1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về các loài hoa - Mục lục trang 1

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Oshin, 08/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Những cây hoa lạ của kĩ sư Lương Văn Sáu
    Trước khi kể về những loài hoa lạ ?ochưa được ai biết đến? tôi muốn nói về ?ocây hoa già lặng lẽ?õ dường như cũng bị lãng quên như loài hoa : kỹ sư Lương Văn Sáu, một kỹ sư chuyên về hoa, tốt nghiệp Trường Canh nông ở Versailles (Pháp), một trong vài người đầu tiên thiết lập nên công viên hoa Đà Lạt. Tất cả các loài hoa quí Đông Tây trong vườn hoa bây giờ đều lưu dấu những cuộc tìm kiếm của ông, người theo đuổi suốt đời với những loài hoa thân mộc. Ông chính là người đầu tiên đưa phượng tím (Jacaranda) có nguồn gốc từ châu Mỹ về trồng ở Đà Lạt vào năm 1962. Một trong vài cây do ông trồng bây giờ còn sót lại ở đường vào chợ Đà Lạt, ba cây khác chiết ra từ cây này. Các tài liệu về thực vật học phân loài hoa độc đáo, quyến rũ này vào loài hoa quí, nhưng mãi đến đầu năm 1994 bí mật về hoa Đà Lạt này mới thực sự được khám phá. Trong khi đó còn rất nhiều bí mật về hoa Đà lạt vẫn giấu kín trong ?ocây hoa già lặng lẽ? này. Càng bí ẩn hơn nữa khi mà căn bệnh hạch thanh quản đã cướp đi giọng nói của ông vĩnh viễn.
    Suốt những năm qua, ông sống cô độc với người vợ trong một căn hộ chật chội ở đường Bùi Thị Xuân,và ba năm rồi ông phải gượng dậy chiết cành phượng tím gửi ra Huế, Hà Nội bán lấy tiền chữa bệnh... Cuộc trò chuyện về hoa Đà Lạt đã là một cuộc bút đàm. ?oThưa bác, hình như cháu có nghe đến một loài hoa lạ có tên là chuông đỏ?. ?oKhông phải là chuông đỏ mà là chuông vàng, tên khoa học Spathodea campanulata Bean, chuyển qua Hán Việt là sò đo cam, nhưng có nguồn gốc từ châu Phi. Một loài hoa thân mộc cao lớn, lá xanh gần giống lá muồng, hoa màu vàng pha cam, hình dáng như những quả chuông, mỗi chùm từ 40 đến 50 bông. Hoa nở suốt bốn mùa, những chùm chuông vàng rực rỡ trên nền xanh, trông như một thứ cây ăn quả. Vì nó quí và lạ, nên tôi mới mang về?õ. Và câu chuyện về quá trình di thực loại hoa này bắt đầu dài ra trên trang giấy khó nhọc. Năm 1958, từ Trường Canh nông Versailles trở về, hành trang của bác Sáu là những giống hoa lạ, trong đó có phượng tím, chuông vàng và... Bác trồng cây hoa chuông vàng đầu tiên ở lâm viên Trảng Bom - Tây Ninh. Sau giải phóng, bác trở lại chiết một cành mang tặng chùa Quan Thế Âm ở phía Bắc hồ Xuân Hương (Đà Lạt). Đó là cây hoa duy nhất ở Đà Lạt, ngoài cây chuông vàng ở Trảng Bom và một cây nữa được chiết về trồng ở Thảo cầm viên Sài Gòn. Bác muốn nhắn hỏi bây giờ nó còn sống hay không?
    Theo lời bác Sáu, tôi tìm đến thăm cây chuông vàng ở chùa Quan Thế Âm. Ni sư trụ trì kể rằng: Sau khi trồng được ba năm thì cây ra hoa. Thấy cây hoa lạ mà rất đẹp, nhiều người hỏi xin giống, nhưng nhà chùa vẫn không biết cách lấy giống và trồng nó như thế nào. Bác Sáu kể, hoa chuông vàng muốn kết trái thì phải có một loài chim đặc biệt mỏ cong mới có thể đưa phấn vào đài hoa.
    ?oCòn một cây lạ nữa... không biết bây giờ có còn không, nên tôi không muốn nói nữa?. Tôi liền hứa nếu bác cho biết thì tôi sẽ tìm nó, chụp ảnh về cho bác. Trầm ngâm hồi lâu, bác cầm cây bút tô đậm : cây đậu tía. Tên khoa học là Wistaria, tên quốc tế thường gọi là Shycine, có hai màu : xanh lơ (bleu) và trắng (blanc), nhưng rất thơm. Có nguồn gốc từ Đài Loan, là loài hoa phương Đông ?ohữu sắc, hữu hương? rất hiếm. ?oNgười Đài Loan và Trung Quốc mà chọn để trồng trước cổng sơn đỏ là quí lắm. Tôi lấy gốc từ Đài Loan về trồng ở công viên hoa Đà Lạt vào năm 1963. Đến bây giờ, các kỹ thuật viên ở đó vẫn không biết nó nằm ở đâu. Cây này, nếu không được chăm sóc thì khó thấy cái quí của nó lắm?. Nói xong, bác lục tìm một cuốn sách đưa cho tôi xem. Đó là cuốn Guiness (1991) ghi rằng : ?oCây đậu tía khổng lồ của Trung Quốc Wistaria sinensis được trồng vào năm 1892 tại Sierra Madre (California) cành dài 150 m, bao phủ 0,4 hecta đất, nặng 230 tấn. Kỳ đơm hoa thông thường là 5 tuần, mỗi cụm có 1 triệu 5 hoa, có đến 30.000 người đến chiêm ngưỡng?.
    Bác Sáu cho biết còn một cây hoa thân mộc rất quí, ở Đà Lạt chỉ có một cây một thôi, được trồng ngay cổng khách sạn Palace, đường Trần Phú bây giờ. Tên nó là: vông kê. Loài này có nguồn gốc từ Trung Đông và Châu úc, tên khoa học là Erythrina cristagalli l. (thuộc họ châu vông). Cái tên vông kê là do bác Sáu đặt. Hoa ở cuối đông đầu xuân, từng chuỗi dài năm tấc, màu đỏ như mồng gà (khác hẳn với hoa mào gà thân thảo). Cây vông kê ở khách sạn Palace được trồng vào năm 1965. ?oNhững năm đầu hoa kết trên 5.000 chuỗi, đỏ ối, nặng trĩu cả cây. Sau này, vì không được chăm sóc nên cây cho ít hoa. Bây giờ là mùa vông kê trổ bông đấy, cháu hãy đến xem rồi về nói lại cho bác nghe với?.
    Cây vông kê ở cổng sau khách sạn năm sao mọc lẫn giữa những cây thông, thân và cành tựa cây si, nhưng trổ ra những chuỗi hoa màu đỏ tươi. Chỉ tiếc hoa nở ít quá nên dễ lầm nó với những loại cây xanh bình thường. Còn ở công viên hoa, các kỹ thuật viên cho biết ở đây không có cây nào tên là đậu tía Wistaria cả. Cuối cùng, khi tôi gắng hỏi có cây hoa nào mà Đà Lạt không có, anh Phi - đội trưởng đội cây giống - cho biết: có một loại cây cẩm cầu. Tôi mang về định bụng hỏi bác Sáu có biết không. ?oPhải gọi cho đúng là cẩm cù. Nó đấy, nó là đậu tía đấy?. Bác mừng như tìm lại được đứa con đã thất lạc lâu ngày. Bác nói, cần phải kịp thời nhân giống để bảo vệ nguồn gen quí này nhưng các kỹ thuật viên về hoa ở Đà Lạt không biết cách đâu. Theo bác, phượng tím, chuông vàng vông kê (đỏ) là những cây lạ, vừa là hoa vừa là cây bóng mát. Nếu được trồng trên đường phố Đà Lạt thì sẽ có một phối sắc tuyệt vời. Còn vườn hoa, nếu muốn trở thành một bảo tàng hoa, thì không thể thiếu những loài hoa lạ như đậu tía. ?oBác ơi, chắc là còn một cây nữa chứ??õ. ?oCòn một cây nữa... nhưng thôi. Hãy từ từ mà lo cho mấy cây kia đi đã?.
    Mùa xuân này, bạn lên chơi Đà Lạt, xin hãy tìm đến với những cây hoa lạ của bác Sáu, và cũng đừng quên có một ?ocây hoa già? đang chứa trong mình những bí ẩn về hoa Đà Lạt.

    (Sưu tầm )
    [​IMG]
    Spathodea campanulata
    [​IMG]
    Wisteria sinensis
    [​IMG]
    Erythrina crista galli
  2. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Những cây hoa lạ của kĩ sư Lương Văn Sáu
    Trước khi kể về những loài hoa lạ ?ochưa được ai biết đến? tôi muốn nói về ?ocây hoa già lặng lẽ?õ dường như cũng bị lãng quên như loài hoa : kỹ sư Lương Văn Sáu, một kỹ sư chuyên về hoa, tốt nghiệp Trường Canh nông ở Versailles (Pháp), một trong vài người đầu tiên thiết lập nên công viên hoa Đà Lạt. Tất cả các loài hoa quí Đông Tây trong vườn hoa bây giờ đều lưu dấu những cuộc tìm kiếm của ông, người theo đuổi suốt đời với những loài hoa thân mộc. Ông chính là người đầu tiên đưa phượng tím (Jacaranda) có nguồn gốc từ châu Mỹ về trồng ở Đà Lạt vào năm 1962. Một trong vài cây do ông trồng bây giờ còn sót lại ở đường vào chợ Đà Lạt, ba cây khác chiết ra từ cây này. Các tài liệu về thực vật học phân loài hoa độc đáo, quyến rũ này vào loài hoa quí, nhưng mãi đến đầu năm 1994 bí mật về hoa Đà Lạt này mới thực sự được khám phá. Trong khi đó còn rất nhiều bí mật về hoa Đà lạt vẫn giấu kín trong ?ocây hoa già lặng lẽ? này. Càng bí ẩn hơn nữa khi mà căn bệnh hạch thanh quản đã cướp đi giọng nói của ông vĩnh viễn.
    Suốt những năm qua, ông sống cô độc với người vợ trong một căn hộ chật chội ở đường Bùi Thị Xuân,và ba năm rồi ông phải gượng dậy chiết cành phượng tím gửi ra Huế, Hà Nội bán lấy tiền chữa bệnh... Cuộc trò chuyện về hoa Đà Lạt đã là một cuộc bút đàm. ?oThưa bác, hình như cháu có nghe đến một loài hoa lạ có tên là chuông đỏ?. ?oKhông phải là chuông đỏ mà là chuông vàng, tên khoa học Spathodea campanulata Bean, chuyển qua Hán Việt là sò đo cam, nhưng có nguồn gốc từ châu Phi. Một loài hoa thân mộc cao lớn, lá xanh gần giống lá muồng, hoa màu vàng pha cam, hình dáng như những quả chuông, mỗi chùm từ 40 đến 50 bông. Hoa nở suốt bốn mùa, những chùm chuông vàng rực rỡ trên nền xanh, trông như một thứ cây ăn quả. Vì nó quí và lạ, nên tôi mới mang về?õ. Và câu chuyện về quá trình di thực loại hoa này bắt đầu dài ra trên trang giấy khó nhọc. Năm 1958, từ Trường Canh nông Versailles trở về, hành trang của bác Sáu là những giống hoa lạ, trong đó có phượng tím, chuông vàng và... Bác trồng cây hoa chuông vàng đầu tiên ở lâm viên Trảng Bom - Tây Ninh. Sau giải phóng, bác trở lại chiết một cành mang tặng chùa Quan Thế Âm ở phía Bắc hồ Xuân Hương (Đà Lạt). Đó là cây hoa duy nhất ở Đà Lạt, ngoài cây chuông vàng ở Trảng Bom và một cây nữa được chiết về trồng ở Thảo cầm viên Sài Gòn. Bác muốn nhắn hỏi bây giờ nó còn sống hay không?
    Theo lời bác Sáu, tôi tìm đến thăm cây chuông vàng ở chùa Quan Thế Âm. Ni sư trụ trì kể rằng: Sau khi trồng được ba năm thì cây ra hoa. Thấy cây hoa lạ mà rất đẹp, nhiều người hỏi xin giống, nhưng nhà chùa vẫn không biết cách lấy giống và trồng nó như thế nào. Bác Sáu kể, hoa chuông vàng muốn kết trái thì phải có một loài chim đặc biệt mỏ cong mới có thể đưa phấn vào đài hoa.
    ?oCòn một cây lạ nữa... không biết bây giờ có còn không, nên tôi không muốn nói nữa?. Tôi liền hứa nếu bác cho biết thì tôi sẽ tìm nó, chụp ảnh về cho bác. Trầm ngâm hồi lâu, bác cầm cây bút tô đậm : cây đậu tía. Tên khoa học là Wistaria, tên quốc tế thường gọi là Shycine, có hai màu : xanh lơ (bleu) và trắng (blanc), nhưng rất thơm. Có nguồn gốc từ Đài Loan, là loài hoa phương Đông ?ohữu sắc, hữu hương? rất hiếm. ?oNgười Đài Loan và Trung Quốc mà chọn để trồng trước cổng sơn đỏ là quí lắm. Tôi lấy gốc từ Đài Loan về trồng ở công viên hoa Đà Lạt vào năm 1963. Đến bây giờ, các kỹ thuật viên ở đó vẫn không biết nó nằm ở đâu. Cây này, nếu không được chăm sóc thì khó thấy cái quí của nó lắm?. Nói xong, bác lục tìm một cuốn sách đưa cho tôi xem. Đó là cuốn Guiness (1991) ghi rằng : ?oCây đậu tía khổng lồ của Trung Quốc Wistaria sinensis được trồng vào năm 1892 tại Sierra Madre (California) cành dài 150 m, bao phủ 0,4 hecta đất, nặng 230 tấn. Kỳ đơm hoa thông thường là 5 tuần, mỗi cụm có 1 triệu 5 hoa, có đến 30.000 người đến chiêm ngưỡng?.
    Bác Sáu cho biết còn một cây hoa thân mộc rất quí, ở Đà Lạt chỉ có một cây một thôi, được trồng ngay cổng khách sạn Palace, đường Trần Phú bây giờ. Tên nó là: vông kê. Loài này có nguồn gốc từ Trung Đông và Châu úc, tên khoa học là Erythrina cristagalli l. (thuộc họ châu vông). Cái tên vông kê là do bác Sáu đặt. Hoa ở cuối đông đầu xuân, từng chuỗi dài năm tấc, màu đỏ như mồng gà (khác hẳn với hoa mào gà thân thảo). Cây vông kê ở khách sạn Palace được trồng vào năm 1965. ?oNhững năm đầu hoa kết trên 5.000 chuỗi, đỏ ối, nặng trĩu cả cây. Sau này, vì không được chăm sóc nên cây cho ít hoa. Bây giờ là mùa vông kê trổ bông đấy, cháu hãy đến xem rồi về nói lại cho bác nghe với?.
    Cây vông kê ở cổng sau khách sạn năm sao mọc lẫn giữa những cây thông, thân và cành tựa cây si, nhưng trổ ra những chuỗi hoa màu đỏ tươi. Chỉ tiếc hoa nở ít quá nên dễ lầm nó với những loại cây xanh bình thường. Còn ở công viên hoa, các kỹ thuật viên cho biết ở đây không có cây nào tên là đậu tía Wistaria cả. Cuối cùng, khi tôi gắng hỏi có cây hoa nào mà Đà Lạt không có, anh Phi - đội trưởng đội cây giống - cho biết: có một loại cây cẩm cầu. Tôi mang về định bụng hỏi bác Sáu có biết không. ?oPhải gọi cho đúng là cẩm cù. Nó đấy, nó là đậu tía đấy?. Bác mừng như tìm lại được đứa con đã thất lạc lâu ngày. Bác nói, cần phải kịp thời nhân giống để bảo vệ nguồn gen quí này nhưng các kỹ thuật viên về hoa ở Đà Lạt không biết cách đâu. Theo bác, phượng tím, chuông vàng vông kê (đỏ) là những cây lạ, vừa là hoa vừa là cây bóng mát. Nếu được trồng trên đường phố Đà Lạt thì sẽ có một phối sắc tuyệt vời. Còn vườn hoa, nếu muốn trở thành một bảo tàng hoa, thì không thể thiếu những loài hoa lạ như đậu tía. ?oBác ơi, chắc là còn một cây nữa chứ??õ. ?oCòn một cây nữa... nhưng thôi. Hãy từ từ mà lo cho mấy cây kia đi đã?.
    Mùa xuân này, bạn lên chơi Đà Lạt, xin hãy tìm đến với những cây hoa lạ của bác Sáu, và cũng đừng quên có một ?ocây hoa già? đang chứa trong mình những bí ẩn về hoa Đà Lạt.

    (Sưu tầm )
    [​IMG]
    Spathodea campanulata
    [​IMG]
    Wisteria sinensis
    [​IMG]
    Erythrina crista galli
  3. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Sự trở lại sau 35 năm của Mai Anh Đào
    Hoàng Nguyễn
    Trên cao nguyên Lâm Viên có một loài anh đào bản địa, thường gọi là mai anh đào vì có hoa năm cánh giống như hoa mai (Cerasus) nhưng màu hồng thắm và có hình dáng của cây đào (Prunus). Vì vậy, nó được các nhà khoa học đặt tên ghép là Prunus cerasoides. Cũng như các loài anh đào khác, mai anh đào mang nét đặc trưng của thực vật ôn đới: rụng lá vào cuối thu rồi ?ongủ đông?. Từ dịp Noé cho đến Tết nguyên đán, hoa mai anh đào nở rộ...
    Đầu thập niên 60, căn cứ vào đặc điểm sinh thái của mai anh đào và điều kiện tự nhiên ở Đà Lạt, các nhà nông học ở miền Nam nước ta đã liên hệ với Cơ quan di truyền - chọn giống Nhật Bản để được giới thiệu và cung cấp một loại anh đào phục vụ công tác nhập nội cây trồng cho Nam Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm trên Cao nguyên Lâm Viên thật bất ngờ: một giống anh đào có xuất xứ từ miền Nam nước Nhật, tên khoa học Prunus sumonobeauty (khi trưởng thành sẽ cho hoa đẹp màu phớt hồng) đã phát triển tốt...
    Anh đào Prunus sumonobeauty đã được gieo ươm ở vườn thực vật Cam Ly, Đà Lạt ngày 7-1-1963, trên luống đất bazan trên hỗn hợp hữu cơ, có ủ rơm rạ và được chăm sóc kỹ. Đến cuối tháng 10-1963, khi đạt tiêu chuẩn cao trung bình 1,2m, cây được đưa ra trồng quanh hồ Xuân Hương. Song cũng vào thời điểm này (đầu tháng 11-1963), một cuộc đảo chính của giới quân sự Sài Gòn đã nổ ra để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Trong cảnh hỗn loạn, không có người bảo vệ chăm sóc, những cây anh đào Prunus sumonobeauty đã bị tàn phá gần hết. Số còn lại bị các tướng tá đảo chính sai lính đưa về nhà mình. Vì cứ bị đào lên trồng xuống nhiều lần và trồng không đúng cách nên đến cuối năm đó, người dân Đà Lạt không còn thấy vết tích gì về loại anh đào Nhật Bản đầu tiên đến cao nguyên Lâm Viên đó nữa...
    Hơn ba thập kỷ đã qua, gần đây một tổ chức hòa bình của nhân dân Nhật Bản sau khi thăm Đà Lạt trở về nước đã gởi tặng nhân dân thành phốõ những giống hoa anh đào đẹp nhất và có thể thích hợp với điều kiện tự nhiên trên cao nguyên Lâm Viên, đặc biệt trong đó có giống Prunus sumonobeauty. Các nhà khoa học Công ty Công viên và Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã xử lý hạt giống anh đào này để đúng ngày 7-1-1998, sau 35 năm, loài Prunus sumonobeauty lại được gieo ươm và tái sinh trên quê hương mai anh đào tươi đẹp...

    [​IMG]
    [​IMG]
    Prunus cerasoides var. campanulata
    ??

    [​IMG]
    Prunus cerasoides D.Don
    [​IMG]
    ( Có bạn nào có thể post hình hoa Prunus sumonobeauty lên không ? Mình chưa bao giờ nghe thấy và cũng không tìm thấy hình nữa )
  4. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Sự trở lại sau 35 năm của Mai Anh Đào
    Hoàng Nguyễn
    Trên cao nguyên Lâm Viên có một loài anh đào bản địa, thường gọi là mai anh đào vì có hoa năm cánh giống như hoa mai (Cerasus) nhưng màu hồng thắm và có hình dáng của cây đào (Prunus). Vì vậy, nó được các nhà khoa học đặt tên ghép là Prunus cerasoides. Cũng như các loài anh đào khác, mai anh đào mang nét đặc trưng của thực vật ôn đới: rụng lá vào cuối thu rồi ?ongủ đông?. Từ dịp Noé cho đến Tết nguyên đán, hoa mai anh đào nở rộ...
    Đầu thập niên 60, căn cứ vào đặc điểm sinh thái của mai anh đào và điều kiện tự nhiên ở Đà Lạt, các nhà nông học ở miền Nam nước ta đã liên hệ với Cơ quan di truyền - chọn giống Nhật Bản để được giới thiệu và cung cấp một loại anh đào phục vụ công tác nhập nội cây trồng cho Nam Tây Nguyên. Kết quả khảo nghiệm trên Cao nguyên Lâm Viên thật bất ngờ: một giống anh đào có xuất xứ từ miền Nam nước Nhật, tên khoa học Prunus sumonobeauty (khi trưởng thành sẽ cho hoa đẹp màu phớt hồng) đã phát triển tốt...
    Anh đào Prunus sumonobeauty đã được gieo ươm ở vườn thực vật Cam Ly, Đà Lạt ngày 7-1-1963, trên luống đất bazan trên hỗn hợp hữu cơ, có ủ rơm rạ và được chăm sóc kỹ. Đến cuối tháng 10-1963, khi đạt tiêu chuẩn cao trung bình 1,2m, cây được đưa ra trồng quanh hồ Xuân Hương. Song cũng vào thời điểm này (đầu tháng 11-1963), một cuộc đảo chính của giới quân sự Sài Gòn đã nổ ra để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Trong cảnh hỗn loạn, không có người bảo vệ chăm sóc, những cây anh đào Prunus sumonobeauty đã bị tàn phá gần hết. Số còn lại bị các tướng tá đảo chính sai lính đưa về nhà mình. Vì cứ bị đào lên trồng xuống nhiều lần và trồng không đúng cách nên đến cuối năm đó, người dân Đà Lạt không còn thấy vết tích gì về loại anh đào Nhật Bản đầu tiên đến cao nguyên Lâm Viên đó nữa...
    Hơn ba thập kỷ đã qua, gần đây một tổ chức hòa bình của nhân dân Nhật Bản sau khi thăm Đà Lạt trở về nước đã gởi tặng nhân dân thành phốõ những giống hoa anh đào đẹp nhất và có thể thích hợp với điều kiện tự nhiên trên cao nguyên Lâm Viên, đặc biệt trong đó có giống Prunus sumonobeauty. Các nhà khoa học Công ty Công viên và Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã xử lý hạt giống anh đào này để đúng ngày 7-1-1998, sau 35 năm, loài Prunus sumonobeauty lại được gieo ươm và tái sinh trên quê hương mai anh đào tươi đẹp...

    [​IMG]
    [​IMG]
    Prunus cerasoides var. campanulata
    ??

    [​IMG]
    Prunus cerasoides D.Don
    [​IMG]
    ( Có bạn nào có thể post hình hoa Prunus sumonobeauty lên không ? Mình chưa bao giờ nghe thấy và cũng không tìm thấy hình nữa )
  5. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Phượng Tím [​IMG]
    Đoàn Nam Sinh
    Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70, hiện còn lại một ít, trong số đó có cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cho hoa hằng năm vào dịp cuối đông đến suốt mùa xuân.
    Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).
    Cây phượng tím nguyên sản ở Brasil (có tài liệu cho là ở Bôlivia), trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương để làm cây cảnh ven đường và trong các công viên.
    Tùy lập địa, cây phượng tím có thể cao 3-10 m, đường kính tán lá 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá tha thướt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.
    Do hạt rất nhỏ nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận. Cây con cũng cần chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh do ký sinh. Sau 6 tháng, cây con khoẻ mạnh, việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.
    Các điều kiện trồng trọt như sau:
    - Nhiệt độ thích hợp: yêu cầu nhiệt độ ban đêm 16 - 180C, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 - 300C, trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác.
    - Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt.
    - Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn.
    - ánh sáng: giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.
    - Chế độ nước tưới: không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa.
    Cây trồng 1 năm cao 2 - 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa.
    Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp 3,5 - 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.
    Giống phượng tím trước đây được xem là cây trang trí nội thị quý hiếm đến mức tỉnh và thành phố đã có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc để giữ một nét riêng về loài cây làm cảnh ở địa phương. Tuy vậy, việc nhân giống vô tính chưa thành công tốt đẹp. Nay việc di nhập một lượng lớn đã được thực hiện, đủ để trồng làm cây cảnh trong thành phố và các thị tứ trong tỉnh, các tỉnh trong nước với giá cây giống không đắt lắm. Ngoài ra, có thể dùng loại cây này che bóng tầng giữa cho chè, cà phê hoặc trồng làm cây cảnh cổ thụ (bonsai).
    Hiện nay đã có nhiều cây gieo hạt trồng được hơn 1 năm tuổi, cá biệt cao đến 5m. Hàng trăm cây con mới ươm trồng được khoảng 2 tháng cao hơn 15 cm và hàng ngàn cây con sẽ xuất trồng vào giữa mùa mưa này.
    Hy vọng rằng, trong một thời gian gần, cây phượng tím sẽ không còn xa lạ với khách vãng lai và mùa đông đến, bên cạnh màu hồng son của hoa đào sẽ rực rỡ những con đường hoa tím.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Phượng Tím [​IMG]
    Đoàn Nam Sinh
    Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70, hiện còn lại một ít, trong số đó có cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cho hoa hằng năm vào dịp cuối đông đến suốt mùa xuân.
    Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).
    Cây phượng tím nguyên sản ở Brasil (có tài liệu cho là ở Bôlivia), trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương để làm cây cảnh ven đường và trong các công viên.
    Tùy lập địa, cây phượng tím có thể cao 3-10 m, đường kính tán lá 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá tha thướt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.
    Do hạt rất nhỏ nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận. Cây con cũng cần chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh do ký sinh. Sau 6 tháng, cây con khoẻ mạnh, việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.
    Các điều kiện trồng trọt như sau:
    - Nhiệt độ thích hợp: yêu cầu nhiệt độ ban đêm 16 - 180C, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 - 300C, trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác.
    - Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt.
    - Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn.
    - ánh sáng: giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.
    - Chế độ nước tưới: không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa.
    Cây trồng 1 năm cao 2 - 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa.
    Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp 3,5 - 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.
    Giống phượng tím trước đây được xem là cây trang trí nội thị quý hiếm đến mức tỉnh và thành phố đã có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc để giữ một nét riêng về loài cây làm cảnh ở địa phương. Tuy vậy, việc nhân giống vô tính chưa thành công tốt đẹp. Nay việc di nhập một lượng lớn đã được thực hiện, đủ để trồng làm cây cảnh trong thành phố và các thị tứ trong tỉnh, các tỉnh trong nước với giá cây giống không đắt lắm. Ngoài ra, có thể dùng loại cây này che bóng tầng giữa cho chè, cà phê hoặc trồng làm cây cảnh cổ thụ (bonsai).
    Hiện nay đã có nhiều cây gieo hạt trồng được hơn 1 năm tuổi, cá biệt cao đến 5m. Hàng trăm cây con mới ươm trồng được khoảng 2 tháng cao hơn 15 cm và hàng ngàn cây con sẽ xuất trồng vào giữa mùa mưa này.
    Hy vọng rằng, trong một thời gian gần, cây phượng tím sẽ không còn xa lạ với khách vãng lai và mùa đông đến, bên cạnh màu hồng son của hoa đào sẽ rực rỡ những con đường hoa tím.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bông này giống nhất bạn ạ, giống lắm rồi đấy nhưng vẫn không phải. Lá sài đất khác cơ, dài chứ không tròn như thế . Mà đầu cánh của nó tròn tròn .
  8. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bông này giống nhất bạn ạ, giống lắm rồi đấy nhưng vẫn không phải. Lá sài đất khác cơ, dài chứ không tròn như thế . Mà đầu cánh của nó tròn tròn .
  9. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    À, cuối trang 56 bạn có post mấy bông Pansée, ở Đức người ta gọi hoa này là hoa Mẹ ghẻ đấy. Chẳng biết vì sao lại thế, nhưng cũng thú vị đấy chứ. Một anh bạn ở Đức bảo
    chiaki như vậy.
    Ta gửi cho người một đoá pansée vàng như tia nắng
    Xin hãy gửi lại cho ta một ý nghĩ của người...

  10. chiaki_ruanhoc

    chiaki_ruanhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2003
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    À, cuối trang 56 bạn có post mấy bông Pansée, ở Đức người ta gọi hoa này là hoa Mẹ ghẻ đấy. Chẳng biết vì sao lại thế, nhưng cũng thú vị đấy chứ. Một anh bạn ở Đức bảo
    chiaki như vậy.
    Ta gửi cho người một đoá pansée vàng như tia nắng
    Xin hãy gửi lại cho ta một ý nghĩ của người...

Chia sẻ trang này