1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyên gia 388bet nhận định bóng đá Thấp thỏm mùa chuyển nhượng

Chủ đề trong 'AC Milan (ACM)' bởi thu95, 06/04/2024.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thu95

    thu95 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2017
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Đại dịch Covid-19 đã và đang làm đảo lộn đời sống xã hội; trong đó bóng đá cũng như bao ngành nghề khác bị giáng một đòn mạnh về tài chính. Con virus vô hình đã khiến cho ngay cả những đội bóng lớn lâu nay vốn “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” cũng chẳng thể ra oai dù kỳ chuyển nhượng mùa hè đang đến rất gần...

    Xem thêm: https://388bet.club/Asia/vn/soi-keo.html

    Dễ dàng nhìn thấy tình cảnh chung của nhiều đội bóng hiện nay: Nguồn thu thì chẳng thấy đâu đã đành, nhiều đội phải đang gồng gánh “thắt lưng, buộc bụng” với những khoản nợ chuyển nhượng trước đó và nuôi một bộ máy hoạt động cồng kềnh với đủ các khoản phí, chi tiêu... Duy trì hoạt động cỗ máy đang là vấn đề nan giải, thì thật khó để các đội bóng dốc sức vào thị trường chuyển nhượng, mơ về những ngôi sao đắt giá.

    Cuộc đua “đốt tiền” vào những thương vụ “bom tấn” của các đội bóng lớn châu Âu nhiều năm qua đã để lại nhiều hệ lụy từ khi chưa có Covid-19. Tính đến cuối mùa giải 2018-2019, các CLB thuộc Ngoại hạng Anh đã nợ 1,6 tỷ bảng Anh trong các khoản thanh toán chuyển nhượng nổi bật, trong đó 900 triệu bảng Anh là nợ các đội bóng nước ngoài. Đến đội bóng lớn và lâu nay được mệnh danh là “máy in tiền” như MU cũng đang điêu đứng vì những khoản nợ chuyển nhượng, tiền lương cầu thủ và chi phí vận hành bộ máy cồng kềnh. Còn ở La Liga, “gã khổng lồ” Barca đang bắt đầu thấy “thấm đòn” vì những thương vụ chuyển nhượng phung phí. Từ khi Neymar ra đi, Barca đã tốn hàng trăm triệu euro để tìm kiếm người thay thế nhưng đều thất bại. Dù đã cắt giảm lương cầu thủ tới 70%, song đội chủ sân Nou Camp vẫn chưa... thoát hiểm.


    Dù Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) đã chung sức cùng các CLB vượt khó bằng hành động thiết thực khi tạm thời nới lỏng luật công bằng tài chính, cho phép các hợp đồng với cầu thủ kết thúc muộn hơn dự kiến thay vì tháng 6 và kéo dài kỳ chuyển nhượng mùa hè thì nhiều đội bóng vẫn đang trong tình trạng báo động cao. Thậm chí nếu các hoạt động bóng đá không thể trở lại trong tháng 8 thì một số đội bóng nhỏ và trung bình sẽ phá sản. Không một người hâm mộ, một cầu thủ và lãnh đạo nào lại không muốn đại dịch Covid-19 nhanh chóng bị đẩy lùi và bóng đá sẽ sớm trở lại? Kể cả khi dịch Covid-19 sớm được kiểm soát thì những hậu quả mà nó mang lại với bóng đá không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được.

    Hệ lụy dễ nhận ra nhất về một kỳ chuyển nhượng mùa hè ảm đạm, ít “bom tấn” đang hiện hiện rõ hơn bao giờ hết. Tottenham sau khi vay mượn đủ nơi xây sân vận động mới trị giá 1 tỷ bảng Anh nay lại rơi vào tình trạng khốn khó, buộc phải cắt giảm 30% lương các nhân viên. Thậm chí, “Gà trống” mới đây đã mời chào bán đi chân sút chủ lực Harry Kane nếu nhận đủ 200 triệu bảng Anh. Đội bóng nhà giàu và có thói quen vung tiền mua sắm cầu thủ như Man City cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn. Dẫu biết nguồn tiền của các ông chủ Ả-Rập là vô hạn, song Man City chẳng thể nào cân bằng thu-chi vào lúc này khi nguồn thu từ các hoạt động tham quan sân vận động, bán áo đấu, nhà tài trợ... mất hút. Hơn nữa, án phạt cấm dự các cúp châu Âu trong hai năm cũng khiến Man City không dám “manh động” nếu như không muốn tiếp tục bị UEFA “sờ gáy”. Trước khi có dịch Covid-19, MU đã ngắm nghía nhiều ngôi sao để chuẩn bị cho một cuộc thanh lọc. Nhưng hiện tại, mọi kế hoạch, toan tính đều bị “phá sản” khi khoản nợ xấu về phí chuyển nhượng mấy mùa qua đang khiến giới chủ MU đau đầu, trong khi nguồn thu thì chưa thấy đâu...


    Thiệt hại mà Covid-19 mang đến cho bóng đá thế giới là không thể đong đếm hết, song nó cũng là một liều thuốc thử để kiểm chứng về “sức khỏe”, bản lĩnh của mỗi đội bóng. Bóng đá thời đại kim tiền người ta nói nhiều về những khoản đầu tư, những thương vụ “bom tấn”, những ông chủ giàu có mà quên đi mất hướng đầu tư căn cơ, bền vững nhất là công tác đào tạo trẻ. Barca đã từng tự hào về lò đào tạo danh tiếng La Masia-nơi cung cấp nhiều tài năng cho bóng đá châu Âu thì giờ ánh hào quang đó chỉ là quá khứ xa vời. Lò đào tạo Carrington của MU cũng từng có thời vang danh nhưng nay lại đang khá thụt lùi trước dòng chảy của bóng đá...

    Trong khó khăn, chúng ta nhìn thấy những điểm sáng le lói. Chelsea vẫn đang “sống tốt” dù bị cấm chuyển nhượng hai mùa nhờ những tài năng trẻ do chính đội bóng đào tạo ra. Dortmund sau nhiều lần bị các “đại gia” xâu xé lực lượng nay vẫn sở hữu những tài năng bóng đá triển vọng, được nhiều đội bóng lớn thèm khát, như: Sancho, Haaland, Brandt, Zagadou...

    Đừng đổ hết trách nhiệm cho đại dịch Covid-19 bởi nếu không tiêu tiền hoang phí, không dốc tiền vào “bom tấn” khiến giá cầu thủ tăng vọt, không chạy theo lợi ích trước mắt mà quên đi hướng phát triển bền vững thì có lẽ không nhiều đội bóng phải rơi vào tình trạng khốn đốn như hiện nay. Gần đến mùa chuyển nhượng, người hâm mộ lại đang thấp thỏm lo âu bởi khoản tiền dành cho chuyển nhượng của đội bóng chưa thấy đâu thì danh sách các cầu thủ thuộc diện thanh lý đã được lên từ sớm

Chia sẻ trang này