1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện hồi nhỏ...

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi BoyChanDoi78, 29/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Buôn bán....
    Hồi nhỏ , bọn con gái hay chơi trò "buôn bán", mỗi đứa bán mỗi thứ. Mà đồ chơi thì không có , phải tận dụng những thứ bỏ đi hay cây cỏ ngòai vườn để bày trò chơi.
    Cái tô bể úp ngược xúông làm khuôn và bếp đúc bánh xèo ( củi được nhét vào cái chổ bể ). Bông bụt giã nát ra trộn với nước để chơi trò bán dầu phụng. Thân bèo tây ( lục bình ) vớt từ mé sông về để dành làm bánh mỳ bán . Rồi cây nha đam cắt từng miếng làm thành món xu xoa, hàng chuối được bày bằng những chùm dủ dẻ chín vàng hay xanh non ..... Tiền để trao đổi mua bán là lá mít . Những lá mít rụng ngã màu được lựa chọn và sếp ngay ngắn để đi chợ..Mỗi đứa mỗi món hàng , buôn bán rôm rả như một phiên chợ quê thật sự. Một phiên chợ thanh bình biết khi nào mới tìm lại được....
    Bây giờ có khá nhiều trò chơi cho con nít , chắc không còn mấy đứa thích chơi cái trò mua bán như ngày xưa...
    Tiền và lá
    Ngày xưa tóc để "miểng vùa"
    Ngày xưa mẹ bắt đeo bùa cầu ông
    Đôi ta cùng học vở lòng
    Dắt nhau qua những cánh đồng lúa xanh
    Đôi nhà cùng một sắc tranh
    Chia nhau từ một quả chanh quả đào
    Đêm rằm soi bóng trăng sao
    Ngồi bên bờ giếng đếm sao trên trời
    Anh moi đất nặng tượng người ,
    Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
    Mỗi ngày chợ họp mười phiên
    Anh đem người đất đổi tiền lá rơi .
    Tiền không là lá em ơi
    Tiền là giấy bạc do đời làm ra
    Người ta giấy bạc đầy nhà
    Cho nên mới được gọi là chồng em
    Bây giờ mỗi buổi chiều lên
    Anh gom lá đốt khói lên tận trời
    Người mua đã bị mua rồi
    Chợ đời họp một mình anh vui gì ?
    Kiên Giang

    Lâu quá không biết có nhớchính xác bài này không nữa , ngày nhỏ đã thuộc lòng bài thơ này . Đã hơn mười năm không đọc lại,tự dưng hôm nay nói chuyện hồi nhỏ lại thấy nhớ bài này nên chép lại .
    Được trinhtragiang sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 20/06/2006
  2. muon_mang78

    muon_mang78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Ba Mẹ tôi có một cái nhà ở Tịnh Khê, nhưng gia đình tôi lại sống cách đó .... 12 km. Vì Ba Mẹ làm việc trên huyện nên chúng tôi ở nhà tập thể của cơ quan Mẹ, đến chiều thứ bảy cả nhà tôi kéo nhau về Tịnh Khê và sáng thứ hai đùm túm kéo lại lên Sơn Tịnh, nói là đùm túm trên hai chiếc xe đạp của Ba Mẹ tôi ngòai hai chúng tôi ra (Tôi và ... carrot ) thì có thêm túm gạo mới, túm củ từ của Bà Ngọai cho, túm cá chuồn muối Bà Nội cho ... nói chung là các thứ ăn được. Thời bao cấp khó khăn, nhưng chị em chúng tôi vẫn được ăn cơm dẻo, cá kho là nhờ sự tiếp tế này. Nhưng đó là chuyện của ... Ba Mẹ tôi, vì việc chị em tôi háo hức về nhà vào mỗi thứ bảy là lý do có ... ngày chủ nhật.
    Chuyện thứ nhất: Câu nhái.
    Trưa chủ nhật, ăn cơm xong là Mẹ lùa hai chị em đi ngủ trưa, để Ba Mẹ còn dọn dẹp vườn tược nhà cửa. Khi Mẹ thấy chúng tôi nhắm tịt mắt , thở đều đều là Mẹ bắt đầu ra vườn, chờ cho tiếng bước chân của Mẹ xa dần là tôi và carrot lẻn dậy, nhón chân, rón rét đi ra ngõ, ngòai đó có con T, thằng T, thằng H ... đang chờ tụi tui đi câu nhái.
    Đồ nghề đi câu là một cái cần câu (dĩ nhiên rồi) và một cái túi ni long để đựng nhái, mồi câu thì mấy đứa ? bạn câu cho. Một đám trẻ con khỏang 5,6 đứa kéo nhau băng qua đường để ra ruộng (trước nhà tôi có một con đường - đường này chạy từ Cầu Trà Khúc xuống đến ngã rẽ vào biển Mỹ Khê, còn nó chạy đi đâu nữa thì tôi không biết vì tôi chỉ mới đến biển là xa nhất-băng qua đường là cánh đồng lúa bát ngát), tôi cầm cần câu hùng dũng tiến theo đám bạn, tôi đi trước, carrot cầm túi nilong đi sau, lúc nào chúng tôi cũng đi cuối đòan vì carrot đi té lên té xuống trên bờ ruộng (cũng thông cảm vì lúc đó nó mới hơn hai tuổi thôi mà) nên tôi phải đi chậm để chờ nó.
    Đòan câu dừng lại tại một đám ruộng mà theo kinh nghiệm của mấy đứa chuyên đi câu là có nhiều nhái. Tôi gắn mồi vào, thả câu xuống và nhịp nhịp cần câu để nhử nhái, rất thành thục, carrot đứng bên cạnh căng thẳng, vì nó rất hay bị trợt chân nên tôi phải trừng mắt ra dấu nó phải cố giữ thăng bằng, nếu có tiếng động là nhái hổng cắn câu. Đang nhịp nhịp tôi nghe nặng tay, dây câu căng ra, đó là dấu hiệu của nhái đang cắn mồi, vô cùng hồi hộp, tôi nín thở để chờ thêm một chút nữa, nhịp tiếp và thấy nặng tay hơn tôi cất cần câu lên, rất nhanh và gọn tôi giơ tay túm lấy chú nhái đang giãy giụa dưới lưỡi câu, carrot phối hợp ngay bằng cách giơ cái túi ni long ra cho tôi bỏ vào. Sau đó tôi sửa lại mồi, và tiếp tục câu.. cứ thế đến khi kết thúc tôi câu được khỏan 4 đến 5 con nhái.
    Có một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi gắn liền với chuyện câu nhái, đó là trận đòn sau lần trốn đi câu đầu tiên. Ba Mẹ ra tận nơi để ?dẫn độ chúng tôi về, Ba dẫn tôi còn mẹ ẵm carrot. Về nhà, Mẹ bắt tôi nằm sấp xuống và hỏi tội không nghe lời Ba Mẹ còn ? xúi carrot đáng mấy roi, tôi nói 1 mà Mẹ quất đến 5 còn carrot ? được miễn, tôi khóc ầm ĩ vì thấy mình bị oan, carrot là đồng phạm chứ tôi có dụ dỗ nó đâu , tôi mà không cho nó đi là nó ? méc Mẹ, vậy nó cũng có tội là ?ocố ý che giấu để hưởng lợi (được đi theo)? chứ bộ , thế nhưng thay vì ?oxử? carrot Mẹ ?othêm? cho tôi 2 roi nữa ?
    Thế nhưng sức hấp dẫn của việc câu nhái mạnh đến nỗi chủ nhật tuần tiếp theo chúng tôi ? trốn ngủ tiếp, riết rồi Ba Mẹ cũng lơ cho và bắt phải đội mũ cho đỡ nắng!
    Kỳ sau: Đi cào rác dương liễu ...
  3. curio

    curio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    0
    ặ hay, MM cÂu nhĂi mà phỏÊi dạng lặỏằĂi cÂu à? CĂi bỏằn nhĂi này nó tham fn lỏm, hỏằ"i nhỏằ anh toàn cÂu nó bỏng cĂch lỏƠy sỏằÊi dÂy chuỏằ'i cỏằTt vào mỏằTt cành cÂy làm cỏĐn cÂu, mỏằ"i cÂu là mỏằTt cĂi ...'ại nhĂi!!!
  4. muon_mang78

    muon_mang78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Lưỡi câu tự chế đó anh Cu , do mấy đứa đi câu chung cho, em cũng ko nhớ là nó được làm bằng gì, chỉ nhớ trước khi câu phải gắn mồi vào, mồi cũng là cái đùi nhái
  5. levantam20_11

    levantam20_11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bạn kể chuyện hồi nhỏ thấy đâu đó cũng thấy bóng dáng của mình trong đó,lớn lên cùng năm tháng rồi những trò chơi trẻ con ngày ấy ngày ngày càng mất lần không thấy trẻ nhỏ bây giờ chơi nữa,mới đó mà nay thấy cuộc sống thay đổi kinh khủng,cái gì cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn những trò chơi hay những tập quán như đi cắm câu, hay đi nơm cá ở quê... nay đã tuyệt chủng mà sau này kẻ cho trẻ em chắc tụi nó nhìn với con mắt ngơ ngác.Nhưng đó là những gì mà cha chú chúng đã trãi qua
  6. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ (chuyện này nghe kể lại vì lúc đó mới hơn 3 tuổi ), ngày CN được Ba Mẹ đưa về nhà nội chơi , buổi trưa Mẹ dẫn ra giếng tắm ,xong mẹ kêu chạy vô nhà cho Ba mặc quần áo vào. Giếng nhà nội có cái mương dẫn nước từ giếng ra mấy đám rau vườn dưới , tranh thủ lúc mẹ giặt đồ không để ý đến mình , thế là để nguyên đầu trần mình nhộng lội dọc mương nước giữa trưa nắng , dẫm nước té ướt khắp người . Mẹ vào nhà thì không thấy trong nhà,thế là ra ngoài mương xách đầu vô phát cho mấy phát vào mông đít. Da trắng nên nổi nguyên lằn mấy ngón tay của Mẹ, lại còn khóc tóang lên . Bà nội thấy vậy lấy roi quất vào người Mẹ . Thế là hai Mẹ con điều khóc vì bị đòn. ( Đó là lần duy nhất bà đánh mẹ vì thương cháu ) . Ba thấy vậy cũng chẳng biết phân giải thế nào , đành ôm mình dỗ dành . Từ đó , Mẹ không bao giờ đánh các con trước mặt bà nội . Thế mới thấy hết câu nói của ngừơi xưa :" con hư tại mẹ , cháu hư tại bà ".
    Được trinhtragiang sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 22/06/2006
  7. nitatqng

    nitatqng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    3.815
    Đã được thích:
    0
    Tiền và lá

    Kiên Giang (Tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc tại Kiên Giang)
    Ngày thơ hớt tóc "Miếng vùa"
    Ngày thơ mẹ bắt đeo bùa "cầu ông"
    Đôi ta cùng học vỡ lòng
    Dắt tay qua những cánh đồng lúa xanh
    Đôi nhà cùng một sắc tranh
    Chia nhau từng một trái chanh, trái đào
    Đêm vàng soi bóng trăng cao
    Ngồi bên giếng đếm sao trên trời
    Anh moi đất nắn "tượng người"
    Em thơ thẩn nhặt lá rơi.... làm "tiền"
    Mỗi ngày chợ họp mười phiên
    Anh đem "người đất" đổi "Tiền lá rơi"
    Nào ngờ mai mỉa cho tôi
    Lớn lên em đã bị người ta mua
    Kiếp tôi là kiếp làm thơ
    Vốn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi
    Tiền không là lá em ơi
    Tiền là giấy bạc của đời in ra
    Người ta giấy bạc đầy nhà
    Cho nên mới được gọi là chồng em
    Bây giờ những buổi chiều êm
    Tôi gom lá đốt, khói lên tận trời
    Người mua đã bị mua rồi
    Chợ đời họp một mình tôi... vui gì!
    Bến Kiên Giang 1965

    @ curio : câu ếch nhỏ thì chỉ làm như huynh nói, mồi có khi là con chuồn chuồn cũng được, chứ câu ếch bự thì phải dùng lưỡi câu thôi
  8. convitmap

    convitmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Cứ khoảng 1 tuần hoặc 2 tuần là Nội ra thăm bác (dĩ nhiên là lúc nào tôi cũng đi cùng), nhà bác ở đường Quang Trung (gần sông Đào), còn nhà tôi thì ở đường Nguyễn Nghiêm (gần chợ), quá gần để hai bà cháu dắt nhau đi. Có một hôm tôi đang bị đánh đòn (có lẻ vì nghịch gì đó không nhớ) thì Nội tôi quay vô nói với Ba "Mẹ ra nhà anh Bốn con nhe", thế là lúc đó tôi oà lên Nội ơi đợi con đi với (không phải tôi ham đi chơi nhưng vì không hiểu sao Nội tôi hay đi lạc lắm, tôi rất sợ để Nội đi một mình) và quay qua nói với Ba "Ba ơi đánh nhanh lên Ba ưng đánh mấy roi cũng được miễn đánh nhanh lên chứ Nội đi là bị lạc đó", Chịu thôi làm sao Ba tôi đánh được, thế là Ba bảo xuống nhà dưới rửa mặt rồi mới được đi nhe. Nhỉ nhiên là dạ líu la líu lô rồi.
    Trên đường đi tôi còn nói với Nội "hôm sau mà con bị đánh đòn hay bị gì Nội đừng có đi nhe".
    Nghỉ lại mà nhớ Nội, nhớ Ba và Bác ghê, tất cả đã ra đi rồi.
  9. voquang1979

    voquang1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0

    Hồi nhỏ, mỗi kỳ nghỉ hè là một chuỗi ngày thần tiên với bao nhiêu là trò chơi cuốn hút. Sau này mới thấm câu " Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ" của Xuân Tâm.
    Quê mình ở Đức Nhuận, nhà ở đầu xóm, sát cánh đồng nên luôn được hưởng ngọn gió nồm mát rượi mỗi trưa hè.( Nhưng cũng hứng trọn trong mùa phun thuốc,) Bao kỷ niệm buồn vui trong suốt tuổi ấu thơ sẽ còn mãi trong tôi trong suốt cuộc đời. Nuôi vịt, câu cá, soi ếch, chăn bò, tắm bàu,đá banh, úp nơm, bắt cá, câu cá, cắm câu, bắt cua, câu lươn, bẫy chim, bắn chim, bắn rắn mối, bắt cút, đá gà cỏ, bắn bi, chấn khai, đọc sách ....Tất cả như hiện về mỗi dịp về quê gặp lại người thân cảnh cũ, cùng nhau uống mấy chén rượu mừng xuân...
    Chuyện làm "kinh tế" : nuôi gà vịt:
    Hồi học lớp hai, tụi nhỏ xóm tôi có phong trào nuôi vịt . Nhìn mấy anh cấp hai lùa bầy vịt chừng chục con đi tắm ở mương con trước nhà, tay cầm cành cây lùa vịt như tướng chỉ huy mà thấy ghiền. Ba tôi đi học ở Quy Nhơn, ở nhà học xong kỳ hai, lãnh phần thưởng xong hai anh em năn nỉ má bắt chục vịt về nuôi. Nhìn bầy vịt mới nở kêu kiu kiu anh em tôi vui lắm. Lúc đầu tìm cây làm chuồng cho kiên cố dưới sự cố vấn của anh Đ con dì và anh P con cậu tôi. Chuồng kế chuồng heo, dựa một bức tường vào chuồng heo cho lợi. Có một cổng cho vịt vào và được tấn bởi nửa hòn đá ong cho chồn khỏi ăn vịt. Những ngày đầu phải nói là suốt ngày quanh quẩn với bầy vịt, chưa lùa cho chúng đi ăn được nên hai anh em xách nước đổ vào cái thau to cho vịt tắm, nhìn chúng ngụp lặn mà khoái chí .
    Lo cho sự sạch sẽ và giải trí của chúng xong chúng tôi phải lo "mồi" cho chúng ăn cho mau lớn. Lúc đầu nhai gạo, ngâm cơm cho chúng ăn cho mạnh. Đến thời kỳ trổ lông huê phải tìm mồi .Do đó chúng tôi phải đi câu ếch, soi ếch, bắt cua cho chúng ăn.
    Nghề đi câu cũng lắm công phu, trước hết tìm một bao ni lon dài sao cho ếch nhảy ra không nổi, một đầu được ***g vào một sợi kẽm lớn để làm vợt; tìm một thanh tre thẳng làm cần câu và một sợi cước nhỏ (mua ở bà B ở phía dưới chợ), xong rồi buộc đùi nhái vào một đầu đi câu. Thả mồi xuống nhắp nhắp ở chỗ nghi có ếch nhái (hồi đó quy ước ếch màu xanh, còn nhái là con nhỏ có sọc, sau này học thấy đúng thiệt, hihi). Một chú, rồi hai chú nhảy ra, đợi cho cần nặng nặng hoặc thấy chúng ngậm mồi rồi thì nhẹ nhàng giở lên hứng vào vợt, tay trái giữ vợt chặt cho dù chúng có nhảy rẹt rẹt nhưng không cho bọn bị câu nhảy thoát ra. Nhiều lúc có con ngậm mồi đến nỗi mình nhấc lên nhấc xuống nhẹ thì chúng cũng nhấc người theo chứ nhất định không chịu nhả, ôi tham thực thì cực thân Mà bọn vịt cũng tham ăn không kém, chúng giành nhau tới căng diều rồi mà vẫn đứng lắc lắc mấy cái rồi xông vào ăn tiếp ( Vậy mới nảy sinh ra cái người ta gọi là tin vịt).
    Câu xong chúng tôi đem về bằm cho vịt ăn những con yếu, những con mạnh chúng tôi nhốt xuống hầm để làm mồi dự trữ. Hầm ếch là một cái hầm dùng dao đào xuống đất chỗ cao rồi dùng dĩa đậy lại, nhốt ếch ở dưới, dĩa ở trên đổ nước cho gà uống, hi, cũng như hầm bí mật.
    Sáng đi chăn cho chúng đi tắm và rúc kiếm ăn một lần, chiều câu ếch khoảng 2 tiếng. Đến lúc lớn thì còn được sáu con.Nuôi cho đến rằm tháng bảy là bắt làm thịt, hic, công sức mình bỏ ra định bán đi mà ba kêu thôi để làm thịt rồi còn hai con nuôi đẻ luôn. Lúc này chúng đã ăn lúa và cua được, và ba tôi cũng đến kỳ nghỉ nên bắt hai anh em mua sách học, tan rồi cái mộng làm giàu
    Kỳ sau: Soi ếch
  10. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ , bị một "trận đòn" nên thân mà đến giờ vẫn còn nhớ, về lại xóm nhà cũ nhắc lại ai cũng nhớ trận đòn đó của mình .
    Lần đó đứa em con dì về thăm Ngoại ,nhưng Ngoại lại ra nhà em của Ngoại ngoài thị xã chơi, nên sáng hôm sau Dì Út lấy xe chở nó ra thị xã chơi với Ngoại . Mình một mực đòi đi theo ,nhưng Dì không chở hết 2 đứa , hồi đó chiếc xe mi-ni lùn nhỏ xíu cũ kỹ của Dì không chở được nhưng mình nhất định đòi đi . Con Bé về chơi không mang theo đồ nên hôm đó Mẹ đưa cái đầm ( còn nhớ phần thân áo cái đầm máu trắng, phần váy màu xanh chấm bi . Mẹ là thợ may nên vải thừa mẹ hay may kiểu đồ chắp nối cho mình ) của mình cho nó mặc. Lấy lý do đó mình nhất quyết đòi đi nếu không đi được thì con bé phải trả lại đồ cho mình( nghĩa là nó cũng không đi được ). Thế là mình giằn co đòi áo lại , lôi xe không cho dì đi,Mẹ dỗ dành thế nào cũng không chịu nghe, Dì hứa chiều về dì chở đi chổ khác chơi .....Hình như lúc đó bị quê hay sao mà mình vẫn lì lợm không nghe lời mọi người . Mẹ điên tiết lên , lấy cây xác mía tươi mới ép người ta phơi dọc đường đi trước nhà đánh vào hai mông đít , mình vẫn cứ kóc đòi đi mặc cho Mẹ đánh , Mẹ đánh nát cây này lại lấy cây khác, hàng xóm đến xin Mẹ cũng không tha. Cái tính ương bướng của mình thách thức thêm cơn giận của Mẹ. Cho đến khi tòan mông và chân đầy những lằn roi đỏ ửng Mẹ mới thôi đánh . Xong Mẹ dẫn đi tắm rồi vào lấy muối xát vào các vết thương đó( sợ bị nhiễm trùng vì lúc đó mấy lằn roi trên người đã rướm máu ), Tắm xong Mẹ ôm mình khóc ngon lành, vừa khóc Mẹ vừa nói : " tại con cứng đầu quá chứ Mẹ đâu múôn đánh con như thế này... ". Mẹ chạy ra chợ mua cháo và những thứ mình thích về dỗ dành . Hic....lúcđó mình không thấy ghét Mẹ mà lại thấy thương Mẹ hơn và chịu ăn đồ ăn của Mẹ mua về. ( lúc đầu Mẹ năn nỉ nhưng không ăn vì còn giận mẹ nhưng thấy Mẹ khóc lại thôi )
    Và từ trận đòn đó, về sau mình không bị trận nào như thế nữa ,vì trong mắt Mẹ mình vẫn là đứa con gái ngoan chỉ mỗi tội bướng bỉnh thôi . Hổng hiểu hồi đó mới 5,6 tuổi gì thôi mà gan lì ghê, để cho Mẹ đánh mà không thèm xin Mẹ tha cho .

Chia sẻ trang này