1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện du lịch Trường Sa

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi loops, 10/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Bác morebeer cứ cho tôi uống nước đường, ngọt đến khé cả cổ. Đi chơi loăng quăng, viết lại vài ba dòng kỷ niệm cho vui thôi. Bác nói thế các cao thủ ở đây cười tôi chết. Thôi hay bác cho tôi cái handphone, hôm nào bác mời tôi more beers đi nhé.
    NGÀY 5
    Chúng tôi rời đảo Trường Sa khoảng 10h sáng. Cái cảnh yên bình, cái không khí bạn bè, thấm đượm tình cảm đã ăn sâu vào lòng. Những người lính lại tụ tập rất đông trên cầu cảng, giơ tay lên vẫy chúng tôi, Liên cũng ở trong số đó. Trời bất chợt đổ mưa, Liên co mình trong làn áo mỏng, đôi mắt buồn buồn, ánh lên lời tạm biệt. Gió bỗng nổi lên, biến mưa thành một làn sương mờ mờ, ngăn cách chúng tôi và những người lính đảo. Hình ảnh những người lính nhoè dần, trông họ lẻ loi và cô đơn.
    16.00: Con tàu lại gầm rú chạy,còn tôi thì gà gật trong ca bin. Cơ thể đã bắt đầu thích nghi, vẫn còn bồng bềnh nhưng không đến nỗi bệt giường nữa. Rồi bất chợt tôi choàng tỉnh khi thấy tiếng neo rơi, ngoảnh ra thấy lao xao ?o Đá Tây rồi ?o Tàu đang đậu trong một lòng hồ rộng mênh mông. Ơn trời, lại một hồ san hô nữa. Cách tàu chừng 2km, một tòa nhà bê tông lẻ loi mọc lên trên biển, đó là Đá Tây.
    Thái quay qua sang sảng thông báo: Giờ muộn rồi, toàn bộ đoàn sẽ ngủ trên thuyền, mai vào đảo sớm. Rồi nhoài người ghé vào tai tôi thì thầm: Lát nữa đi lặn san hô nhé.
    Lặn san hô có lẽ là đỉnh cao trong chuyến đi Trường Sa của chúng tôi. Những gì mới chỉ được xem trên Discovery Channel, nay đã hiển hiện một cách thật sự trước mắt. Hải vứt cái máy bơm khí lên xuồng, kèm theo cuộn ống dây, mấy bộ đồ lặn và kính, thêm vài khẩu súng bắn cá, rồi giục tôi và cậu quay phim nhảy xuống. Chạy chừng mười lăm phút thì cậu tắt máy, thả neo, lôi ra bộ đồ lặn, bật máy bơm khí, cắm ống dẫn vào, dạy chúng tôi thao tác thở bằng ống dẫn khí, rồi các động tác ra hiệu với nhau dưới nước. Một dạng snorkelling, nhưng mà bằng ống dẫn khí. Sau khi tập vài lần thao tác trên bờ cho quen, cả hội nhảy ùm xuống biển.
    Ba chúng tôi bước vào một thế giới hoàn toàn khác. Dưới mặt nước phẳng lặng của hồ là một thế giới sinh động với hàng ngàn, hàng vạn đàn cá, đủ sắc màu bơi tung tăng. Nước do bị khúc xạ ánh sáng, đổi màu lần lượt theo từng tầng, thành từng lớp từng lớp trông lung linh huyền bí. Hải bật đèn pin lên, ra hiệu cho chúng tôi bơi theo cậu. Lặn qua một khe tối om, nước cứ chảy ràn rạt dưới bụng. Tôi thấy hơi rờn rợn. Nhưng sang bên kia thì một cảnh tượng kỳ vĩ hiện ra trước mắt. Một thế giới san hô, san hô đỏ, san hô hồng, san hô tím? uốn lượn nhảy múa. San hô cũng là một giống lạ kỳ, lúc sống thì mềm oặt mềm ẹo, như một dạng thủy sinh vật, còn lúc chết thì lại cứng đơ cứng ngắt. Tôi thò tay tóm lấy con mực, dễ phải to bằng tờ giấy A3, đang co người bơi vượt lên trên. Nó phụt ra một đám mực đen sì, báo hại tôi phải chờ mấy phút mới nhìn thấy đường.
    Chúng tôi rơi tõm vào một đàn cá cực lớn. Phải đến hàng vạn con bơi vùn vụt, hết quay sang bên này lại sang bên kia, lao cả vào người chúng tôi. Hải rối rít ra hiệu chúng tôi lôi súng bắn cá ra. Trông thì đông là thế, nhưng bắn được thì không dễ chút nào. Phải đến lần thứ tư thứ năm, tôi mới dính được chú cá đầu tiên. Kê súng lên tay, nghiêng một góc khoảng 15 ?" 20 độ lên phía trên. Khi dính được cá thì nghe có tiếng như phựt một cái dưới nước. Cảm giác hân hoan không thể tả nổi. Cuộc chơi tưởng chừng không ai muốn dứt, cho đến khi Hải ra lệnh ?o lên bờ?. Mà lên cũng phải có bài có bản, lên theo hình bậc thang, tức là lên chéo một ít, rồi lại bơi ngang, rồi lại lên chéo một ít, cứ thế cho đến khi tới mặt nước. Mục đích là để cơ thể cân bằng dần với áp suất bên ngoài, kẻo nặng thì chảy máu tai, nhẹ thì về già bị yếu phổi, giãn mạch máu.
    Ngồi trên thuyền trở về tàu mà lòng chúng tôi vẫn lâng lâng. Hải cười: ?othích không các anh, để hôm nào ra lại, em dẫn anh đi lặn xem cá mập?. Tôi giật mình: ?oCó cá mập thật à, dữ tợn không?. ?oCũng bình thường thôi, nhưng nó nổi cơn điên lên thì cũng cắn người?, Hi nheo mắt tinh nghịch. Điếng người.
  2. ttnemo

    ttnemo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Loops à chú chắc không sợ cá mập bằng cá Diếc đâu!
  3. morebeer

    morebeer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Bác loops cứ khiêm nhường thế, các em lại càng dễ say.
    Giá mà tôi trở lại tuổi bím tóc nhỉ, thảnh thơi tán bác loops ngay.
    Tiếc là tôi đang ở ngoài lước, chứ không đã anhô cho bác ngay rùi. Gì chứ beer là khoái khẩu nhất.
    Thôi, bác cứ cho tôi cái xẩu chi của bác , quẳng vào mật thư ấy, hè tôi mà về HN được , sẽ ý kiến với bác ngay.
    Ah, hay là khi nào các anh em trong Box DL làm chuyến đi tàu sang Hải Nam chơi, cũng hay ho ra phết, tất nhiên là không hào hùng bằng đi Trường Sa rồi
  4. Jess

    Jess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/04/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    mk bạn không phải là gái nên số mobile lẫn land line của mình nó đều có mà cấm có thấy nó gọi bao giờ.
    Morebeers em ơi, em mà mời cu loops đi thì chỉ cái nắp chai nó cũng gục, có rủ thì rủ anh đây này mới đáng đồng tiền bát gạo.
  5. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    NGÀY 6
    06.00: Chúng tôi lên xuồng, tiến vào điểm A và điểm D, thuộc đo Đá Tây. Đây cũng là trung tâm đảo, nơi đảo trưởng, bác sĩ và các khí tài quân sự tập trung nhiều nhất. Sóng trong hồ khá lặng, việc đi vào bờ của chúng tôi tương đối dễ dàng.
    Đá Tây là một đảo chìm, cụm đảo gồm 4 điểm đảo: A. B, C, D. Cụm đảo nằm trên một vùng hồ rộng mênh mang, các điểm cách nhau cả chục cây số. Tất cả các điểm này đều chìm dưới nước, chỉ có một nhà chòi nổi lên trên, trông xa như một lô cốt.
    Điềm D là nơi dừng chân đầu tiên của chúng tôi. Trước kia người ta xây dựng nơi này thành một khu hỗn hợp chế biến hải sản, bao gồm kho nước ngọt, kho chứa dầu.. làm dịch vụ cho các tàu bè đi qua khu vực này. Nhưng hiện nay, không hiểu vì lí do gì, khu này mới được xây nửa chừng rồi bỏ dở. Tuy nhiên, vẻ đồ sộ và quy mô của nó vẫn làm tôi sững sờ. Một bể nước ngọt mấy chục ngàn khối, sân bay trực thăng ..Một khối lượng bê tông cực lớn đã được đổ xuống đây. Trước đây, khu này thuộc bộ Thuỷ Sản quản lý và khai thác, tuy nhiên, vì một lý do gì đấy, Hải Quân nay tạm quản lý chúng. Trên điểm có khoảng 5-6 lính.
    Lại nói về tiềm năng thủy sản. Nếu bỏ qua khoảng cách và sự nhạy cảm về tranh chấp lãnh thổ, khu vực Trường Sa là một ngư trường đáng mơ ước của ngư dân Việt Nam. Chương trình cho vay vốn đánh cá xa bờ do Bộ Thủy Sản chủ trì đã giúp hàng trăm hàng ngàn hộ ngư dân có cơ hội tiếp xúc với công nghiệp thủy sản hiện đại. Kế hoạch đặt ra rất to tát, nào là cả một đội tàu đánh cá, có tàu làm lạnh riêng, tàu chế biến riêng, thậm chí đã mơ tới việc đi đánh bắt ở ngư trường xa như Nam Phi, úc?Nhưng không hiểu vì lý do gì, hầu hết các ngư dân sau khi vay tiền xong đều rơi vào tình trạng không trả nợ được nhà nước, và kết quả bây giờ chương trình đánh cá xa bờ hoàn toàn phá sản.
    Cách điểm D chừng 500m là điểm A, thủ phủ đảo Đá Tây, nơi đồng chí thiếu tá đồn trưởng trú ngụ. Đến nơi, tôi mới hiểu khái niệm chính xác thế nào là đảo chìm. Toàn bộ phần đất tự nhiên của đảo bị ngập trong nước, chỉ khi thủy triều xuống mới hở ra chừng non 100m2. Lính công binh đã đổ biết bao tấn bê tông đè lên nền đảo, và dựng trên đó một căn nhà, rộng chừng 80m2, cao khoảng 5m, chia làm ba tầng. Mỗi tầng thấp lè tè, chúng tôi vừa đi vừa phải cúi đầu. Căn phòng được xây theo mô hình lô cốt, mỗi cửa sổ là một ô vuông, khi cần có thể kê súng lên thành lỗ châu mai. Giường cá nhân bằng gỗ, nhưng cũng oặt ẹo vì sóng biển và gió biển cộng với nước biển mặn tàn phá, và cũng đã lâu không được sửa chữa lại. Một căn phòng rộng chừng 10m2, vừa là nơi hội họp của ban chỉ huy, vừa là hội trường, phòng tiếp khách, phòng làm việc. Quanh tường dán đầy khẩu hiệu quyết chiến quyết thắng, các điều lệ quân đội. Ấy thế, vẫn có một góc nhỏ, được trang trí sặc sỡ bằng giấy màu, hoa gi, vài câu đối chúc Tết. Một góc giản dị, đời thường của những người lính.
    Thiếu tá chỉ huy đảo còn khá trẻ, dáng chừng ngoài 30 tuổi, người nhỏ thó, tóc húi ngắn, trông hiền lành và ngơ ngác. Những người lính ở đây có cái gì đấy là lạ, cái nhìn của họ trông trong trong và sợ sệt. Có lẽ cuộc sống chỉ vây quanh bốn bức tường, không giao thiệp với thế giới bên ngoài, nên họ có vẻ thiếu thốn thông tin, ngại ngùng với những người như chúng tôi, mà họ coi là ?o Từ thế giới văn minh tới ?o
    Tôi lang thang xung quanh căn nhà. Cửa sổ nhỏ xíu, cố vươn ra đón lấy ánh nắng mặt trời. Nghe anh lính trẻ kể mấy tháng trước bị bão, nước trùm kín cả đo, trào hết vào trong qua các khung cửa sổ này. Các anh lính cứ táo tác chạy, không tìm nổi chỗ nào khô để tránh, vì xung quanh mình toàn nước biển, thế là cứ phải sống chìm trong nước biển mấy ngày trời.
    Tôi được mời một bữa cơm trên đo. Hôm nay có khách quý, đảo thết tiệc. Một hộp thịt hộp to tuớng, hai con tôm hùm nướng (tôm hùm một trăm phần trăm), nồi canh bí đỏ nấu với ngao và mấy lát su hào thái mỏng. Ngoài ra, nghe anh bác sĩ trên đảo kể, hàng ngày, mỗi người lính được uống một viên C, một viên B1, một viên B12 và một số thuốc khác.
    Có cả một chai Lúa Mới. Kiên, đảo trưởng à lên: Ơ sao không gọi thằng Thái ( thuyền trưởng) vào nhậu nhỉ, rồi miệng nói tay làm, Kiên đứng dậy, vớ khẩu AK dựng ở góc phòng, chạy ra sân, nghiêng người kê súng bắn điểm xạ liền 3 phát. Kiên quay lại giải thích: Thỏa thuận rồi, một phát là chia tay, lúc tàu chuẩn bị rời đảo, 2 phát là đảo có việc cần nhờ tàu gấp, 3 phát là vào đây ăn nhậu. Quả đúng như vậy, chừng nửa tiếng sau, đã thấy tiếng lạch xoạch buộc dây xuồng vào cột neo, rồi tiếng Thái oang oang chào anh em trên đảo. Cùng với Thái là một con gà và khúc cá thu to. Bữa cm thêm phần tươm tất.
    Đá Tây là một điển hình của đảo chìm. Điều đặc biệt là khi thủy triều xuống, toàn bộ đảo hiện ra rộng mênh mông, chiều dài cỡ phải đến 20km, chiều rộng phải khoảng 2-3 cây. Nước rút xuống nhưng tôm với cá không rút theo được. Kết quả là mắc kẹt giữa các hốc san hô. Tôi đi theo mấy tay lính thủy, thỉnh thoảng lại reo lên khi nhặt được con tôm hùm, mà loại thiệt to, cỡ bằng cổ tay người lớn. Tưởng để ăn, hóa ra họ mang về phơi khô để lấy vỏ làm quà tặng đất liền.
    Tuấn, tay sĩ quan phó đảo mới 25 tuổi, quê ở Tiền Hải, Thái Bình ( cùng quê với ba mẹ tôi), lôi tôi ra một góc, mở cái hòm sắt ra rồi rủ rỉ trải cái thế giới của cậu lên giường. Chừng hơn một trăm lá thư, trong đó có quá nửa là của cô bạn gái cùng quê, rồi ảnh chân dung, ảnh nghệ sĩ, diễn viên cắt ra từ tạp chí. ?oEm mê nhất diễn viên Thu Hà?, Tuấn cười và chỉ lên tường, nơi dán tấm lịch ảnh Thu Hà nghiêng nghiêng cười. Rồi cậu ta móc một tấm ảnh ra khoe: Người yêu em đấy, trông giống Thu Hà không. Một cô gái da trắng tóc dài đứng nghiêng nghiêng bên hàng liễu rủ ven hồ, xinh xắn nhưng đầy vẻ quê hương Thái Bình của ba mẹ tôi.
    Giống như phần lớn các sĩ quan trẻ ở Trường Sa, Tuấn khởi binh nghiệp với con đường nghĩa vụ quân sự. Hết phổ thông trung học, Tuấn vào hi quân và ra Trường Sa từ đó đến nay. Hiện đã trở thành sĩ quan chuyên nghiệp, Tuấn giờ là bí thư chi đoàn cụm đảo đá Tây. Mỗi năm em chỉ đi phép một lần, về thăm bố mẹ, bạn bè rồi lại ra đây. Ở ngoài này chẳng có gì để tiêu, nên lương lậu để hết trong Cam Ranh, khi nào về phép ra phòng tài vụ lấy luôn một thể, cũng được một cục tiền. Mà cũng khá đấy anh ạ, sĩ quan đi Trường Sa, ngoài lương được tăng lên gấp đôi so với đất liền, còn có trợ cấp vùng xa, vùng nguy hiểm? Có những anh sĩ quan lớn lớn tuổi một chút, hệ số lương cao, chỉ cần 3 năm đi đảo là có tiền mua đất xây nhà ở quê đấy.
    Thế không định lấy vợ à. Tôi hỏi. Tuấn cười xòa: Cô người yêu em bây giờ là giáo viên cấp 2 xã, bố mẹ cũng giục rồi đấy. Nhưng nhiệm vụ mà anh, chưa về được. Chắc vài năm nữa chuyển quân rồi tính.
    Đêm trên đảo chìm buồn và cô đơn. Dưới chân là sóng vỗ oàm oạp, tôi thao thức không sao ngủ được.
  6. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    NGÀY 7 + NGÀY 8
    Thái hạ lệnh cho thủy thủ đoàn nhổ neo, rồi rúc một hồi còi dài. Có năm tiếng nổ lớn xé tan làn không khí. ?oông Kiên chào tạm biệt đấy? Thái nói Tôi quay mặt về phía đảo. Ngược ánh sáng mặt trời nên chỉ nhìn thấy một bóng đen mờ mờ. Lạ nhỉ, thông thường chỉ có một phát là chia tay, hôm nay lại năm phát liền. Chắc là có chúng tôi nên ưu tiên đặc biệt.
    Chợt lại có 2 tiếng nổ lớn tiếp tục. Thái giật mình, lệnh cho tàu dừng, làu bàu: ?oKhông biết có chuyện gì đây?. Có tiếng ca nô chạy xé nước trên biển. Tuấn lái xuồng cập sát vào mạn tàu, đu thang dây leo lên boong, hổn hển rút trong túi ra một bọc ni lông: ?oChút quà của Đá Tây, quên sáng nay không gửi cho anh?. Giở ra thì thấy một chuỗi dây chuyền bằng ốc, đủ các vân màu tím, đỏ, hồng, vàng, trông tuyệt đẹp. Thêm một con ốc lớn. ?oNhạc cụ của tụi em đấy? Tuấn nói và đưa con ốc lên mồm thổi bài ?o Bèo dạt mây trôi?. Tôi lặng người đi vì cảm động.
    Sợi dây chuyền đó, tôi mang tặng cô bạn gái. Tình đời trắc trở, tôi và cô không còn đi cùng trên một con đường. Nhưng sợi dây vẫn theo cô về nhà chồng. Và cho đến tận ngày hôm nay, nó vẫn lấp lánh trên cổ cô.
    Con tàu lặng lẽ quay về đất liền. Khác với lúc đi, lúc này trên tàu chỉ còn khoảng 20 người. Ngoài thủy thủ đoàn, 5 chúng tôi, chỉ có một vài anh lính về phép. Không gian thật tĩnh lặng, hình như biển cũng trở nên bớt gầm gào hn.
    Tôi đứng ở đuôi tàu, cứ dõi theo về phía đảo đang mờ dần phía chân trời. Mắt hơi ngân ngấn nước. Chợt một đàn cá ở đâu xuất hiện, tung tăng bơi lội và nhảy tung mình theo những lọn sóng phía đuôi thuyền. Hải hét vào tai tôi: Cá heo đấy, điềm lành rồi anh ơi.
    Điềm lành ở đâu không thấy, tối hôm đó, tôi thấy Thái và tay máy trưởng cứ rì rầm, vẻ mặt đầy nghiêm trọng. Gặng hỏi thì được biết, có một cơn áp thấp nhiệt đới trên biển. Cái chết người là tàu chúng tôi đi ngược gió. Chạy trong điều kiện bình thường chỉ được khoảng 7-8 hi lý một giờ, nay nếu gặp bão, đi ngược gió thì chỉ được khong 2-3 hải lý. Thậm chí có những lúc tàu chạy hết công suất cũng chỉ để khỏi bị trôi ngược lại. Đã có phương án đưa ra nếu áp thấp mạnh lên, sóng và gió to thì phải quay tàu ngược lại, chạy xuôi theo chiều gió rồi tìm cách cập vào Côn Đảo. Tôi giật mình vì điều đó có nghĩa là lại lang thang trên biển thêm mấy ngày. Người thì cũng đã bắt đầu thấm mệt và quan trọng hơn là Tết thì sắp đến gần. Lúc đó chúng tôi còn cách bờ 120 hải lý.
    Cũng may cho chúng tôi là được đi với thuyền trưởng Thái, một con sói già của vùng biển này. Anh lặng lẽ xem hải đồ, rồi ra ngoài boong nhìn chăm chăm xuống mặt biển, mũi thì hít hít ngửi ngửi không khí, tay thì đưa lên tai hứng gió, rồi kết luận chắc nịch: áp thấp như này sẽ không ảnh hưởng đến ta đâu. Cho tàu chạy hết tốc lực là sẽ thoát.
    09.30 sáng ngày thứ 8, tức là 26 Tết âm lịch, chúng tôi cập cảng Cam Ranh. Khoảng 6 tiếng sau, gió bắt đầu mạnh lên và mưa trút xuống ào ào.
    Thượng tá Hiến, quyền tư lệnh trưởng vùng 4 Hải quân ra đón chúng tôi ngay tận cầu tàu. Ông ôm hôn lần lượt từng người và hỏi cảm nghĩ về chuyến đi. Mỗi người một ý nhưng tựu trung đều cảm thấy đầy tự hào về vẻ đẹp của mảnh đất thiêng liêng tổ quốc, và đặc biệt là vẻ đẹp anh hùng của những người lính. Nghe đến đó, ông chợt trầm giọng: Nhà báo mới chỉ chứng kiến phần nổi của nỗi khó khăn và vất vả của người lính thôi. Mùa bão mới là nỗi ám ảnh của chúng tôi.
    Chúng tôi được đưa về khách sạn Hải Quân, ngay sát sân bay Nha Trang. Khách sạn đẹp, nằm sát biển, cạnh một thành phố tiện nghi và đầy đủ. 14 tiếng sau, chúng tôi có mặt tại Hà nội, trong vòng tay của cha mẹ, bạn bè, người yêu. Hà nội đã nhộn nhịp không khí Tết, có cành đào, có hoa tươi, bánh chưng và mứt.
    Đoạn kết
    Có những phút làm nên lịch sử
    Có cái chết hóa thành bất tử
    Chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên nơi chốn thành thị, luôn được ăn bát cơm nóng, mặc áo ấm, ngủ chăn bông. Chiều đi làm về thì khề khà uống bia hơi, rồi cafe, ca nhạc, nhảy nhót. Những thú vui đã thành một thói quen và trở nên rất bình thường. Ai cũng có thể nói rằng mình yêu nước, nhưng nhiều người trong số đó không thể xác định được mình yêu nước theo kiểu gì, và phải làm gì.
    Thì đấy, giờ đây, khi chúng tôi đang ngồi trong phòng điều hòa, xem phim và uống Coca, thì họ, những con người đến từ mọi miền tổ quốc, lại lặng lẽ ôm súng, đứng gác giữa biển trời bao la. Và khi với những bữa cơm hàng mấy tuần không có một cọng rau, thì họ vẫn vô tư, vẫn yêu đời, vẫn ca khúc hát: Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
    Lại muốn mượn một câu nói năm xưa của Bác Hồ để ***g ghép vào, dù có tam sao thất bản:
    Trường Sa là máu của máu Việt nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi.
    Thái, Liên, Kiên, Hải, Sang, và tất cả những người lính khác, hình ảnh họ cứ hiện lên trong mắt tôi. Ừ họ là những người bình thường đấy, nhưng đó chính là những người làm nên lịch sử, lịch sử của đất nước Việt Nam, ngàn năm chống giặc ngoại xâm và giữ gìn bờ cõi đất nước.
    CHUYỆN CHƯA HỀ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN
    Khi trở về đất liền, với một tâm trạng lâng lâng phấn khích, chúng tôi tìm tới nhà anh Liên, quyền đảo trưởng. Một căn nhà ngói nhỏ 3 gian, nằm lẫn trong một vườn cây um tùm mít và chuối, nơi chị Hà vợ anh Liên và 3 người con chung sống. Khác với gì chúng tôi tưởng tượng, khi đưa ra kịch bản về phóng sự tài liệu, chị Hà có vẻ rất hờ hững và nhàn nhạt. Câu trả lời được nhắc đi nhắc lại là: ôi giời, lâu lâu ông ấy về một hai ngày rồi lại đi, nhà cũng quen cái cảnh gà mái nuôi con rồi. Chỉ mong ông ấy khỏe mạnh mà làm tốt công tác nhà nước, chứ mình tôi ở đây cũng ổn rồi. Thời gian đâu để mà thương mới nhớ.
    Tuấn đã lấy cô giáo ở làng và cách đây một năm, cậu được chuyển về Vũng Tàu, cũng đã đưa vợ con ( một cậu bé bụ bẫm xinh xắn ) vào trong đó chung sống. Thượng tá Hiến giờ trở thành tư lệnh trưởng hải quân vùng 4 ( bỏ chữ quyền ) và thăng cấp lên đại tá. Nghe anh em kể lại ông vẫn phong độ như xưa, hát hay, giọng ấm và khoẻ, tóc vẫn xịt keo và vuốt ngược lên, và đặc biệt vẫn chưa có sợi tóc bạc nào.
    Anh Thái xuất ngũ, chuyển sang làm vận tải quân sự, nghe đâu đang công tác tại Vosco Sài gòn, chuyên đi liên tuyến Hà Nội ?" Osaka. Hải rời khỏi hi quân, lấy một cô vợ con gái của ông chủ đoàn tàu đánh cá Kiên Giang, bây giờ quản lý vài tàu đánh cá xa bờ, và hình như có tham gia đánh bắt tại ngư trường Trường Sa. Đoàn thủy thủ của anh Thái phân tán khắp nơi, còn con tàu nghe nói không còn chạy tuyến Trường Sa nữa vì quá cũ kỹ.
    Phóng sự đoạt giải của Truyền Hình Việt Nam. Cô bạn tôi đã lấy chồng, sinh con và trở thành một tay phóng viên cứng cựa của Truyền hình Việt Nam. Còn tôi thì vẫn lang thang mọi miền tổ quốc, và thi thoảng lên đây góp mấy dòng vụn vặt với anh em.
  7. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Định move sang box Hồi ức nhưng kéo lên để các bác đọc lại tí. Sắp tới bác Onami và một số bác khác ra TS, về lại viết bài cho anh em đọc nhé
  8. hattieu2002

    hattieu2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2008
    Bài viết:
    512
    Đã được thích:
    0
    Ôi TS thân yêu....Tks bác già ... <3
  9. GiangQD

    GiangQD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Đá Tây chỉ có 3 điểm A-B-C thôi chứ nhỉ?
  10. RedBeret

    RedBeret Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2008
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Quá ấn tượng!!!

Chia sẻ trang này