1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về các loài hoa - Mục lục trang 1

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Oshin, 08/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Coelogyne_ovalis
    Holcoglossum_kimballianum
    Oncidium_forbesii
  2. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Coelogyne_ovalis
    Holcoglossum_kimballianum
    Oncidium_forbesii
  3. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Lemboglossum_rossii
    Pteroceras_semiterettifolium
    Stanhopea_platyceras
  4. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Lemboglossum_rossii
    Pteroceras_semiterettifolium
    Stanhopea_platyceras
  5. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Hormidium_vitelinum
    Oncidium_ionesianum_var_pinotii
  6. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Hormidium_vitelinum
    Oncidium_ionesianum_var_pinotii
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Trùi ui, em Caneton biết nhiều hoa lạ và hay quá nhỉ! Rất vui và cám ơn em đã đến chơi, tham gia vào topic. Lúc này chị bận quá, em có thể cùng mọi người trông nom hộ vườn hoa giùm chị nhé, có những bài viết nào hay về hoa, xin em cứ post ở đây.

    Ah, hoa Chi Mai ở Nam Định chị cũng chưa được biết, nó như thế nào hả em? Bạch mai thì chị từng thấy rồi. Hồi đó nhà thầy chủ nhiệm lớp 11 của bọn chị có chậu Bạch Mai to và đẹp lắm. Hình như bông mai trắng đến mười mấy cánh lận chứ không phải 5 cánh. Tết năm nào bọn chị đến thăm thầy cũng thấy chưng ở phòng khách. Nhưng bây giờ thầy đi định cư tại Mĩ cùng gia đình rồi, không biết cây mai đó có còn không...
    Hiệp sĩ Hoa Hồng ơi, chị trích trả lời dưới đây từ bài "Lan - Hoàng hậu các loài hoa", tác giả Thái Thụy Vy mà bác Milou đã post, ở trang 2, cũng trong topic này, em xem thử nhé.
    Lan được chia làm ba loại: Phong Lan (Épiphites), Địa Lan (Terrestrial), Thạch Lan (Lithophites). Sự phân loại Thạch lan không được đúng lắm, vì đâu có loại Lan nào mọc nổi ngay từ trong đá ra, mà phải mọc ở kẽ đá có đất, có lá mủn hoặc ít nhất có chút chất dinh dưỡng. Một tác giả khác, ông Jack Kramer, mới đây còn phân loại giống Thủy Lan (Amphibious orchid).
    Thạch lan thường mọc ở cao độ 14,000-18,000 feet ở vùng núi Andes bên Nam Mỹ có sương mù nên đá núi ít khi bị hấp quá nóng .
    Cách phân loại trên còn thiếu sót nếu không đề cập đến một loại Lan mà cả cây cành lá và hoa đều mọc và nở dưới mặt đất sâu : đó là Lan Rhizanthella Gardeni được tìm thấy ở miền Tây Úc đại Lợi năm 1928 cùng với một giống Lan Subterranean khác.
    Lan (Orchidaceae Genus) gồm có từ 600-800 loại (species) và từ 15,000 đến 35,000 thứ (varieties), trong đó 3/4 các loại và thứ cư trú tại miệt rừng sâu nhiệt đới. Riêng Á châu có nhiều loại Lan khác nhau nhất trên thế giới.

    Ah, các bác các em ơi, cây ngô đồng như thế nào nhỉ. Hôm trước tìm được bài về cây ngô đồng nhiều lắm , chút nữa tớ post đây.
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Trùi ui, em Caneton biết nhiều hoa lạ và hay quá nhỉ! Rất vui và cám ơn em đã đến chơi, tham gia vào topic. Lúc này chị bận quá, em có thể cùng mọi người trông nom hộ vườn hoa giùm chị nhé, có những bài viết nào hay về hoa, xin em cứ post ở đây.

    Ah, hoa Chi Mai ở Nam Định chị cũng chưa được biết, nó như thế nào hả em? Bạch mai thì chị từng thấy rồi. Hồi đó nhà thầy chủ nhiệm lớp 11 của bọn chị có chậu Bạch Mai to và đẹp lắm. Hình như bông mai trắng đến mười mấy cánh lận chứ không phải 5 cánh. Tết năm nào bọn chị đến thăm thầy cũng thấy chưng ở phòng khách. Nhưng bây giờ thầy đi định cư tại Mĩ cùng gia đình rồi, không biết cây mai đó có còn không...
    Hiệp sĩ Hoa Hồng ơi, chị trích trả lời dưới đây từ bài "Lan - Hoàng hậu các loài hoa", tác giả Thái Thụy Vy mà bác Milou đã post, ở trang 2, cũng trong topic này, em xem thử nhé.
    Lan được chia làm ba loại: Phong Lan (Épiphites), Địa Lan (Terrestrial), Thạch Lan (Lithophites). Sự phân loại Thạch lan không được đúng lắm, vì đâu có loại Lan nào mọc nổi ngay từ trong đá ra, mà phải mọc ở kẽ đá có đất, có lá mủn hoặc ít nhất có chút chất dinh dưỡng. Một tác giả khác, ông Jack Kramer, mới đây còn phân loại giống Thủy Lan (Amphibious orchid).
    Thạch lan thường mọc ở cao độ 14,000-18,000 feet ở vùng núi Andes bên Nam Mỹ có sương mù nên đá núi ít khi bị hấp quá nóng .
    Cách phân loại trên còn thiếu sót nếu không đề cập đến một loại Lan mà cả cây cành lá và hoa đều mọc và nở dưới mặt đất sâu : đó là Lan Rhizanthella Gardeni được tìm thấy ở miền Tây Úc đại Lợi năm 1928 cùng với một giống Lan Subterranean khác.
    Lan (Orchidaceae Genus) gồm có từ 600-800 loại (species) và từ 15,000 đến 35,000 thứ (varieties), trong đó 3/4 các loại và thứ cư trú tại miệt rừng sâu nhiệt đới. Riêng Á châu có nhiều loại Lan khác nhau nhất trên thế giới.

    Ah, các bác các em ơi, cây ngô đồng như thế nào nhỉ. Hôm trước tìm được bài về cây ngô đồng nhiều lắm , chút nữa tớ post đây.
  9. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Một Trăm Cây Ngô Đồng
    Từ trong truyền thuyết của người Việt, con số một trăm rất nhiều ý nghĩa. Mẹ Âu Cơ đẻ ra một trăm trứng, chim phượng hoàng về đậu trăm cây Ngô Đồng để cuộc đất thịnh vượng và thái bình. Tròn một trăm...
    Ngô Đồng nhất diệp lạc
    Thiên hạ cọng tri thu

    Dịch nghĩa:
    Một lá Ngô Đồng rơi
    Mọi người đều hiểu mùa thu đã đến

    Dịch thơ:
    Ngô đồng một lá vèo bay
    Tia tha theo gió heo may trở về

    Cuối mùa xuân ở Huế, cây Ngô đồng trút hết lá, và dường như hao đã ẩn trong mọi cành ngọn, lá rụng thấy toàn nụ hoa tím nhạt hoà lẫn với sắc trời xanh, báo mùa xuân đã đến.
    Mùa xuân Nhâm Ngọ
    Nguyễn Phước Bảo Hiền
    Một chiếc ngô đồng rụng
    Đọc câu thơ nổi tiếng:"Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu" mới biết ở vùng Giang Châu (Trung Quốc), lá ngô đồng thường rụng vào mùa thu. Lá như cùng rủ nhau chỉ rụng và đổ vàng cả những dặm vuông dưới chân cây. Nhưng khi đến Huế tá túc, cây ngô đồng lại rụng lá vào cuối xuân.
    Trong những ngày có gió mùa đông bắc, lá rơi từng chiếc trong gió và vàng tả tơi. Có một chiều gió heo may, tôi một mình về thăm cội ngô đồng ở công viên Tứ Tượng, bên dòng Hương Giang. Hôm ấy trời rất nhiều gió, gió từ phía bên kia sông thổi lang thang qua hàng cây đoác già, dồn từng đám sương mù trên mặt sông vào những góc khuất của phố Huế. Từ góc nhỏ ở quán café Sơn có thể nhìn thấy rất rõ chiều cao thẳng vút của cây.
    Bình thường cây ngô đồng có thân màu trắng mốc, nhưng vào mùa rụng lá, thân cây chuyển sang màu xám nhạt vân hơi xanh, giông giống màu da của một thiếu phụ trong ngày "vượt cạn". Cái vóc thẳng đứng như một mũi tên của cây ngô đồng là sự khẳng định về một thái độ, một nhân cách sống ở đời. Nhìn bóng cây dũng mãnh cứ vươn mãi lên bầu trời cao rộng, sao bỗng dưng tôi nhớ cái ngày Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông anh dũng hy sinh ở Yên Bái. Chính sự tương quan giữa cây và người đã cho tôi một hình dung về tính cách sống can trường của người Việt xưa và nay.
    Nhưng ám ảnh nhất ở loài cây ngô đồng vẫn là ở những chiếc lá, độ lớn, diện mạo và màu sắc rất đặc biệt của nó. Phiến lá ngô đồng bình thường to bằng hai bàn tay người lớn chắp lại. Cuống lá dài gần bằng thân lá, khi còn ở trên cây cho con người cái cảm giác mong manh như một chiếc cổ cao nhiều ngấn xanh xao. Lòng lá ngô đồng phẳng và rộng như lòng lá sen nhưng gân lá khô và mang cốt cách của xương mai. Đã từ lâu lắm, bạn tôi vốn rất yêu ngô đồng đã phát hiện ra rằng chiếc lá ngô đồng có hình ảnh của một trái tim lớn hay na ná như hình giọt lệ khi vừa bị hai mí mắt kẹp vỡ.
    Nhưng phải đến mùa lá ngô đồng mới là cuộc chơi cự phách của tạo hoá. Lá không vàng rực rỡ, cũng không phai như những màu lá mùa thu khác, mà lá ở giữa vàng, xám và xanh. Trải chiếc lá ra trên cỏ, không có gam màu nào là chủ đạo, tất cả như những được chồng mờ lên nhau với những bước chuyển đậm nhạt chân phương và tài hoa vô cùng. Như rằng trong một phút chốc thăng hoa và đãng trí nào đó, người nghệ sĩ tạo hoá đã lặng lẽ đổ cả mùa thu và kỷ niệm lên màu lá, rồi âm thầm bỏ đi, để lại sau lưng bao nỗi ngậm ngùi. Cuối mùa xuân ở Huế, lá ngô đồng rụng để cả nhân gian biết rằng đã từng có những ngày lá xanh, đã từng có cái đẹp đi đến ngày cuối cùng từ chiếc lá rụng đầu tiên...
    Hoàng Bình Thi
    VỀ CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ
    Sáng sớm mùa hè, uống cafê ở quán anh Sơn, bên công viên Tứ Tượng thật thú vị. Gió sông dìu dịu, tiếng chim hót vui vui, và cũng có một chút phong vị "Đường thi" khi được nhìn ngắm cây Ngô đồng ở góc công viên.
    Vào xuân hè ngô đồng nở hoa tím nhạt, lá cây đã úa vàng và chỉ cần một làn gió nhẹ lá ngô đồng rụng mới cảm thụ cái tê tái của thu buồn qua những câu thơ của "Vương Xương Linh":
    "Kim tỉnh ngô đồng thu diệp hoàng..."
    (Lá ngô đồng mùa thu bên giếng vàng đã úa)

    hay của Lý Bạch
    "Ngô đồng, sào yến tước..."
    (Chim én, chim sẻ làm tổ trên cây ngô đồng)

    hoặc
    "Ngô đồng, dương liễu phất kim tỉnh..."
    (Ngô đồng, dương liễu chạm vào giếng vàng)

    Sinh thời, Vua Minh Mạng rất thích cây ngô đồng. Đại Nam nhất thống chí chép rằng, nhà vua từng cho người sang kiếm cây ngô đồng ở tận Quảng Đông, mang về trồng ở góc điện Cần Chánh. Lại cho biền binh tìm kiếm giống cây này ở trên núi, mang về trồng ở góc các cung điện ở Huế.
    Từ những suy nghĩ tản mạn trên, xin nêu một ý kiến nhỏ về viêc phục hồi Điện Cần Chánh trong tương lai.
    Hiện nay, trên nền móng còn sót lại của Điện Cần Chánh, ở hai bên góc điện còn có hai bồn cây lớn; đó là nơi Vua Minh Mạng từng cho trồng cây ngô đồng. Nếu được công ty Cây xanh Huế, bằng kỹ thuật cao, sau khi nhân giống để trồng ở những cung điện, đền miếu...có thể đưa cây ngô đồng ở công viên Tứ Tượng và một cây ở công viên Thương Bạc, gần cầu Phú Xuân về khuôn viên của Điện Cần Chánh.
    Trong ảnh tư liệu của Nguyễn Hiếu, đăng kèm bài viết này, có một cây ngô đồng nhỏ, từng được trồng đầu thế kỷ XX là một bằng chứng về việc các Vua Nguyễn thường trồng cây ngô đồng ở góc các cung điện. Rất mong Cty Cây xanh Huế sẽ nhân giống thật nhiều để trồng ở các công trình kiến trúc cổ; và đó cũng là viêc tạo cho Huế một phong vị cổ thật đáng yêu.
    LÃNG ĐIỀN
    5-2002
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Một Trăm Cây Ngô Đồng
    Từ trong truyền thuyết của người Việt, con số một trăm rất nhiều ý nghĩa. Mẹ Âu Cơ đẻ ra một trăm trứng, chim phượng hoàng về đậu trăm cây Ngô Đồng để cuộc đất thịnh vượng và thái bình. Tròn một trăm...
    Ngô Đồng nhất diệp lạc
    Thiên hạ cọng tri thu

    Dịch nghĩa:
    Một lá Ngô Đồng rơi
    Mọi người đều hiểu mùa thu đã đến

    Dịch thơ:
    Ngô đồng một lá vèo bay
    Tia tha theo gió heo may trở về

    Cuối mùa xuân ở Huế, cây Ngô đồng trút hết lá, và dường như hao đã ẩn trong mọi cành ngọn, lá rụng thấy toàn nụ hoa tím nhạt hoà lẫn với sắc trời xanh, báo mùa xuân đã đến.
    Mùa xuân Nhâm Ngọ
    Nguyễn Phước Bảo Hiền
    Một chiếc ngô đồng rụng
    Đọc câu thơ nổi tiếng:"Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu" mới biết ở vùng Giang Châu (Trung Quốc), lá ngô đồng thường rụng vào mùa thu. Lá như cùng rủ nhau chỉ rụng và đổ vàng cả những dặm vuông dưới chân cây. Nhưng khi đến Huế tá túc, cây ngô đồng lại rụng lá vào cuối xuân.
    Trong những ngày có gió mùa đông bắc, lá rơi từng chiếc trong gió và vàng tả tơi. Có một chiều gió heo may, tôi một mình về thăm cội ngô đồng ở công viên Tứ Tượng, bên dòng Hương Giang. Hôm ấy trời rất nhiều gió, gió từ phía bên kia sông thổi lang thang qua hàng cây đoác già, dồn từng đám sương mù trên mặt sông vào những góc khuất của phố Huế. Từ góc nhỏ ở quán café Sơn có thể nhìn thấy rất rõ chiều cao thẳng vút của cây.
    Bình thường cây ngô đồng có thân màu trắng mốc, nhưng vào mùa rụng lá, thân cây chuyển sang màu xám nhạt vân hơi xanh, giông giống màu da của một thiếu phụ trong ngày "vượt cạn". Cái vóc thẳng đứng như một mũi tên của cây ngô đồng là sự khẳng định về một thái độ, một nhân cách sống ở đời. Nhìn bóng cây dũng mãnh cứ vươn mãi lên bầu trời cao rộng, sao bỗng dưng tôi nhớ cái ngày Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông anh dũng hy sinh ở Yên Bái. Chính sự tương quan giữa cây và người đã cho tôi một hình dung về tính cách sống can trường của người Việt xưa và nay.
    Nhưng ám ảnh nhất ở loài cây ngô đồng vẫn là ở những chiếc lá, độ lớn, diện mạo và màu sắc rất đặc biệt của nó. Phiến lá ngô đồng bình thường to bằng hai bàn tay người lớn chắp lại. Cuống lá dài gần bằng thân lá, khi còn ở trên cây cho con người cái cảm giác mong manh như một chiếc cổ cao nhiều ngấn xanh xao. Lòng lá ngô đồng phẳng và rộng như lòng lá sen nhưng gân lá khô và mang cốt cách của xương mai. Đã từ lâu lắm, bạn tôi vốn rất yêu ngô đồng đã phát hiện ra rằng chiếc lá ngô đồng có hình ảnh của một trái tim lớn hay na ná như hình giọt lệ khi vừa bị hai mí mắt kẹp vỡ.
    Nhưng phải đến mùa lá ngô đồng mới là cuộc chơi cự phách của tạo hoá. Lá không vàng rực rỡ, cũng không phai như những màu lá mùa thu khác, mà lá ở giữa vàng, xám và xanh. Trải chiếc lá ra trên cỏ, không có gam màu nào là chủ đạo, tất cả như những được chồng mờ lên nhau với những bước chuyển đậm nhạt chân phương và tài hoa vô cùng. Như rằng trong một phút chốc thăng hoa và đãng trí nào đó, người nghệ sĩ tạo hoá đã lặng lẽ đổ cả mùa thu và kỷ niệm lên màu lá, rồi âm thầm bỏ đi, để lại sau lưng bao nỗi ngậm ngùi. Cuối mùa xuân ở Huế, lá ngô đồng rụng để cả nhân gian biết rằng đã từng có những ngày lá xanh, đã từng có cái đẹp đi đến ngày cuối cùng từ chiếc lá rụng đầu tiên...
    Hoàng Bình Thi
    VỀ CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ
    Sáng sớm mùa hè, uống cafê ở quán anh Sơn, bên công viên Tứ Tượng thật thú vị. Gió sông dìu dịu, tiếng chim hót vui vui, và cũng có một chút phong vị "Đường thi" khi được nhìn ngắm cây Ngô đồng ở góc công viên.
    Vào xuân hè ngô đồng nở hoa tím nhạt, lá cây đã úa vàng và chỉ cần một làn gió nhẹ lá ngô đồng rụng mới cảm thụ cái tê tái của thu buồn qua những câu thơ của "Vương Xương Linh":
    "Kim tỉnh ngô đồng thu diệp hoàng..."
    (Lá ngô đồng mùa thu bên giếng vàng đã úa)

    hay của Lý Bạch
    "Ngô đồng, sào yến tước..."
    (Chim én, chim sẻ làm tổ trên cây ngô đồng)

    hoặc
    "Ngô đồng, dương liễu phất kim tỉnh..."
    (Ngô đồng, dương liễu chạm vào giếng vàng)

    Sinh thời, Vua Minh Mạng rất thích cây ngô đồng. Đại Nam nhất thống chí chép rằng, nhà vua từng cho người sang kiếm cây ngô đồng ở tận Quảng Đông, mang về trồng ở góc điện Cần Chánh. Lại cho biền binh tìm kiếm giống cây này ở trên núi, mang về trồng ở góc các cung điện ở Huế.
    Từ những suy nghĩ tản mạn trên, xin nêu một ý kiến nhỏ về viêc phục hồi Điện Cần Chánh trong tương lai.
    Hiện nay, trên nền móng còn sót lại của Điện Cần Chánh, ở hai bên góc điện còn có hai bồn cây lớn; đó là nơi Vua Minh Mạng từng cho trồng cây ngô đồng. Nếu được công ty Cây xanh Huế, bằng kỹ thuật cao, sau khi nhân giống để trồng ở những cung điện, đền miếu...có thể đưa cây ngô đồng ở công viên Tứ Tượng và một cây ở công viên Thương Bạc, gần cầu Phú Xuân về khuôn viên của Điện Cần Chánh.
    Trong ảnh tư liệu của Nguyễn Hiếu, đăng kèm bài viết này, có một cây ngô đồng nhỏ, từng được trồng đầu thế kỷ XX là một bằng chứng về việc các Vua Nguyễn thường trồng cây ngô đồng ở góc các cung điện. Rất mong Cty Cây xanh Huế sẽ nhân giống thật nhiều để trồng ở các công trình kiến trúc cổ; và đó cũng là viêc tạo cho Huế một phong vị cổ thật đáng yêu.
    LÃNG ĐIỀN
    5-2002

Chia sẻ trang này