1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể NGÀY và ĐÊM

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi breaking_news, 22/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là Dom không cho tớ buôn dưa ở topic "Có 1001... " nữa, tớ đành về ao nhà xả nỗi bức xúc vậy
    Tớ vừa đi một triển lãm, cực kỳ hoành tráng. Mang tên Collect. Đây là một cuộc biểu dương cho nghệ thuật đương đại, "International Art Fair for Contemporary objects". Có rất nhiều điều ghi nhận từ đây.
    Tớ chụp được có hơn trăm cái ảnh. Còn khoảng hơn nửa triển lãm là chỉ có tư liệu là những leaflet hoặc card giới thiệu, không minh hoạ được bằng ảnh. Cái máy ảnh của tớ bị điên. Tự nhiên đang lúc chụp mấy mẫu lọ, kỹ thuật thổi kính màu đẹp tuyệt vời thì chết đứ đừ.
    Bản thân tớ thì bị một cơn khó thở, tưởng là ngất lăn đùng ra đó. Tớ chưa bao giờ bị một cái gì tương tự, bình thường rất khỏe mạnh. Thế mà hôm qua tý hồn lìa khỏi xác Tớ biết là mình sắp ngã, mọi thứ nhoè nhoẹt đi lắm rồi. Từ sâu sâu thẳm trong tiềm thức cứ phải vận động bản thân là cố lên, cố lên. Buồn cười lắm, trong lúc đó còn nghĩ là đang mặc váy thế này mà lăn quay ra thì không được. Lý do rất nhảm nhí thế mà nhờ nó cũng cố không ngất được Tự mò ra cái ghế ngồi thở. Lúc tớ tỉnh lại rồi mới bảo với tay giữ gìn an ninh trật tự đứng ngay đấy là tao vừa bị một cơn chóng mặt, suýt nữa thì mày phải khiêng đi nó cũng khiếp vía, hỏi han rối rít
    Tớ đi ngó nghiêng thấy rút ra được nhiều nhận định hay lắm. Sẽ dần dần đề cập đến các mảng: Kính - Glass; Gốm, sứ, đồ đất nung - Porcelain, Ceramics, Earthware; Lacquer - Sơn mài; Đồ thủ công - Craft... và các vấn đề căn bản trong design như: Shape - Tạo dáng; Form - Hình khối, Function - Chức năng, Materials - Chất liệu, Aesthetic - Tính thẩm mỹ; Colour-Màu sắc; Ideas - Ý tưởng.... Mời cả nhà vào cho ý kiến.
    Hình ảnh khu triển lãm Collect tại Victoria and Albert Museum, London tháng 1.2005:
    [​IMG]
  2. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thế?
    Huhhh, tớ khoái xem ảnh bạn Breaking News cơ
  3. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thế?
    Huhhh, tớ khoái xem ảnh bạn Breaking News cơ
  4. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng bạn Pakita quay lại. Gớm, vào góp chuyện đi chứ cứ bay lượn không thôi là không được Mà ngộ nghĩnh nhở. Tớ cũng tung hoành ttvn này lâu năm ra phết rồi. Giờ mới gặp "Lời đề nghị khiếm nhã" kiểu "xem ảnh bạn BN cơ" Chẹp chẹp, để xem Pa mở hàng có đắt hàng không nhé
    Tớ kể tiếp chuyện chứ nhở. Tình hình là chuyện rất dài dòng. Rất nhiều thứ để nói và vì thế không biết nói đến cái gì cho ổn được. Thế nên là thay vì nói riêng từng thứ một tớ sẽ gộp tất cả làm thành một chuỗi nhất quán rồi ai tiện mồm hỏi cái gì tớ ba hoa tiếp về thứ ấy. Chính ra, lúc mới đi về, đang máu phải viết luôn mới sướng. Bây giờ nếu cảm thấy cơm nguội thì cũng cấm được chê
    Tớ chưa bao giờ xem một triển lãm nào về Đồ thủ công mỹ nghệ Art and Craft to như vừa rồi. To là vì số lượng các nghệ sĩ, các xưởng (studios) tham dự rất đông, đến từ mọi nơi: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Bỉ, Anh, Đức... Toàn những đất nước có truyền thống làm đồ thủ công và hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Art and Craft Movement. Thêm nữa là nhờ tính đa dạng và độc đáo của các sản phẩm có mặt. Các kiểu chủng loại, các kiểu thể hiện. Mỗi object là một sản phẩm nghệ thuật hoàn hảo, đủ sức đứng riêng một mình để nói về những tinh hoa mà Art and Craft Movement (ACM) luôn muốn nêu bật.
    Mẫu lọ hình quả dứa, một phần ba ở trên được cắt rời nên có thể nhấc cả đám ấy lên. Trông rất cool. Ảnh chụp sản phẩm và Artist tạo ra nó:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Monogram với vật liệu sứ Ceramics:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạc (silver) dát mỏng hình lá, rất tinh xảo:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Điêu khắc tạo hình bằng Gốm, sứ (Sculture made from Ceramics and Porcelain):
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đĩa gốm trang trí kiểu Trung Hoa, men cổ:
    [​IMG]
    Nói đến Art and Craft, có lẽ nên điểm qua một chút đặc điểm của nó để so sánh xem thời gian đã mang lại những gì mới. Có bác nào hứng thú vào đây tán phét về thời này thì vào tiếp tay với tớ. Tớ yêu giai đoạn này lắm cơ. ACM tôn vinh sự sáng tạo nghệ thuật tự do, thiên nhiên và kỹ năng khéo léo riêng biệt của mỗi nghệ sĩ để tạo nên một sản phẩm đặc biệt, duy nhất, hoàn thiện. ACM tẩy chay phương pháp sản xuất hàng loạt để tìm về những kỹ thuật thủ công cổ truyền, nhất là của thời Trung Cổ (medieval) để mỗi sản phẩm thực sự là một tác phẩm nghệ thuật có hồn và có giá trị vĩnh cửu. ACM đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn từ 1870 đến 1920 và có một ảnh hưởng không nhỏ đến cả những loại hình nghệ thuật khác, tiêu biểu là thiết kế nội thất.
    Tại sao lại lôi thiết kế nội thất vào đây? Đơn giản là vì đồ thủ công mỹ nghệ làm ra nhằm một giá trị chính là trang trí và sử dụng cho mục đích của con người. Người ta không thể bóc tách hai mảng này ra vì nó là hai bước của một quá trình. Con người với những yêu cầu thẩm mỹ và sử dụng của mình luôn mong muốn được đáp ứng bởi những vật thể mà art and craft làm ra. Và chính sự gần gũi chặt chẽ giữa chúng đã làm nên điểm chính của câu chuyện mà tớ đang kể hôm nay.
    Vào khu triển lãm, tớ gặp ngay một quầy giới thiệu tác phẩm sơn mài (lacquer) của một nghệ sĩ Nhật (quên mất tên vì không có card và vì tớ dự định quay lại buôn chuyện sau nên không ghi tên ngay lúc đầu). Cả triển lãm cùng lắm chỉ có vài ba người làm đồ sơn mài, của anh người Nhật này là hoành tráng nhất. Cộng tác viên là hai, ba đồng chí người Anh. Họ vô cùng tự hào về những gì họ làm về sơn mài. Các tác phẩm nhìn vô cùng hoàn hảo, không có một tỳ vết. Màu lên đẹp vô cùng, đen thì đen tuyền, màu bạc thì trắng ngà, màu vàng thì vàng son, rất mịn , tìm mỏi mắt không thấy một vệt rạn hoặc nứt của nước sơn chính bên trong. Tớ thán phục vô cùng vì đã quen nhìn đồ hơi hơi có tý rạn nhà mình. Hỏi ra mới biết, hiệu ứng bạc là nhờ những dát bạc thật 100%, vàng cũng là vàng thật 100%. Tất cả các tác phẩm đều có hình khối đơn giản, vuông hoặc tròn, đều đặn tự nhiên tạo cảm giác không bị nặng nề khiến người xem phải tập trung sự chú ý vào kỹ thuật và độ tinh xảo cuối cùng. Giá của một sản phẩm nhỏ bằng cái bát ô tô nhà mình khoảng 2.000 pound, tương đương 3.500 đô Mỹ. Một cái cao hình hộp chừng 45cm, rộng 30, sâu 30, hai màu đen trắng, giống như những cái khay đựng ấm tách nhà mình chồng lên nhau giá 9000 pound = 13.500 đô Mỹ. Còn cái có thêm màu vàng thì chắc chừng 12.000 pound = 18.000 đô Mỹ. Quá choáng. Tớ có giới thiệu giá cả và chất lượng của sơn ta VN. Hai ông người Anh có vẻ rất quan tâm. Nhưng nói đúng ra họ ngạc nhiên thì đúng hơn vì giá của mình rẻ đến mức không thể tưởng tượng được. Nếu mà tớ biết trước mang theo cái hộp sơn mài tặng cho thì hai chiến sĩ này ngất lăn đùng ra mất
    Sơn mài một loại hình hoàn toàn mới mẻ ở phương Tây. Từ khoảng năm năm trở lại đây thấy xuất hiện các đồ bát, khay, lọ... sơn mài được dùng trong một số show trang trí nội thất và cũng có bán ở một số store lớn. Tớ cứ có cảm giác đồ sơn mài sẽ là một món ngon béo bở trong tương lai ở thị trường châu Âu. Mặc dù, ai sẽ được lợi từ đó thì tớ nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Nhật Bản thì luôn là một cái gì đó đang mơ ước của dân phương Tây nhưng đồ Nhật đắt quá. Chỉ có số ít dân giàu và biết chơi mới chịu nổi. Nếu nhu cầu về đồ sơn mài mà lên thì Trung Quốc sẽ lợi to.
    Ba hoa về sơn mài để các bạn hiền nắm được tình hình. Và rất rất xin lỗi là không có ảnh minh hoạ. Nếu phải chọn loại nào mình thích nhất trong đợt này thì tớ chọn những sản phẩm từ kính và thủy tinh (Glass). Mời các bạn hiền thưởng lãm:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đúng ở quả kính màu này là tớ bị "gần ngất''. Thật là tiếc dau tiếc đớn. Còn khoảng 3 phòng trưng bày nữa tớ đi qua nhưng không thu nhận được nhiều vì mải lo tìm lối thoát ra ngoài để thở. Ở mấy cái khu bỏ dở kia đồ gốm và thủy tinh, kính màu đẹp vô cùng.
    Lại một lần nữa tớ phải nhấn mạnh đến tiêu chí chung của ACM. Như mọi người đều thấy. Mỗi vật thể trên đều tự thân biểu hiện được những giá trị rất riêng về Art. Mỗi thứ là một cuộc chơi ngoạn mục của rất nhiều tiêu chí: Form, Function, Shape, Colour, Philosophy, Nature...
    Nói về Shape và Form, phải nói rằng không có gì có thể cản được sự tưởng tượng và sáng tạo của các nghệ sĩ. Từ những khuôn hình tìm được trong tự nhiên, họ kết hợp chúng với nguyên liệu làm từ đất để tạo nên sự hài hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Và nhờ thế, đặt chân một cách trực diện đến Cái Đẹp. Độ tinh xảo, tính Mỹ thuật, sự Tự nhiên - không thể nói gì hơn về những gì nhìn thấy.
    Khi nào tớ có thời gian, sẽ tìm hiểu thêm về những nhân vật đã triển lãm vừa rồi và giới thiệu chi tiết một vài gương mặt tiêu biểu. Còn giờ, cứ loay hoay với những cái chung chung đã. Tớ rất mong nhận được lời nhận xét hoặc hỏi han của mọi người về những thứ đề cập đến để có cơ hội đi sâu hơn.
    Một nhận định mà tớ rút được ra là cuộc triển lãm lần này lại một lần nữa thể hiện sự kết dính không thể tách rời giữa ACM và thiết kế nội thất. Một đặc điểm của trang trí nội thất hiện giờ là:
    - Sự mở rộng của không gian: không gian thiết kế được thiết lập giống như một dòng chảy đều đặn của toàn bộ khoảng không có thể sử dụng, với rất ít đồ đạc hoặc vật trang trí làm ngăn luồng mắt. Xin mọi người đừng nhầm với chủ nghĩa Tối Giản Minimalism vì Minimalism đã tối giản - abstract hoặc minimalise mọi thứ đến độ chỉ còn giữ lại những khối hình - form hoặc shape cơ bản nhất. Còn không gian thiết kế hiện đại thì nhấn mạnh vào sự nhất quán của toàn bộ các vật thể trưng bày, sự giãn nở của khoảng không nhờ sử dụng hợp lý màu sắc và khối hình, và đặc biệt nhất là sử dụng ánh sáng.
    Flirting with Light (hì hì, tên tớ tự đặt, tạm dịch là @Nhấp nháy sắc màu":
    [​IMG]
    - Ánh sáng trong nội thất nhiều khi được đề cập đến với cái tên: "Ánh sáng hiện đại". Ánh sáng hiện đại trong trang trí nội thất thì có một nghìn kiểu, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là ánh sáng toát lên từ tự thân các vật thể trang trí. Đến đây thì chức năng của Art and Craft được làm sáng rõ. Các sản phẩm thủ công, đặc biệt là kính, kính trong hoặc kính màu có một hiệu quả đặc biệt trong việc tạo dựng ánh sáng hiện đại. Chúng có khả năng hấp thụ cao luồng ánh sáng có trong phòng, tạo điểm nhấn phong phú cho ánh sáng và các biên độ của ánh sáng (shades of light). Đồng thời giúp truyền dẫn hiệu ứng sáng làm tăng tính nhất quán của không gian. Như mọi người thấy, đâu phải ngẫu nhiên mà trong các kiểu nhà hiện đại người ta thường để những bình cắm hoa, lọ kiểu... bằng thuỷ tinh và cảm giác thu được là không gian có chút gì đó rất hiện đại. Tuy nhiên, ánh sáng kiểu này chỉ phát huy tối đa được khi bản thân vật tạo sáng đủ lấp lánh và lôi cuốn được mắt người. Vì thế, xu hướng trang trí hiện đại là chỉ cần bày trong phòng bộ bàn ghế đơn giản, một cái tủ thấp, một vài vật dụng cơ bản; các đường gờ của bàn ghế, tủ... là những đường thẳng, màu sắc chủ đạo đơn giản, và đầu tư nhiều hơn vào những vật mang hiệu quả ánh sáng cao như lọ kính, đèn chùm thủy tinh hoặc pha lê lóng lánh.... Những thứ này nhìn đơn giản nhưng có thể đáng giá đến vài nghìn pound lận.
    Thủy tinh màu:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nói thế để giải thích vì sao ở triển lãm vừa rồi rất nhiều các sản phẩm kính màu và chúng được thể hiện vô cùng đa dạng. Sự độc đáo, riêng biệt của mỗi tác phẩm lại là một câu chuyện dài bất tận về lòng ham mê và theo đuổi nghiêm túc con đường sáng tác lựa chọn.
    Các nghệ sĩ thủ công phương tây hoạt động nghệ thuật theo hai kiểu: Một là mở studios riêng, tự làm các công đoạn từ A đến Z, thường ở chính những vùng nguyên liệu có sẵn. Hai là hoạt động trong một nhóm ở trung tâm đô thị, có phòng trưng bày và vừa làm theo đơn đặt hàng và vừa làm theo cảm hứng. Nhóm 2 khả năng tiếp cận với những thành tựu mới trong ngành nhanh hơn. Nhưng nhóm 1 là những nhóm thường được nói đến với vẻ kính trọng đặc biệt vì bản thân họ thường tạo ra được một cái gì đó độc đáo mới lạ, khác hẳn. Họ cũng thường đạt đến mức hoàn thiện đỉnh cao trong kỹ thuật, vì thế sản phẩm có tính giá trị và kinh tế cao. Những triển lãm thế này là những lúc cả hai nhóm cùng xuất hiện, trao đổi tin tức và học hỏi lẫn nhau. Vì quy mô của triển lãm mọi thứ được nhà tổ chức (bảo tàng Victoria and Albert) lo liệu rất chu đáo nên nhiều nghệ sĩ không có mặt trực tiếp tại gian trưng bày của mình nhưng không vì thế mà nói có sự cô lập hoặc tách biệt của bất kỳ ai. Các nghệ sĩ rất biết nói về sản phẩm của mình vì họ phải mất một thời gian dài tư duy và theo đuổi mới tạo ra được cái họ muốn đem đến đó. Đây có lẽ là một điểm rất tích cực đáng học của giới làm sản phẩm thủ công phương Tây. Một không khí thân thiện, trao đổi tin tức, quan điểm sáng tác, giới thiệu bản thân nhìn chung rất sôi nổi và hào hứng. Tớ ra về mà lòng rất phấn khởi và tin là ACM sẽ đi lên và mở rộng mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Cảm thấy mình học hỏi được rất nhiều, không chỉ nhờ những thứ tận mắt nhìn thấy, mà nhờ cả những thứ chỉ có thể "cảm thấy". Vui lém
    Thôi, viết cũng dài lắm rồi. Cảm hứng hãy còn dưng mà muốn chờ đánh giá của mọi người
  5. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng bạn Pakita quay lại. Gớm, vào góp chuyện đi chứ cứ bay lượn không thôi là không được Mà ngộ nghĩnh nhở. Tớ cũng tung hoành ttvn này lâu năm ra phết rồi. Giờ mới gặp "Lời đề nghị khiếm nhã" kiểu "xem ảnh bạn BN cơ" Chẹp chẹp, để xem Pa mở hàng có đắt hàng không nhé
    Tớ kể tiếp chuyện chứ nhở. Tình hình là chuyện rất dài dòng. Rất nhiều thứ để nói và vì thế không biết nói đến cái gì cho ổn được. Thế nên là thay vì nói riêng từng thứ một tớ sẽ gộp tất cả làm thành một chuỗi nhất quán rồi ai tiện mồm hỏi cái gì tớ ba hoa tiếp về thứ ấy. Chính ra, lúc mới đi về, đang máu phải viết luôn mới sướng. Bây giờ nếu cảm thấy cơm nguội thì cũng cấm được chê
    Tớ chưa bao giờ xem một triển lãm nào về Đồ thủ công mỹ nghệ Art and Craft to như vừa rồi. To là vì số lượng các nghệ sĩ, các xưởng (studios) tham dự rất đông, đến từ mọi nơi: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Bỉ, Anh, Đức... Toàn những đất nước có truyền thống làm đồ thủ công và hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Art and Craft Movement. Thêm nữa là nhờ tính đa dạng và độc đáo của các sản phẩm có mặt. Các kiểu chủng loại, các kiểu thể hiện. Mỗi object là một sản phẩm nghệ thuật hoàn hảo, đủ sức đứng riêng một mình để nói về những tinh hoa mà Art and Craft Movement (ACM) luôn muốn nêu bật.
    Mẫu lọ hình quả dứa, một phần ba ở trên được cắt rời nên có thể nhấc cả đám ấy lên. Trông rất cool. Ảnh chụp sản phẩm và Artist tạo ra nó:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Monogram với vật liệu sứ Ceramics:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bạc (silver) dát mỏng hình lá, rất tinh xảo:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Điêu khắc tạo hình bằng Gốm, sứ (Sculture made from Ceramics and Porcelain):
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đĩa gốm trang trí kiểu Trung Hoa, men cổ:
    [​IMG]
    Nói đến Art and Craft, có lẽ nên điểm qua một chút đặc điểm của nó để so sánh xem thời gian đã mang lại những gì mới. Có bác nào hứng thú vào đây tán phét về thời này thì vào tiếp tay với tớ. Tớ yêu giai đoạn này lắm cơ. ACM tôn vinh sự sáng tạo nghệ thuật tự do, thiên nhiên và kỹ năng khéo léo riêng biệt của mỗi nghệ sĩ để tạo nên một sản phẩm đặc biệt, duy nhất, hoàn thiện. ACM tẩy chay phương pháp sản xuất hàng loạt để tìm về những kỹ thuật thủ công cổ truyền, nhất là của thời Trung Cổ (medieval) để mỗi sản phẩm thực sự là một tác phẩm nghệ thuật có hồn và có giá trị vĩnh cửu. ACM đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn từ 1870 đến 1920 và có một ảnh hưởng không nhỏ đến cả những loại hình nghệ thuật khác, tiêu biểu là thiết kế nội thất.
    Tại sao lại lôi thiết kế nội thất vào đây? Đơn giản là vì đồ thủ công mỹ nghệ làm ra nhằm một giá trị chính là trang trí và sử dụng cho mục đích của con người. Người ta không thể bóc tách hai mảng này ra vì nó là hai bước của một quá trình. Con người với những yêu cầu thẩm mỹ và sử dụng của mình luôn mong muốn được đáp ứng bởi những vật thể mà art and craft làm ra. Và chính sự gần gũi chặt chẽ giữa chúng đã làm nên điểm chính của câu chuyện mà tớ đang kể hôm nay.
    Vào khu triển lãm, tớ gặp ngay một quầy giới thiệu tác phẩm sơn mài (lacquer) của một nghệ sĩ Nhật (quên mất tên vì không có card và vì tớ dự định quay lại buôn chuyện sau nên không ghi tên ngay lúc đầu). Cả triển lãm cùng lắm chỉ có vài ba người làm đồ sơn mài, của anh người Nhật này là hoành tráng nhất. Cộng tác viên là hai, ba đồng chí người Anh. Họ vô cùng tự hào về những gì họ làm về sơn mài. Các tác phẩm nhìn vô cùng hoàn hảo, không có một tỳ vết. Màu lên đẹp vô cùng, đen thì đen tuyền, màu bạc thì trắng ngà, màu vàng thì vàng son, rất mịn , tìm mỏi mắt không thấy một vệt rạn hoặc nứt của nước sơn chính bên trong. Tớ thán phục vô cùng vì đã quen nhìn đồ hơi hơi có tý rạn nhà mình. Hỏi ra mới biết, hiệu ứng bạc là nhờ những dát bạc thật 100%, vàng cũng là vàng thật 100%. Tất cả các tác phẩm đều có hình khối đơn giản, vuông hoặc tròn, đều đặn tự nhiên tạo cảm giác không bị nặng nề khiến người xem phải tập trung sự chú ý vào kỹ thuật và độ tinh xảo cuối cùng. Giá của một sản phẩm nhỏ bằng cái bát ô tô nhà mình khoảng 2.000 pound, tương đương 3.500 đô Mỹ. Một cái cao hình hộp chừng 45cm, rộng 30, sâu 30, hai màu đen trắng, giống như những cái khay đựng ấm tách nhà mình chồng lên nhau giá 9000 pound = 13.500 đô Mỹ. Còn cái có thêm màu vàng thì chắc chừng 12.000 pound = 18.000 đô Mỹ. Quá choáng. Tớ có giới thiệu giá cả và chất lượng của sơn ta VN. Hai ông người Anh có vẻ rất quan tâm. Nhưng nói đúng ra họ ngạc nhiên thì đúng hơn vì giá của mình rẻ đến mức không thể tưởng tượng được. Nếu mà tớ biết trước mang theo cái hộp sơn mài tặng cho thì hai chiến sĩ này ngất lăn đùng ra mất
    Sơn mài một loại hình hoàn toàn mới mẻ ở phương Tây. Từ khoảng năm năm trở lại đây thấy xuất hiện các đồ bát, khay, lọ... sơn mài được dùng trong một số show trang trí nội thất và cũng có bán ở một số store lớn. Tớ cứ có cảm giác đồ sơn mài sẽ là một món ngon béo bở trong tương lai ở thị trường châu Âu. Mặc dù, ai sẽ được lợi từ đó thì tớ nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Nhật Bản thì luôn là một cái gì đó đang mơ ước của dân phương Tây nhưng đồ Nhật đắt quá. Chỉ có số ít dân giàu và biết chơi mới chịu nổi. Nếu nhu cầu về đồ sơn mài mà lên thì Trung Quốc sẽ lợi to.
    Ba hoa về sơn mài để các bạn hiền nắm được tình hình. Và rất rất xin lỗi là không có ảnh minh hoạ. Nếu phải chọn loại nào mình thích nhất trong đợt này thì tớ chọn những sản phẩm từ kính và thủy tinh (Glass). Mời các bạn hiền thưởng lãm:

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đúng ở quả kính màu này là tớ bị "gần ngất''. Thật là tiếc dau tiếc đớn. Còn khoảng 3 phòng trưng bày nữa tớ đi qua nhưng không thu nhận được nhiều vì mải lo tìm lối thoát ra ngoài để thở. Ở mấy cái khu bỏ dở kia đồ gốm và thủy tinh, kính màu đẹp vô cùng.
    Lại một lần nữa tớ phải nhấn mạnh đến tiêu chí chung của ACM. Như mọi người đều thấy. Mỗi vật thể trên đều tự thân biểu hiện được những giá trị rất riêng về Art. Mỗi thứ là một cuộc chơi ngoạn mục của rất nhiều tiêu chí: Form, Function, Shape, Colour, Philosophy, Nature...
    Nói về Shape và Form, phải nói rằng không có gì có thể cản được sự tưởng tượng và sáng tạo của các nghệ sĩ. Từ những khuôn hình tìm được trong tự nhiên, họ kết hợp chúng với nguyên liệu làm từ đất để tạo nên sự hài hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Và nhờ thế, đặt chân một cách trực diện đến Cái Đẹp. Độ tinh xảo, tính Mỹ thuật, sự Tự nhiên - không thể nói gì hơn về những gì nhìn thấy.
    Khi nào tớ có thời gian, sẽ tìm hiểu thêm về những nhân vật đã triển lãm vừa rồi và giới thiệu chi tiết một vài gương mặt tiêu biểu. Còn giờ, cứ loay hoay với những cái chung chung đã. Tớ rất mong nhận được lời nhận xét hoặc hỏi han của mọi người về những thứ đề cập đến để có cơ hội đi sâu hơn.
    Một nhận định mà tớ rút được ra là cuộc triển lãm lần này lại một lần nữa thể hiện sự kết dính không thể tách rời giữa ACM và thiết kế nội thất. Một đặc điểm của trang trí nội thất hiện giờ là:
    - Sự mở rộng của không gian: không gian thiết kế được thiết lập giống như một dòng chảy đều đặn của toàn bộ khoảng không có thể sử dụng, với rất ít đồ đạc hoặc vật trang trí làm ngăn luồng mắt. Xin mọi người đừng nhầm với chủ nghĩa Tối Giản Minimalism vì Minimalism đã tối giản - abstract hoặc minimalise mọi thứ đến độ chỉ còn giữ lại những khối hình - form hoặc shape cơ bản nhất. Còn không gian thiết kế hiện đại thì nhấn mạnh vào sự nhất quán của toàn bộ các vật thể trưng bày, sự giãn nở của khoảng không nhờ sử dụng hợp lý màu sắc và khối hình, và đặc biệt nhất là sử dụng ánh sáng.
    Flirting with Light (hì hì, tên tớ tự đặt, tạm dịch là @Nhấp nháy sắc màu":
    [​IMG]
    - Ánh sáng trong nội thất nhiều khi được đề cập đến với cái tên: "Ánh sáng hiện đại". Ánh sáng hiện đại trong trang trí nội thất thì có một nghìn kiểu, nhưng đặc điểm quan trọng nhất là ánh sáng toát lên từ tự thân các vật thể trang trí. Đến đây thì chức năng của Art and Craft được làm sáng rõ. Các sản phẩm thủ công, đặc biệt là kính, kính trong hoặc kính màu có một hiệu quả đặc biệt trong việc tạo dựng ánh sáng hiện đại. Chúng có khả năng hấp thụ cao luồng ánh sáng có trong phòng, tạo điểm nhấn phong phú cho ánh sáng và các biên độ của ánh sáng (shades of light). Đồng thời giúp truyền dẫn hiệu ứng sáng làm tăng tính nhất quán của không gian. Như mọi người thấy, đâu phải ngẫu nhiên mà trong các kiểu nhà hiện đại người ta thường để những bình cắm hoa, lọ kiểu... bằng thuỷ tinh và cảm giác thu được là không gian có chút gì đó rất hiện đại. Tuy nhiên, ánh sáng kiểu này chỉ phát huy tối đa được khi bản thân vật tạo sáng đủ lấp lánh và lôi cuốn được mắt người. Vì thế, xu hướng trang trí hiện đại là chỉ cần bày trong phòng bộ bàn ghế đơn giản, một cái tủ thấp, một vài vật dụng cơ bản; các đường gờ của bàn ghế, tủ... là những đường thẳng, màu sắc chủ đạo đơn giản, và đầu tư nhiều hơn vào những vật mang hiệu quả ánh sáng cao như lọ kính, đèn chùm thủy tinh hoặc pha lê lóng lánh.... Những thứ này nhìn đơn giản nhưng có thể đáng giá đến vài nghìn pound lận.
    Thủy tinh màu:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nói thế để giải thích vì sao ở triển lãm vừa rồi rất nhiều các sản phẩm kính màu và chúng được thể hiện vô cùng đa dạng. Sự độc đáo, riêng biệt của mỗi tác phẩm lại là một câu chuyện dài bất tận về lòng ham mê và theo đuổi nghiêm túc con đường sáng tác lựa chọn.
    Các nghệ sĩ thủ công phương tây hoạt động nghệ thuật theo hai kiểu: Một là mở studios riêng, tự làm các công đoạn từ A đến Z, thường ở chính những vùng nguyên liệu có sẵn. Hai là hoạt động trong một nhóm ở trung tâm đô thị, có phòng trưng bày và vừa làm theo đơn đặt hàng và vừa làm theo cảm hứng. Nhóm 2 khả năng tiếp cận với những thành tựu mới trong ngành nhanh hơn. Nhưng nhóm 1 là những nhóm thường được nói đến với vẻ kính trọng đặc biệt vì bản thân họ thường tạo ra được một cái gì đó độc đáo mới lạ, khác hẳn. Họ cũng thường đạt đến mức hoàn thiện đỉnh cao trong kỹ thuật, vì thế sản phẩm có tính giá trị và kinh tế cao. Những triển lãm thế này là những lúc cả hai nhóm cùng xuất hiện, trao đổi tin tức và học hỏi lẫn nhau. Vì quy mô của triển lãm mọi thứ được nhà tổ chức (bảo tàng Victoria and Albert) lo liệu rất chu đáo nên nhiều nghệ sĩ không có mặt trực tiếp tại gian trưng bày của mình nhưng không vì thế mà nói có sự cô lập hoặc tách biệt của bất kỳ ai. Các nghệ sĩ rất biết nói về sản phẩm của mình vì họ phải mất một thời gian dài tư duy và theo đuổi mới tạo ra được cái họ muốn đem đến đó. Đây có lẽ là một điểm rất tích cực đáng học của giới làm sản phẩm thủ công phương Tây. Một không khí thân thiện, trao đổi tin tức, quan điểm sáng tác, giới thiệu bản thân nhìn chung rất sôi nổi và hào hứng. Tớ ra về mà lòng rất phấn khởi và tin là ACM sẽ đi lên và mở rộng mạnh mẽ hơn trong vài năm tới. Cảm thấy mình học hỏi được rất nhiều, không chỉ nhờ những thứ tận mắt nhìn thấy, mà nhờ cả những thứ chỉ có thể "cảm thấy". Vui lém
    Thôi, viết cũng dài lắm rồi. Cảm hứng hãy còn dưng mà muốn chờ đánh giá của mọi người
  6. soul_of_stone

    soul_of_stone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.257
    Đã được thích:
    2
    Chà, Hay! đang bận cuống đít lên ấy, thế mà thế nào lạng quạng vào đây lại bị bạn BN cuốn hút ngồi đọc ngốn ngấu từ đầu đến cuối . Đọc xong ko nói một chữ hay thì không chịu được. Thanks bạn BN đã mở rộng tầm mắt .Hay thật , đẹp thật ( dù chưa hiện đc hết hình nhưng cũng cảm thấy như đã được ăn một bữa no )
  7. soul_of_stone

    soul_of_stone Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.257
    Đã được thích:
    2
    Chà, Hay! đang bận cuống đít lên ấy, thế mà thế nào lạng quạng vào đây lại bị bạn BN cuốn hút ngồi đọc ngốn ngấu từ đầu đến cuối . Đọc xong ko nói một chữ hay thì không chịu được. Thanks bạn BN đã mở rộng tầm mắt .Hay thật , đẹp thật ( dù chưa hiện đc hết hình nhưng cũng cảm thấy như đã được ăn một bữa no )
  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Em breaking_news trả xiền Net cho chị nhá, bắt đền đấy làm chị mất thời gian ngồi chiêm ngưỡng quá .
    Đẹp thật đấy , nghĩ đến Gốm Nhung, Bát Tràng ,đồ mây tre...Việt mình mà chạnh lòng , dù sao vẫn thích đồ Việt mình hơn
    Tiếc vì chị không có mặt ở đấy, chứ không thể nào cũng "nhón trộm " được vài ba món tặng mấy đứa em trong box Mỹ Thuật này rùi

    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 19/01/2005
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Em breaking_news trả xiền Net cho chị nhá, bắt đền đấy làm chị mất thời gian ngồi chiêm ngưỡng quá .
    Đẹp thật đấy , nghĩ đến Gốm Nhung, Bát Tràng ,đồ mây tre...Việt mình mà chạnh lòng , dù sao vẫn thích đồ Việt mình hơn
    Tiếc vì chị không có mặt ở đấy, chứ không thể nào cũng "nhón trộm " được vài ba món tặng mấy đứa em trong box Mỹ Thuật này rùi

    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 19/01/2005
  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    YÊU TÌNH QUA CẢ MÙA ĐÔNG
    Tặng cho một "cuộc tình dài rộng quá, đôi khi lại rất buồn!" Cho bạn thân nhất của tôi
    Mùa xuân và Tình Yêu. Tình Yêu và Biển rộng. Biển rộng quá người bao giờ đi hết. Yêu dài quá người bao giờ hiểu được. Có một Tình Yêu bạn và tôi đã cho đi. Đơn giản như sự đời chúng mình đã sinh ra và đã sống. Màu nhiệm như một sáng nào thấy mình thôi ngốc dại. Trả lại không hay còn giữ mãi, dư vị cuối cùng tan loãng của Tình Yêu.
    Tôi không bao giờ coi, được yêu hay biết yêu là Hạnh Phúc. Bởi tôi nghĩ Hạnh Phúc là thứ bền lâu và âm thầm hơn thế nhiều. Đó là vì tôi nhìn thấy bạn mình đi ra từ Tình Yêu cho đi suốt những sắc xuân nồng thời con gái. Không có gì ngoài sự tả tơi và trơ trọi. Tôi không muốn chọn cho mình đâu một lần nào như thế. Cho hết cả đi và chẳng chuẩn bị gì cho những khi mình không còn gì cả. Thế nên, Hạnh Phúc với tôi sẽ không là, những sáng mai Tình yêu hôn ngọt dịu, hay những buổi chiều ngây ngất của đầu môi. Hạnh Phúc không nằm trong khi tôi và người gặp gỡ. Nó lặng lẽ giấu mặt trong hương cà phê đắng nhoè nhoẹt vị thời gian một quán xám của chiều mưa. Hạnh Phúc cúi đầu nghe tiếng bước chân lê mòn vẹt miền Bóng Tối. Trả lại cho anh, cho Tình Yêu tuổi hai mươi tôi chưa bao giờ tin Hạnh Phúc tôi tìm thấy. Đó là vì, tôi cần phải đi hết cả con đường tình xa xôi mới hiểu. Mình cô đơn rồi Hạnh Phúc có thực không?
    Mùa đông gió rạp mình qua lưng vùng bóng tối. Gió xao xác quanh người hay gió thổi từ tim?
    "Bởi vì em không nói
    Bởi vì anh không hỏi
    Nên có những điều ta chẳng biết về nhau
    Anh đâu ngờ ở tận đáy sâu
    Tâm hồn em có một miền bóng tối
    Xuân đã sang cây xanh lộc mới
    Khoảng tối trong em vẫn lạnh giá mùa đông"

    Khoảng tối của Tình Yêu là chiếc bóng của Hạnh Phúc phía tận cùng. Nếu Tình Yêu dài theo đời mãi, chiếc bóng ấy mãi chỉ là chiếc bóng. Để người ta thấy mình quan trọng. Và biết mình dẫu chẳng đi cùng ai trên đường vẫn có bạn tâm giao.
    Nếu Tình Yêu nhạt nhoà và tắt lụi. Bóng ấy sẽ ***g vào trong miền Hạnh Phúc. Một miền gió đông và tối ngút ngàn. Miền thăm thẳm chở che cho nước mắt nếu trào ra sẽ không ai nhận thấy. Từ trong bóng tối, những cảm giác dữ dội sẽ có những bình an.
    "Có những ngày không bão cũng chẳng dông
    Mà tim em ngả nghiêng sóng dữ
    Trời rất trong mà thuyền em lạc lối
    Bởi ngày xưa ký ức hoá sương mù"

    Ký ức mờ sương vì ký ức nhập vào cùng Bóng Tối. Miền Hạnh Phúc không ở phía Tình Yêu.
    "Vẳng bên tai khúc hát phiêu du
    Bay theo gió gợi trăm nghìn nỗi nhớ
    Gợi trong em một tình yêu dang dở
    Giọt nước mắt nào chẳng phải vì anh
    Bài thơ tình của những tháng ngày xanh
    Của cái thời tim em còn căng nhựa
    Mỗi câu thơ là một lời thề hứa
    Lời yêu thương nói chẳng chút ngại ngần
    Màu mắt trong vẫn còn rất thanh tân
    Giờ đã đượm nỗi buồn xa vắng
    Anh đâu biết có những hôm trời nắng.
    Mà lòng em giá lạnh âm u
    Một ngày kia em lạc giữa sương mù
    Dẫu hôm ấy trời trong biển lặng
    Là thuyền em đã đi về bến cũ
    Bởi phía tối hồn em có một bến tình yêu".

    ----------------------------------------------------------------
    Trích thơ Artox1812, post ngày 07.02.2005, topic "Thơ ở vườn nhà", box Văn học http://ttvnol.com/vanhoc/63577/trang-94.ttvn
    Được breaking_news sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 15/02/2005

Chia sẻ trang này