1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện Huế ít người biết (sưu tầm tại đây)

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 09/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chữ hiếu của thiền sư Nhất Định và vua Tự Đức
    Cố đô Huế nổi tiếng về danh lam và cổ tự. Đó cũng là nét đặc thù góp phần tạo nên bản sắc, truyền thống phong phú về văn hóa-lịch sử tại nơi này. Câu chuyện đầy cảm động về đạo hiếu thờ mẹ của hai nhân vật lịch sử, Thiền sư Nhất Định và vua Tự Đức triều Nguyễn, đã tạo duyên lành đồng cảm, để lại danh thơm lưu truyền cho ngôi chùa Từ Hiếu. Chính Tự Đức đích thân trân trọng ban cho chùa "Sắc tứ Từ Hiếu tự".
    Khởi đầu địa danh ấy, xa xưa chỉ là một mái tranh đạm bạc vô cùng, cỏ cây hoang dã. Thiền sư Nhất Định từ xứ khác tìm qua, dựng lên nơi ẩn cư tu tập, gọi là An Dưỡng am. Tại sao có chữ Dưỡng ? Nguyên do, vị cao tăng có mẹ đã già, không nỡ bỏ mẹ mà đi tu, để người trơ trọi một mình. Cho nên khi đến đây, thấy sơn thủy thanh cao rất thanh tịnh cho sự ẩn cư, Ngài liền về cõng mẹ, lặn lội lập am nương náu. Tại đây, vừa tu hành, tìm đạo giải thoát, kinh kệ hàng ngày, Ngài vừa rau cháo qua ngày, nuôi dưỡng, săn sóc thân mẫu vốn rất thường đau yếu. Bởi thế mới có chữ "Dưỡng" trong tên An Dưỡng am của Ngài lúc đó. Chuyện ấy bắt đầu vào năm 1843, thời triều Nguyễn, vua Thiệu Trị (1841-1847). Qua đến triều Tự Đức (1848-1883), gặp lúc ngày kia, mẹ Người lâm trọng bệnh vì thiếu thốn, kham khổ trong cảnh sống chung với con đang là bậc tu hành. Ngài tìm y sư cứu chữa, được khuyên rằng cần phải bồi bổ cho bệnh nhân bằng thịt hoặc cá mới được thuyên giảm. Thế là Ngài liền chống gậy tìm xuống chợ (Bến Ngự ngày nay) mua được cá chết, treo trên đầu trượng trúc, đem về am thổi cháo hầu thân mẫu, mới qua được cơn hiểm nghèo, lần hồi bệnh thuyên giảm...
    Cũng vì xuống chợ mua cá mà bị đời dị nghị thành mang tiếng này nọ. Người không biết nguyên nhân, cứ mặc tình mai mỉa : Ngài vẫn chẳng lưu tâm, một lòng nuôi mẹ cho lành. Hàng ngày hái củi, nhóm bếp, tự mình chăm sóc hầu hạ. Lâu ngày, chuyện lạ đến tay vua Tự Đức, vua sai người theo dõi, tìm hiểu sự thực hư ra sao. Lúc bấy giờ, tuy am ở ngoại kinh thành chẳng bao xa, thế nhưng còn hoang vu tịch mịch, chưa được biết đến nhiều như về sau. Vua Tự Đức lại là một người thờ mẫu hậu Từ Dũ rất hiếu đạo, rất hiếm có xưa nay. Vì thế, sau khi tỏ tường câu chuyện, vua vô cùng cảm động, lập tức cho tu bổ cảnh chùa, đồng thời đích thân ban biển ngự đề "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Kể từ đó, An Dưỡng am trở thành chùa Từ Hiếu, lưu danh đến ngày nay.
    Lại nói về vua Tự Đức, người đã sắc phong cho hai chữ Từ-Hiếu, đó là vị vua hiếu đạo bậc nhất trong 13 vị hoàng đế triều Nguyễn. Mẫu hậu là bà Từ Dũ được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực. Bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua liền ghi ngay vào sách tùy thân mà nghiền ngẫm, gọi là "Từ huấn lục" (sách chép lời mẹ dạy). Trải qua suốt 36 năm chấp chính ngai vàng, Tự Đức bao giờ cũng dành ngày chẵn vào cung vấn an sức khỏe mẹ, ngày lẻ thì lo việc triều nghi, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Không những thế, có gì lo âu, vua liền thỉnh ý để được nghe lời dạy bảo. Chính vì thế, bà đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy nhà vua ham săn bắn, gặp nước lụt chảy mạnh bất ngờ, quan quân chưa dám dong thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn ngoại thành rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà giận, quay mặt chẳng nói, sau mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi. Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ mẹ rất chí hiếu.
    Bởi thế mà vua cảm phục đạo hạnh của Thiền sư Nhất Định vô cùng. Đó là bậc cao tăng không những đã có "Từ tâm", lại còn nặng lòng với "Hiếu đạo", một kẻ đã nhập đạo nhưng vẫn tròn đời. Thiền sư đã không quản ngại tiểu tiết, chẳng vì cái danh tướng hư huyễn của đời mà câu chấp, quên đi đạo làm con bên mẹ. Ngài chỉ biết lấy cái tâm Phật soi lòng, chẳng hề đắn đo ngã tướng, khen chê. Nếu không phải là Tự Đức, người biết coi trọng chữ hiếu, thì cái duyên để lại hai chữ Từ Hiếu kia cho đời sau học hỏi chắc ít phần quảng bá, sâu rộng giữa đời thường như hôm nay. Kinh Phật dạy có chữ "duyên" thật là sâu sắc.
    Ngày nay, chùa Từ Hiếu qua nhiều tuế nguyệt, đã được trùng tu lại nhiều lần. Hình ảnh chiếc am cỏ hoang dã cùng với bóng cao tăng hái củi ven đồi... hình ảnh khói lam chiều, ánh lửa bập bùng của người con bên bếp nhỏ ngày xưa... không còn nữa. Thế nhưng, ý nghĩa và đạo vị ngọt ngào hai chữ "Từ Hiếu" không phai nhòa, còn mãi giữa đất trời xứ Huế. Khách thập phương bước vào cổng chùa, nhất là trong những mùa Báo Hiếu Vu Lan, càng bồi hồi cảm xúc câu chuyện kể bậc Thiền sư cõng mẹ... Huế nay đã trở thành di sản văn hóa thế giới, có những du khách nước ngoài đến Từ Hiếu tự, khi được phiên dịch lại lịch sử ấy, từng có người quay lưng đi, đưa khăn lên mắt. Dù cách biệt Đông-Tây, cũng vẫn hiểu : đang gợi nhớ đến mẹ hiền, và họ chính là người bất tử
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Những người ngoại quốc đánh thuê cho Nguyên soái Nguyễn Phúc Ánh
    Theo sách La Cochinchine religieuse của P.Louvet và sách Mgr Pigneau de Béhaine của M.A Faure thì con số người Pháp theo Bá Đa Lộc hoặc bỏ hàng ngũ quân đội Pháp để theo về với Nguyễn Phúc Ánh lúc đó vào khoảng 369 người.
    Đa số những hạng người ngoại quốc nầy là những quan binh tình nguyện vào bộ binh hoặc hải quân Pháp. Họ không bị ràng buộc như quan binh chính quy và có thể rời nhiệm sở hoặc đơn vị bất cứ lúc nào miễn là hành động của họ không làm thiệt hại gì cho Pháp quốc. Trong số đó có tên những cá nhân được chính quyền thuộc địa Pháp dùng để đặt tên cho các đường phố ở Sài Gòn và nhiều vùng phụ cận:
    1 Jean Marie Dayot: là sĩ quan hải quân Pháp, cháu của cựu toàn quyền Pháp ở Đông Ấn là M. Charpentier de Cossigny. Theo tác giả M.A Faure thì Dayot là một người kém may mắn: trong thời gian còn là một một tài công lái tàu duyên hải, người Pháp nầy đã bị cướp biển bắt sống ở vịnh Cabaye trong vùng biển Goa-Bombay, Ấn Độ; ông ta bị bọn hải tặc tra khảo, đánh đập và đối xử khắc nghiệt nhưng sau đó thí trốn thoát được. Dayot được Ánh phong làm Trí Lược hầu năm 1790 và được giao cho chỉ huy hai tàu chiến Đồng Nai và Vương Tử Nam Kỳ (Prince de Cochinchine ). Bị tử trận trong vùng Vịnh Bắc kỳ vào năm 1809.
    2 Philippe Vanier: đến Nam Kỳ cùng một chuyến với vương tử Cảnh năm 1789, được mang tên là Nguyễn Văn Chấn ; lần lượt được Ánh giao cho chỉ huy tàu chiến Đồng Nai, Bồng Thước, Phi Phụng. Được thăng chức khâm sai chưởng cơ, tước Chấn Oai hầu, trở về Pháp quốc vào năm 1825.
    3 Jean Baptiste Guillon: nguyên là thủy thủ của tàu la Dryade của Pháp. Theo về với Ánh năm 1788 được phong chức phó Cai đội, tước Oai dũng hầu phụ tá cho Vanier. Trở về Pháp năm 1804.
    4 Guillaume Guilloux: thủy thủ hạng nhứt của tàu chiến Pháp le Duc de Chartres; được Ánh cho giữ chức phó Cai đội, tước Nhuệ Tài hầu, làm việc trên các tàu Đồng Nai, Vương Tử Nam Kỳ.
    5 De Forant: được mang tên là Nguyễn Văn Lăng, giữ chức Cai đội, tước Lăng Đức hầu, chỉ huy tàu Ưng Phi, chết ở Nam Kỳ trong khoảng những năm 1809-1811.
    6 Jean Baptiste Chaigneau : trước là thành phần nhân viên chỉ huy tàu La Flavie của Pháp; sau khi tàu nầy bị chính quyền ở Macau tịch thu, Chaigneau theo về với Nguyễn Phúc Ánh vào năm 1794; được Nguyễn vương quý mến cho mang tên là Nguyễn Văn Thắng, tước Thắng hầu; ông thay thế Dayot vào cuối năm 1796 chỉ huy tàu Phi Long, đã từng dự trận đánh Thi Nại vào năm 1801. Chaigneau có vợ người Việt Nam, có một con trai tên là Chaigneau Đức - tác giả sách Souvenirs de Huế. Ông được phép hoàng đế Gia Long (lúc nầy Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất toàn cõi nước Việt Nam) cho về Pháp năm 1820, được hoàng đế nước Pháp Louis 18 bổ nhiệm cố vấn đại diện của triều đình Pháp bên cạnh hoàng đế Gia Long, trở lại Việt Nam vào năm 1821 khi vua Minh Mạng vừa mới lên ngôi hoàng đế (kế ngôi hoàng đế Gia Long/ Nguyễn Phúc Ánh). Hoàng đế Minh Mạng không trọng dụng Chaigneau như ngày trước vì thế Chaigneau quay về Pháp vào năm 1824, mang theo vợ, con.
    7 Laurent Barizy: lý lịch của người nầy rất mơ hồ. Sử sách cũ viết rằng ông ta là chuyên viên ngành vận tải nhưng không nêu rõ quốc tịch chính gốc của ông. Theo tác giả A. Faure (sách Mgr Pigneau de Béhaine) thì lúc ở dưới quyền của Nguyễn vương người ngoại quốc nầy có khi là một chỉ huy tàu chiến, có khi lại là người chỉ huy trại tuyển mộ bộ binh. Sách Việt Nam viết rằng ông được Nguyễn vương ban tước tước Thành Tín hầu, cho cai quản tàu Loan Phi, coi việc vận tải quân nhu và mua vũ khí. Sách m Abrégé de l'' Histoire d'' Annam của A. Schreiner thì lại viết rằng Barizy chỉ huy tàu chiến L'' Armide và tàu nầy bị tàu chiến của Anh quốc bắt giữ trong vùng Ấn Độ dương trong khi thi hành công tác thu mua vũ khí đạn được cho Nguyễn vương vào năm 1798; trong vụ nầy Nguyễn vương phản kháng mãnh liệt với với chính quyền thuộc địa của nước Anh trong vùng Ấn Độ và chiếc tàu nầy được trả lại toàn vẹn cho vua Nam Kỳ (A.Schreiner, Abrégé de l''Histoire d'' Annam, Saigon, 1906, trang 110 ). Barizy chết ở Huế năm 1802.
    8 Théodore Lebrun: nguyên là thủy thủ bậc hạng nhứt trên tàu chiến La Méduse của Pháp. Đến Nam Kỳ năm 1790. Là một kỷ sư, ông được Nguyễn vương cho coi việc xây dựng thành lũy và là tác giả của bản vẽ thành Sài Gòn mà về sau Olivier đã dùng để xây đắp thành Gia Định dưới thời Nguyễn vương Phúc Ánh. Được phong tước Thạch Oai hầu nhưng từ chức năm 1791 vì không chịu ở dưới quyền sai khiến của binh nhì Olivier và cũng vì không được Nguyễn vương trả lương trọng hậu.
    9 De Puymanel Olivier : cấp bậc thủy thủ hạng nhì trên tàu chiến La Dryade của Pháp, ông được Bá Đa Lộc móc nối và phong tặng cho chức Đại tá tham mưu trưởng bộ binh Nam Kỳ để gửi súng đạn chở trên tàu nầy mang về đảo Côn Sơn cho Nguyễn vương vào ngày 19-9-1788 rồi theo linh mục Hồ Văn Nghị phục vụ Nguyễn vương vào lúc vừa mới 20 tuổi. Được mang tên là Nguyễn Văn Tín, còn được gọi Cai Tín, ông là người phụ trách xây đắp thành Gia Định sau khi Nguyễn vương tái chiếm lại Gia Định. Năm 1799, Olivier sang Malacca để chữa bệnh nhưng chết ở đó vào lúc 31 tuổi.
    10 Julien Girard de l'' Isle Sellé: sĩ quan pháp, chỉ huy tàu. Vương Tử Nam Kỳ , tước Long Đức hầu.
    11 Charles Stanislas Le Fèbre : là trung úy của quan đội Pháp, cháu của Bá Đa Lộc, qua Nam Kỳ năm 1792.
    12 Jean Marie Despiaux và Dominique Desperles: là 2 y sĩ trông coi bệnh viện quân đội của Nguyễn vương. Despiaux là người chăm sóc bệnh tình cho Bá Đa Lộc trước khi tu sĩ nầy chết vào năm 1799.
    Ngoài ra còn một số người ngoại quốc thuộc nhiều quốc tịch khác nhau cũng đến đánh giặc thuê cho Nguyễn vương. Theo tác giả Louvet thì người ta có tìm thấy một danh sách những công thần thời Nguyễn vương ở một ngôi đền ở Huế có cả người quốc tịch Ái Nhĩ Lan. (theo Việt sử tân khảo)
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Bài điếu văn của Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) cho Bá Đa Lộc

    Sau khi Nguyễn vương đã hạ được thành Quy Nhơn, giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc chết ở làng Mỹ Cang, huyện Tuy Phước (Bình Định) vào tháng 9 â.l năm Kỹ Mùi tức là ngày 9 tháng 10 d.l năm 1799, thọ 58 tuổi, được Nguyễn vương làm lễ an táng trọng vọng, truy phong cho chức Thái tử thái phó Bi Nhu quận Công, thụy hiệu là Trung Ý đem về chôn và xây lăng mộ ở Gia Định, (gần sân bay Tân Sơn Nhứt, ở về phía cuối đường Trương Minh Giảng bây giờ. Lăng mộ lịch sử nầy đã bị phá hủy thành bình địa sau năm 1975 nhằm mục đích xóa sạch hết tàng tích của thực dân phong kiến). Chính Nguyễn vương sai người đọc bài điếu văn.
    Bài điều văn nầy được tác giả P.Louvet dịch ra tiếng Pháp và Việt sử tân khảo tạm dịch bản văn tiếng Pháp của P.Louvet như sau:
    Ta được một người hiền triết thân yêu, tín cẩn, dù cách biệt với vạn dậm cũng đã đến đây với bản quốc và ở lại với ta luôn vĩnh viễn ngay cả những lúc mà thời vận của ta bỏ mặc ta quay lưng đi.
    Trong khi tình bằng hữu giữa hai chúng ta đang ở giai đoạn thân thiện nhất thì cớ sao vận xui kia lại mang đến sự chết chóc trong hàng ngũ những người dưới trướng của ta khiến ta và khanh phải chia lìa một cách bất ngờ. Ta đang nói về Bá Đa Lộc, một người được tuyên dương là một tu sĩ giám mục đạo đức trọng vọng, là một người đại diện đầy quyền uy vẻ vang của Pháp hoàng.
    Lúc nào trong tâm trí của ta cũng đã sẵn có những kỷ ức về những đức tính sẵn có của Bá Đa Lộc và ta muốn là một chứng nhân mới về những đức tính đó. Ta nhớ ơn vì những tư cách hiếm có rất xứng đáng của Bá Đa Lộc.
    Nếu ở vùng trời Âu Châu, Bá Đa Lộc là một người cao trọng đối với quần chúng thì ở đây, thần dân của ta không xem Bá Đa Lộc như là một kẻ ngoại quốc trong vương triều của Nam Kỳ.
    Từ thiếu thời, ta thật vinh hạnh được gặp được một người bạn quý rất hạp ý ta. Khi ta bước những bước đi đầu tiên trên con đường nối nghiệp ngôi báu của tiên vương thì ta đã có Bá Đa Lộc bên mình. Với ta, Lộc là một gia tài phong phú mà ta có thể khai thác những điều cố vấn cần yếu giúp cho ta đi đúng hướng.
    Nhưng bổng nhiên, trăm ngàn bất hạnh lại đỗ xuống làm rung chuyển vương triều khiến cho ta rụng rời chao đảo giống như trường hợp của vua Thiếu Khương (2070-TCN) nhà Hạ (bên Tàu) thuở trước. Bây giờ thì mỗi người một phía, kẻ thiên giới, người dương gian.
    Ta giao vương tử trong tay Bá Đa Lộc vì Bá Đa lộc thật xứng đáng được ta giao cho giữ của báu (ám chỉ vương tử Cảnh) để mang theo trên đường thay mặt ta đi sang triều đình vĩ đại đang trị vì ở nước Pháp. Bá Đa Lộc đã thành công trong việc cầu viện; đoạn đường thành công đã đi được phân nửa nhưng rồi lại gặp trở ngại khiến cho Bá Đa Lộc không hoàn thành được công tác cầu viện như ý muốn.
    Tuy nhiên theo gương người xưa, Bá Đa Lộc coi kẻ thù của ta cũng là kẻ thù của mình vậy và vì liên hệ với bản thân ta cho nên Bá Đa Lộc đã trở về sum hợp để tìm đủ cách, kiếm mọi phương tiện để chiến đấu với kẻ thù.
    Vào năm ta tái chiếm lại lãnh thổ, ta đã phải bồn chồn đợi chờ mong mỏi ngày trở lại của Bá Đa Lộc. Năm kế tiếp, Bá Đa Lộc trở lại bản quốc đúng nhu kỳ hạn đã hứa.
    Dùng cách truyền thụ giáo hóa dịu dàng để dạy bảo vương tử cho nên Bá Đa Lộc được xem là một người có một chân tài đặc biệt trong việc dạy giỗ thế hệ trẻ.
    Sự đẹp lòng và lòng ưu ái của ta giành cho Bá Đa Lộc càng ngày càng gia tăng. Trong những lúc ta gặp khốn khó ê chề chỉ có Bá Đa Lộc là người có thể giúp ta tìm cách để đối phó. Những lời cố vấn khôn ngoan cũng như cung cách ăn nói đức độ trong khi giao tiếp càng ngày càng khiến chúng ta gắng bó với nhau hơn. Chúng ta trở thành đôi bạn thâm tình ruột thịt đến mức độ khi ta cần phải xong pha rời khỏi cung vương thì bên cạnh ta cũng có Bá Đa Lộc phóng ngựa theo liền, cùng nhau đi đầu vào nơi trận tuyến.
    Hai người chúng ta có cùng chung một con tim.
    Kể từ lúc tình cờ may mắn gặp nhau, không có gì khiến cho tình bằng hữu giữa chúng ta bị phai nhạt, mà cũng không có điều gì khiến cho chúng ta phải bất mãn với nhau dù chỉ trong một giây phút ngăn ngủi.
    Từ sự kết hợp keo sơn, ta đinh ninh rằng thân cây đầy ấp bông hoa tươi thắm kia sẽ mang đến trái thơm ngọt ngào để cho ta hưởng nếm dài lâu. Nhưng than ơi! Lòng đất đã đòi lại thân cây đẹp đẻ nầy! Ta thương tiếc vô cùng!
    Để cho thiên hạ thấy công trạng lớn lao của người ngoại quốc nầy cũng như là để truyền rao khắp nơi bên ngoài dân giang tiếng thơm đức trọng tiềm ẩn trong người nầy, ta quyết định ban cấp danh hiệu Thầy của vương tử nối nghiệp, đẳng trật đệ nhất phẩm triều đình và tước hiệu quận công. (tức là chức Thái tử thái phó kèm tước Bi Nhu quận công ghi trong sử sách cũ Việt Nam).
    Than ôi! Khi thân xác đã nằm xuống, hồn linh đã bay cao thì có ai có thể có thể kéo lại được? Ta chấm dứt điếu văn ngắn ngủi nầy nhưng lòng tiếc thương của vương triều sẽ không bao giờ dứt. Hồn thiên của Thầy hãy chúng kiến cho lòng thành nầy.
    Ngày 12 â.l tháng 11, niên hiệu Kiển Hưng (đây là niên hiệu của Lê Hiển Tông) thứ 60 (năm Kỹ Mùi/1799).

    K H Ả O L U Ậ N:
    Lý do cái chết của Bá Đa Lộc không thấy có sử sách nào đề cập tới chỉ biết rằng sau khi lấy đươc thành Quy Nhơn, Nguyễn vương chuẩn bị về Gia Định thì Bá Đa Lộc chết. Sử sách cũng cho biết rằng một trong 2 y sĩ ngoại quốc dưới trướng của Nguyễn vương đã tận tình chăm sóc chạy chữa cho Bá Đa Lộc cho tới những phút cuối cùng cuộc đời của tu sĩ nầy.
    Bài điếu văn của Nguyễn Phúc Ánh có những lời lẽ thật cảm động và thắm thiết khiến người ta nghĩ rằng mối liên hệ gắng bó gìữa Nguyễn vương và Bá Đa Lộc chưa bao giờ có tì vết bợn nhơ.
    Tuy nhiên sử sách cũ của Pháp cho biết đã có những sự rạn nứt giữa Nguyễn vương và Bá Đa Lộc trên lãnh vực ý thức hệ và đạo giáo.
    Hoàng tử Cảnh qua một thời gian dài sống bên cạnh Bá Đa Lộc và nhất là được sống ngay tại nước Pháp, được nhìn thấy sự huy hoàng tráng lệ của triều đình, vua chúa nước Pháp cho nên khi trở lại quê hương Việt Nam thì đầu óc non trẻ của người con trai nầy đã thấy cách biệt xa vời vì tính cách chậm tiến hũ lậu của xứ sở. Tệ hơn nữa là do ảnh hưởng giáo huấn Tây phương đã khiến cho Cảnh muốn từ bỏ nền đạo giáo thờ lạy Tổ Tiên cổ truyền của dân tộc Đại Việt để theo về với đạo Ky Tô giáo La Mã. Sự kiện nầy đã được chính Bá Đa Lộc minh xác trong một bức thư gửi cho Letondal ngày 17-8-1789 trong đó có đoạn viết rằng: "Lòng thành kính của Cậu (hoàng tử Cảnh) đối với đạo (đạo Gia tô) càng ngày càng phát triển. . . .Ở đây cũng như ở Pháp, Cậu vẫn tiếp tục cho thấy Cậu là niềm kỳ vọng của người Pháp (A.Launay, Documents historiques sur la Mission de Cochinchine, quyển III. Paris, 1925)".
    Ngoài mặt, những người ngoại quốc bên cạnh Nguyễn vương chỉ là những kẻ mạo hiểm độc lập đánh giặc thuê nhưng trong chiều sâu tâm tối họ cũng là những kẻ tiên phong âm thầm dọn đường chuẩn bị cho một nước Đại Việt thuộc Pháp dưới triều đại vua tương lai Nguyễn Phúc Cảnh.
    Thái độ theo Tây của hoàng tử Cảnh đã đụng độ với truyền thống đạo giáo cổ truyền của gia đình và đồng thời cũng gây xáo động và phản ứng cho hàng ngũ Nho giáo dưới trướng của Nguyễn vương.
    Sử sách cũ Việt Nam không kể lại những thái độ cứng đầu của vương tử Cảnh nhưng nội dung những bức thư giao dịch của những giáo sĩ người Pháp cũng cho biết rằng mẹ sinh của Cảnh có lần đã tát mặt đứa con trai ngỗ ngáo của mình khi Cảnh nhất định không chịu thờ lạy tổ tiên ông bà vì cho rằng những người chết ngoại đạo Thiên chúa đã trở thành ma quỷ không thể trở về chứng giám hay hưởng nhận những sự cúng kiến. Rốt cuộc chính Nguyễn vương phải ngượng ngùng đứng ra thờ lạy thay cho con trai trước mặt bá quan văn võ của triều đình! Cảnh còn dùng vật nhơ uế bôi vẽ bậy bạ lên tượng Phật và kiêu hãnh tuyên bố rằng mình cũng như Phật đều tới từ nước Ấn Độ (có ý nói là Cảnh từ chính quyền của Pháp ở Pondichéry- Ấn Độ tạo dựng vị thế của Cảnh lúc bấy giờ)! Cả triều đình nhốn nháo hoảng hốt vì thái độ ương ngạnh của ông vua con tương lai, Nguyễn vương tức bực vì thái độ tiến bộ quá đà của Cảnh.
    Đến đây người ta mới thấy rõ Nguyễn Phúc Ánh là một con người trí lược khôn khéo hơn người: năm Quý Sửu, tháng 3 â.l (1793) Ánh giao trách nhiệm cho Cảnh bằng cách tấn phong cho người thanh niên 14 tuổi nầy chức Đông cung thái tử nối nghiệp vương, kiêm chức nguyên soái lãnh tả quân dinh; cho ở dinh riêng gọi là soái phủ và cắt đặt một nhóm Nho quan cận thần để làm cố vấn riêng bên cạnh Cảnh. Thực sự thì nhóm nho thần nầy đã được Nguyễn vương giao phó nhiệm vụ kiềm chế và kéo vương tử Cảnh về đường ngay nẻo chánh của Nho giáo, trở về đời sống và trong khuôn khổ của dân tộc Đại Việt. Trong nhóm Nho thần nầy có cả Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định giữ chức Đông cung Thị giảng. Việc làm nầy của Nguyễn vương làm mất lòng những người ngoại quốc kể cả Bá Đa Lộc mặc dù Nguyễn vương vẫn bắt Cảnh phải bái lạy Bá Đa Lộc và đối xử với người tu sĩ nầy trong thứ bậc quân, sư, phụ của Nho giáo (trên hết là Vua, kế đến là Thầy dạy rồi mới tới Cha sinh). Với thứ bậc là một ông vua (vương ), Ánh nhắc nhở cho mọi người trong nước kể cả những người ngoại quốc dưới quyền thấy rằng phần lãnh thổ của ông là một vùng đất độc lập có chủ quyền không bị ảnh hưởng hay áp lực của một nước hay của một nhóm người ngoại quốc nào dù cho họ đang bỏ công giúp đỡ ông.
    Khi bắt Cảnh bái lạy Bá đa Lộc tôn xưng là sư phụ thì Nguyễn vương muốn cho người ngoại quốc thấy thế nào là tôn ti trật tự của một người công dân nước Đại Việt trong cách đối xử với các bậc thầy của mình.
    Là vị thế của một người cha Nguyễn vương thi hành quyền lực gia trưởng để ra lệnh cho Cảnh phải làm theo ý hướng của người cha nhưng đồng thời Nguyễn vương cũng tự đặt mình kém vai vế hơn bậc sư Bá Đa Lộc trong phạm vi gia đình mặc dù trong tay mình đang nằm giữ quyền lực sinh sát của một vị quân vương chúa tể ở Nam Kỳ.
    Sự rạn nứt giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn vương có lúc như đi đến chỗ sụp đỗ hoàn toàn: Nguyễn vương yêu cầu Bá Đa Lộc chỉ thị cho nhóm tùy tướng Thiên Chúa giáo của ông ta phải tham dự và noi theo các vụ lể bái thờ cúng tổ tiên như mọi công dân khác của Nam Kỳ nhưng Bá Đa Lộc không tuân lời. Rồi đến năm 1797 Nguyễn vương ra lệnh cho một quan thần của mình (ông quan nầy có lẽ đã theo đạo Ki Tô giáo mà cũng có thể là một người Pháp đang làm quan dưới trướng của Nguyễn vương) phải quỳ lại bài vị của các tiên vương trước mặt Bá Đa Lộc để khủng bố tinh thần Bá Đa Lộc trước khi sai tu sĩ nầy đi theo vương tử Cảnh ra giữ thành Diên Khánh.
    Cũng có lúc các giáo sĩ chống lại lệnh của Nguyễn vương chẳng hạn như từ chối quyên góp tiền bạc trong giáo dân để xây cất miếu thờ Khổng Tử và Nguyễn vương cũng phải bấm bụng bỏ qua và đây là chính là trường hợp uy quyền của một người đại diện quốc gia bị xăm phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, Nguyễn vương vẫn nhẫn nhịn để tận dụng nguồn tài trí của nhóm người đánh thuê ngoại quốc và cứ từ từ tiếp tục chính sách đạo giáo cổ truyền của dân tộc và lần lần tách khỏi ảnh hưởng của nền văn minh khuôn rập Tây phương mà Bá Đa Lộc tự cho mình là kẻ có bổn phận đi truyền bá.
    Đa số dư luận ngày trước cho đến gần đây thường kết tội rằng Nguyễn Phúc Ánh đã đón rước người Pháp vào để chiếm cứ lãnh thổ Việt Nam. Dư luận nầy không phải là vô căn cứ nếu đứng trên binh diện hiệp ước Versailles mà xét đoán và không biết vô tình hay hữu ý mà đa số sử sách cận đại của Việt Nam chỉ dựa vào hiệp ước nầy để kết án Nguyễn Phúc Ánh là tay say bán nước cho ngoại bang.
    Ngay cả những người Pháp giang hồ, tứ chiến, vong mạng, những kẻ đánh giặc mướn lần lần rồi cũng bất mãn, chán nản với Nguyễn vương rồi bỏ đi. Họ không phải là những người đại diện cho chính quyền thuộc địa Pháp; họ cũng không phải là những cố vấn chỉ đạo chiến tranh cho Nguyễn vương mà hiệp ước Versailles cũng chưa bao giờ được đem ra thi hành trong suốt quá rình chiến đấu của Nguyễn vương: Lãnh thổ Nam Kỳ dưới thời của Nguyễn vương là một lãnh thổ hoàn toàn độc lập và chưa hề bị một áp lực ngoại bang nào chi phối.
    Bản lĩnh chính trị, tài năng quân sự, gương chiến đấu kiên cường bền vững, nghệ thuật dùng người của Nguyễn Phúc Ánh là một mẫu mực sáng giá cho những thế hệ người lãnh đạo quốc gia Việt Nam về sau noi theo.
    Riêng giáo sĩ giám mục Bá Đa Lộc thì không thể chối bỏ rằng bản thân của giáo sĩ là một kẻ tiên phong dọn đường mở lối cho thực dân Pháp sau khi ông được Nguyễn vướng cho trở về Pháp để rồi trở lại Nam Kỳ với chức nhiệm là đại diện toàn quyền của Pháp hoàng.
    Những việc ông tự động quyên góp tài vật trước đây ở nước ngoài đê tiếp trợ cho Nguyễn vương chứng tỏ ông ta là một người có uy tín và trách nhiệm trong việc hoàn thành sứ mạng của Nguyễn vương giao phó. Tuy nhiên khi nhân danh là đại diện Pháp hoàng để né tránh áp lực hăm dọa của Nguyễn vương, người giáo sĩ nầy dù ngay tình mấy đi chăng nữa cũng khiến cho hậu thế đánh giá ông là người đi tiên phong dọn đường cho thực dân Pháp đến xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam sau nầy. Có lẽ Nguyễn vương và triều thần Nho quan của Nam Kỳ đã thấy được điều đó cho nên đã có phản ứng chống đối và tách rời từ từ đường hướng đạo giáo của Bá Đa Lộc.
    Không thể nói rằng nhờ có Bá Đa Lộc mà Nguyễn Phúc Ánh lập nên sự nghiệp đế vương cho nhà Nguyễn nhưng cũng không thể chối cãi được rằng nhờ có Bá Đa Lộc mà Nguyễn vương trở thành một đối thủ đồng cân đồng lượng với vua Quang Trung Nguyễn Văn Huệ và là một nhân vật vượt trội lên tất cả những nhân vật lịch sử sau vua Quang Trung.
    Sau cùng việc hậu táng và xây lăng mộ xứng đáng mà Nguyễn vương dành cho Bá Đa Lộc là một việc làm chính đáng, phải đạo, thuận lý phù hợp với đạo đức và phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam đối với một người được coi như là bậc thầy lại vừa là ân nhân của mình. Lăng mộ của Bá Đa Lộc phải được xem như là một tài sản lịch sử của quốc gia cần phải được bảo tồn như những tài sản quý báu khác của Việt Nam. Không nên vì một lý do chính trị thù nghịch nhất thời mà phá bỏ đi một di vật lịch sử hiếm có như thế.
    Nguyễn Phúc Ánh đã thành công mà không cần nhờ tới sự viện trợ của ngoại bang, tự mình giúp lấy mình chứ không ngồi chờ bàn tay giúp đỡ của Bá Đa Lộc và điều nầy khiến cho Nguyễn vương có đất đai, có ngôi vị chính đáng để đương đầu với chế độ gia đình trị của Tây Sơn. (VSTK)
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ -Một công trình lịch sử - văn hóa lớn giữa thế kỷ 19

    Mới đây đã được giới thiệu một công trình địa lý học lịch sử lớn của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ra đời cuối thế kỷ 19 : Đồng Khánh địa dư chí (1). Nay một công trình lịch sử - văn hóa, được xếp vào loại đồ sộ bậc nhất của triều Nguyễn vào giữa thế kỷ 19, cũng cần được giới thiệu : Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ.
    Có thể xem đây là hai nét son rực rỡ của văn hóa và khoa học nhân văn thời đại quân chủ đã qua. Minh Mạng, một trong những vị vua có văn hóa (cultivé) của thời đại, trị vì từ 1820 đến 1840, đã thành lập hai cơ quan văn hóa lớn : Quốc Sử Quán và Nội Các.
    Quốc Sử Quán và Nội Các
    Quốc Sử Quán đã để lại ngót một trăm công trình sử học, địa lý học, văn hóa, mỹ học? như Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục, Minh Mạng chính yếu, Minh Mạng tấu nghị, Minh Mạng ngự chế văn, Tự Đức ngự chế thi, Ngự đề Danh thắng đồ hội thi tập, Ngự đề Thần kinh nhị thập đồ hội thi tập, Ngự đề Nhân vật đồ hội thi tập, Ngự đề Cổ tích đồ hội thi tập, v.v? (2).
    Bên cạnh Quốc Sử Quán, triều Nguyễn có một cơ quan nửa chính trị, nửa văn hóa : Nội Các. Định chế này vừa chuyên giữ công việc ấn chương, giấy tờ, sổ sách các cơ quan của triều đình, vừa có nhiệm vụ ghi chép lời nói, việc làm của các vua, công tác của các bộ, viện, ty, phủ, các điển chế của triều đình đã đem thi hành. Với chức năng ấy, Nội Các đã soạn thảo một khối lượng công văn khổng lồ được các vua xem xét ("ngự lãm") và phê duyệt bằng mực son ("châu phê" hay "châu bút"). Đó là bộ "Châu bản" gồm 3.200 tập về các triều vua, từ Gia Long đến Bảo Đại, mỗi tập khoảng 600 trang giấy lệnh hội. Có thể xem đó là bộ Công báo (Journal officiel) của triều Nguyễn (1802-1945) mà đến năm 1955, sau nhiều cơn binh lửa, chỉ còn sót lại 611 tập (3) !
    Trong số những bộ sách do Nội Các soạn thảo và xuất bản, công trình có giá trị nhất là Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (từ nay gọi tắt là Hội điển).
    Trong lịch sử các chế độ quân chủ ở Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), mỗi triều đại đều tổ chức biên soạn hội điển (còn gọi là đại điển, chính điển) của triều đại mình. Ở Trung Quốc các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có hội điển, bộ sách ghi lại các công văn và các sự kiện lớn của triều đại. Giáo sư Trần Văn Khê, khi tham khảo Đại Thanh hội điển sự lệ đã phát hiện những ghi chép chi tiết về 9 loại nhạc nước ngoài có mặt tại triều đình nhà Thanh cuối thế kỷ 18, trong đó có đoàn An Nam quốc nhạc do vua Quang Trung gởi sang cùng với sứ bộ Đại Việt (4).
    Hội điển
    Các thời Trần, Lê, Nguyễn đều biên soạn hội điển, đó là bộ mặt văn hóa, tinh thần của mỗi thời đại.
    Thời Trần có Hoàng triều đại điển, thời Lê trung hưng có Quốc triều hội điển (còn gọi là Lê triều hội điển), thời Lê mạt có Quốc triều chính điển lục. Nhưng Hội điển triều Nguyễn đã vượt xa các hội điển, đại điển hay chính điển các triều đại trước. Nếu được dịch thuật (từ chữ Hán) và xuất bản đầy đủ, đó sẽ là một bộ sách dày hơn một vạn trang.
    Hội điển ghi chép khá đầy đủ các công văn (chiếu chỉ, tấu sớ, phiến dụ) của triều đình về các việc đã đem ra thi hành thuộc tất cả các bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), các phủ (Tôn nhân, Nội vụ), các viện (Cơ mật, Tập hiền, Hàn lâm, Thái y), các ty (hơn mười mấy ty), các tự (Đại lý, Thái thường, Quang lộc), các giám (Khâm thiên, Quốc tử), các Các (Nội Các, Đông Các?).
    Hội điển ghi chép lại các công văn và các sự kiện chính, các sinh hoạt lớn từ Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Duy Tân năm thứ 8 (1914) trong ba phần :
    - Phần thứ nhất, có thể gọi là phần chính biên, là Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, ghi chép từ 1802 đến 1851 (Tự Đức năm thứ 4), một quyển thủ và 262 quyển, mỗi quyển trên dưới 30 tờ in trên giấy lệnh hội khổ 30x20cm, tổng cộng hơn 8.000 tờ.
    - Phần thứ hai là Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, ghi chép từ 1852 đến 1889 (Thành Thái năm thứ nhất), 61 quyển, khoảng 2.000 tờ.
    - Phần thứ ba là Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên hậu thứ, ghi chép từ 1890 đến 1914 (Duy Tân năm thứ 8), 28 quyển, khoảng 850 tờ (tất cả được viết bằng chữ Hán) (5).
    Như vậy bộ sách này đếm được hơn một vạn tờ và được biên soạn công phu liên tục trong hơn 70 năm kể từ chỉ dụ đầu tiên của Thiệu Trị (1843) đến những trang bản thảo cuối cùng (1914). Hơn mười bản in và bản chép tay hay sao chụp hiện đang được tàng trữ tại Việt Nam, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
    Phải đợi gần một thế kỷ rưỡi mới có được bản dịch một công trình văn hóa - lịch sử lớn, vì nguyên văn Hội điển là chữ Hán nên việc sử dụng, khai thác nó đã rất hạn chế. Trong những năm 1965-1968, Hội điển đã được trích dịch và xuất bản một phần nhỏ tại Sài Gòn (6).
    Mãi đến năm 1993 bản dịch toàn bộ phần chính biên do các bậc túc nho và chuyên gia Viện Sử Học, Viện Hán Nôm Việt Nam thực hiện mới được nhà xuất bản Thuận Hóa ở Huế công bố dưới nhan đề Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (15 tập) (7).
    Phần tục biên (61 quyển), gồm một bản in, một bản chép tay (4.700 trang) đã được dịch và chưa xuất bản, hiện tàng trữ tại Viện Sử Học, Viện Hán Nôm (Hà Nội).
    Phần tục biên hậu thứ (28 quyển), một bản in (1917) hiện tàng trữ tại Thư Viện Học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) tại Paris, đang chờ được dịch và xuất bản.
    Lần đầu tiên Hội điển được in và đến tay người đọc ở Quốc Sử Quán, ở Lục Bộ và ở các tỉnh là vào năm 1868. phần chính biên đã được in lại năm 1886. Lần cuối cùng Hội điển được in là vào những năm 1917, 1921.
    Tầm quan trọng của Hội điển
    Tại sao một bộ sách chữ Hán như Hội điển triều Nguyễn được biên soạn trong hơn 70 năm trời, đã được in đi chép lại nhiều lần ?
    Tại sao Hội điển, được dịch thuật và xuất bản muộn màng, vẫn không được quảng bá rộng rãi trong giới Việt Nam học, Đông Phương học ?
    Mặc dù đã được không ít nhà nghiên cứu, nhà bác học như Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Khê, Trần Nghĩa và François Gros, Philippe Langlet và các chuyên gia của Đông Dương Văn Khố (Nhật Bản), của Viện Sử Học, Viện Hán Nôm (Việt Nam) đề cao, hình như Hội điển vẫn chưa được đánh giá đúng mức là một công trình lịch sử - văn hóa có một không hai trong di sản tinh thần của ông cha ta.
    Chúng ta đã có những bộ sách lớn từng được xem như những bách khoa thư về sử học, y dược học, văn hóa học như Vân đài loại ngữ của Lê Quí Đôn, Y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thời cuối Lê đầu Nguyễn (cuối thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19). Đến giữa thế kỷ 19, ta lại có Hội điển của triều Nguyễn cũng đáng được xem là một bộ bách khoa thư vô cùng hấp dẫn vì dung lượng phong phú độc đáo của nó qua hơn 8.000 trang sách.
    Giá trị lớn của bộ Hội điển triều Nguyễn
    Đọc "Tổng mục lục" dày 57 trang của Hội điển (phần chính biên) đã được dịch và xuất bản năm 1993 (tập 1), người ta cảm thấy choáng ngợp về số lượng hàng ngàn tài liệu mà những nhà khoa học nhân văn thuộc các ngành khác nhau có thể sử dụng để biên soạn các sách chuyên đề hay một cuốn lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam.
    Những nhà nghiên cứu lịch sử chính trị, pháp lý, kinh tế, quân sự? cần đọc hàng trăm quyển mà Hội điển đã dành cho các điển chế và hoạt động của bộ Lại (quyển 7-35), bộ Hộ (quyển 36-68), bộ Binh (quyển 137-178), bộ Hình (quyển 179-204) từ đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 19.
    Những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo? cần tham khảo ngót 100 quyển mà Hội điển đã dành cho bộ Lễ (quyển 69-136) và bộ Công (quyển 205-223). Hóa ra cái gọi là bộ Lễ thời quân chủ là một liên bộ rộng lớn bao gồm các ngành văn hóa, giáo dục, đào tạo, thông tin, tuyên truyền, nghi lễ, ngoại giao, tôn giáo, tín ngưỡng. Còn bộ Công là một liên bộ xây dựng, thủy lợi, trị thủy, giao thông, vận tải, hàng hải.
    Những nhà địa lý học, kinh tế học, xã hội học? sẽ rất thích thú có được hình ảnh một nhân dân cần cù lao động sáng tạo, ở một đất nước Đại Nam giàu có của thịnh thời triều Nguyễn, qua danh mục hàng chục loại thuế đánh vào các hoạt động nông công thương lâm ngư nghiệp, qua danh mục hàng trăm sản vật mà bộ Hộ thu mua của nhân dân hay các địa phương phải dâng nạp cho vua : nào là gạo thơm, quả ngon ở Thừa Thiên ; dừa và chanh ở Phú Yên, Long Tường ; chanh và loòng boong ở Quảng Nam ; dưa hấu, bột hoàng linh, thịt cửu khổng, đậu tương, rượu dâu ở Quảng Bình ; nào là cam đường ở Thanh Hóa, Hải Dương ; rượu ở Ninh Bình, Nam Định ; sa lê, tuyết lê ở Cao Bằng, Tuyên Quang? và nhiều thời trân khác nữa (quyển 64-67, quyển 100).
    Nguồn tài liệu văn hóa có một không hai
    Qua Hội điển triều Nguyễn, các nhà dân tộc học, âm nhạc học, ẩm thực học, văn hóa học tha hồ nghiên cứu lễ hội cung đình, ca múa nhạc cung đình, ẩm thực cung đình.
    Cách nay nửa thế kỷ các học giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề đã dựa vào Hội điển để viết Những đại lễ và Vũ khúc của vua chúa Việt Nam. Giáo sư Trần Văn Khê đã khai thác các quyển 69-72, 86-89, 99? của Hội điển và viết nên những trang sinh động về ca múa nhạc triều Nguyễn, để rồi hôm nay tổ chức Unesco long trọng công nhận âm nhạc cung đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (8) : tin vui này đã đến với chúng ta ngày 7-11-2003.
    Những nhà nghiên cứu văn hóa ẩm thực Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử có thể dựng lại của một nền ẩm thực cung đình thời Nguyễn nhờ các tài liệu về yến lễ, tiệc tùng, cổ bàn? được ghi chép chi tiết (quyển 59, 97-98, 130, 135, 237-238) qua đó ta biết triều Nguyễn có một cơ quan chuyên trách ẩm thực cung đình. Đó là Quang lộc tự, và đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực cung đình là tiệc yến chiêu đãi các sứ đoàn. Tiệc tiếp sứ gồm ba hạng cỗ : cỗ hạng 1 là hai mâm 60 món ; cỗ hạng 2 : 7 mâm 40 món ; cỗ hạng 3 : 30 mâm 30 món. Các món ăn vừa dân gian (chọn lọc) vừa sơn hào hải vị (yến sào, gân hươu, bào ngư, vi cá?) được bày biện trong những chén kiểu, dĩa kiểu nhỏ xinh.
    Hy vọng phần còn lại của Hội điển sẽ được dịch thuật và xuất bản trong nay mai và toàn bộ Hội điển sẽ được các nhà văn hóa học thừa nhận đúng mức giá trị lớn của nó.
    Xin lưu ý : tất cả những người yêu mến và còn tha thiết với văn hóa văn minh Việt Nam có thể đọc bản dịch tiếng Việt của bộ Hội điển triều Nguyễn (phần chính biên) này tại Thư viện Học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Bibliothèque de l?TEcole Française d?TExtrême Orient-BEFEO), số 22 avenue du Président Wilson, 75016 Paris , ký hiệu VIET-HIST.791 (1-15).
    LVH (Paris)
    Chú thích và tham khảo :
    (1) Lê Văn Hảo, Đồng Khánh địa dư chí, công trình địa lý học lịch sử lớn cuối thế kỷ 19, tháng 1-2004.
    (2) Nguyễn Xuân Hoa, Di sản văn hóa cố đô Huế, trong "Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam", công trình tập thể, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 395. Các tập Ngự đề? ấy là những tập thơ của Minh Mạng, Thiệu Trị được minh họa bằng tranh vẽ theo công thức "nhất thi nhất họa" đã được Quốc Sử Quán in vào thời Thiệu Trị. Thư viện Học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp hiện nay đang tồn trữ bộ Ngự đề Danh thắng đồ hội thi tập của Minh Mạng, dày 910 trang, khổ 28cmx18cm, có đầy đủ hình vẽ đính kèm (ký hiệu MF/1/2/272).
    (3) Châu bản triều Tự Đức 1848-1883, giáo sư Trần Nghĩa giới thiệu, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và nhà xuất bản Văn Học, 2003, tr. 6-7.
    (4) Trần Văn Khê, La Musique Vietnamienne Tra***ionnelle, Presses Universitaires de France, Paris, 1962, tr. 36-37.
    (5) Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập I, nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội, 1984.
    - Trần Nghĩa và François Gros (đồng chủ biên), Di sản Hán Nôm Việt Nam, Thư mục đề yếu, tập 1, 2, 3 (tiếng Việt và tiếng Pháp), nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993.
    (6) Nhu viễn trong Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (quyển 132-136) Bộ Quốc gia Giáo dục, Tủ sách Khảo cổ, tập I, II, Sài Gòn, 1965-1966.
    - Bang giao trong Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (quyển 128-131), Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Tủ sách Khảo cổ, 1 tập, Sài Gòn, 1968.
    (7) Nội các triều Nguyễn, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ (chủ tịch hội đồng xuất bản : Nguyễn Hồng Phong ; Ban dịch thuật, Ban hiệu đính, Ban biên tập : nhiều người), Viện Sử Học và nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1993, 15 tập, khổ 14,5x20,5 cm, khoảng 8.500 trang.
    (8) Trần Văn Khê, Nhã nhạc cung đình Huế, Di sản văn hóa của nhân loại, tập san Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, số ra ngày 21-11-2003, tr. 18-19, kèm ảnh.
    (9) Trần Kiều Lại Thủy, Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, giáo sư Trần Văn Khê giới thiệu, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1997, 268 trang.

  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tin sốt dẻo
    Nguyên bản tiếng Pháp BAVH (Bulletin de Amis du Vieux Hue (Hội Những người bạn cố đô Huế hay Hội Đô Thành Hiếu Cổ) đã được đưa lên mạng dưới dạng Acrobat .pdf , xem tại:
    http://www.silkroad-net.com/pdf/26_4bavh.pdf
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kể về VIÊN GIÁC ĐẠI SƯ
    Trên con đường về cửa biển Thuận An, đất bồi sông Hương đã vun tưới một vùng phong cảnh thanh nhã, gồm làng Nam Phổ, thôn Vỹ Dạ và bến Đồ Cồn. Ngoài ra còn có những vườn cây rậm rạp bao che phủ đệ cổ kính của các hàng thân quốc thích đế đô. Dân cư vốn vui vẻ, hiền hòa, được thể hiện qua những câu ca dao như:
    "Cô kia đội nón quai xanh,
    Có về Nam Phổ với anh thì về.
    Nam Phổ có cây Bồ Đề,
    Có giếng tắm mát cô về xem chơi.."

    Sau biến cố thất thủ kinh đô, vào năm 1886 bà con địa phương thấy xuất hiện một ngôi chùa nằm cạnh khuôn viên từ đường Nguyễn Khoa với một vị sư già 52 tuổi, đặc biệt hoàn toàn không giống ai. Dân trong vùng kính mến sư và thường gọi sư là: "Ngài Bố".
    Ngài Bố chính là Viên Giác Đại sư khai sơn chùa Ba La Mật. (Ba La Mật do phạn ngữ paramita có nghĩa sang sông, qua bên kia bờ, đáo bỉ ngạn.)
    Dân chúng gọi hầu là "Ngài Bố" vì hai lý do: Gọi bằng Ngài vì sư nguyên là hầu Nguyễn Khoa Luận, thuộc nhánh Vỹ Dạ, nhánh lớn nhất của dòng họ Nguyễn Khoa nhưng nhánh chánh lại ở xã An Cựu, có từ thời vua Minh Mạng do Thạnh Mỹ hầu Nguyễn Khoa Minh (1778-1837). Đặc biệt gốc họ Nguyễn Khoa không phải ở Thừa Thiên mà ở Bắc hà với họ Nguyễn Đình thuộc xã Trạm Bạc, tổng Văn Cù, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, .với ông tổ là Đô Thắng hầu Nguyễn Đình Thân (1553-1633) theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp từ năm lên 10 tuổi. Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm (1639-1736) tâu vua xin đổi chữ lót Đình thành chữ Khoa . Vào những ngày rằm, mồng một hay lễ vía là sư (hầu Luận) xuống bến Cồn Hến, lên đò ngồi chờ ra nữa dòng, liền thuận tay bưng các rổ cá tôm tươi đổ xuống sông. Do đó hai chữ "Ngài Bố" thường được các bà bán cá ở bến đò, dùng để kêu nhau đi tránh. Các bà quá quen thuộc với chuyện "phóng sanh bất đắc dĩ này nên không than phiền, nhất là được Phu nhân sẵn sàng bồi thường thiệt hại. Phu nhân là Công Tôn Nữ Thị Tư (1839-1899), cháu nội Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bình, cô họ của Công Tôn Hoài Trấp (tức sư Viên Thành sau này). Chùa Ba La Mật của "Ngài Bố" được xây dựng xong năm 1886 là do công lao phần lớn của phu nhân. Tuy các con là những nhân vật có địa vị cao, gia thế lớn, nhưng theo di chúc, ngài Bố lúc lâm chung bảo phải nhường cho chú tiểu Viên Thành 21 tuổi nghèo khổ, một sa di mới vào chùa Ba La Mật cách đây 4 năm, làm trưởng nam trong tang lể. Chủ ý của Ngài Bố là muốn cho dư luận biết rằng ngài đã dứt khoát xuất gia nên Pháp tử quan trọng hơn hiếu tử.
    Cổng tam quan chùa Ba La Mật
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 14/04/2004
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chùa Ba Đồn ở Huế - một di tích lịch sử chưa được quan tâm
    Nguyễn Đắc Xuân
    Dọc theo đường Tam Thai về phía Đài Liệt sĩ và Nghĩa trang Thành phố, cách phía đông đàn Nam Giao chừng 170m, có ba bãi cỏ chỉ xanh rờn bằng phẳng giống như ba cái sân bóng. Ở giữa nổi lên một ngôi chùa nhỏ mang tên Ba Đồn và nhiều lăng mộ của bá tánh (trăm họ) chen vào giữa các bãi cỏ rộng. Hàng chục thập niên qua, không biết bao nhiêu người lui tới thăm Đài Liệt sĩ, thăm mồ mã, đi viếng cảnh phía sau núi Bân- nơi Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu Quang Trung (1788), nhưng ít người để ý tìm hiểu gốc tích chùa Ba Đồn, tìm hiểu lý do vì sao ba bãi cỏ chỉ xanh rờn ấy là vườn tượt nhà ai mà không thấy có nhà cửa mồ mã hay bất cứ một lọai cây bụi gì mọc lên trên ấy cả (?) Cuối năm 2002 vừa qua, họa sĩ Bửu Chỉ (1948-2002) qua đời và táng ở cuối một bãi cỏ lớn ngay sau lưng chùa Ba Đồn, chuyện xưa nay ít người để ý bổng cợm lên, nhiều nhà văn, nhà báo, độc giả ở các nơi qua nhiều phương tiện liên lạc hỏi tôi về sự tích chùa Ba Đồn và hiện tượng lạ của những bãi cỏ xanh trước và sau chùa. Nhận thấy đây là một vấn đề có liên quan đến lịch sử rất hệ trọng nên tôi viết bài nầy.
    1. Lịch sử chùa Ba Đồn
    Năm 1803, để xây dựng Kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long (1802-1819) cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Nhà cửa và mồ mã phải dời đi nơi khác. Những mồ mã không có người chịu trách nhiệm thì nhà nước cho dời lên hợp táng tại vùng rừng mà ngày nay gọi là Xóm Hành thuộc thôn Tứ Tây xã Thủy An, thành phố Huế. Cồn mồ (ossuaires) 8 làng ra đời. Năm Quí hợi (1803), tại Cồn mồ 8 làng (sau nầy có tên là Đồn 1), vua Gia Long cho dựng bia đá (cao 1,51m, rộng 1,110m) với nội dung ?oÂn Tứ Hiệp Táng Vô Tự Chi Mộ? (Vua cho hợp táng những người không người thờ tự). Dòng lạc khỏan bên phải đề :?oVị dĩ bách cận thành trì thiên táng tại thử? (Vì lẽ bức cận thành trì nên dời chôn tại đây). Lạc khỏan bên trái ghi: ?oTuế thứ Quý hợi niên tam nguyệt sơ thất nhật phụng khắc? (Kính vâng mệnh khắc ngày 7 tháng 3 năm Quý hợi, tức là ngày 27.4.1803).
    Tiếp sau, khi xây dựng đàn Nam Giao và lăng Gia Long, các mồ vô chủ lại được dời đến tiếp tạo thành hai cồn mồ lớn nữa nằm về phía nam của cồn mồ 8 làng. Cồn mồ 8 làng (sau thường gọi là Đồn 1) có diện tích 50m x 150 m. Ở mỗi cồn mồ đều có dựng bia và có nội dung từa tựa như bia Cồn mồ 8 làng. Riêng bia Cồn mồ thứ hai có lạc khỏan bên trái cho biết có 3.700 người (con số hàng chục và hàng đơn vị bị đục bỏ từ trước năm 1915) an nghỉ ở đây, lạc khỏan bên trái bia Cồn mồ thứ ba cho biết có 2250 (con số chỉ đơn vị bị đục bỏ).
    Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập một bàn thờ ở giữa trời (gọi đàn) (1) tại cồn mồ 8 làng đề hằng năm nhà nước tổ chức cúng tế những cô hồn của 8 làng. Về sau nhà vua lại cho dựng thêm hai đàn nữa để cúng tế những cô hồn của cồn mồ thứ hai và thứ ba. Dân chúng gọi ba cồn mồ có ba cái đàn hằng năm tế lễ đó là Cồn mồ Ba Đàn (Ba Đồn). Sau ngày thất thủ Kinh đô (23 tháng 5 Ất dậu) thực dân Pháp đánh chiếm Huế, dân chúng và binh lính trong Thành đạp nhau chạy theo vua ra các cửa Nhà Đồ, cửa Hữu làm chết hàng ngàn người. Lúc đầu người chết được dập hai bên lề đường và ngay trong các vườn nhà chung quanh. Về sau người Pháp ?ogiăng giây thép họa địa đồ nước Nam? bắt dân chúng phải cất bốc hết các mồ mã chôn trong và ngòai Kinh thành. Những mồ vô chủ lại được đưa lên Ba Đồn ?ohợp táng? hình thành thêm một số Cồn mồ nữa. Theo L.Sogny (BAVH.1915) số cồn mồ mới đó là:
    Cồn mồ thứ tư, nơi an nghỉ của quân lính hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5 Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ;
    Cồn mồ thứ năm, nơi an nghỉ của sĩ quan hy sinh trong Kinh thành Huế ngày 23.5 Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ;
    Cồn mồ thứ sáu, nơi an nghĩ của thường dân chết trong Kinh thành Huế ngày 23.5 Ất dậu (5.7.1885), số lượng không rõ;
    (và 4 Cồn mồ dành cho các đợt di dời khác).
    Các Cồn mồ mới cũng đều có bia đá, nhưng nay không còn tấm nào.
    Các đàn do nhà nước lập nên chỉ tế lễ mỗi năm một lần. Từ thời Gia Long, một cái miếu nhỏ được dựng lên ngay phía nam Đồn 1 để hương khói quanh năm. Cuối thế kỷ XIX, cái miếu đổ nát, bà Nguyễn Thị Lựu-bà ngọai của vua Thành Thái (2), bỏ tiền trùng tu. Để biết rõ hơn về lòng người đối với những cồn mồ nầy, theo L.Sogny, trên một bia đá dựng ở Tứ Tây An Cựu (3) có đọan viết:
    ?oÔng Trần Hữu Tạo nguyên giữ chức Tư vụ bộ Hình quê ở làng Tuy Phước tỉnh Quảng Bình, và vợ là Lê Thị Điếu quê ở làng Thanh Phước, Tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên, xây dựng ngôi chùa nhỏ nầy để thờ cúng các vong linh đang an nghị ở Ba Đồn. [....] Ở Cồn Mồ Ba Đồn có nhiều nghĩa địa, có nhiều mộ không biết nguồn gốc. Trong số người qua cố có những người hy sinh cho danh dự, có người chết vì trung nghĩa. Người ta không biết lai lịch, ngày mất. Làm sao phân biệt người trẻ, kẻ già, người có uy quyền hay kẻ hèn mọn. Khi mà chúng tôi nhìn thấy vong linh của cô hồn lượn trên các nghĩa địa ấy như những con đom đóm, chúng tôi thấy vô cùng đau xót, khi nghĩ đến các linh hồn ấy không nơi nương tựa. Khi chúng tôi nghe tiếng ríu rít chim sẻ hay tiếng quạ kêu trên các ngôi mộ ấy chúng tôi rất cảm kích vì hòan cảnh khổ sở của người quá cố. Cho nên chúng tôi đã xây dựng với của riêng của chúng tôi một am nhỏ (Pagodon) đặt tên Phổ Thế Am (Am cho mọi người) để chúng tôi thờ các kẻ quá cố...?.(Bia khắc ngày 12.8.1897 tức 5.10.1897).
    Sau khi Miếu Ba Đồn được nhiều người bỏ tiền trùng tu, các đợt cúng tế cầu xin thần linh bảo hộ cho Ba Đồn và cầu các cô hồn phù hộ cho bá tánh đều được tổ chức tại miếu Ba Đồn. Đến nửa đầu Thế kỷ XX, để cầu cho mua may bán đắc, các phổ thợ vàng (Kim Hòan), phổ Thợ may, phổ Chén bát, phổ Nón lá, Phổ Phú Nhơn (trong Kinh Thành)..tự nguyện làm ?~tín đồ? của miếu và xem miếu Ba Đồn là miếu thờ của các Phổ. (Phổ là sổ ghi chép. Ở đây là sổ ghi chép những người cùng ở trong một địa phương, cùng làm một nghề hay cùng buôn bán một mặt hàng). Miếu Ba Đồn trở thành miếu của công chúng.
    2. Thờ cúng tại miếu Ba Đồn
    Việc tế lễ cúng bái tại Ba Đồn được các vua từ Minh Mạng đến Duy Tân rất chú trọng. Ví dụ như thời Thành Thái rất thiếu thốn thế mà lễ vật hằng năm dùng cho việc tế ở Ba Đồn gồm có ba con lợn, 15 đấu nếp, 45 chén gạo, 15 chén muối, và các thứ khác như hương đèn, rượu, cau trầu, đồ vàng bạc bằng giấy. Từ đời Thành Thái - Duy Tân mỗi năm chỉ tế lễ vào ngày Thất thủ Kinh đô 23.5 âm lịch. Đối với dân chúng, hằng năm các phổ tổ chức cúng tế vào ngày 16 tháng Giêng (Minh niên) và ngày 16 tháng Chạp (Tất niên). Từ sau ngày thành lập thêm các Đồn 4,5,6, ngòai việc thờ Thánh, miếu Ba Đồn thờ thêm các cô hồn đã mất trong Biến cố 23 tháng 5 Ất dậu, các phổ lại tổ chức lễ cúng âm hồn nữa. Lễ cúng âm hồn kéo dài cả tuần lễ, bắt đầu từ ngày 23 tháng 5 cho đến cuối tháng 5. Các Phổ tự chọn ngày tế riêng hoặc hợp tế tùy theo năm. So với các miếu tại Huế và trên tòan quốc, không nơi nào thờ cúng một số lượng cô hồn đông đảo như miếu Ba Đồn. Do đó dân chúng nghĩ miếu Ba Đồn rất linh thiêng. Miếu Ba Đồn trở thành nơi bói xăm của bá tánh. Người đóan xăm là người có ăn học, phần lớn là các nhà sư bán thế. Do yêu cầu của thực tế, hằng ngày tại miếu có một nhà sư đóan xăm. Rồi, vì sự có mặt của các nhà sư, miếu Ba Đồn rước thêm Phật về thờ. Miếu Ba Đồn có Phật, có sư dần dần trở thành chùa Ba Đồn. Vì thế cho nên dù chùa Ba Đồn ra đời khá lâu, nhưng chùa chưa bao giờ được Giáo hội Phật giáo công nhận. Chưa được công nhận là chùa Phật nên chùa Ba Đồn không có trụ trì. Vị sư bán thế đóan xăm nổi tiếng của chùa Ba Đồn là ông Mật Giải - em ruột Hòa thượng Bích Phong (1900-1968), trụ trì chùa Quy Thiện (ở gần chùa Ba Đồn). Ông Mật Giải qua đời năm năm 1986 sau 45 năm gắn bó với chùa Ba Đồn. Đồng thời với ông Mật Giải có ông Triệu Bân (?) chủ tiệm vàng Vĩnh Hòa ở Huế, có nhiều công đức trong việc xây dựng chùa Ba Đồn như còn thấy ngày nay.
    3. Những bí ẩn ở chùa Ba Đồn
    Chùa Ba Đồn - nơi nương tựa của hàng vạn cô hồn. Vì thế chung quanh chùa Ba Đồn có nhiều điều bí ẩn rất khó giải thích. Một người xuất thân trong gia đình ba đời giữ chùa Ba Đồn kể rằng: Trước đây có một cặp rắn già sống quanh quẩn tấm bia Ân Tứ sau chùa. Về sau tín đồ khấn vái mãi cặp rắn mới biến đi. Thân sinh ông kể với con cháu rằng: Nhiều đêm ông thấy trước bàn thờ Phật, thờ Thánh trong chùa sáng rực lên như có quan quân hiện về lễ bái. Ông phải quỳ xuống lạy khấn vái hiện tượng ấy mới dứt. Ông Phan Bốn- hậu duệ của một dòng họ khai sinh ra Xóm Hành từ thời Gia Long, rất am hiểu về tình hình ở chùa Ba Đồn kể rằng:?oSau ngày giải phóng vài năm, ông Châu Sơn làm trưởng ban thủy lợi, tập trung dân về chùa Ba Đồn để đi đào công trình thủy lợi Nam sông Hương. Một số thanh niên cắm trại ngủ trên bãi cỏ Đồn 1, nửa đêm họ thấy có người đến đuổi. Các thanh niên nầy không đi, hôm sau đi đào thủy lợi, người thì gảy tay, người gảy chân, người bị sốt phải nghỉ việc. Đêm sau ngủ họ lại thấy có người đến đuổi. Các bạn thanh niên sợ quá bèn chạy vào chùa xin bà mẹ của ông Đinh (người giữ chùa, đời thứ hai) cho vào chùa ngủ không thôi ?ongủ trên Đồn người ta đến đuổi dữ quá?. Các thanh niên vào chùa ngủ thì không có việc gì. Sáng mai không thanh niên nào còn dám ở chùa Ba Đồn nữa, họ nhổ trại đi tìm nơi khác cắm. Những thanh niên cứng đầu trong xóm, người lớn dạy không nghe, cứ lên Đồn đá banh đều bị gảy chân, gảy tay phải đi bệnh viện. Vì thế mà nhiều đời nay không một người địa phương nào dám đùa trên các Đồn. Trước năm 1975, có một chiếc trực thăng thấy Cồn mồ rộng rải đáp xuống, sau đó bay lên không được phải nhờ xe cần cẩu đến cẩu về Phú Bài. Chuyện ông Phan Bốn kể nhiều người ở địa phương đều biết và có cùng một lời giải thích là các vong linh ở Ba Đồn trừng phạt những người dám khuấy động nơi an nghỉ của họ.
    Vùng chùa Ba Đồn là một vùng đồi, tại sao các cồn mồ (tức các Đồn) lại bằng phẳng như vậy? Tôi tham khảo tài liệu của L.Sogny và tài liệu điền dã thì được biết: Sau khi thành lập các cồn mồ, triều Nguyễn giao cho làng Bình An - làng thành lập bởi dân chúng 8 làng di dời từ bắc sông Hương lên, cúng lễ hằng năm và chăm sóc mồ mã. Dân làng Bình An được giao nhiệm vụ nầy vì hai lẽ: Một: Người nằm dưới Ba Đồn là dân tám làng tổ tiên của dân làng Bình An, Hai: Đất lập Ba Đồn là đất của làng Bình An mới được thành lập sau năm 1803. Để tránh xương cốt người chết bị lòi ra (do trâu bò dẫm đạp lên làm trụt đất hoặc do cuốc đất dẫy cỏ chạp mộ hằng năm), làng Bình An sức dân gánh đất đắp lên các cồn mồ tạo thành một cái đàn rộng rãi như còn đến ngày nay.
    Về hiện tượng vì sao các Đồn chỉ có độc nhất một lòai cỏ chỉ có thể mọc trên ấy, có nhiều cách giải thích. Một nhà sư bán thế làm Phật sự ở vùng nầy lâu năm giải thích rằng: Các vong linh họ ở dưới đất, chỉ cho lọai cỏ chỉ mọc lên để giữ đất chứ không cho bất cứ một lọai cây gì mọc lên cả. Đồng thời người ta cũng giải thích rằng: hàng ngàn xác chết nằm dưới đó, xác chết phân hủy sinh ra khí phốt-pho, khí nầy rất nóng không một lọai cây gì có thể mọc lên được. Hồi đầu thế kỷ, một người giữ các cồn mồ lại giải thích với L.Sogny rằng:?o..le sel avait été autrefois répandu en de si grandes quantités qu?Taucune végétation n?Ty pousse plus, même l?Therbe ordinaire? (ngày xưa người ta vải muối lên Cồn mồ nhiều đến nổi chẳng còn một cây nào sống được, ngay cả cỏ cũng vậy). (còn nữa)
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    4. Hiện vật văn hóa chùa Ba Đồn
    Chùa Ba Đồn hậu thân của miếu Ba Đồn, ra đời đã ngót 200 năm. Nhưng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và không có người trách nhiệm chủ chốt nên hầu hết các hiện vật cổ của chùa không còn gì. Căn cứ trên tài liệu của L.Sogny ( BAVH, 1915), chùa Ba Đồn từng có một Đại hồng chung và một trống lớn. Đặc biệt trên lưng hồng chung ngòai việc khắc tên người cúng và số tiền cúng, có một đọan ghi bằng tiếng Pháp: ?oOfferte à la pagode de Ba Đồn par un groupe de marchands de porcelaine antique pour être affectée au culte des ?oEsprits?(Một nhóm thương nhân đồ sành sứ cổ cúng các vong linh thờ tại chùa Ba Đồn). Ở gian giữa có treo một bức hòanh sơn son thếp vàng khắc bốn chữ: ?o Vạn tải linh hồn?, do một thương nhân Trung Quốc tên là Hòang Châu Nguyên cúng vào năm Thành Thái thứ 17 (1905). Hiện nay tất cả những ?ocổ vật? trên không biết lưu lạc phương nào.
    5. Những bí ẩn chờ khám phá
    Sử nhà Nguyễn cho biết, khi ra lịnh cho dân 8 làng dời nhà cửa mồ mã để lấy đất xây dựng Kinh thành, vua Gia Long đã có chính sách đền bù cho dân rất thỏa đáng. Mồ mã của dân 8 làng đều có họ hàng, bà con đứng ra lảnh tiền cải táng đầy đủ. Vậy thì những mồ mã không có người thừa nhận còn lại đó từ nguồn nào mà nhiều đến nổi hợp táng thành một cô mộ rộng đến 50m, dài đến 150m tại Đồn 1 như thế ?
    Đọc lịch sử Thuận Hóa Phú Xuân có lẽ không ai có thể quên trên mảnh đất 8 làng xây dựng Kinh thành Huế hiện nay, vào tháng 5 Bính Ngọ (1786), đã diễn ra sự kiện người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ làm tiết chế quân thủy bộ từ Qui Nhơn ra giải phóng Phú Xuân trong tay quân Trịnh do Hòang Đình Thể và Phạm Ngô Cầu chỉ huy. Hàng ngàn quân Trịnh bị quân Tây Sơn giết đã vùi xác trong làng Phú Xuân và các làng kế cận. Tiếp đến, Phong trào Tây Sơn làm chủ Phú Xuân hơn 14 năm (1786-1801), quan quân nhà Tây Sơn chết trong thời gian 14 năm đó chắc chắn có nhiều người táng trong khuôn viên 8 làng ấy. Phải chăng tại Đồn 1 của Ba Đồn (táng hài cốt dời từ 8 làng) có nhiều hài cốt của người Bắc Hà và quan quân nhà Tây Sơn ?
    Và, theo nghiên cứu của chúng tôi, khu vực chùa Thiền Lâm, khu vực đàn Nam Giao ngày nay ở gần cung điện Đan Dương (về sau là lăng Đan Dương) của vua Quang Trung cũng là nơi đóng quân của quan quân nhà Tây Sơn. Trong thời gian hơn 14 năm trú đóng tại đây, những người không may qua đời chắc chắn đã gởi nắm xương tàn ở khu vực nầy. Phải chăng những cô mộ không người thừa nhận được cải táng (tại đồn 2 và đồn 3) để làm đàn Nam Giao cũng có nhiều ngôi của quan quân nhà Tây Sơn ?
    - Năm 1915, ông Sogny viết bài ?oCồn mồ vùng lân cận Nam Giao? (Les Ossuaires des Environs du Nam Giao) cho biết người ta đã cố ý dùng búa và đá ghè xóa phần lớn các lạc khỏan trên các tấm bia đá dựng ở các đồn. Có lạc khỏan ghi tổng số mộ được táng tại đồn chỉ bị ghè xóa chữ số hàng chục và hàng đơn vị (Bia đồn số 2) hoặc bị ghè xóa con số hàng đơn vị (bia đồn số 3); cũng có bia bị xóa lạc khỏan ghi ngày tháng dựng bia (Bia đồn số 2) hoặc xóa luôn cả lạc khỏan bên trái. Không rõ người ta cố tình làm việc bôi xóa những lạc khỏan đó để làm gì (?) Và, không rõ từ năm nào, người ta đã đánh cắp 10 tấm bia đá dựng từ Đồn 2 đến Đồn 10 và Am Phổ Thế Am như đã trích ở trên. Mười tấm bia đá đó đã bị phá hủy hay đang được cất giữ nơi đâu, người viết bài nầy rất mong được mách bảo để nghiên cừu.
    6. Chùa Ba Đồn và Cồn mồ Ba Đồn - một di tích lịch sử
    Dọc theo chiều thẳng đứng hai ?otrụ biểu? ở cửa ngỏ chùa Ba Đồn hiện nay có đôi câu đối:
    Phiên âm:
    "Chinh chiến kỷ năng hồi, linh tích thiên thu bằng thử địa
    Thân sơ vô dị trí, tâm hương nhất triện vấn thùy nhân?

    NTĐ dịch:
    Chinh chiến mấy người về, dấu linh ngàn thu nương đất nầy . Thân sơ không đến lạ, tâm hương một nén, hỏi ai người ?
    Không rõ đôi câu đối nầy làm từ thời nào, nhưng ý nghĩa của nó gắn với di tích chùa và vùng Cồn mồ Ba Đồn. Câu đối gợi nhớ đến câu thơ màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan ?oThời chiến chinh mấy người đi trở lại? Họ không trở lại nhà, họ bỏ xác ở chiến trường và được lưu giữ ở đây đến ngàn sau. Không nghĩ đến chuyện thân sơ, ai là người đã có một nén hương lòng ở chốn nầy ? Ai đó chính là những người đã xây dựng nên ngôi chùa Ba Đồn nầy và kể cả những người đã đến viếng chùa nầy.
    Các Đồn 1,2,3 là nơi hợp táng hài cốt của dân tám làng đã nhường đất cho triều Nguyễn xây dựng Kinh thành. Ngày nay Kinh thành được công nhận là di sản thế giới, việc tìm hiểu và tôn tạo các di tích nầy để tưởng nhớ và cám ơn những ?ochủ đất? cũ là một việc làm của kẻ uống nước nhớ nguồn.
    Năm 1897, thời Pháp thuộc khắc nghiệt nhất mà một nhà Nho nào đó trong lúc giúp ông bà Nguyễn Hữu Tạo - Lê Thị Điếu viết hộ văn bia ở Am Thế Phổ nêu trên đã tế nhị nhắc đến công lao của những người đã hy sinh trong biến cố đánh Tây năm 1885 : ?oTrong số người quá cố có những người hy sinh cho danh dự, có người chết vì trung nghĩa?. Hy sinh vì danh dự gì ? Đó là danh dự của đất nước. Trung nghĩa với ai ? Chỉ có trung nghĩa với những người có công dựng nước và giữ nước và chỉ có nghĩa với đồng bào. Chính ông trùm mật thám Pháp L Sogny cũng phải công nhận, ba đồn 4,5,6 là nơi hợp táng của: các sĩ quan, binh lính, dân chúng đã chết trong biến cố 23 tháng 5 Ất dậu. Thế thì, theo tiêu chí lịch sử dân tộc hiện nay: Chùa và Cồn mộ Ba Đồn là một Nghĩa Trang Liệt Sĩ mở đầu thời chống xâm lược Pháp.
    Cuộc kháng Pháp khởi đi từ năm 1885, kết thúc ở Điện Biên Phủ năm 1954. Lúc người Pháp thua trận rút về, Việt Nam chia hai. Mừng thắng lợi thắng Pháp chỉ tổ chức ở miền Bắc. Huế của Miền Nam chưa được hưởng chiến công thắng Pháp thì lại bắt đầu cuộc kháng chiến mới chống Mỹ. Năm 1975, thắng Mỹ, hai miền Nam Bắc vui chuyện thắng Mỹ thống nhất đất nước chứ ít người nghĩ đến chuyện đau thương trước đó 90 năm (1885-1975) ở Huế.
    Hiện nay chánh phủ Pháp đang bàn đến chuyện chuẩn bị kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh Đông Dương (1954-2004), nên chăng đề xuất với phía Pháp hãy tỏ một cử chỉ thiết thực đối với những người đã chết vì cuộc xâm lược của Pháp hồi cuối thế kỷ XIX ? Chuyện ấy còn phải bàn. Tuy nhiên dưới con mắt của người làm du lịch hiện nay, chùa và khu Cồn mộ Ba Đồn là một di tích rất lạ với mười cồn mộ hợp táng lớn nhất nước. (Không rõ trên thế giới có khu mộ hợp táng nào lớn hơn thế không ?). Di tích chùa Ba Đồn lại nằm sau lưng núi Bân (nơi Hòang đế Quang Trung lên ngôi năm 1788) và gần Đàn Nam Giao của triều Nguyễn. Trùng tu tôn tạo chùa Ba Đồn tạo thành một cụm ba di tích Núi Bân- Đàn Nam Giao- Chùa Ba Đồn để phục vụ khách du lịch có lẽ sẽ rất hấp dẫn.
    Gác Thọ Lộc, 20.3.2003
    (1) Đàn là cái đài làm bằng đất và gỗ để tế lễ hoặc làm hội hè (theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh)
    (2) Tức phu nhân của Đại thần Phan Đình Bình
    (3) Bia đá đã mất nhưng am vẫn còn và đổi tên là Hàn Lâm Phước Trủng, sát phía tây Đồn 10, cách phía đông đàn Nam Giao chừng 30m
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chùa Trà Am và thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị
    Nguyễn Hữu Vinh
    Đời Khải Định thứ 8 năm 1923 sư Viên Thành đặt viên đá đầu tiên xây cất lên chùa Trà Am và từ đó ngôi chùa trở nên một ngôi chùa danh tiếng của miền đế đô sông Hương núi Ngự. Chùa toạ lạc gần thôn An Cựu quận Hương Thuỷ, nằm trong vùng đất của dòng họ Nguyễn Khoa, khuất kín giữa núi đồi. Địa thế của vùng đất rất phù hợp cho cảnh chùa. Sau lưng là đồi núi thấp cao, trước mặt là suối nước róc rách, suốt ngày thông reo vi vút, gió lộng rì rào, chim muông rỉ rả. Khách trước khi đến chùa phải đi vào một con đường nhỏ ngoằn ngoèo uốn mình theo dòng suối , hai bên là rừng thông xanh vi vu, cảnh vật u trầm. Trước cổng chùa bắt ngang dòng suối nhỏ là một chiếc cầu tre lắt lẻo nối liền khuôn viên u tịch của chùa với thế giới bên ngoài. Chùa thấp đồi cao, soi bóng bên bờ suối, nấp mình trong rừng cây, trong những khóm hoa thơm cỏ lạ, trong rừng thông trùng điệp. Thật là một nơi lý tưởng cho những ai muốn để cho tâm hồn mình lắng đọng hoà hợp với thiên nhiên. Vào mùa hè oi bức, theo con đường ngoằn ngoèo bên suối vào đến cổng chùa, qua cầu Lược Ước xong là khách sẽ cảm thấy mát mẻ nhẹ nhỏm như bỏ lại đằng sau lưng bao nỗi ưu phiền của trần thế. Mùa thu mây mù vần vũ, gió rung xào xạc bên hàng cây làm cho lòng người nôn nao. Mùa đông lạnh lẽo, không gian thu nhỏ lại như chỉ còn sinh động trong khuôn viên chùa, nhưng khi mùa xuân trở về, hoa nở cười trong gió nhẹ, chim chóc líu lo chuyền cành trong không gian u tịch thì nơi đây chính là cõi tiên trong hạ giới. Cảnh chùa bốn mùa có những điểm thơ mộng khác nhau, nhưng cảnh đẹp nếu không có những tâm hồn đồng điệu, không có những tâm hồn thơ trong đó thì phong cảnh này chỉ là một cảnh rừng hoang dại mà thôi.
    Thật vậy chùa Trà Am không những nổi tiếng vì phong cảnh, vì địa thế mà còn vì có những vị sư tru. trì nổi tiếng thơ văn . Kể từ lúc chùa mới thành lập, các vị sư trụ trì Viên Thành, Trí Thủ đều là các bậc tu hành nổi tiếng giỏi thi văn. Và quan trọng hơn là họ đều trong giới tao nhân mặc khách, giao du thân mật với các bậc quan quyền triều Nguyễn. Và chính hai vị sư này cũng xuất thân trong hàng thượng lưu. Sư Viên Thành là cháu chắc của dòng Định Viễn Vương thuộc phiên hệ họ Nguyễn Phước tộc. Chùa được cất trong phần đất của dòng họ Nguyễn Khoa, một đại vọng tộc ở Huế là nhờ Sư Viên Giác, thầy của Sư Viên Thành. Sư Viên Giác tên thật là Nguyễn Khoa Luận, từng làm Bố Chánh, là trụ trì chùa Ba La Mật ở Vĩ Dạ. Vì có những liên hệ đặc biệt như vậy, lại thêm phong cảnh, địa thế thuận tiện, không quá xa, không quá gần thành phố, thuận lợi cho những buổi họp thơ cho nên các vương tôn công tử triều Nguyễn hay các tao nhân mặc khách thường hay chọn nơi này làm nơi ngao du. Trong các vị tao nhân mặc khách, vương tôn công tử thường hay lui tới bàn bạc thơ văn với các sư trong chùa và còn lưu truyền thơ văn lại cho hậu thế như là Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Nguyễn Khoa Tân, Nguyễn Khoa Kỳ...
    Đối với thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một nhà thơ lừng lẫy miền sông Hương núi Ngự, tác giả câu hò lừng danh:
    "Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
    ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
    thuyền ai thấp thoáng bên sông
    đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.."

    Thi ông còn để lại khá nhiều sáng tác thơ chữ Hán liên quan đến chùa chiền và nhất là chùa Trà Am ở Huế. Vào năm 1934 sau khi vừa mới về hưu, sống tại Lộc Minh Đình ở Vĩ Dạ, Ưng Bình đã tổ chức một cuộc đi thăm đến các chùa vùng Tây Nam thành phố Huế. Lần này cùng đi có em trai là Thượng Thư Thúc Thuyên, và người anh em chú bác là Thượng Thư Quất Đình. Khi đến chùa Trà Am, Thượng Thư Quất Đình tức cảnh sinh tình làm ra trước một bài thơ, Ưng Bình liền trổ tài hoạ lại như sau:
    Giáp Tuất cửu nguyệt giai thi hữu sơn du hựu phóng Tra Am. Hoạ Thương Thư Quất Đình tiên sinh xướng vận
    Vân hà vi trướng thụ vi liêm
    Hiểu sắc tình âm khứ phục chiêm
    Sơn thuỷ hữu tình ưng cọng thưởng
    Văn chương vô giá diệc phi liêm
    Phong lai ngũ nhạc minh tùng lãng
    Thu nhập không môn lãnh trúc diêm
    Thử nhật đăng cao đa bạn lữ
    Cúc bôi tức tuý hựu tần thiêm

    Dịch thơ
    Tháng chín năm Giáp Tuất (1934) cùng các bạn thơ đi lên chơi núi ghé thăm chùa Trà Am. Hoạ thơ của Thương Thư Quất Đình xướng vần.
    Cây làm rèm cửa mây làm trướng
    Mưa, tạnh, hanh, sương đợi ngóng chờ
    Non nước hữu tình vui cảnh mộng
    Văn chương không giá quý nàng thơ
    Gió lùa tùng bách vang rừng núi
    Thu quạnh hiên tre lạnh cửa chùa
    Chơi núi hôm nay cùng bạn hữu
    Cứ châm thêm rượu cứ say sưa

    * Chùa chữ Hán viết là Tra Am, nhưng dân Huế thường gọi là chùa Trà Am.

    Liền ngay sau đó, Thượng Thư Thúc Thuyên cũng nổi hứng làm một bài song thất bát cú ca tụng phong cảnh. Ưng Bình theo nguồn thơ dào dạt và hoạ tiếp bài thơ kia của Thúc Thuyên:
    Hựu tiền đề. Hoạ Thượng Thư Thúc Thuyên hiền đệ xướng vận
    Sơn ngoại thanh sơn hựu kỷ trùng
    Hoành khâm nhất vọng hướng thanh không
    Đăng cao vị đáo tằng loan thượng
    Điếu cổ hoàn lai Tiêu Tự trung
    Tháp ngoạ Tỳ Khưu nhân dĩ miểu
    Kiều danh Lược Ước lộ do thông
    Hoa hương thụ ảnh tầm u xứ
    Thuỳ thức Tra Am Phật Tử công

    Dịch thơ
    Tiếp theo đề bài trước. Hoạ thơ của em là Thương Thư Thúc Thuyên.
    Lớp lớp xanh xanh núi chập chùng
    Che ngang tà áo ngước trời trong
    Trèo cao núi nọ chưa leo tới
    Hoài cổ chùa đây lại đến cùng
    Có tháp Tỳ Kheo người đã vắng
    Đây cầu Lược Ước lối đà thông
    Hương hoa cây cảnh nơi u tịch
    Phật tử dày công ai biết không

    * Tiêu tự: chỉ chùa chiền nhà Phật
    Hoạ xong hai bài thơ của hai thi hữu, thi ông Ưng bình Thúc Giạ thi hứng dâng trào nên cũng đã ra tay "mầng" một bài như sau để đáp lại mối tình thơ của các bạn:
    Hựu tiền đề. Tự xướng
    Tao ông ứng dữ ngã đồng đăng
    Lộ nhập Tra Am sơn kỷ tằng
    Lãm thắng tối nghi vô sự khách
    Luận thi dĩ hoán cựu thì tăng
    Cọng khuynh cúc tửu hoài Nguyên Lượng
    Cánh bã thù nang học Thiếu Lăng
    Du hứng hựu phùng thu khí sảng
    Cao ngâm phủ xướng trợ bằng lăng


    Dịch thơ
    Tiếp theo đề bài trước. Tự mình xướng vần trước
    Cùng thăm cảnh núi với thi ông
    Đường tới Tra Am núi chập chùng
    Ngắm nghía khách nhàn thêm hứng tthú
    Ngâm nga sư mới lại vui cùng
    Nhớ chàng Nguyên Lượng say bầu rượu
    Học kẻ Thiếu Lăng lựa nhánh bông
    Dạo bước khi trời thu mát mẻ
    Trời cao bát ngát hát thêm nồng

    * Nguyên Lượng là tên tự của Đào Tiềm
    * Thiếu Lăng là tên tự của Đỗ Phủ

    Cuộc đời của thi ông Thúc Giạ đong đầy thi vị, với tài thi văn tuyệt diệu, thi ông đã để lại cho đời sau nhiều sáng tác thi ca tuyệt vời cả thơ chữ Nôm, thơ chữ Hán, hò Huế lẫn ca Trù. Nhưng phong cảnh thiên nhiên và chùa Huế đã đóng một vai trò rất quan trọng cho công việc sáng tác của thi ông.
    (Tác giả cám ơn nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của thi ông Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã cung cấp tài liệu và cho phép trích dịch)
    Tham khảo:
    1. "Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam", Võ Văn Tường, CD-ROM Tin Việt, Inc
    2. "Sự tích chùa Ba La Mật và chùa Trà Am", Nguyễn Khoa Diệu Lê, Nhớ Huế, California
    3. "Lộc Minh Đình Thi Thảo", Thơ chữ Hán của Ưng Bình do Tôn nữ Hỷ Khương cung cấp.
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 00:08 ngày 15/04/2004
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Cách Đặt Tên Đệm Của Vua Chúa Nguyễn
    Dòng họ Nguyễn làm Chúa, Vua từ 1558 đến 1945, con cháu rất đông. Để khỏi phải nhầm lẫn về thế, thứ, thân, sơ và người trong họ, các Chúa và các Vua Nguyễn đã ban hành những nguyên tắc đặt tên và tên đệm cho con cháu trong họ mình. Việc đặt tên do Vua Minh Mạng chủ trương để áp dụng cho hai mươi đời tính từ Vua Thiệu Trị về sau, chia làm 4 "loại" :
    1. Từ Vua Minh Mạng trở về trước (tức Vua Gia Long ngược lên thêm 9 đời chúa).
    2. Những con cháu của chínhVua Minh Mạng.
    3. Những con cháu của Anh, của Em Vua Minh Mạng
    4. Họ của một số con cháu khác (không tính)

    Những con cháu thuộc thế hệ Vua Minh Mạng trở về trước :
    Gồm có con cháu 9 đời chúa, anh em Vua Gia Long, anh em Vua Minh Mạng
    Chúa Tiên (1558-1613) từ ngoài bắc vào, mang họ Nguyễn tức Nguyễn Hoàng. Tương truyền rằng khi bà vợ ông nằm nơ thấy thần nhân cho tờ giấy viết đầy cả chữ Phúc. Nhiều người đề nghị lấy chữ Phúc đặt tên cho con thì bà cho rằng ; " Nếu đặt tên cho con thì chỉ một người được hưởng Phúc, còn lấy chữ Phúc đặt làm tên đệm thì mọi người đều được hưởng Phước. Bà đặt tên cho con là Nguyễn Phước Nguyên, nhánh họ Nguyễn vào nam làm chúa đổi thành Nguyễn Phước bắt đầu từ đó. Từ Nguyễn Phước xuống đến vua Minh Mạng đều mang họ Nguyễn Phước (Vua Minh Mạng là Nguyễn Phước Đảm). Những người này cùng họ với vua Minh Mạng được nhà vua đặt là Tôn Thất. Con gái của Tôn Thất gọi là Tôn Nữ. Một số thân tộc thuộc dòng những con trai khác của Nguyễn Hoàng còn ợ lại đất bắc thì đổi ra thành họ Nguyễn Hựụ
    Những con cháu của Vua Minh Mạng :
    Vua Minh Mạng cho làm riêng cho con cháu mình bài Đế Hệ Thi 20 chữ dành cho 20 đời :
    Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
    Bảo Qúy Định Long Trường
    Hiền Năng Kham Kế Thuật
    Thế Thụy Quốc Gia Xương

    Con Vua Minh Mạng có tên đệm là Miên như Miên Tông (Vua Thiệu Trị), Miên Thẩm (Tùng Thiện Vương), Miên Trinh (Tuy Lý Vương).
    Chỉ có những người trong Đế Hệ Thi mới được làm vua : Miên Tông (Vua Thiệu Trị), Hồng Nhậm (Vua Tự Đức), Ưng Chân (Vua Dục Đức), Bửu Lân (Vua Thành Thái), Bửu Bảo (Vua Khải Định), Vĩnh San (Vua Duy Tân), ....
    Con gái và cháu gái của Vua Minh Mạng có cách đặt tên riêng. Nói chung, con gái hay cháu gái của Vua Minh Mạng nói chung đều áp dụng theo một cách đặt chữ lót sau đây :
    Con gái của vua là Hoàng Nữ, khi được sắc phong thì trở thành Công Chúa, và có tên hiệu riêng. Ví dụ Hoàng nữ Trinh Thận (em ruột Miên Thậm) được phong làm Lại Đức Công Chúạ
    Công chúa về sau có anh hay em được làm vua thì được gọi là Trưởng Công Chúa (để phân biệt với Công Chúa của Vua đang trị vì), có cháu làm vua (vua tại vị gọi bằng cô) thì được gọi là Thái Trưởng Công Chúạ
    Con Trai của Hoàng Tử là Công Tử, chị em gái của Công tử là Công Nữ , con gái của Công tử là Công Tôn Nữ, con gái xủa Công tôn nữ là Công tằngTôn nữ, xuống một bặc nữa gọi là Công huyền Tôn nữ, ..... Nhưng để đơn giản đời kế tiếp chỉ gọi là Tôn nữ với ý nghĩa là cháu gáị
    Những con cháu của anh và em vua Minh Mạng
    Vua Minh Mạng có 1 người anh (Hoàng Tử cảnh) và 9 người em trai có con cháụ Những người này là phiên dậu gần gũi nhà vuạ Để phân biệt với các Tôn Thất khác (con cháu của 9 đời chúa Nguyễn), Vua Minh Mạng cho làm 10 bài Phiên Hệ Thi, mỗi bài có 20 chữ dùng làm chữ lót sau Tôn Thất cho 20 đời con cháu của Anh và Em Vua Minh Mạng.
    Bài I dành cho con cháu Hoàng Tử Cảnh, anh cả của Vua Minh Mạng :
    Anh Duệ
    Mỹ Duệ Anh Cường
    Liên Huy Phát Bội Hương
    Lệnh Nghi Tàm Tốn Thuận
    Vị Vọng Biểu Khôn Quang

    Dòng này đến đời thứ tư có một người rất nổi tiếng là ông Cường Để (Kỳ Ngoại Hầu) giữ cương vị minh chủ của Việt nam Quang Phục hội do nhà cách mạng Phan Bội Châu sáng lập.
    Chế độ quân chủ ở VN đã cáo chung cách đây hơn 50 năm, hiện nay nhiều người Tôn Thất lấy lại Nguyễn Phước, những người có chữ lót theo Phiên Hệ Thi, và Đế Hệ Thi đặt sau Nguyễn Phước một chữ lót theo thế thứ của mình.

Chia sẻ trang này