1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyến hành trình của một người Trung Quốc trở thành người Do Thái

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi ChimEnMuaDong, 15/08/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChimEnMuaDong

    ChimEnMuaDong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/11/2012
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    53
    Chuyến hành trình của một người Trung Quốc trở thành người Do Thái. Tác giả Aaron Wood

    [​IMG]

    Bài viết dịch từ trang web http://www.aish.com/sp/so/My-Journey-from-Chinese-to-Jewish.html

    Sinh ra và lớn lên ở thành phố Thiên Tân, nam đông Bắc Kinh, Trung Hoa với dân số 13 triệu người. Có Ba là kỹ sư và Má là kỹ thuật viên.

    Dưới sự cai trị của Communist, tác giả nhận được một nền giáo dục thế tục. Ý tưởng tôn giáo dường như không tồn tại. Mặc dù truyền thống Trung Hoa không phải là một quốc gia vô thần - ở đây có hàng triệu tín đồ Phật Giáo, Đạo giáo và Khổng giáo - với sự ảnh hưởng nhiều hơn của chủ nghĩa Communism, Chủ Nghĩa Dân Tộc nationalism, và sự tiêu dùng phương Tây đã tạo nên một thành phần Vô Thần lớn mạnh.

    Tác giả học Đại Học ngành Kỹ Thuật Cơ Khí. Vào năm cuối, sau khi hoàn thành luận án, tác giả rảnh rỗi cho nên đi học tiếng Anh với giáo viên người Mỹ.

    [​IMG]

    Một ngày sau giờ học, giáo viên nói với tác giả về tôn giáo và Kinh Thánh - một đề tài mà tác giả hoàn toàn không biết.

    Thầy giáo đưa sách Kinh Thánh song ngữ Anh-Hoa cho tác giả. Tác giả hăng hái học tiếng Anh, và cuốn sách là một công cụ xuất sắc.

    Tác giả bắt đầu đọc từng chữ. Cuốn sách gây ra nhiều câu hỏi - không chỉ ý nghĩa của những từ tiếng Anh, nhưng là nội dung của cuốn sách.

    Tác giả gặp thầy giáo và đặt nhiều câu hỏi. Tác giả không nhận ra rằng thầy giáo là người Ki tô truyền giáo ( Christian missionary ) đến Trung Hoa dưới hình thức dạy tiếng Anh.

    Với nhiều câu hỏi, thầy giáo không lãng phí cơ hội để dạy giáo lý Ki tô triết học ( Christian philosophy ).

    Quá trình này dừng lại đột ngột khi Chính Quyền Trung Quốc phát hiện. Tuy là Trung Quốc rất khoang dung với các hoạt động tôn giáo, chính phủ nghi ngờ người nước ngoài cũng có thể có mục đích chính trị lật đổ - vì vậy thầy giáo đã không được chào đón ở lại Trung Quốc nữa.

    Tác giả quyết định tìm kiếm những nhà thờ Ki tô giáo địa phương để tiếp tục học và bắt đầu đi dự lễ nhà thờ mỗi ngày Chủ Nhật. Mục sư Trung Quốc không có khả năng đọc Kinh Thánh bằng tiếng Anh ( chưa kể đến tiếng Do Thái gốc ) , nhưng họ làm tác giả ấn tượng với những ý tưởng Kitô giáo như: người Do Thái là phạm tội giết Chúa; Người Do Thái phát minh truyền thống để thay thế cho sự mặc khải thiêng liêng; Người Do Thái bị mù và không thể nhìn thấy ánh sáng của chân lý, vv.

    Tác giả chưa bao giờ gặp một người Do Thái và không biết gì về lịch sử của họ. Tất cả các thông tin mà tác giả biết được đều đến từ Hệ Thống Phương Tiện Truyền Thông Trung Quốc mô tả người Do Thái là những tên ăn cắp trộm cướp xấu xa và Israel là một đế quốc hung hăng và là tay sai của Hoa Kỳ. Vì vậy, tác giả đã không đặt câu hỏi về tính hợp lệ của những giáo lý Kitô giáo tiêu cực về người Do Thái.

    Những năm tháng ở thư viện.

    Sau khi tốt nghiệp đại học, tác giả đi làm kỹ sư ở khâu thiết kế.

    Tác giả sử dụng thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu tôn giáo. Tác giả đọc những cuốn sách kinh thánh với nhiều phiên bản tiếng Hoa- tiếng Anh. Đó không phải là một việc dễ dàng. Tác giả học Kinh Thánh nhiều năm, và tìm những cuốn sách về các tôn giáo Phương Tây.

    Tác giả muốn hiểu rõ hơn về Kinh Thánh nên quyết định học tiếng Do Thái Hebrew.

    [​IMG]

    Tác giả tìm đến trung tâm thư viện khổng lồ, những cuốn sách ngôn ngữ nước ngoài chiếm toàn bộ tòa nhà, lúc đó là chưa có Internet và danh mục sách thì chưa được mã hóa máy tính. Danh mục tôn giáo thì được thực hiện kém, tác giả đọc từng cuốn sách kỹ càng. Điều tốt là chỉ có hai người quản lý thư viện và tác giả là khách hàng duy nhất.

    Đó là một quá trình lâu, chậm chạp để thành thạo ngôn ngữ do thái.
    Sau 2 năm thư viện cuối cùng cũng có từ điển tiếng Anh - Do Thái. Nhưng tác giả vẫn không biết phát âm, bởi vì từ điển chỉ giúp cho việc đọc , bạn chỉ có thể đoán âm thanh.

    Một vài năm sau đó, Israel và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, một du khách Trung Quốc đi du lịch và mua đĩa CD "học tiếng Do Thái" .

    Sau đó tác giả đã gặp Avigdor Cohen từ Maaleh Adumin ở Israel, trên một diễn đàn Internet Kinh Thánh. Tác giả trao đổi qua email và nhận được Kinh Thánh tiếng Anh-Do Thái. Đối với những người đã tiếp cận với Do Thái giáo, điều đó thật khó đánh giá về sự ly kỳ vì tác giả cuối cùng đã có văn bản gốc trong tay.

    Tác giả dạy tiếng Hoa cho du khách nước ngoài, một học sinh đưa tác giả cuốn sách Kinh Thánh tiếng Do Thái. Tác giả mang cuốn sách đến nhà thờ và đưa cho vị mục sư để xem phản ứng của mục sư. Không có phản ứng, tuy nhiên, bởi vì vị mục sư không biết rằng đó là tiếng Do Thái. Tại thời điểm này tác giả đã ngày càng trở nên miễn cưỡng khi phải dựa vào bất cứ ai tự xưng là một "tín đồ trung tín trong Lời Chúa", những người thậm chí không thể nhận ra từ.

    Tác giả đi tìm những cuốn sách về do thái, Israel, nạn diệt chủng Holocaust. Vào lúc đó Internet chưa bị chính quyền Trung Quốc sử dụng công nghệ mã hóa ngăn chặn kết quả ( instituted filtering ). Vì vậy tác giả tìm được những thông tin về Maimonides đến Martin Buber.

    [​IMG]
    Tác giả gặp phải nhiều sự hiểu làm của các tín đồ Ki tô về người Do Thái. Tác giả viết những bài viết về Do Thái với mong muốn xóa bỏ những hiểu lầm của Ki tô Giáo.

    Chủ nghĩa bài Do Thái làm phiền tác giả vì hai mẫu thuẫn giữa những gì tác giả đã đọc trong những cuốn sách Do Thái, một quốc gia theo những lý tưởng của nhân loại - phổ cập giáo dục, chăm sóc cho người bệnh và người nghèo, công bằng cho tất cả - với hình ảnh xấu xa về người Do Thái tràn ngập qua các phương tiện truyền thông Trung Quốc.

    Vào nửa đầu thế kỷ 20, hàng ngàn người tị nạn Do Thái châu Âu đến Trung Quốc, và đã có một dòng ổn định của người Do Thái đồng thời với việc mở rộng kinh tế của Hồng Kông, Thượng Hải và Bắc Kinh.

    Cuối cùng tác giả đã liên lạc với một người tên là David Buxbaum, một luật sư người Do Thái Mỹ ở Đông Á. (Thật trùng hợp, con trai ông Benyamin Buxbaum là người quản lý danh sách email Aish.com.) Tác giả gặp David Buxbaum tại văn phòng Bắc Kinh, trong cùng tòa nhà Đại sứ quán Israel. Đó là một bước đột phá thực sự để nói chuyện với một Người Do Thái thịt và máu, tin vào tính xác thực của Kinh Thánh Do Thái.

    Tác giả ấn tượng bởi sự khiêm tốn , trân trọng , học giả của David Buxbaum. Trái ngược với hình ảnh mô tả của phương tiện truyền thông Trung Quốc.

    Trở về nhà.

    Qua quá trình này, tác giả nhớ lại những ký ức thời thiếu niên.

    Tác giả đã nghe radio và không thể hiểu mọi người đang nói gì, âm thanh đó giống như họ đang đọc văn bản. Tác giả chỉ hiểu được câu " Trở về Israel " được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác giả không biết Israel, nhưng cảm thấy kết nối cảm xúc mạnh mỗi lần nghe câu đó.

    Trong những năm tháng nghiên cứu tìm tòi, tác giả xác định rất rõ ràng với người Do Thái, lang thang trên thế giới để tìm kiếm miền đất hứa. Tác giả cũng cảm thấy rằng bản thân cũng đã lang thang để tìm kiếm quê hương của tác giả ?

    Tác giả quyết định trở thành người Do Thái và đi đến Israel.... mặc dù không có đầu mối về những gì chính xác mà có thể đòi hỏi.

    Tác giả tìm cách trở thành công dân quốc tịch Phương Tây, trở thành Do Thái, và đi đến Israel.

    Tác giả có một người bạn Trung Hoa ở Canada, người bạn đó đã chỉ tác giả cách để nhập cư qua nước ngoài. Năm 2005 tác giả di cư qua Toronto .

    Tác giả làm kỹ sư máy móc, bắt đầu tham gia Village Shul trong mạng lưới của Aish. Tác giả thực hành các hoạt động của Do Thái Giáo, ăn Kosher , ăn bánh mát za, thổi kèn sô fa, nhảy múa trong đám cưới do thái, đọc kinh, cầu nguyện, đốt nến ngày Sa bát, không ăn thịt heo...

    Tác giả học hành với Rabbi Robinson ở Toronto, người hướng dẫn tác giả trong quá trình cải đạo. Năm 2011, sau 16 năm của chuyến hành trình. Tác giả hoàn thành quá trính cải đạo với Rabbi Shlomo Miller ở Toronto. Cuối cùng tác giả trở về nhà của người Do Thái.

    Một số người cải đạo diễn tả quá trình cải đạo là "thay đổi bản sắc mới." Tác giả không cảm thấy như vậy. Đối với tác giả, quá trình cải đạo giống như thực hiện một bản sắc thời gian dài mà tác giả khao khát.

    Not in a Vacuum.

    [​IMG]


    Tháng 5 năm 2012, tác giả đến Aish Yeshiva ở Jerusalem. Đối với tác giả, cơ hội này như là chiến thắng xổ số kiến thiết. Một đứa trẻ lớn lên ở Thiên Tân, một ngày nào đó học Kinh Thánh Torah tại khu vực tốt nhất trên thế giới - trực tiếp ngang qua Western Wall.

    Mục tiêu của tác giả là học Kinh Thánh Torah, sinh sống ở mảnh đất Israel, và chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Tác giả viết blog tiếng Trung Quốc để đưa ra những kiến thức cơ bản về người Do Thái và Israel để cho người Trung Hoa không bị tẩy não bởi sự thiên vị của hệ thống thông tin phương tiện truyền thông.

    Tác giả cảm thấy thất vọng vì quốc gia Israel hiện đại lại "ít Do Thái" hơn tác giả dự kiến. Đối với tác giả, đó là một cú sốc văn hóa. Trớ trêu thay, tác giả khám phá ra rằng có khoảng 20000 người Trung Quốc lao động chân tay ở Israel.

    Những điều này là không dễ dàng với gia đình của tác giả. Ba Má của tác giả không thích tôn giáo và closed mind. Em gái của tác giả thì hiễu rõ hơn và đang học đại học D.C. và đang sống ở Thượng Hải.

    Lịch sử của người Do Thái ở Trung Quốc quay trở lại từ nhiều thế kỷ. Một số người thậm chí còn cho rằng Trung Quốc nuôi dưỡng một số tàn dư của mười chi tộc bị thất lạc.
    Người ta tin rằng người Do Thái đầu tiên di cư đến Trung Quốc, thông qua Ba Tư, sau khi hoàng đế La Mã Titus chiếm đóng Jerusalem vào năm 70 CE. Người Do Thái sống ở Trung Quốc suốt thời Trung Cổ và đến ngày hôm nay một số cộng đồng người Trung Quốc thực hành nghi lễ tương tự như Do Thái giáo. Trong nhiều thế kỷ (1163-1860) đã có một cộng đồng Do Thái ở Khai Phong, 650 dặm từ Bắc Kinh. Họ không ăn thịt heo, họ đặt một số hình thức mezuzah trên cánh cửa của họ, và họ đã nói về một quê hương xa xôi gọi là Israel. (Gần đây, 14 người từ Khai Phong làm Aliyah và cải đạo.)

    Trong những năm đầu thế kỷ 20, người Do Thái chạy trốn khỏi cuộc tàn sát Nga di chuyển về phía đông bắc Trung Quốc, cũng như người Do Thái thoát khỏi cuộc Cách mạng Nga năm 1917 thông qua các tuyến đường sắt xuyên Siberia. Chỉ rất lâu sau tác giả mới phát hiện ra rằng thành phố Thiên Tân thực sự có một giáo đường Do Thái không hoạt động, xây dựng vào năm 1900 bởi những người tị nạn Nga.

    [​IMG]

    Trớ trêu thay, ngày nay có một niềm đam mê ngày càng tăng cao của người Trung Quốc với Do Thái giáo.

    Ba trường đại học có khoa nghiên cứu về người Do Thái, có thể có một vài trăm ứng viên thạc sĩ và tiến sĩ, tất cả đều là người Trung Quốc.

    Tuy nhiên lại hoạt động trên theo cấp độ hoàn toàn học tập,
    những nghiên cứu này có xu hướng bỏ lỡ cốt lõi tinh thần của người Do Thái.
    Talmud nói riêng đã đạt được một số danh tiếng Với các tiêu đề phổ biến của Trung Quốc như Giải Mã Talmud "Kho lưu trữ lớn của các tư vấn lời khuyên kinh doanh bí mật.": 101 Quy Tắc Kinh Doanh của Người Do Thái, những kiến thức giả tạo này đã trở thành một hướng dẫn cho những người tìm kiếm vận may tiền bạc.

    Đối với bản thân của tác giả, tác giả đã biết ơn vì đã phát hiện ra rằng "sự giàu có" thực sự của đạo Do Thái Giáo là đạo đứctâm linh.

    Tên gia đình Trung Quốc của tác giả là Chai, có thể dịch là "gỗ". Từ này trong tiếng Do Thái mang tính biểu tượng cho "cuộc sống." Tác giả đã chọn một tên Do Thái mới, Aaron, bởi vì Aaron trong Kinh Thánh được biết đến như một người đàn ông của sự thật và là một người yêu hòa bình. Dân Do Thái là những người yêu sự thật và hòa bình. Đó là lý do tác giả tham gia.

Chia sẻ trang này