1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về các loài hoa - Mục lục trang 1

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Oshin, 08/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mong nhớ Ngô đồng - Huế
    [​IMG]

    Cây ngô đồng ​
    Thơ đề trên bia đình lăng vua Thiệu Trị đã nói đến một loài cây đặc trưng của xứ Huế: Cây Ngô đồng. Cây Ngô đồng ấy thuộc họ thực vật Sterculiaceae, loài Sterculia populifolia Roxb, rất khác với cây vông nem hoặc vông đồng mà dân gian thường gọi tên lẫn lộn. Ngô đồng có thân mộc khá cao, vỏ cây xám trắng, lá to hình tím, màu hoa tím nhạt. Người đời biết nhiều qua văn chương hơn là trong cuộc sống.
    Ở Huế xưa kia, Ngô đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Ðại nam nhất thống chí còn ghi lại:" Các tỉnh ven núi đều có. Ðời Minh Mạng được đưa từ Quảng Ðông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện". Rõ ràng giống cây không quá hiếm đến nỗi dân gian chẳng có để trồng. Phải chăng hoa Ngô quá đẹp, quá thanh cao nên các bậc đế vương xưa chỉ muốn dành riêng cho họ?.
    Thật ra dáng cây Ngô đồng không đẹp lắm. Tàng thưa, lá ít, cây chẳng toả che đủ bóng mát cho người. Ngô đồng chỉ thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa. Cuối đông sang xuân, trong tiết trời xứ Huế rét dịu, Ngô đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành. Hoa Ngô nở ra màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian.
    Du khách đến thăm Huế vào mùa xuân thường trầm trồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tán hoa Ngô đồng trước sân điện Cần Chánh, bên hồ Tĩnh Tâm và trong một số lăng tẩm của vua Nguyễn. Dẫu gần 200 năm cộng sinh với đền đài cung điện, được đúc nối lên Nhân đỉnh (dựng ở Thế Miếu từ năm 1937) cùng với 28 cây thân mộc khác đại diện cho muôn loài cỏ cây nước Việt, ngày nay, Ngô đồng trong di tích vẫn còn ít ỏi và thưa thớt lắm. Tuy nhiên, sự thưa ít ấy có ý nghĩa điểm xuyết và trang sức cho không gian di tích. Ðứng ở Tử Cấm Thành, thưởng ngắm hoa Ngô, du khách không chỉ tận hưởng vẻ đẹp rêu phong cổ tích của cung điện vàng son một thuở mà còn cảm nhận được hồn di tích được kết đọng lại cùng với cỏ hoa trang nhã.
    Riêng lũ chúng tôi, những kẻ từng một thời mặc áo sinh viên xứ Huế lại hoài nhớ một bóng Ngô đồng cổ thụ đứng giữa công viên Tứ Tượng (bên đường Lê Lợi). Chẳng rõ vì sao người ta lại trồng một cây cô lẻ giữa vùng xanh các loài thảo mộc như thế. Chỉ biết rằng, vào thời kỳ những năm đầu của thập kỷ 80, đó là cây Ngô đồng đại thụ và nở hoa vào hàng đẹp nhất của Ngô đồng Huế. Càng đáng yêu hơn cây không bị vây bọc giữa tường thành cung cấm mà bước ra hiện diện giữa đời thường. Thế hệ sinh viên chúng tôi dạo đó dẫu quanh năm miệt mài thư viện, tất bật giảng đường, vẫn có những giây đắm mình trong hư ảo của khói sương xứ Huế để gọi tên bốn mùa. Rồi ngày hạ chói chang đi qua, tháng đông rét mướt cũng dần hết và một sáng xuân dịu mát, ta chợt ngỡ ngàng thảng thốt trước dáng sắc hoa Ngô. Trong màn sương khói mỏng manh của đất trời xứ Huế sau tết, thấp thoáng ẩn hiện một vòm hoa tím nhạt giữa không gian xanh thành phố. Từ xa đứng ngắm, ta như được chiêm ngưỡng một đám mây sáng đẹp đang sà nhẹ xuống để ôm ấp mái phố. Cái dáng tĩnh tại, vẻ mơ màng của hoa Ngô hoà điệu cùng cái động, cái tấp nập của phố phường đã làm nên một vần thơ đẹp . Cũng có lúc lòng đầy say đắm, khách du lịch khẽ khàng bước tới cội hoa. Ngồi tựa gốc Ngô đồng thanh thản dõi tầm mắt lên cao, qua tán hoa Ngô phô nở mịn màng ta mới cảm nghiệm hết nét thanh khiết của hồn trời xuân xứ Huế.
    Nhớ Ngô đồng để mong thật nhiều Ngô đồng nở hoa trong từng khuôn viên xanh thành Huế, trong di tích, ngoài công viên hay dọc đôi bờ sông Hương thơ mộng. Và cùng với sắc lửa chói chang của phượng hạ, vẻ trinh bạch nhạt nhoà của Sầu đông... màu tím mơ màng của hoa Ngô đồng sẽ góp thêm nét duyên thầm cho cảnh sắc xứ Huế.
    Tăng Khôi
    Cây Ngô Đồng
    Nếu Mù u là một cây "bình dân", ai cũng biết, cũng thấy, thì trái lại, có thể nói cây Ngô đồng là một cây "quí phái", ít người biết mà chỉ nghe nói trong thơ văn:
    Nửa năm hương tiếng vừa quen,
    Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng

    ...
    Non quê thuần vược bên mùi,
    Giếng vàng đã rụng một vài lá Ngô.

    Ngô đây là Ngô đồng, và mỗi khi nói đến Ngô đồng, thường là để sửa soạn tả cảnh biệt ly hoặc cảnh mùa thu sắp đến, đem theo nỗi buồn man mác của "thu tâm", bời vì "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cọng thiên thu" (một lá Ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang), hoặc để gợi ý buồn, nhớ lại những ngày đã qua vui vẻ, trẻ trung, đầy đủ, như trong một bài "Thu cảm" của Đỗ Phủ:
    Hương đạo trác dư anh vũ lạp
    Bích ngô thê lão phượng hoàng chi.

    Đến đây chắc có bạn đọc nghĩ: có phải hay không, những nổi buồn này mang mầu lạc hậu, cầu kỳ, giả tạo? Cầu kỳ và lạc hậu thì chắc chắn đi rồi và cái buồn này chắc chắn không phải cái buồn của người nông dân, bởi vì mùa thu là mùa lúa chín, theo phép cấu tạo "hội ý" của chữ Thu và trong thực tế cũng đúng như vậy, ở Trung Quốc hay ở nước ta cũng thế. Còn giả tạo thì chắc không, bời vì mùa thu có thể đem lại niềm vui cho người nông dân, là những người đổ mồ hôi nước mắt lấy bát cơm ăn, mùa thu là mùa lúa chín, thì mùa thu trái lại cũng có thể mang đến cái buồn man mác cho những người nhàn rỗi. Mà đối với những người nhàn rỗi thì mùa nào lại không có thể mang đến cái buồn man mác, kể cả mùa xuân.
    Thế nhưng, văn chương vẫn có sức mạnh kỳ lạ và nếu được nghe một ca sĩ có tài ngâm lên: "Một lá Ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang" (chỉ một câu văn dịch thôi), tôi tưởng số người nghe mà lòng không mảy may rung động chắc cũng ít thôi. Vì sao? Không phải dễ hiểu và tôi nghĩ đó là một trong những sự kiện có thể giúp ta tìm hiểu vì sao nghệ thuật, mặc dầu sử tính của nó, vẫn có giá trị lâu dài, một vấn đề mà chính Mác đã nêu lên trong tác phẩm Sơ Luận Về Phê Phán Kinh Tế Chính Trị (1858).
    Nếu trong thơ văn xưa, Ngô đồng được dùng để gợi những cảnh buồn, thì cũng trong văn thơ xưa, kể cả văn thơ dân gian, Ngô đồng được luôn luôn xem như một loài cây quí, đẹp, thanh cao. Đơn cử làm ví dụ, ca khúc Khổng Tước Đông Nam Phi, một ca khúc dân gian thời Hán, rất nổi tiếng, sau được đưa vào Nhạc phủ, mà các học giả Trung Quốc xem như thiên tiểu thuyết bằng thơ đầu tiên của họ, tả tâm sự của đôi vợ chồng đã cùng tự sát để giữ trọn lòng thuỷ chung, trong chế độ luân lý phong kiến khắc khe, rồi cả hai được hợp tán bên núi Hoa Sơn, phía đông, phía tây trồng Tùng Bách, tả hữu trồng Ngô đồng, cành lá chằng chịt, trong đó một cặp chim ngày đêm líu lo, sống không bao giờ rời nhau, được người trong vùng gọi là chim uyên ương.
    Mà cây Ngô đồng đẹp và thanh cao thật. Thật ra dáng cây Ngô đồng không đẹp lắm, tàng thưa lá ít, phong cách khong có gì hấp dẫn. Nhưng lúc cuối đông, sang xuân, khi cây Ngô đồng trút hết là để nở hoa, thì thật là một cảnh kỳ quan. Tuồng như cây Ngô đồng quanh năm không hề để ý trang sức, dành hết thì giờ cho việc sửa soạn và hoành chỉnh thời kỳ ra hoa. Bông hoa Ngô đồng thật là kỳ diệu. Qua lớp sương mù mỏng nhẹ sau ngày Tết, những chùm hoa nhỏ kết lại, màu hoa cà, mới nhìn tưởng như một đám mây màu tím nhạt.
    Hoa đẹp như vậy mà cây Ngô đồng rất ít được trồng, làm cho ta có ý nghĩ vua chúa dành riệng cho họ. Ngay ở Huế, Ngô đồng chỉ có ở các lăng tẩm nhà vua, cạnh các cung điện trong thành nội, bên hồ Tịnh Tâm. Cũng có khi cây Ngô đồng nằm ở một nơi ... thường, như một cây ta thấy ở công viên nhỏ, cạnh ty Thuỷ lợi hiện nay. Ở đây, cây Ngô đồng xem ra bơ vơ, lạc lỏng, không được ai lưu ý, mặc dù có cái tên đầy uy tín trong văn chương.
    Không chắc rằng người Huế ai cũng để ý đúng mức cây Ngô đồng và không lẫn lộn dễ dàng các tên cây Vông (cây Vông để trầu leo, lá để gói nem), Vông đồng (cây to lớn, thân đầy gai, trái tròn đẹp, có khía, khi chín nổ tung ra) và Ngô đồng. Mà nào cây Ngô đồng là một cây hiếm có ở nước ta. Đại Nam nhất thống chí quyển II (Ohú Thừa Thiên) viết về cây Ngô đồng: "Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đem từ Quảng Đông về, trồng ở hai bên góc Điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên núi để tìm khắp, tìm được đem trồng ở các góc điện".
    Ngô đồng thuộc họ thực vật Sterculiaceae và gồm 2 loài: Sterculia platanifolia L. và Sterculia populifolia Roxb. Loài trước, vỏ thần và cành màu xanh lục, lá eo, nghĩa là phiến lá chia thành tai, giống lá cây Tiêu huyền (Platanus), màu hoa hửng hung vàng. Loài sau vỏ thân xám trắng, lá hình tim, không chia tai, giống lá Bạch dương (Populus), màu hoa tím lạt. Theo Thực Vật Chí Tổng Quát Đông Dương (Flore générale de I''Indochine), cả hai loài đều có nhiều nơi trên đất nước ta. Loại trồng ở Huế thuộc loài populifolia, nghĩa là loài lá hình tim. Tuy vậy, khi tôi nghiên cứu hình cây Ngô đồng chạm trên một trong "Cửu Đỉnh" (Nhơn đỉnh, đúc năm 1835) để trước Thế Miếu trong Hoàng Thành, thì lá cây Ngô đồng này hình eo, có tai thuộc loài platanifolia. Vì sao vậy? Có thể có 3 giả thuyết. Hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc, cũng có thể trước đây ở Huế đã có trong cả hai loài Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một.
    Mặt khác, một điều làm tôi suy nghĩ. Khi viết bài này, tôi tò mò muốn biết các chuyên viên thực học đã nói gì về cây Ngô đồng. Tôi tra cứu một số tác phẩm xuất bản tại miền nam cũng như miền bắc và không thấy tác phẩm nào đề cập đến cây Ngô đồng, một tên mà tôi nghĩ ai cũng có đọc trong thơ văn Việt Nam cũng như Trung Quốc. Ngay cả bộ sách đồ sộ Thực Vật Chí Tổng Quát Đông Dương nói trên (xuất bản tai Paris) cũng không có chổ nào nói đến cây Ngô đồng. Việc này thì cũng dễ hiểu vì các tác giả bộ sách này, phần lớn người Âu, chắc không thể lưu ý đến thơ văn Việt Nam hoặc Trung Quốc và không có dịp biết đến hai chữ Ngô đồng.
    Nói "không thấy tác phẩm nào" như ở trên thì không đúng lắm, thật ra có 2 tác phẩm: Tên Cây Rừng Việt Nam, xuất bản tại Hà Nội năm 1971, và Hỏi Đáp Về Thực Vật tập 4, xuất bản tại Hà Nội năm 1977, đã nói đến cây Ngô đồng, nhưng đều không phải đề cập đến cây Ngô đồng chính cống, mà chỉ để chỉ cây cảnh nhỏ mà ở Huế người ta gọi là cây Độc bình, bởi vì phía dưới thân cây nầy phình ra như cái bụng độc bình. Cây cảnh Độc bình (tên gọi ở Huế) thuộc họ Euphorbiaceae và tên khoa học nó là Jatropha podagrica Hook. tác phẩm thứ hai lại có dẫn câu: "Cây Ngô đồng không trồng mà mọc". Ở Huế có câu: "Cây Tơ hồng không trồng mà mọc, em gái chưa chồng anh chọc anh chơi". Hai chữ Tơ hồng nằm trong câu ca dao ngang tàng này, nghe ra phải chỗ hơn, ý nhị hơn.
    Và sao lại có sự lẫn lộn trên? Chắc chắn vì tình trạng thiếu chính xác hiện nay về tên địa phương của các thực vật. Thế nhưng, hai chữ Ngô đồng đã được thơ văn nói đến từ mấy nghìn năm, tưởng nên cẩn thận, đừng để người thường có thể hiểu lầm rồi mỉa mai như một nhà văn nọ mà tôi quên tên: "Các nhà thực vật học quá bộn rộn về nghệ thuật làm khổ bông hoa, để rồi sau đó nguyền rủa chúng bằng tiếng Latinh, nên ít khi họ có thì giờ lưu ý đến văn chương"! Tuy vậy, để khỏi bị chê trách là không chu đáo, tôi thấy cần nhắc đến một chi tiết xa xăm, là trong hai tập Danh Từ Thực Vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn, xuất bản tại Huế năm 1945, và Danh Từ Khoa Học (Vạn Vật Học) của Đào Văn Tiến, xuất bản tại Hà Nội, cũng năm 1945, đều có nói đến cây Ngô đồng, khi các tác giả dịch họ Sterculiaceae ra tiếng Việt: Họ Ngô đồng và lẽ đương nhiên, trong một tập danh từ mỏng, các tác giả không thể đề cập đến tên cây Ngô đồng. Hiện nay các tác phẩm về thực vật học, ở nam cũng như ở bắc, đều gọi họ Sterculiaceae là họ Trôm. Các tác phẩm xuất bản tại Trung Quốc mà tôi có dịp tra cứu được đều dùng tên họ Ngô đồng và đều có mô tả cây Ngô đồng một cách chu đáo.
    Ở Huế, Ngô đồng trồng ở đâu và trồng như thế nào? Chắc ai cũng nghĩ ở Huế thì có nhiều nơi lắm để trồng Ngô đồng. Nghĩ như vậy rất đúng, nhưng nên trồng như thế nào, thì cần suy nghĩ. Cũng như Thông, tôi tưởng Ngô đồng nên trồng thành cụm, nhiều ít tuỳ nơi và chỉ nên trồng riêng lẻ trong những trường hợp nhất định. Dáng cây lỏng khỏng, cành không sum sê, Ngô đồng trồng riêng sẽ bị luốt đi. Ngô đồng sẽ tô điểm các chùa chiền, các cung điện trong thành nội. Ở những nơi có nước, có hồ, có cảnh đẹp Ngô đồng chắc chắn sẽ đóng góp sức trang trí đắc lực. Tuy nhiên cần nên để ý rằng Ngô đồng chỉ đẹp khi ra hoa như ở trên đã nói, ngày thường dáng không đẹp. Vì vậy, không nên trồng Ngô đồng làm bóng dọc theo đường. Vả chăng, Ngô đồng cành ít, lá thưa, không phải là một cây bóng.
    Trích NHỮNG CÂY THƯỜNG THẤY Ở HUẾ
    Nguyễn Hữu Đính
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Mong nhớ Ngô đồng - Huế
    [​IMG]

    Cây ngô đồng ​
    Thơ đề trên bia đình lăng vua Thiệu Trị đã nói đến một loài cây đặc trưng của xứ Huế: Cây Ngô đồng. Cây Ngô đồng ấy thuộc họ thực vật Sterculiaceae, loài Sterculia populifolia Roxb, rất khác với cây vông nem hoặc vông đồng mà dân gian thường gọi tên lẫn lộn. Ngô đồng có thân mộc khá cao, vỏ cây xám trắng, lá to hình tím, màu hoa tím nhạt. Người đời biết nhiều qua văn chương hơn là trong cuộc sống.
    Ở Huế xưa kia, Ngô đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Ðại nam nhất thống chí còn ghi lại:" Các tỉnh ven núi đều có. Ðời Minh Mạng được đưa từ Quảng Ðông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện". Rõ ràng giống cây không quá hiếm đến nỗi dân gian chẳng có để trồng. Phải chăng hoa Ngô quá đẹp, quá thanh cao nên các bậc đế vương xưa chỉ muốn dành riêng cho họ?.
    Thật ra dáng cây Ngô đồng không đẹp lắm. Tàng thưa, lá ít, cây chẳng toả che đủ bóng mát cho người. Ngô đồng chỉ thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa. Cuối đông sang xuân, trong tiết trời xứ Huế rét dịu, Ngô đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành. Hoa Ngô nở ra màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian.
    Du khách đến thăm Huế vào mùa xuân thường trầm trồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tán hoa Ngô đồng trước sân điện Cần Chánh, bên hồ Tĩnh Tâm và trong một số lăng tẩm của vua Nguyễn. Dẫu gần 200 năm cộng sinh với đền đài cung điện, được đúc nối lên Nhân đỉnh (dựng ở Thế Miếu từ năm 1937) cùng với 28 cây thân mộc khác đại diện cho muôn loài cỏ cây nước Việt, ngày nay, Ngô đồng trong di tích vẫn còn ít ỏi và thưa thớt lắm. Tuy nhiên, sự thưa ít ấy có ý nghĩa điểm xuyết và trang sức cho không gian di tích. Ðứng ở Tử Cấm Thành, thưởng ngắm hoa Ngô, du khách không chỉ tận hưởng vẻ đẹp rêu phong cổ tích của cung điện vàng son một thuở mà còn cảm nhận được hồn di tích được kết đọng lại cùng với cỏ hoa trang nhã.
    Riêng lũ chúng tôi, những kẻ từng một thời mặc áo sinh viên xứ Huế lại hoài nhớ một bóng Ngô đồng cổ thụ đứng giữa công viên Tứ Tượng (bên đường Lê Lợi). Chẳng rõ vì sao người ta lại trồng một cây cô lẻ giữa vùng xanh các loài thảo mộc như thế. Chỉ biết rằng, vào thời kỳ những năm đầu của thập kỷ 80, đó là cây Ngô đồng đại thụ và nở hoa vào hàng đẹp nhất của Ngô đồng Huế. Càng đáng yêu hơn cây không bị vây bọc giữa tường thành cung cấm mà bước ra hiện diện giữa đời thường. Thế hệ sinh viên chúng tôi dạo đó dẫu quanh năm miệt mài thư viện, tất bật giảng đường, vẫn có những giây đắm mình trong hư ảo của khói sương xứ Huế để gọi tên bốn mùa. Rồi ngày hạ chói chang đi qua, tháng đông rét mướt cũng dần hết và một sáng xuân dịu mát, ta chợt ngỡ ngàng thảng thốt trước dáng sắc hoa Ngô. Trong màn sương khói mỏng manh của đất trời xứ Huế sau tết, thấp thoáng ẩn hiện một vòm hoa tím nhạt giữa không gian xanh thành phố. Từ xa đứng ngắm, ta như được chiêm ngưỡng một đám mây sáng đẹp đang sà nhẹ xuống để ôm ấp mái phố. Cái dáng tĩnh tại, vẻ mơ màng của hoa Ngô hoà điệu cùng cái động, cái tấp nập của phố phường đã làm nên một vần thơ đẹp . Cũng có lúc lòng đầy say đắm, khách du lịch khẽ khàng bước tới cội hoa. Ngồi tựa gốc Ngô đồng thanh thản dõi tầm mắt lên cao, qua tán hoa Ngô phô nở mịn màng ta mới cảm nghiệm hết nét thanh khiết của hồn trời xuân xứ Huế.
    Nhớ Ngô đồng để mong thật nhiều Ngô đồng nở hoa trong từng khuôn viên xanh thành Huế, trong di tích, ngoài công viên hay dọc đôi bờ sông Hương thơ mộng. Và cùng với sắc lửa chói chang của phượng hạ, vẻ trinh bạch nhạt nhoà của Sầu đông... màu tím mơ màng của hoa Ngô đồng sẽ góp thêm nét duyên thầm cho cảnh sắc xứ Huế.
    Tăng Khôi
    Cây Ngô Đồng
    Nếu Mù u là một cây "bình dân", ai cũng biết, cũng thấy, thì trái lại, có thể nói cây Ngô đồng là một cây "quí phái", ít người biết mà chỉ nghe nói trong thơ văn:
    Nửa năm hương tiếng vừa quen,
    Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng

    ...
    Non quê thuần vược bên mùi,
    Giếng vàng đã rụng một vài lá Ngô.

    Ngô đây là Ngô đồng, và mỗi khi nói đến Ngô đồng, thường là để sửa soạn tả cảnh biệt ly hoặc cảnh mùa thu sắp đến, đem theo nỗi buồn man mác của "thu tâm", bời vì "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cọng thiên thu" (một lá Ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang), hoặc để gợi ý buồn, nhớ lại những ngày đã qua vui vẻ, trẻ trung, đầy đủ, như trong một bài "Thu cảm" của Đỗ Phủ:
    Hương đạo trác dư anh vũ lạp
    Bích ngô thê lão phượng hoàng chi.

    Đến đây chắc có bạn đọc nghĩ: có phải hay không, những nổi buồn này mang mầu lạc hậu, cầu kỳ, giả tạo? Cầu kỳ và lạc hậu thì chắc chắn đi rồi và cái buồn này chắc chắn không phải cái buồn của người nông dân, bởi vì mùa thu là mùa lúa chín, theo phép cấu tạo "hội ý" của chữ Thu và trong thực tế cũng đúng như vậy, ở Trung Quốc hay ở nước ta cũng thế. Còn giả tạo thì chắc không, bời vì mùa thu có thể đem lại niềm vui cho người nông dân, là những người đổ mồ hôi nước mắt lấy bát cơm ăn, mùa thu là mùa lúa chín, thì mùa thu trái lại cũng có thể mang đến cái buồn man mác cho những người nhàn rỗi. Mà đối với những người nhàn rỗi thì mùa nào lại không có thể mang đến cái buồn man mác, kể cả mùa xuân.
    Thế nhưng, văn chương vẫn có sức mạnh kỳ lạ và nếu được nghe một ca sĩ có tài ngâm lên: "Một lá Ngô đồng rụng, ai cũng biết thu sang" (chỉ một câu văn dịch thôi), tôi tưởng số người nghe mà lòng không mảy may rung động chắc cũng ít thôi. Vì sao? Không phải dễ hiểu và tôi nghĩ đó là một trong những sự kiện có thể giúp ta tìm hiểu vì sao nghệ thuật, mặc dầu sử tính của nó, vẫn có giá trị lâu dài, một vấn đề mà chính Mác đã nêu lên trong tác phẩm Sơ Luận Về Phê Phán Kinh Tế Chính Trị (1858).
    Nếu trong thơ văn xưa, Ngô đồng được dùng để gợi những cảnh buồn, thì cũng trong văn thơ xưa, kể cả văn thơ dân gian, Ngô đồng được luôn luôn xem như một loài cây quí, đẹp, thanh cao. Đơn cử làm ví dụ, ca khúc Khổng Tước Đông Nam Phi, một ca khúc dân gian thời Hán, rất nổi tiếng, sau được đưa vào Nhạc phủ, mà các học giả Trung Quốc xem như thiên tiểu thuyết bằng thơ đầu tiên của họ, tả tâm sự của đôi vợ chồng đã cùng tự sát để giữ trọn lòng thuỷ chung, trong chế độ luân lý phong kiến khắc khe, rồi cả hai được hợp tán bên núi Hoa Sơn, phía đông, phía tây trồng Tùng Bách, tả hữu trồng Ngô đồng, cành lá chằng chịt, trong đó một cặp chim ngày đêm líu lo, sống không bao giờ rời nhau, được người trong vùng gọi là chim uyên ương.
    Mà cây Ngô đồng đẹp và thanh cao thật. Thật ra dáng cây Ngô đồng không đẹp lắm, tàng thưa lá ít, phong cách khong có gì hấp dẫn. Nhưng lúc cuối đông, sang xuân, khi cây Ngô đồng trút hết là để nở hoa, thì thật là một cảnh kỳ quan. Tuồng như cây Ngô đồng quanh năm không hề để ý trang sức, dành hết thì giờ cho việc sửa soạn và hoành chỉnh thời kỳ ra hoa. Bông hoa Ngô đồng thật là kỳ diệu. Qua lớp sương mù mỏng nhẹ sau ngày Tết, những chùm hoa nhỏ kết lại, màu hoa cà, mới nhìn tưởng như một đám mây màu tím nhạt.
    Hoa đẹp như vậy mà cây Ngô đồng rất ít được trồng, làm cho ta có ý nghĩ vua chúa dành riệng cho họ. Ngay ở Huế, Ngô đồng chỉ có ở các lăng tẩm nhà vua, cạnh các cung điện trong thành nội, bên hồ Tịnh Tâm. Cũng có khi cây Ngô đồng nằm ở một nơi ... thường, như một cây ta thấy ở công viên nhỏ, cạnh ty Thuỷ lợi hiện nay. Ở đây, cây Ngô đồng xem ra bơ vơ, lạc lỏng, không được ai lưu ý, mặc dù có cái tên đầy uy tín trong văn chương.
    Không chắc rằng người Huế ai cũng để ý đúng mức cây Ngô đồng và không lẫn lộn dễ dàng các tên cây Vông (cây Vông để trầu leo, lá để gói nem), Vông đồng (cây to lớn, thân đầy gai, trái tròn đẹp, có khía, khi chín nổ tung ra) và Ngô đồng. Mà nào cây Ngô đồng là một cây hiếm có ở nước ta. Đại Nam nhất thống chí quyển II (Ohú Thừa Thiên) viết về cây Ngô đồng: "Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đem từ Quảng Đông về, trồng ở hai bên góc Điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên núi để tìm khắp, tìm được đem trồng ở các góc điện".
    Ngô đồng thuộc họ thực vật Sterculiaceae và gồm 2 loài: Sterculia platanifolia L. và Sterculia populifolia Roxb. Loài trước, vỏ thần và cành màu xanh lục, lá eo, nghĩa là phiến lá chia thành tai, giống lá cây Tiêu huyền (Platanus), màu hoa hửng hung vàng. Loài sau vỏ thân xám trắng, lá hình tim, không chia tai, giống lá Bạch dương (Populus), màu hoa tím lạt. Theo Thực Vật Chí Tổng Quát Đông Dương (Flore générale de I''Indochine), cả hai loài đều có nhiều nơi trên đất nước ta. Loại trồng ở Huế thuộc loài populifolia, nghĩa là loài lá hình tim. Tuy vậy, khi tôi nghiên cứu hình cây Ngô đồng chạm trên một trong "Cửu Đỉnh" (Nhơn đỉnh, đúc năm 1835) để trước Thế Miếu trong Hoàng Thành, thì lá cây Ngô đồng này hình eo, có tai thuộc loài platanifolia. Vì sao vậy? Có thể có 3 giả thuyết. Hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc, cũng có thể trước đây ở Huế đã có trong cả hai loài Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một.
    Mặt khác, một điều làm tôi suy nghĩ. Khi viết bài này, tôi tò mò muốn biết các chuyên viên thực học đã nói gì về cây Ngô đồng. Tôi tra cứu một số tác phẩm xuất bản tại miền nam cũng như miền bắc và không thấy tác phẩm nào đề cập đến cây Ngô đồng, một tên mà tôi nghĩ ai cũng có đọc trong thơ văn Việt Nam cũng như Trung Quốc. Ngay cả bộ sách đồ sộ Thực Vật Chí Tổng Quát Đông Dương nói trên (xuất bản tai Paris) cũng không có chổ nào nói đến cây Ngô đồng. Việc này thì cũng dễ hiểu vì các tác giả bộ sách này, phần lớn người Âu, chắc không thể lưu ý đến thơ văn Việt Nam hoặc Trung Quốc và không có dịp biết đến hai chữ Ngô đồng.
    Nói "không thấy tác phẩm nào" như ở trên thì không đúng lắm, thật ra có 2 tác phẩm: Tên Cây Rừng Việt Nam, xuất bản tại Hà Nội năm 1971, và Hỏi Đáp Về Thực Vật tập 4, xuất bản tại Hà Nội năm 1977, đã nói đến cây Ngô đồng, nhưng đều không phải đề cập đến cây Ngô đồng chính cống, mà chỉ để chỉ cây cảnh nhỏ mà ở Huế người ta gọi là cây Độc bình, bởi vì phía dưới thân cây nầy phình ra như cái bụng độc bình. Cây cảnh Độc bình (tên gọi ở Huế) thuộc họ Euphorbiaceae và tên khoa học nó là Jatropha podagrica Hook. tác phẩm thứ hai lại có dẫn câu: "Cây Ngô đồng không trồng mà mọc". Ở Huế có câu: "Cây Tơ hồng không trồng mà mọc, em gái chưa chồng anh chọc anh chơi". Hai chữ Tơ hồng nằm trong câu ca dao ngang tàng này, nghe ra phải chỗ hơn, ý nhị hơn.
    Và sao lại có sự lẫn lộn trên? Chắc chắn vì tình trạng thiếu chính xác hiện nay về tên địa phương của các thực vật. Thế nhưng, hai chữ Ngô đồng đã được thơ văn nói đến từ mấy nghìn năm, tưởng nên cẩn thận, đừng để người thường có thể hiểu lầm rồi mỉa mai như một nhà văn nọ mà tôi quên tên: "Các nhà thực vật học quá bộn rộn về nghệ thuật làm khổ bông hoa, để rồi sau đó nguyền rủa chúng bằng tiếng Latinh, nên ít khi họ có thì giờ lưu ý đến văn chương"! Tuy vậy, để khỏi bị chê trách là không chu đáo, tôi thấy cần nhắc đến một chi tiết xa xăm, là trong hai tập Danh Từ Thực Vật của Nguyễn Hữu Quán và Lê Văn Căn, xuất bản tại Huế năm 1945, và Danh Từ Khoa Học (Vạn Vật Học) của Đào Văn Tiến, xuất bản tại Hà Nội, cũng năm 1945, đều có nói đến cây Ngô đồng, khi các tác giả dịch họ Sterculiaceae ra tiếng Việt: Họ Ngô đồng và lẽ đương nhiên, trong một tập danh từ mỏng, các tác giả không thể đề cập đến tên cây Ngô đồng. Hiện nay các tác phẩm về thực vật học, ở nam cũng như ở bắc, đều gọi họ Sterculiaceae là họ Trôm. Các tác phẩm xuất bản tại Trung Quốc mà tôi có dịp tra cứu được đều dùng tên họ Ngô đồng và đều có mô tả cây Ngô đồng một cách chu đáo.
    Ở Huế, Ngô đồng trồng ở đâu và trồng như thế nào? Chắc ai cũng nghĩ ở Huế thì có nhiều nơi lắm để trồng Ngô đồng. Nghĩ như vậy rất đúng, nhưng nên trồng như thế nào, thì cần suy nghĩ. Cũng như Thông, tôi tưởng Ngô đồng nên trồng thành cụm, nhiều ít tuỳ nơi và chỉ nên trồng riêng lẻ trong những trường hợp nhất định. Dáng cây lỏng khỏng, cành không sum sê, Ngô đồng trồng riêng sẽ bị luốt đi. Ngô đồng sẽ tô điểm các chùa chiền, các cung điện trong thành nội. Ở những nơi có nước, có hồ, có cảnh đẹp Ngô đồng chắc chắn sẽ đóng góp sức trang trí đắc lực. Tuy nhiên cần nên để ý rằng Ngô đồng chỉ đẹp khi ra hoa như ở trên đã nói, ngày thường dáng không đẹp. Vì vậy, không nên trồng Ngô đồng làm bóng dọc theo đường. Vả chăng, Ngô đồng cành ít, lá thưa, không phải là một cây bóng.
    Trích NHỮNG CÂY THƯỜNG THẤY Ở HUẾ
    Nguyễn Hữu Đính
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ​
    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền trung, không chỉ các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách... mà còn ở màu xanh thiên nhiên hoà quyện vào các công trình một cách tinh tế. Có du khách cho rằng Huế là một kiệt tác muôn màu, muôn vẻ, mà ở đó bàn tay con người đã biết vận dụng những gì thiên phú để biến Huế thành một thành phố xanh. Sông Hương sẽ hết thơ mộng nếu hai bờ trơ trụi không cây. Đền đài, lăng tẩm sẽ trở thành xơ cứng nếu không được cây xanh tô điểm. Chùa chiền sẽ hết trang nghiêm nếu không có những cây cổ thụ bài trí phía trước, đằng sau. Thực tế thì Huế xanh thật, thậm chí rất xanh khi so với thành phố công nghiệp. Nhưng trong mảng màu xanh ấy, còn có cái gì đặc thù cho Huế? Cách phối trí cây? Tính phong phú đa dạng? Tính lịch sử? Tính đặc hữu?... Cho đến nay, chưa thấy một công trình khoa học nào tổng kết và đưa ra một kết luận thuyết phục nhằm nói lên tính đặc thù này. Có chăng chỉ mới là những con đường một thời mang tên cây. Nhưng giờ đây đâu còn nữa. Như thế, các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu gì với du khách về màu xanh Huế để gây ấn tượng và giữ chân họ.
    Với nhiệt tâm góp phần làm rõ nét đặc trưng của hệ thống cây xanh thành phố Huế, trong khuôn khổ tập Nghiên Cứu Huế, chúng tôi chọn giới thiệu một số loài cây gắn liền với sự phát triển nhân văn và môi trường cảnh quan Huế.
    Trong số này, xin được giới thiệu loài cây ngô đồng, loài cây có tính lịch sử hiện hữu từ thời Vua Minh Mạng, và cũng là loài có tên tuổi đi vào thơ văn của dân tộc. Có thể nói rằng, ngô đồng Huế là một loài cây di tích.

    1- Vài nét về đặc điểm thực vật học
    1.1- Tên gọi và vị trí phân loài.
    Hiên nay, khi nói đến cây ngô đồng, không phải mọi người Việt Nam, ai cũng nghĩ đến cùng một loài cây, mà thực ra mỗi người nghĩ một khác. Ngay cả trong các tài liệu khoa học thực vật xuất bản mất chục năm trở lại đây cũng thể hiện thiếu đồng nhất về tên gọi này. Hiện tượng đồng qui tên gọi (1.2) gây ra những hạn chế không nhỏ cho việc cảm nhận một loài cây nhất định. Vì thế, cây Ngô đồng ở Huế cũng đã có một thời nhìn nhận không chínhn xác.
    Vậy cây Ngô đồng hiện tồn tại ở Huế là loài cây gì?
    Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật Việt Nam thì ở núi rừng Việt Nam có nhiều loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có hình thái gần giống cây Ngô đồng ở Huế, khiến ta dể nhầm lẫn chúng. Đó là cây Ngô đồng (Firmiana simplex [L.] W.F.Wight), Ngô đồng đỏ (Firmiana colorata [Roxb.] R.Br) và Bài cành (Sterculia populifolia Roxb). Nếu không quan sát kĩ càng hình thái cây, đặc biệt là hình thái lá qua các thời kỳ sinh trưởng của cây và màu sắc hoa, cấu tạo quả hạt, thì chúng ta dể nhầm lẫn từ loài này qua loài khác. Chẳng hạn như, nếu so sánh hình vẽ là Ngô đồng trên Nhơn Đỉnh -1835 với lá Ngô đồng trưởng thành hiện có ở Huế thì ai cũng nghĩ rằng đó là hai loài khác nhau. Và cũng vì thế, Cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu ra giả thuyết "hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách Trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc cũng có thể trước đây ở Huế đã có 2 loại Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một" (Nguyễn Hữu Đính "Những cây thường thấy ở Huế: mù u, Ngô đồng, thông, bàng, liễu", (Nghiên cứu Huế, tập 1, trang 205, 1999).
    Thật ra, cây Ngô đồng ở Huế có cả hai kiểu lá, trong thời gian đầu trong thời kỳ sinh trưởng (cây con và cây non trẻ), hầu hết lá trên cây đều có dạng 5 thuỳ, ở cây trưởng thành lá có 3 thùy hoặc không phân thuỳ, cây càng giá càng có ít lá phân thuỳ. Có thể do quan sát trên cây non mà các nghệ nhân đã thể hiện trên Nhơn Đỉnh loại lá có thuỳ.
    Theo tôi, cây Ngô đồng ở Huế thuộc chi Firmiana, chứ không phải chi Sterculia (các loài thuộc chi Sterculia có quả bì dày, hạt mau rụng, trong lúc đó các loài thuộc chi Firmianacó quả bì mỏng, hạt không rụng). Như vậy, nó không thể là Sterculia populifolia (Bài cành, Trôm bài cành). hai loài thuộc chi Firmiana mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là Ngô đồng - Firmiana simplex [L.] W.F.Wight (trước đây thường được gọi là Hibiscus simplex L. hoặc Sterculia platanifolia L.) và Ngô đồng đỏ (hay Bo rừng, Trôm màu) Firmiana colorata Roxb. Theo dẫn liệu khoa học đầy đủ thì loài Firmiana simplex (L.)W.F.Wight phân bổ tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam (từ Nghệ An trở ra) và các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Như vậy, điều cầm xen xét tiếp theo là cây Ngô đồng ở Huế là loài nào trong 2 loài thuộc chi Firmiana vừa nói. Các tài liệu đều thống nhất rằng loài Firmiana simplex có hoa tập hợp thành chùm đầy lông, hoa vàng hay trắng vàng. Trong khi đó, loài Ngô đồng ở Huế có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm hoa hơi khác, toàn bộ trục hoa tự và đài hoa đều được phủ đầy lông màu tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím giống cây anh đào, trông rất đẹp. Cây Ngô đồng ở Huế hoa đực ra rộ vào trung tuần tháng 2 Âm lịch hằng năm. Ở những cây đã thành thục sinh học, hoa nở rộ sau khi cây đã rụng lá toàn phần, do vậy toàn cây chỉ có hoa. Ở những cây còn non trẻ, hoa ra có muộn hơn và lá rụng cũng chậm hơn, nên trên cây cừa có hoa vừa có lá.
    Qua đó, tôi nghĩ rằng cây Ngô đồng ở Huế là một thứ (biến chủng) (tiếng Latinh là varietas, tiếng Anh là variety) của loài Ngô đồng Firmiana simplex (L.)W.F.Wight... và xin được gọi là "Ngô đồng Huế".
    [​IMG]
    Sterculiaceae
    Firmiana simplex (L.) F. W. Wight​
    1.2- Hiện tượng đồng qui tên gọi.
    Ở Huế, nói đến Ngô đồng có người nghĩ đến cây Ngô đồng ở Đại Nội, nhưng cũng không ít người nghĩ đến cây Vông đồng (có lẻ nhầm lẫn với tên Vang đồng trong Nhĩ Nhã - trong tài liệu này Vang đồng là Ngô đồng) và cũng có người nghĩ cả cây Vông nem. Đây là sự nhầm lẫn không nên có. Cây Vông đồng thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacene) tên khoa học là hura crepitans L.. Loài cây này có tán lớn, dày, thân có rất nhiều gai, lá hình tim, mép lá gợn sóng, quả hình bánh xe, khi chín phần quả trong hoá gỗ, khô dần rồi nứt ra phát thành tiếng (crepitans: nổ lách tách). Đây là cây phổ biến, được người dân trồng ở đầu làng, trước am miếu, đền đài hoặc hè phố (ví dụ đường Lê Quí Đôn, đường Lê Lợi, đường Huỳnh Thúc Kháng...). Các tỉnh miền Nam gọi là cây Mã đậu. Đây là loài phát tán mạnh, có khả năng tái sinh tự nhiên và mọc hoang ở nhiều noơi khác nhau. Cây Vông nem thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khoa học là Erythrina variegala L., cũng là loài cây thân có gai, thường được trồng cho trầu hay tiêu leo, trồng làm hàng rào hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Cây có hoa màu đỏ rất đẹp, lá được dùng gói nem, lá non nấu canh ăn an thần nhẹ, dễ ngủ. Cây phân bố tự nhiên khắp các miền đất nước và ở các vùng sinh thái khác nhau, từ miền núi đến đồng bằng, kể cả vùng ven cát biển.
    Nhiều tài liệu khác nhau trong nước cũng có sự đồng qui tên gọi Ngô đồng:
    Phan Đức Bình (2002) trong Thuốc và sức khoẻ số 204, giới thiệu 3 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Dầu lai = Dầu mè = Đậu cọc rào - Jatropha curcas L. thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng - Brassaiopsis ficifolia Dunn. var. ficifolia thuộc họ Araliaceae; (3) Ngô đồng = Tơ đồng - Firmiana simplex (L.) W.F.Wight thuộc họ Sterculiaceae.
    Vụ khoa học, Công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), trong Tên cây rừng Việt Nam, giới thiệu 3 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng - Firmiana simplex (L.) W.F.Wight, thuộc họ Sterculiaceae. (2) Ngô đồng đỏ - Firmiana colorata (Roxb.) R.Br thuôc họ Sterculiacèae; (3) Ngô đồng cảnh - Jatropha podagrica Hook. thuộc họ Euphorbiaceae (loài này ở Huế gọi là cây Độc bình).
    Vũ Văn Chuyên trong Hỏi đáp thực vật, tập 4 (1977), dùng tên Ngô đồng để chỉ cây Độc bình - Jatropha padagrica Hook. Để ghi chú ảnh, tác giả dẫn câu "cây Ngô đồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi); nếu đối chiếu với câu "Cây tơ hồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi" thì quả là phức tạp. Thật ra thì cây Độc bình cũng ít mọc hoang dại phổ biến như cây Tơ hồng.
    Đỗ Tất Lợi, trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1986), giới thiệu 2 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Trầu = Dầu sơn = Mộc du thụ = Thiên niên đồng - Aleuriles montana (Lour.) Wils thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng - Sterculia platanifolia L. thuộc họ Sterculiaceae.
    Với một số dẫn liệu về cách gọi tên đồng qui tên Ngô đồng cho nhiều loài cây như thế, chắc hẳn gây ra nhiều phức tạp cho người tìm hiểu. Cũng do thực tế đó, mà khi nói đến cây Ngô đồng mỗi người nghe liền nghĩ một khác, và như thế giá trị lịch sử, di tích và tôn tạo cảnh quan của một loài cây đang bàn cũng sẽ giảm thiểu. Chúng tôi nghĩ rằng, nhiều du khách đến Huế sẽ thờ ơ khi nghe giới thiệu đến loài cây Ngô đồng, vì họ hiểu Ngô đồng là Tơ hồng, là Trôm đơn, là Trầu, là Đậu cọc rào, là Độc bình... và như thế thì "Ngô đồng sinh hỷ, vu bỉ triêu dưng" (Kinh Thi) còn có ý nghĩa gì! Ngô đồng là Tơ hồng, là Đậu cọc rào hay là Độc bình thì làm sao có được cây thơ:
    Nửa năm hương tiếng vừa quen,
    Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng

    và chắc rằng Đỗ Phủ cũng không viết được:
    Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
    Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi.
    (Những hạt lúa còn sót sau khi chim anh vũ ăn rồi
    Cành Ngô biếc trên đó chim phượng hoàng thường đậu nghỉ cho đến lúc già)

    2- Hiện trạng cây Ngô đồng ở Huế.
    Theo Đại Nam nhất thống chí thì cây Ngô đồng được đưa từ Quảng Đông về trồng ở hai bên góc Điện Cần Chánh, Đại Nội Huế từ thời Vua Minh Mạng. Sau đó Vua Minh Mạng sai binh biền đem lá lên rừng núi tìm kiếm để mang về trồng thêm ở các góc Điện. Những cây này hiện nay không còn nữa, những cây chúng ta hiện thấy ở mặt sau Điện Thái Hoà và khu vực Tả Hữu Vu cũng chỉ là những cây đã thay thế, tuổi cây cũng chỉ vài ba chục năm trở lại đây thôi. Trong số 8 cây hiện hữu ở khu vực này, chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn, chiều cao từ 16 - 18 mét và đường kính thân tối đa 0,70 mét. Trong số đó chỉ có một cây ở Tả Vu có tán đều, cành nhánh phát triển cân đối, hàng năm phát hoa mạnh và rộ khi lá đã rụng toàn phần. Đây là cây tiêu biểu nhất trong toàn bộ cây hiện còn. Những cây còn lại có chất lượng kém, cành nhánh phát triển không cân đối, tán không đều, vài cây bị cụt ngọn trông không đẹp. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại. Do cay thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc bão.
    Dù sao, thì dầu ấn lịch sử và ý tứ thơ văn cũng đã làm cho người Huế có ý thức bảo tồn cây Ngô đồng. Nhờ vậy trải qua bao năm tháng, sau những cơn bão dữ, cây Ngô đồng này ngã xuống, cây Ngô đồng khác lại được trồng lên. Nhờ vậy, mãi đến bây giờ cây Ngô đồng vẫn còn tồn tại. Nay mai, khi Điện Cần Chánh được phục hồi, ắt hẳn các nhà quản lý di tích không quên trồng lại cây Ngô đồng đúng vị trí ban đầu của nó.

    3- Một vài suy nghĩ về việc bảo tồn cây Ngô đồng ở Huế

    Chẳng mấy ai đã sinh ra, lớn lên ở Huế lại không khắc khoải tâm tư khi nhìn thấy hành cây xanh ven đường trốc gốc sau cơn bão dữ, hay đang rướm máu dưới lan cưa, lưỡi mác của công nhân chỉnh trang đô thị. Nhiều người Huế có thể không cảm nhận được cây Ngô đồng, nhưng chắc hẳn nhớ mãi những cây xanh đã một thời làm nên tên tuổi cho bao con đường trong thành phố cổ: Đoác, Muối, Me... Cây xanh ở Huế đã được người Huế bài trí như một sự điểm tô. Nó được sắp đặt, phối trí để tôn tạo cho bao công trình kiến trúc cổ và hiện đại. Trong quá trình phát triển đô thị, vì lý này lẽ khác, nhiều cây xanh phải chịu nằm xuống để rồi mãi mãi mất tên. Cũng trong quá trình đó, hệ thống cây xanh biến tướng theo chiều hướng thực dụng, chắp vá và đối phó tình huống. Nhiều loài quen thuộc mất đi, nhiều loài mới được thay thế, lắm khi phá vỡ cả phong cách tôn tạo riêng và làm mất đi cái chất Huế có tự bao giờ. Người Huế thích hoài cổ, bởi lẽ đạo lý làm người ai mà không có quá khứ. Đây cũng là một tư chất có liên quan đến bảo tồn. Đành rằng bảo tồn nhưng không bảo thủ, có nghĩa là biết bảo tồn thích nghi. Nhưng cái gốc vẫn là cơ bản. Như thế, nếu chúng ta đã biết cây Ngô đồng không những là cây tôn tạo cảnh quan, mà nó còn là cây di tích, lại là cây đẹp, dễ trồng thì chắc hẳn rằng chúng ta rất đồng tình với việc bảo tồn cây Ngô đồng trong việc tôn tạo hệ thống cây xanh cho quần thể di tích.
    Ngô đồng là loài cây rụng là toàn phần, ưa sáng, mọc nhanh, phân cành muộn, cành nhánh ngắn, mọc chếch nên tán cây gọn, có giá trị tạo cảnh hơn tạo bóng. Hoa ra rộ khi cây chưa có lá vào tiết tháng 2 Âm lịch. Thời điểm đó, nó sẽ điểm tô cho cảnh quan thêm phần sinh động và đẹp mắt. Sau thời kỳ ra hoa, cây nảy lộc cho ra màu xanh mượt mà, mát mắt để rồi chuyển sanh một màu xanh ngát, cũng là gam màu làm đẹp cho các công trình.
    Cây Ngô đồng không kén đất, tái sinh hạt mạnh, có thể nhân giống bằng hạt để đưa trồng nhiều nơi khác nhau trong thành phố. Điều quan trọng là chọn vị trí và phương thức trồng thế nào để nó phát huy được vai trò tôn tạo cảnh quan.
    Về phương thức trồng, chúng tôi rất đồng tình với ông Nguyễn Hữu Đính là trồng cụm, chỉ trồng đơn lẻ trong những trường hợp nhất định. Ở thành phố Tokyo, cây Ngô đồng được chọn trồng thành hàng dài trên dải phân cách của đường phố lớn. Đây cũng là một mô hình cần nghiên cứu, đặc biệt là với một vài đường phố hẹp, không thể đưa trồng các loài cây có tán rộng. Có thể có chút băn khoăn vì cây rụng lá theo mùa. Nhưng thực tế cho thấy thời gian trơ cành không lâu và liền được thay bằng một vòm hoa màu hồng phớt tím, cành làm cho bầu trời xuâm thêm ấm áp và thi vị. Trong khuôn viên một vài công sở hoặc trong các công viên cũng có thể trồng cây Ngô đồng, nhưng nên trồng thành cụm 3 - 5 cây. Cây Ngô đồng đứng chơ vơ một mình trông rất đơn điệu. Trồng đơn độc chỉ hợp với bồn hoa trung tâm một tiền sảnh hay công viên hoặc đứng một góc công trình không có cây lớn che chắn. Lúc đó nó thành chủ thể của một không gian vừa phải. Khi đơn lẻ đan xen trong một hệ thống nhiều cây tán rộng, cây Ngô đồng sẽ bị che lấp đi.
    Như cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu, rất đúng khi ai đó nghĩ rằng ở Huế có nhiều nơi lắm dễ trồng, nhưng trồng nơi nào cho hợp cảnh, hợp cây mới là cái khó. Xác định một vị trí trồng cụ thể là đề tài tranh luận của nhiều nhà khoa học, các nghệ nhân và cả những nhà quản lý. Lắm khi khó đi đến thống nhất về ý tưởng. Bởi vậy cần có những nghiên cứu tỉ mỉ hầu có thể đưc ra những khuyến cáo mang tính thuyết phục. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng xuất phát từ phương châm "Vì Huế đẹp, Huế thơ". Có một điều ai cũng thấy là Huế có nhiều góc không gian đẹp, nhiều hồ, nhiều kênh và cả con sông Hương thơ mộng, Huế tuy đã xanh, nhưng vẫn còn nhiều chổ trống chờ bóng cây. Chúng ta chỉ cần có tâm huyết và chịu hiểu nhau để hợp tác, ắt thời gian đầu tư cho việc tìm kiếm một giải pháp sẽ không dài.
    Cuối bài viết, chúng tôi mong sao cây Ngô đồng Huế sẽ mãi mãi tồn tại với người Huế như một nét rất riêng và nếu có thể thì sẽ là một biểu tượng nào đó cho ngành du lịch tỉnh nhà.
    ĐỖ XUÂN CẨM
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    CÂY NGÔ ĐỒNG Ở HUẾ​
    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền trung, không chỉ các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách... mà còn ở màu xanh thiên nhiên hoà quyện vào các công trình một cách tinh tế. Có du khách cho rằng Huế là một kiệt tác muôn màu, muôn vẻ, mà ở đó bàn tay con người đã biết vận dụng những gì thiên phú để biến Huế thành một thành phố xanh. Sông Hương sẽ hết thơ mộng nếu hai bờ trơ trụi không cây. Đền đài, lăng tẩm sẽ trở thành xơ cứng nếu không được cây xanh tô điểm. Chùa chiền sẽ hết trang nghiêm nếu không có những cây cổ thụ bài trí phía trước, đằng sau. Thực tế thì Huế xanh thật, thậm chí rất xanh khi so với thành phố công nghiệp. Nhưng trong mảng màu xanh ấy, còn có cái gì đặc thù cho Huế? Cách phối trí cây? Tính phong phú đa dạng? Tính lịch sử? Tính đặc hữu?... Cho đến nay, chưa thấy một công trình khoa học nào tổng kết và đưa ra một kết luận thuyết phục nhằm nói lên tính đặc thù này. Có chăng chỉ mới là những con đường một thời mang tên cây. Nhưng giờ đây đâu còn nữa. Như thế, các hướng dẫn viên du lịch giới thiệu gì với du khách về màu xanh Huế để gây ấn tượng và giữ chân họ.
    Với nhiệt tâm góp phần làm rõ nét đặc trưng của hệ thống cây xanh thành phố Huế, trong khuôn khổ tập Nghiên Cứu Huế, chúng tôi chọn giới thiệu một số loài cây gắn liền với sự phát triển nhân văn và môi trường cảnh quan Huế.
    Trong số này, xin được giới thiệu loài cây ngô đồng, loài cây có tính lịch sử hiện hữu từ thời Vua Minh Mạng, và cũng là loài có tên tuổi đi vào thơ văn của dân tộc. Có thể nói rằng, ngô đồng Huế là một loài cây di tích.

    1- Vài nét về đặc điểm thực vật học
    1.1- Tên gọi và vị trí phân loài.
    Hiên nay, khi nói đến cây ngô đồng, không phải mọi người Việt Nam, ai cũng nghĩ đến cùng một loài cây, mà thực ra mỗi người nghĩ một khác. Ngay cả trong các tài liệu khoa học thực vật xuất bản mất chục năm trở lại đây cũng thể hiện thiếu đồng nhất về tên gọi này. Hiện tượng đồng qui tên gọi (1.2) gây ra những hạn chế không nhỏ cho việc cảm nhận một loài cây nhất định. Vì thế, cây Ngô đồng ở Huế cũng đã có một thời nhìn nhận không chínhn xác.
    Vậy cây Ngô đồng hiện tồn tại ở Huế là loài cây gì?
    Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về khu hệ thực vật Việt Nam thì ở núi rừng Việt Nam có nhiều loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) có hình thái gần giống cây Ngô đồng ở Huế, khiến ta dể nhầm lẫn chúng. Đó là cây Ngô đồng (Firmiana simplex [L.] W.F.Wight), Ngô đồng đỏ (Firmiana colorata [Roxb.] R.Br) và Bài cành (Sterculia populifolia Roxb). Nếu không quan sát kĩ càng hình thái cây, đặc biệt là hình thái lá qua các thời kỳ sinh trưởng của cây và màu sắc hoa, cấu tạo quả hạt, thì chúng ta dể nhầm lẫn từ loài này qua loài khác. Chẳng hạn như, nếu so sánh hình vẽ là Ngô đồng trên Nhơn Đỉnh -1835 với lá Ngô đồng trưởng thành hiện có ở Huế thì ai cũng nghĩ rằng đó là hai loài khác nhau. Và cũng vì thế, Cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu ra giả thuyết "hoặc nghệ nhân đã căn cứ vào hình vẽ trên một quyển sách xuất bản ở Trung Quốc, những sách Trung Quốc tôi có nghiên cứu đều chỉ có hình vẽ và mô tả loài platanifolia. Hoặc cũng có thể trước đây ở Huế đã có 2 loại Ngô đồng, nhưng sau chỉ còn một" (Nguyễn Hữu Đính "Những cây thường thấy ở Huế: mù u, Ngô đồng, thông, bàng, liễu", (Nghiên cứu Huế, tập 1, trang 205, 1999).
    Thật ra, cây Ngô đồng ở Huế có cả hai kiểu lá, trong thời gian đầu trong thời kỳ sinh trưởng (cây con và cây non trẻ), hầu hết lá trên cây đều có dạng 5 thuỳ, ở cây trưởng thành lá có 3 thùy hoặc không phân thuỳ, cây càng giá càng có ít lá phân thuỳ. Có thể do quan sát trên cây non mà các nghệ nhân đã thể hiện trên Nhơn Đỉnh loại lá có thuỳ.
    Theo tôi, cây Ngô đồng ở Huế thuộc chi Firmiana, chứ không phải chi Sterculia (các loài thuộc chi Sterculia có quả bì dày, hạt mau rụng, trong lúc đó các loài thuộc chi Firmianacó quả bì mỏng, hạt không rụng). Như vậy, nó không thể là Sterculia populifolia (Bài cành, Trôm bài cành). hai loài thuộc chi Firmiana mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là Ngô đồng - Firmiana simplex [L.] W.F.Wight (trước đây thường được gọi là Hibiscus simplex L. hoặc Sterculia platanifolia L.) và Ngô đồng đỏ (hay Bo rừng, Trôm màu) Firmiana colorata Roxb. Theo dẫn liệu khoa học đầy đủ thì loài Firmiana simplex (L.)W.F.Wight phân bổ tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam (từ Nghệ An trở ra) và các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Như vậy, điều cầm xen xét tiếp theo là cây Ngô đồng ở Huế là loài nào trong 2 loài thuộc chi Firmiana vừa nói. Các tài liệu đều thống nhất rằng loài Firmiana simplex có hoa tập hợp thành chùm đầy lông, hoa vàng hay trắng vàng. Trong khi đó, loài Ngô đồng ở Huế có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm hoa hơi khác, toàn bộ trục hoa tự và đài hoa đều được phủ đầy lông màu tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím giống cây anh đào, trông rất đẹp. Cây Ngô đồng ở Huế hoa đực ra rộ vào trung tuần tháng 2 Âm lịch hằng năm. Ở những cây đã thành thục sinh học, hoa nở rộ sau khi cây đã rụng lá toàn phần, do vậy toàn cây chỉ có hoa. Ở những cây còn non trẻ, hoa ra có muộn hơn và lá rụng cũng chậm hơn, nên trên cây cừa có hoa vừa có lá.
    Qua đó, tôi nghĩ rằng cây Ngô đồng ở Huế là một thứ (biến chủng) (tiếng Latinh là varietas, tiếng Anh là variety) của loài Ngô đồng Firmiana simplex (L.)W.F.Wight... và xin được gọi là "Ngô đồng Huế".
    [​IMG]
    Sterculiaceae
    Firmiana simplex (L.) F. W. Wight​
    1.2- Hiện tượng đồng qui tên gọi.
    Ở Huế, nói đến Ngô đồng có người nghĩ đến cây Ngô đồng ở Đại Nội, nhưng cũng không ít người nghĩ đến cây Vông đồng (có lẻ nhầm lẫn với tên Vang đồng trong Nhĩ Nhã - trong tài liệu này Vang đồng là Ngô đồng) và cũng có người nghĩ cả cây Vông nem. Đây là sự nhầm lẫn không nên có. Cây Vông đồng thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacene) tên khoa học là hura crepitans L.. Loài cây này có tán lớn, dày, thân có rất nhiều gai, lá hình tim, mép lá gợn sóng, quả hình bánh xe, khi chín phần quả trong hoá gỗ, khô dần rồi nứt ra phát thành tiếng (crepitans: nổ lách tách). Đây là cây phổ biến, được người dân trồng ở đầu làng, trước am miếu, đền đài hoặc hè phố (ví dụ đường Lê Quí Đôn, đường Lê Lợi, đường Huỳnh Thúc Kháng...). Các tỉnh miền Nam gọi là cây Mã đậu. Đây là loài phát tán mạnh, có khả năng tái sinh tự nhiên và mọc hoang ở nhiều noơi khác nhau. Cây Vông nem thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên khoa học là Erythrina variegala L., cũng là loài cây thân có gai, thường được trồng cho trầu hay tiêu leo, trồng làm hàng rào hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Cây có hoa màu đỏ rất đẹp, lá được dùng gói nem, lá non nấu canh ăn an thần nhẹ, dễ ngủ. Cây phân bố tự nhiên khắp các miền đất nước và ở các vùng sinh thái khác nhau, từ miền núi đến đồng bằng, kể cả vùng ven cát biển.
    Nhiều tài liệu khác nhau trong nước cũng có sự đồng qui tên gọi Ngô đồng:
    Phan Đức Bình (2002) trong Thuốc và sức khoẻ số 204, giới thiệu 3 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Dầu lai = Dầu mè = Đậu cọc rào - Jatropha curcas L. thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng - Brassaiopsis ficifolia Dunn. var. ficifolia thuộc họ Araliaceae; (3) Ngô đồng = Tơ đồng - Firmiana simplex (L.) W.F.Wight thuộc họ Sterculiaceae.
    Vụ khoa học, Công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000), trong Tên cây rừng Việt Nam, giới thiệu 3 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng - Firmiana simplex (L.) W.F.Wight, thuộc họ Sterculiaceae. (2) Ngô đồng đỏ - Firmiana colorata (Roxb.) R.Br thuôc họ Sterculiacèae; (3) Ngô đồng cảnh - Jatropha podagrica Hook. thuộc họ Euphorbiaceae (loài này ở Huế gọi là cây Độc bình).
    Vũ Văn Chuyên trong Hỏi đáp thực vật, tập 4 (1977), dùng tên Ngô đồng để chỉ cây Độc bình - Jatropha padagrica Hook. Để ghi chú ảnh, tác giả dẫn câu "cây Ngô đồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi); nếu đối chiếu với câu "Cây tơ hồng không trồng mà mọc, gái chưa chồng anh chọc anh chơi" thì quả là phức tạp. Thật ra thì cây Độc bình cũng ít mọc hoang dại phổ biến như cây Tơ hồng.
    Đỗ Tất Lợi, trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1986), giới thiệu 2 loài Ngô đồng: (1) Ngô đồng = Trầu = Dầu sơn = Mộc du thụ = Thiên niên đồng - Aleuriles montana (Lour.) Wils thuộc họ Euphorbiaceae; (2) Ngô đồng - Sterculia platanifolia L. thuộc họ Sterculiaceae.
    Với một số dẫn liệu về cách gọi tên đồng qui tên Ngô đồng cho nhiều loài cây như thế, chắc hẳn gây ra nhiều phức tạp cho người tìm hiểu. Cũng do thực tế đó, mà khi nói đến cây Ngô đồng mỗi người nghe liền nghĩ một khác, và như thế giá trị lịch sử, di tích và tôn tạo cảnh quan của một loài cây đang bàn cũng sẽ giảm thiểu. Chúng tôi nghĩ rằng, nhiều du khách đến Huế sẽ thờ ơ khi nghe giới thiệu đến loài cây Ngô đồng, vì họ hiểu Ngô đồng là Tơ hồng, là Trôm đơn, là Trầu, là Đậu cọc rào, là Độc bình... và như thế thì "Ngô đồng sinh hỷ, vu bỉ triêu dưng" (Kinh Thi) còn có ý nghĩa gì! Ngô đồng là Tơ hồng, là Đậu cọc rào hay là Độc bình thì làm sao có được cây thơ:
    Nửa năm hương tiếng vừa quen,
    Sân Ngô cành biếc đã chen lá vàng

    và chắc rằng Đỗ Phủ cũng không viết được:
    Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
    Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi.
    (Những hạt lúa còn sót sau khi chim anh vũ ăn rồi
    Cành Ngô biếc trên đó chim phượng hoàng thường đậu nghỉ cho đến lúc già)

    2- Hiện trạng cây Ngô đồng ở Huế.
    Theo Đại Nam nhất thống chí thì cây Ngô đồng được đưa từ Quảng Đông về trồng ở hai bên góc Điện Cần Chánh, Đại Nội Huế từ thời Vua Minh Mạng. Sau đó Vua Minh Mạng sai binh biền đem lá lên rừng núi tìm kiếm để mang về trồng thêm ở các góc Điện. Những cây này hiện nay không còn nữa, những cây chúng ta hiện thấy ở mặt sau Điện Thái Hoà và khu vực Tả Hữu Vu cũng chỉ là những cây đã thay thế, tuổi cây cũng chỉ vài ba chục năm trở lại đây thôi. Trong số 8 cây hiện hữu ở khu vực này, chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn, chiều cao từ 16 - 18 mét và đường kính thân tối đa 0,70 mét. Trong số đó chỉ có một cây ở Tả Vu có tán đều, cành nhánh phát triển cân đối, hàng năm phát hoa mạnh và rộ khi lá đã rụng toàn phần. Đây là cây tiêu biểu nhất trong toàn bộ cây hiện còn. Những cây còn lại có chất lượng kém, cành nhánh phát triển không cân đối, tán không đều, vài cây bị cụt ngọn trông không đẹp. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại. Do cay thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc bão.
    Dù sao, thì dầu ấn lịch sử và ý tứ thơ văn cũng đã làm cho người Huế có ý thức bảo tồn cây Ngô đồng. Nhờ vậy trải qua bao năm tháng, sau những cơn bão dữ, cây Ngô đồng này ngã xuống, cây Ngô đồng khác lại được trồng lên. Nhờ vậy, mãi đến bây giờ cây Ngô đồng vẫn còn tồn tại. Nay mai, khi Điện Cần Chánh được phục hồi, ắt hẳn các nhà quản lý di tích không quên trồng lại cây Ngô đồng đúng vị trí ban đầu của nó.

    3- Một vài suy nghĩ về việc bảo tồn cây Ngô đồng ở Huế

    Chẳng mấy ai đã sinh ra, lớn lên ở Huế lại không khắc khoải tâm tư khi nhìn thấy hành cây xanh ven đường trốc gốc sau cơn bão dữ, hay đang rướm máu dưới lan cưa, lưỡi mác của công nhân chỉnh trang đô thị. Nhiều người Huế có thể không cảm nhận được cây Ngô đồng, nhưng chắc hẳn nhớ mãi những cây xanh đã một thời làm nên tên tuổi cho bao con đường trong thành phố cổ: Đoác, Muối, Me... Cây xanh ở Huế đã được người Huế bài trí như một sự điểm tô. Nó được sắp đặt, phối trí để tôn tạo cho bao công trình kiến trúc cổ và hiện đại. Trong quá trình phát triển đô thị, vì lý này lẽ khác, nhiều cây xanh phải chịu nằm xuống để rồi mãi mãi mất tên. Cũng trong quá trình đó, hệ thống cây xanh biến tướng theo chiều hướng thực dụng, chắp vá và đối phó tình huống. Nhiều loài quen thuộc mất đi, nhiều loài mới được thay thế, lắm khi phá vỡ cả phong cách tôn tạo riêng và làm mất đi cái chất Huế có tự bao giờ. Người Huế thích hoài cổ, bởi lẽ đạo lý làm người ai mà không có quá khứ. Đây cũng là một tư chất có liên quan đến bảo tồn. Đành rằng bảo tồn nhưng không bảo thủ, có nghĩa là biết bảo tồn thích nghi. Nhưng cái gốc vẫn là cơ bản. Như thế, nếu chúng ta đã biết cây Ngô đồng không những là cây tôn tạo cảnh quan, mà nó còn là cây di tích, lại là cây đẹp, dễ trồng thì chắc hẳn rằng chúng ta rất đồng tình với việc bảo tồn cây Ngô đồng trong việc tôn tạo hệ thống cây xanh cho quần thể di tích.
    Ngô đồng là loài cây rụng là toàn phần, ưa sáng, mọc nhanh, phân cành muộn, cành nhánh ngắn, mọc chếch nên tán cây gọn, có giá trị tạo cảnh hơn tạo bóng. Hoa ra rộ khi cây chưa có lá vào tiết tháng 2 Âm lịch. Thời điểm đó, nó sẽ điểm tô cho cảnh quan thêm phần sinh động và đẹp mắt. Sau thời kỳ ra hoa, cây nảy lộc cho ra màu xanh mượt mà, mát mắt để rồi chuyển sanh một màu xanh ngát, cũng là gam màu làm đẹp cho các công trình.
    Cây Ngô đồng không kén đất, tái sinh hạt mạnh, có thể nhân giống bằng hạt để đưa trồng nhiều nơi khác nhau trong thành phố. Điều quan trọng là chọn vị trí và phương thức trồng thế nào để nó phát huy được vai trò tôn tạo cảnh quan.
    Về phương thức trồng, chúng tôi rất đồng tình với ông Nguyễn Hữu Đính là trồng cụm, chỉ trồng đơn lẻ trong những trường hợp nhất định. Ở thành phố Tokyo, cây Ngô đồng được chọn trồng thành hàng dài trên dải phân cách của đường phố lớn. Đây cũng là một mô hình cần nghiên cứu, đặc biệt là với một vài đường phố hẹp, không thể đưa trồng các loài cây có tán rộng. Có thể có chút băn khoăn vì cây rụng lá theo mùa. Nhưng thực tế cho thấy thời gian trơ cành không lâu và liền được thay bằng một vòm hoa màu hồng phớt tím, cành làm cho bầu trời xuâm thêm ấm áp và thi vị. Trong khuôn viên một vài công sở hoặc trong các công viên cũng có thể trồng cây Ngô đồng, nhưng nên trồng thành cụm 3 - 5 cây. Cây Ngô đồng đứng chơ vơ một mình trông rất đơn điệu. Trồng đơn độc chỉ hợp với bồn hoa trung tâm một tiền sảnh hay công viên hoặc đứng một góc công trình không có cây lớn che chắn. Lúc đó nó thành chủ thể của một không gian vừa phải. Khi đơn lẻ đan xen trong một hệ thống nhiều cây tán rộng, cây Ngô đồng sẽ bị che lấp đi.
    Như cụ Nguyễn Hữu Đính đã nêu, rất đúng khi ai đó nghĩ rằng ở Huế có nhiều nơi lắm dễ trồng, nhưng trồng nơi nào cho hợp cảnh, hợp cây mới là cái khó. Xác định một vị trí trồng cụ thể là đề tài tranh luận của nhiều nhà khoa học, các nghệ nhân và cả những nhà quản lý. Lắm khi khó đi đến thống nhất về ý tưởng. Bởi vậy cần có những nghiên cứu tỉ mỉ hầu có thể đưc ra những khuyến cáo mang tính thuyết phục. Nhưng dù sao đi nữa thì cũng xuất phát từ phương châm "Vì Huế đẹp, Huế thơ". Có một điều ai cũng thấy là Huế có nhiều góc không gian đẹp, nhiều hồ, nhiều kênh và cả con sông Hương thơ mộng, Huế tuy đã xanh, nhưng vẫn còn nhiều chổ trống chờ bóng cây. Chúng ta chỉ cần có tâm huyết và chịu hiểu nhau để hợp tác, ắt thời gian đầu tư cho việc tìm kiếm một giải pháp sẽ không dài.
    Cuối bài viết, chúng tôi mong sao cây Ngô đồng Huế sẽ mãi mãi tồn tại với người Huế như một nét rất riêng và nếu có thể thì sẽ là một biểu tượng nào đó cho ngành du lịch tỉnh nhà.
    ĐỖ XUÂN CẨM
  5. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 16/04/2004
  6. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 16/04/2004
  7. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Laurier rose _ Trúc Đào
    Họ :APOCYNACEES
    Hoa thường có màu hồng thẫm nhưng cũng có hoa màu trắng , và màu vàng nữa . Cây trúc đào thuộc loại cây có độc ( không tin cứ nếm thử vài búp lá thì biết ngay _ nhưng khuyến cáo đừng thử , em ủng hộ cái chết nhân đạo cơ , chết mà đau người , đau ta thì ko nên )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Laurier rose _ Trúc Đào
    Họ :APOCYNACEES
    Hoa thường có màu hồng thẫm nhưng cũng có hoa màu trắng , và màu vàng nữa . Cây trúc đào thuộc loại cây có độc ( không tin cứ nếm thử vài búp lá thì biết ngay _ nhưng khuyến cáo đừng thử , em ủng hộ cái chết nhân đạo cơ , chết mà đau người , đau ta thì ko nên )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Marki_

    Marki_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    To Caneton0901:
    Người yêu dấu ơi tớ thấy hoa mai ấy rồi nhưng hỏi chẳng ai bảo là Chi Mai cả Chi Vịt ạ! Ba bé Nguyên muathukiniem là chủ một vườn, à 2 vườn mai trong Qui Nhơn cũng bảo ko biết Chi Mai là tên hoa mai gì I''m with stupid!Mong bạn chỉ giáo!
  10. Marki_

    Marki_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    To Caneton0901:
    Người yêu dấu ơi tớ thấy hoa mai ấy rồi nhưng hỏi chẳng ai bảo là Chi Mai cả Chi Vịt ạ! Ba bé Nguyên muathukiniem là chủ một vườn, à 2 vườn mai trong Qui Nhơn cũng bảo ko biết Chi Mai là tên hoa mai gì I''m with stupid!Mong bạn chỉ giáo!

Chia sẻ trang này