1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyến hành trình xuyên 3 nước Lào, Thái, Cam của nhóm "cánh đồng hoa hướng dương " T11 12/05

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi lsquynh, 28/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phonglanquan

    phonglanquan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2005
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi rất mong muốn đưọc hợp tác với các công ty du lịch để dẫn khách tour. Chúng tôi sẽ có % thoả đáng cho bạn.
    Liên hệ : 94 mai hắc đế hà nội.
    9742993 gặp Lợi.
  2. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    LuongPrabang : những ngạc nhiên kỳ thú
    Sau khi hoàn thành cốc nước cam vắt trong buổi chiều tà Vientiane, chúng tôi tay xách nách mang, nhồi nhét nhau trên 1 cái tuktuk mà lsquynh phải đánh đu lúc lắc cuối xe, 7 ng Vietnam can đảm lên một cái xe khách đi Luong trong đêm, cũng là đêm thứ 2/3của cuộc hành trình chúng tôi ngủ trên những bánh xe. Tuyến Vientiane-LuangPrabang vừa xấu vừa kém an ninh, thường xuyên bị đột kích bởi nhóm ly khai Hmông (ngày trước thôi). Tuy thế, ai cũng cẩn thận chia tiền thành nhiều gói khác nhau, nhất là khi thấy trên xe có một ng đeo khẩu 4-1, ý nhầm, AK47, loại cùng cho lính đặc công VN: báng gấp. Cái mệt mỏi của việc vượt qua hàng ngàn km làm chúng tôi thiếp đi trong ánh sao đêm, trong những cú xóc ghê người của chiếc xe bà lão, và trong những mùi kinh dị của nh người say xe?.
    Và đây, LuongPrabang đón chúng tôi bằng những ngạc nhiên ký thú. Những giới thiệu dưới đây do tôi sưu tầm được.
    LuangPrabang là không gian đón nhiều lượt khách du lịch nhất trong xứ Lào. LuangPrabang thuộc vùng núi miệt trung bắc Lào, độ cao khoảng 700m, nằm giữa ngã ba sông MêKông và sông Khan, nối liền thủ đô Vientiane bằng quốc lộ 13, cách nhau 320cs (hình như tuỳ theo đường, chúng tôi có hỏi, họ bảo để an toàn, co thể phải đi những đường xa hơn). Quần thể LuangPrabang duỗi mình trên một doi đất có sông, có suối, có núi. Xưa, LuangPrabang có tên là Mương Xua, kế là Xiêng Đôồng-Xiêng Thoong và LuangPrabang từ thời vua Fa Ngum (thế kỷ XIV) cho đến ngày nay. LuangPrabang có vị thế thủ đô xứ Lào cho tới khi vua Setthathirat dời đô xuống Vientiane vào năm 1560.
    Truyền rằng tượng Phật Prabang do lão tăng Phra Chounla Nark Théra và 500 vị sư khác sùng tạo bằng vàng. Vào thế kỷ thứ IX, vua Sri-Lanka tặng tượng Prabang cho vua Khmer - Indravarman, người cho xây Angkor Wat. Đến năm 1355, vua Khmer Paramantha Khempraja lại tặng Prabang cho con rể người lào là Chao Fa Ngum (1316-1373), sau khi ông nầy mang quân về xoá triều Mương Xua, thành công năm 1353. Vua Fa Ngum đổi tên kinh đô Xiêng Đôồng-Xiêng Thoong thành đế đô Luang Prabang, lấy tượng Prabang làm biểu tượng quốc gia, xây chùa Pasaman, thờ Prabang như bảo vật trấn quốc. Hiện nay bức tượng trấn quốc Prabang được an vị trong hoàng cung, nay là Bảo Tàng Quốc Gia.
    Xuống Luong lúc 5 giờ. Trong khi đợi các bạn đi tìm nhà trọ, tôi ngạc nhiên khi thấy nhiều người, trời còn tranh tối tranh sáng ngồi/quỳ thành dãy dọc con phố Sisavang Vong. Trên tay mỗi người đều có một hai típ xôi, một cái khánh (ô) bạc đầy thức ăn. Vài đoàn tăng lữ Theravada áo cam chân trần có đến 20/30 người 1 đoàn nối đuôi nhau, yên lặng đi ngang qua hàng tín hữu đang cung kính nâng khánh bạc lên ngang trán. Mỗi vị sư khi ngừng trước mặt một tín hữu, mở nắp bình bát ra, tín hữu bốc một vắt xôi kèm chút thức ăn, vái một cái rồi bỏ tất cả vào trong bình bát. Cảnh khất thực kéo dài trong thanh lặng đến khoảng 6 giờ 30 thì dứt. Phố xá bắt đầu lao xao.
    Phố xá LuangPrabang trầm mặc, gọn gàng, vương giả. Đâu đâu cũng thấy du khách da trắng, nhìn chung dạng ba lô chiếm đa số. Căn nhà trọ của chúng tôi thông thẳng xuống bờ sông Mekong. Sau điểm tâm chúng tôi đi bộ dọc phố, đến thăm hoàng cung của cố đô Lào (bảo tàng quốc gia) rồi kéo nhau lên Phousi, mái nhà của Luong
    Phosi
    Phou Si (Núi Màu) là một ngọn núi nhỏ rộng 250m, dài 1.000m và cao 80m. Hai bên cầu thang phần dưới đất là hai tượng rồng Lào đúc, chầu hai bên rất linh động, dài trên dưới 10m với hàng trăm gốc Champa ?" hoa đại cổ thụ trên trăm năm tuổi ; thân, cành sần sùi kỳ quái, có gốc to đến 2 người ôm. 329 bậc thang len lỏi giữa rừng Champa cổ thụ quanh năm ngát hương trời.
    Trên đỉnh Phou Si có That Chom Si cao 20m. Tháp được dựng từ 1804 dưới triều vua Anourout là biểu tượng và trung tâm văn hoá, tín ngưỡng của cố đô LuangPrabang. Hiện nay khuôn viên núi Phou-Si còn lại 5 ngôi chùa.
    Toàn cảnh trên Phou Si thật cổ kính, thanh thoát ẩn hiện giữa rừng hoa đại. Từ đây dõi mắt, có thể thấy từ xa dòng Nam Khan uốn khúc lặng lờ dưới ánh sương mai, hai bên bờ là màu xanh của các ô vườn hoa trái, rau cỏ. Đảo mắt qua, là cả khuôn viên hoàng cung rộng lớn, vườn thượng uyển vẫn đẹp, trăm hoa khoe sắc. Bức tượng đồng vua Sisavang Vong vẫn uy nghi đứng giữa trời, lặng nhìn bể dâu dâu bể... Lôi chiếc ống nhòm Hama ra, tôi mải mê dõi theo những con thuyền mảnh dẻ trôi theo dòng Mekong, khuất sau những đường cong mềm mại của ngọn núi Phou Nang ( Núi Nàng), thấp thoáng nhũng mái nhà của ngôi làng Xiêng Men. Gần xa rất nhiều mái chùa và những vườn dừa, những vạt rừng già lặng lẽ như bọc quanh lấy LuangPrabang kỳ thú.
    Wat Xiêng Thoong
    Thác Sai (chả biêt có viết đúng tên ko) là một dòng nước lớn đổ xuống từ những bậc đá nhiều cấp, gặp một khoảnh rừng già bằng phẳng chảy tràn thành một vùng mênh mông. Chưa thấy ở đâu, đá, nước và cây cổ thụ lại cùng tồn tại hoà bình như vậy. Âm u trong rừng thẳm cách Luong tren 20km đường ô tô và khoảng 20?T đ thuyền trên sông, chắc rằng thac Sai là một nguồn cảm hứng vô tận cho những chuyện cổ tích hoặc những ẩn sĩ ngày xưa. Từ thác sai trở lại Luong, chúng tôi sấp ngửa tìm đên Wat Xieng Thoong.
    Khuôn viên Chùa Xiêng Thoong nằm ở bán đảo hình thành bởi ngã ba sông Mêkông và dòng Nam Khan. Được sùng tạo dưới triều vua Setthathirat năm 1559-1560. Là ngôi chùa đẹp và quan trọng nhất của LuangPrabang với lối kiến trúc đặc thù Lào, mái cong cong buông xuống gần mặt đất. Wat Xiêng Thoong là ngôi chùa chính bao quanh là những miếu đường nhỏ có cùng một lối kiến trúc, hợp thành một cảnh quan tuyệt mỹ. Từ ngoài vào trong, trên các tường ta thấy cơ man phù điêu, điêu khắc, chạm trỗ công phu, sắc sảo nội dung dựa theo phật tích. Ai cũng bảo, đến chùa ở Luong, tới được là nhất.
    Màn trời trắng bạc, vân xanh nhạt chuyển dần theo màu cam lửa từ cái đĩa tròn vo đang từ từ hạ xuống bên kia ngọn Phou Nang, dòng Mekong bỗng chốc như một dòng kim loại nóng chảy , hắt ánh vàng lên các tán cây. Cầu kỳ tới từng chi tiết, rực rỡ trong ánh sáng vàng rực của mặt trời lúc chiều buông, Wat Xiêng Thoong trở nên lộng lẫy mà thần bí, gần gũi mà uy nghi. Nhóm người Việt chúng tôi chụp ảnh liên tục, tiếc thay, máy ảnh vô hồn, chẳng thể nào tả được. Tôi châm một điều Vina, chùa, sông, mặt trời và Em cùng hiện ra, chập chờn hư ảo ?.
    Sau buổi tối mệt nhoài khi đi lang thang chợ đêm của Luong, chúng tôi lăn ra ngủ, chuẩn bị cho ngày mai một cuộc hành trình để đời: 500km ngược dòng sông Mekong hùng vĩ.
  3. zorzo

    zorzo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    1.233
    Đã được thích:
    16
    Để bổ xung cho Luongprabang, các bạn hãy nghe một câu chuyện cổ tích nhe:
    Quần thể Chùa Xiêng Thoong nằm bên tả ngạn sông Mêkông, có cầu thang xuống tận bến đò để qua bên kia bờ là Bản Xiêng Men. Địa danh nầy nổi tiếng với huyền thoại trữ tình về hai ngọn Phou Thao (Núi Chàng) và Phou Nang (Núi Nàng)
    Xưa, có một con tinh tên Nang Kinna, sống trong một cơ ngơi khanh trang rộng lớn nằm thoai thoải trên một ngọn đồi. Con tinh cái chưa chồng, chưa con, luôn luôn sống cô độc trong khu rừng trên đồi. Mỗi buổi sáng Kinna thường dạo chơi giữa rừng cây, hoa cỏ ; giữa tiếng suối róc rách reo vui và chỉ quay về nhà khi đến giờ dùng bữa. Sự hiện diện thường xuyên của nàng trong rừng đã gây được nhiều thiện cảm nơi loài dã thú. Đôi khi người ta thấy nàng đùa giởn với các loài chim đến líu lo cho nàng nghe, ngồi trên cổ voi rừng hay vuốt ve những con hươu cái hiền lành, những con sóc xinh xinh?
    Một sáng kia, Kinna bắt gặp một chàng trai xâm nhập vào rừng, chàng trai khôi ngô tuấn tú ví thể Intha (thần sắc đẹp). Kẻ lạ có trong tay một khẩu súng, một túi vải khoác chéo trên vai. Đã từ lâu Kinna hằng mơ ước có một tấm chồng nên nghe lòng rạo rực vui mừng khôn xiết. Song Kinna sợ sắc diện của nàng sẽ làm chàng trai thất vọng bèn niệm một tràng chú, tự biến nàng thành tuyệt đẹp. Kinna tiến tới gặp chàng trai, hỏi:
    - Chàng đến đây làm gì ?
    - Tôi đến săn thú, chàng trai trả lời và ngạc nhiên hỏi lại:
    - Nàng ở đây một mình à ?
    - Vâng, tôi sống một mình với cỏ cây, muông thú.
    Sắc đẹp và sự duyên dáng của người con gái mau chóng chiếm lĩnh trái tim chàng trai tuấn tú. Chàng trai tự giới thiệu tên chàng là Phoutasén, kể cho Kinna nghe gia cảnh của mình. Kinna năn nỉ Phoutasén ở lại mãi mãi bên nàng, Phoutasén vui mừng chấp thuận.
    Cuộc sống giàu sang, hạnh phúc bên mỹ nhân đã làm Phoutasén quên lãng người mẹ đang sống trong nghèo khó.
    Một hôm, Kinna thố lộ với người tình:
    - Phoutasén chàng ơi, em quên chưa nói với chàng là em có một tủ sắt đầy những quả chanh xanh do ông bà em để lại. Những trái chanh nầy có phép nhiệm mầu. Chàng đã đến vườn chanh đó chưa ?
    - Chưa bao giờ, thế cái vườn đó nằm ở đâu ?
    - Cách đây độ 3 cây số thôi. Nhưng em yêu cầu anh đừng bao giờ tới đó, nguy hiểm lắm.
    Phoutasén không nói gì. Trầm ngâm suy nghĩ.
    Một hôm Kinna có việc phải đi xa. Phoutasén bèn lợi dụng sự vắng mặt của người tình, lén tới khu vườn cấm. Chàng phát hiện một cái hố thật to, rất sâu, đầy xương người. Quá kinh hải, Phoutasén chạy về nhà, lục lấy tất cả chanh trong tủ sắt rồi bỏ đi.
    Kinna trở về nhà, không thấy chồng, không thấy chanh. Biết là Phoutasén đã phản bội, Kinna vội vàng đuổi theo, chẳng mấy chốc nàng đã bắt kịp Phoutasén. Kinna kêu gào Phoutasén. Phoutasén càng tăng tốc độ và ném ngược lại một quả chanh, bất ngờ một ngọn lửa to lớn bùng lên cháy nguyên một chu vi đất rộng. Kinna càng gào. Để cản bước Kinna, quả chanh thứ hai được tung ra, khoét thành một cái hồ mênh mông. Kinna nhảy xuống nước bơi đuổi theo. Qua tới gần bờ bên kia thì nàng kiệt sức, nước cuốn nàng đi? Rút tàn hơi, nàng phát một lời nguyền xin trời trừng phạt người chồng phản bội, rồi mới buông xuôi vĩnh viễn.
    Bị ăn năn hối hận dày vò Phoutasén quay trở lại và bắt gặp xác Kinna vẫn còn tươi nằm ven một con suối. Phoutasén vội vàng làm mọi cách để hồi tỉnh Kinna, nhưng quá trễ. Phần quá đau đớn, quá tuyệt vọng, phần kiệt sức Phoutasén gục lên xác Kinna, chết theo.
    Mấy thế kỷ sau nơi có xác Kinna và xác Phoutasén mọc lên hai ngọn núi huyền thoại, có tên Phou Thao (Núi Chàng) và Phou Nang (Núi Nàng) ở LuangPrabang
  4. loops

    loops Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Gửi bạn Hoàng Tùng
    Tôi vừa loi choi ở Laos về. Đọc những gì bạn viết cảm thấy thật nể phục. Nhưng cũng mạn phép đưa ra 1 vài chính kiến nho nhỏ của mình:
    1. AN NINH TRÊN ĐƯỜNG
    Ko biết chuyện bạn kể xảy ra trong giai đọan nào, nhưng trên góc độ 1 khách du lịch, thú thực tôi ko có cảm giác sợ hãi khi đi trên đất Laos. Tôi và anh bạn người Laos, 2 người thay phiên nhau lái xe từ Vientiane xuống Luang Prabang.
    Đoạn đầu khoảng hơn trăm km từ Vientiane tới Tha Meua, nơi có ngã ba đi vào Saysomboune restricted area ( vùng này thời chiến tranh chống Mỹ là căn cứ địa của Vàng Pao và H''mong guelrilla, mà nổi tiếng trong lịch sử quân tình nguyện Việt Nam là trận mở cửa Long Chẹng để vào vùng này. HIện nay khu vực này vẫn còn phỉ Mông hoạt động, dù rất yếu và vì thế chính phủ Laos vẫn chưa cho phép khách du lịch vào đây, mặc dù Saysomboune rừng cực rậm và có đỉnh Phoubia cao nhất Laos ). Dọc hơn trăm km này có nhiều bản của người Laos sống dọc đường, tôi ko nghĩ phỉ Mông có thể ra quấy nhiễu.
    Đoạn từ ngã ba Tha Meua tới Vang Viêng và từ Vang Viêng lên ngã ba Phou Khoun ( ngã ba 1 đường đi Xiêng Khoảng, 1 đường về Luang Prabang ) khoảng 130km, đoạn này vẫn trong tầm ảnh hưởng của vùng Saysomboune, nhưng tôi thấy dọc đường có rất nhiều trại của quân đội và tay bạn người Laos khẳng định như đinh đóng cột là với mật độ của trại quân đội dày đặc như thế, phỉ Mông khó hoạt động. Tôi cũng có cảm giác tin cậy như cậu ta.
    Đọan từ ngã ba Phou Khoun về Luang Prabang khoảng 120km thì lịch sử cho thấy hình như chưa bao giờ có phỉ hoạt động tại đây cả.
    Duy chỉ có đọan từ ngã ba Phou Khoun di Xiêng Khoảng thì hơi tạo cho tôi 1 cảm giác bất an. Tôi bắt xe bus từ Luang đi Xiêng Khoảng, đoạn đầu từ Luang tới Phou KHoun thì Ok không có vấn đề gì, nhưng đoạn từ Phou Khoun đi Xiêng Khoảng, đường tương đối hiểm trở và đặc biệt tự nhiên có 2 thanh niên lôi ra 2 khẩu AK khoác lên người. Về sau hỏi thì được biết té ra 2 thanh niên này thuộc về nhà xe, đi kèm như kiểu dạng security, chứ không thuộc về quân đội. Điều đó có nghĩa là quanh vùng Xiêng Khoảng vẫn còn bất ổn. Cũng phải vì trước đây vùng Xiêng Khoảng Sầm Nưa là đánh nhau nhiều nhất nên chắc giờ vẫn còn " tàn quân H''mong ", và lại cũng giáp với vùng Saysomboune.
    Đọan từ Xiêng Khoảng về Nong Het rồi sang Nậm Cắn-Nghệ An hoặc đọan từ Xiêng Khoảng về Sầm Nưa rồi qua Na Mèo-Thanh Hóa. Đoạn này đường vắng hoe vắng hắt, trước đây phỉ Mông hoạt động khá dữ dội nhưng gần đây chắc biên phòng Việt Nam + Laos dẹp sạch rồi nên cộng đồng người Việt bên đó nói là bây giờ mọi người ổn lắm. Tuy nhiên tôi cũng cẩn thận, lúc đi xe bus tôi cẩn thận dấu hết giấy tờ cộng tiền bạc dưới giầy, phòng chuyện xấu xảy ra.
    2. AN NINH TẠI ĐIỂM DU LỊCH
    Dù chưa đặt chân tới tất cả các tỉnh của Laos, nhưng tôi cũng có may mắn đến được những điểm chính, và cảm giác của tôi là an toàn. Dân Laos khá hiền hòa và đặc biệt rất thân thiện với người Việt Nam. Có lẽ cũng do sự tuyên truyền của chính phủ, và lại Việt Nam cũng giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng bên Laos khá nhiều.
    Tại Vientiane: Nơi này là thủ đô nên không việc gì phải bàn. Chuyện có khủng bố hoặc rebels vào thành phố theo tôi là không có. Còn cướp giật, tội ác, civil sins thì ở đâu mà chả có. Một đêm tôi lang thang ngoài phố khá muộn ( chừng 12h30am ), gặp 1 đám thanh niên đang uống rượu đàn hát trên đường, ra chặn tôi lại và cứ nằng nặc bắt vào uống. Lúc đầu tôi cũng hơi ngại vì sợ có va chạm, hiểu nhầm, sau nể quá đánh liều nhảy vào. Trận rượu diễn ra rất vui vẻ dù chúng tôi nói chuyện với nhau chỉ bằng tay, và sau khi kết thúc, 1 anh chàng còn lấy xe máy đưa tôi về tận khách sạn. Đêm hôm khác tôi lên vũ trường Malina ?" 1 vũ trường lớn nhất Vientiane. Dân chơi Laos tương đối hiền hòa, cười nhiều, vui vẻ và ít gây sự.
    Tại Vangvieng
    Tụi tây gọi đây là free-opium town. Lý do là nơi này tương đối dễ kiếm các loại opium, marujiana, heroin... Nhưng điều đó không có nghĩa là Vangvieng trở thành nơi tội phạm, loạn. Tối đến ra island bar, ngồi cùng tụi smokers mà bay bổng, đêm ngật ngưỡng về khách sạn, mà không có ai chặn đường xin đểu, trấn lột.... Chỉ có gần đây, chắc sợ điều tiếng, chính quyền Vang Vieng trấn áp tương đối mạnh. Tôi cũng bị dính trong 1 vụ trấn áp. Thực ra tôi không phải là dân smoker, chỉ ra đấy tụ bạ cho vui thôi. Nhưng khi cop biết tôi là người Việt Nam, thì đổi thái độ ngay và tuơng đối nền nã vui vẻ, điều đó làm cho tôi có cảm giác người Việt Nam khá được tôn trọng ở đất nước này.
    Tại Luang Prabang
    Thành phố này thật yên bình và không có lý do gì để coi nó là 1 nơi nguy hiểm cả. Buổi đêm bạn cứ lang thang ở chợ đêm thì biết. Trong số hàng trăm người đon đả chào bạn, sẽ có vài chục người hỏi: Where are you from?? và nếu bạn trả lời là Việt Nam thì hầu hết sẽ ồ lên 1 tiếng thích thú. Một số người sẽ chuyển sang nói tiếng Việt với bạn, một số khác thì sẽ hào hứng kể với bạn là anh/em/chú/bác/bố/mẹ... của họ đã từng học ở VN. Mà con gái ở Luang thì rất xinh đẹp, trắng hồng. Bạn nhớ dừng chân ở 1 quầy hàng, đảm bảo cô gái bán hàng sẽ nồng nhiệt chào đón bạn.
    Tại Xiêng Khoảng
    Nếu chỉ ở trọng nội thị của thị xã Xiêng Khoảng, bạn không có việc gì phải lo lắng cả vì rất nhiều người Việt sống ở đó. Còn ở ngòai thì có vẻ khác, vì Xiêng Khoảng có khá nhiều người Mông cư trú. Ở cánh đồng Chum tôi gặp khá nhiều Mông Kiều Mỹ quay về thăm quê. Họ nói chuyện với anh chàng travel mate người Thụy Điển của tôi khá cởi mở, và lúc đầu họ cũng rất cởi mở với tôi vì nghĩ tôi cũng từ châu Âu. Nhưng sau đó khi biết tôi từ VN thì họ đổi hẳn thái độ, tương đối nghi kỵ và thậm chí thù địch. Cũng phải vì thâm tâm họ nghĩ là vì VN mà họ phải di cư. Cũng chính vì lý do đó tôi từ bỏ vụ ngủ bản H''mong. Chả gì thì ngày xưa đây cũng là vùng chiến trường dữ dội giữa H?Tmong và quân tình nguyện Việt Nam. Bây giờ thì mọi chuyện có vẻ yên bình rồi nhưng không biết lòng dân đã yên chưa. Trên huyện Kỳ Sơn giáp với Laos thi thoảng vẫn nghe tin phỉ Mông tấn công biên phòng Việt Nam đấy thôi.
    Tại Savanakhet
    Thị xã này thì chắc nhiều người qua rồi nên biết rõ. Chắc nền kinh tế của Savan do người VIệt nắm giữ, nên người Việt ở đây được tương đối coi trọng. Thị xã lớn thứ nhì Laos, và rất an toàn.
    Tóm lại, theo thiển ý của tôi, thì những nơi gọi là điểm du lịch của Laos thì tương đối an toàn. Còn đã đi chơi thì bao giờ cũng phải chấp nhận 1 tỉ lệ rủi ro nhất định. Nếu cái số mình đen thì phải chịu. Còn những tỉnh xa xôi hoặc những vùng xa xôi như Phongsali, Bokeo, Sayabouli thì tôi chưa dịp đặt chân tới nên không dám có ý kiến ý cò gì.
    Có mấy ý nho nhỏ để động viên mọi người trong box. Nhưng thật sự đọc những gì bạn Hoangtung viết, tôi cảm thấy hơi ngợp về bạn. Mong được offline gặp bạn và học hỏi những kinh nghiệm giang hồ của bạn.
  5. taituong

    taituong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    nhà tôi ở nghệ an, gần lào nhưng chưa 1 lần được sang bên ấy. nhân tháng 9 này tốt nghiệp tôi định làm chuyến vienchan nhưng chưa biết đi với ai, đi 1 mình thi buồn. vậy có ai muốn cùng đi với tôi thì liên hệ cho tôi theo đc taitu812003@yahoo.com, có thể đi bằng ô tô hoăc đi bộ (nha tôi cách biên giơi hkoảng 60 cây đi bộ), các anh chi nào co kinh nghiệm đi lào thì chỉ bảo giúp em về vấn đề thủ tục với nhá.cảm ơn!
  6. claymore

    claymore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    973
    Đã được thích:
    1
    nếu các bác để ý thì đường lên Luông chẳng mấy khi có tây đi cùng. các bác dám bắt xe đi đêm đó là một cái dại tày đình đó! không ai nói với các bác mùa này là mùa khô, là mùa gỗ, là mùa của phỉ à? các bác có biết bộ đội Vn bị chúng nó ghét lắm, nếu nó có lỡ cướp mà biết bác là người Vn nó bắn chết ngay[/yellow], không đôi co lằng nhằng. 2 ông bộ đội trên xe à?
    các bác tự tin thế, có biết nếu phỉ đã cướp thì nó đi đến cả chục thằng, vần đá, gỗ ra chặn xe không? bộ đội là người Lào, thấy cướp đông cũng đầu hàng ngay đấy, tôi đã từng gặp vài lần, tôi không nói vớ vẩn bao giờ!
    Chỗ các bác dừng xe ăn uống là Chuộc, gần Vangviêng chứ gì đúng không? [yellow]6h xe xuất phát mà chụp ảnh lúc 11h thì chỉ có vangviêng chứ còn đâu. Qua chuộc 1 đoạn có 1 dãy đèo dài và hiểm trở, cua tay áo, cướp rất hay phục ở đoạn này. Đó là còn chưa kể đến nguy hiểm vì lái xe. tài xế Lào, xe lào kinh khủng lắm đấy! Nó chỉ cần nổ lốp thôi là các bác cũng xuống vực rồi, các bác có biết không hả?
    bây giờ mới đọc cái topic này !
    những gì bác nói có phần đúng đấy : Đoàn GPS xuất phát tháng 7 năm 2005 từ Việt Nam đến Viên ,từ Viên đi Luangprabang tầm 6h đến VangViêng lúc 11h ,trên xe có 1 chú bộ đội Lào (hay security chăng ?)trẻ măng cầm cây AK báng xếp thiệt là đẹp,Claymore tự nhủ đi đêm thế này gặp cướp ,chúng nó nấp 2 bên đường bắn ra thì cả xe đi buôn muối .À mà trên xe vẫn có 6-8 khách Tây đi Luang
    -bác tài lái xe từ Vinh đến Viên và mấy việt kiều Lào đi buôn,thăm thân nhân đều bảo rằng tụi cưóp Lào (ở vùng bắc)rất ghét người VN ,nếu bị cướp thì ngoan ngoãn đưa tiền néu chạy là bảo đảm lãnh mấy viên vào lưng ngay, ngoài ra đoàn còn được cảnh báo là người Việt không nên lên vùng Bắc Lào (từ Luang trở lên) vì dân Lào Mông không ưa người Việt (nghe nói là bộ đội Việt tham gia giúp bạn tiểu trừ phỉ và bảo đảm an ninh như ở Tây Nguyên mình vậy)
    Hôm đi từ VangViêng lên Luang đi ban ngày nhưng thấy dọc đường đèo cách khoảng 200m có 1 chốt gác
    Được claymore sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 01/05/2006

Chia sẻ trang này