1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể năm 2000 - Bùi Ngọc Tấn

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi hatecomm, 06/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaseo

    hoaseo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hắn nghe mà rùng mình. Tôi thì tù đến mấy chục nă m cũng vẫn khổ như ngày mới bị bắt thôi, anh ơi. Anh ở một mình thế này có buồn không? Mới đầu thì buồn, nhưng quen rồi. Lắm lúc cũng thèm được về một toán, được nhốt, cho nó có anh có em. Bọn tôi chỉ mong được như anh. Tự do lại không thiếu thốn. Thì cái gì cũng thế. Được cái này mất cái khác. Anh có nhớ nhà không? Không. Quên hết rồi. Anh có nhận được tin nhà không? Không, may thế đấy. Họ không có tin mình. Có lẽ họ cũng chết hết cả rồi. Cũng có thể còn một số người. Nhưng mình đã quen nghĩ là họ chết rồi. Họ cũng nghĩ mình chết rồi. Đừng để họ biết mình còn sống. Họ chỉ khổ thêm. Họ quen nghĩ là mình chết rồi. Như thế tốt cho mình, tốt cho họ. Anh vẫn còn nhớ nhà? Thế thì còn khổ đấy. Nhà không còn ai thì ở đây cũng được, cũng tốt. Hoặc nhà còn người nhưng quên đi được ở đây cũng tốt. Anh quên đi sẽ thấy ở được đấy. Nhưng chưa quên ngay được đâu. Phải trên mười lăm năm, mà phải bạt vô âm tín gia đình cơ. Quen chứ. Sao lại không quen? Cái gì cũng quen được hết. Họ đã quen mình chết rồi thì đừng để họ biết mình còn sống. Thì chính tôi đã quen đây. Bây giờ nghĩ về ngày trước lại thấy mình không quen cơ đấy.
    Những điều ghê gớm ấy Cần nói với vẻ thản nhiên như nói về một người nào khác. Chẳng xúc động, đau khổ, hoặc sầu não, than thân trách phận. Cần đã quen với sự không có họ. Họ cũng đã quen với sự không có Cần. Chẳng bao giờ đôi bên còn nghĩ đến chuyện gặp lại nhau. Cần chẳng một lời kêu ca oán trách rằng Cần đã tù quá lâu. Rằng bao nhiêu đợt tù vào, tù ra Cần vẫn ở trong trại. Mọi người đều quên Cần. Và Cần thì chẳng nhớ được gì. Cần cứ thế sống. Chẳng nghĩ. Chỉ có buổi tối vẫn còn buồn tý chút. Mười mấy năm nay đêm nào cũng một mình mình với rừng già. Anh không sợ à? Chẳng có gì mà sợ. Chỉ có rừng cây tối đen sâu thẳm thôi. Hổ không có. Báo cũng không. Ma cũng không có đâu anh ơi. Giọng Cần nuối tiếc vì một hy vọng đã tắt ngấm. Hắn hiểu sự thất vọng của Cần. Vào thời gian ấy, từ 75 trở lại QN hắn cũng mong có ma. Mưa phùn như nén rừng xuống. Như gói rừng lại. Hắn gọi ma. Gọi con ma ở vườn trong vẫn ngoáy mũi trêu chọc anh chăn bò ra trò chuyện. Nhưng chỉ có rừng không biết xót thương, cũng chàng biết chuyện trò. Rưng trĩu mưa phùn thản nhiên với nỗi cô đơn mênh mông của mình, chẳng chú ý gì đến hắn. Hắn hiểu những đêm dài của Cần, của Thắng, của Quý. Cái khổ nhất là con người không thể biến thành cây cỏ được.
    Cần không nhìn hắn. Cần kể chuyện con khỉ cách đây chục năm. Cần bắt được nó khi nó còn bé tý, khi nó còn bú mẹ. Sau một đêm mưa bão, sáng ra Cần thấy nó nằm co quắp dưới một gốc cây, mắt nhắm nghiền. Nó ướt và lạnh cóng. Cần ủ nó vào ngực, sưởi ấm cho nó. Nó cựa quậy. Nó mở mắt, chớp chớp. Sẵn có hộp sữa chác được của một anh lâm sản, Cần pha vào bát, lấy cùi dìa bón cho nó. Rồi nó liếm láp được sữa trong đĩa men. Cần nuôi nó lớn. Cần bắt rận cho nó. Nó bắt chấy cho Cần. Cần dạy dỗ nó, quát bảo nó. Nó biết nhặt rau, cho thêm củi vào bếp. Nó biết cầm đũa, ăn cơm bằng bát. Biết gắp cả thức ăn. Anh chẳng hiểu khi có nó ở nhà, khi có nó ăn cùng, khi có nó bé con con ngồi đối diện ở mâm vui thế nào đâu. Như có một người nữa ở với mình. Đi đâu cũng có nó. Nó ra ao cá với tôi. Ra vườn rau với tôi. Tôi mắng mỏ, bảo ban, giảng giải cho nó mọi chuyện.
    Thế rồi việc đến tai ông giám thị. Ông ra tận đây xem và thích con khỉ lắm. Tôi thì tôi sợ. Tôi chỉ muốn nó chuyền vào rừng, hay ẩn vào bụi cây nào đó, nhưng nó cứ quanh quẩn trong nhà. Rồi lại nhảy lên vai tôi, nhổ tóc bạc cho tôi trước mặt ông giám thị. Thấy ông ấy cười tán thưởng nó càng trổ tài, cầm rổ chạy ra vườn hái rau, vặt ớt. Tất cả là tại tôi. Tại tôi không biết dạy dỗ nó đến nơi đến chốn. Quả nhiên ông ấy bắt tôi nộp cho ông ấy con khỉ. Khi ấy con khỉ đã to rồi. Lông vàng mượt. Nó nằm yên cho tôi đai vào cổ nó cái vòng dây da mà ông giám thị đem đến, lim dim thích thú như được đeo một đồ trang sức. Tôi nói thầm trong lòng: ?oChạy đi. Trốn đi khỉ con? Và chỉ muốn bấu mạnh vào nó, cho nó đau, nó sợ: nó chạy đi nhưng không dám. Thấy sợi xích sắt nó còn thích, còn nghịch nữa cơ chứ. Mãi tới khi ông giám thị cầm xích lôi đi nó mới hiểu. Nó cắn xích, giằng ra, không chịu đi. Nó cứ quay lại nhìn tôi. Nó khóc. Nó chảy nước mắt thật anh ạ. Tôi cũng khóc. Nhưng phải quay đi, giấu ông giám thị. Đừng để ông ấy biết mình khóc. Đừng để ông ấy biết mình tiếc mình thương con khỉ.
    Thế là lại lũi cũi một mình. Đi một mình. Về một mình. Ngủ một mình. Nấu nướng một mình. ăn cơm một mình. Chẳng có nó ngồi bên xem mình làm, nghe mình giảng cho nó. Rồi tôi nuôi con trăn... Mắt Cần nhìn đăm đăm vào những ngày đó trong quá khứ. Cần nuôi con trăn đã gần chục năm. Chỉ sau khi con khỉ bị bắt vài tháng. Trước con cá chép ba năm (đúng một lệnh). Có lẽ nó chết chứ nó không bỏ Cần đâu. Anh có biết trăn sống được bao lâu không. Con trăn này ít nhất cũng gần mười tuổi. Tôi nuôi nó gần mười năm. Nó ở đây. Trong nhà này. Có hôm nó vào rừng chơi. Cả ngày. Cả đêm. Nhưng vẫn về. Trước còn phải buộc dây dắt nó. Rồi tôi đi đâu nó đi đấy. Chỉ vỗ vào nó là nó hiểu. Nó ngủ với tôi. ăn với tôi. Như con khỉ. Nhưng rút kinh nghiệm con khỉ, tôi dạy nó biết sợ người lạ. Bất kỳ ai đến là nó luồn vào rừng, không để cho nhìn thấy nó. Anh em phạm cũng thế. Cán bộ cũng thế. Vì vậy nó mới an toàn ở với tôi được gần mười năm. Giá tôi cũng dạy con khỉ như vậy thì đâu đến nỗi. Con trăn chẳng thể bằng con khỉ được, nhưng nó cũng biết nghe tôi. Nó không biết nói thôi. Chứ cứ như người vậy. Có nó tôi đỡ bao nhiêu.
    Hắn thấy Cần như đã biến được thành cây cỏ. Quên hết gia đình nhưng lại thương con khỉ, tiếc con trăn. Con trăn vào rừng rồi không về. Chắc nó chết ở đâu. Chẳng con gì bắt được nó. Nó to lắm. Mới đầu cứ bần thần cả người. Như chết một đứa con. Rồi cũng quen. Đêm đêm ngồi một mình ở bờ ao nghe cá đớp. Nhìn vào rừng tối đen thỉnh thoảng lại rào rào con thú chạy. Rồi nhìn sao đổi ngôi. Mỗi ngôi sao đổi ngôi là một người chết phải không anh? Nếu vậy nhiều người chết. Đêm nào cũng có người chết. Tự nhiên thèm một tiếng người, được về một toán. Được nhốt cho có anh có em, có câu chuyện câu trò. Đấy là nghĩ như vậy chứ sao thực hiện được. Phải quen thôi. Tất cả là quen. Nhưng này, anh ăn cơm chưa? ãn rồi à. ăn thêm với tôi cho vui. Quay vào bờ vách ăn một mình chán lắm rồi. Bây giờ tôi mới nấu đây. à, mà bóng nắng đã tới giọt gianh rồi. Chờ tý đã nhé.
    Cần cầm nồi ra ao cá gần nhất, ngay trước lều. ở đó anh bắc một cầu rửa bằng hai thân cây gỗ đâm ra ao. Anh cầm nồi gõ liên thanh rồi nhìn xuống ao chờ đợi Hắn theo ra nhìn xuống ao chỉ thấy bóng hắn, bóng Cần lộn ngược trên ao sân lờ lờ nước ngán. Cần xua tay:
    - Anh đi vào quá trong kia. Có người. Nó sợ.
    Không hiểu một chút gì, hắn lùi vào, ngồi xuống, nấp sau một lùm cây nhỏ cạnh ao, chờ đợi, Cần lại gõ vào nồi và bắt mổm mấy tiếng như người chép miệng khan. Mặt ao bỗng nhiên rung rinh. Một bóng đen dài loang loáng cạnh cầu rửa làm mặt nước càng chuyển động mạnh. Cần cười. Nụ cười ngây thơ, như nụ cười con trẻ trên gương mặt đen đủi phong sương. Anh lấy tay vét cơm, đặt chìm cả bàn tay đựng cơm dưới nước. Hắn nín thở. Cố căng mắt ra nhìn. Và thấy một cái đầu xanh bóng cong cong nhô lên. Một hàng vây lưng của một con cá dài dễ đến gần một mét từ từ dựng lên cắt mặt ao và cái đuôi của nó ở phía sau quẫy nước sôi sục.
    Cần dịu dàng mắng bảo:
    - Khe khẽ chứ. Làm gì mà tớn lên thế.
    Nửa phần đuôi nhô lên mặt nước xoè ra như một cái quạt hồng hồng dịu hẳn lại. Nó đưa đi đưa lại đều đặn làm gợn lên một làn nước mỏng. Anh bóp nát một khúc sắn trong nồi và dìm hẳn nồi xuống nước. Một tay cầm nồi, tay kia luổn xuống (hẳn là xuống dưới bụng nó) và nâng nó lên dần dần. Thoạt đầu là cả bộ vây lưng xoè ra với những gai sắc nhọn, vẩy lưng xanh thẫm, cái lườn cong ròng ròng nước, hai vi ở mang đỏ hồng mềm mại đung đưa, sợi râu dài bên mép lõng thõng và cái bụng trắng xoá như bạc. Con cá đổ kềnh, nằm ngang trên tay Cần, ngoan ngoãn và thoả mãn. Cả đời hắn chưa trông thấy con cá nào như vậy. Nó là siêu phàm. là nghệ thuật, lại là một cái gì hư ảo hoang đường.
    Con cá nằm im cho Cần vuốt ve. Cân lẩm bẩm những điều gì hắn cố nghe nhưng không rõ. Rồi Cần hạ dần con cá xuống nước, vỗ vỗ vào nó, vuốt dọc thân nó xoai xoải như một cái gò nhỏ đang chìm xuống sâu. Hắn chỉ nhìn thấy loáng cái sóng lưng xanh đen của nó uốn lượn và mất hút trong nước. Như chẳng để ý gì đến vẻ ngạc nhiên của hắn, Cần rửa nồi, vo gạo. Về khoản gạo, Cần có vẻ dư dật. Anh được lĩnh một suất gạo hai mốt cân, ngang với anh em lâm sản, lò vôi. Anh lại có một nương sắn riêng, một vườn rau riêng. Anh có nồi đựng nước tiểu. Anh có nhà xí, lấy phân tăng gia. Thỉnh thoảng anh làm một đợt phân nhà bò, ném xuống ao cá, bớt lại vài gánh thì cứ thoải mái mà giồng.
  2. hoaseo

    hoaseo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Cần ăn khá sang. Cá. Thịt. Cá dưới ao, muốn ăn thì câu. Thịt thì chịu khó làm bẫy. Món thường xuyên là sóc. Sóc thì nhiều lắm. Coi như không bao giờ hết. ăn đến phát chán. Hôm nay lại trúng bẫy ba con sóc. Cần và hắn ăn với nhau một bữa cơm thịt sóc. Vừa so xong đũa, Cần như sực nhớ ra điều gì, vào rừng ngắt mấy búp lá để trên mâm. Và lấy ra hai cái chén. Lại bước ra cửa, ngay chỗ bậu cửa phía ngoài ngó trước ngó sau lấy ngón chân đá đá và cày dũi xuống đất. Đất ở đó tơi như bột tung lên bụi mù. Cần cúi xuống moi lên một bi-đông nhựa, cùng loại với cái bi-đông của hắn. Anh phủi bụi, mở hai lần nắp và nút nhựa, rót ra chén thứ nước trắng trong veo, toả mùi thơm, chỉ ngửi cũng đã thấy say ngây ngất. Anh lại vặn nắp bi-đông, vùi lại chỗ cũ, chỗ mà ai ra vào cũng phải đặt chân lên. Thật là một nơi yểm bất ngờ và kín đáo. Đó là biểu hiện của lòng tin, hơn thế lòng quý mến.
    Xong xuôi Cần mới ngồi vào mâm. Hớp rượu tan ra đến tận đầu ngón chân, ngón tay hắn. Cần đưa búp lá rừng cho hắn:
    - Anh ăn đi. Để hết hơi rượu.
    Cần cũng vặt mấy lá cho vào mồm nhai và cầm hai cái chén đi rửa, rồi mới trở lại mâm. Sự cẩn thận đó không thừa. Rượu là thứ phạm qui rất nặng. Thịt sóc nướng ngọt và thơm. Xương sóc giòn. Cần chọn một miếng nạc nhất, miếng thịt đùi gắp cho hắn và cũng để riêng ra cạnh mâm cho mình một miếng như thế, nhưng không ăn.
    Cơm xong như những người độc thân, Cần xếp bát đũa vào nồi, để đấy. Anh ngồi thẳng người, mồm chúm lại, cổ nổi gân và chăm chú nhìn lên mái nhà. Từ cổ họng Cần bật ra những tiếng:
    - Kắc... Kè è...
    Hắn nhìn lên mái nhà, nơi ánh mắt của Cần đạt tới. Kề với cây cột gỗ sát vách là những con sóc nhồi bông.
    - Kắc... Kè...
    Tiếng tắc kè kêu lần thứ hai. Con sóc nhồi bông động đậy. Và hình như có một đôi mắt ló ra.
    Những tiếng ?okắc kè? tiếp theo ngắt quãng và như môi lúc một đuối hơi. Hai con gì đó nhô hẳn ra, phóng theo cột, xuống giường và bò vào mâm, một miếng gỗ vuông có gờ ở bốn chung quanh. Không phải thằn lằn. Hai con tắc kè loại bự. Sau này hắn đã đi nhập tắc kè cho ngoại thương, qua tay hắn hàng nghìn con tắc kè, nhưng không có con nào to như vậy. Có lẽ chúng to gần bằng con rồng đất già Đô bắt được ngày nào. Nếu lắp cho mỗi con một cái vây lưng nhấp nhô như riềm cờ hội chạy từ gáy xuống giáp đuôi thì hệt con khủng long bé tí... Chúng giương cặp mắt nhìn Cần, hai cái đuôi dài thõng thượt, ve vẩy. Cần nhìn chúng trìu mến. Anh lấy tay vuốt trên lưng mỗi con. Lưng chúng khi mới xuống màu xám tối đã sáng hơn một chút. Những mảng mốc trên mình trắng thêm một chút. Có sắc xanh thẫm từ phía lưng và nhạt dần về phía bụng. Một con đập đập một chân trước. Con kia ngọ nguậy cái đầu, bước một hai bước về miếng đùi sóc còn lại trên mâm. (Thì ra Cần để phần cho nó). Cần lấy ngón tay khẽ đặt lên mình nó, giữ nó lại, miệng quát:
    - Ki! Hư nhé. Ai cho ăn mà ăn. Trông bạn mày kìa, Tô nó ngoan thế chứ.
    Mỗi con một tên. Hai con giống hét nhau, nhưng Cần vẫn nhận ra con nào là Ki, con nào là Tô.
    Con tắc kè có tên Ki ngoan ngoãn nằm im, dù anh đã nhấc ngón tay khỏi lưng nó.
    Hài lòng, anh xé miếng thịt sóc thành những sợi nhỏ. Chúng ăn. Cách chúng ăn giống cách con thạch sùng bắt mồi. Toàn thân không động đậy. Cái đầu hơi lúc lắc, lưỡi từ trong miệng bật ra phía trước rất nhanh, và kéo theo sợi thịt sóc vào miệng. Chúng ăn cả cơm. Cần chăm chú nhìn chúng ăn, vẻ âu yếm và hài lòng. Khi miếng thịt sóc đã trơ xương, anh bảo chúng:
    - ăn thế thôi nhé, no quá rồi đây này.
    Hai cái bụng mỏng đã càng mọng. Anh dẹp nốt xương sóc, cơm vãi còn trên mâm. Và nhấc hai con tắc kè về một góc mâm..
    - Nào tập luyện một tý nhé.
    Anh lấy đũa gõ vào bát một tiếng. Hai con tắc kè chạy quanh mâm, con nọ chèn con kia để vượt lên trước hệt những tay đua lành nghề, cảnh tượng trông thật ngộ nghĩnh.
    Hết ba vòng mâm, anh cầm đũa gõ xuống mâm một tiếng ?ocạch!. Chúng dừng lại thở phập phồng. Anh nhấc từng con lên xem chân, xem bụng nó, rồi reo:
    - Hình như mang trứng rồi đây này. Anh xem giúp tôi có phải con Tô mang trứng dây không? Quả là có cái gì đó tròn tròn nhỏ xíu phồng lên dưới làn da bụng con Tô.
    - Chỉ tuần nữa đẻ thôi. Ngoan lắm, con ạ. - Anh nói với nó và lại đặt hai con xuống mâm, con nọ trước con kia. Tay anh cầm đuôi con trước quệt quệt vào mồm con sau. Nó biết nó phải làm gì. Nó há mồm ngậm lấy đuôi bạn nó. ?oKeng?. Hiệu lệnh từ cái bát vang lên. Chúng đi bước một, con sau ngậm đuôi con trước, một kiểu diễu hành. Hắn hết nhìn cảnh tượng kỳ lạ đó, lại nhìn khuôn mạt Cần đang chăm chú vào hai con vật hoang đã anh nuôi. Nét mặt anh dãn ra, thơ trẻ say mê. Hắn cả quyết lúc ấy anh chẳng nhớ mình là ai, đang ở đâu, đã bao nhiêu tuổi. Trò cuối cùng Cần bắt hai con tắc kè biểu diễn là chạy thi dưới đất. Cũng có vạch xuất phát: Sát tường phía trong. Và cái đích phải tới: Bậc cửa ra vào.
    Anh thưởng cho chúng theo cách của anh khi cả hai con đã tới đích: Anh giơ bàn tay khum khum che lên hai con vật. Chúng phóng thẳng vào ống tay áo anh, lục sục chui qua nách, tụt xuống bụng, vòng lên ngực và ló đầu ở sau gáy. Anh bảo chúng:
    - Thôi, về chỗ. Hôm nay có khách, chơi thế thôi. Và lại một tiếng tắc kè từ bụng anh âm u phát ra nơi cổ, hoang đã, cô đơn, gọi bạn. Con tắc kè ở gáy anh đáp lại... Đó là những điều kỳ lạ nhất về loại vật mà hắn biết. Cần bảo hắn:
    - Loài nào cũng vậy. Mình yêu mến chúng, cho chúng ăn, mình quí nó là nó quí mình. Nó biết hết đấy!
    Hắn chỉ gặp Cần có mỗi lần vào hôm ấy. Chủ nhật 9 tháng 4. Hắn nhớ rõ ngày vì chủ nhật sau là 16 tháng 4, hắn đang lùa cá dưới suối thì máy bay Mỹ ném bom ồ ạt trở lại, bay vòng qua QN. Ngọc và con Nguyệt kẹt dưới phà. Và ít ngày sau hắn chuyển lên VQ, chung một khoá tay với già Đô, gặp Phố, tù 18 năm mới chuyển từ Phú Sơn về đó.
  3. hoaseo

    hoaseo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Chương 61

    Khi đi qua cây vả mọc bên suối, nhìn thấy cái ao cá đầu tiên loá nắng, hắn khựng lại. Đã tới nơi. Đây là cái ao thấp nhất. Cái ao cuối cùng. Nhưng từ phía này đi lại nó là cái ao đầu tiên.
    Xin đi làm không được. Nắng mới lên, không ai hút thuốc cuộn nữa, hắn theo người ta vào rừng lấy lá găng. Một thứ lá nhỏ vò ra, lọc, để đông lại, làm thạch. Cái thời ở QN hắn đã được ăn thạch găng mấy lần, của Cương, toán lâm sản, lấy ở rừng về, và của Giang chác được. Hắn cùng mấy người chặt cành gàng, để héo và đập đập cho lá rụng rồi cho vào bao. Vất vả lắm. Lá khô, ***g cồng một bao chẳng được mấy tý. Nhưng có việc gì không vất vả? ăn ngủ tại ngoài ấy, nhờ người quen của một người cùng đi. Thế rồi qua trò chuyện hắn biết hắn đang ở gần QN, rất gần ao cá, những cái ao cá nổi tiếng cả một vùng. Khi mọi người chở lá găng về thành phố, hắn vào rừng. Hắn nhận ra phương hướng bằng mỏm rừng cao nhất, nơi Sáng đã trốn mấy lần và bị bắt trở lại. Hắn đi. Một mình hắn đi ngược sâu nữa vào rừng. Như có một ma lực, không sao cưỡng được. Hắn muốn vào trại cá gặp lại Cần. Hắn muốn vào vườn trong. Vào đấy thôi, chứ chẳng ra khu vườn ngoài làm gì. Rồi hắn lại nghĩ: Thôi, gặp lại Cần, nhìn trại cá một tý là đủ... Cũng chẳng thích thú gì trở lại nơi mình vừa bị đày đoạ (Chỉ tới trại cá xem Cần đã được ra chưa? Thế thôi). Đó là chưa kể ra vườn trong có thể gặp lại các ông bà cán bộ. Chỉ nguyên chuyện xưng hô thôi đã khó rồi. Gọi họ là ông là bà thì hắn không muốn. Mà gọi là anh là chị nghe có vẻ thế nào, cứ như một kiểu qua sông đấm b. vào sóng. Hắn đã nhìn thấy trại cá. Nhìn thấy cái lều của Cần. Vẫn là rừng rậm ấy. Thăm thẳm. Xanh đen. Những dây leo gốc đẫy một vòng tay, lá to như cái nón với những đốt dài đầy lông măng nhoai ra hung dừ, hăm doạ, khiến hắn có cảm giác nếu Sáng trốn tù mà leo lên cây cao, đứng im trên ấy chỉ một ngày thôi là sẽ bị dây leó quấn chết, những dây leo vươn lên cao mãi, ngọn nọ xoắn bện vào ngọn kia, đổ xuống phủ thành một tấm thảm dày trên tán lá, rủ xuống bìa rừng, tưởng chừng một con chim không thể hạ cánh. Vẫn tiếng nước rỉ rách tràn từ ao nọ xuống ao kia như tiếng suối. Hắn bước đến gần và gọi to:
    - Anh Cần ơi! Anh Cần ơi! Hú.
    Tiếng hú đập vào rừng sâu, vọng lại từng đợt từ gần đến xa.
    Một người bước ra. Quần áo xám, số chắn, cao gầy, cổ ngẳng lộ hầu, má hóp, nét mặt đau khổ và cam chịu..
    Hai người nhìn nhau trân trân và cùng ngạc nhiên như nhau..
    - Ông hỏi anh Cần ạ?
    Người ấy lễ phép hỏi hắn. Đúng là kiểu cách của những người tù, kiểu cách của hắn mấy năm trước.
    - Anh Cần được tha rồi, hả anh?
    - Báo cáo ông, anh Cần được tha tháng trước ạ.
    Hắn không giấu được mừng vui, vì điều hắn mong đợi đã thành sự thật. Hắn nói to ý nghĩ: Thế là cuối cùng anh ấy cũng được tự do. Anh ấy tù đến bây giờ là hai mươi nhăm năm.
    Người ấy chắp hai tay vào nhau kính cẩn:
    - Ông là người nhà anh Cần?
    - Đừng gọi tôi là ông. Tôi cũng tù ở đây.
    - Ông... Anh được tha lâu chưa?
    - Tôi được tha hơn hai năm rồi. Nhưng tha ở trại khác. Trại VQ.
    - Anh với anh Cần...
    - Tôi là bạn tù với anh ấy.
    Người tù khe khẽ:
    - Thế thì... Anh ấy chết rồi.
    Như bị đánh mạnh vào sọ, hắn đứng lặng một lúc, rồi ngơ ngác:
    - Sao? Anh Cần được tha rồi cơ mà.
    - Vâng. Anh ấy đã có lệnh tha, nhưng chưa ra khỏi trại.
    Lại càng không hiểu ra sao nữa. Hắn đứng ngây ngô, nhìn anh tù như muốn nuốt chửng anh ta.
    - Anh ấy tự tử chết.
    - Có lệnh tha mà lại tự tử. Anh nói sao, tôi không hiểu?
    - Lệnh tha đưa anh ấy sáng hôm trước. Mọi người tưởng anh ấy đã ra ngoài xã hội. Thì hôm sau một anh lâm sản thấy anh ấy treo cổ lủng lẳng trong rừng, chết cứng từ bao giờ.
    Thật khủng khiếp. Không thể nào tin được. Hắn bàng hoàng:
    - Chuyện anh ấy tự tử giữ kín lắm, nhưng rồi ai cũng biết.
    - Anh ấy chôn ở đâu?
    - Khu Gò-Thằng-Công.
    Lại khu Gò-Thằng-Công. Lại một cái mả mới cạnh mả Lỷ Xìn Cắm. Anh ấy là người tự do rồi. Sao vẫn chôn ở đấy?
    Có tiếng tắc kè rúc ở đâu đó. Hắn ngẩng lên nhìn mái nhà. Mấy con sóc nhồi bông đã biến mất. Đó là tiếng kêu của con tắc kè Cần nuôi vẫn nhớ ánh, gợi anh hay con tắc kè hoang dã. Hắn hỏi:
    - Con tắc kè còn không?
    - Con tắc kè nào?
    - Còn con cá chép?
    Anh tù càng không hiểu. Hắn đứng lên vớ lấy cái xoong nhôm và cái đũa, mang ra cầu ao gõ gõ... Anh tù chợt kêu lên:
    - Con cá chép đưa về bếp cán bộ rồi.
    Lại một bất ngờ nữa. Anh tù giải thích:
    - Anh Cần chết. Tôi ra thay. Mấy hôm liền nó cứ nổi lên bơi dọc ao, rồi há mồm ngớp ngớp ở chỗ cầu rửa này. Trông như một thằng bé con. Ông quản giáo thấy nó. Ông ấy rút súng bắn. Máu đỏ ao. Con cá to thật đấy. Dài gần quết đất, hai người khiêng mới nổi.
    Được hoaseo sửa chữa / chuyển vào 19:11 ngày 20/05/2007
  4. hoaseo

    hoaseo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hắn dường như không nói được nữa. Họ đi vào nhà. Mãi sau hắn mới hỏi:
    - Anh bọp hay án? - Tôi án bốn năm. Giam cứu một năm. Lên đây hai năm, còn một năm nữa thôi. Liệu có được giảm không? Tội tôi khó giảm lắm. Tôi biết.
    - Anh mắc tội gì?
    - Tôi chỉ là đuôi vụ thôi. Đầu vụ lĩnh án tử hình. Thằng Cảnh ăn cắp gạo. Tôi chỉ tiêu thụ cho nó một ít. Nào tôi đâu có biết nó đánh chìm cả một thuyền gạo để phi tang...
    Hắn vét túi đưa cho anh tù tất cả số thuốc cuộn còn lại, chào anh, rồi ngược trở ra, vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết của Cần. Cần chết khi được tự do. Vì sao? Nó làm anh choáng ngợp. Nó làm gia đình anh phải đau khổ lần nữa? Nó ném anh vào một thế giới khác lạ, không phải của anh mà anh đã từ bỏ được trong mấy chục năm qua? Nó làm anh phải xa rời thế giới đích thực của anh, cuộc sống cây cỏ rừng sâu của anh? Hay đơn giản chỉ là anh thấy mình không cần sống nữa? Sống thế đủ rồi. Đến đây là giới hạn, là đã trả xong món nợ đời, chết được rồi.
    Không dám nói với Ngọc chuyện kinh hoàng ấy, hắn thu thập tiền nong bán lá găng, định đi chuyến nữa, thì ông Thưởng, trưởng phòng lao động đến. Lại một đệ tử đèo ông, và khi ông lên gác gặp hắn. Anh ta vui vẻ ngồi chờ ông ở cổng với cái xe đạp. Ông Thưởng ôm lấy hắn:
    - Cuộc đời là thế đấy. Ai cũng hiểu anh bị oan khuất, nhưng có ai dám cứu anh ngoài ông Hoàng? Tôi cũng là một thằng hèn. Tôi thật lòng muốn giúp đỡ anh, nhưng bị chúng nó bao vây. Thằng Khuổng không nói làm gì. Đây là chủ trương của ông Trần, của lãnh đạo thành phố. Không thể vi phạm nguyên tắc. Tôi không thể cấp giấy cho anh khi không có giấy tiểu khu. Tôi biết anh chẳng oán trách gì tôi. Anh thông cảm với tôi điều ấy. Nhưng chỉ mình tôi biết tôi có lỗi với anh. Chỉ tôi biết rằng tôi vẫn có thể giúp được anh mà tôi sợ.
    Ông rút trong túi áo ngực ra một tờ giấy in theo mẫu, ông đã viết vào đó những dòng chữ cần thiết, ký tên đóng dấu. Tờ giấy phòng lao động khu phố giới thiệu hắn đi lao động ở xí nghiệp đánh cá. Tờ giấy mà hắn không dám nghĩ tới nữa. Hắn cầm tờ giấy, không tin ở mắt mình. Hắn nhìn ông Thưởng. Ông Thưởng nói như giải thích cho hắn:
    - Tôi biết thằng Khuổng làm theo lệnh ông Trần. Hẳn anh cũng biết như vậy. Nhưng tôi giới thiệu anh đi lao động. Không có giấy tiểu khu tôi vẫn cứ ký cho anh. Tôi không ký cho anh đi ăn trộm, ăn cắp. Tôi ký giấy cho anh đi lao động.
    Ông nói to, giọng khẳng định như đang nói với ai đó. Đúng là không phải ông chỉ nói với hắn. Ông còn nói với một người vô hình nào nữa cũng đang có mặt ở đây ông nhấn mạnh mấy tiếng đi lao động, rồi nói tiếp với giọng gay gắt như thách thức người vô hình đang đứng trước mặt ông:
    - Kỷ luật tôi thì kỷ luật. Tôi không sợ. Tôi không ký giấy cho người ta đi ăn trộm ăn cắp. Tôi ký giấy cho người ta đi lao động. Người ta có quyền lao động.
    Rõ ràng đây không phải lần đầu tiên ông nói điều này với người vô hình. Ông đã rất nhiều lần lẩm nhẩm một mình, tranh cãi với người vô hình toàn năng đang im lặng buộc tội ông trước khi ông ký giấy cho hắn. Và dù đưa giấy cho hắn rồi, sự việc đã xong rồi, ông lại càng phải nói, phải trình bày rằng mình vô tội vì người vô hình càng lừng lững trước mạt ông, mím môi nghiêm khác, giận dữ nhìn ông. Hắn hiểu rằng ai cũng có một người vô hình để mà trình bày, để mà sợ sệt và thầm cãi lại sau lưng. Người vô hình luôn bên cạnh mỗi người như hình với bóng, cả trong giấc ngủ. Nhưng thật ít người dám như ông vùng lên chống lại vì cái giá phải trả thường là cuộc đời, là sinh mạng. Vẫn cầm tờ giấy trên tay, hắn im lặng nhìn ông. Rồi vội quay đi. Không giữ được rồi. Hai giọt nước mắt tròn to đã bị mi mắt hắn kẹp vỡ.
    Ngã Sáu. Bắt đầu viết tháng 6-1990 Xong tối thứ bảy 30-11-1991 Xem lại lần cuối 8-1998
    HẾT
    Được hoaseo sửa chữa / chuyển vào 19:14 ngày 20/05/2007
  5. aim

    aim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn hatecomm, hoa seo... truyện rất hay.
  6. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn các bạn đã đọc ủng hộ.
    Một câu chuyện bi thuơng đáng để các thế hệ chúng ta phải nghĩ lại.
  7. hatecomm

    hatecomm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn các bạn đã đọc ủng hộ.
    Một câu chuyện bi thuơng đáng để các thế hệ chúng ta phải nghĩ lại.
  8. Pho_vang_buon_lam

    Pho_vang_buon_lam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    19
    Đây la câu chuyện xuyên tạc bóp méo.đã bị cấm xuất bản.nhưng không hiểu sao vẫn tồn tại ở đây.Mình đẫ có ý kiến voi mod .mod đòi phải có văn bản .Mình đưa ra căn bản.mo đòi phải có văn bản cấm trên nét.Rồi mod lờ đi luôn không thèm trả lời.thật là buồn cười.
  9. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Bị cấm thì đồng ý. Nhưng bạn căn cứ vào đâu để đây là câu chuyện xuyên tạc bóp méo. Là dân trí thức, nên thân trọng bạn ạ.
  10. noreallymatter

    noreallymatter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đến giờ phút này rồi vẫn tồn tại những người suy nghĩ ấu trĩ thế này?Thật đáng buồn !!!

Chia sẻ trang này