1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về các loài hoa - Mục lục trang 1

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Oshin, 08/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Em yêu hoa loa kèn. Người ta chê ?ohoa loa kèn nó vô duyên?, em lý sự ?ohoa loa kèn trắng tinh khôi, thơm tinh khiết và nở hết mình?. Nhưng đây là trước kia, còn bây giờ em tự nhủ ?oViệc gì mình phải thanh minh với người không hiểu?. Những ngày tháng tư, lúc nào trong phòng em cũng có hoa loa kèn. Vậy mà đến khi hoa loa kèn được bán quanh năm trong các shop hoa thì chính em lại là người buồn nhất. Với em, nó quý vởi chỉ nở có một mùa, trọn vẹn trong một tháng. Em bảo ?oThứ hoa công nghiệp kia chỉ là cái bóng của hoa loa kèn tháng tư?.
    Trích "Kẻ Mạnh" - Phạm Kim Anh
    Mùa hoa loa kèn​
    Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.
    Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.
    Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...
    [​IMG]
    Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...
    [​IMG]
    Hoa Loa Kèn - tác giả Hoacomay​
    Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...
    Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...
    Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...
    Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...
    Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.
    NGÔ VĂN PHÚ
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 08/04/2004
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Em yêu hoa loa kèn. Người ta chê ?ohoa loa kèn nó vô duyên?, em lý sự ?ohoa loa kèn trắng tinh khôi, thơm tinh khiết và nở hết mình?. Nhưng đây là trước kia, còn bây giờ em tự nhủ ?oViệc gì mình phải thanh minh với người không hiểu?. Những ngày tháng tư, lúc nào trong phòng em cũng có hoa loa kèn. Vậy mà đến khi hoa loa kèn được bán quanh năm trong các shop hoa thì chính em lại là người buồn nhất. Với em, nó quý vởi chỉ nở có một mùa, trọn vẹn trong một tháng. Em bảo ?oThứ hoa công nghiệp kia chỉ là cái bóng của hoa loa kèn tháng tư?.
    Trích "Kẻ Mạnh" - Phạm Kim Anh
    Mùa hoa loa kèn​
    Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.
    Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.
    Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...
    [​IMG]
    Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...
    [​IMG]
    Hoa Loa Kèn - tác giả Hoacomay​
    Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...
    Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...
    Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...
    Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...
    Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.
    NGÔ VĂN PHÚ
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 08/04/2004
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Ôi, em gửi bài xong đọc lại mới thấy hình hoa Thạch Thảo dễ thương mà chị Rain vừa post, cám ơn chị nhé!
    HOA HÀ NỘI​

    Dù đã đi khá nhiều nơi nhưng chỉ riêng ở Hà Nội tôi mới gặp được những bông hoa trong thành phố. Những chỗ tôi đến, hoa thường được bày sẵn trong chậu xô, hoa đứng ngoài đường, trong chợ, hoa ở trong shop kiêu sa, lộng lẫy... nhưng chẳng có nơi nào mà hoa lại "di động" đi khắp phố phường như ở thủ đô.
    Ngay từ sáng sớm, khoảng 3, 4 giờ, các chị các cô đã cần mẫn lên tận chợ hoa để lấy hàng. Vào cái lúc chưa rõ mặt người ấy, cả chợ hoa họp trên một bãi đất trống, rộng ven đê Yên Phụ nhấp nháy những đèn là đèn. Nhìn từ xa cũng chỉ thấy đèn trong y như hội hoa đăng giữa đêm đen. Hình như mỗi "mối" hoa một ngọn đèn. Thôi thì đủ thứ: hồng, cúc, huệ, phăng, thược dược... mùa nào hoa ấy. Hoa được bó lại thành từng bó lớn, thường là bó từ 30 bông, 50 bông, 70 bông, rồi 90 bông... Riêng hoa hồng bao giờ cũng được mặc một lớp áo bằng giấy báo hoặc cuốn ni lông quanh bông để chống sương. Khoảng 5 giờ, 5 rưỡi, trời tang tảng sáng là chợ hoa tan. Sau khi lấy hoa, mỗi loại một ít, các chị bắt đầu sắp lên xe và đi vào thành phố.
    [​IMG]
    Người bán hoa thường đi bằng xe đạp. Chị cứ thong thả đi, thỉnh thoảng lại dừng lại để phun nước lên những bông hoa cho tươi mát. Mỗi chị hàng lại bày hoa theo một cách khác nhau. Có chị để hoa nằm xuống, bông quay ra ngoài, gốc hướng vào trong, hết lớp này đến lớp kia xếp sát vào nhau. Nhìn từ xa, ta chỉ thấy một vòng vàng rực ở ngoài cùng, tiếp đến là một vòng đỏ, rồi lại vòng tím, trắng... trông thật rực rỡ và tươi tắn. ở giữa là một xô nhỏ cắm đầy hoa cao vút lên. Nhiều khi nhìn từ đằng sau, ta chỉ thấy một vườn hoa tí hon đang di chuyển theo vòng bánh xe, chứ cô hàng hoa chịu khó, cần cù thì đã bị lấp phía đằng trước bởi một cái nấm hoa khổng lồ. Mỗi xe hoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc khác nhau. Mà dù có cùng loại hoa đi chăng nữa thì mỗi chị, mỗi cô hàng lại có cách sắp xếp, có "con mắt xanh" khác nhau để "trưng bày" tác phẩm của mình. Và ta, người lãng du trên phố cứ việc ngắm thoải mái, thoả thích, ngắm no con mắt của mình một vẻ đẹp thiên nhiên giữa bụi bặm phố phường.
    Trời Hà Nội có bốn mùa thì hoa Hà Nội cũng đủ cả bốn mùa. Mùa xuân - khởi đầu của một năm - khi cây cối qua giá lạnh mùa đông, bắt đầu khoác lên mình bộ áo mới xanh nõn của chồi non và lộc biếc thì hình như hoa cũng nhiều hơn, đẹp hơn, mê hoặc lòng người hơn. Những ngày giáp Tết, sắp sang xuân, bên cạnh rực rỡ tím viôlét, vàng cúc, đỏ hồng thược dược... mỗi hàng hoa bao giờ cũng có thêm vài cành đào con, đào vụn nằm khiêm tốn lấp ló giữa đám hoa đủ màu sắc. Những nhánh đào này đầy nụ, lại còn có cả lá non đang đâm chồi. Ai đó mong xuân sang sớm, hay muốn thay đổi không khí, mua vài cành đào về cắm chơi, vừa rẻ, vừa đẹp làm căn nhà như bừng lên một sức sống mới lạ hẳn, trẻ trung hẳn. Cái nhánh đào con con, trông tưởng như khô héo, gầy guộc ấy lại có một vẻ đẹp riêng. Và chỉ những hàng hoa rong trên phố mới có thể có loại hoa như vậy.
    [​IMG]
    Tháng tư. Giao mùa. Hoa loa kèn theo chân các cô gái hàng hoa "nghênh ngang" khắp phố phường. Loa kèn thường chỉ có vào cuối tháng ba và rộ lên vào tháng tư. Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy nếu ai lỡ quên, không để ý, hay bị những bận rộn đời thường làm cho xao nhãng thì đến khi chợt nhớ ra, muốn cắm một vài bông, gọi cô hàng hoa vào hỏi thì loa kèn đã chia tay với mùa tự bao giờ...
    Đầu hè, hoa lưu ly tím ngắt, đồng tiền đơn, kép, cẩm chướng đủ màu thi nhau tranh sắc trên gánh hàng hoa.
    Ngày xưa, chỉ đến mùa thu mới có cúc vàng. Thế nhưng bây giờ gần như mùa nào cũng có. Mà không chỉ có mỗi một loại cúc đâu nhé: cúc Tây, cúc Tàu, cúc Nhật... thôi thì đủ cả. Thế nhưng, tôi vẫn thích nhất loại hoa cúc vàng của mình. Sang thu, cũng vẫn hoa cúc ấy, màu sắc ấy nhưng đúng mùa, đúng thời tiết - hoa cúc cũng vàng hơn, đẹp hơn, tươi hơn và "thật sự cúc" hơn. Màu hoa cúc lúc ấy y như màu nắng thu: rực rỡ nhưng không chói chang, màu gam nóng mà lại không làm người ta thấy nóng. Có một bó cúc cắm vào lọ gốm Bát Tràng để ở góc nhà thì chẳng khác gì một vầng nắng vàng làm sáng bừng cả căn nhà.
    Loài hoa mà mùa nào cũng có, cũng "sống" trên hàng hoa là hoa hồng: hồng ý, hồng Pháp không gai, hồng Đà Lạt, hồng lai... bông nào cũng to, mập, cành dài và cao đủ các màu sắc.
    Vào ngày rằm, mùng một hoa được gói vào trong lá nhẹ nhàng, tinh khiết. Rồi các bà, các mẹ tảo tần của chúng ta lại dịu dàng cắm vào lọ, đặt lên bàn thờ cùng với ly nước thuỷ tinh trong suốt để chứng tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên... Các cô gái hàng hoa tươi cười chào mời khách. Miệng cười của các cô còn tươi hơn hoa. Tay các cô thoăn thoắt chọn hoa, gói hoa cho khách. Tôi chợt nhớ đến "gánh" hàng hoa trong truyện ngày xưa, với cô gái bán hoa ăn mặc nền nã gánh hoa đi khắp phố phường Hà Nội.
    Mỗi sáng sớm ra đường gặp một vườn hoa nhỏ. Đi trên phố gặp một "gánh hàng hoa", tự nhiên thấy vui hơn, yêu đời hơn, lòng thanh thản hơn khi có những bông hoa trong thành phố./.
    Kiều Ly

    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 08/04/2004
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Ôi, em gửi bài xong đọc lại mới thấy hình hoa Thạch Thảo dễ thương mà chị Rain vừa post, cám ơn chị nhé!
    HOA HÀ NỘI​

    Dù đã đi khá nhiều nơi nhưng chỉ riêng ở Hà Nội tôi mới gặp được những bông hoa trong thành phố. Những chỗ tôi đến, hoa thường được bày sẵn trong chậu xô, hoa đứng ngoài đường, trong chợ, hoa ở trong shop kiêu sa, lộng lẫy... nhưng chẳng có nơi nào mà hoa lại "di động" đi khắp phố phường như ở thủ đô.
    Ngay từ sáng sớm, khoảng 3, 4 giờ, các chị các cô đã cần mẫn lên tận chợ hoa để lấy hàng. Vào cái lúc chưa rõ mặt người ấy, cả chợ hoa họp trên một bãi đất trống, rộng ven đê Yên Phụ nhấp nháy những đèn là đèn. Nhìn từ xa cũng chỉ thấy đèn trong y như hội hoa đăng giữa đêm đen. Hình như mỗi "mối" hoa một ngọn đèn. Thôi thì đủ thứ: hồng, cúc, huệ, phăng, thược dược... mùa nào hoa ấy. Hoa được bó lại thành từng bó lớn, thường là bó từ 30 bông, 50 bông, 70 bông, rồi 90 bông... Riêng hoa hồng bao giờ cũng được mặc một lớp áo bằng giấy báo hoặc cuốn ni lông quanh bông để chống sương. Khoảng 5 giờ, 5 rưỡi, trời tang tảng sáng là chợ hoa tan. Sau khi lấy hoa, mỗi loại một ít, các chị bắt đầu sắp lên xe và đi vào thành phố.
    [​IMG]
    Người bán hoa thường đi bằng xe đạp. Chị cứ thong thả đi, thỉnh thoảng lại dừng lại để phun nước lên những bông hoa cho tươi mát. Mỗi chị hàng lại bày hoa theo một cách khác nhau. Có chị để hoa nằm xuống, bông quay ra ngoài, gốc hướng vào trong, hết lớp này đến lớp kia xếp sát vào nhau. Nhìn từ xa, ta chỉ thấy một vòng vàng rực ở ngoài cùng, tiếp đến là một vòng đỏ, rồi lại vòng tím, trắng... trông thật rực rỡ và tươi tắn. ở giữa là một xô nhỏ cắm đầy hoa cao vút lên. Nhiều khi nhìn từ đằng sau, ta chỉ thấy một vườn hoa tí hon đang di chuyển theo vòng bánh xe, chứ cô hàng hoa chịu khó, cần cù thì đã bị lấp phía đằng trước bởi một cái nấm hoa khổng lồ. Mỗi xe hoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc khác nhau. Mà dù có cùng loại hoa đi chăng nữa thì mỗi chị, mỗi cô hàng lại có cách sắp xếp, có "con mắt xanh" khác nhau để "trưng bày" tác phẩm của mình. Và ta, người lãng du trên phố cứ việc ngắm thoải mái, thoả thích, ngắm no con mắt của mình một vẻ đẹp thiên nhiên giữa bụi bặm phố phường.
    Trời Hà Nội có bốn mùa thì hoa Hà Nội cũng đủ cả bốn mùa. Mùa xuân - khởi đầu của một năm - khi cây cối qua giá lạnh mùa đông, bắt đầu khoác lên mình bộ áo mới xanh nõn của chồi non và lộc biếc thì hình như hoa cũng nhiều hơn, đẹp hơn, mê hoặc lòng người hơn. Những ngày giáp Tết, sắp sang xuân, bên cạnh rực rỡ tím viôlét, vàng cúc, đỏ hồng thược dược... mỗi hàng hoa bao giờ cũng có thêm vài cành đào con, đào vụn nằm khiêm tốn lấp ló giữa đám hoa đủ màu sắc. Những nhánh đào này đầy nụ, lại còn có cả lá non đang đâm chồi. Ai đó mong xuân sang sớm, hay muốn thay đổi không khí, mua vài cành đào về cắm chơi, vừa rẻ, vừa đẹp làm căn nhà như bừng lên một sức sống mới lạ hẳn, trẻ trung hẳn. Cái nhánh đào con con, trông tưởng như khô héo, gầy guộc ấy lại có một vẻ đẹp riêng. Và chỉ những hàng hoa rong trên phố mới có thể có loại hoa như vậy.
    [​IMG]
    Tháng tư. Giao mùa. Hoa loa kèn theo chân các cô gái hàng hoa "nghênh ngang" khắp phố phường. Loa kèn thường chỉ có vào cuối tháng ba và rộ lên vào tháng tư. Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy nếu ai lỡ quên, không để ý, hay bị những bận rộn đời thường làm cho xao nhãng thì đến khi chợt nhớ ra, muốn cắm một vài bông, gọi cô hàng hoa vào hỏi thì loa kèn đã chia tay với mùa tự bao giờ...
    Đầu hè, hoa lưu ly tím ngắt, đồng tiền đơn, kép, cẩm chướng đủ màu thi nhau tranh sắc trên gánh hàng hoa.
    Ngày xưa, chỉ đến mùa thu mới có cúc vàng. Thế nhưng bây giờ gần như mùa nào cũng có. Mà không chỉ có mỗi một loại cúc đâu nhé: cúc Tây, cúc Tàu, cúc Nhật... thôi thì đủ cả. Thế nhưng, tôi vẫn thích nhất loại hoa cúc vàng của mình. Sang thu, cũng vẫn hoa cúc ấy, màu sắc ấy nhưng đúng mùa, đúng thời tiết - hoa cúc cũng vàng hơn, đẹp hơn, tươi hơn và "thật sự cúc" hơn. Màu hoa cúc lúc ấy y như màu nắng thu: rực rỡ nhưng không chói chang, màu gam nóng mà lại không làm người ta thấy nóng. Có một bó cúc cắm vào lọ gốm Bát Tràng để ở góc nhà thì chẳng khác gì một vầng nắng vàng làm sáng bừng cả căn nhà.
    Loài hoa mà mùa nào cũng có, cũng "sống" trên hàng hoa là hoa hồng: hồng ý, hồng Pháp không gai, hồng Đà Lạt, hồng lai... bông nào cũng to, mập, cành dài và cao đủ các màu sắc.
    Vào ngày rằm, mùng một hoa được gói vào trong lá nhẹ nhàng, tinh khiết. Rồi các bà, các mẹ tảo tần của chúng ta lại dịu dàng cắm vào lọ, đặt lên bàn thờ cùng với ly nước thuỷ tinh trong suốt để chứng tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên... Các cô gái hàng hoa tươi cười chào mời khách. Miệng cười của các cô còn tươi hơn hoa. Tay các cô thoăn thoắt chọn hoa, gói hoa cho khách. Tôi chợt nhớ đến "gánh" hàng hoa trong truyện ngày xưa, với cô gái bán hoa ăn mặc nền nã gánh hoa đi khắp phố phường Hà Nội.
    Mỗi sáng sớm ra đường gặp một vườn hoa nhỏ. Đi trên phố gặp một "gánh hàng hoa", tự nhiên thấy vui hơn, yêu đời hơn, lòng thanh thản hơn khi có những bông hoa trong thành phố./.
    Kiều Ly

    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 08/04/2004
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây.
    Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.
    Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét.

    (Du Lịch Việt Nam)

    [​IMG]
    Bông sen
    "Tháp Mười đẹp nhất bông sen..."
    Đó là một trong nhiều điều tôi tò mò muốn biết khi về thăm Đồng Tháp Mười, vì từ bé đến giờ tôi chưa hề thấy sen mọc hoang. Ở Huế cũng như khắp các làng quê miền Bắc, miền Trung tôi đã đi qua, sen được trồng trong những đầm, hồ dành riêng, không xen lẫn với các loài thủy thực vật khác, và nhất là không tự mọc theo kiểu cây dại. Mùa thu mặt hồ xanh biếc vắng lặng làm bâng khuâng, tưởng như linh hồn bông sen đã lặn về ẩn náu đâu dưới thủy cung.
    Về Đồng Tháp Mười mới biết, ở đây sen nở mênh mông chi địa, chung sống không nề hà cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năn... tự mình thơm ngát giữa đầm lầy. Liên tưởng tới câu ca dao ngợi khen phẩm chất bông sen thuộc lòng từ nhỏ, "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", tôi chợt thấy buồn cười vì một điều vô nghĩa đã tồn tại quá lâu trong văn chương.
    Không thể bảo rằng bông sen "gần bùn" bởi vì sen chính là từ bùn ngoi lên, được bùn nuôi dưỡng, thậm chí được dành một cọng riêng không chung với lá nhờ thế mà đủ sống, mà thơm tho gởi hương cho gió. Mẹ vắt mình nuôi con khôn lớn thành đạt làm quan, con bước lên thượng lưu xã hội, cúi xuống ngửi ngửi mùi mồ hôi trên áo mẹ, chê là hôi hám. Ăn ở bất hiếu bất nghĩa như vậy, đâu phải là phẩm chất của bông sen? Đó là điều thứ nhất.
    Thứ hai, chỉ bùn cống rãnh mới dơ bẩn; còn bùn dưới đáy hồ sâu nơi sen mọc, tinh sạch thế, có gì đâu mà "hôi tanh"? Có lần tôi về tận chót Mũi Cà Mau, bì bõm lội giữa bãi bùn mênh mông, chỉ thấy ngất ngây một mùi phù sa đôn hậu. Về Tháp Mười lần này, tôi được nếm món thịt chuột ram mỡ nhấm với rượu đế nơi một quán cóc ven kênh Tư Mới. Thú thực, vừa nghe tới "chuột" là tôi thấy ớn; nhưng ăn vào thì lại là chuyện khác! Chỉ chuột cống rãnh mới ghê tởm, còn con chuột đồng, ngẫm lại có khác chi con thỏ? Đem liên kết hai ý niệm "bùn" và "chuột" này, tôi kết luận rằng những người dân thị thành (như tôi) không được phép lầm tưởng những thứ cống rãnh phố phường với bùn đất đồng nội, nếu không muốn mang tội "trịch thượng" đối với cội nguồn. Câu nói "gần bùn, hôi tanh" gì gì đấy về bông sen quả là phảng phất miệng lưỡi của gã trịch thượng loại đó.
    Thế không lẽ ca dao lại dạy cho trẻ em sự vong ơn bội nghĩa hay sao? Tôi không tin, vì ca dao tục ngữ vốn đuợc sáng tạo nên bằng đạo lý của nhân dân. Chẳng qua là mấy anh đồ Nho tự cao tự đại nào đấy đã chen vào, chính họ đã thở ra cái khẩu khí hãnh tiến và bội bạc kiểu thế này: "Một ngày dựa mạn thuyền rồng- còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài". Bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" cũng thuộc loại "khẩu khí" nói trên. Theo Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu, bài ca dao này được kết hợp bởi hai thể Phú và Tỷ, "vừa tả hoa sen (phú), vừa ví quân tử với hoa sen (tỷ)". Quân tử bị bắt quả tang ở đây đích thị là đồ Nho rồi, còn ai vào đấy nữa! Sự lỡ miệng nằm trong câu cuối (gần bùn, hôi tanh) để phá vỡ hình tượng cao quí của bông sen trong toàn bài, khiến thi sĩ Phùng Quán đùng đùng nổi giận "Tất cả là trong cái chữ gần. Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột "những manh tâm bội nghĩa vong ân", và bởi thế, Quán đòi: "Nhân danh bùn- nhân danh sen- Tôi đề nghị đuổi câu thơ phản trắc này ra khỏi kho báu nhân dân" (Thơ Phùng Quán- NXB Hội Nhà văn). Thực ra, Bông Sen vẫn là biểu tượng tâm linh của Phật giáo; nhưng Phật giáo không nói "gần bùn", mà nói "từ bùn mọc ra- liên hoa xuất ư nê" như bài kệ của thiền sư Minh Lương (thế kỷ XVII). Tiếc thay, hình tượng bông sen được tôn vinh theo kiểu đó đã tiếp tục lừa dối quá lâu trong sách vở xưa nay.
    Đó là câu chuyện Nhàn đàm giữa anh Hồ Bông và tôi trong chuyến giao du về xứ Đồng Tháp Mười quê hương anh. Nhạc sĩ Hồ Bông nguyên là Trưởng đoàn ca múa nhạc Bông Sen, suốt đời nâng niu lòai hoa đẹp nhất Tháp Mười này. Vậy nên mỗi lần mở màn giới thiệu đoàn nghệ thuật của mình trước công chúng, anh vẫn đọc bài thơ Bông Sen, với câu cuối đầy trìu mến như sau:
    "Nhụy vàng bông trắng lá xanh
    Từ bùn nên vẫn đạm thanh hương bùn"

    Tất nhiên câu khẩu hứng của anh Hồ Bông chưa hay, thậm chí chưa đủ sức thay thế nguyên bản. Nhưng tôi tâm phục tấm lòng "biết ơn bùn- đất" nơi con người nghệ sĩ Hồ Bông. Đúng, sen có đức giáo hóa, có đức khiêm nhường, thanh khiết hơn mọi hoa khác, dù nó mau tàn, người ta vẫn thích chọn hoa sen làm hoa dâng chúng Phật.
    (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 11/04/2004
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Là loại cây thân mềm sống chủ yếu ở dưới nước. Sen có giống màu đỏ, cánh kép gọi là quì. Một giống khác có thân, lá, hoa đều nhỏ gọi là sen tịch thượng, được trồng vào chậu nước hay bể cạn. Có thuyết cho rằng sen đã có mặt trên trái đất hàng trăm triệu năm trước đây.
    Ở Việt Nam, hoa sen được xếp vào bộ tứ quí (bốn mùa): lan, sen, cúc, mai và còn là biểu tượng của mùa hạ và được xếp vào hàng "tứ quân tử" là tùng, trúc, sen, cúc. Hoa sen có mùi thơm dịu nhẹ. Cây sen có rất nhiều tác dụng. Hoa sen thường dùng để thờ cúng. Nhụy sen có những hạt trắng dùng để ướp với trà làm thành trà sen. Lá sen dùng để gói hàng, gói cốm. Hạt sen dùng làm một vị thuốc bổ, để nấu chè, hầm chim, gà... Tâm sen phơi khô, sắc uống có tác dụng an thần.
    Cây sen rất ưa ánh sáng. Hoa sen nở về mùa hè. Vào mùa hoa sen nở, hương sen thoang thoảng thơm trong gió bay xa hàng trăm mét.

    (Du Lịch Việt Nam)

    [​IMG]
    Bông sen
    "Tháp Mười đẹp nhất bông sen..."
    Đó là một trong nhiều điều tôi tò mò muốn biết khi về thăm Đồng Tháp Mười, vì từ bé đến giờ tôi chưa hề thấy sen mọc hoang. Ở Huế cũng như khắp các làng quê miền Bắc, miền Trung tôi đã đi qua, sen được trồng trong những đầm, hồ dành riêng, không xen lẫn với các loài thủy thực vật khác, và nhất là không tự mọc theo kiểu cây dại. Mùa thu mặt hồ xanh biếc vắng lặng làm bâng khuâng, tưởng như linh hồn bông sen đã lặn về ẩn náu đâu dưới thủy cung.
    Về Đồng Tháp Mười mới biết, ở đây sen nở mênh mông chi địa, chung sống không nề hà cùng lau sậy, cỏ lác, cỏ năn... tự mình thơm ngát giữa đầm lầy. Liên tưởng tới câu ca dao ngợi khen phẩm chất bông sen thuộc lòng từ nhỏ, "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", tôi chợt thấy buồn cười vì một điều vô nghĩa đã tồn tại quá lâu trong văn chương.
    Không thể bảo rằng bông sen "gần bùn" bởi vì sen chính là từ bùn ngoi lên, được bùn nuôi dưỡng, thậm chí được dành một cọng riêng không chung với lá nhờ thế mà đủ sống, mà thơm tho gởi hương cho gió. Mẹ vắt mình nuôi con khôn lớn thành đạt làm quan, con bước lên thượng lưu xã hội, cúi xuống ngửi ngửi mùi mồ hôi trên áo mẹ, chê là hôi hám. Ăn ở bất hiếu bất nghĩa như vậy, đâu phải là phẩm chất của bông sen? Đó là điều thứ nhất.
    Thứ hai, chỉ bùn cống rãnh mới dơ bẩn; còn bùn dưới đáy hồ sâu nơi sen mọc, tinh sạch thế, có gì đâu mà "hôi tanh"? Có lần tôi về tận chót Mũi Cà Mau, bì bõm lội giữa bãi bùn mênh mông, chỉ thấy ngất ngây một mùi phù sa đôn hậu. Về Tháp Mười lần này, tôi được nếm món thịt chuột ram mỡ nhấm với rượu đế nơi một quán cóc ven kênh Tư Mới. Thú thực, vừa nghe tới "chuột" là tôi thấy ớn; nhưng ăn vào thì lại là chuyện khác! Chỉ chuột cống rãnh mới ghê tởm, còn con chuột đồng, ngẫm lại có khác chi con thỏ? Đem liên kết hai ý niệm "bùn" và "chuột" này, tôi kết luận rằng những người dân thị thành (như tôi) không được phép lầm tưởng những thứ cống rãnh phố phường với bùn đất đồng nội, nếu không muốn mang tội "trịch thượng" đối với cội nguồn. Câu nói "gần bùn, hôi tanh" gì gì đấy về bông sen quả là phảng phất miệng lưỡi của gã trịch thượng loại đó.
    Thế không lẽ ca dao lại dạy cho trẻ em sự vong ơn bội nghĩa hay sao? Tôi không tin, vì ca dao tục ngữ vốn đuợc sáng tạo nên bằng đạo lý của nhân dân. Chẳng qua là mấy anh đồ Nho tự cao tự đại nào đấy đã chen vào, chính họ đã thở ra cái khẩu khí hãnh tiến và bội bạc kiểu thế này: "Một ngày dựa mạn thuyền rồng- còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài". Bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" cũng thuộc loại "khẩu khí" nói trên. Theo Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu, bài ca dao này được kết hợp bởi hai thể Phú và Tỷ, "vừa tả hoa sen (phú), vừa ví quân tử với hoa sen (tỷ)". Quân tử bị bắt quả tang ở đây đích thị là đồ Nho rồi, còn ai vào đấy nữa! Sự lỡ miệng nằm trong câu cuối (gần bùn, hôi tanh) để phá vỡ hình tượng cao quí của bông sen trong toàn bài, khiến thi sĩ Phùng Quán đùng đùng nổi giận "Tất cả là trong cái chữ gần. Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột "những manh tâm bội nghĩa vong ân", và bởi thế, Quán đòi: "Nhân danh bùn- nhân danh sen- Tôi đề nghị đuổi câu thơ phản trắc này ra khỏi kho báu nhân dân" (Thơ Phùng Quán- NXB Hội Nhà văn). Thực ra, Bông Sen vẫn là biểu tượng tâm linh của Phật giáo; nhưng Phật giáo không nói "gần bùn", mà nói "từ bùn mọc ra- liên hoa xuất ư nê" như bài kệ của thiền sư Minh Lương (thế kỷ XVII). Tiếc thay, hình tượng bông sen được tôn vinh theo kiểu đó đã tiếp tục lừa dối quá lâu trong sách vở xưa nay.
    Đó là câu chuyện Nhàn đàm giữa anh Hồ Bông và tôi trong chuyến giao du về xứ Đồng Tháp Mười quê hương anh. Nhạc sĩ Hồ Bông nguyên là Trưởng đoàn ca múa nhạc Bông Sen, suốt đời nâng niu lòai hoa đẹp nhất Tháp Mười này. Vậy nên mỗi lần mở màn giới thiệu đoàn nghệ thuật của mình trước công chúng, anh vẫn đọc bài thơ Bông Sen, với câu cuối đầy trìu mến như sau:
    "Nhụy vàng bông trắng lá xanh
    Từ bùn nên vẫn đạm thanh hương bùn"

    Tất nhiên câu khẩu hứng của anh Hồ Bông chưa hay, thậm chí chưa đủ sức thay thế nguyên bản. Nhưng tôi tâm phục tấm lòng "biết ơn bùn- đất" nơi con người nghệ sĩ Hồ Bông. Đúng, sen có đức giáo hóa, có đức khiêm nhường, thanh khiết hơn mọi hoa khác, dù nó mau tàn, người ta vẫn thích chọn hoa sen làm hoa dâng chúng Phật.
    (Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 00:28 ngày 11/04/2004
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    [​IMG]
    Lá sen
    Cứ mỗi độ hè về, hết mùa hoa gạo tháng 3 đỏ đường làng, sau những cơn mưa đầu hè như trút nước, bầu trời ầm ầm tiếng sấm. Trên các hồ ao ven làng quê lại ngát xanh những chiếc lá sen. Lá sen ngoi ra khỏi mặt nước là xoè ngay ra hứng lấy ánh nắng mặt trời và những hạt sương rơi đêm đêm, lá sen biến chất diệp lục thành màu xanh sẫm bền vững giữa nắng mưa, để lại dấu ấn cho miền quê phong quang và yên tĩnh. Cuối tháng 4 đầu tháng 5, mùa sen trổ hoa, bông hoa sen mang hình đài sen trắng phớt tím, biểu lộ sự trong trắng, đợi chờ thuỷ chung... hương sen thơm thoảng một vùng. Lúc đó sức sống từ cây sen trên đầm sen bộc lộ hết mình, khoe sắc đua chen cùng với nắng, gió. Trong cái đẹp tuyệt vời từ ngó sen trắng nõn, đến hoa sen tuyệt vời, nào ai có biết đến lá sen. Lá sen dung dị và gợi cảm nơi miền quê yên lành. Lá sen dập dềnh ru hát trên thoáng nước tĩnh lặng. Nơi có lá sen ta chỉ nghe tiếng gió ru, cỏ non reo, tiếng ríu ríu lách tách loài côn trùng bờ nước đùa vui, hay tiếng hát lành vui của cô gái má hồng nào ngắt lá sen đội đầu trên thuyền tre lướt nhẹ giữa đầm làng hái hoa sen, thật thanh bình lá sen.
    Lá sen hai mặt khác nhau, mặt trên biếc thẫm xanh xanh, mặt dưới bạc mờ phấn bụi như soi đáy nước trong veo. Thường thì lá sen vươn toả như chiếc đĩa ngọc, hứng nắng và mây trời, đảo đưa đón gió gợn lay, tô điểm cho búp sen hồng ***g lộng. Lô xô sóng gợn đẩy lá dập dềnh. Tiếng lá sen đêm đêm hứng gió mát mơn man từ bầu khí quyển, hứng cái nóng hầm hập bốc lên từ mặt nước sau một ngày nắng gắt, chúng chuyển mình xô đẩy đùa vui nhẹ lắm, cứ xào xạc và nghe lách tách lách tách, chỉ có người trồng sen là nghe rõ hơn cả.
    Mùa lá sen nõn là mùa hè, sen chưa đơm hoa, mùa của nắng rực rỡ nhất trong năm. Nắng tưới xuống lá sen, hứng thổi hắt lên cao làm dịu đi màu lửa mùa hạ. Vì thế, mùa hạ ai một lần đến bên đầm sen nhìn ngắm đều thấy tâm hồn trong sáng, ngắm sen và suy tư. Cứ thế lá sen tươi mãi đến mùa thu mới chịu ngả màu ly biệt chuyển dời về với nước, lắng sâu xuống lòng hồ làm bùn nuôi cho ngó sen trắng ngần ngủ ngon dưới bùn nước suốt mùa đông, để đến khi nghe tiếng sấm mùa hè, vươn mình lên mặt nước đón chào một mùa sen mới. Lúc đó dưới trời thu, đầm sen trở nên buồn bã lắm, nước cứ ngẩn ngơ đến trong veo. Lá sen che mặt nước, làm thành chiếc nôi ngọc dịu dàng đong đưa ru ngủ giữa trưa hè cho những chú nhái bé bỏng thích nằm trên lá nhai cỏ, đớp sương. Lá sen cũng là mái lều đơn sơ mà thanh lịch của những chú ếch xanh lười lên bờ, ngồi nghe mưa roi, như tiếng trống chèo đêm hội bên làng. Lá sen đùa vui cùng với ếch nhái, thỉnh thoảng nơi lá sen che còn có những đàn cá rô đen nhánh uốn đuôi đớp bèo tấm làm tung lên những giọt nước trong veo như hạt thuỷ tinh lóng lánh. Ðêm đêm mẹ lại chèo thuyền ra đầm, mở những bông sen ướp chè, tinh mơ, khi con gà vừa gáy canh tư, mẹ lại chèo thuyền, lướt nhẹ trên đầm, lách qua từng khe nhỏ, đôi bàn tay khéo léo, nghiêng chiếc lá sen, mẹ hứng lấy những giọt sương tinh khiết sau một đêm đọng lại như viên ngọc bích, để có hàng nghìn giọt sương đem về, mẹ pha chè ướp sen mời ông bà nội và bố uống. Dù đi đâu, nơi góc bể chân trời, khó ai quên nổi đầm sen, hương sen và những chiếc lá sen che đầu bọn trẻ lúc tắm lội nơi hồ, lúc ngồi trên lưng trâu chăn trâu gặm cỏ bờ đê...
    Không chỉ thế, mỗi phiên chợ quê, ai chẳng gói lá sen mùa hạ. Những hôm trời nắng, nửa buổi sáng đàn con chờ mẹ đi chợ về, chúng háo hức, mở gói xôi bọc bằng lá sen ra, mùi xôi thơm phức, hấp dẫn, hương lá sen tinh khiết sạch sẽ. Có lẽ ngoài lá sen bọc xôi ra, khó mà có lá gì, giấy gì bọc xôi ngon hơn. Ngoại thành Hà Nội từ xưa, có làng Phú Gia (phường Phú Thượng, Tây Hồ bây giờ), hàng năm có hàng trăm người đem xôi vào nội thành bán, họ chỉ mong sớm đến mùa sen mọc, để có lá gói xôi. Xôi Phú Gia ngon có tiếng, nếu được gói vào lá sen thì hương vị còn ngon hơn lên. Dân làng mua lá sen được chuyển từ Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây... về. Xưa cũng chính do Hồ Tây sen mọc quanh bờ, nhiều lắm, cũng nhờ có sen nhiều mà dân ở đây mới có nghề bán xôi nổi tiếng ở Hà thành. Nhiều gia đình sống được, khá giả lên nhờ buôn bán lá sen, lá sen về đến đâu, sáng hôm sau đã chuyển sang người bán xôi bằng hết, cây sen có thể dùng vào các vị thuốc nam, từ ngó sen, tơ sen, đài sen, hạt sen và kể cả lá sen. Lá sen bánh tẻ còn làm được vị thuốc mát tì vị, điều hoà âm dương, hái lá sen đem về thái nhỏ, sao vàng nấu nước uống có thể giảm được huyết áp cao, bớt chóng mặt, nhức đầu, ăn ngon miệng, ngủ dễ. Công dụng của cây sen là vậy nhưng thực tình đến hôm nay sen đang bị mai một đi nhiều, đầm sen Tây Hồ còn rất ít, đang biến thành những đầm hồ câu cá, các vùng quê ao hồ cũng bị lấp đi nhiều. Sen ít đi cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến nhân hoà địa lợi, không khí bớt trong lành. Hãy có quy hoạch để đầm sen mãi mãi là biểu tượng của phong cảnh Việt Nam và để chiều chiều em gái tóc thơm mùi sả, thả xuồng lá tre, nhẹ nhàng cắt từng chiếc lá sen tươi nhất xếp vào thúng, để sáng mai tấm lá sen tròn trịa, rộng mở bao dung gói nắm xôi thơm cho học trò đến trường. Hay mớ rau tươi, cọng giá giòn tươi của các mẹ, các chị được giữ bọc khôi nguyên trong chiếc lá sen. Phiên chợ quê lại thơm thoảng, ồn ã màu lá sen và lá sen vẫn mãi có ích cho đời.
    Lá sen chẳng lộng lẫy, chẳng sắc màu, nhưng rất dung dị như cô gái làng quê bước trên cánh đồng rợn lúa. Qua tháng năm, lá sen vẫn thoảng đưa trong tâm hồn ta.
    Minh Nguyệt
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    [​IMG]
    Lá sen
    Cứ mỗi độ hè về, hết mùa hoa gạo tháng 3 đỏ đường làng, sau những cơn mưa đầu hè như trút nước, bầu trời ầm ầm tiếng sấm. Trên các hồ ao ven làng quê lại ngát xanh những chiếc lá sen. Lá sen ngoi ra khỏi mặt nước là xoè ngay ra hứng lấy ánh nắng mặt trời và những hạt sương rơi đêm đêm, lá sen biến chất diệp lục thành màu xanh sẫm bền vững giữa nắng mưa, để lại dấu ấn cho miền quê phong quang và yên tĩnh. Cuối tháng 4 đầu tháng 5, mùa sen trổ hoa, bông hoa sen mang hình đài sen trắng phớt tím, biểu lộ sự trong trắng, đợi chờ thuỷ chung... hương sen thơm thoảng một vùng. Lúc đó sức sống từ cây sen trên đầm sen bộc lộ hết mình, khoe sắc đua chen cùng với nắng, gió. Trong cái đẹp tuyệt vời từ ngó sen trắng nõn, đến hoa sen tuyệt vời, nào ai có biết đến lá sen. Lá sen dung dị và gợi cảm nơi miền quê yên lành. Lá sen dập dềnh ru hát trên thoáng nước tĩnh lặng. Nơi có lá sen ta chỉ nghe tiếng gió ru, cỏ non reo, tiếng ríu ríu lách tách loài côn trùng bờ nước đùa vui, hay tiếng hát lành vui của cô gái má hồng nào ngắt lá sen đội đầu trên thuyền tre lướt nhẹ giữa đầm làng hái hoa sen, thật thanh bình lá sen.
    Lá sen hai mặt khác nhau, mặt trên biếc thẫm xanh xanh, mặt dưới bạc mờ phấn bụi như soi đáy nước trong veo. Thường thì lá sen vươn toả như chiếc đĩa ngọc, hứng nắng và mây trời, đảo đưa đón gió gợn lay, tô điểm cho búp sen hồng ***g lộng. Lô xô sóng gợn đẩy lá dập dềnh. Tiếng lá sen đêm đêm hứng gió mát mơn man từ bầu khí quyển, hứng cái nóng hầm hập bốc lên từ mặt nước sau một ngày nắng gắt, chúng chuyển mình xô đẩy đùa vui nhẹ lắm, cứ xào xạc và nghe lách tách lách tách, chỉ có người trồng sen là nghe rõ hơn cả.
    Mùa lá sen nõn là mùa hè, sen chưa đơm hoa, mùa của nắng rực rỡ nhất trong năm. Nắng tưới xuống lá sen, hứng thổi hắt lên cao làm dịu đi màu lửa mùa hạ. Vì thế, mùa hạ ai một lần đến bên đầm sen nhìn ngắm đều thấy tâm hồn trong sáng, ngắm sen và suy tư. Cứ thế lá sen tươi mãi đến mùa thu mới chịu ngả màu ly biệt chuyển dời về với nước, lắng sâu xuống lòng hồ làm bùn nuôi cho ngó sen trắng ngần ngủ ngon dưới bùn nước suốt mùa đông, để đến khi nghe tiếng sấm mùa hè, vươn mình lên mặt nước đón chào một mùa sen mới. Lúc đó dưới trời thu, đầm sen trở nên buồn bã lắm, nước cứ ngẩn ngơ đến trong veo. Lá sen che mặt nước, làm thành chiếc nôi ngọc dịu dàng đong đưa ru ngủ giữa trưa hè cho những chú nhái bé bỏng thích nằm trên lá nhai cỏ, đớp sương. Lá sen cũng là mái lều đơn sơ mà thanh lịch của những chú ếch xanh lười lên bờ, ngồi nghe mưa roi, như tiếng trống chèo đêm hội bên làng. Lá sen đùa vui cùng với ếch nhái, thỉnh thoảng nơi lá sen che còn có những đàn cá rô đen nhánh uốn đuôi đớp bèo tấm làm tung lên những giọt nước trong veo như hạt thuỷ tinh lóng lánh. Ðêm đêm mẹ lại chèo thuyền ra đầm, mở những bông sen ướp chè, tinh mơ, khi con gà vừa gáy canh tư, mẹ lại chèo thuyền, lướt nhẹ trên đầm, lách qua từng khe nhỏ, đôi bàn tay khéo léo, nghiêng chiếc lá sen, mẹ hứng lấy những giọt sương tinh khiết sau một đêm đọng lại như viên ngọc bích, để có hàng nghìn giọt sương đem về, mẹ pha chè ướp sen mời ông bà nội và bố uống. Dù đi đâu, nơi góc bể chân trời, khó ai quên nổi đầm sen, hương sen và những chiếc lá sen che đầu bọn trẻ lúc tắm lội nơi hồ, lúc ngồi trên lưng trâu chăn trâu gặm cỏ bờ đê...
    Không chỉ thế, mỗi phiên chợ quê, ai chẳng gói lá sen mùa hạ. Những hôm trời nắng, nửa buổi sáng đàn con chờ mẹ đi chợ về, chúng háo hức, mở gói xôi bọc bằng lá sen ra, mùi xôi thơm phức, hấp dẫn, hương lá sen tinh khiết sạch sẽ. Có lẽ ngoài lá sen bọc xôi ra, khó mà có lá gì, giấy gì bọc xôi ngon hơn. Ngoại thành Hà Nội từ xưa, có làng Phú Gia (phường Phú Thượng, Tây Hồ bây giờ), hàng năm có hàng trăm người đem xôi vào nội thành bán, họ chỉ mong sớm đến mùa sen mọc, để có lá gói xôi. Xôi Phú Gia ngon có tiếng, nếu được gói vào lá sen thì hương vị còn ngon hơn lên. Dân làng mua lá sen được chuyển từ Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây... về. Xưa cũng chính do Hồ Tây sen mọc quanh bờ, nhiều lắm, cũng nhờ có sen nhiều mà dân ở đây mới có nghề bán xôi nổi tiếng ở Hà thành. Nhiều gia đình sống được, khá giả lên nhờ buôn bán lá sen, lá sen về đến đâu, sáng hôm sau đã chuyển sang người bán xôi bằng hết, cây sen có thể dùng vào các vị thuốc nam, từ ngó sen, tơ sen, đài sen, hạt sen và kể cả lá sen. Lá sen bánh tẻ còn làm được vị thuốc mát tì vị, điều hoà âm dương, hái lá sen đem về thái nhỏ, sao vàng nấu nước uống có thể giảm được huyết áp cao, bớt chóng mặt, nhức đầu, ăn ngon miệng, ngủ dễ. Công dụng của cây sen là vậy nhưng thực tình đến hôm nay sen đang bị mai một đi nhiều, đầm sen Tây Hồ còn rất ít, đang biến thành những đầm hồ câu cá, các vùng quê ao hồ cũng bị lấp đi nhiều. Sen ít đi cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến nhân hoà địa lợi, không khí bớt trong lành. Hãy có quy hoạch để đầm sen mãi mãi là biểu tượng của phong cảnh Việt Nam và để chiều chiều em gái tóc thơm mùi sả, thả xuồng lá tre, nhẹ nhàng cắt từng chiếc lá sen tươi nhất xếp vào thúng, để sáng mai tấm lá sen tròn trịa, rộng mở bao dung gói nắm xôi thơm cho học trò đến trường. Hay mớ rau tươi, cọng giá giòn tươi của các mẹ, các chị được giữ bọc khôi nguyên trong chiếc lá sen. Phiên chợ quê lại thơm thoảng, ồn ã màu lá sen và lá sen vẫn mãi có ích cho đời.
    Lá sen chẳng lộng lẫy, chẳng sắc màu, nhưng rất dung dị như cô gái làng quê bước trên cánh đồng rợn lúa. Qua tháng năm, lá sen vẫn thoảng đưa trong tâm hồn ta.
    Minh Nguyệt
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Hoa súng

    [​IMG]
    Cây súng là một giống cây mọc ở dưới nước (ao, hồ, đầm, phá). Thân củ to bằng quả trứng dưới mặt đất, lá nổi trên mặt nước. Hoa súng màu tím có nhiều lá noãn gắn vào nhau thành một bầu nhiều ô, hoa có 4 lá dài, 10 - 30 cánh hoa, 10 - 50 nhị. Hoa súng để làm cảnh trong các bể trước chùa hay ao đình.
    Những gia đình có bể nước với hòn non bộ, người ta hay trồng hoa súng. Trên một gốc súng, bao giờ cũng có một cặp hai bông súng mọc và tàn cùng. Vì hoa mọc trong nước nên khi cắt hoa để cắm vào lọ sẽ không được bền lâu.
    Có hai loại cây súng: súng sen được trồng ở trong các hồ nước ở đình, chùa, ao làng, cho hoa tím đỏ và to; súng dại là loại cho hoa màu trắng hoặc tím. Cây súng dại cuống lá nhỏ, hoa nhỏ mọc dại ở các đầm, phá, mương nước (có vùng gọi cây này là cây trang). Người miền Nam hay dùng thân cây súng sen để làm rau sống. Củ súng sen là một vị thuốc bổ thận có tên là khiếm thực, có thể luộc ăn rất ngon và bùi.
    Muốn ăn bông súng, mắm kho
    Thì vô Ðồng Tháp ăn no đã thèm.

    (Ca dao)
    (Du Lịch Việt Nam)
    [​IMG]
    Vì sao lá cây súng vua có thể đỡ được một người?
    [​IMG]
    Lá cây súng vua.
    Nếu bảo rằng có một loài cây mà 1 chiếc lá của nó có thể đỡ được sức nặng của một người, hẳn bạn sẽ lắc đầu không tin. Nhưng quả thật có một loài cây như thế. Tên nó là súng vua, sống ở Vân Nam, Trung Quốc.
    Súng vua sinh trưởng trong ao hồ. Lá cây súng vua có đường kính trên 2 m, có khi trên 3 m, nổi trên mặt nước chẳng khác gì chiếc mâm ngọc khổng lồ. Chiếc lá này có thể chở một người nặng 75 kg mà không chìm. Sức mạnh của nó chính là do cấu tạo đặc biệt của mặt dưới lá. Nếu lật ngửa lên để quan sát, ta sẽ thấy một kiểu cấu trúc đặc biệt: gân lá vừa to vừa khỏe, đồng thời xếp như kiểu xương sườn, rất giống cấu trúc dầm cầu thép, cho nên khả năng chịu lực đặc biệt lớn. Cây súng vua có nguồn gốc ở Amazon, Nam Mỹ.
    Tháng 8 hàng năm, nụ hoa nhô lên khỏi mặt nước, bắt đầu nở. Bạn hãy tưởng tượng hình dáng hoa giống hệt với hoa súng thông thường, nhưng được "phóng đại" lên nhiều lần, chỉ riêng gai lông trên cuống hoa đã to như cái đinh.
    Thời gian hoa nở rất ngắn, chỉ trong 2 ngày. Buổi tối ngày thứ nhất, khi mới nở hoa có màu trắng, tỏa mùi thơm như hoa bạch lan. Sáng ngày thứ hai, cánh hoa khép lại, chập tối lại nở ra, khi ấy hoa từ màu trắng chuyển dần sang màu hồng nhạt đến đỏ sẫm.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
    Vừa mới thấy được cái hình này ở topic về hoa của box Sở thích, xin phép lấy về đây ạ.
    [​IMG]
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 12/04/2004
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Hoa súng

    [​IMG]
    Cây súng là một giống cây mọc ở dưới nước (ao, hồ, đầm, phá). Thân củ to bằng quả trứng dưới mặt đất, lá nổi trên mặt nước. Hoa súng màu tím có nhiều lá noãn gắn vào nhau thành một bầu nhiều ô, hoa có 4 lá dài, 10 - 30 cánh hoa, 10 - 50 nhị. Hoa súng để làm cảnh trong các bể trước chùa hay ao đình.
    Những gia đình có bể nước với hòn non bộ, người ta hay trồng hoa súng. Trên một gốc súng, bao giờ cũng có một cặp hai bông súng mọc và tàn cùng. Vì hoa mọc trong nước nên khi cắt hoa để cắm vào lọ sẽ không được bền lâu.
    Có hai loại cây súng: súng sen được trồng ở trong các hồ nước ở đình, chùa, ao làng, cho hoa tím đỏ và to; súng dại là loại cho hoa màu trắng hoặc tím. Cây súng dại cuống lá nhỏ, hoa nhỏ mọc dại ở các đầm, phá, mương nước (có vùng gọi cây này là cây trang). Người miền Nam hay dùng thân cây súng sen để làm rau sống. Củ súng sen là một vị thuốc bổ thận có tên là khiếm thực, có thể luộc ăn rất ngon và bùi.
    Muốn ăn bông súng, mắm kho
    Thì vô Ðồng Tháp ăn no đã thèm.

    (Ca dao)
    (Du Lịch Việt Nam)
    [​IMG]
    Vì sao lá cây súng vua có thể đỡ được một người?
    [​IMG]
    Lá cây súng vua.
    Nếu bảo rằng có một loài cây mà 1 chiếc lá của nó có thể đỡ được sức nặng của một người, hẳn bạn sẽ lắc đầu không tin. Nhưng quả thật có một loài cây như thế. Tên nó là súng vua, sống ở Vân Nam, Trung Quốc.
    Súng vua sinh trưởng trong ao hồ. Lá cây súng vua có đường kính trên 2 m, có khi trên 3 m, nổi trên mặt nước chẳng khác gì chiếc mâm ngọc khổng lồ. Chiếc lá này có thể chở một người nặng 75 kg mà không chìm. Sức mạnh của nó chính là do cấu tạo đặc biệt của mặt dưới lá. Nếu lật ngửa lên để quan sát, ta sẽ thấy một kiểu cấu trúc đặc biệt: gân lá vừa to vừa khỏe, đồng thời xếp như kiểu xương sườn, rất giống cấu trúc dầm cầu thép, cho nên khả năng chịu lực đặc biệt lớn. Cây súng vua có nguồn gốc ở Amazon, Nam Mỹ.
    Tháng 8 hàng năm, nụ hoa nhô lên khỏi mặt nước, bắt đầu nở. Bạn hãy tưởng tượng hình dáng hoa giống hệt với hoa súng thông thường, nhưng được "phóng đại" lên nhiều lần, chỉ riêng gai lông trên cuống hoa đã to như cái đinh.
    Thời gian hoa nở rất ngắn, chỉ trong 2 ngày. Buổi tối ngày thứ nhất, khi mới nở hoa có màu trắng, tỏa mùi thơm như hoa bạch lan. Sáng ngày thứ hai, cánh hoa khép lại, chập tối lại nở ra, khi ấy hoa từ màu trắng chuyển dần sang màu hồng nhạt đến đỏ sẫm.
    (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
    Vừa mới thấy được cái hình này ở topic về hoa của box Sở thích, xin phép lấy về đây ạ.
    [​IMG]
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 02:16 ngày 12/04/2004

Chia sẻ trang này