1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện Huế ít người biết (sưu tầm tại đây)

Chủ đề trong 'Huế' bởi duongphuongbay, 09/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Khu vườn ngự tại cồn Dã Viên

    Tấm bia Dữ Dã Viên được khắc từ năm 1868.

    Lần theo nội dung ghi trên một tấm bia chữ Hán, mới đây ông Phan Thuận An, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử Huế, đã bất ngờ phát hiện ở cồn Dã Viên những chứng chỉ còn sót lại của một khu vườn ngự được xây dựng từ thời vua Tự Đức.
    Dấu tích còn lại là một tấm bia có niên hiệu Tự Đức năm 1868, cao 70 cm, rộng 40 cm, dày 11 cm. Mặt trước có diềm chạy chỉ tạo thành gò nổi ở chung quanh, lòng bia có 3 dòng chữ được khắc chìm xuống đá: ?oTự Đức nhị thập nhất niên ngũ nguyệt cát nhật phụng sắc tạo?, tức: Vâng theo lệnh vua ban, lập bia vào ngày tối tháng 5, năm Tự Đức thứ 21 (tháng 7/1868).
    Ngoài những chứng tích trên, còn một tư liệu khác quan trọng hơn xét về phương diện lịch sử và văn hóa. Đó là bài ?oDữ Dã Viên ký? dài 1.413 chữ, do chính vua Tự Đức viết sau khi khu vườn được xây dựng xong. Bài ký đã được Quốc Sử Quán triều Nguyễn khắc in ở quyển 18 trong bộ ?oNgự chế văn nhị tập? vào năm Tự Đức thứ 29 (1867). Nội dung kể nhiều về lịch sử và vị thế của cồn Dã Viên, lý do thiết lập khu vườn ngự và diện mạo đương thời của nó, mô tả cảnh trí và đời sống của dân cư các khu vực lân cận, tự thuật về sinh hoạt và nghỉ ngơi của nhà vua ở vườn, lý luận về ý nghĩa của đời sống tránh xa danh lợi, hòa mình vào thiên nhiên để hưởng thú thanh nhàn, lý giải vì sao lại đặt tên cho khu vườn là Dữ Dã?
    Dã Viên là một cồn nhỏ sa bồi nằm ở đoạn trung lưu sông Hương, phía tây nam của kinh thành Huế. Trong hệ thống cung điện, nó được xem là nằm ở tư thế đối xứng với cồn Hến, cách Dã Viên 3,5 km về phía đông bắc. Về địa lý phong thuỷ, cả hai đều đã được các nhà quy hoạch kiến trúc đầu thế kỷ 19 siêu nhiên hóa và hình tượng hóa thành rồng và cọp trong tư thế ?orồng chầu hổ phục? để bảo vệ cho vương quyền. Cồn Hến được gọi là ?otả thanh long? và cồn Dã Viên được gọi là ?ohữu phục hổ?.
    Ông Phan Thuận An cho rằng, Dã Viên, tên riêng chính thức của cái cồn này mãi đến thời Tự Đức mới có. Trước đó, dân chúng địa phương chỉ gọi chung chung là ?ocồn?, người Pháp gọi là ?ođảo?. Vua Tự Đức gọi đó là một khu vườn và đặt tên cho nó là ?oDữ Dã?, tức là ?oDữ Dã Viên?. Tên vua đặt là thế, nhưng từ trước đến nay, dân chúng Huế còn bớt thêm một chữ nữa cho dễ gọi và dễ nhớ: ?oDã Viên?, như cồn Dã Viên, cầu Dã Viên, Nhà máy nước Dã Viên?
    Hiện nay, ở Dã Viên còn sót lại nền đài của ngôi lầu có tên là Quan Phong, cao chừng 2 m. Nền mang dạng một hình tháp cụt được xây bằng gạch vồ, mặt nền hình vuông mỗi cạnh khoảng 10 m. Trên nền đài ấy hiện còn một lô cốt bằng bê tông được xây dựng vào năm 1966 cho lính canh bảo vệ nhà máy nước và cầu Dã Viên. Từ năm 1975, cả nền đài lẫn lô cốt đều bị cây hoang phủ kín giữa một khu rừng cổ thụ bao bọc xung quanh. Có lẽ vì vậy mà không ai nhìn ra nền đài này trong suốt bấy nhiêu năm.
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Triều Nguyễn với Lê Ngọc Hân
    Công chúa Ngọc Hân bị một số người đặt vấn đề là "người tình Gia Long". Sự đặt vấn đề đó giúp cho mọi thắc mắc về công chúa Ngọc Hân được các nhà nghiên cứu lịch sử giải thích.
    Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác gia có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều. Tuy nhiên còn có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bài viết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phần làm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân.
    1. Về cái chết của Lê Ngọc Hân.
    Cụ Ngô Tất Tố trong "Lược sử công chúa Ngọc Hân" (Thi văn bình chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhà Tây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử, còn hai con đều bị thắt cổ chết.
    Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1799) (1). Tác giả Nhất Thanh (1971) thì cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo, còn riêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ (2).
    Các sử thần triều Nguyễn, trong Đại Nam thực lục chép: Người xã Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có con gái là Ngọc Hân, gả cho nguỵ Huệ, sinh được một trai một gái. Ngọc Hân chết, trai gái cùng chết non cả. Khoảng đầu năm Gia Long, nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh; Thị Huyền ngầm xây mộ dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây (năm 1842) việc ấy mới bị phát giác, vua sai hủy bỏ đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi" (3).
    Trước đây trong một số bài viết của mình, tôi cũng theo ý kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa Ngọc Hân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.
    Song khi đọc kỹ lại "Quốc sử di biên", tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852) chép rõ ràng như sau:
    "Tháng 5 năm Giáp Tý (1804) công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lại về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhậm chức quan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận, dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa" (4).
    Với tư cách là bộ sử tư nhân, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử còn bỏ sót hoặc đề cập đến chưa chính xác, được biên soạn vào khoảng đầu thời vua Tự Đức (khoảng 1851 - 1852), quốc sử di biên đã cung cấp những thông tin quan trọng:
    - Có thể là hai người con của bà Ngọc Hân với Quang Trung Nguyễn Huệ đã bị giết hại sau khi nhà Tây Sơn bị sụp đổ, nhưng riêng Lê Ngọc Hân vẫn còn sống mà trở về quê mẹ là làng Phù Ninh (tục gọi là làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
    - Bà Lê Ngọc Hân đã qua đời tại quê nhà vào tháng 5 năm Giáp Tý (1804) và đã được vua Gia Long nhà Nguyễn cho phép làm tang lễ và nhân dân làng Phù Ninh đã xây dựng từ đường để thờ bà. Điều này có thể hiểu được vì chính vua Gia Long đã lấy em gái của Lê Ngọc Hân, nên khiến ông vua này không thể làm khác được.
    2. Công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là ai? Và trong hoàn cảnh nào?
    Số đâu có số lạ đời,
    Con vua mà lại hai đời chồng vua.

    Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cái nguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đã viết cả một bài trên tạp chí "Những người bạn của cố đô Huế" (BAVH số 4-1941) rằng công chúa Ngọc Hân, người đã lần lượt có hai đời chồng, cả hai đều là những bậc "anh hùng" của Việt Nam, nhưng lại là hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn ánh - Gia Long. Không những thế, tác giả kia còn dựng lên một cách sinh động cả một cuộc hội ngộ đầy kịch tính giữa Gia Long và Ngọc Hân với đầy vẻ lãng mạn "trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!". Đó là một sự lầm lẫn. Trong thực tế, qua các tài liệu đã dẫn ở trên có thể thấy Lê Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long. Sở dĩ có sự lầm cũng bởi lý do, chính em gái Lê Ngọc Hân là Lê Thị Ngọc Bình đã làm vợ vua Gia Long sau khi nhà Tây Sơn thất bại. Nhưng bà Ngọc Bình lấy vua Gia Long trong hoàn cảnh nào? Và kết cục ra sao?
    Trong "Quốc sử di biên" Phan Thúc Trực chép một sự kiện cuối cùng của triều đại Tây Sơn có liên quan đến hoàn cảnh công chúa Ngọc Bình trở thành vợ Gia Long như sau:
    "Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ (chỉ vua Gia Long) đến kinh thành Thăng Long... nhân dân hào mục bắt được anh em "nguỵ quyền" Nguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua... Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đến làng Phương Lan, thì kẻ tuỳ tòng của Toản chỉ còn hơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là Võ Thám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốc suất các hào mục thuộc huyện Yên Lãng và huyện Lục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản - mãi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được Quang Toản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám (chánh tổng Võ Thám) lại dâng nạp bà phi là Lê Thị Ngọc Bình vào trong nội cung nhà vua" (5)... Nhờ hiến những người thuộc "nguỵ đảng" bị bắt sống cùng với các hạng khí giới nhà binh và của cải châu báu nên bọn Tổng Thám và Trần Huy Giao được triều đình ban thưởng công lao cao thấp khác nhau" (6).
    Theo "An Nam nhất thống chí" của Ngô gia văn phái và "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãng thì khi gả cô công chúa thứ 9 là Ngọc Hân mới 16 tuổi (năm 1786) cho Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông còn có đến 5 người con gái chưa chồng. Vì thế nếu Ngọc Hân còn có người em gái sau đó được gả cho Quang Toản, con trai cả và là người nối ngôi Quang Trung thì cũng là điều dễ xảy ra. Đến khi Quang Toản và tuỳ tùng bị bắt tại phủ Lạng Giang thì Ngọc Bình cũng ở trong số đám tù binh đó.
    Theo tục lệ xưa, vua chúa mỗi khi trả thù thì bắt giết những con trai của người có tội, còn đàn bà (vợ và con gái họ) thì sung làm nô tỳ ở trong cung hay tại các nhà quan to. Bà Lê Thị Ngọc Bình (người đã từng được Quang Toản phong làm phi) cũng ở trong trường hợp này. Chỉ có điều, vì có nhan sắc, Ngọc Bình được vua Gia Long yêu quý lấy làm vợ và phong lên đến Đệ tam cung (hàng phi) và đã có với Gia Long hai người con trai. Nhân chép về sự kiện vua Gia Long sách lập Tống Thị làm hoàng hậu năm Bính Dần (1806) tác giả sách Quốc sử di biên cho biết thêm: dưới Hoàng hậu họ Tống còn có Đệ nhị cung là Ngọc Đương sinh ra Phúc Đảm (vua Minh Mệnh sau này), Phúc Đài và Thiệu Hoá công. Đệ tam cung chính là Ngọc Bình (chị em với Ngọc Hân công chúa - vợ vua Quang Trung) sinh ra Quảng Oai công và Thường Tín công (7).
    Các sử thần triều Nguyễn trong "Đại Nam chính biên liệt truyện" phần Hậu phi chỉ chép đến hai bà vợ của vua Gia Long là Thừa Thiên cao Hoàng hậu họ Tống và Thuận Thiên cao Hoàng hậu họ Trần mà không thấy chép đến các bà vợ khác, kể cả bà Ngọc Bình. Nhưng ở phần truyện của các hoàng tử thì lại thấy chép đến Quảng Oai công (con thứ 10 của Gia Long) mẹ là Đức phi họ Lê. Ông này được phong làm Quảng Oai công năm Gia Long thứ 16 (1817) và mất năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) khi mới 21 tuổi; Người con trai thứ 11 của vua Gia Long (em cùng mẹ với Quảng Oai công) tên huý là Cự cũng được phong tước công năm Gia Long thứ 16 (1817) đó là Thường Tín công. Ông này mất năm Tự Đức thứ 2 (1849) thọ 40 tuổi.
    Trong truyện của các công chúa, sử nhà Nguyễn cho biết Ngọc Bình còn có với vua Gia Long một người con gái. Đó là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn, con gái thứ 10 của vua Gia Long (8). Bà công chúa này mất năm Tự Đức thứ 9 (1856) thọ 53 tuổi. Như vậy là bà sinh năm 1814.
    Từ một công chúa nhà Lê, Ngọc Bình được gả cho vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, rồi lại làm đệ tam cung của vua Gia Long nhà Nguyễn. Câu ca dao đã dẫn trên hẳn ám chỉ trường hợp của bà. Bà mất khi nào? Không thấy sử sách chép. Có lẽ vì cái lý lịch "hai đời chồng vua" của bà mà mặc dù đã từng được lập làm Đệ tam cung (hàng phi) bà vẫn không được các sử thần triều Nguyễn chép trong liệt truyện chăng?
    Rõ ràng, qua các tư liệu đã dẫn trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, công chúa Lê Ngọc Hân, tác giả bài Ai tư vãn nổi tiếng vẫn giữ được sự chung thuỷ với người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Người được ca dao nhắc đến lại là em gái bà, công chúa Lê Thị Ngọc Bình.
    Đỗ Đức Hùng
    --------------------------
    1. Lê Thước: Công chúa Ngọc Hân chết năm nào? NCLS số 34/1962.
    Lê Tư Lành; Công chúa Ngọc Hân. Trong Danh nhân Hà Nội. Tập 1, Hội Văn nghệ Hà Nội 1973, tr.215 - 231.
    2. Nhất Thanh: Công chúa Lê Ngọc Hân... Trong: Văn sử địa, số 21, Sài Gòn, 1971.
    3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tam kỷ. Bản dịch VSH, NXBKHXH, H. 1970, TXXIV, tr.183-184.
    4. Phan Thúc Trực: Quốc sử di biên. Tập thượng. Bản dịch Sài Gòn 1973, Tr.136.
    5, 6, 7. Quốc sử di biên, đã dẫn, tr.74-75, tr.190-191.
    8. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập. Bản dịch Viện Sử học, NXB Thuận Hoá, Huế 1993, T.2, Tr61-62, 69.
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Minh Mạng
    Ngay từ năm 1832, phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ do Edmund Roberts đã trình quốc thư của tổng thống Mỹ Andrew Jackson lên vua Minh Mạng. Bốn năm sau, Roberts quay lại Việt Nam nhằm ký một hiệp ước thương mại. Dù có được thiện chí của vua Minh Mạng, song do Roberts bị bệnh đột ngột nên việc ký hiệp ước thời đó đã không thành.
    Cần nhắc lại chuyện người Mỹ đã tiếp xúc với Việt Nam tự bao giờ. Qua thư tịch, từ tháng 7-1787, ông Thomas Jefferson trong thời gian làm Công sứ Hoa Kỳ ở Paris đã chú ý đến sáu giống lúa ở Việt Nam (Đàng Trong) vì nó trắng đẹp, ăn ngon và năng suất cao (1). Một năm sau, gặp phái bộ Pigneau de Béhaine ở điện Versailles, Thomas Jefferson được Hoàng tử Cảnh hứa sẽ gửi những mẫu lúa ấy cho Hoa Kỳ. Có thể xem đây là cuộc tiếp xúc Việt - Mỹ đầu tiên. Về sau, vì bận chiến tranh với phong trào Tây Sơn, Hoàng tử Cảnh không thực hiện được lời hứa ấy. Ba mươi năm sau (1817), một người Mỹ tên là John White (2) (theo tiếng Hán Việt là Hôn Viết) tiếp tục thực hiện ý muốn của Thomas Jefferson đến Sài Gòn trong ba tháng, tiếp xúc nhiều lần với quan lại và dân chúng Việt Nam. Ngày rời Sài Gòn, John White đã mua một ít lụa, đường và một thuyền gạo... nhưng trên đường về chẳng may gạo bị mọt và các loạt sâu bọ ngũ cốc ăn hỏng cả (3). John White đã ghi lại cuộc hành trình đến Việt Nam trong cuốn A Voyage to Cochin-China (Hành trình qua Nam Việt) - cuốn bút ký được các nhà sử học Việt - Mỹ rất quan tâm.
    Cuộc tiếp xúc Thomas Jefferson và Hoàng tử Cảnh tuy có nhiều thuận lợi nhưng chưa chính thức. Cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt chính thức đầu tiên diễn ra vào năm Minh Mạng thứ 13. Phái bộ ngoại giao của Mỹ lúc ấy do ông Edmund Roberts cầm đầu với quốc thư của Tổng thống Jackson. Phái bộ đi tàu Pea****, đến đậu tại Vũng Lấm, vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên vào cuối năm 1832. Edmund Roberts gặp được Tuần Vũ tỉnh Phú Yên và trình bày ý muốn của nước Mỹ muốn giao hảo với nước Việt. Tuần Vũ tâu lên vua Minh Mạng và được nhà vua đồng ý đón tiếp.
    Ý kiến của vua Minh Mạng được ghi rõ trong Minh Mạng chính yếu (quyển thứ 25, tr.27a và 27b) như sau: Bản dịch: Quốc gia Nhã-Di-Lý sai sứ thần tới dâng quốc thư yêu cầu thông hiếu với Việt Nam. Thuyền của sứ bộ bị sóng dạt ghé vào vùng duyên hải tỉnh Phú Yên.
    Nhà vua hay tin, liền sai quan viên ngoại là Nguyễn Tri Phương tới nơi cật vấn. Sứ bộ trả lời là nước họ chỉ muốn giao hiếu thông thương mà thôi.
    Về việc này, nhà vua dụ các quan Nội các rằng:
    - Người ta từ xa tìm tới, bản ý là cung thuận. Triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quý mến người phương xa, không tiếc gì mà không dung nạp họ. Tuy nhiên, họ mới tới lần đầu các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiếu, chưa được am tường; có thể sai quan Thương bạc viết tư văn thông báo cho nước họ biết, nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt, nhưng phải tuân theo những hiến định đã có từ trước tới nay.
    Từ nay nếu có thương thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẵng, Trà-Sơn-úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bộ. Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy''
    (4).
    Thái độ của Minh Mạng thể hiện rõ chủ trương cởi mở, cụ thể, chặt chẽ của một nước.
    Về sự kiện này, bộ sử biên niên của triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 86, ghi vào tháng 11 năm Nhân Thìn (1832) rằng:
    "Quốc trưởng nước Nhã-Di-Lý (nước này ở Tây dương, hoặc gọi là Hoa Kỳ, hoặc gọi là Ma-Ly-Căn, hoặc gọi là Anh-cát-lợi mới đều là biệt hiệu nước ấy) Sai bọn bề tôi là Nghĩa-Đức-Môn La Bách Đại, Uý-Đức-Giai-Tâm-Gia (tên hai người (5) đem quốc thư xin thông thương thuyền ở cửa Vụng Lấm thuộc Phú Yên. Vua sai viên ngoại lang Nguyễn Tri Phương, tự vụ Lý Văn Phức đi hội với quan tỉnh, lên trên thuyền thết tiệc, và hỏi lý do đến đây làm gì. Họ nói: "Chỉ đến vì muốn giao hiếu và thông thương". Nói năng rất cung kính. Đến lúc dịch thư ra có nhiều chỗ không hợp thể thức.
    Vua bảo không cần đệ trình thư ấy. Rồi cho quan quyền lãnh chức Thương bạc làm tờ trả lời. Đại lược nói: "Nước ấy muốn xin thông thương, cố nhiên là ta không ngăn trở, nhưng phải tuân theo pháp luật đã định. Từ nay, nếu có đến buôn bán thì cho đỗ ở vụng Trà Sơn, tấn sở Đà Nẵng, không được lên bờ làm nhà, vượt quá kỷ luật rồi giao thư cho họ mà bảo họ đi".
    (Bản dịch của Viện Sử học, Sđd, tập XI, tr.231).
    Nội dung lá thư "có nhiều chỗ không hợp thể thức" như thế nào, xin trích nguyên văn: Andrew Jackson, Tổng thống Hợp chủng quốc Mỹ.
    Thư của tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson gửi vua Minh Mạng.
    Kính gửi Đại quý hữu...
    Thư này sẽ dâng lên Hoàng thượng do Edmund Roberts, một công dân danh vọng của Hợp chủng quốc. Ông này đã được bổ nhiệm chức Đặc ủy viên của Chính phủ chúng tôi để thương thuyết với Hoàng thượng những vấn đề quan yếu.
    Tôi trân trọng xin Hoàng thượng che chở đương sự trong khi thừa hành nhiệm vụ đã được giao phó và xin cho đương sự được đối đãi tử tế. Tôi tin cậy hoàn toàn những điều mà đương sự sẽ đề đạt lên Hoàng thượng nhất là tình thân hữu hoàn toàn với tất cả thiện chí của chúng tôi đối với Hoàng thượng.
    Tôi cầu xin Đức Chúa Trời luôn luôn phò hộ Đại quý hữu.
    Để chứng minh các điều nói trên, tôi cho kiềm quốc ấn của Hợp chủng quốc trên bản tài liệu này. Lập với bản ấn tại thành Hoa Thịnh Đốn, ngày ba mươi mốt (31) tháng Giêng dương lịch 1832 và là năm thứ năm mươi sáu của nền độc lập Hợp chủng quốc.
    Andrew Jackson
    Thừa lệnh Tổng thống:
    edw, livingston
    Quốc Vụ Khanh.
    (6)
    Lý do vua Minh Mạng không tiếp phái bộ Hoa Kỳ chỉ vì lá thư của Tổng thống Mỹ "... có nhiều chỗ không hợp thể thức". Những chỗ không hợp thể thức đó có lẽ là trong bức thư có một khoảng trống chưa điền rõ tên Hoàng đế (Minh Mạng) và tên nước Việt Nam (7). Một ông vua uy nghiêm, tự trọng, nguyên tắc như vua Minh Mạng không thể nhận một cái quốc thư không đề tên nước được nhận như thế. Sự thiếu sót này một phần do phái bộ Edmund Roberts và một phần do hai nhà ngoại giao Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức không giúp đỡ cho họ trước khi họ đệ trình lên vua Minh Mạng (8). Như vậy việc quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt đầu tiên không thành chính vì những người thừa hành của hai nước chứ không phải vì vua Minh Mạng hẹp hòi, cự tuyệt mọi quan hệ với người Tây phương.
    Rời Việt Nam, tàu Pea**** qua neo tại cửa sông Ménam vào ngày 18-2-1833 và được triều đình Thái-lan đón tiếp rất linh đình. Bốn năm sau (1836), Edmund Roberts lại được chính phủ Hoa Kỳ giao nhiệm vụ đi tàu Pea**** trở lại Việt Nam để ký một hiệp ước thương mại (9). Người trưởng tàu Pea**** là đại úy Hải quân E.P.Kennedy.
    Sự kiện Edmund Roberts trở lại Việt Nam lần thứ hai được Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển 168, trang 3 chép như sau:
    Tháng 4 năm Bính Dần niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836). Ma-Ly-Căn.
    Tỉnh thần Quảng Nam tâu: Có sứ thuyền nước Ma-Ly-Căn đậu ở vũng Trà Sơn thuộc Đà Nẵng Quảng Nam, nói có quốc thư cầu thông đạt, xin vào chầu. Quan tỉnh đem việc tâu lên. Vua hỏi thị lang Bộ Hộ Đào Trí Phú rằng: - Xem tình ý lời lẽ của họ tỏ ra cung thuận, vậy có nên nhận hay không? Trí Phú thưa: - Họ là người nước ngoài, tình ý giả dối cũng chưa biết chừng. Thần tưởng hãy cho họ vào Kinh, lưu ở công quán Thương bạc, phái người đến khoản đãi để thăm dò ý họ đến.
    Thị lang Nội các Hoàng Quýnh tâu nói: Nước họ xảo quyệt muôn mặt, nên cự tuyệt đi. Một khi dung nạp sợ để lo cho đời sau. Người xưa đóng cửa ải Ngọc quan tạ tuyệt Tây vực, thực là chước hay chống cự Nhung địch.
    Vua nói:
    - Họ xa cách trùng dương trên 4 vạn dặm, sao lại cự tuyệt, chẳng hóa ra tỏ cho người ta thấy mình không rộng rãi ư?
    (Vua) liền sai Đào Trí Phú cùng với Thị lang Bộ Lại Lê Bá Tú, làm thuộc viên Thương bạc, đến tận nơi ủy lạo thăm hỏi. Khi đến nơi, viên thuyền trưởng nói là bị ốm, không tiếp kiến được. Ta sai thông ngôn đến thăm: họ cũng sai người đáp lễ. Rồi ngay ngày ấy, giương buồm kéo đi. Bọn Trí Phú đem việc tâu lên và nói:
    - Chợt đến chợt đi thật không có lễ nghĩa.
    Vua phê bảo rằng:
    - Họ đến, ta không ngăn. Họ đi, ta không đuổi theo. Lễ phép văn minh có trách gì man di cõi ngoài (10).
    Đoạn sử này một lần nữa thể hiện rõ ý kiến sáng suốt của vua Minh Mạng. Nhà vua đã gạt bỏ ý kiến bảo thủ "bế quan tỏa cảng" của quan Thị lang Nội các Hoàng Quýnh và sai Đào Trí Phú và Lê Bá Tú thực hiện chính sách giao hiếu với Hoa Kỳ của ông. Không may khi đoàn ngoại giao ta đến gặp thì trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh nặng không tiếp được. Đoàn ta cử thông ngôn đến thăm và phái bộ Mỹ đáp lại bằng cách cử người đến gặp đoàn Việt Nam để cảm ơn. Ngay sau đó thì phái đoàn Mỹ rời Việt Nam một cách vội vã. Việc ngoại giao không thành, những quan lại bảo thủ được một phen lên mặt mỉa mai.
    Việc quan hệ Việt - Mỹ lần thứ hai không thành vì trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh và phải rời Đà Nẵng gấp chứ không phải vì bất cứ một lý do nào về phía vua Minh Mạng. Nhà vua đã không biết được tin trưởng phái bộ Hoa Kỳ Edmund Roberts bệnh nặng và đã mất sau đó (ngày 12-6-1836). Việc tàu Pea**** phải đưa phái bộ Edmund Roberts rời Đà Nẵng ngay đã được đại úy trưởng tàu E.P.Kennedy nói rõ trong một cáo trình gởi cho Bộ trưởng Hải quân Pháp sau đây:
    Chúng tôi phải ở lại 8 ngày tại vịnh Đà Nẵng, nhưng vì chứng bệnh quá nặng của ông Roberts, chúng tôi không làm gì được ở đây cả, và chúng tôi phải rời hải cảng ấy vào ngày 21-5.
    Quan hệ Việt - Mỹ là một công tác hoàn toàn mới. Về chủ trương chung không có điều gì có thể chê trách được vua Minh Mạng. Sở dĩ việc ấy không thành là vì cấp thực hiện. Cuộc tiếp xúc lần đầu (1832), do khả năng ngoại giao hạn chế của Nguyễn Tri Phương và Lý Văn Phức. Lần gặp gỡ thứ hai (1836) gặp phải sự "bàn lui" của Hoàng Quýnh nhưng vua Minh Mạng đã vượt qua bằng cách sai Đào Trí Phú và Lê Bá Tú thay thế. Việc không thành chính vì bệnh tình đột ngột của người cầm đầu phái bộ Hoa Kỳ. Nếu Edmund Roberts không ngã bệnh thì Hiệp ước thương mại Mỹ - Việt đã có thể ra đời cách đây 164 (1836-2000) năm.
    Nguyễn Đắc Xuân
    ---------------------------------------------------------------
    1. The Paper of Tomas Jefferson, Princeton, N.C: Princeton University Press, 1958, vol 12-13-14, trích lại của Ph.Q.
    2. John White sinh năm 1782 ở Marblehead (Massachusetts), mất tại Boston vào năm 1840
    3. Robert Hopkins Miller, The United States an Vietnam 1787-1941, National Defense, University Press, Washington DC, 1990, trích lại của Ph.Q.
    4. Bản dịch của Hoàng Văn Hòe và Nguyễn Quang Tô.
    5. Tức Edmund Roberts và Georges Thompson.
    6. Bản dịch của Thái Văn Kiểm, Đất Việt trời Nam.
    7. Năm 1832 vẫn còn giữ tên Việt Nam có từ năm 1804, mãi đến năm 1838 mới có tên nước Đại Nam.
    8. Theo Giáo sư Thái Văn Kiểm, bức Quốc thư này còn lưu trữ tại Văn khố của Chính phủ Mỹ, dưới danh từ "Chochinchina" Communications to the Sovereigns and Foreign States 1829-1846, Vol I,p,69.
    9. Bản thảo gồm 8 điều dài 2 trang viết tay, ngắn hơn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày nay 150 trang. Tài liệu lấy từ internet.
    10. Đại Nam thực lục chính biên XVIII, Nxb KHXH, tr.109-110.
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Một vụ lừa đảo thời Gia Long
    Tháng 10-1804 (Gia Long năm thứ 3) đã có một vụ án làm náo động cả Bắc Thành và Kinh đô Huế. Đó là vụ án xử Lê Thị Trúc mà sách ?oQuốc sử di biên? của Phan Thúc Trực còn chép lại.
    Lê Thị Trúc người huyện Đông Ngàn (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh) là vợ viên Chánh vệ ở kinh đô. Vì vậy, thị Trúc được vào hầu hạ ở Phủ Ninh (tên một cung điện ở kinh đô Huế thời đó). Thị Trúc đã giả mạo dấu son có chữ Thích Uyển (dấu dùng cho họ ngoại của vua) để đi lấy tiền ở các trấn, lấy cớ là dùng để sửa sang các ngôi từ đường ở Phủ Ninh.
    Khi ra đến Bắc Thành (Hà Nội), thị Trúc đã ép buộc viên Tào Hộ (một viên quan chuyên coi về thu thuế ruộng đất) để lấy được 8000 quan tiền. Bọn tay chân của thị Trúc còn ra chợ Cửa Đông mua rẻ hàng hóa. Người đi chợ và bán hàng tố cáo với quan trên. Quận công Nguyễn Văn Thành là Tổng trấn Bắc Thành liền ra lệnh bắt giữ thị Trúc và đồng bọn, đồng thời lấy ấn ra so sánh để biết rõ thực hư.
    Sự việc được khẩn cấp tâu về triều đình Huế. Quả nhiên, thị Trúc và đồng bọn đều bị đem xử. Thị Trúc bị tội chết (voi giầy) năm 40 tuổi, vì can 3 tội: giả mạo dấu ấn của nhà vua để chiếm công quỹ, dùng chuyện sửa sang từ đường để che giấu lòng tham và cho tay chân ức hiếp để đoạt hàng hóa của dân lành.
    Trong thời đại hiện nay, những kẻ dựa thế như thị Trúc để làm bậy vẫn còn thấy ở một số nơi mà vụ án Lã Thị Kim Oanh là một điển hình. ( http://www.hanoimoi.com.vn/ )

  5. hoaquynhanh

    hoaquynhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Dung la toi cung choang ngop khi doc cac bai viet cua anh, lau lam roi moi ghe "Hue" va thay co bai viet hay.
    Chuc anh khoe & co nhieu bai ve Hue nua nhe.
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Các nhà lao của kinh đô Huế xưa
    Một nhà lao ở Huế xưa đến nay đang được sử dụng là nhà lao của phủ Thừa Thiên (gọi lao Thừa phủ). Nhưng đây chỉ là nhà lao tạm giam cấp tỉnh. Vậy nhà lao của bộ Hình (Bộ tư pháp) của triều Nguyễn xưa nằm ở đâu? Thiết tưởng trả lời câu hỏi này cũng là điều thú vị giúp cho mọi người khi đến Huế có thể hình dung được trọn vẹn hơn về Cố đô xưa.
    Rất hiếm sách báo viết về các nhà lao dưới triều Nguyễn. May mắn chúng tôi đã tìm được trong tập san "Những người bạn Cố đô Huế" (Butletin des Amis du Vieux Hue- B.A.V.H) xuất bản bằng tiếng Pháp ở Huế do linh mục CADIERE làm chủ bút một số bài viết của J.B.ROUX (Hội truyền giáo nước ngoài Paris) về các nhà lao ở Huế, in năm 1914. Theo tác giả thì ở kinh thành Huế xưa có hai nhà lao gọi là Khám đường Trấn Phủ. Trong đó Khám đường là nơi giam những người tù đã thành án và Trấn Phú là lao tạm giam. Cái tên Trấn Phủ có lẽ do quen gọi theo tên dinh Tổng đốc mà thành, cũng như Thừa phủ.
    Nhà lao Trấn Phủ có từ thời Gia Long, vào những năm đầu của thế kỷ XIX. Vị trí nhà lao ở góc Ðông Nam của kinh thành. Vào cửa Ðông Ba rẻ trái và đi theo con đường mé trong luỹ thành khoảng 350m, đến chỗ vòng của trường thành là đến. Cửa của nhà lao mở ra con đường đi ấy, ngày nay gọi là đường xuân 68. Nhà lao này tồn tại ở vị trí này gần 100 năm, cho đến triều vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) dời đến chỗ mới cách chỗ cũ 200m trên cùng một con đường. Khuôn viên lao Trấn Phủ dài khoảng 80m, rộng 25m. ở trong có nhà tù và vườn cây. Phía sau là bãi lầy. Nhà giam chính giữa dài 43m, rộng 13m, trụ gỗ, lợp ngói. Nhà này chia làm 3 phòng lớn, là nơi ở của quan coi lao và tù nhân. Mỗi buồng chia làm hai phần. Phần trước cai ngục ở và phần phía sau là nhà lao vừa tối om vừa chật hẹp chỉ bằng nửa buồng trước. Nhà giam có khu sạch sẽ hơn dành cho những người tù thuộc lớp người sang trọng, hay quan cao cấp bị tội. Các tù nhân vào đây đều bị còng hay xích. Nhà tù có tới 150 lính gác kiêm đao phủ và người hỏi cung. ở lao tạm giam Trấn Phủ tù nhân phải tự túc thức ăn và áo quần, các đồ dùng sinh hoạt, tiền...không có trường hợp chiếu cố.
    Tác giả J.B ROUX dẫn tư liệu của Miche, sau này là linh mục Sài Gòn, người đã bị giam ở lao Trấn Phủ 7 tháng trong năm 1842 viết trong sử truyền đạo (tập XV) cho biết: Khi bước chân đến nhà tù, tù nhân phải cúng biếu chỉ huy cai ngục cũng như lính gác vài lạng bạc, trầu cau và vò rượu hay các vậy phẩm, nếu quên việc đó sẽ phải chịu tra tấn hành hạ khốn khổ. Nhà lao Trấn Phủ ngoài các phạm nhân thường còn giam giữ những trong hoàng cung phạm tội. Cùng giam với ông Miche nói trên có 15 tù nhân người Hoàng cung đủ các hạng phẩm từ ông cai đến ông Tổng đốc. Họ bị tội và đi vào cửa cấm, nói, viết, phạm huý, đánh vỡ các dụng cụ trong triều...Tại lao này, do thái độ bài Thiên chúa giáo của các vua Nguyễn, từ thời Gia Long đến Thiệu Trị đã có trên 10 nhà truyền giáo Pháp bị bắt giam. Có ông bị bắt 2 lần, bị kết án tử hình sau đó được vua Thiệu Trị phóng thích, như ông Lèfere, giám mục Sài Gòn. Tác giả J.B Roux cho biết, vua Dục Ðức sau khi bị truất khôi cũng bị giam ở Trấn Phủ trước khi bị đưa đến chỗ chết. Chính do phải giam vua, là tiên đế nên vua Thành Thái phải cho dời nhà lao sang vị trí mới. Coi như là lao mới!
    Khám đường (nghĩa là nhà lao).
    Nằm ở mút Tây Bắc kinh thành Huế, giữa cửa Chánh Tây và cửa An Hoà, nơi có một khu đất, có tường cao giữa một đầm lầy. Hiện nay là trại phục hồi nhân phẩm dành cho gái mại dâm ở Huế. Khám đường được xây cất cùng lúc với Kinh thành Huế thời Gia Long (1804) cho đến khi thất thủ kinh đô, người Pháp chiếm Huế (1885) thì chấm dứt hoạt động. Theo mô tả của tập san B.A.V.H năm 1914 thì khám đường hình chữ nhật, dài 10m, rộng 60m, tường cao 4m, xung quanh có rào sâu ngập nước và hàng rào tre không vào được. Muốn vào trong khám phải qua một cầu tre vắt qua hào. Ði qua cửa khám có một ngôi nhà lớn, đây là nơi ở của cai ngục do quan đề lao chỉ huy. Phía sau cách một quãng là 3 ngôi nhà dài theo chiều dài của tường, mỗi nhà cách nhau 3m, đó là lao xá giam tù. Nhà đầu chuyên giam các quan đại thần bị trọng tội, nhà 2 giam các quan chức hạng thứ. Nhà thứ ba giam các tội nhân thuộc loại bần cùng của xã hội. Dãy nhà thứ ba này được thiết kết thành 2 lớp. Mỗi phòng giam có gian trên và dưới. Gian dưới cho tù nhân nằm ban ngày, còn gian trên tường gián kín bưng ánh sáng không lọt được để nhốt tội nhân vào ban đêm. Tù nhân ở dãy nhà I và 2 được ưu tiên khỏi bị còng và không bị nhốt vào gian trên ban đêm. Các dãy nhà trên chỉ chiếm nửa khu khám đường. Nửa còn lại là ruộng lúa tù nhân cày cấy, quan đề lao thu hoạch. Tù nhân ở khám này được triều đình nuôi ăn. Nếu một tù nhân bỏ trốn thì đề lao và lính canh sẽ bị xử an như kẻ đã trốn thoát. Vì vậy, mỗi ngày các tù nhân xếp hàng điểm danh tới 3 lần. Ngoài các tù nhân người Việt, khám đường trong thời của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức còn giam giữ, 1 giám mục và 7 linh mục người Pháp do chính sách bài đạo Thiên Chúa.
    Dấu tích của Khám đường cũng như lao Trấn Phủ trong Kinh thành Huế đến nay chẳng còn gì, nhưng nền đất xưa thì còn đó. Nên chăng cơ quan quản lý di tích Cố đô Huế nên có những tấm biển chỉ dẫn, ghi lại đôi nét về những di tích của một thời lịch sử này để đáp ứng mong muốn nghiên cứu tìm hiểu của du khách bốn phương.
    (Theo bài viết của Minh Tâm)
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Áo dài Huế từ bức trấn phong xưa

    Đó là một bức trấn phong gồm 10 phiến gỗ ghép lại, mỗi phiến dài 170cm, rộng 30cm, hiện đang trưng bày trong điện Long An (Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế).
    Hai mặt trấn phong là hai bức tranh liên hoàn, vẽ cảnh sinh hoạt ở xứ Huế và ở đất Bắc, được thể hiện bằng nghệ thuật sơn khắc.
    Cảnh phía trước là một hồ sen có chiếc cầu đá và chiếc cầu gỗ vắt ngang, nối với dãy lầu tạ kiến trúc theo lối Huế. Xen giữa cảnh trí thơ mộng ấy là hình vẽ 78 cô gái Huế mặc áo dài với hoa văn, màu sắc khác nhau, đang tham dự nhiều sinh hoạt: nhóm đang chèo thuyền hái sen giữa hồ có vài cô đứng trên cầu đưa tay đón những đóa sen vừa hái; nhóm khác đang với tay hái quả một cây cổ thụ; xa xa vài cô cầm quạt đứng trò chuyện trên lan can nhà thủy tạ; trong đình tạ có mấy cô đang ướm thử dải lụa màu xanh hay đang đánh cờ; vài cô khác đang vui đùa giữa vườn hoa; và trong một tòa lầu có hai cô đang ngồi chải tóc... Mỗi người một vẻ, tạo thành một ?obữa tiệc áo dài? trong khung cảnh trữ tình ở xứ thần kinh. (Tôi đồ rằng cảnh trí trong bức tranh này chính là cảnh hồ sen Tịnh Tâm, một thắng cảnh nổi danh của xứ Huế).
    Áo dài là một nét sinh hoạt truyền thống của phụ nữ Huế. Ngày trước, mỗi khi bước chân ra khỏi nhà người phụ nữ Huế nào cũng mặc áo dài, bất kể là đi học, đi chơi hay đi chợ. Cả những cô gái đang chèo đò trên sông Hương, thậm chí cả người đàn bà lam lũ chốn sơn tràng khi gánh than về bán ở chợ kinh cũng mặc áo dài. Có thể nói rằng Huế không chỉ là kinh đô của nhà Nguyễn mà còn là kinh đô của áo dài VN.
    Điều thú vị là tác giả của bức tranh ?otôn vinh áo dài Huế? này không phải là họa sĩ gốc Huế. Năm 1936, một nhóm sáu sinh viên của Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có hai người sau này trở thành các bậc lão trượng trong làng hội họa VN là Nguyễn Gia Trí Nguyễn Đức Nùng, cùng rủ nhau đi thăm Huế. Sau một tuần vãn cảnh cố đô, sáu chàng sinh viên đất Bắc đã hợp sức làm nên tuyệt tác này và mang vào Huế tặng vua Bảo Đại năm 1937. Trong tranh, các họa tiết được tạo thành từ các nét khắc trên gỗ, theo kiểu khắc ván để in tranh mộc bản Đông Hồ. Từ các họa tiết khắc nền ấy, người họa sĩ đã sơn các lớp màu khác nhau để tạo thành một bức trấn phong rực rỡ và hài hòa màu sắc.
    Bức trấn phong này đã được trưng bày ở điện Long An từ những năm 1980 nhưng không ai chú ý tìm hiểu xuất xứ của nó. Năm 1990, một nhóm chuyên viên của Bảo tàng Mỹ thuật VN vào Huế nghiên cứu. Một trong số ấy là anh Nguyễn Đăng Khoa (nay đã mất) đã chụp ảnh bức trấn phong về nghiên cứu. Chính anh là người đã tìm ra và thông báo cho tôi về các tác giả và nguồn cơn của bức tranh đặc biệt này.
    Vì là những chàng trai gốc Bắc nên các tác giả bức trấn phong không chỉ thể hiện cảnh Huế ở mặt trước, mà còn gửi gắm hình ảnh quê hương mình lên mặt sau bức trấn phong. Đó là hình ảnh một đêm trung thu miền Bắc với 33 đứa trẻ tóc để chỏm, chia làm bảy nhóm đang vui tết. (theo TRẦN ĐỨC ANH SƠN)
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Công chúa Ngọc Vạn - Hoàng Hậu Cao Miên ​
    Trong lịch sử Việt Nam không thấy nói đến hoàng hậu Somdach nên chúng ta phải tìm kiếm tài liệu liên quan đến lịch sử Cao Miên.
    Thời bấy giờ quân Xiêm thường hay xâm lấn Cao Miên nên vua Chey Chattha II xin cưới một người con gái của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) làm hoàng hậu để được chúa Nguyễn ủng hộ. Bà hoàng hậu rất xinh đẹp và có nhiều đức tính tốt, được vua Cao Miên cưng quý vô cùng. Bà đã góp nhiều ý kiến hữu ích vào công việc trị nước của vua Chey Chettha II. Nhờ ảnh hưởng của hoàng hậu mà vua Cao Miên không phản đối khi bà xin cho nhiều người Việt Nam vào giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Cao Miên cũng như cho nhiều người Việt Nam lập hãng xưởng và buôn bán gần kinh đô.
    Hồi đó chúa Nguyễn thường giúp quân Cao Miên chống lại những cuộc xâm lăng của quân Xiêm.
    Năm 1623, chúa Nguyễn cử một sứ bộ, đem theo nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. Phái đoàn yêu cầu cho dân Việt Nam đến lập nghiệp và xin lập một đồn thuế. Nhờ sự can thiệp của hoàng hậu Somadach, vua Chey Chettha II chấp thuận cho lập đồn thuế tại Prey Kôr để thu thuế những người Việt Nam buôn bán tại Cao Miên.
    Chúa Nguyễn khuyến khích người Việt di cư đến để làm ăn. Vì vậy trong một thời gian ngắn người Việt đến định cư rất đông.
    Từ năm 1628 (là năm vua Chey Chettha II mất) trở đi, người Việt Nam đến lập nghiệp ở các vùng Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa ngày càng thêm đông. Người Miên vì không muốn sống chung với người khác văn hóa và mạnh hơn nên hễ người Việt đến sống gần họ thì họ dần kiếm cách lánh đi nơi khác.
    Đã có nhiều tác giả đề cập đến hoàng hậu Somadach.
    - G. Maspéro viết trong cuốn "Le Empire Khmer":
    "Vị vua mới lên ngôi là Chey Thettha II cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Thettha II cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn."
    - Ông Moura viết trong cuốn "Royaume du Cambodge":
    "Tháng 3 năm 1618, Prea Chey Chessda được phong vương với tước hiệu Somdach Prea Chey Chessda Thiréach Réaméa Thupphdey Barommonpit. Lúc đó vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Somdach Prea Preaccac Vodey Prea Voreac Khsattey."
    - Theo ông Henri Russier, tác giả cuốn "Histoire sommaire du Royaume de Cambodge":
    "Chúa Nguyễn lúc bấy giờ rất vui mừng thấy Cao Miên muốn giao hảo bèn gả công chúa cho vua Cao Miên. Công chúa xinh đẹp và được vua Miên yêu quý vô cùng...
    Năm 1623, sứ bộ Việt từ Huế đến Oudong yết kiến vua Cao Miên, dâng ngọc ngà châu báu, xin người Việt được khai khẩn và lập nghiệp tại miền Nam.
    Hoàng hậu xin chồng chấp thuận và vua Chey Chetta đã đồng ý..."

    - A. Dauphin Meunier viết trong cuốn "Le Cambodge":
    "Năm 1623, Chey Chettha, người đã cưới công chúa Việt Nam, được triều đình Huế giúp đỡ để chống lại quân Xiêm... Một sứ bộ Việt Nam đã tới bảo đảm với Chey Chetta về sự ủng hộ của triều đình Huế. Sứ bộ xin phép cho dân Việt Nam tới lập nghiệp Việt Nam tới lập nghiệp ở các tỉnh phía Đông Nam Vương Quốc. Vua Cao Miên cho phép lập một phòng thu thuế tại Prey Kôr để tài trợ việc định cư".
    - Trong cuốn "Histoire des Pays de Léunion Indochinoise" của ông Nguyễn Văn Quế có đoạn:
    "Chey Chettha II dời đô từ Lovéa Em đếu Oudong năm 1620 và cưới công chúa Việt Nam được phong làm hoàng hậu và rất được yêu quý nhớ đức hạnh và vẻ đẹp mỹ miều.
    Vì đã giúp đỡ cho vua Cao Miên chống lại những cuộc xâm lăng của Xiêm nên chúa Sãi mới xin vua Cao Miên cho phép những người Việt di cư vào Nam được khai khẩn đất đai, trồng trọt, buôn bán và trả thuế ở Sài Gòn, Biên Hòa và Bà Rịa. Vua Cao Miên chấp thuận đề nghị của nhạc phụ".

    - Ông Phan Khoang, tác giả cuốn "Xứ Đàng Trong", nơi phần "Chúa Nguyễn gây ảnh hưởng trên đất Chân Lạp" có viết:
    "Từ thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay, để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ con chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hy Tông (chúa Sãi) có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả cho vua Chân Lạp một công nữ. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô.
    Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay và được ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đấy làm ăn rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miền gìn giữa trật tự, còn phải một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kôr nữa. Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra bắc đến biên giới Chiêm Thành tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay, đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai".

    - Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ở Qui Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ đàng Trong đi Cao Miên, ghi lại trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1631:
    "Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm".
    (còn tiếp)
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta thử tìm hiểu Hoàng hậu Somdach là ai? ​
    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên, tức chúa Sãi, sinh năm 1563, mất năm 1635, hưởng thọ 72 tuổi, lên kế nghiệp chúa được 22 năm từ năm 1613 đến năm 1635. Ông là con thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng và là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Chúa Sãi rất khôn khéo, biết xử dụng nhân tài giúp nước như: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu DậtNguyễn Hữu Tiến.
    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên có 11 người con trai và 4 người con gái.
    Trong mục công chúa của Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên có ghi "Chúa Sãi có bốn người con gái:
    1. Công chúa Ngọc Liên, lấy Trấn biên doanh trấn thủ phó tướng Nguyễn Phúc Vĩnh. Vĩnh là con trưởng Mạc Cảnh Huống.
    2. Công chúa Ngọc Vạn, không có truyện.
    3. Công chúa Ngọc Khoa, không có truyện.
    4. Công chúa Ngọc Đĩnh lấy phó tướng Nguyễu Cửu Kiều. Năm Giáp Tỵ (1684 Lê Chính Hòa năm thứ 5), mùa đông, Ngọc Đĩnh Mất."
    Trong Généalogie des Nguyễn avant Gia Long (Phổ hệ nhà Nguyễn trước Gia Long) của Tôn Thất Hân Bùi Thanh Vân (Bulletin des Amis de vieux Huế, năm 1920) có đoạn:
    1. Ngọc Liên, con gái trưởng của Sãi vương, vợ của Nguyễn Phước Vĩnh là con trai Mạc Cảnh Huống.
    2. Ngọc Đĩnh, con gái út của Sãi vương, vợ của Nguyễn Cửu Kiều, bà mất năm 1684.
    3. Ngọc Khoa con gái thứ của Sãi vương, không để lại dấu tích.
    4. Ngọc Vạn con gái thứ của Sãi vương, không có dấu tích gì về Ngọc Vạn?
    Như vậy, căn cứ vào các tài liệu nói trên ta có thể biết được bà hoàng hậu Somdach là một trong hai người con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên: Ngọc Vạn hoặc Ngọc Khoa.
    Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì hai công chúa này, một người lấy vua Chiêm Thành và một người lấy vua Cao Miên.
    Công Chúa Ngọc Khoa
    Sau đây là một vài tài liệu nói đến vua Chiêm Thành Po Romé (1627 - 1651) có cưới người vợ Việt Nam:
    - Trong bài ca Chiêm Thành Ni Danak Po Romé có câu: "Vua Po Romé có ba vợ: hai người giống da sậm và một người Việt Nam, cả ba người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào trong cung điện nhà vua"
    - Trong Cổ Tích Chiêm Thành Po Romé có ghi: "Po Romé sinh được một công chúa gả cho ông hoàng Phik Cheek. Ông hoàng này kết tình bang giao với Việt Nam. Do biết tính háu sắc của Po Romé, vua ở Huế bèn chọn công chúa đẹp nhất rồi giả làm người đi buôn vào đất Chiêm Thành. Danh tiếng cô nàng xinh đẹp đến tai Po Romé. Vua cho vời đến, vừa trông thấy mặt nàng là say mê, rước về làm vợ, tức là nàng Bia Út, hoàng hậu Út".
    Tác giả Hoàng Trọng Miên, trong cuốn Việt Nam Văn Học Toàn Thư cho rằng người đàn bà lấy vua Chiêm Thành Po Romé là nàng Ngọc Khoa.
    Theo học giả Thái Văn Kiểm trong cuốn Đất Việt Trời Nam thì công chúa Ngọc Khoa đã lấy vua Chiêm Thành Po Romé.
    Do đó ta có thể suy đoán rằng hoàng hậu Somdach là công chúa Ngọc Vạn con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
    Để ca ngợi công ơn của hai công chúa Ngọc Vạn và Ngọc Khoa, Á Nam Trần Tuấn Khải có làm bài thơ sau:
    Cảm Vịnh Hai Bà Ngọc Vạn Ngọc Khoa
    Hồng Lạc ta đâu hiếm nữ tài
    Nghìn xưa Trưng Triệu đã từng oai
    Noi gương Khoa, Vạn, hai công chúa
    Một sớm ra đi mở đất đai
    Mối tình hữu nghị Việt Chiêm Miên
    Thần xỉ mong sao được vững bền;
    Chúa Sãi bao năm nhờ diệu kế,
    Giữ miền Nam Á đặng bình yên.
    Đời vốn quen dùng sức lửa binh,
    Gây nhiều thảm họa khổ sinh linh.
    Riêng đây ngọc lụa thay gươm giáo,
    Trăm họ âu ca hưởng thái bình.
    Cũng vì hạnh phúc của muôn nhân
    Vì nước, vì nhà, xá quản thân.
    Lá ngọc cành vàng coi nhẹ bổng,
    Hiếu trung cho trọn đủ mười phân.
    Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
    Đem thân giúp há nhường trai.
    Vắng trang lịch sử, nào ai biết?
    Người đã hy sinh vị giống nòi.
    Tới nay kể đã mấy tinh sương
    Mượn bút quan hoài để biểu dương:
    Bà Rịa, Phan Rang ngàn vạn dặm,
    Công người rạng rỡ chốn quê hương.

    Ngày nay chúng ta sống trên đất nước Việt Nam thân yêu, rộng lớn, miền Nam là nơi "làm chơi ăn thiệt, đất rộng, sông dài, ruộng đồng cò bay thẳng cánh", thiết tưởng cũng nên nhắc đến công chúa Huyền Trân, công chúa Ngọc Khoa và công chúa Ngọc Vạn để tưởng nhớ và tri ân các công chúa đã có công lớn trong việc thắt chặt tình giao hảo với các lâng bang cũng như trong công cuộc mở mang bờ cõi của dân tộc Việt Nam.
    (trích trong "Quê Hương Hoài Niệm")
  10. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Thân phận thái giám triều Nguyễn​
    Suốt đời sống trong cung cấm nhưng không được bàn dự việc triều đình, chẳng thuộc hàng quan lại, cũng không mấy khi được ló mặt ra đường, tên tuổi họ không thuộc về chính sử.
    Không có con cái nối dõi, số phận còn bắt họ phải chối bỏ họ hàng thân quyến nên khi lìa đời, họ cũng chẳng có người khói hương. Sinh ra trong khiếm khuyết, các thái giám ra đi trong quên lãng. Vết tích duy nhất về họ còn lưu lại đến ngày nay là vài mươi ngôi mộ ẩn sau bốn bức tường rêu phủ nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiếu (TP Huế), một ngôi chùa vẫn được gọi bằng cái tên khác là ?ochùa Thái giám?
    Cấm cung cố sự
    Đời sống đế vương trong chốn hậu cung đối với các vị vua không ?osướng? như người đời vẫn nghĩ. Vua Gia Long (1762-1820), người có tới hàng chục năm bôn tẩu, chinh chiến trước khí đoạt được quyền lực và ngai vàng (1802), khi lên làm vua có tới hơn 100 phi thứ cung tần đã từng phải ngửa mặt than: ?oTrị nước còn dễ dàng hơn, không khó nhọc bằng trị chốn nội cung của mình?. Trong một lần ?ogiãi bày tâm sự? riêng tư với J.B.Chaigneau, một cận thần người Pháp của mình, Vua Gia Long đã phải lắc đầu ngao ngán: ?oKhanh không thể tưởng tượng nổi cái gì đang đợi trẫm ở đấy (chốn hậu cung) đâu. Trẫm ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm điếc tai nhức óc?.
    Tuy khốn khổ với số lượng các bà quá dư thừa, quá nhiễu sự, nhưng Vua Gia Long cũng như tất cả các ông vua khác của triều Nguyễn vẫn không loại bỏ bớt số lượng phi tần, bởi lẽ, họ đều là con gái của các quan đại thần đang nắm giữ các vị trí ?olương đống? của quốc gia, được vua đồng ý ?onạp thiếp? như một lời hứa bảo đảm địa vị chính trị hoặc một thứ ân sủng. Theo thời gian, dù tuổi tác của vua ngày một tăng thì hằng năm, các vị đại thần vẫn tiếp tục đem dâng các cô con gái xinh đẹp vừa chớm tuổi cập kê của mình lên cho ngài ngự. Để bảo đảm không xảy ra bất hòa hiềm khích, chia rẽ giữa đám trọng thần, các bậc đế vương lại đành nhắm mắt chấp nhận thêm một mớ quỷ sứ vốn đã đầy kín trong tam cung, lục viện.
    Trong thực tế, các hoàng đế triều Nguyễn như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh... mỗi người đều có hơn 100 phi tần. Tổng số này ngôi quán quân thuộc về Vua Minh Mạng. Ông có đến 236 bà vợ, 142 hoàng tử và công chúa. Vua Đồng Khánh cũng có trên 100 bà vợ nhưng chỉ sinh hạ được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Vua Tự Đức thậm chí còn đáng buồn hơn, hơn trăm bà vẫn không thể có con.
    Thân phận những kẻ mặc áo lụa xanh
    Để tổ chức quản lý đám cung tần mỹ nữ quá đông đúc và rắc rối trong hậu cung, một lớp thái giám đã được đưa vào Tử Cấm Thành. Công việc của họ là hầu hạ nhà vua trong các công việc liên quan đến chuyện gối chăn. Họ phải sắp xếp thứ tự, lên danh sách các phi tần và sắp xếp lịch, giờ để vua ?ongự dâm?, ghi chép lại danh tính của bà phi đó, cùng với giờ giấc, ngày tháng cẩn thận để sau này nếu bà phi có con với vua sẽ được xác nhận, tránh sự nhầm lẫn tai hại có thể xảy ra. Một số thái giám khác được điều sang phục dịch, hầu hạ các cung phi góa bụa của vua đời trước tại các lăng tẩm.
    Để phân biệt với lớp quan lại, họ được cấp một loại trang phục riêng bằng lụa xanh, dệt hoa trước ngực, đội một thứ mũ cứng hoặc khăn đóng. Khi sống họ lo phục dịch trong Tử Cấm Thành hoặc lăng tẩm. Đến khi già yếu, họ buộc phải rời Đại Nội ra dưỡng bệnh hoặc nằm chờ chết tại một tòa nhà ở phía Bắc Hoàng thành gọi là Cung Giám viện, không được chết cùng nơi vốn là chốn dành riêng cho vua chúa hoặc Hoàng gia.
    Dưới triều Gia Long, các thái giám vẫn còn được tham gia quốc sự. Nhưng khi lên ngôi, Vua Minh Mạng đã ban bố một tờ dụ khắc vào bia /ăn Miếu, trong đó quy định rõ các thái giám tuyệt đối không được tham gia triều chính, không được xếp vào hàng quan lại.
    Thay vào đó, đội ngũ thái giám được chia thành 5 đẳng trật: thủ đẳng, thứ đẳng, trung đẳng, á đẳng và hạ đẳng, mỗi đẳng trật lại chia thành 2 cấp với bổng lộc hằng tháng từ 24 quan tiền, 24 bát gạo đến 72 quan tiền và 48 bát gạo. Đến đời Vua Thành Thái năm thứ 2 (1890), chế độ lương trả bằng tiền và gạo bị xóa bỏ, thay bằng lương trả bằng tiền với 7 mức từ 180 đồng đến 540 đồng/năm.
    Có hai loại thái giám là giám sinh và giám lặt. Giám lặt là những người bình thường chấp nhận bị thiến để được vào cung sống bên cạnh hầu hạ các bà, đề phòng xảy ra ''''sự cố?. Giám sinh là những người bẩm sinh ngay từ khi mới chào đời đã không có sinh thực khí, dù của đàn ông hay của đàn bà. Luật triều Nguyễn năm Minh Mạng thứ 16 (1836) quy định, khi có giám sinh chào đời, cha mẹ đứa trẻ phải báo ngay cho làng, xã để lập danh sách báo lên cho Bộ Lễ nắm. Khi đứa trẻ lên 10, Bộ Lễ sẽ đưa nó vào cung, dạy dỗ đứa trẻ đầy đủ những lễ nghi phức tạp về kiến thức, cách xử sự trong Hoàng cung để khi nó lớn lên thứ tuyển vào đội quân thái giám. Làng nào giấu giếm ''''giám sinh'''' sẽ bị phạt nặng.
    Làng nào có ''''giám sinh'''' nghiễm nhiên sẽ được miễn thuế 3 năm, xem như có ''''đại phúc''. Vì thế, những đứa trẻ ''''giám sinh" khiếm khuyết không những không bị coi thường mà còn được dân làng cung kính gọi là ''''ông Bộ?.
    Ước lượng ở giai đoạn đầu, triều Nguyễn mỗi thời thường xuyên có khoảng 200 người cả "giám sinh'''' lẫn ?ogiám lặt?. Đến đời Vua Thành Thái (1879-1954), số lượng thái giám giảm hẳn, chỉ còn lại 15 người. Vua Duy Tân (1899- 1945), chỉ duy nhất một lần "nạp thiếp'''' (bà Hoàng Quý phi Mai Thị Vàng) cho nên các thái giám bị... thất nghiệp. Đến năm 1914, việc tuyển chọn thái giám thật sự chấm dứt, chỉ còn lại 9 vị được lưu lại trong cung để sống nốt những ngày cuối cùng của năm tháng tuổi già.
    Dưới triều hai ông vua Khải Định và Bảo Đại, việc khôi phục lại đội ngũ thái giám trở nên không cần thiết, không còn ai bàn tới. Vĩnh viễn, một lớp người từng tồn tại cả ngàn năm trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã thật sự biến mất.
    Phế tích và hồi ức
    Trải qua dâu bể, cửu đỉnh vẫn đứng sừng sững trong Thế Miếu. Rải rác trong các sân rồng xưa vẫn còn đôi chiếc vạc đồng nặng ngàn cân đứng uy nghi với thời gian. Những dấu chứng quyền lực của một vương triều phong kiến vẫn còn đứng đó nhưng không ngăn được thiên tai, bom đạn... những sự tàn phá của thời gian và lịch sử, biến lăng tẩm, đền đài xưa thành phế tích, không ngăn được hoa quê, cỏ dại từ những xóm nghèo của bách tính lê dân suồng sã mọc lan chiếm chỗ những lầu rồng bệ ngọc của một vương tiều. Tam cung, lục viện không còn, Cung Giám viện, nơi ở của các thái giám xưa chỉ còn lại một nền gạch đổ nát. Cái còn lại chỉ là đôi chút hoài niệm ngậm ngùi về một lớp người mang thân phận của ?onhững chiếc bóng?.
    Những người hoài cổ có thể tìm thêm một di tích hiếm hoi về các thái giám. Đó là chùa Từ Hiếu ở núi Dương Xuân, xã Thủy Xuân, TP Huế, cách Tử Cấm Thành 5 km về phía Tây Nam. Chính vua Tự Đức đã ban cho chùa tên hiệu Từ Hiếu, với ý nghĩa ?oTừ? là đức lớn của Phật, ?oHiếu? là hạnh đầu của Phật. Về sau, một số thái giám khác lường trước được số phận cô đơn hiu hắt của họ lúc xế chiều đã nhiều lần quyến tiền tu bổ, kiến thiết lại chùa để có chỗ náu thân lúc tuổi già. Sống hết mình thờ phụng đấng quân vương, thác yên lặng nương mình bên cửa Phật, họ đã khiến người đời gọi chùa Từ Hiếu là ?ochùa Thái giám'''', nơi duy nhất và cuối cùng lưu giữ dấu tích còn lại của một lớp người.
    Ngày nay, bên phải chùa Từ Hiếu vẫn còn một khu nghĩa trang các thái giám. Sau bốn bức tường rêu phủ nằm lẩn khuất giữa rừng cây đầy cỏ hoang, hoa dại là 23 mộ phần của các thái giám, trong đó có mộ đã được bốc, vài ba mộ không đề bia, số còn lại là những mộ phần được xây cất tử tế, bia mộ chỉ đơn giản ghi mỗi cái tên người đã khuất mà không ghi gì thêm dù chỉ một dòng năm sinh, năm mất hay quê hương bản quán. Sống lặng lẽ họ cũng ra đi lặng lẽ. Những tâm sự, buồn vui, phiền muộn của một kiếp người đều theo họ vùi sâu vào đáy mộ. Chỉ có tấm bia đá dựng trước cổng nghĩa trang phủ đầy rêu là vẫn còn đọc được, giúp nhân gian biết được về họ chung trong một nỗi niềm. Bia đề: ?oTrong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở nơi đây sự yên bình''''.
    Nguyễn Hồng Lam (ANTG)

Chia sẻ trang này