1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyến hành trình xuyên 3 nước Lào, Thái, Cam của nhóm "cánh đồng hoa hướng dương " T11 12/05

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi lsquynh, 28/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. asiandragon

    asiandragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Hic, sao trước khi đi chẳng ai nói cho bọn em biết như bác nói nhỉ. Đọc xong sợ vãi tè . Em tưởng là dân Lào hiền thì phỉ Lào nó cũng hiền, nó mà cướp bóc thì chỉ lấy tiền thôi chứ không có chuyện làm thịt gì chứ, biết thế bọn em bắt xe VIP đi buổi sáng cho nó an toàn (thảo nào mà bọn Tây toàn đi xe này, hôm đấy có mỗi bọn em là foreigners trên cái xe đấy), cũng tại bọn em tiếc 1 ngày ngồi trên ôtô mà ra cả.
    Còn đoạn đi ngược dòng Mekong thì đúng là em cũng thấy kinh, xác định rơi xuống là ngỏm rồi nên không dám ngủ, chỉ sợ ngủ gà gật lại rơi tõm xuống. Nhưng em không biết xác suất ngỏm nó lại cao thế. Giời ạ, biết thế hôm đấy bảo cả nhà đi bằng đường không cho an toàn.
    Đọc bài của bác mà em giở khóc giở cười, kể ra mình liều và ... ngu thật. Tí nữa thì thành chết vì thiếu hiểu biết. Chỉ thương các cụ nhà em ở nhà, vất vả bao năm nay nuôi được thằng con khôn lớn tự nhiên nó lại nằm lại dưới sông MeKong thì lãng nhách.
    Cảm ơn bác vì bài viết của bác đã cảnh báo cho các đoàn đi sau!
    Xin vote tặng bác 5*.

     
  2. asiandragon

    asiandragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Mà em quên chưa "trình bày" với bác là bọn em không đi Tam Giác Vàng bác ạ. Nhưng cũng là may mắn vì bọn em không đi vì không có điều kiện đi chứ không phải là vì nguy hiểm mà không đi. Đúng là điếc không sợ súng.

     
  3. HoangTung1979

    HoangTung1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    hôm nay tự nhiên rảnh quá, bên này chúng nó tổ chức noel càng to bao nhiêu thì mình lại càng nhớ nhà bấy nhiêu. đú đởn tí với các bác ở đây vậy.
    nói thật là tôi là bạn của một thành viên trong đoàn các bác, nhưng có lẽ bác ấy ngại khi kết thân với tôi hay là ngại những ngày anh em bôn ba sướng khổ sớt chia nên không thấy đả động gì đến tôi cả, thấy tôi cũng không chào, PM cũng không trả lời nốt. không sao, sông có khúc, người có lúc. giờ bác ấy khá rồi, có cơm ngon vợ đẹp, dù sao cũng tốt số hơn chán vạn những đứa suốt đời làm bảo kê hàng như chúng tôi. thôi thì vì những ngày đã gọi bác đó là anh, kính anh 1 ly , không anh lại bảo thằng em hỗn, vào thấy anh không chào.
    các bác nói các bác là những người Việt đầu tiên có mặt ở nơi ma thiêng nước độc đó là sai bét! bà con người việt ở Luông này nhiều lắm, nhưng cuộc sống cực khổ. Các bác được vào pum Khuẩy rồi (chỗ các bác nói từ đó nhìn xuống dòng Mê kông đó), sao các bác không gặp già Mê người việt, hay các bác không nói chuyện với dân bản chúng tao là người việt để nó giới thiệu cho.
    Ngưòi việt ở Luông nhiều lắm, sống trải dài theo dòng sông. họ di cư từ những bản làng xứ Thanh, xứ Nghệ sang, đầu tiên sống chủ yếu ở Xiêng Khoảng, Sầm Nưa, sau vì nghề chài lưới nên cứ lần ngược dòng, mới thành ra rải rác như ngày nay. tiếng chủ yếu của họ là tiếng Mường pha tiếng xứ Nghệ, nằng nặng và khó nghe. cá tôm sông Mê kông thì nhiều, đánh bắt không hết, nhưng do ngày càng nhiều dân sống bám lấy dòng Mê kông nên các gia đình đến sau buộc phải lần lên cao hơn mà sống, cụm cư dân độc đáo "dân pum, sóc" nhưng lại sống bằng ngư nghiệp ngày một phát triển. rồi sau này, dưới dòng nước chuyển khôn lường, bồi lở mỗi năm mỗi khác nên người ta cứ phải lên cao, cao mãi, nơi mà sông xen đá cá chen cát để sống, chấp nhận bị lũ quét còn hơn bị lở bờ thì chết mất cả nhà.
    Hàng hoá Thái lan nhiều và rẻ. đa dạng chủng loại, mẫu mã. Từ trước khi ổn định biên giới Thái lào (1984) cho đến khi ta thông 5 đường vào nước bạn (1993), nhu cầu hàng hoá của cả nước Lào được đáp ứng bởi hàng hoá Thái, chủ yếu nhập lậu, mà đường sông Mê kông là sầm uất nhất. cánh thương lái Thái rất dữ mặt, nhưng lại ngô nghê trong tính toán, phải chăng người Thái là như thế chăng? người Miến (Myanma), người Lào, người việt chúng ta nữa - người Việt đấy, là 3 lực lượng cạnh tranh ác liệt. trật tự thường thuộc về kẻ mạnh, súng to đạn nhiều, thật ngạc nhiên, đó không phải là người Thái, người Miến, mà chính là người Việt, với thành phần hỗn tạp: bộ đội đào ngũ, người Thượng, người Kinh buôn ngược, người Nùng, Mường buôn xuôi.
    sau khi bộ đội Việt nam và Pathét lào ổn định đường biên năm 1984, tình hình dịu hẳn, vả chăng lúc này nhu cầu cũng bão hoà, do thượng nguồn lúc này không thể cạnh tranh nổi với hạ lưu. Những Thakhek, Pắc sế..... với dân buôn máu mặt từ khắp nơi (trên đất VN ) đổ về, lại "trên thông dưới lọt" với bọn duy nhất kiểm soát lúc đó là Biên phòng 2 nước Lào Thái, nên tình hình buôn bán sầm uất, trên bến dưới thuyền mười phần nhộn nhịp. Có thể nói, chính con buôn VN đã dạy cho bộ đội 2 nước kia biết thế nào và biết ăn thế nào những đồng tiền luật . Nên chuyến vừa rồi nếu các bác tinh ý sẽ thấy ngay nhà xe sẽ phải làm luật lá thế nào thì các bác mới đến được Viêng.
    không cạnh tranh nổi cuộc chiến khốc liệt trên thương trường, các con buôn thượng nguồn chuyển sang buôn một thứ hàng khác, mà cho đến bấy giờ mức độ sinh lời vẫn còn chưa cao lắm: thuốc phiện.
    từ các lò cô quyện, nhựa anh túc được chiết, độn, phân tầng, phân chất, phân bánh, rồi theo các dây rợ rất loằng ngoằng vươn ra khắp nơi. Lên cao có Uyenan, KunMin Trung quốc, rẽ chéo có Na sầm, Na Ư, Nà lừa, Điện biên, sơn la.... xuống dưới có ViêngVang, ViêngChăn, xa hơn có Cò rạt, Băngkốc. Lúc này, các thương lái Vn chính là những đầu nậu phân hàng đi các nơi, cạnh tranh khốc liệt với các đầu nậu vốn có bằng tất cả các mánh khoé, thủ đoạn kinh khủng nhất. trong đó, 2 đòn hay được dùng nhiều nhất là Cắn trộm và Chọc tiết.
    Cắn trộm nghĩa là cho đàn em mật phục, tìm nhân mối.... để tìm được thời điểm giao hàng. Báo biên phòng (hỗn hợp Lào Việt) để phục bắt, nhân lúc bên kia đang cử người đi cứu hàng để "đổ quân" sang triệt hạ "soái" đối thủ. Rất nhiều thảm cảnh đã xảy ra rất rùng rợn thời gian này.
    Chọc tiết nghĩa là dùng nhiều sát thủ, đóng vai mua hàng để nhử đối phương. mua vài lần lấy uy tín, lần cuối gọi hàng "cao", nghĩa là gọi hết khả năng dây đó. đúng lúc giao hàng, nhận xong hàng thì tổ chức cướp lại tiền. lúc đầu đòn ấy là thế này, sau do bên bán hàng cử nhiều quân đến canh quá, nên sinh ra một đòn khác là cũng làm như trên, nhưng khi mua thì cửa quân đến triệt soái bên bán, vì lúc này bên bán có rất ít quân ở nhà. Đòn này gọi là Hậu phản. thời gian này nảy sinh lắm đại ca một mình chọi vài chục, hoặc các tấm gương liều mạng kinh khủng, lại cũng là người Việtnam các bác ạ.
    đến thời gian mà bọn tôi lưu lạc sang đó và được tin tưởng để cho làm áp tải hàng, các mánh lới triệt hạ nhau đã lên đến hàng không tưởng. Một cái vỗ vai, 1h sau thì chết. đang đi trên đèo có xe vượt lên, mình gục xuống, con dao cắm ngập lưng ....... nói ra thì rất nhiều, nhưng đó mới chỉ là hàng bọn bảo kê chúng tôi, chứ các bậc đàn anh thì còn ghê gớm nữa. người Việt mình thao túng một dọc tuyến đường biên suốt ngần đó năm, bây giờ nhiều biệt thự trong Luông là của người Việt, trên đường đến Luông nhiều trang trại là của người Việt, tất nhiên rất ít người biết những điều này nếu không đổ mồ hôi, đổ máu ở Luông.
    Viết qua như vậy coi như là một phần đóng góp của tôi, một người cũng từng bôn ba những chặng đường mà các bác đã đi qua. nhưng với một góc nhìn khác, một vị thế khác các bác. Và cũng để chúng ta thêm hiểu rằng, mỗi chặng đường chúng ta in dấu chân, có thể cách đây không lâu, người khác cũng in dấu chân, nhưng là dấu chân của nhọc nhằn, vất vả, dấu chân không chỉ đẫm mồ hôi, mà còn cả máu nữa.
    viết để chúng ta thấy rằng, tốt nhất là có một công việc lương thiện nào đó để làm, một gia đình yêu thương mình để ở, một xã hội tốt lành nào đó để sống, một cô gái nào đó yêu mình để mình yêu lại, thế là hạnh phúc.
    viết cho những ngày đầy nắng gió, những đêm ngập giá sương của tôi. Viết cho những người anh em cũng chỉ tuổi như tôi và các bác đã chôn vùi mãi mãi tuổi trẻ của mình, tàn lụi xác thân cha mẹ mang nặng đẻ đau dưới một lạch đã, một khe sâu nào đó, nơi mà không ai có thể xuống vuốt đôi mắt trừng trừng nhìn trời cao khép lại ngủ một giấc an lành.
    Hôm nay đây, Xmas, Tùng này xin mạn phép các bác cho gửi đôi lời tới những anh em đã sinh tử với tôi nhưng phận đoản số ngắn phải gửi thân xác ở chính những nơi các bác đã đi qua.
    Cảm ơn rất nhiều những tấm ảnh! Và chúc các bác Noel vui vẻ
  4. duongnt1

    duongnt1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hmm, cảm ơn bác HoangTung1979 này vì những kinh nghiệm áp tải hàng bác đã chia sẻ. Nếu bạn nào định đi buôn thì nên hỏi thêm kinh nghiệm của bác í. Tớ đang tự hỏi xem bác í có muốn chia sẻ kinh nghiệm vận chuyển thuốc phiện ko và vì sao bác í vẫn còn sống sót khi tuyến đường áp tải hàng của bác í kinh khủng thế ...........
    Chúng tớ không nói rằng chúng tớ là người đầu tiên đến sinh sống ở biên giới Thái- Lào, mà chúng tớ là những người đầu tiên đi du lịch theo tuyến đường này thôi, ít nhất là đối với anh hướng dẫn viên đã đón đoàn của chúng tớ và những người làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu này.
    Chuyện bọn Phỉ, quả thật trước đây tớ cũng nghe nhiều, nhưng vì tớ thấy cả tỉ người đã đến và rời các nước này mà vẫn an toàn (trong đó có bác đấy),cùng với sự hướng dẫn tận tình của anh Quỳnh, cũng như ban LinhEvil, nên tớ rất an tâm tham gia chuyến du lich này. Và quả thật, đây là một chuyến đi cực kỳ ấn tượng và thú vị trong cuộc đời chúng tớ nhé, phải không các bạn nhà SSF???
    Chuyện tham gia các tuyến du lịch bụi như thế này, ít nhất các bạn cần phải có một chút máu mạo hiểm và tính yêu thích khám phá, cũng như sự hiểu biết nhất định về nơi bạn đến. Chúng tớ đi rất nhiều như thế nhưng hầu như bạn đồng hành của chúng tớ toàn là người Châu Âu thôi. Và tớ đã gặp những người bạn, "một balô, máy ảnh trên tay" đi du lịch một mình thôi nhé. Họ đã đi gần 1 năm luôn rồi! Bạn sẽ thấy đó chỉ là một cô gái Nhật nhỏ nhắn, hay một bạn nữ Canada thích các món nữ trang độc đáo...
    Thôi, tớ cũng muốn chia sẻ nhiều hơn cho các bạn những ghi nhận của tớ về chuyến đi này, nhưng bây giờ tớ phải đi ....chơi Cầu Lông đây. (Muốn khoẻ mạnh thì phải tập thể thao....) Chỉ có thể nói ngắn gọn về chuyến đi này của bọn tớ như thế này thôi "thành công tốt đẹp và tuyệt!"
    Chào thân ái các bạn SSF và các bạn đã, đang và sẽ muốn mình đã là 1 thành viên của SFF.
    Merry Christmas and Happy New Year.
    Begi.
  5. lsquynh

    lsquynh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    @HT: Chào người quen, lâu rồi không gặp. Bây giờ cậu khá hơn tôi nhiều lắm rồi, sao cứ sống trong hoài niệm mãi? Cậu có công nhận, những ngày đó là những ngày mất nhiều nhất, nhưng được cũng nhiều nhất không? Hồi đó, cả cậu, cả tôi, cả bao nhiêu anh em khác, chẳng đã vỡ ra bao điều về cuộc sống sao? Để giờ đây, ít ra với tôi, bước chân mạnh mẽ hơn, ý chí kiên định hơn, quyết tâm sắt đá hơn. Thôi, tôi sẽ PM cho cậu sau, nhưng nói thật là tôi chưa nhận được 1 PM nào của cậu cả.
    Thưa tất cả các bác, lúc 12h30 trưa ngày 22/12/05 tại Lobby A sân bay Nội Bài diễn ra một cuộc hội ngộ vô cùng bất ngờ của 2 thành viên SFF: @lsquynh và anh @krazyvn
    Trong bối cảnh, @lsquynh vừa hoàn tất nhiệm vụ trở về VN, còn anh @krazyvn thì đi đón người thân, nhưng khác chuyến bay với @lsquynh.
    Khệ nệ đẩy xe hành lí lầm lũi đi ra, em định đi thẳng ra xe của Pacific như mọi lần thì bỗng bác Tuấn ở đâu xông ra chặn lại:
    - Ê, chú trốn kĩ quá, giờ mới về đấy hả?
    - (giở hộ chiếu) Đâu, anh xem! Từ ngày ở BKK đến nay em còn qua được Guangzou, về VN rồi lại đi đến 2 lần nè!
    - Chú qua HQ gọn nhỉ?
    - (cười) thì anh bảo, em hiền lành chất phác.....
    - (nói thẳng) chú bỏ đoàn làm bao người chửi chú đấy!
    - (hơi buồn) em biết! (móc tay lấy form immigration của Cambot và vé xe bus 320Bath ra) anh xem, em còn theo đoàn đến tận Aran, nhưng lúc mua visa em lại thôi, quay về. Gọi điện thì hết sóng, bóng chim tăm cá, biết tìm đoàn nơi đâu!
    - Ừ, nói là nói vậy, chứ mọi người cũng hiểu cho chú thôi. Có xe về chưa? Đi xe bus à?
    - Không em đi xe khác chứ, xe bus nó không cho lên anh ạ (cười). Anh đi đón em hả?
    - Chú tưởng bở rồi! Anh đón người thân.......
    - *(^*&^*%^*&^&&^&%
    - $%#%E%$&^%$^%&
    Sau khi từ BKK về, chắc là ai cũng vắt chân lên cổ cho công việc cuối năm và công việc của 12 ngày dồn lại. Em cũng vậy. Chính vì thế, dù âm hưởng của chuyến đi vẫn còn vang vọng không ngừng, nhưng các bác cho em xin phép sẽ post bài sau mấy hôm nữa. Mai em lại lên đường lên Tân Thanh sớm rồi, chú @asiadragon đã nhăm nhe đi cùng để mở mang tầm mắt, vậy mà giờ chót về HN (chiều nay) em lại để số của cả đoàn ở BKK. Bó tay.
    @asiadragon muốn đi liên lạc ngay với anh bằng cả YM, phone và PM nhé! Đi trong ngày.
  6. luunguyengl

    luunguyengl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0

    kinh nghiệm của bạn Tùng về Lào thật đáng nể phục.
    mong là sẽ có cơ hội gặp mặt, hàn huyên nhỉ.
  7. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Xứ sở Triệu voi
    Lần đầu ra khỏi Việt nam đem lại cho tôi một cảm xúc khó tả: điều gì ở phía trước, khi tôi không còn trong vòng tay của Đất Mẹ. Không phải đợi lâu, những ấn tượng sau khi đóng dấu của cửa khẩu Namphao thật thú vị. Thủ tục nhập cảnh rất đơn giản, nhanh chóng, không có cảnh mè nheo, cố ý làm khó. Vượt qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, hàng trăm cây số xe chúng tôi đi trong xanh ngát đại ngàn. Tại bất kỳ nơi đâu, dù là trên những đỉnh cao của núi đá ?" biên giới tự nhiên Việt Lào, hay dưới bóng xanh mát của nhũng rặng cây cổ thụ bên dòng suối của cửa khẩu Cầu Treo, nhóm du khách 7 người chúng tôi vẫn luôn nhận được những ánh mắt thiện cảm và nụ cười chân thực của những con người xứ sở Triệu Voi. Niềm hồn hậu và bản tánh dung dị của các bộ tộc Lào không phải vô tình mà có, mà phần lớn chính là kết quả của cả một quá trình lâu dài nhiều thế kỷ, dưới ánh sáng của đạo Phật, phản ánh quan niệm bất tranh mà thắng, bất luận mà đắc nhân tâm. Nếu mục đích của bạn khi viếng đất nước nầy là để tìm tiện nghi theo tiêu chuẩn bốn năm sao phương Tây, như bải tắm như mơ, kỳ quan thế giới, kỳ nữ xinh đẹp ... bạn đừng đi vì chỉ uổng công rồi đâm ra ngộ nhận. Ngược lại, bạn sẽ thấy: Từ thủ đô đến khoéng (tỉnh), nơi nào người bản xứ (kể cả tướng tá uy quyền) cũng rút về sống gần thiên nhiên, thoải mái ngoài đồng ngoài ruộng trong những căn nhà sàn cổ truyền hay cách tân. Hầu như họ "bỏ mặc" phố xá kiến trúc tây phương, dù cho ngay tại chốn phồn hoa đô hội: thủ đô Vientiane.

  8. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Êm đềm Vientiane
    Vientiane có đến hai tên: Vientiane-thủ đô và Vientiane-thị trấn. Vientiane, xưa, vốn thuộc đế quốc Khmer, vua Fa Ngum đã đánh chiếm hai vùng đất. Vientiane trở thành thủ đô Vương Quốc Lào từ 1563 dưới triều vua Setthathirat.
    Vua Setthathirat đã cho xây dựng cảnh quan That Luang với ngôi chùa và đại tháp cùng tên (1566) và Chùa Phra keo (1565), nổi danh cho đến ngày nay. Chúng tôi đã đặt chân lên đài Chiến Thắng (được xem là Khải Hoàn Môn của Lào), ngắm toàn cảnh Vientiane từ trên đỉnh tháp, ThatLuang (biểu tượng quốc gia với Tháp chính cao 45m và các tháp phụ xây dựng từ năm 1566). Quảng trường Thatluang cạnh toà nhà quốc hội và đài chiến sĩ là nơi diễn ra các lễ hội và hội chợ lớn của quốc gia). Lặng người ngước nhìn lên đỉnh tháp bằng vàng khối (nghe nói) nặng 500kg trong ánh nắg vàng rực rỡ, tôi thầm cảm phục những con người của đất nước Champa.
    Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, bạn đã thấy sừng sững đài Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Patousay (Khải Hoàn Môn), toạ lạc giữa phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất có thể thấy toàn diện cảnh quan Vientiane, rộng rãi xanh ngút màu của các vườn dừa, êm đềm và thanh thản.
    Người Pháp chỉ " khai hoá " thành công các phố thị Lào và đã thất bại hoàn toàn đối với hương thôn. Chỉ mấy chục mét rẽ vào từ một con phố chính, nhũng toà nhà bê tông đã nhường chỗ cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn. Thật êm dịu khi ngay trong thành phố, bên những của hàng với nhôm, của kính tấm lớn, đèn compact, tôi dễ dàng tìm thấy những khoảng vườn rợp bóng cây, những cô bé cậu bé nô đùa trên bãi cỏ cùng một chú cún xinh xắn dưới bóng một hàng dừa.
    Đưa nhau đi viếng cảnh thủ đô, chân cẳng rả rời, buổi trưa, dưới sự dẫn dắt của một người ban Lào, anh ấy đã , chúng tôi vào một quán ăn, gọi vài chai bia Lào (Beer Lao) và vài cốc nước gì đó rất thơm ướp lạnh, gắp thịt gà nướng, đĩa lạp, tô canh chua gà hay cá, típ xôi trắng dẻo hay nếp lam nướng trong ống tre...
    Trên vỉa hè bên chùa ? gì đấy, trong lúc đợi mọi người, tôi tranh thủ gọi một cốc cam vắt, cái thứ nước khá xa xỉ khi đi café ở Hà Nội, chỉ vài nghìn kip. Bà bán hàng nói tiếng Việt rất sành mỉm cưòi đôn hậu, rót thêm cho đầy cốc khi tôi đã uống qua nửa. Gió hây hẩy, trời bảng lảng ... bạn bè mới, kỷ niệm xưa, chuyện trên trời dưới đất. Đâu mất cả rồi những phiền toái ngay ngáy mang theo từ xã hội văn minh.

  9. onggiachayratnhanh

    onggiachayratnhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2004
    Bài viết:
    4.237
    Đã được thích:
    0
    @zorzo : Bạn có 1 chút thông tin nào về thủy điện Nậm Ngừm gần Viêng chăn ko ?
    Và cho tớ hỏi sang Nongkhai có chợ nào đặc sắc bên đó ?
  10. Boom2020

    Boom2020 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2002
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Chờ mãi chưa thấy cái hình nào ở cánh đồng hoa

Chia sẻ trang này