1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể NGÀY và ĐÊM

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi breaking_news, 22/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. missdomdom

    missdomdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi bà ngoại, người ta là người Việt Nam quốc tịch Đức nói tiếng Anh, Hồng Công cái quả mít ấy. Mà đấy là bạn giai của dì tớ, tớ không được phép chen vào linh tinh, hí hí.
    Mà chỗ ấy có lắm trò oai nhỉ, ở quê tớ tớ cũng biết qua qua cái trò này.
    Mảng miếng mềm ra phết
    Những cái này mang tính Decor
    Được missdomdom sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 27/10/2004
  2. missdomdom

    missdomdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ do ảnh hưởng của những hoạ tiết như thế này
    Nên chúng tớ có những thứ như thế này
    Mạng chuối quá, sau nhé...
  3. missdomdom

    missdomdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ do ảnh hưởng của những hoạ tiết như thế này
    Nên chúng tớ có những thứ như thế này
    Mạng chuối quá, sau nhé...
  4. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Đấy đấy, đúng rồi, hai cái mẫu hình con cá và con **** quá là đặc trưng của Mosaic. Chất liệu hiện đại ghê nhỉ. Mấy cái viên to to, tròn tròn, bóng bẩy là kiểu giả đá trang sức, có nhiều loại đẹp lắm. Còn những mảnh ghép nhỏ thì là từ viên tiles to, cỡ 9 đến 12cm như gạch lát buồng tắm ý, đập ra ghép vào. Có máy cắt ngon ngon thì đỡ, chứ còn dùng kìm chuyên dụng mà ghè đẽo như của tớ thì rất mệt. Ghè xong được một mẫu thì khoan khoái nghĩ đến khoản tiền đi gym tiết kiệm được
    Cái đáng yêu nhất của Mosaic là tạo được độ ngẫu hứng. Chẳng biết thế nào mà làm cho đúng y như mẫu cả vì khi cắt các mảnh vỡ ít khi theo ý mình hoàn toàn. Hai cái mẫu cá và chim trên kia là kết hợp của cả Art Nouveau và Mosaic. Tớ cũng khoái xu hướng này lắm. Hì hì, nhưng mà nhìn những mẫu kiểu nguyên thủy, trâu chó gà lợn, với lại thần tiên cũng đẹp kinh. Còn cái mẫu đầu, xét về màu thì có vẻ cuối của thời kỳ Art Nouveau chuyển sang Art Decor, nhưng về phương pháp (method) và cách abstract thì ảnh hưởng nhiều của thời kỳ sớm hơn trước đó: Art and Craft Movement. Trào lưu Art and Craft Movement là mở đầu và khai hoa sáng tạo cho một loạt các xu hướng abstract và sử dụng những khối hình gắn với thiên nhiên của các thời kỳ sau.
    Dưới đây là bài của bạn cùng lớp tớ. Chiến sĩ này da đen, tóc xoăn, giọng Anh chính hiệu nhưng lại biết nói tiếng Việt. Trời ơi hôm đầu đi lạc không biết phòng nào gặp nó, nó hỏi mày Việt Nam à xong rồi bắn một tràng tiếng Việt, chuẩn đến mức tớ không dám tin vào tai mình. Thỉnh thoảng dụ nó nói mấy từ ngộ ngộ, nghe cái giọng yêu không thể tả. Mà hình như là tớ yêu tất cả bọn học art cùng hay sao ý. Cứ đến lớp là thấy một không khí thoải mái dễ chịu, đủ các loại chuyện tào lao
    Bài của nó: (mới chỉ có tạo mẫu thôi chưa làm gì cả) Hình con chuồn chuồn trên lọ gốm dưới kỹ thuật Mosaic (Dragonfly on ceramic vase in Mosaic)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Gần đây, có xu hướng quay trở lại những giá trị cũ của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 từ Art and Craft Movement đến Art Nouveau; và Art Decor những năm đầu thập kỷ 90. Rõ nhất là trong các thiết kế đồ gia dụng (bàn ghế giường tủ) và trang trí nội thất (hoa văn, hoạ tiết, không gian...) Văn hoá Phương Đông cũng được hoà trộn rất nhiều. Chỉ cần qua một mẫu mà đứa bạn tớ làm mọi người cũng có thể thấy:
    - Thể hiện mẫu trên lọ hoa - một vật dụng vừa có tác dụng trang trí vừa có công năng sử dụng hàng ngày ===> Chứng tỏ: Ứng dụng của Art vào đời sống bình thường: Art for All: câu manifesto khẩu hiệu của các trào lưu muốn gắn kết Art vào đời sống, bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ con người.
    - Hình tượng con chuồn chuồn là đặc trưng của trang trí kiểu Nhật Bản ===> Ảnh hưởng phương Đông.
    - Sử dụng Mosaic cho đồ dùng hàng ngày ===> Duy trì nghệ thuật trang trí cổ xưa trong bối cảnh hiện đại.
    Mấy cái hoạ tiết (pattern) của VN mình Dom post đó, nhìn thích ghê nhỉ. Có hồn mà rất nhuần. Có còn nữa không cho tớ xem thêm với
  5. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Đấy đấy, đúng rồi, hai cái mẫu hình con cá và con **** quá là đặc trưng của Mosaic. Chất liệu hiện đại ghê nhỉ. Mấy cái viên to to, tròn tròn, bóng bẩy là kiểu giả đá trang sức, có nhiều loại đẹp lắm. Còn những mảnh ghép nhỏ thì là từ viên tiles to, cỡ 9 đến 12cm như gạch lát buồng tắm ý, đập ra ghép vào. Có máy cắt ngon ngon thì đỡ, chứ còn dùng kìm chuyên dụng mà ghè đẽo như của tớ thì rất mệt. Ghè xong được một mẫu thì khoan khoái nghĩ đến khoản tiền đi gym tiết kiệm được
    Cái đáng yêu nhất của Mosaic là tạo được độ ngẫu hứng. Chẳng biết thế nào mà làm cho đúng y như mẫu cả vì khi cắt các mảnh vỡ ít khi theo ý mình hoàn toàn. Hai cái mẫu cá và chim trên kia là kết hợp của cả Art Nouveau và Mosaic. Tớ cũng khoái xu hướng này lắm. Hì hì, nhưng mà nhìn những mẫu kiểu nguyên thủy, trâu chó gà lợn, với lại thần tiên cũng đẹp kinh. Còn cái mẫu đầu, xét về màu thì có vẻ cuối của thời kỳ Art Nouveau chuyển sang Art Decor, nhưng về phương pháp (method) và cách abstract thì ảnh hưởng nhiều của thời kỳ sớm hơn trước đó: Art and Craft Movement. Trào lưu Art and Craft Movement là mở đầu và khai hoa sáng tạo cho một loạt các xu hướng abstract và sử dụng những khối hình gắn với thiên nhiên của các thời kỳ sau.
    Dưới đây là bài của bạn cùng lớp tớ. Chiến sĩ này da đen, tóc xoăn, giọng Anh chính hiệu nhưng lại biết nói tiếng Việt. Trời ơi hôm đầu đi lạc không biết phòng nào gặp nó, nó hỏi mày Việt Nam à xong rồi bắn một tràng tiếng Việt, chuẩn đến mức tớ không dám tin vào tai mình. Thỉnh thoảng dụ nó nói mấy từ ngộ ngộ, nghe cái giọng yêu không thể tả. Mà hình như là tớ yêu tất cả bọn học art cùng hay sao ý. Cứ đến lớp là thấy một không khí thoải mái dễ chịu, đủ các loại chuyện tào lao
    Bài của nó: (mới chỉ có tạo mẫu thôi chưa làm gì cả) Hình con chuồn chuồn trên lọ gốm dưới kỹ thuật Mosaic (Dragonfly on ceramic vase in Mosaic)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Gần đây, có xu hướng quay trở lại những giá trị cũ của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 từ Art and Craft Movement đến Art Nouveau; và Art Decor những năm đầu thập kỷ 90. Rõ nhất là trong các thiết kế đồ gia dụng (bàn ghế giường tủ) và trang trí nội thất (hoa văn, hoạ tiết, không gian...) Văn hoá Phương Đông cũng được hoà trộn rất nhiều. Chỉ cần qua một mẫu mà đứa bạn tớ làm mọi người cũng có thể thấy:
    - Thể hiện mẫu trên lọ hoa - một vật dụng vừa có tác dụng trang trí vừa có công năng sử dụng hàng ngày ===> Chứng tỏ: Ứng dụng của Art vào đời sống bình thường: Art for All: câu manifesto khẩu hiệu của các trào lưu muốn gắn kết Art vào đời sống, bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ con người.
    - Hình tượng con chuồn chuồn là đặc trưng của trang trí kiểu Nhật Bản ===> Ảnh hưởng phương Đông.
    - Sử dụng Mosaic cho đồ dùng hàng ngày ===> Duy trì nghệ thuật trang trí cổ xưa trong bối cảnh hiện đại.
    Mấy cái hoạ tiết (pattern) của VN mình Dom post đó, nhìn thích ghê nhỉ. Có hồn mà rất nhuần. Có còn nữa không cho tớ xem thêm với
  6. missdomdom

    missdomdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0

    Bản thân tớ thích Mosaic không phải vì tính ngẫu hứng ( nghe như jazz ấy nhỉ) mà là vì ngưỡng mộ sự thông minh của người xưa. Mosaic vô tình một cách cố ý tạo nên basic chung về qui tắc điểm ảnh, gợi mở tính linh động của ánh sáng, cấu trúc, hình khối.

    Trở về với các sáng tác ứng dụng quê tớ:
    (Mosaic trong nội thất )

  7. missdomdom

    missdomdom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0

    Bản thân tớ thích Mosaic không phải vì tính ngẫu hứng ( nghe như jazz ấy nhỉ) mà là vì ngưỡng mộ sự thông minh của người xưa. Mosaic vô tình một cách cố ý tạo nên basic chung về qui tắc điểm ảnh, gợi mở tính linh động của ánh sáng, cấu trúc, hình khối.

    Trở về với các sáng tác ứng dụng quê tớ:
    (Mosaic trong nội thất )

  8. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi tớ không viết. Nhiều khi nghĩ nghĩ trong đầu ra tý nọ tý kia, rồi thì cũng bỏ xó vì bao thứ lý do. Nhân một chiều rảnh rỗi, lại muốn kỳ cạch một đôi dòng. Gọi là ty toe với đời cho có tý hương hoa. Chứ thật ra, chỉ ước ao lúc nào tĩnh trí, có sức ngồi làm rõ mấy vụ tranh luận về mặt "quan điểm" cho nó "hoành tráng"
    Cái này gọi là dân Mỹ thuật ngoại đạo bình văn. Ý rằng là, chả phải dân văn chương, thế mà ngồi xóc mỉa về tác phẩm văn học Chả phải dân Mỹ thuật chính hiệu, nhưng lại cứ thích post bài trong box Mỹ thuật. Nghe ra chuối đủ đường Nên, cái bài viết mà chuối cũng là lẽ tự nhiên
    NHÂN ĐỌC "BAY QUA THỜI GIAN" CỦA NỮ NHÀ VĂN, HỌA SỸ NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
    Tôi đã từng quen với những truyện ngắn của chị Giang từ lâu lắm. Cái thời ấy, học cấp 3, cả trong Nam ngoài Bắc bùng nổ những sáng tác của giới sinh viên học sinh. Các loại ấn phẩm học trò, tuổi xanh, mực tím cứ gọi là đắt như tôm tươi. Cứ hàng tuần, tôi ngóng những số báo mới nhất nóng hổi ở ngay sạp báo cạnh nhà, mang vào trèo lên giường đọc say mê. Cái tên Châu Giang, Nguyễn Thị Châu Giang đã quen lắm từ dạo ấy.
    Chị Giang là người có ấn tượng cực mạnh trong con bé con là tôi hồi đó. Và may mắn là, nó còn lại đến tận bây giờ. Thỉnh thoảng, vẫn tình cờ có được một vài truyện của chị. Giữ cái khoảnh khắc mừng rỡ khi gặp lại chị bằng một cái cười nhẹ. Tôi đọc những sáng tác của chị sau này bằng vẻ chậm rãi hơn, "bình thường" hơn, nhưng cũng thân thiết hơn.
    Lần nhìn thấy ảnh chị Giang trên báo Mực Tím. Chị để tóc ngắn, khuôn mặt không sắc cạnh, ánh nhìn không quá sắc sảo, nhưng trông có vẻ gì điềm tĩnh và hay hay. Mái tóc ngắn quả tình rất hợp với chị. Và rất hợp với những gì chị viết.
    Văn thơ của chị Giang, thủ thỉ nhưng không ướt át, thật nhưng không bi luỵ. Chị có một chút gì rất nữ tính ẩn dấu đằng sau những lời kể đơn sơ về những việc bình thường. Một nét gì đó mong manh, dẫu rằng quả quyết. Một phần nhạy cảm, nhưng vẫn có khí cương. Không thể so sánh chị với những kiểu viết của những cây viết trẻ khác. Chẳng thể gọi văn chị là Mộc, hay Mềm, hay Gân guốc. Tôi cảm mến những nét duyên dáng nữ tính, nhưng bản lĩnh rất ngầm trong cách chị thẩm thấu sự việc và dùng lời. Khi đọc "Bay qua Thời Gian", tôi đã thật sự ngạc nhiên. Sau chừng ấy năm, chị đã nuôi cái chất nữ, cái chất trầm ấy đến độ, lèn chặt nó lên những mông lung và băn khoăn mà cả thời thiếu nữ, chị đã đi tìm, và, những người như chị, cũng đã tìm.
    "Bay qua thời gian" của chị, quả đúng là "bay qua thời gian" với cái kết và cái tứ rất gợi mở chị đặt ở cuối truyện. Đó, chính là điểm thăng hoa của bút pháp rất "Châu Giang". Miên man và chỉ như là lời kể, toàn bộ phần truyện phía trên sẽ chỉ dừng lại ở những miêu tả rất thường nếu không có hình ảnh chuyến bay trở về, xuyên qua đại dương, xuyên qua mây mù, xuyên qua những đau đáu nghĩ suy về sự đời và những được - mất, có - không của kiếp người. Một chuyến bay, trở về xuyên qua thời gian cả về mặt địa lý và tâm linh.
    Chuyến trở về của chị, với tôi, nó bắt đầu từ khi chị gặp người mẹ già bé nhỏ và ít nói, chỉ sáng bừng lên khi được nói về Việt Nam. Những người trung niên khi xa quê hương giống như cái cây đã chắc rễ bị bứng khỏi đất quen, mọc còm cõi ở xứ lạ dẫu người ta có vun bón nó bằng gì đi nữa. Chị đã gặp những suy tư ấy rồi, trong mắt những người bạn trẻ: "Tuấn, Phú, Nhơn, Tèo, Sơn trong một căn hộ cho thuê trên tầng một của tòa nhà số 7 300 khu Monticello" Cái nhíu mày của chị đã dừng lại ở đây. Nó làm tôi hiểu, vì sao chị để ý và tả kỹ đến thế về tình thương mến Georgia của ông già Kote, một người "lơ đễnh với nước Mỹ, giống như đây chỉ là một cuộc viễn du khiên cưỡng và mỏi mệt" nhưng lại "luôn viết thơ về Georgia. Mảnh đất ấy mang đến cho ông một nguồn cảm xúc mạnh mẽ và một tình yêu bất tận".
    Khi ngẫm lại những gì mình đã đọc được từ chị, tôi không thể không trách bản thân đã không tìm hiểu lượm lặt thông tin để biết về chị kỹ hơn ngoài những trang sách.
    Tôi thèm được ngắm chị, có lẽ là, thèm được lặng lẽ quan sát chị. Để xem, đằng sau những lời viết ra, những quan sát tinh tế và nhanh nhạy ấy, cuộc sống thật của chị thế nào. Những gì tôi biết về chị, thật quá ít để có thể mô tả kỹ lưỡng chị và "Bay qua thời gian". Nhưng, có lẽ, như thế lại hay. Lúc đầu, tôi còn định viết cảm nhận mà không cần đọc lại truyện ngắn thêm một lần nữa. Tin vào những gì đã đến thẳng với tim mình sau lần đầu tiên đọc, tôi muốn diễn tả nội tâm và bút pháp của chị bằng những nét chung, phác qua. Một bản sketch chỉ đem lại những gợi ý chứ không phải là là một bản mô tả hoàn chỉnh. Để rồi, mỗi lần đọc thêm một điều gì, tôi lại có thể điểm tô thêm vài ba nét mới. Cùng với thời gian, chẳng biết, bức chân dung mà tôi có về chị sẽ ra thế nào. Nhưng, hôm nay, "Bay qua thời gian" cứ thôi thúc tôi làm một việc quá sức mà tôi không sao cưỡng lại được. Nó đã thôi thúc tôi viết về chị.
    Người họa sỹ mà tôi thương mến nhất, người đã mở hồn tôi đến với những nốt nhạc Trịnh Công Sơn đã không hề thích Trịnh vẽ tranh. Nói rằng, nét vẽ thiếu khí quá. Tôi cũng chẳng biết, mình có thật sự biết đánh giá tranh của hai con người ấy không. Chỉ biết rằng, tôi yêu cả hai người với một tình cảm không bao giờ suy suyển. Và với tôi, những nét thiếu hụt không bao giờ là điều làm tôi giảm bớt cảm tình. Nó, chỉ như một minh chứng rằng con người không ai hoàn chỉnh cả. Và, thật đáng quý làm sao, người ta cố gắng làm nhiều điều bằng chỉ một đôi bàn tay.
    Tranh của chị Giang, tôi cũng loáng thoáng nhìn thấy một số. Chưa bao giờ tận mắt, để chưa bao giờ kỹ càng. Hình như, có một năm, chị mở triễn lãm cũng khá to. Đó là đợt sau khi chị ngưng viết một thời gian dài và tôi vẫn tự băn khoăn, chẳng biết chị đi đâu. Đó cũng là thời trẻ và sung sức của chị. Chưa chồng, chưa con. Rồi sau đó, chị lại viết. Một vài truyện ngắn tôi quên tên và chẳng giữ nổi. Tôi vậy đấy. Suốt đời bỏ quên những gì mình thích. Cũng giống như, tôi bỏ quên bao nhiêu cơ hội nghe Trịnh hát và cũng lỡ cả lần về ngồi trước mộ Người. Tôi chẳng giữ lại được cho mình những bài thơ hay, những bức ảnh đẹp, những bức tranh nhiều kỷ niệm. Cứ lẳng lặng vất tung lên trời mỗi nơi một ít tâm tình. Để rồi, đến lúc hốt hoảng nhận ra. Sao ta chẳng có chút gì riêng làm của để tự hào về những người mình muốn nói đến.
    Triển lãm đó rất thành công. Vì nhìn ảnh chị Giang chụp ở phòng tranh rất sống. Đó, có lẽ là cái vẻ mà tôi đã rất thích ở chị. Tôi không có trong đầu bức tranh ưa thích của chị để mà bình. Chỉ biết, chị ưa dùng sơn dầu và màu mạnh. Trong một loạt lố nhố đằng sau nơi chị đứng, tôi thấy toàn những gam cơ bản, đối chọi nhau một cách mãnh liệt. Và, từ những gì tôi đọc được từ chị. Tôi cũng tin khi chị vẽ, màu chị ưa dùng cũng phải là những màu ấm và nóng, có sức lửa lan tỏa như thực những gì chị có ở trong mình.
    Đọc trong "Bay qua thời gian", mới thấy vì sao thích truyện chị. Những quan sát của chị về sự vật, nếu đặt ngoài trang sách thì sẽ tụ họp thành một dải màu có nội dung và tên gọi. Cái chất nữ tính và nên thơ của chỉ riêng Châu Giang, phải chăng?
    Bầu trời nước Mỹ, con người nước Mỹ, một tý thôi chị tả, mà đã làm nên cái vẻ rộn ràng và đủ loại nghĩ suy rất Hợp Chủng Quốc. Lời văn của chị thường chậm, nhịp liên tưởng thường ngắt quãng, không đều. Và trong "Bay qua thời gian", vẫn là như vậy. Có những lúc chạy nhanh cùng phố xá và những tính cách mạnh của bạn bè. Có những lúc dừng hẳn lại khi chị chà ngòi bút viết về những nỗi day dứt của những người phải đang sống ở Mỹ mà hồn không ở Mỹ. Cả những khi chính chị miên man trong suy tưởng, nói về niềm yêu và cảm nhận của chính chị.
    Tôi thích hình ảnh chị ngồi trước những Bảo tàng: Moma ở San Francisco, New York Metropolitan, hay Đài tưởng niệm Chiến tranh - National World War II Memorial - ở Washington DC. Thích mường tượng ra chị ngồi trong gió và trước những trải rộng của dòng sông. Tâm hồn chị có lẽ là thế. Nhìn thì phẳng lặng như mặt sông nhưng biết chảy không ngừng và soi rọi không gian xung quanh. ***g trong những dòng chị viết về những người đã gặp một thời gian không dài là những tự sự và cách nhìn của chị, của chỉ riêng một Châu Giang biết vẽ và viết văn. Tôi thấy mình ngậm ngùi khi nghe tiếng kẹt cửa khẽ khàng Van Gogh xuống phố đêm muộn chị đẩy vào "Bay qua thời gian". Tôi thấy vẻ trải dài, trống trải và ưu tư chị nhận về mình khi ngắm chiều xuống bên dòng Potomac. "Bay qua thời gian" của chị, đong đầy những lời kể vừa cồn cào, nhức mỏi; vừa da diết, mong đợi. Đó là nỗi nhớ. Là nỗi khát khao. Là mơ ước được chia sẻ và yêu thương cuộc đời. Tôi biết rằng, trong rất nhiều những điều tôi đã viết, có điểm dừng là những ước ao và tha thiết như của chị. Thấy tự hào mình đã biết đến một Châu Giang của ngày ấy. Và rất vui khi gặp lại Châu Giang của "Bay qua thời gian" vừa mới đây.
    Các bạn có thể đọc truyện ngắn "Bay qua thời gian" tại link sau:
    Phần I: http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/424666
    Phần II: http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/425061
  9. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi tớ không viết. Nhiều khi nghĩ nghĩ trong đầu ra tý nọ tý kia, rồi thì cũng bỏ xó vì bao thứ lý do. Nhân một chiều rảnh rỗi, lại muốn kỳ cạch một đôi dòng. Gọi là ty toe với đời cho có tý hương hoa. Chứ thật ra, chỉ ước ao lúc nào tĩnh trí, có sức ngồi làm rõ mấy vụ tranh luận về mặt "quan điểm" cho nó "hoành tráng"
    Cái này gọi là dân Mỹ thuật ngoại đạo bình văn. Ý rằng là, chả phải dân văn chương, thế mà ngồi xóc mỉa về tác phẩm văn học Chả phải dân Mỹ thuật chính hiệu, nhưng lại cứ thích post bài trong box Mỹ thuật. Nghe ra chuối đủ đường Nên, cái bài viết mà chuối cũng là lẽ tự nhiên
    NHÂN ĐỌC "BAY QUA THỜI GIAN" CỦA NỮ NHÀ VĂN, HỌA SỸ NGUYỄN THỊ CHÂU GIANG
    Tôi đã từng quen với những truyện ngắn của chị Giang từ lâu lắm. Cái thời ấy, học cấp 3, cả trong Nam ngoài Bắc bùng nổ những sáng tác của giới sinh viên học sinh. Các loại ấn phẩm học trò, tuổi xanh, mực tím cứ gọi là đắt như tôm tươi. Cứ hàng tuần, tôi ngóng những số báo mới nhất nóng hổi ở ngay sạp báo cạnh nhà, mang vào trèo lên giường đọc say mê. Cái tên Châu Giang, Nguyễn Thị Châu Giang đã quen lắm từ dạo ấy.
    Chị Giang là người có ấn tượng cực mạnh trong con bé con là tôi hồi đó. Và may mắn là, nó còn lại đến tận bây giờ. Thỉnh thoảng, vẫn tình cờ có được một vài truyện của chị. Giữ cái khoảnh khắc mừng rỡ khi gặp lại chị bằng một cái cười nhẹ. Tôi đọc những sáng tác của chị sau này bằng vẻ chậm rãi hơn, "bình thường" hơn, nhưng cũng thân thiết hơn.
    Lần nhìn thấy ảnh chị Giang trên báo Mực Tím. Chị để tóc ngắn, khuôn mặt không sắc cạnh, ánh nhìn không quá sắc sảo, nhưng trông có vẻ gì điềm tĩnh và hay hay. Mái tóc ngắn quả tình rất hợp với chị. Và rất hợp với những gì chị viết.
    Văn thơ của chị Giang, thủ thỉ nhưng không ướt át, thật nhưng không bi luỵ. Chị có một chút gì rất nữ tính ẩn dấu đằng sau những lời kể đơn sơ về những việc bình thường. Một nét gì đó mong manh, dẫu rằng quả quyết. Một phần nhạy cảm, nhưng vẫn có khí cương. Không thể so sánh chị với những kiểu viết của những cây viết trẻ khác. Chẳng thể gọi văn chị là Mộc, hay Mềm, hay Gân guốc. Tôi cảm mến những nét duyên dáng nữ tính, nhưng bản lĩnh rất ngầm trong cách chị thẩm thấu sự việc và dùng lời. Khi đọc "Bay qua Thời Gian", tôi đã thật sự ngạc nhiên. Sau chừng ấy năm, chị đã nuôi cái chất nữ, cái chất trầm ấy đến độ, lèn chặt nó lên những mông lung và băn khoăn mà cả thời thiếu nữ, chị đã đi tìm, và, những người như chị, cũng đã tìm.
    "Bay qua thời gian" của chị, quả đúng là "bay qua thời gian" với cái kết và cái tứ rất gợi mở chị đặt ở cuối truyện. Đó, chính là điểm thăng hoa của bút pháp rất "Châu Giang". Miên man và chỉ như là lời kể, toàn bộ phần truyện phía trên sẽ chỉ dừng lại ở những miêu tả rất thường nếu không có hình ảnh chuyến bay trở về, xuyên qua đại dương, xuyên qua mây mù, xuyên qua những đau đáu nghĩ suy về sự đời và những được - mất, có - không của kiếp người. Một chuyến bay, trở về xuyên qua thời gian cả về mặt địa lý và tâm linh.
    Chuyến trở về của chị, với tôi, nó bắt đầu từ khi chị gặp người mẹ già bé nhỏ và ít nói, chỉ sáng bừng lên khi được nói về Việt Nam. Những người trung niên khi xa quê hương giống như cái cây đã chắc rễ bị bứng khỏi đất quen, mọc còm cõi ở xứ lạ dẫu người ta có vun bón nó bằng gì đi nữa. Chị đã gặp những suy tư ấy rồi, trong mắt những người bạn trẻ: "Tuấn, Phú, Nhơn, Tèo, Sơn trong một căn hộ cho thuê trên tầng một của tòa nhà số 7 300 khu Monticello" Cái nhíu mày của chị đã dừng lại ở đây. Nó làm tôi hiểu, vì sao chị để ý và tả kỹ đến thế về tình thương mến Georgia của ông già Kote, một người "lơ đễnh với nước Mỹ, giống như đây chỉ là một cuộc viễn du khiên cưỡng và mỏi mệt" nhưng lại "luôn viết thơ về Georgia. Mảnh đất ấy mang đến cho ông một nguồn cảm xúc mạnh mẽ và một tình yêu bất tận".
    Khi ngẫm lại những gì mình đã đọc được từ chị, tôi không thể không trách bản thân đã không tìm hiểu lượm lặt thông tin để biết về chị kỹ hơn ngoài những trang sách.
    Tôi thèm được ngắm chị, có lẽ là, thèm được lặng lẽ quan sát chị. Để xem, đằng sau những lời viết ra, những quan sát tinh tế và nhanh nhạy ấy, cuộc sống thật của chị thế nào. Những gì tôi biết về chị, thật quá ít để có thể mô tả kỹ lưỡng chị và "Bay qua thời gian". Nhưng, có lẽ, như thế lại hay. Lúc đầu, tôi còn định viết cảm nhận mà không cần đọc lại truyện ngắn thêm một lần nữa. Tin vào những gì đã đến thẳng với tim mình sau lần đầu tiên đọc, tôi muốn diễn tả nội tâm và bút pháp của chị bằng những nét chung, phác qua. Một bản sketch chỉ đem lại những gợi ý chứ không phải là là một bản mô tả hoàn chỉnh. Để rồi, mỗi lần đọc thêm một điều gì, tôi lại có thể điểm tô thêm vài ba nét mới. Cùng với thời gian, chẳng biết, bức chân dung mà tôi có về chị sẽ ra thế nào. Nhưng, hôm nay, "Bay qua thời gian" cứ thôi thúc tôi làm một việc quá sức mà tôi không sao cưỡng lại được. Nó đã thôi thúc tôi viết về chị.
    Người họa sỹ mà tôi thương mến nhất, người đã mở hồn tôi đến với những nốt nhạc Trịnh Công Sơn đã không hề thích Trịnh vẽ tranh. Nói rằng, nét vẽ thiếu khí quá. Tôi cũng chẳng biết, mình có thật sự biết đánh giá tranh của hai con người ấy không. Chỉ biết rằng, tôi yêu cả hai người với một tình cảm không bao giờ suy suyển. Và với tôi, những nét thiếu hụt không bao giờ là điều làm tôi giảm bớt cảm tình. Nó, chỉ như một minh chứng rằng con người không ai hoàn chỉnh cả. Và, thật đáng quý làm sao, người ta cố gắng làm nhiều điều bằng chỉ một đôi bàn tay.
    Tranh của chị Giang, tôi cũng loáng thoáng nhìn thấy một số. Chưa bao giờ tận mắt, để chưa bao giờ kỹ càng. Hình như, có một năm, chị mở triễn lãm cũng khá to. Đó là đợt sau khi chị ngưng viết một thời gian dài và tôi vẫn tự băn khoăn, chẳng biết chị đi đâu. Đó cũng là thời trẻ và sung sức của chị. Chưa chồng, chưa con. Rồi sau đó, chị lại viết. Một vài truyện ngắn tôi quên tên và chẳng giữ nổi. Tôi vậy đấy. Suốt đời bỏ quên những gì mình thích. Cũng giống như, tôi bỏ quên bao nhiêu cơ hội nghe Trịnh hát và cũng lỡ cả lần về ngồi trước mộ Người. Tôi chẳng giữ lại được cho mình những bài thơ hay, những bức ảnh đẹp, những bức tranh nhiều kỷ niệm. Cứ lẳng lặng vất tung lên trời mỗi nơi một ít tâm tình. Để rồi, đến lúc hốt hoảng nhận ra. Sao ta chẳng có chút gì riêng làm của để tự hào về những người mình muốn nói đến.
    Triển lãm đó rất thành công. Vì nhìn ảnh chị Giang chụp ở phòng tranh rất sống. Đó, có lẽ là cái vẻ mà tôi đã rất thích ở chị. Tôi không có trong đầu bức tranh ưa thích của chị để mà bình. Chỉ biết, chị ưa dùng sơn dầu và màu mạnh. Trong một loạt lố nhố đằng sau nơi chị đứng, tôi thấy toàn những gam cơ bản, đối chọi nhau một cách mãnh liệt. Và, từ những gì tôi đọc được từ chị. Tôi cũng tin khi chị vẽ, màu chị ưa dùng cũng phải là những màu ấm và nóng, có sức lửa lan tỏa như thực những gì chị có ở trong mình.
    Đọc trong "Bay qua thời gian", mới thấy vì sao thích truyện chị. Những quan sát của chị về sự vật, nếu đặt ngoài trang sách thì sẽ tụ họp thành một dải màu có nội dung và tên gọi. Cái chất nữ tính và nên thơ của chỉ riêng Châu Giang, phải chăng?
    Bầu trời nước Mỹ, con người nước Mỹ, một tý thôi chị tả, mà đã làm nên cái vẻ rộn ràng và đủ loại nghĩ suy rất Hợp Chủng Quốc. Lời văn của chị thường chậm, nhịp liên tưởng thường ngắt quãng, không đều. Và trong "Bay qua thời gian", vẫn là như vậy. Có những lúc chạy nhanh cùng phố xá và những tính cách mạnh của bạn bè. Có những lúc dừng hẳn lại khi chị chà ngòi bút viết về những nỗi day dứt của những người phải đang sống ở Mỹ mà hồn không ở Mỹ. Cả những khi chính chị miên man trong suy tưởng, nói về niềm yêu và cảm nhận của chính chị.
    Tôi thích hình ảnh chị ngồi trước những Bảo tàng: Moma ở San Francisco, New York Metropolitan, hay Đài tưởng niệm Chiến tranh - National World War II Memorial - ở Washington DC. Thích mường tượng ra chị ngồi trong gió và trước những trải rộng của dòng sông. Tâm hồn chị có lẽ là thế. Nhìn thì phẳng lặng như mặt sông nhưng biết chảy không ngừng và soi rọi không gian xung quanh. ***g trong những dòng chị viết về những người đã gặp một thời gian không dài là những tự sự và cách nhìn của chị, của chỉ riêng một Châu Giang biết vẽ và viết văn. Tôi thấy mình ngậm ngùi khi nghe tiếng kẹt cửa khẽ khàng Van Gogh xuống phố đêm muộn chị đẩy vào "Bay qua thời gian". Tôi thấy vẻ trải dài, trống trải và ưu tư chị nhận về mình khi ngắm chiều xuống bên dòng Potomac. "Bay qua thời gian" của chị, đong đầy những lời kể vừa cồn cào, nhức mỏi; vừa da diết, mong đợi. Đó là nỗi nhớ. Là nỗi khát khao. Là mơ ước được chia sẻ và yêu thương cuộc đời. Tôi biết rằng, trong rất nhiều những điều tôi đã viết, có điểm dừng là những ước ao và tha thiết như của chị. Thấy tự hào mình đã biết đến một Châu Giang của ngày ấy. Và rất vui khi gặp lại Châu Giang của "Bay qua thời gian" vừa mới đây.
    Các bạn có thể đọc truyện ngắn "Bay qua thời gian" tại link sau:
    Phần I: http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/424666
    Phần II: http://ttvnol.com/ttvnlife/topic/425061
  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0

    Thêm phát này nữa Bạn Dom thân mến. Trong 3 cái mẫu post ở trên, tớ thấy cái đầu được nhất. Có hoa văn, có hình khối. Màu cũng cool. Nói chung là hài hòa, nhẹ nhõm nhưng vẫn tạo được độ nhấn. Đẹp. Cái thứ 2 thì phần lát buồng tắm chỉ là đen và shades của màu đen, không phải mất nhiều công. Còn cái cuối tớ e không phải. Chỉ là trang trí thường thôi. Tớ làm cái mẫu hoa bông sen Dom post ở trên đấy. Khi nào xong sẽ lại khoe tiếp, chỉ sợ mọi người bảo lắm chuyện thôi

Chia sẻ trang này