem phim và uống Coca, thì họ, những con người đến từ mọi miền tổ quốc, lại lặng lẽ ôm súng đứng gác giữa biển trời bao la. Và khi với những bữa cơm hàng mấy tuần không có một cọng rau, thì họ vẫn vô tư, vẫn yêu đời, vẫn ca khúc hát: Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
    Lại muốn mượn một câu nói năm xưa của Bác Hồ để ***g ghép vào, dù có tam sao thất bản:
    Trường Sa là máu của máu Việt nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi.
    Thái, Liên, Kiên, Hải, Sang, và tất cả những người lính khác, hình ảnh họ cứ hiện lên trong mắt tôi. Ừ họ là những người bình thường đấy, nhưng đó chính là những người làm nên lịch sử, lịch sử của đất nước Việt Nam, ngàn năm chống giặc ngoại xâm và giữ gìn bờ cõi đất nước.
    * * *[​
    Trường Sa, có lẽ với tôi và trăm ngàn các bạn trẻ khác ở Việt Nam này, luôn là một trạng từ chỉ một nơi nào xa xôi lắm. Tôi sinh ra khi sự nghiệp thần thánh thống nhất đất nước sắp kết thúc, nên khái niệm về chiến tranh chỉ lờ mờ qua sách vở, qua những câu chuyện vu vơ của các cô bác cựu chiến binh. Và với tôi, chỉ có cuộc chiến ngắn ngủi bảo vệ Trường Sa với lũ bành trướng Trung Quốc là một cuộc chiến thật sự, khi tôi cảm nhận được nỗi đau chiến tranh khi có người anh họ đã không trở về nhà sau chuyến đi biển định mệnh vào năm 1988 đó. Tôi lặng lẽ dở bản đồ Việt Nam ra, lấy thước và đo khoảng cách từ cái lưng gù gù của đất mẹ Việt Nam tới hòn đảo gần nhất, Song Tử Đông và Song Tử Tây, rồi chợt nhận ra rằng, phần máu thịt của Việt Nam, cực đông của Tổ Quốc, nằm quá xa với đất mẹ ( hn 400km).
    Thế rồi cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn như cái lẽ vốn có của nó, tôi ra trường, đi làm. Cơ hội đến thật nhiều, tôi lang thang lê gót khắp mọi miền Tổ Quốc, từ cực bắc trên mỏm Lũng Cú tới cực nam Cà Mau sông nước kênh rạch, lang thang cả vùng cực Tây Kỳ Sơn Nghệ An với biết bao truyền thuyết về ma tuý, và cũng đã đôi ba lần làm ta ba lô tại nơi quê người, nhưng vẫn canh cánh một niềm đam mê về một vùng cực đông của Tổ Quốc, Trường Sa. Và rồi ngày đó?
    Đó là buổi sáng của một ngày đầu năm 1999, tôi nhận được lời đề nghị đi Trường Sa. Thực ra chuyến đi này đã được lên kế hoạch từ nửa năm trước, khi cô bạn thân, vốn là phóng viên đài Truyền hình Việt Nam, ấp ủ kịch bản về cuộc sống một người sĩ quan đảo Trường Sa. Biết tôi là một thằng ham mê du lịch chính hiệu, cô quyết định tặng tôi một món quà thật ý nghĩa: chuyến đi Trường Sa. Nghe cô nói, thực sự tôi rất mừng nhưng lòng thì vẫn đầy hoài nghi. Mặc dù hồi đó nhà nước cũng bắt đầu tổ chức một số đoàn báo chí Trung Ương và địa phương ra đảo nhằm đưa các thông tin về mảnh đất Trường Sa thân yêu cho cả nước, nhưng việc đi lại quản lý rất chặt chẽ. Ngoài các đoàn văn công quân đội ra biểu diễn phục vụ, các phóng viên muốn đi phải đăng ký với Tổng cục chính trị ?" Bộ Quốc phòng. Trên cơ sở số phóng viên đăng ký, Tổng cục sẽ xét duyệt ( một số báo ít tên tuổi sẽ bị loại ngay ) và tổ chức đoàn đi.
    Quả thật cô bạn tôi có máu liều. Dù chẳng làm một nghề chẳng liên quan chút gì tới báo chí, cô vẫn đưa tôi vào danh sách với danh nghĩa phóng viên tập sự, trợ giúp cô trong công tác thu hình. Một giấy giới thiệu có dấu đỏ chót của VTV1, thẻ phóng viên cộng với khuôn mặt đẹp và tính tình khoáng đạt, quan hệ rộng của cô bạn, đoàn chúng tôi dễ dàng nhận được giấy phép ra Trường Sa. 24 ngày trước Tết năm Kỷ Mão ( 1999), tôi, cô bạn phóng viên và 2 anh bạn trong nhóm công tác của VTV1, lên tàu S1 đi vào Nha Trang.
    Đón chúng tôi tại cửa ga Nha Trang là 3 sĩ quan mặc quân phục hải quân, vẻ mặt khắc khổ và dạn dầy sương gió. Sau màn chào hỏi và đưa giấy giới thiệu ( lại giấy giới thiệu ), tôi được biết về ba vị sĩ quan của Hi Quân vùng 4, vùng chịu trách nhiệm chính bảo vệ quần đảo Trường Sa. Lên xe và tiếp tục bốn mươi cây số về phía Nam, xuyên qua các vườn cây Thanh Long, chúng tôi tới được căn cứ hải quân Cam Ranh, tổng hành dinh của Vùng 4 Hải Quân, và cũng là vùng có lực lượng, trang bị và khí tài mạnh nhất của hải quân Việt Nam.
    Căn cứ hải quân vùng 4 nằm trải dài theo vịnh Cam Ranh, được rào kín bằng hàng rào dây thép gai, có lẽ để lại từ thời Mỹ. Căn cứ rộng mênh mông, kể từ cổng chào, nơi cậu tân binh cười toe toét giơ tay lên mũ chào chúng tôi, cho tới khu nhà khách, trung tâm của vùng, chắc phải dăm cây số. Chủ yếu là cát và đất cằn, cây cỏ mọc lơ thơ và trông xơ xác. Đất ở đây bị ô nhiễm khá nặng bởi gió biển, bởi khí hậu khắc nghiệt và đặc biệt bởi dầu. Có lẽ từ xưa, khi hi quân Mỹ đóng ở đây, họ đã không chú ý đến công tác xử lý chất thải. Kết quả là bây giờ trong khu vực căn cứ, dù đã cố gắng trồng cây xanh nhưng không thành công, còn nước giếng khoan thì lúc nào cũng váng váng, dù khoan sâu đến bao nhiêu.
    Bù lại, tính chiến lược về mặt quân sự của Cam Ranh thì không thể bàn cãi. Cảng nước sâu có thể cập tàu 60 ngàn tấn, cửa luồng vào vịnh có chỗ sâu tới 100m, lại kín gió và lặng sóng, thật lý tưởng để neo đậu. Nghe nói chính quyến Mỹ đã nhiều lần đề nghị thuê Cam Ranh, nhưng hình như nhà mình không duyệt. Trong căn cứ lúc đó chủ yếu là hải quân Việt nam, trông cũng nghèo nàn và lạc hậu. Tôi ra cảng thấy chủ yếu là tàu dưới 1000 tấn, mà hầu hết là tàu vận tải. Cũng có một số tàu tuần tiễu nhưng trông cũng nhỏ bé và cũ kỹ.
    Phần đặc biệt nhất của Cam Ranh là 4 chiếc tàu khinh hạm. Sơn nửa đen nửa trắng, trông thấp và thuôn nhọn, giống như tàu cánh ngầm chạy Hải Phòng ?" Cát Bà hoặc Saigòn ?" Vũng Tàu. Tàu đạt tốc độ tối đa 40 hải lý, được trang bị 4 tên lửa ở 2 bên thành tàu, có thể chạy cấp tập ra tới Trường Sa sau 6-7 tiếng. Nhưng tốn nhiên liệu khủng khiếp, nghe nói chỉ cần đề pa chạy vòng quanh vịnh một chút là đã mất mấy triệu tiền dầu. Nghe kể lại tàu được mua lại từ phần chia cho Ucraina từ Hạm đội Hắc Hải, nên trông cũng khá hiện đại và bắt mắt. Biên đội ( chưa được hải đội ) chỉ có 10 người.
    Thật vui là gặp mấy tay sĩ quan Nga. Lúc tôi tới đó, mặc dù có giảm về quy mô, nhưng Nga vẫn chưa rút quân khỏi Cam Ranh. Tối đến, với chút kiến thức ít ỏi về tiếng Nga còn sót lại từ thời phổ thông, tôi lần mò ra căng tin làm một vài ly Vodka với mấy sĩ quan Hải Quân Nga. Sau thì có một tay phóng viên báo Nhân Dân cùng tham gia tiệc tùng nhậu nhẹt. y du học ở Nga mười mấy năm nên giao tiếp với tụi Nga toanh toách. Mà kể ra tay này cũng tài, cứ sau mấy ly rượu thì kiểu gì cũng moi được vài chuyện của mấy tay Nga. Hôm thì hắn bảo: Này bọn Nga có tàu ngầm ở Cam Ranh đấy, khi thì: Hôm vừa rồi chả biết đụng độ với ai mà 1 tàu khu trục của Nga lết xác vào Cam ranh sửa chữa, có cả thủy thủ bị thương. Rồi lại: Mấy tháng trước SU29 của Nga đáp xuống đây lấy nhiên liệu trước khi bay sang Malaysia tham dự triển lãm hàng không quân sự, mấy anh chỉ huy không quân của mình ra xem, lúc thấy nó cất cánh mà kinh hoàng té ngửa xuống đất, rồi về nhà nằng nặc đòi Bộ Quốc Phòng trang bị SU29 cho Việt Nam. Cũng may lúc mấy cái SU29 đó quay trở lại thì bị trục trặc rớt mất 1 chiếc ở Việt Nam, nên BQP lấy cớ đó để từ chối không quân, nói cần kiểm tra chất lượng. Chứ khi đó mà quyết tâm mua SU29 thì Vietcombank + Incombank còn đâu tiền cho Minh Phụng vay mua đất. Cũng xin nói thêm là gần căn cứ hải quân Cam Ranh có một sư đoàn không quân, phiên hiệu gì thì tôi quên mất rồi ( dù cũng đã sang đó uống rượu một lần ), nhưng đó cũng là sư đoàn tinh nhuệ nhất của không quân Việt Nam, vì đó là sư đoàn duy nhất lúc đó được trang bị SU27. Chỉ huy sư đoàn này là một sĩ quan cấp tướng.
    Chắc các bạn cũng sẽ bực mình đặt câu hỏi tay này làm gì mà cứ lang thang ăn uống chơi bời tại Cam Ranh mà chẳng chịu đi Trường Sa. Lý do chủ yếu là do biển động. Tại thời điểm đó, tất cả các tàu đi Trường Sa, không hiểu vì sao, đều phải đeo biển dân sự, dưới danh nghĩa tàu vận tải của ngành giao thông. Cũng có thể là chủ trương tránh các căng thẳng không cần thiết. Tất cả các tàu vận ti này đều có trọng tải nhỏ, chiếc lớn nhất là 800 tấn, còn thông thường thì từ 300-500 tấn, cá biệt còn có loại 100-200 tấn. Với tải trọng này, trừ trường hợp cực kỳ khẩn cấp, thì sẽ được khuyến cáo không ra khơi nếu sóng mạnh hơn cấp 4. Chúng tôi ở Cam Ranh 9 ngày, chỉ để chờ sóng giảm xuống cấp 3. 10 ngày lang thang trong căn cứ hải quân Cam Ranh, nội bất xuất, ngoại bất nhập, muốn ra phải có giấy của tư lệnh trưởng. Chúng tôi cứ lang thang hết đơn vị này đến đơn vị kia, ăn nhậu, hàn huyên, tán phét, trong khi cái nóng oi bức bắt đầu quấy rầy chúng tôi. Và khi cái chán chường bắt đầu dâng lên cao trào, thì chúng tôi nhận được lệnh ngày mai xuất hành.
    Được loops sửa chữa / chuyển vào 19:37 ngày 10/05/2004
  3. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Khi nào bác lại xuất hành viết tiếp nhỉ?
  4. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Bác loops sao lâu quá ko thấy viết tiếp vậy???
  5. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi Toet và Toni Guy nhé. Căn bản là bị mất cái file văn bản gổc, chỉ còn bản in nên cứ phải typing lại. Hơi lười một chút nên không đánh máy được nhiều.
    NGÀY 1
    6 giờ sáng, tôi đang đứng trên cầu tàu cảng Cam Ranh, gió vẫn thổi mạnh nhưng biển bắt đầu lặng sóng. Trên cầu tàu lố nhố người, ngoài đoàn phóng viên chúng tôi, còn có khoảng 2-3 trăm cán bộ chiến sĩ, người thì hết phép, rồi tân binh, kỹ thuật viên, bác sĩ... Mỗi người một tâm trạng vui buồn lẫn lộn, nhưng đều hướng về Trường Sa.
    Đoàn phóng viên chúng tôi chia làm 3 nhóm, một nhóm đi về hướng bắc, tới Song Tử Đông, Song Tử Tây. Một nhóm đi về phía đảo Sinh Tồn, Nam Yết, nhóm còn lại đi về hướng Nam, huyện đảo Trường Sa, Đá Đông, Đá Tây. Sau 9 ngày ở bên nhau cũng ít nhiều lưu luyến, chúng tôi bùi ngùi chia tay nhau với mấy cái nháy mắt tinh nghịch hẹn gặp lại.
    Tôi thuộc nhóm thứ ba, đi đảo Trường Sa. Con tàu của tôi có trọng tải 400 tấn, động c 400 mã lực. Thuyền trưởng đại úy Thái, trông gầy gò nhưng rắn rỏi, bận độc một chiếc quần đùi, nhảy chóc chóc qua mấy cái lốp, nắm chặt tay tôi mà lắc: Phóng viên à, lên đây nhậu chơi, rồi kéo tuột tôi lên phòng lái, chóp cao nhất của tàu.
    Con tàu đã bắt đầu rời bến, cầu tàu vắng ngắt không một bóng người. Tôi ngoái nhìn về phía bờ, hút mắt nhìn theo cái cầu tàu, và sau đó là đất liền đang mờ dần. Một cảm giác lậ lạ bắt đầu dâng lên. Vẫn biết là háo hức và chờ đợi đã lâu, nhưng nay dấn thân vào một hành trình mới lạ với nhiều cảm xúc, ít nhiều trong lòng cũng thấy nôn nao và bồi hồi.
    Thừa lúc đại úy Thái mải cụng ly với mấy tay phóng viên khác, tôi lẻn ra ngoài, đi một vòng quanh tàu. Con tàu sắt khá nhỏ và cũ kỹ, vỏ có lẽ trước đây sơn màu xanh nhưng đã lẩn tróc, loang lổ. Máy tàu kêu to, xịt khói đen và khét lẹt. Trong hầm tàu chứa đầy bí đỏ, bí xanh, gạo và một ít mớ rau tươi. Ngoài ra còn một đống bánh kẹo, mứt, hạt dưa.. chắc để chuẩn bị tết. Có cả một góc quây lại với dăm con lợn và vài chục con gà. Cánh tân binh ra đảo đang ngồi doãi dài trên boong, một vài anh đã lôi tăng xông ra, trải xuống lăn ra ngủ. Biển khá lặng, tàu chạy rì rì và êm như du thuyền Hồ Tây. Tôi đem cảm giác đó ra chia sẻ với tay thủy thủ trẻ, đang nhoai người ra cuộn lại đám dây tời. Cậu ta cười to và bảo: Trong vịnh thì thế thôi, lát nữa ra biển thì mới vui anh à.
    Câu chuyện với chàng thủy thủ chưa dứt thì tôi bị cả một vạt nước biển hắt tung toé vào người. Nhìn lên thì thấy biển đã mở ra mênh mông bát ngát. Con tàu thoát khỏi cửa vịnh Cam Ranh, tới đại dương bao la. Đã bắt đầu nhìn thấy đám sóng bạc đầu lô xô đuổi nhau, tàu bắt đầu tròng trành. Đám lính nằm trên boong đã dọn hết vào trong phòng, một vài người bắt đầu say sóng, nôn oẹ.
    Khoảng 3 tiếng sau thì đến lượt tôi.
    Thực ra tôi cũng không phi là tay tiền đình kém lắm. Tôi đã từng bị lèn chặt trên xe khách chạy ngoằn nghèo khắp núi rừng Điện Biên, đã từng leo lên thuyền thúng đi câu mực tại Cửa Lò, rồi chèo thuyền Kayak tại Quan Lạn ?" Ngọc Vừng. Bay máy bay thì đã vài lần rơi tõm vào vùng không khí loãng, nảy tưng tưng. Nhưng cái sự say sóng này thì ngoài khả năng chịu đựng của tôi. Sóng, chả hiểu kiểu gì, lại ầm ầm lên cấp 5, cấp 6. Con tàu của chúng tôi nhỏ bé như cái lá tre, chồm lên chồm xuống, nước biển thì cứ ào ào chảy trên boong. Cái cảm giác thật khó tả, nó giống như bạn đi chơi trò chơi cảm giác mạnh ấy, nhưng trò chơi này không được tính bằng phút, mà tính bằng ngày.
    Ngày của tôi được gắn liền với cái giường trong phòng thủy thủ, Tuy không bị nôn thốc nôn tháo, nhưng không sao ngóc đầu dậy được, trừ lúc bữa ăn trưa và tối ( bữa sáng thì nhịn luôn ). Mà ăn ở đây cũng là một cực hình. Phòng ăn dành cho khách quý ( đương nhiên là đám phóng viên chúng tôi ) nằm ngay trên buồng lái của con tàu, tức là ở trên điểm cao nhất. Nếu ở dưới boong lắc một, thì trên đó cảm giác lắc tới năm sáu lần. Bữa trưa ngày đầu tiên, vì không muốn mất mặt với đại úy Thái, tôi cố gắng mò lên. Nhưng hoàn toàn bất lực, miếng cơm cứ và vào đến miệng lại chực bật ra. Tôi nhắm mắt nhắm mũi cố hết sức lùa được hơn một bát, rồi bỏ đũa xuống đòi đi nằm. Thái, đầy vẻ thông cảm, nhìn vào khuôn mặt tái xanh của tôi, rồi lệnh cho anh lính tạp vụ nấu một bát mì và mang xuống phòng tôi.
    Bữa tối cũng hoàn toàn tương tự như vậy, chỉ khác là tôi không thể ăn được một cái gì. Đêm đến thì bụng đói cồn cào, cảm giác lả đi vì mệt. Cũng may, trước khi đi, do được dặn dò kỹ lưỡng, tôi cẩn thận chuồn ra ngoài chợ Cam Ranh, mua khoảng hơn một yến táo Tầu, 30 bịch sữa tươi Vinamilk, dăm gói bánh bichquy. Thế là cứ nằm bệt ra giường, lấy táo, bánh và sữa ra ăn. Nằm mà ăn thì lại nuốt vào được
  6. TONIenGUY

    TONIenGUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nữa, bác ơi! Em dốc hết vốn của em được 10*, em biếu tất cả cho bác rồi đấy! Bác không post nhanh các phần sau lên thì không xong với em đâu! ....
  7. B.Fut

    B.Fut Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Có mấy bức ảnh nhà trồng được đem sang uống rượu với bác cho vui.
    loops: Con tàu sắt khá nhỏ và cũ kỹ, vỏ có lẽ trước đây sơn màu xanh nhưng đã lẩn tróc, loang lổ. Máy tàu kêu to, xịt khói đen và khét lẹt. Trong hầm tàu chứa đầy bí đỏ, bí xanh, gạo và một ít mớ rau tươi.
    Con tàu thoát khỏi cửa vịnh Cam Ranh, tới đại dương bao la. Đã bắt đầu nhìn thấy đám sóng bạc đầu lô xô đuổi nhau, tàu bắt đầu tròng trành. Đám lính nằm trên boong đã dọn hết vào trong phòng, một vài người bắt đầu say sóng, nôn oẹ. Khoảng 3 tiếng sau thì đến lượt tôi.

    Các cụ nhà mình ngày xưa ra đảo như thế này:
    Đây là ảnh rau xanh trên tàu trong lần ra TS vừa rồi
    .
    Chuyến của tôi chỉ có vài nhân viên phuc vụ trên boong bị say sóng. Cũng mừng là đất nước mình càng ngày càng phát triển.
    Còn 2 bức ảnh này dành các bác bên box LSVH và KTQS đến sau. Tôi bôi mấy chỗ trắng để giữ cho mực được tươi. Bác nói với cu tí ra ngoài mua thêm mấy cút rượu nữa.
    Cụng cái nhỉ

    Được Toet sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 18/05/2004
  8. corbetti

    corbetti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    1
    những liệt sĩ hi sinh tại nhà giàn chắc do nhà giàn sập? trước ở bên LSVH có ai đó kể là đôi khi buổi tối có bọn nhái ở đâu nó mò vào ám sát.
    Nhưng phải nói đóng quân ở những nhà sàn này quả là dũng cảm. Đóng ở đảo thì còn có cái gọi là bám đất mà giữ, chứ đây là bám biển giữ biển rồi. Trông cái nhà chênh vênh thế kia mà dính đạn vào một cột thì chắc sập. Nói chung, cần sức mạnh ngoại giao là chính.
    Còn thì phải ra biển thì mới thấy biển vĩ đại thế nào. Mà rõ là cả một dải đất chữ S "bọc" lấy biển thế, mà Vietnam ta lại "ko" có lấy một tên biển nào :-(. Có cái vịnh thì nó gọi là Thailand Gulf, có cái biển Đông thì gọi là South China Sea . Một bài học ngoại giao.
    Bác loops đăng tiếp đi, còn bác B.Fut chuyển cái loạt bài, ảnh của bác qua đây cùng chủ đề cho tiện.
  9. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    hị hị hị... mod cho em bàn lạc đề tí nhé!
    những lần em viết report có dùng đến bản đồ minh họa, em toàn khéo léo che đi cái tên South China Sea, hoặc là cắt mất cái phần chữ này đi! Cái vịnh Thái Lan thì rành rành là đi vào đất Thái rồi, ko bàn. Chẳng hiểu sao biển VN lại gọi là SCS!!! Phải nói là ... rất bựa!
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bác Loops chắc là nhà văn chứ không phải đùa. Thế mà cứ dấu nghề.
    Thế giới gọi biển Đông là Biển Nam Trung Hoa là bởi vì phần lớn những bản đồ ngày này cũng chiếu theo những bản đồ của các nhà hải hành thời xưa. Trung quốc là một nước lớn và được nhiều người biết đến vì vậy người ta gọi vùng biển ở phía dưới nước Trung Quốc là vùng biển phía Nam Trung Quốc mà thôi. Ví dụ, ai đó hỏi nhà anh Y, người chỉ đường nói là phía dưới nhà anh X sẽ là nhà anh Y. Đây chỉ là một cách xác định vị trí chứ không phải là xác định chủ quyền. Hai vấn đề khác nhau, không nên bức xúc như vậy.

Chia sẻ trang này