1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyển hoá năng lượng " trượt " do thắng trên xe máy

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bibi2010, 14/09/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Nói linh tinh!
    Lên mạng search cụm từ : "hệ thống chống bó cứng phanh" đọc đê!
  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Nói thế mà linh tinh à?
    Nếu có gì sai sót thì chỉ ra ngay trong ý người khác nói, mâu thuẫn gì trong lập luận của họ.
    Đừng nói linh tinh sang những thứ khác.
    Dạo này thành nhà gúc gồ học rồi à?
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đấy người ta gọi là kiến thức kém thì phải học đi đã, google có thể là thùng rác với người giàu, nhưng khối kẻ nhặt rác còn phải đào bới từ đó ra nhiều thứ để học đấy.
    Chẳng có cái gì momen động lượng bánh xe giảm đột ngột thì xe sẽ mất lái với văng vào bụi rậm cả. Nó đơn giản chỉ là bánh xe trượt thì không lái được. Cái bánh xe nhẹ hều thì momen động lượng của nó được bao nhiêu? Cái bánh có làm sao, cũng chẳng có chuyện bánh xe mang cả cái xe nén đi chỗ khác cả.
    Anh bạn chẳng hiểu gì về momen động lượng, nhưng cứ thích đưa nó vào hù dọa trẻ con. Linh tinh ở chỗ đó!
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Sax.
    Sao mo men động lượng lại là đáng bao nhiêu? Có đùa không vậy? Nó đủ cho người không ngã đấy.
    Theo định nghĩa: mô men động lượng là một tính chất mômen gắn liền với vật thể trong chuyển động quay đo mức độ và phương hướng quay của vật, so với một tâm quay nhất định.

    Tức là mo men động lượng có xu hướng giữ nguyên phương hướng quay, chống lại các mo men ngoại lực làm thay đổi phương hướng quay của vật.

    Bánh xe có bán kính r.
    Quay quanh trục với vận tốc Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} ω
    Trọng lượng vành bánh xe và xăm lốp là m.
    vận tốc dài ở vành bánh là v.

    Mo men động lượng L = m.r.v = m.r^2.ω (1)

    Rõ ràng mo men động lượng tỉ lệ thuận với không chỉ m mà còn với r (bình phương) và vận tốc góc bánh xe ω.
    Cho dù m có tương đối nhỏ, nhưng r và ω đủ lớn thì sao có thể nói là L không đáng kể được? (Giải thích hộ tôi xem tại sao lại nói thế?)

    Mo men gây ra do trọng lượng người (hoặc cả lực quán tính) gọi là lực F(véc tơ).
    Khoảng cách từ điểm đặt F(véc tơ) tới điểm tiếp xúc bánh xe với mặt đường là R.
    Vậy mo men ngoại lực do F(véc tơ) tác dụng vào hệ là: Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} τ = F(véc tơ). R (2) gọi là mo men gây lật (hoặc đổ)


    Mặt khác theo định luật bảo toàn mo men động lượng: mômen động lượng của một hệ không đổi khi hệ chịu tổng cộng các mômen ngoại lực bằng không

    Công thức tổng quát là: τ=d'L/dt và L = const khi τ=0

    Kết hợp với (1), (2)

    => F(véc tơ) . R =
    d'L/dt = m.r^2.dω/dt dω/dt gọi là gia tốc góc của bánh xe.

    Thế có phải thành phần F(véc tơ).R là nguyên nhân làm cho bánh xe đổi trục quay (tức nghiêng xe và đổ) và giảm vận tốc góc không?

    Ta thấy: Khi bánh xe quay đều dω/dt =0 => mo men do ngoại lực F(véc tơ).R = 0
    Xe luôn luôn cân bằng, tức là tổng các lực gồm trọng lực, quán tính v...v. Đều có phương nằm trong mặt phẳng chứa điểm tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường (tức là không gây momen lật).

    Rõ ràng là việc đổ hay không đổ phụ thuộc hoàn toàn vào thành phần dω/dt chứ không phụ thuộc vào m như Ngài kia nói.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lại biết một mà không biết 2 rồi!
    Nếu xét về độ lớn, thông thường người ta phải xét xem nó lớn so với cái gì?
    Momen động lượng của bánh xe lớn bằng bao nhiêu, so với động lượng của cái xe to đùng?
    Tiếp nữa, momen động lượng của hệ bảo toàn khi hệ không chịu tác dụng của ngoại lực.
    Nhưng đang xét trường hợp phanh xe, anh bạn ạ. Ngoại lực ở đây là lực ma sát của má phanh đấy. Khi này người ta xét đến định lý biến thiên momen động lượng, như anh bạn viết trên, chứ đó đâu có là định luật bảo toàn momen động lượng ???. Cái bánh xe quay, chứ cái xe có quay đâu mà áp dụng với nó ghê thế?
    Từ việc xe mất lái "văng vào bờ" bây giờ anh bạn lại nghiên cứu sang vấn đề xe lật, đổi chủ đề nhanh thật :(
    Điều kiện để xe lật, là momen gây bởi lực quán tính xét với tâm quay là điểm tiếp xúc giữa bánh xe phía trước với mặt đường phải lớn hơn momen giữ gây ra do tổng trọng lực tác dụng lên xe. Không có cái momen động lượng nào đây đâu anh bạn nhé!
    Kinh thật, đạo hàm vectơ loạn cả lên, nhìn phát ớn!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Kể ra anh bạn có tiến bộ hơn chàng LHX ngày xưa, nhưng cuối cùng cái nào thuộc về bản chất thì nó cũng lộ ra cả thôi, Hi vọng anh bạn không phải là nhà google học. Hôm trước cậu bibi nói một câu rất hay, học hành để ứng dụng trong cuộc sống gì gì đó, không biết anh bạn có cho cậu ấy là trẻ con mà không suy ngẫm gì chăng?
  6. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác.


    Đúng là chưa học thì chưa biết , nhưng không cho cháu học & hỏi những điều các Bác " nắm " thì cháu hỗng chịu Đâu :-O


    Nếu những tiền đề trên các Bác thông qua , thì vấn đề cháu nêu là có khả năng hiện thực . có thể chưa từng ai đi hướng đó , nhưng chính vì vậy các Bác & cháu sẽ phải đạp nhiều gai @-).


    Theo các Bác với môn khoa học THỰC NGHIỆM thí nghiệm thành công mấy lần liên tiếp thì được các Bác ( đang đại diện cho khoa học tự nhiên ) đánh giá kiểm chứng ĐÚNG !! :)>-




    *** Đây là vấn đề hòan tòan mới trên hướng đi , các Bác nên có tư duy thóang mở , nếu không sẽ chở về lối mòn của các nhà khoa học NHẬT khi thiết kế xe máy chấp nhận TRƯỢT là điều hiển nhiên !!:(( :P
  7. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Loại thắng này có trong mấy xe chạy điện. Kêu là regenerative brake. Tuy nhiên vẫn phải đạp thắng.

    http://auto.howstuffworks.com/auto-parts/brakes/brake-types/regenerative-braking.htm

  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Nhắc cái thắng điện lại nhớ đến đầu máy xe lửa diesel, cái này chắc bạn giao thông rành. Các đầu máy diesel công suất lớn đều ở dạng hybrid: động cơ diesel đồng trục với một máy phát điện. Động cơ diesel kéo máy phát tạo ra điện, điện tạo ra đi theo dây dẫn đến các động cơ điện kéo các bánh xe đầu máy cũng như nuôi các thiết bị điện khác trên đoàn tàu. Sở dĩ có thiết kế này là do trở ngại về cơ khí: không thể chế tạo được bộ truyền động/hộp số (với kích thước nhét vừa vào đầu máy) có thể truyền được cơ năng lớn từ động cơ diesel đến bánh xe. Loại đầu máy này có sử dụng cơ chế thắng điện như trên: khi cần thắng thì bộ chuyển mạch ngắt các động cơ điện khỏi mạng điện máy phát và nối vào một mạch kín khác. Các động cơ điện lúc này trở thành máy phát tạo ra dòng (cực lớn) đốt nóng dàn điện trở gắn trên nóc đầu máy, nhiệt lượng tạo ra sẽ được thải bỏ vào không khí.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Điều bạn nêu là "kinh nghiệm xương máu" của tôi. Tôi vào làm tại 1 cty, thằng trưởng phòng kt cứ thao thao về điện. Tôi hỏi "thế hằng số điện môi của kk là bao nhiêu?". Nó cứng cựa. Tôi bảo có thể chế cái tụ điện mà nó cần. Nó bảo tính toán thì nó to bằng cái bàn. Tôi bảo nên làm tụ ghép (như cái CV của radio). Tụ điện chạy vài phút, nóng, hỏng. Tất nhiên cần phải sữa đổi hiệu chỉnh...Nó không chịu. Thứ I nó không thích ý kiến mình, thứ nữa, nếu mình thành công, nó mất mặt...

    Tôi nghĩ nguyên tắc của kỹ thuật luôn là sự HIỆU CHỈNH. Bất cứ thiết bị hiện đại nào cũng luôn cần một cái BIẾN TRỞ : bàn tay con người hoặc thiết bị dò từng biến đổi (do những nguyên nhân chưa từng được biết đến) nhỏ của thiết bị thử nghiệm.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác werty, em làm cầu đường, chứ không chế tạo động cơ ạ! Tuy nhiên những gì bác nêu thì em hiểu nguyên lý. Coi như lúc đó động cơ trở thành một máy phát chạy với tải lớn. Còn việc hệ thống truyền động cơ khí hay điện, em nghĩ có 2 nguyên nhân. Một là hiệu suất của động cơ điện cũng như máy phát khá lớn (hơn 90%) nên việc chuyển đổi không làm hao phí nhiều nhiên liệu, tính ra chắc cũng chỉ xấp xỉ truyền động cơ khí. Hai là đường dây dẫn điện lắp ráp dễ, chi phí nhỏ hơn so với truyền động cơ khí.

Chia sẻ trang này