1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện hay nên đọc!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi lovelyguy, 05/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lovelyguy

    lovelyguy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chuyện hay nên đọc!

    Chuyện cổ tích hiện đại



    Ngày nảy ngày nay có hai anh em nhà kia tên là Cao Tân và Cao Lang sống với nhau rất hòa thuận trong một gia đình văn hóa: ?obố Đảng viên, mẹ hiền nhất xóm?. Một chiều hè nọ, hai anh em phải trông nhà trong khi bố mẹ đi làm vắng nhà. Cả hai anh em đều là những đứa trẻ sống trong môi trường hiện đại vì thế chúng rất say sưa bên trò chơi điện tử trực tuyến. Hai anh em mải chơi mà quên cả thời gian, đến màn cuối gay cấn nhất thì người anh Cao Tân nhận ra là đến lúc phải chuẩn bị bữa tối. Tuy nhiên, vì ham chơi nên Cao Tân, bằng uy thế của người anh, bắt Cao Lang phải đi cắm cơm và đi chợ chuẩn bị thức ăn. Bé hơn lại được chiều từ nhỏ, cũng đang say mê với trò chơi, Cao Lang nhất quyết không nghe lời anh. Là anh luôn luôn phải đúng! Cao Tân vì em không nghe lời nên đã mắng mỏ Cao Lang thật thậm tệ vì cái tội ?olười?. Một phút bồng bột, Cao Lang đã bỏ nhà ra đi. Cậu lấy chiếc xe đạp điện đi loăng quăng khắp các phố phường Hà Nội, ra ngoại ô rồi đi lên vùng Thái Nguyên, Yên Bái. Xe hết điện cậu vẫn chưa hết giận anh. Cậu đi bộ đi mãi đi mãi đến vùng La Bằng, Thái Nguyên thì mệt mỏi quá. Cậu dừng bước và hối hận vì sự bồng bột của mình. Nhưng lòng tự ái bản thân không cho phép cậu trở về. Cậu cũng đã quá mệt mỏi không thể lê bước được nữa, cậu ngồi xuống hóa thân thành muôn vàn hương liệu giống như tính cách của cậu: luôn nhẹ nhàng muốn được nâng niu cưng chiều và mong đem hương thơm thảo cho đời.



    Nói về Cao Tân, sau cùng thì trò chơi cũng kết thúc mà cậu là người thua cuộc. Cậu bắt đầu lo lắng khi mãi mà em không về. Trách nhiệm của người làm anh không cho phép cậu ngồi ở nhà mà chờ em. Cậu đóng cửa và lên đường tìm em. Nhảy lên chiếc Dream mới được mua khi vừa đỗ Đại học, Cao Tân nhanh chóng lướt khắp Hà Thành dò hỏi tin tức của em. Có người nói thấy Cao Lang đi về phía Thái Nguyên vậy là không một chút suy nghĩ, chỉ ra đi bằng tình thương em dẫn hướng mà anh đi mãi đi mãi. Hết xăng! Anh không quản ngại xuống đi bộ vừa đi vừa lạc quan hát: ?oTìm bóng em bóng em nơi đâu đâu?sầu cứ rơi cứ rơi trong đêm thâu??. Những lối mòn dẫn anh đi đến cùng chỗ Cao Lang hóa thân. Anh mệt mỏi ngồi xuống bên làn hương quyến rũ trong đêm tối thanh tịnh của vùng núi La Bằng. Anh cũng hóa thân thành một loại cây lá xanh tươi như tính cách của anh: Mạnh mẽ, tươi trẻ, lạc quan, minh mẫn.



    Lại nói về cha mẹ của Cao Tân và Cao Lang. Hai ông bà về nhà thấy cơm nước chưa nấu, con cái thì đi đâu hết cả. Bao nỗi stress trong công việc bà đổ hết lên đầu ông chồng tội nghiệp: không biết dạy con, không lo lắng cho gia đình?khiến cả xóm làng nghe thấy. Người cha đáng kính phần vì lo cho con phần vì bức xúc vì những lời vợ nói đã lặng lẽ mang tấm thẻ ATM rút tiền tự động của mình và ra đường tìm con. Ông tìm mãi quanh cái đất Kẻ Chợ Hà Thành với hơn 36 con phố tối thui mà không thấy con đâu. Ông chán ngán rút hết tiền lên Nhật Tân làm một bữa thịt chó lót dạ và trong lúc nửa tỉnh nửa say ông nghe nói 2 cậu quý tử của mình đã đi về phía Thái Nguyên rồi.



    Ông dù say nhưng tình yêu thương con và lo lắng không hiểu giờ này chúng ra sao đã dẫn ông đi mãi. Dùng tiền thuê xe taxi, xe ôm?cho đến lúc hết tiền. Ông đi bộ chân nam đá chân xiêu nhưng không lùi bước. Ông cũng dần tỉnh rượu khi ông đến một quả đồi ở La Bằng. Bên làn hương kỳ lạ ông chưa bao giờ cảm nhận được, ông ngồi xuống bên gốc cây lá xanh tươi, cành lá ướt đẫm sương đêm còn rưng rưng, rung rinh lấp lánh ánh sao đêm. Ông mệt mỏi hóa thân thành một loại giấy dai và mỏng phủ lên làn hương quyến rũ và cây lá xanh tươi. Tờ giấy ấy rất bền và lại thấm nước vì thế có thể che phủ cho cây xanh mà vẫn có thể để lọt ánh sáng, tinh túy sương đêm và không khí cho cây, tờ giấy còn giữ cho làn hương khỏi bay đi và luôn quấn quýt bên cây xanh.



    Chỉ còn lại một mình ở nhà, sau khi mắng chồng thậm tệ. Bà mẹ cuối cùng cũng chuẩn bị xong bữa tối. Mãi không thấy chồng con đâu, bà lo lắng vô cùng. Bây giờ tệ nạn cũng phân đoạn thị trường đánh vào tất cả các đối tượng. Trẻ em thì có tệ nạn trẻ em, người lớn thì mắc vào những rắc rối của người lớn. Bà thấy không an tâm vì vậy quyết định khóa trái cửa nhà bằng 5 lần khóa và đi tìm chồng con. Trong đêm tối mịt mùng với những ánh đèn màu ngọn xanh ngọn đỏ, bà đi tìm ở các khu vực nghi vấn nhất, các nhà hàng các quán Karaoke mà vẫn không thấy chồng con đâu. Đang hoang mang thì bà nhận được tin nhắn của một người bạn là thấy ông chồng đi về phía Thái Nguyên. Không một chút suy nghĩ bà lập tức thuê taxi lên đường. Rồi thì bà cũng hết tiền và bà phải đi bộ. Bà đi mãi đi mãi rồi mệt mỏi quá ngồi xuống bên một cái cây lá xanh tươi kì lạ có bao phủ bởi một tờ giấy đặc biệt và một mùi hương quyến rũ. Bà kiệt sức hóa thân thành một sợi dây nhỏ quấn lấy cái cây và tờ giấy phủ.



    Năm tháng qua đi và truyền thuyết ấy được lưu truyền trong lòng người dân La Bằng Thái Nguyên. Một ngày nọ những người của công ty ECO và FGC đi khảo sát tại La Bằng được nghe câu chuyện trên. Rất cảm động vì câu chuyện họ đã dùng công nghệ châu Âu kết hợp các kỳ tích hóa thân kia thành một loại đồ uống tuyệt vời và đặc biệt mà người ta gọi là Hồng Trà túi nhúng. Với nguyên liệu là lá cây xanh tươi dân gian gọi là cây trà hay chè, các hương liệu tự nhiên từ cảm hứng của làn hương huyền diệu và được bao bọc bởi loại giấy đặc biệt có khả năng bền dai và thấm nước tốt. Họ còn gắn vào sau túi nhúng một sợi dây lấy từ ý nghĩa của sợi dây hóa thân và gắn vào đấy một cái tem nhãn hiệu Cozy thật đẹp. Từ đấy ở Việt Nam người ta có Hồng Trà Cozy.



    Ý nghĩa của câu chuyện này? Gia đình là một thể thống nhất các bạn ạ! Tình yêu thương lẫn nhau đã làm nên được cái thể thống nhất ấy: Người con út trong gia đình như làn hương thơm thảo, nhẹ nhàng cần được quan tâm, nâng niu chăm sóc sẽ làm cho gia đình những hương sắc đặc biệt. Người con cả như cốt lõi trà - là chủ lực tạo ra cái ?ochất? trong gia đình. Người cha như làn giấy- mỏng, mềm nhưng vững chắc trong môi trường-là vỏ bọc vững chãi luôn che chở cho các con, giúp cho chúng kết hợp với nhau để tiết ra được tinh túy nhất. Người mẹ luôn là phần quan trọng cho cả gia đình, là sợi dây đoàn kết và tất nhiên luôn được thể hiện mình khi được gắn cho các danh hiệu: Vợ hiền, dâu thảo, vợ đức hạnh.


    Các bạn có thấy đúng không nào?

    Lấy từ Website: www.cozy-tea.com.vn
  2. honigsberg

    honigsberg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    2.017
    Đã được thích:
    0
    Dài quá, nhìn qua mà đau hết cả mắt. Bác có chuyện nào ngắn hơn chút không. Đọc qua thấy có vẻ hay đó.
  3. emtrai_xinhgaicucki

    emtrai_xinhgaicucki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    chuyển sang phần nào có viết truyện tiểu thuyết đi !!! em cận nặng rồi đừng hành em
  4. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Viết truyện mà cho 2 cái đứa này đọc thì tụt hết cả hứng.
  5. Bi_g_and_St_rong

    Bi_g_and_St_rong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    0
    Em thấy cũng hay đấy thây .
    Em trai xinh gái kia nếu cận rồi thì đừng có hóng, rồi đến khi cận hơn lại ngồi đấy mà khóc, nhá !!
  6. honigsberg

    honigsberg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    2.017
    Đã được thích:
    0
    Bác Global thông cảm cho 2 đứa em đi. Em lái xe phải đeo kính rồi, thế là quá đủ. Giờ em phải bảo vệ mắt chứ cửa sổ tâm hồn mà. Người iu em sau này mà cứ nhìn cửa sổ của em qua 2 cặp kính đó thì mất hay. Thế nhỉ, bác có chuyện gì ngắn ngắn viết cho em được rồi.
  7. emtrai_xinhgaicucki

    emtrai_xinhgaicucki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    0
    hehe , tớ ghét nhất giả dụ đi bơi cùng người yêu mà bỏ kính ra ôm nhầm bà già thi chết . thế nên ............
  8. chobeo

    chobeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Một học sinh ?omiêu tả hình dáng cô giáo em?: ?oCô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)?
    Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
    Xin nêu một số dẫn chứng về ?okết quả? dạy và học văn hiện nay:
    1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
    Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?
    2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
    ?Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.?
    3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
    Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
    ... ?oNguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thúy Liều? hay còn gọi là ?oĐoạn trường thất thanh?. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...?(!!).
    4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
    Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
    ?o... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm ?oTắt đèn?. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...?.
    5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?.
    Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
    ?oNay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi?.
    6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
    Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết
    ?o... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...?.
    7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
    ?oThúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng?(!!!).
    8. Em hãy tả con gà trống nhà em:
    "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?
    9. ?oEm hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
    - Hình dáng của cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà tbà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội hôi.
    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    ....
    Dạy các môn xã hội, nhất là môn văn là nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em tích lũy hiểu biết, từng bước làm giàu tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người. Vậy mà bây giờ có không ít học sinh không thích học văn, thậm chí rất sợ học văn. Lỗi ấy đâu chỉ thuộc về các em?!
    Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quá nhiều cải biên, cải cách về nội dung và phương pháp giảng dạy môn văn, thay cả sách giáo khoa, cho ra đời hàng loạt sách tham khảo, thực hiện nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về thay sách trên phạm vi cả nước, tốn kém bạc tỷ.
    Tuy nhiên, Bộ lại quên rằng: dạy văn là dạy người, dạy cái phần hồn tinh túy, cao đẹp của con người thông qua các hình tượng văn học. Muốn thế, trước hết và rất cơ bản là tâm hồn người thầy phải thật trong sáng, nhạy cảm và giàu tính yêu thương. Nếu cứ xem nhẹ đặc trưng bộ môn văn, quá thiên về cải cách phương pháp dạy và học, e rằng học sinh càng sợ học văn.

    Tin Tức Việt Nam
    Tổng hợp






Chia sẻ trang này