1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về các loài hoa - Mục lục trang 1

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Oshin, 08/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Nhón chân bước trên hoa tulip
    [​IMG]
    Đã bao giờ bạn bị hội chứng hoa Tulip chưa? Có lẽ chưa. Hội chứng Tulip không phải là một căn bệnh nhưng đó là một nỗi đam mê đã tràn ngập nước Hà Lan trong những năm 1630. Người ta tranh nhau mua hoa như điên, đầu tư vào Tulip như một loại chứng khoán. Đến điểm đỉnh, hoa Tulip cao giá đến nỗi chỉ một của hoa thôi giá cũng đã bốn ngàn đôla. Và khi cơn đam mê qua đi, những kẻ tích trữ ở thị trường hoa đều phá sản.
    Ta có thể đoán được vì sao người Hà Lan điên cuồng đến thế, bởi Tulip là bông hoa biểu tượng của dân tộc và cũng là nhãn hiệu quốc gia hệt như guốc gỗ và cối xay gió vậy. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trước năm 1500, khắp nước Hà Lan chẳng hề có lấy một búp Tulip nào.
    Loài hoa xinh đẹp này có nguồn gốc từ phía Tây Địa Trung Hải và vùng trung tâm Á châu. Năm 1550, viên đại sứ toàn quyền người Áo đến Thổ Nhĩ Kỳ đem một vài củ Tulip về Vienne và loài hoa này nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước châu Âu. Chuyến tàu chở hoa Tulip cập bến Hà Lan đầu tiên năm 1562.
    Tên "Tulip" không dính dáng gì đến chữ "Two lips" đâu. Những nhà làm vườn châu Âu cho rằng bông hoa trông giống chiếc mũ đội đầu của người Thổ. Họ gọi nó là "tulipan" lấy từ tiếng Thổ "tulbend" có nghĩa là "mũ". Người Pháp gọi là "tulipe" và người Anh "tulip".
    Ngày nay, hoa tulip có vô số loại với những tên rất êm tai như "Mặt trời mọc", "Hoàng tử Áo", "Diều hâu trắng". Mọi người trên thế giới đều thích trồng, ngắm nghía và hít ngửi hương thơm của hoa. Nhưng trái với bài ca của Tiny Tim, ta chưa thấy ai có thể nhón chân đi lên chúng được!
    Lewis K. Parker
    (Sưu tầm)
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Nhón chân bước trên hoa tulip
    [​IMG]
    Đã bao giờ bạn bị hội chứng hoa Tulip chưa? Có lẽ chưa. Hội chứng Tulip không phải là một căn bệnh nhưng đó là một nỗi đam mê đã tràn ngập nước Hà Lan trong những năm 1630. Người ta tranh nhau mua hoa như điên, đầu tư vào Tulip như một loại chứng khoán. Đến điểm đỉnh, hoa Tulip cao giá đến nỗi chỉ một của hoa thôi giá cũng đã bốn ngàn đôla. Và khi cơn đam mê qua đi, những kẻ tích trữ ở thị trường hoa đều phá sản.
    Ta có thể đoán được vì sao người Hà Lan điên cuồng đến thế, bởi Tulip là bông hoa biểu tượng của dân tộc và cũng là nhãn hiệu quốc gia hệt như guốc gỗ và cối xay gió vậy. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trước năm 1500, khắp nước Hà Lan chẳng hề có lấy một búp Tulip nào.
    Loài hoa xinh đẹp này có nguồn gốc từ phía Tây Địa Trung Hải và vùng trung tâm Á châu. Năm 1550, viên đại sứ toàn quyền người Áo đến Thổ Nhĩ Kỳ đem một vài củ Tulip về Vienne và loài hoa này nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước châu Âu. Chuyến tàu chở hoa Tulip cập bến Hà Lan đầu tiên năm 1562.
    Tên "Tulip" không dính dáng gì đến chữ "Two lips" đâu. Những nhà làm vườn châu Âu cho rằng bông hoa trông giống chiếc mũ đội đầu của người Thổ. Họ gọi nó là "tulipan" lấy từ tiếng Thổ "tulbend" có nghĩa là "mũ". Người Pháp gọi là "tulipe" và người Anh "tulip".
    Ngày nay, hoa tulip có vô số loại với những tên rất êm tai như "Mặt trời mọc", "Hoàng tử Áo", "Diều hâu trắng". Mọi người trên thế giới đều thích trồng, ngắm nghía và hít ngửi hương thơm của hoa. Nhưng trái với bài ca của Tiny Tim, ta chưa thấy ai có thể nhón chân đi lên chúng được!
    Lewis K. Parker
    (Sưu tầm)
  3. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0


    Hà Nội - mùa hoa Cúc 1972
    "Nhà ai sơ tán quên gài cửa
    Để giò cúc muộn trắng lan can"
    (Thơ Thái Giang)

    Phóng sự của Hải Như
    [​IMG]
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.
    (Theo Lao Động)

  4. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0


    Hà Nội - mùa hoa Cúc 1972
    "Nhà ai sơ tán quên gài cửa
    Để giò cúc muộn trắng lan can"
    (Thơ Thái Giang)

    Phóng sự của Hải Như
    [​IMG]
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.
    (Theo Lao Động)

  5. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Mai vàng phương Nam ​
    (VietNamNet) - Từ xưa, người chơi hoa đã đưa triết lý cuộc sống, nhân sinh quan, thế giới quan mà tạo thế cho MAI, làm cho MAI không chỉ đẹp mà còn hữu ý thể hiện cả lẽ sống của người chơi hoa.

    [​IMG]

    Nhiều nghệ nhân chơi MAI còn đưa cả nền tảng đạo đức truyền thống dân tộc thể hiện trong từng dáng MAI ?ophụ tử?, ?ohuynh đệ?, ?obằng hữu?, ?omẫu tử?? thể hiện quan hệ đạo đức con người trong dáng ?otiều phu quảy tử?? Các nghệ nhân còn thể hiện mối quan hệ con người với vũ trụ qua mỗi thế MAI như ?onghinh phong?, ?oxung phong?, ?onhất trụ khi thiên?, v.v?
    Xuân về cũng là dịp để những người đã bỏ nhiều công sức chăm chút cho từng thân cây, cành lộc hoàn tất công trình nghệ thuật của mình. Đó là cả một sự nhẫn nại, bền chí và đặc biệt là sự sáng tạo nghệ thuật, sao cho mỗi mùa Xuân đến mỗi cây MAI mang mỗi dáng vẻ khác nhau từ hình dáng, thế cây, nhánh hoa, tàn lá theo quan niệm chung về cây cảnh: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ điệp. Để có được một cây MAI ?ovào thế?, người trồng cây phải mất nhiều năm chăm sóc, uốn tỉa nâng niu sao cho đủ tầng, đủ nhánh. MAI CHIẾU THỦY theo thế âm dương thì cây âm bên dưới phải có 3 tầng, 1 ngọn; cây dương bên trên phải có 5 tầng, 1 ngọn.

    Phương Nam ?" một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa ?othâm lâm cùng cốc? ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướng khí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mở đất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nở rộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà MAI VÀNG đã trở thành ?osứ giả?, biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Và, có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến MAI VÀNG. Nhưng MAI VÀNG phương Nam ngày nay không còn là một loài hoa 5 cánh như nó từng vốn có. Các nghệ nhân đã ghép rất nhiều loại MAI: MAI Sa Đéc 9 cánh, MAI Mỹ Tho 24 cánh, MAI Gò Đen 48 cánh, MAI Bến Tre 120 cánh, v.v?

    Màu hoa MAI giờ đây cũng đã được các nghệ nhân làm cho phong phú hơn lên: từ vàng tươi, vàng nhạt, vàng mơ, vàng chanh, vàng thau, vàng nghệ, vàng cam đến ngay trên cùng một cánh hoa cũng đã có viền vàng ven một sắc vàng, trên cùng một thân cây ra hoa MAI VÀNG với những sắc độ khác nhau, số cánh khác nhau. Và, tùy vào mỗi giống mà bông mai nhỏ hay lớn, nhụy thẳng hay cong, lá cuốn hay thẳng, v.v? Để một cành MAI tròn đầy căng nụ, rực hoa thì người trồng cây phải mất nhiều năm chăm sóc để biết ?onết cây? ra hoa sớm hay muộn, người trồng phải nhạy cảm với thời tiết để tỉa cành, tuốt lá, kích thích ra hoa để có một cành MAI, một cây MAI bung nụ rực vàng đúng vào đêm Giao thừa.

    Mùa Xuân năm nay, các làng MAI Hiệp Bình Chánh, Bình Triệu, Bình Chánh 1, Bình Chánh 2 (nằm cách trung tâm TP.HCM qua con sông Sài Gòn, bên kia cầu Bình Triệu) lại vào Xuân. Ngoài làng hoa ở huyện Bình Chánh vừa mới xây dựng, so với làng hoa Gò Vấp thì làng hoa Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) là một trong những làng hoa ven thành phố hình thành và phát triển khá lâu đời. Do nhiều áp lực, trong đó có áp lực đô thị hóa nên hiện nay làng hoa Hiệp Bình Chánh diện tích còn khoảng 6 ha. Ở đây có những nghệ nhân như ông Nguyễn Văn Ghép (ấp Bình Triệu) trồng hoa suốt hơn 30 năm nay. Với diện tích 3.000 mét vuông, ông Nguyễn Văn Ghép trồng luân phiên 2.000 gốc MAI và hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây MAI kiểng. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân khác ở ấp Bình Triệu, Bình Chánh 1 và 2 cũng khá lên nhờ có công với MAI. Chuẩn bị cho cái Tết Giáp Thân năm 2004, ngay từ tháng 11 âm lịch, các thương lái đã lũ lượt kéo về các vườn MAI ở Hiệp Bình Chánh để chọn lựa, ngã giá mua cả những luống ?oMAI lá?, rồi gởi lại các ?ovườn chủ? để tiếp tục tự chăm bón cho đến giáp Tết (rằm tháng Chạp) thì vặt lá, cây nhỏ thì cho vào bội trúc, cây lớn hoặc có dáng đẹp thì cho vào chậu sành với tiền nào của nấy. Ngoài những cây MAI bứng nguyên gốc rễ đưa vào chậu bán cho người chở mai, các thương lái và chủ vườn còn cắt những cành MAI đang căng nụ bán cho các ?ogia chủ? chưng trong mấy ngày Tết?

    Vào dịp Tết, việc mua MAI thường là người chủ gia đình, thể hiện quan niệm thẩm mỹ trong cách chọn Mai. Tùy vào không gian nội thất mà người chủ nhà chọn Mai cành lớn hay nhỏ, lão Mai hay dáng trực, gió lùa hay thác đổ, ngũ phúc hay song long, phụ tử, mẫu tử hay tam đa, tam tài, v.v? để đặt vào chậu tròn hay chậu dẹt, ô van hay lục giác? - đều tùy thuộc vào con mắt thẩm mỹ của người chủ gia đình để cùng cả nhà, làng xóm vui vầy đón chào Xuân, mong cho năm mới được an khang và thịnh vượng.

    Đón mừng năm mới, trong những ngày trời trở bấc se lạnh, những bàn tay vàng của những nghệ nhân trồng cây cảnh đến những người trồng cây trong những khoảnh vườn nhà, đang âm thầm vun trồng cho những cành mai nở rộ đúng Xuân, giữ hương, giữ sắc cho đất trời phương Nam, mừng đất nước thêm một tuổi mới?
    Xuân Huệ
  6. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Mai vàng phương Nam ​
    (VietNamNet) - Từ xưa, người chơi hoa đã đưa triết lý cuộc sống, nhân sinh quan, thế giới quan mà tạo thế cho MAI, làm cho MAI không chỉ đẹp mà còn hữu ý thể hiện cả lẽ sống của người chơi hoa.

    [​IMG]

    Nhiều nghệ nhân chơi MAI còn đưa cả nền tảng đạo đức truyền thống dân tộc thể hiện trong từng dáng MAI ?ophụ tử?, ?ohuynh đệ?, ?obằng hữu?, ?omẫu tử?? thể hiện quan hệ đạo đức con người trong dáng ?otiều phu quảy tử?? Các nghệ nhân còn thể hiện mối quan hệ con người với vũ trụ qua mỗi thế MAI như ?onghinh phong?, ?oxung phong?, ?onhất trụ khi thiên?, v.v?
    Xuân về cũng là dịp để những người đã bỏ nhiều công sức chăm chút cho từng thân cây, cành lộc hoàn tất công trình nghệ thuật của mình. Đó là cả một sự nhẫn nại, bền chí và đặc biệt là sự sáng tạo nghệ thuật, sao cho mỗi mùa Xuân đến mỗi cây MAI mang mỗi dáng vẻ khác nhau từ hình dáng, thế cây, nhánh hoa, tàn lá theo quan niệm chung về cây cảnh: nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ điệp. Để có được một cây MAI ?ovào thế?, người trồng cây phải mất nhiều năm chăm sóc, uốn tỉa nâng niu sao cho đủ tầng, đủ nhánh. MAI CHIẾU THỦY theo thế âm dương thì cây âm bên dưới phải có 3 tầng, 1 ngọn; cây dương bên trên phải có 5 tầng, 1 ngọn.

    Phương Nam ?" một vùng đất mới với hầu hết là dân lưu cư, mở đất, cùng sống chan hòa trên một vùng đất sông nối sông, đồng nối đồng, nương tựa vào nhau giữa ?othâm lâm cùng cốc? ở một vùng đất đai, sông nước đầy chướng khí, mong sao gia đình sum vầy, làng xóm quây quần. Trên bước đường mở đất, có phải chăng những tiền hiền, khai cơ đã bắt gặp một loài hoa đẹp nở rộ đúng vào mỗi độ Xuân về mà MAI VÀNG đã trở thành ?osứ giả?, biểu tượng cho mùa Xuân phương Nam. Và, có phải vì vậy mà người dân phương Nam khi nhắc đến Tết là nhắc đến MAI VÀNG. Nhưng MAI VÀNG phương Nam ngày nay không còn là một loài hoa 5 cánh như nó từng vốn có. Các nghệ nhân đã ghép rất nhiều loại MAI: MAI Sa Đéc 9 cánh, MAI Mỹ Tho 24 cánh, MAI Gò Đen 48 cánh, MAI Bến Tre 120 cánh, v.v?

    Màu hoa MAI giờ đây cũng đã được các nghệ nhân làm cho phong phú hơn lên: từ vàng tươi, vàng nhạt, vàng mơ, vàng chanh, vàng thau, vàng nghệ, vàng cam đến ngay trên cùng một cánh hoa cũng đã có viền vàng ven một sắc vàng, trên cùng một thân cây ra hoa MAI VÀNG với những sắc độ khác nhau, số cánh khác nhau. Và, tùy vào mỗi giống mà bông mai nhỏ hay lớn, nhụy thẳng hay cong, lá cuốn hay thẳng, v.v? Để một cành MAI tròn đầy căng nụ, rực hoa thì người trồng cây phải mất nhiều năm chăm sóc để biết ?onết cây? ra hoa sớm hay muộn, người trồng phải nhạy cảm với thời tiết để tỉa cành, tuốt lá, kích thích ra hoa để có một cành MAI, một cây MAI bung nụ rực vàng đúng vào đêm Giao thừa.

    Mùa Xuân năm nay, các làng MAI Hiệp Bình Chánh, Bình Triệu, Bình Chánh 1, Bình Chánh 2 (nằm cách trung tâm TP.HCM qua con sông Sài Gòn, bên kia cầu Bình Triệu) lại vào Xuân. Ngoài làng hoa ở huyện Bình Chánh vừa mới xây dựng, so với làng hoa Gò Vấp thì làng hoa Hiệp Bình Chánh (Thủ Đức) là một trong những làng hoa ven thành phố hình thành và phát triển khá lâu đời. Do nhiều áp lực, trong đó có áp lực đô thị hóa nên hiện nay làng hoa Hiệp Bình Chánh diện tích còn khoảng 6 ha. Ở đây có những nghệ nhân như ông Nguyễn Văn Ghép (ấp Bình Triệu) trồng hoa suốt hơn 30 năm nay. Với diện tích 3.000 mét vuông, ông Nguyễn Văn Ghép trồng luân phiên 2.000 gốc MAI và hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây MAI kiểng. Ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân khác ở ấp Bình Triệu, Bình Chánh 1 và 2 cũng khá lên nhờ có công với MAI. Chuẩn bị cho cái Tết Giáp Thân năm 2004, ngay từ tháng 11 âm lịch, các thương lái đã lũ lượt kéo về các vườn MAI ở Hiệp Bình Chánh để chọn lựa, ngã giá mua cả những luống ?oMAI lá?, rồi gởi lại các ?ovườn chủ? để tiếp tục tự chăm bón cho đến giáp Tết (rằm tháng Chạp) thì vặt lá, cây nhỏ thì cho vào bội trúc, cây lớn hoặc có dáng đẹp thì cho vào chậu sành với tiền nào của nấy. Ngoài những cây MAI bứng nguyên gốc rễ đưa vào chậu bán cho người chở mai, các thương lái và chủ vườn còn cắt những cành MAI đang căng nụ bán cho các ?ogia chủ? chưng trong mấy ngày Tết?

    Vào dịp Tết, việc mua MAI thường là người chủ gia đình, thể hiện quan niệm thẩm mỹ trong cách chọn Mai. Tùy vào không gian nội thất mà người chủ nhà chọn Mai cành lớn hay nhỏ, lão Mai hay dáng trực, gió lùa hay thác đổ, ngũ phúc hay song long, phụ tử, mẫu tử hay tam đa, tam tài, v.v? để đặt vào chậu tròn hay chậu dẹt, ô van hay lục giác? - đều tùy thuộc vào con mắt thẩm mỹ của người chủ gia đình để cùng cả nhà, làng xóm vui vầy đón chào Xuân, mong cho năm mới được an khang và thịnh vượng.

    Đón mừng năm mới, trong những ngày trời trở bấc se lạnh, những bàn tay vàng của những nghệ nhân trồng cây cảnh đến những người trồng cây trong những khoảnh vườn nhà, đang âm thầm vun trồng cho những cành mai nở rộ đúng Xuân, giữ hương, giữ sắc cho đất trời phương Nam, mừng đất nước thêm một tuổi mới?
    Xuân Huệ
  7. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Tản mạn với hoa mai ​
    (VietNamNet) - Người ta từng gọi tên của một quốc gia bằng một loài hoa, dù loài hoa đó không là tài sản riêng của đất nước ấy mà hiện diện ở hầu khắp thế giới. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó.
    [​IMG]

    Bungari là đất nước hoa hồng, Hà Lan là xứ sở của hoa tuylip, cũng như hoa anh đào được coi là biểu tượng của xứ Phù Tang. Cũng là hoa, là lá, là cỏ cây như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Người Nhật từng tôn sùng hoa anh đào là kuni no hana (quốc hoa) cũng với ý nghĩa ấy. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó. Ấy là tôi ?onghĩ hộ? cho hoa mai vậy, chứ bản thân hoa mai chắc cũng đã hài lòng với các ?otước hiệu?: sứ giả của mùa xuân, loài hoa cao quý, kẻ song hành với các nhà thơ... mà bao thế hệ con Rồng, cháu Tiên dành tặng cho mai.
    Cũng như hoa đào ngoài Bắc, hoa mai đến với dân Việt Nam mỗi năm chỉ một lần vào dịp xuân về, nhưng sức sống của mai trong lòng người thì không chỉ giới hạn trong vài ba ngày Tết mà trở nên trường cửu. Người ta ngóng trông mai suốt cả năm ròng nên khi cái Tết qua đi, hầu như không ai muốn rời bỏ hoa mai ngay lập tức mà còn cố vương vấn, níu kéo mai ở lại với họ thêm đôi ba bữa nữa. Tôi cũng vậy.


    Có lần, một người bạn ngoài Bắc vô thăm Huế, ghé nhà tôi chơi. Tết đã qua được gần một tháng, song trên bàn làm việc, tôi vẫn còn chưng một cành mai, và hoa thì không còn lấy một nụ. Bạn tôi thắc mắc: ?oHoa đã rụng hết sao anh chưa vứt bỏ??. Tôi cười bảo: ?oAnh có biết hai câu kết trong bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư: ''''''''Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai'''''''' không? Vẫn biết là thiền sư có ý dạy rằng ?ođừng có nghĩ xuân tàn thì hoa rụng hết, bởi đêm qua trước sân vẫn có một nhành mai? để nói về cái vòng chu chuyển tất yếu của thiên nhiên và sinh mệnh. Nhưng sao tôi vẫn nghĩ hơi khác một chút. Ðã tàn xuân mà thiền sư trông thấy mai. Ấy mới là sự lạ. Phải chăng có cành mai nở muộn, hay chỉ là lối ẩn dụ của cách nói ?oxuân rày tiếp nối xuân kia?. Tôi đồ rằng thiền sư đã nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân nơi một cành mai tàn có thực trước chùa mà nói vậy. Cành mai này hẳn là không có hoa rồi, nhưng sư Mãn Giác đã nhận ra thông điệp của mùa xuân kế tiếp, của thế hệ kế tiếp nơi cành mai ấy mà truyền bảo cho đệ tử. Tôi giữ cành mai tàn trong nhà cũng là mong được nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân trong căn phòng của mình vậy?. Bạn tôi đáp: ?oNgười Huế các anh thi vị cuộc sống quá. Dân Bắc chúng tôi, sau Tết là ném ngay cành đào lên chiếc xe rác chạy ngang trước cửa cho nó rảnh nhà. Hơi đâu mà...?. Anh bỏ lửng câu nói, nhưng tôi đoán anh đang cười thầm suy nghĩ có vẻ lẩn thẩn của tôi.
    Mà đâu chỉ một mình tôi có lòng với mai. Thử ngẫm mà xem có loài hoa nào được văn chương nước Việt nhắc đến nhiều như hoa mai. Mai đi vào ?othơ thiền? của sư Không Lộ thời Lý, có mặt trong ?othơ thần? của Nguyễn Trãi thời Lê. Hình ảnh của hoa mai cũng được thi hào Nguyễn Du mượn để tả về nét đẹp quý phái, đoan trang của chị em Thúy Kiều: ?oMai cốt cách, tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười?. Tản Ðà thì dùng hình ảnh ?oxương mai một nắm hao gầy? để nói lên nỗi niềm của mình trong lời thề non nước. Ngay như Nguyễn Ðình Chiểu, khi đôi mắt của ông không còn nhìn được sắc vàng rực rỡ của mai, thì hình ảnh về loài hoa xuân ông từng yêu quý vẫn được ông ghi lại trong ký ức và được vẽ ra bằng một nét bút tài hoa: ?oHữu tình thay ngọn gió đông. Cành mai nở nhụy, lá tòng reo vang?. Và khi muốn nói về cuộc hội ngộ đầy chất thi vị, tao nhã giữa đôi trai tài gái sắc Vân Tiên - Nguyệt Nga, Nguyễn Ðình Chiểu lại mượn hình ảnh của mai để so sánh: ?oMai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai?. Rồi Thanh Hải, Chế Lan Viên, Lê Văn Thảo ... những văn, thi sĩ thời đánh Mỹ, giữa những đau thương, khốc liệt của chiến tranh vẫn có những vầng thơ, những áng văn đằm thắm, trữ tình viết về hoa mai. Chừng đó thôi cũng nói lên cái địa vị cao quý của hoa mai trong lòng thi nhân Việt Nam.
    Song theo thiển ý, có hai câu thơ, tương truyền là của Chu Thần Cao Bá Quát, xứng đáng là những ngôn từ đẹp nhất, trân trọng nhất mà người ta có thể viết ra để xưng tụng hoa mai:

    ?Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa?.
    (Mười năm chu du tìm gươm cổ
    Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).


    Hoa mai với riêng tôi cũng đầy ắp những nỗi niềm. Trong bước đường phiêu lãng của mình, tôi có nhiều kỷ niệm với mai. Ðó là những ngày tôi là một sinh viên nghèo, không đủ tiền xuôi Nam ăn Tết cùng gia đình, đành ở lại ký túc xá, kiếm cành mai làm bạn, ngồi uống rượu suông, chờ mùa xuân mang thêm cho mình một tuổi. Ðó là những ngày theo chân bè bạn về quê người ăn Tết, ngắm nhìn vườn mai vàng rực như muốn dát vàng lên đồi cát trắng Phong Thu. Ðó là lúc tôi ngồi ngắm trăng nơi vườn mai nở muộn trong Hoàng Thành Huế, rưng lòng trước cái đẹp mờ ảo của đêm nguyên tiêu, mà ngâm ngợi bài Nguyệt mai - một bài cổ thi có trên chiếc dĩa trà sứ men đồ men lam Huế, tôi đã thuộc nằm lòng từ cái ngày đầu tiên theo nghiệp khảo cứu đồ xưa:
    ?oMai hoa đắc nguyệt cánh thiêm thần
    Nguyệt lý mai hoa sắc dũ chân
    Quế điện lung linh hoa lộng ảnh
    Hoa chi diêu duệ nguyệt xâm nhân
    Mê ly nguyệt để hoa xâm ngọc
    Tịch mịch hoa gian nguyệt tuyệt trần
    Ngã ái mai hoa kiêm ái nguyệt
    Nhất mai nhất nguyệt lưỡng giai xuân?


    Cũng vì mai, mà tôi từng liều lĩnh dấn thân vào cuộc bút đàm với các bậc cao minh trong làng cổ ngoạn về gốc gác hai câu thơ: ?oNghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người xưa?. Thơ của ai đây? Của Nguyễn Du như người đời từng gán ghép, hay của Ðịnh Viễn Quận Vương, hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long, hoặc của Ðông Các đại học sĩ Ðinh Phiên, người đã phụng mệnh vua Gia Long làm phó sứ cho Cần Chánh đại học sĩ Nguyễn Xuân Tình sang Thanh năm 1819, như một giả thuyết đang gây tranh luận.
    Song cái kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi đứng dưới chân lâu đài Osaka vào ngày 6/3/1998 trong một rừng mai muôn hồng nghìn tía. Hôm ấy, cô Junko Kusaka, một người bạn Nhật, biết tôi thích mai nên rủ tôi đến chân thành Osaka để ngắm hoa. Tôi hào hứng theo chân cô, những tưởng là sẽ được ngắm một rừng mai vàng rực như ở chốn quê nhà sau một cái Tết vắng bóng mai vàng. Tôi hồi hộp bao nhiêu khi thấy hai chữ Mai lâm (Rừng mai) ở lối vào vườn mai, thì càng thất vọng bấy nhiêu khi trước mắt là một rừng đầy mai đỏ và mai trắng mà không một bóng mai vàng. Hóa ra cái tôi thèm muốn, cái tôi nhớ nhung và cái tôi tản mạn nãy giờ là hoàng mai, là mai vàng xứ Huế chứ không phải một thứ mai nào khác.
    Ừ nhỉ! Họ hàng mai vốn có nhiều loại, nhưng ta chỉ nặng lòng với chỉ mình ngươi. Mai vàng ơi!
    Trần Đức Anh Sơn

    Được Daisy sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 17/01/2004
  8. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Tản mạn với hoa mai ​
    (VietNamNet) - Người ta từng gọi tên của một quốc gia bằng một loài hoa, dù loài hoa đó không là tài sản riêng của đất nước ấy mà hiện diện ở hầu khắp thế giới. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó.
    [​IMG]

    Bungari là đất nước hoa hồng, Hà Lan là xứ sở của hoa tuylip, cũng như hoa anh đào được coi là biểu tượng của xứ Phù Tang. Cũng là hoa, là lá, là cỏ cây như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Người Nhật từng tôn sùng hoa anh đào là kuni no hana (quốc hoa) cũng với ý nghĩa ấy. Hoa mai ở Việt Nam thì không như thế, dù cái tầm của mai thì dư sức đạt đến điều đó. Ấy là tôi ?onghĩ hộ? cho hoa mai vậy, chứ bản thân hoa mai chắc cũng đã hài lòng với các ?otước hiệu?: sứ giả của mùa xuân, loài hoa cao quý, kẻ song hành với các nhà thơ... mà bao thế hệ con Rồng, cháu Tiên dành tặng cho mai.
    Cũng như hoa đào ngoài Bắc, hoa mai đến với dân Việt Nam mỗi năm chỉ một lần vào dịp xuân về, nhưng sức sống của mai trong lòng người thì không chỉ giới hạn trong vài ba ngày Tết mà trở nên trường cửu. Người ta ngóng trông mai suốt cả năm ròng nên khi cái Tết qua đi, hầu như không ai muốn rời bỏ hoa mai ngay lập tức mà còn cố vương vấn, níu kéo mai ở lại với họ thêm đôi ba bữa nữa. Tôi cũng vậy.


    Có lần, một người bạn ngoài Bắc vô thăm Huế, ghé nhà tôi chơi. Tết đã qua được gần một tháng, song trên bàn làm việc, tôi vẫn còn chưng một cành mai, và hoa thì không còn lấy một nụ. Bạn tôi thắc mắc: ?oHoa đã rụng hết sao anh chưa vứt bỏ??. Tôi cười bảo: ?oAnh có biết hai câu kết trong bài Cáo tật thị chúng của Mãn Giác thiền sư: ''''''''Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai'''''''' không? Vẫn biết là thiền sư có ý dạy rằng ?ođừng có nghĩ xuân tàn thì hoa rụng hết, bởi đêm qua trước sân vẫn có một nhành mai? để nói về cái vòng chu chuyển tất yếu của thiên nhiên và sinh mệnh. Nhưng sao tôi vẫn nghĩ hơi khác một chút. Ðã tàn xuân mà thiền sư trông thấy mai. Ấy mới là sự lạ. Phải chăng có cành mai nở muộn, hay chỉ là lối ẩn dụ của cách nói ?oxuân rày tiếp nối xuân kia?. Tôi đồ rằng thiền sư đã nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân nơi một cành mai tàn có thực trước chùa mà nói vậy. Cành mai này hẳn là không có hoa rồi, nhưng sư Mãn Giác đã nhận ra thông điệp của mùa xuân kế tiếp, của thế hệ kế tiếp nơi cành mai ấy mà truyền bảo cho đệ tử. Tôi giữ cành mai tàn trong nhà cũng là mong được nhìn thấy sự trường cửu của mùa xuân trong căn phòng của mình vậy?. Bạn tôi đáp: ?oNgười Huế các anh thi vị cuộc sống quá. Dân Bắc chúng tôi, sau Tết là ném ngay cành đào lên chiếc xe rác chạy ngang trước cửa cho nó rảnh nhà. Hơi đâu mà...?. Anh bỏ lửng câu nói, nhưng tôi đoán anh đang cười thầm suy nghĩ có vẻ lẩn thẩn của tôi.
    Mà đâu chỉ một mình tôi có lòng với mai. Thử ngẫm mà xem có loài hoa nào được văn chương nước Việt nhắc đến nhiều như hoa mai. Mai đi vào ?othơ thiền? của sư Không Lộ thời Lý, có mặt trong ?othơ thần? của Nguyễn Trãi thời Lê. Hình ảnh của hoa mai cũng được thi hào Nguyễn Du mượn để tả về nét đẹp quý phái, đoan trang của chị em Thúy Kiều: ?oMai cốt cách, tuyết tinh thần. Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười?. Tản Ðà thì dùng hình ảnh ?oxương mai một nắm hao gầy? để nói lên nỗi niềm của mình trong lời thề non nước. Ngay như Nguyễn Ðình Chiểu, khi đôi mắt của ông không còn nhìn được sắc vàng rực rỡ của mai, thì hình ảnh về loài hoa xuân ông từng yêu quý vẫn được ông ghi lại trong ký ức và được vẽ ra bằng một nét bút tài hoa: ?oHữu tình thay ngọn gió đông. Cành mai nở nhụy, lá tòng reo vang?. Và khi muốn nói về cuộc hội ngộ đầy chất thi vị, tao nhã giữa đôi trai tài gái sắc Vân Tiên - Nguyệt Nga, Nguyễn Ðình Chiểu lại mượn hình ảnh của mai để so sánh: ?oMai hòa vận điểu, điểu hòa vận mai?. Rồi Thanh Hải, Chế Lan Viên, Lê Văn Thảo ... những văn, thi sĩ thời đánh Mỹ, giữa những đau thương, khốc liệt của chiến tranh vẫn có những vầng thơ, những áng văn đằm thắm, trữ tình viết về hoa mai. Chừng đó thôi cũng nói lên cái địa vị cao quý của hoa mai trong lòng thi nhân Việt Nam.
    Song theo thiển ý, có hai câu thơ, tương truyền là của Chu Thần Cao Bá Quát, xứng đáng là những ngôn từ đẹp nhất, trân trọng nhất mà người ta có thể viết ra để xưng tụng hoa mai:

    ?Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái mai hoa?.
    (Mười năm chu du tìm gươm cổ
    Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).


    Hoa mai với riêng tôi cũng đầy ắp những nỗi niềm. Trong bước đường phiêu lãng của mình, tôi có nhiều kỷ niệm với mai. Ðó là những ngày tôi là một sinh viên nghèo, không đủ tiền xuôi Nam ăn Tết cùng gia đình, đành ở lại ký túc xá, kiếm cành mai làm bạn, ngồi uống rượu suông, chờ mùa xuân mang thêm cho mình một tuổi. Ðó là những ngày theo chân bè bạn về quê người ăn Tết, ngắm nhìn vườn mai vàng rực như muốn dát vàng lên đồi cát trắng Phong Thu. Ðó là lúc tôi ngồi ngắm trăng nơi vườn mai nở muộn trong Hoàng Thành Huế, rưng lòng trước cái đẹp mờ ảo của đêm nguyên tiêu, mà ngâm ngợi bài Nguyệt mai - một bài cổ thi có trên chiếc dĩa trà sứ men đồ men lam Huế, tôi đã thuộc nằm lòng từ cái ngày đầu tiên theo nghiệp khảo cứu đồ xưa:
    ?oMai hoa đắc nguyệt cánh thiêm thần
    Nguyệt lý mai hoa sắc dũ chân
    Quế điện lung linh hoa lộng ảnh
    Hoa chi diêu duệ nguyệt xâm nhân
    Mê ly nguyệt để hoa xâm ngọc
    Tịch mịch hoa gian nguyệt tuyệt trần
    Ngã ái mai hoa kiêm ái nguyệt
    Nhất mai nhất nguyệt lưỡng giai xuân?


    Cũng vì mai, mà tôi từng liều lĩnh dấn thân vào cuộc bút đàm với các bậc cao minh trong làng cổ ngoạn về gốc gác hai câu thơ: ?oNghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người xưa?. Thơ của ai đây? Của Nguyễn Du như người đời từng gán ghép, hay của Ðịnh Viễn Quận Vương, hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long, hoặc của Ðông Các đại học sĩ Ðinh Phiên, người đã phụng mệnh vua Gia Long làm phó sứ cho Cần Chánh đại học sĩ Nguyễn Xuân Tình sang Thanh năm 1819, như một giả thuyết đang gây tranh luận.
    Song cái kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi tôi đứng dưới chân lâu đài Osaka vào ngày 6/3/1998 trong một rừng mai muôn hồng nghìn tía. Hôm ấy, cô Junko Kusaka, một người bạn Nhật, biết tôi thích mai nên rủ tôi đến chân thành Osaka để ngắm hoa. Tôi hào hứng theo chân cô, những tưởng là sẽ được ngắm một rừng mai vàng rực như ở chốn quê nhà sau một cái Tết vắng bóng mai vàng. Tôi hồi hộp bao nhiêu khi thấy hai chữ Mai lâm (Rừng mai) ở lối vào vườn mai, thì càng thất vọng bấy nhiêu khi trước mắt là một rừng đầy mai đỏ và mai trắng mà không một bóng mai vàng. Hóa ra cái tôi thèm muốn, cái tôi nhớ nhung và cái tôi tản mạn nãy giờ là hoàng mai, là mai vàng xứ Huế chứ không phải một thứ mai nào khác.
    Ừ nhỉ! Họ hàng mai vốn có nhiều loại, nhưng ta chỉ nặng lòng với chỉ mình ngươi. Mai vàng ơi!
    Trần Đức Anh Sơn

    Được Daisy sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 17/01/2004
  9. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Khi những bông hoa ẩn mình dưới tia ? X ​
    Đành rằng con người quen nhìn hình ảnh những bông hoa rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời, những cánh lá mềm mại nhẹ nhàng phất phơ cùng cơn gió thoảng, nhưng ở một khía cạnh nào đó vẫn còn một nét đẹp khác tiềm ẩn bấy lâu nay mà ít được ai khám phá.
    [​IMG]
    Tulip qua 2 dáng vẻ ​
    Tia X sinh ra vốn được dùng để phác họa hình ảnh bên trong cơ thể con người, có thể đó là một đụn xương của cái mũi vừa gãy, là đốt xương sườn vừa long sau một ca tai nạn? Nhưng tại một xưởng phim nhỏ ở Los Angeles (Mỹ), người ta thấy đằng sau tấm màn đen của chiếc máy quét cũ xì lại là những bông hoa đỏ thắm. Hoa bị tai nạn? Hơi trừu tượng! Vậy chắc chúng đang được nghiên cứu về nguồn gốc của mình? Gần giống thế, người ta đang đi tìm những nét đẹp tiềm ẩn bên trong chúng để phục vụ cho nghệ thuật. Và thật không ngờ, dưới ánh rọi của tia X, từng nụ hoa, cánh lá phơi bày một nét đẹp quyến rũ đến lạ lùng.
    Những bông hoa, cánh lá trở nên trong suốt như pha lê dưới ?ocái nhìn? của tia X. Đời sống nội tâm của chúng dần dần được hé mở, mỗi vẻ đẹp hiển hiện dưới mắt người xem như kể một câu chuyện nhỏ. Albert Koetsier là một bác sĩ y khoa người Hà Lan, cả đời ông chỉ có 2 niềm đam mê: hoa và nhiếp ảnh. Và có lẽ vì muốn kết hợp cho nên ông đã lột tả vẻ đẹp của hoa bằng công cụ nghề nghiệp bấy lâu nay của mình: Máy chụp X quang dưới tay nghề của nhiếp ảnh gia có hạng. Cái hay của Albert là bằng những tấm phim âm bản ông đã tôn vinh lên vẻ kiều diễm của những cánh hoa dương gian. 2 mặt đối lập tồn tại trong một tổng thể chung, nó không đơn thuần chỉ là những trò thí nghiệm để khuây khỏa trí tò mò mà nó là cả một thế giới tâm hồn của loài hoa hiển hiện dưới lăng kính của một nhà khoa học.
    [​IMG]
    Thủy vu vẫn quyến rũ dưới 2 cách nhìn ​
    Trong ảnh của ông, mỗi bông hoa mang theo bên mình một dáng vẻ riêng, một ngụ ý riêng và một sự nổi bật không hòa lẫn. Ông bảo hoa cỏ tự nhiên chỉ có thể cảm nhận được vẻ rung rinh bên ngoài mà không thể thưởng ngưỡng được thần chất bên trong. ?oChúa trời tạo ra cỏ cây và cũng không quên gắn vào nó một tâm hồn?, và bây giờ tâm hồn đó được Albert đặc tả lại qua lăng kính của mình. Những nụ hồng, thủy cúc, tulip? nhẹ nhàng đi vào ảnh của ông và hé mở một thế giới nội tâm đầy màu sắc?
    Dưới đây là những bức ảnh được rút ra từ bộ sưu tập của ông mang tên "Inner Visions, photographs that go beyond light".
    Thủy vu
    [​IMG]
    Hoa nghệ tây
    [​IMG]
    Hoa anh thảo
    [​IMG]

    Khuynh diệp
    [​IMG]
    Hoa hồng hạc
    [​IMG]
    Hoa phong lữ
    [​IMG]
    Hoa đồng tiền
    [​IMG]
    Hoa dâm bụt
    [​IMG]
    Hoa phong lan
    [​IMG]
    Hoa giọt tuyết
    [​IMG]
    Hoa hồng
    [​IMG]
    Hoa Tulip
    [​IMG]
    Minh Cường tổng hợp
    Được Daisy sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 17/01/2004
  10. Daisy

    Daisy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

    Khi những bông hoa ẩn mình dưới tia ? X ​
    Đành rằng con người quen nhìn hình ảnh những bông hoa rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời, những cánh lá mềm mại nhẹ nhàng phất phơ cùng cơn gió thoảng, nhưng ở một khía cạnh nào đó vẫn còn một nét đẹp khác tiềm ẩn bấy lâu nay mà ít được ai khám phá.
    [​IMG]
    Tulip qua 2 dáng vẻ ​
    Tia X sinh ra vốn được dùng để phác họa hình ảnh bên trong cơ thể con người, có thể đó là một đụn xương của cái mũi vừa gãy, là đốt xương sườn vừa long sau một ca tai nạn? Nhưng tại một xưởng phim nhỏ ở Los Angeles (Mỹ), người ta thấy đằng sau tấm màn đen của chiếc máy quét cũ xì lại là những bông hoa đỏ thắm. Hoa bị tai nạn? Hơi trừu tượng! Vậy chắc chúng đang được nghiên cứu về nguồn gốc của mình? Gần giống thế, người ta đang đi tìm những nét đẹp tiềm ẩn bên trong chúng để phục vụ cho nghệ thuật. Và thật không ngờ, dưới ánh rọi của tia X, từng nụ hoa, cánh lá phơi bày một nét đẹp quyến rũ đến lạ lùng.
    Những bông hoa, cánh lá trở nên trong suốt như pha lê dưới ?ocái nhìn? của tia X. Đời sống nội tâm của chúng dần dần được hé mở, mỗi vẻ đẹp hiển hiện dưới mắt người xem như kể một câu chuyện nhỏ. Albert Koetsier là một bác sĩ y khoa người Hà Lan, cả đời ông chỉ có 2 niềm đam mê: hoa và nhiếp ảnh. Và có lẽ vì muốn kết hợp cho nên ông đã lột tả vẻ đẹp của hoa bằng công cụ nghề nghiệp bấy lâu nay của mình: Máy chụp X quang dưới tay nghề của nhiếp ảnh gia có hạng. Cái hay của Albert là bằng những tấm phim âm bản ông đã tôn vinh lên vẻ kiều diễm của những cánh hoa dương gian. 2 mặt đối lập tồn tại trong một tổng thể chung, nó không đơn thuần chỉ là những trò thí nghiệm để khuây khỏa trí tò mò mà nó là cả một thế giới tâm hồn của loài hoa hiển hiện dưới lăng kính của một nhà khoa học.
    [​IMG]
    Thủy vu vẫn quyến rũ dưới 2 cách nhìn ​
    Trong ảnh của ông, mỗi bông hoa mang theo bên mình một dáng vẻ riêng, một ngụ ý riêng và một sự nổi bật không hòa lẫn. Ông bảo hoa cỏ tự nhiên chỉ có thể cảm nhận được vẻ rung rinh bên ngoài mà không thể thưởng ngưỡng được thần chất bên trong. ?oChúa trời tạo ra cỏ cây và cũng không quên gắn vào nó một tâm hồn?, và bây giờ tâm hồn đó được Albert đặc tả lại qua lăng kính của mình. Những nụ hồng, thủy cúc, tulip? nhẹ nhàng đi vào ảnh của ông và hé mở một thế giới nội tâm đầy màu sắc?
    Dưới đây là những bức ảnh được rút ra từ bộ sưu tập của ông mang tên "Inner Visions, photographs that go beyond light".
    Thủy vu
    [​IMG]
    Hoa nghệ tây
    [​IMG]
    Hoa anh thảo
    [​IMG]

    Khuynh diệp
    [​IMG]
    Hoa hồng hạc
    [​IMG]
    Hoa phong lữ
    [​IMG]
    Hoa đồng tiền
    [​IMG]
    Hoa dâm bụt
    [​IMG]
    Hoa phong lan
    [​IMG]
    Hoa giọt tuyết
    [​IMG]
    Hoa hồng
    [​IMG]
    Hoa Tulip
    [​IMG]
    Minh Cường tổng hợp
    Được Daisy sửa chữa / chuyển vào 18:34 ngày 17/01/2004

Chia sẻ trang này