1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về văn hoá và con người nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi raiva, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hotpinky17

    hotpinky17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Trích từ blog của mình. Một chút cảm nhận về đất nước và con người Nga
    Alesha
    Hôm qua Blue và chị Mai đến chỗ khách hàng ở gần Botanichesky Sad (vườn bách thảo của Moscow). Đi tiếp thị thì chẳng có gì, cũng như bao nhiêu lần khác, nhưng Blue quyết định phải post lần đi này lên để kề về người bạn 2 chị em mới quen .
    2h chiều, 2 chi em lớ ngớ chui từ tàu điện ngầm lên. Tìm mãi kô thấy cái bến xe buýt ghi trong địa chỉ. Xung quanh thì vắng người, chẳng thấy một bóng công an để hỏi đường. Mãi Blue cũng tìm thấy một cái Marshrutka (xe khách 12 chỗ). Thường lái xe Marshrut chỉ đường rất chính xác nhưng hôm qua thì kô hoàn toàn. Thằng cha lái xe chỉ cho mình đến đúng đường, nhưng thay vì đi về đầu phố hắn lại bảo mình đi về cuối phố. Cái phố này nằm dọc theo hàng rào vườn bách thảo, kô có một cái nhà nào để xem số nhà, thế là 2 chị em cứ lọ mọ đi, ko biết là mình đang đi ngược hướng. Thêm vào đấy cái hướng mà mình đi lại ko có vỉa hẻ, thế là 2 chị em phải đi dưới lòng đường. Blue bắt đầu nghi ngờ là mình lạc, thế là Blue hỏi đường lần 2. Thấy một người đàn ông đầu cạo gần trọc, mặc đồ thể thao, người thấp nhưng chắc chắn, trạc 30-40 tuổi dẫn chó đi phía trước Blue vội chạy đến hỏi. Người đàn ông cẩm tở địa chỉ đọc rồi nói :Đi theo tôi. Côm, côm!(một lúc sau mới hiểu là Come, come). May quá, hai chị em thở phào vì gặp đúng ngưoi. 5 phút sau cả hai mới hiểu mình nhầm. ông dẫn đường quay ra hỏi đường 1 ngừoi khác. Người đấy cũng ko biết, thế là ông ấy lôi mình vào một cái cổng sắt của bách thảo, miệng quả quyết; Đây rồi đây rồi. Blue bắt đầu sợ. Thằng cha này lôi mình vào cái công viên heo hút này để làm gì? Thôi dù sao cũng có 2 chị em, cứ đi theo hắn xem sao. Hắn lại còn bốc mùi rượu nữa, nhưng thường người say ko nguy hiểm. Không ai đi cướp khi đang say rượu cả. Như để trấn an, ông chỉ đường tháo dây buộc con chó boxer giúi vào tay 2 đứa. Blue trông con chó đấy đã thấy khiếp rồi, thế là chị Mai dắt nó. Nó dắt chị Mai thì đúng hơn vì nó rất khỏe, chị Mai cố kìm cái dây lại được mấy giây thì lại bị nó giật cho một phát rồi kéo đi tiếp. Chủ con chó dẫn 2 chị em vào một cái nhà 2 tầng, trong giống nhà kho và âm u như trong phim ma. Ông dẫn đường hét toáng lên: Có ai ở nhà ko nhưng chẳng có ai trả lời. Mình ngán quá bảo cty tôi tìm ko thể ở chỗ như thế này được, đi ra khoi đây thôi. Vừa lúc có 2 bà già từ trong rừng di ra, thế là cả hội chạy đến hỏi. May phúc quá 1 trong hai bà biết cty mình đang tìm. Bà ấy chỉ là phai ra ngoài đường rồi đi ngược lại phía mình vừa đi, cứ thẳng đường là tới. thế là 2 chị em cảm ơn rối rít rồi đi ra ngoài đường.
    Ra đến đường 2 chị em cảm ơn và chào tạm biệt ông dẫn đường nhiệt tình, nhưng ông ấy bảo để tôi dẫn đến tận nơi! Híc, Blue chẳng biết từ chối thế nào, thôi cái lão hâm thừa thời gian này muốn đi cùng với mình thì cũng được. Thế là đi. Câu chuyện bắt đầu (toàn ông hâm nói, chị Mai ko hiểu ko tính, mình Blue chịu trận): "Tôi sẽ đi cùng các cô, tôi và con chó của tôi sẽ bảo vệ các cô. Các cô phải hiểu là Nga và Tàu híp :-)D mình cười gần chết vì thằng cha kô phân biệt được Trung Quốc và Tàu híp khác nhau thế nào) phải rất rất rất thân nhau. 2 cô ko phải Tàu àh, thế Triều Tiên àh. Việt Nam? Trước tôi đánh nhau ở Việt Nam đấy, năm 71 (hay 76) ở Lào (Blue dốt sử kô biết có phải năm đấy chiến tranh ko). Này tặng cô (cởi mũ mình đội lên đầu Blue), còn cái này tặng cô (tháo đồng hồ đeo vào tay chị Mai), sx ở Đức năm 1971 đấy, bao nhiêu năm rồi. Phải lấy, tôi tặng mà, đây là quà thì phải nhận...
    Một lúc sau đến cổng cty khách. Nó nằm trong một khu vườn ươm lớn. Mr. dẫn đường lại đề nghị: Để tôi đợi các cô ngoài này. À thôi tôi sẽ buộc Jack (con chó) ở ngoài này rồi vào để bảo vệ các cô! (Bố ơi bố mà vào cùng chúng con thì chúng con bị khách ném đá đuổi mất). Thế là Blue nhất quyết bảo: Anh đợi ở đây thôi, chúng tôi tự lo được, đừng lo, chúng tôi vào lâu đấy, nếu lâu thì anh về trước đi. Hai chị em vào, nói chuyện và ngó qua hàng của khách chỉ hết khoảng 15''. Ra đến cửa đã thấy Mr kia đang đứng nói chuyện với 1 người cửu vạn bằng thứ tiếng gì đó. Mr khoe ngay: tôi biết 4 thứ tiếng. Vừa rồi là tiếng Afghan.
    - Thế àh, anh cũng tham gia chiến tranh Afghan àh?
    - Có, cả Afghan và cả Chechnya nữa.
    Thế là rõ rồi. Cựu chiến binh Afghan và Chechnya, tâm thần hơi bất ổn, ít học và nghiện rươu, bây giờ thì Blue kô còn sợ con người này nữa, ở Nga có bao nhiêu số phận giống anh ta, kô thể trở lại bình thường sau những vết thương của chiến tranh.
    Mình bắt đàu hỏi chuyện con cà con kê, hỏi về Jack.
    - Jack khôn lắm. nó 6 tuổi rồi. Nó bao giờ cũng bảo vệ tôi, nhìn này : Alesha (tên Mr dẫn đừong Blue mới biết) gầm gừ mấy tiếng trong cổ họng, thế là Jack nhảy dựng lên, răng nhe ra như chuẩn bị xông vào kẻ thù. Nó cùng ra chiến trường với tôi rồi.
    - Thế ra anh mới ở Chechnya về àh??
    - Ùh, thế cô nghĩ là sao tay tôi lại bị gãy thế này (Alesha đang bị băng tay phải thật).
    - Chị cô tên là gì? Mai àh? Tại sao Mai lại sợ tôi thế. Bảo cô ấy đừng có sợ. Người Nga tốt lắm. Mình qua đường nhé. Cô bảo không có vạch qua đường àh? Không có cũng chẳng sao, đừng lo! 2 cô đưa tay đây. Nào, thế này mới gọi là RUSSIAN EXTREME!!!
    Đúng là một khoảnh khắc tuyệt vời khi cả hội 3 người và con chó săn dũng mãnh phóng qua đường trước mũi đoàn xe đang lao tới Image
    Đến metro thì Lesha dừng lại. Blue và chị Mai bắt tay anh ta thật chặt trứoc khi đi, đến lúc vào cửa soát vé rồi còn nghe thấy tiếng Lesha gọi toáng lên: "LEE, POKA!"

    Có lẽ đây là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng Blue nhìn thấy anh chàng. Nhưng anh ta đã có một chỗ đứng trong ký ức của Blue. Thành thật, hết mình, vô kỷ luật, hào phóng, điên rồ, thật nhiều ấn tượng mạnh chỉ trong vòng 1 tiếng tiếp xúc. Tính cách Nga được thể hiện thật rõ net trong một con người rất bình dị, người mà Blue có lẽ chẳng bao giờ gặp ở trường lớp. Người mà ấn tượng phản cảm ban đầu đã chuyện thành thiện cảm từ bao giờ không biết. Từ nay mình sẽ nhìn mọi người ít định kiến hơn. Cảm ơn Lesha, người đã nới rộng tâm hồn của Blue ra thêm một chút!
    [​IMG]
  2. hmc_vn

    hmc_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Xin được hỏi em: Bức ảnh em dùng có phải của em không? Tôi thấy rất giống ảnh của một cô bé người Nga (mẹ người Nga, bố người Việt)mà tôi đã từng gặp và quý mến. Mong có câu trả lời của em.
    Lưu ý rằng cô bé đang sống cùng với bố tại thành phố Yekaterinburg, tỉnh Sverdlov (thủ phủ của vùng Ural)
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga dự kiến đánh thuế những người không sinh con
    Phó chủ tịch Uỷ ban bảo vệ sức khoẻ Duma Quốc gia Nga Nikolai Gerasimenko đã nêu đề xuất trên nhằm cải thiện tình hình nhân khẩu học tại nước này.
    ''''Đã tới lúc chúng ta phải nghĩ tới loại thuế không có con. Nếu bạn không muốn bận tâm về nghĩa vụ xã hội của mình với tổ quốc thì bạn nên trả tiền'''', ông Gerasimenko nói.
    Ông cho hay hiện các nghị sĩ ở Hạ viện đang cân nhắc việc đưa ra một loại thuế đối với những người không chịu sinh con tại Nga. Một khi các nghị sĩ đã nghĩ thông suốt, các nhà lập pháp sẽ đưa ra những tài liệu tương ứng về vấn đề này.
    Bộ trưởng Y tế và phát triển xã hội Mikhail Zurabov nói, ý tưởng đánh thuế các cặp vợ chồng chây ì với nghĩa vụ xã hội là có thể hiểu được. Hiện, chính phủ đang tích cực tìm kiếm nguồn ngân sách ổn định cho các chi phí xã hội và loại thuế này có thể giúp ích.
    Zubarov được Interfax trích dẫn nói rằng: ''''Nếu chúng ta gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ngân sách để chi tiêu thì việc nghĩ cách đánh thuế như vậy đôi khi cũng nảy sinh''''.
    Ông Zurabov nhấn mạnh, việc sinh con của dân Nga hiện đang phụ thuộc trầm trọng vào các chính sách của chính phủ chứ không phải riêng các loại thuế. Chính phủ Xô viết trước đây từng áp dụng thuế không sinh con vào những năm 1970.
    Kết quả là, hệ số tỷ lệ sinh tại nước này đã tăng hơn mức cần thiết vào năm 1987, tăng 2,19%. Chỉ số này giảm 1,17% trong vòng 10 năm tiếp theo. ''''Những khó khăn trong thời kỳ kinh tế mới tại Nga dẫn tới tỷ lệ sinh trên toàn quốc giảm mạnh''''.
    Giám đốc trung tâm Nhân khẩu học và Sinh thái học thuộc Viện khoa học Nga, Anatoly Vishnevsky nói trong một cuộc họp báo rằng tỷ lệ sinh ở Nga được coi là một trong những nơi thấp nhất thế giới trong vòng 40 năm qua. ''''Đó là căn bệnh kinh niên đối với nước Nga và không dễ gì đánh bại nó''''.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gợi ý tăng tỷ lệ sinh bằng việc cấp một khoản trợ cấp sinh sản 10.000 USD cho các bà mẹ.
    Ý tưởng này được Putin gửi tới Quốc hội hồi tháng 5 năm nay. ''''Khi một bà mẹ sinh đứa con thứ 2, phụ nữ thường mất việc làm và cảm thấy phải phụ thuộc, và thậm chí là bẽ mặt trong gia đình. Nếu Nga lo ngại về tỷ lệ sinh, đất nước này phải hỗ trợ cho người phụ nữ quyết định sinh thêm con. Chính phủ sẵn sàng giúp cô trong thời gian đầu để nâng cao vị trí xã hội''''.
    (Theo Vietnam Net)
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga nỗ lực xới dậy lòng yêu nước

    Chính quyền Matxcơva và Đuma quốc gia Nga đã bắt đầu thảo luận một thực trạng được cho là đau lòng nhất hiện nay: "Tại sao công dân Nga ngày nay lại ít yêu Tổ Quốc mình như vậy?".
    Một trong những lý do sự sụt giảm lòng yêu nước được giải thích là vì lâu nay, từ "yêu nước" ở Nga được đồng nhất với tình yêu chính quyền (mà trước đây là chính quyền Xô viết), rằng khái niệm "Tổ quốc" dường như luôn gắn với khái niệm "nhà nước".
    Khi nhà nước Liên Xô sụp đổ, tình yêu ấy đã bị ảnh hưởng.
    Từ những phân tích này, chính quyền thủ đô Mockba đưa ra chương trình "Giáo dục giới trẻ Mockba tình yêu nước năm 2007 - 2009" để các giới thảo luận và thực hiện.
    Chương trình dự tính chi 210,4 triệu rúp cho những hoạt động giáo dục giới trẻ lòng yêu nước như tổ chức các cuộc gặp gỡ những cựu binh chiến tranh vệ quốc, xây dựng các câu lạc bộ yêu nước, trang bị các "bảo tàng quân sự" trong từng cơ sở học tập, đồng thời xây dựng những đội thiếu niên tương tự đội thiếu niên Timur thời Xô viết.
    Ngoài ra chương trình còn tổ chức cuộc thi sáng tạo trong giới trẻ "Nói không với chủ nghĩa phát xít" (trị giá tới 15 triệu rúp) và các trại hội thao hàng năm tại các đơn vị quân sự (trị giá 4,3 triệu rúp).
    Tại các trường học, dự kiến sẽ nối lại việc dạy và học quân sự do các sĩ quan dự bị đã qua các khóa huấn luyện đặc biệt, phụ trách.
    Đuma Nga cũng đã đề nghị hướng giáo dục lòng yêu nước vào các học sinh còn ngồi ở ghế nhà truờng,
    Phó chủ tịch Ủy ban Cính sách Tông tin Đuma Nga A. Krutov nói tại nhiều nơi ở nước Nga đã đưa chương trình dạy giáo lý Chính thống giáo vào nhà trưòng. Ông đề nghị cùng với đó cũng phải đưa vào chương trình việc giáo dục lòng yêu nước.
    Các đại biểu như Chủ tịch Cơ quan văn hóa và điện ảnh liên bang M. Svydkoi đề nghị liên kết việc xây dựng thiết chế hiện đại và các định chế dân chủ của đất nước với chủ nghĩa yêu nước để "những nguời muốn sống tiện nghi, đi ô tô đẹp, vẫn là những người Nga yêu nước, để họ hiểu sống ở đất nước mình là điều đáng tự hào".
    Các đại biểu Quốc hội Nga đã đề nghị đưa việc giáo dục lòng yêu nước thành một đề án quốc gia với ngân sách được trích từ Quỹ bình ổn xã hội.
    (Tuổi Trẻ dẫn báo Nga)
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Ai kiếm được hơn 10.000USD một tháng tại Nga?
    Lương trên 10.000 USD một tháng ở Nga là cực kỳ hiếm. Chỉ có 1-2% số giám đốc hoặc tổng giám đốc trên toàn nước Nga mới có thu nhập như vậy.
    Thông thường, những chuyên viên lành nghề nhận mức lương cao chót vót trên đều là người đạt tiến bộ và có đóng góp vượt bậc cho công ty. Nếu một công ty đang trên đà phát triển, nó chắc chắn cần những nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tương tự và từ đó họ có thể dùng sự hiểu biết của mình để đem lại lợi nhuận cho công ty đó.
    ''''Chỉ có từ 1 đến 2% số người quản lý có mức lương khoảng 10.000USD một tháng. Họ thường là giám đốc, tổng giám đốc hay cán bộ điều hành cấp cao....tại một doanh nghiệp lớn hoặc một công ty gồm 5.000 nhân viên. Đó có thể là công ty của Nga hoặc công ty nước ngoài'''' ông Alexey Churkin, giám đốc ban Bắc-Tây thuộc công ty tư vấn nhân sự cho hay.
    Mức lương cao như vậy ở Nga là rất hiếm. Số lương đó chỉ dành để trả cho các chuyên viên, những người có nhiều kinh nghiệm và được đánh giá cao, không ai trong thành phố hay trên toàn đất nước có thể thay thế họ. Cũng có một số trường hợp đặc biệt như cùng lúc có vài công ty cạnh tranh với nhau để có được một chuyên viên. Họ sẽ chào mời một mức lương cao để kéo nhân vật đó về làm ở công ty mình.
    ''''Chúng tôi vừa giúp khách hàng chọn lựa ứng viên cho vị trí giám đốc tài chính. Nhân vật này được trả 16.000USD một tháng cùng với nhiều lợi nhuận khác. Đó là một người rất trẻ, trong độ tuổi 30, có kinh nghiệm quản lý chống khủng hoảng và có thể trông coi cùng lúc một số lượng lớn tài khoản ngân hàng lẫn thị trường chứng khoán.
    Đây là một ví dụ khác.
    Một giám đốc Công nghệ thông tin tại một công ty lớn có thể nhận được 13.000 USD/tháng. Đó là một người đàn ông 38 tuổi, có khả năng điều hành một dự án triển khai hệ thống tự động phức tạp'''', người quản lý một công ty tuyển dụng khác cho biết.
    Kinh doanh bán lẻ là một trong những lĩnh vực được cho là có mức lương màu mỡ nhất ở Nga hiện nay. Các giám đốc bán lẻ thường lĩnh từ 10.000 USD đến 20.000 USD một tháng và các phó giám đốc là 7.000USD - 12.000USD/tháng. Tuy nhiên, trong cả thành phố chỉ có vài chuyên gia như vậy. Và đó là lý do tại sao những nhân vật này muốn thay đổi việc khi họ thấy một doanh nghiệp khác trả lương cao hơn.
    Một chuyên viên người Nga kiếm được hơn 10.000 USD/tháng thường là đàn ông, trong độ tuổi 35-50, có học vấn cao, bằng MBA, nói tiếng Anh thành thạo, có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm làm việc.
    (Theo VNN)
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Lễ tiễn mùa đông ở nước Nga
    Một trong những lễ hội khó quên của nước Nga là Lễ tiễn mùa đông. Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân, những người Mu-dích, gọi theo tiếng Nga.
    Mùa đông nước Nga dầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nẩy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, với đầu óc thực tế, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến.
    Lễ tiễn mùa đông là một trong những ngày hội dân gian vui vẻ nhất. Mở đầu buổi lễ, những chú bé tinh nhanh, mặc quần áo dân tộc truyền thống, màu sắc sặc sỡ được chọn kỹ lưỡng, cầm đuốc đốt những hình nộm bằng rơm và giẻ quần áo, đó là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá.
    Trẻ em và người lớn reo hò ầm ĩ, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Họ mừng vui tiễn tượng trưng mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, chuẩn bị khí thế bước vào một mùa gieo trồng mới.
    Lễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố, một cánh rừng đầu làng vào những đêm đẹp trời. Tất cả già, trẻ, nam, nữ đều tham dự lễ hội. Họ nắm tay nhau nhảy điệu múa vòng tròn. Ở nước Nga, điệu múa này đã có từ thời đại Thiên Chúa giáo. Họ múa, nhảy theo lời của bài hát hoặc theo một điệu nhạc nhất định. Những động tác giậm chân, không chỉ là một tiết mục nghệ thuật, mà còn là một cách sưởi ấm nhanh chóng trong giá rét. Ngày nay, trẻ em và người lớn múa vòng tròn xung quanh cây thông cũng là hình bóng của Lễ tiễn mùa đông.
    Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa, vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau. Ngựa được đeo dải nạm bạc rất đẹp, còn xe trượt được trang trí bằng thảm.
    Ba con ngựa được thắng vào một cỗ xe chạy băng băng trên đường. Những anh chàng xà-ích lái xe ba ngựa đãọ huấn luyện ngựa một cách đặc biệt và họ cũng phải là những con người đầy bản lĩnh. Muốn phóng trên những con đường ở làng quê hoặc phố xá nước Nga trong những thế kỷ trước đây, người xà-ich phải là người có nhiều kỹ xảo, kỹ năng, nhanh mắt, nhanh tay, điều khiển một lúc ba con ngựa phi nước đại trên nhiều đoạn đường cong, khúc khuỷu, nhiều lúc phải xử lý những tình huống phức tạp như khi hai xe ba ngựa phải tránh nhau ở quãng đường hẹp khi đi ngược chiều. Và đôi khi, dù khéo léo đến đâu đi nữa, tai nạn vẫn cứ xảy ra...
    Từ ngày xưa, trên tuyến đường nối Mạc Tư Khoa với những tỉnh xa xôi ở Xi-bê-ri đã có ba trăm trạm bưu chính hoạt động, ở đây người đưa thư nhanh chóng nhất chínhỏ là những con ngựa trạm. Trên những tuyến đường này có những xe ngựa chở hàng đi chậm rãi, nhưng cũng có những xe ba ngựa phóng như bay, giống như chuyến tàu chở hàng tốc hành vậy.
    Cho đến khi xuất hiện đường sắt thay thế vào cuối thế kỷ XIX, trên tuyến đường này đã có 16.000 xà- ích phục vụ. Hình ảnh những chàng xà-ích hiên ngang, hào phóng, những câu chuyện tình ngắn ngủi, vội vã, thơ mộng đã được mô tả phần nào trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà vZn Nga. Nhiều bài hát của những chàng xà-ích cho đến nay vẫn còn lưu lạiỏ trong các tiết mục biểu diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp ở Nga.
    Ngoài những món ăn cổ truyền dành cho ngày lễ của người Nga thì bánh xèo là món không thể thiếu trong Lễ tiễn mùa đông, giống như bánh chưng trong ngày Tết của Việt Nam.
    Đó là những chiếc bánh mỏng làm bằng bột mì cho lên men có trộn với trứng gà, bơ, váng sữa, và được rán bằng những chiếc chảo lửa to nóng bỏng. Chiếc bánh xèo hình tròn là tượng trưng cho mặt trời thần linh mang lại hơi ấm mùa xuân, tràn trề sức sống và hạnh phúc.
    Trong ngày Lễ tiễn mùa đông, trẻ em khoái chí nhất vì chúng được tự do vui đùa, đốt hình nộm, nhảy múa, reo hò, nghịch ngợm mà không sợ bị ai la mắng, ngược lại, chúng còn được người lớn khích lệ; bởi vì chính họ ngày xưa cũng đã làm như thế để xua đuổi băng giá, bão tuyết. Khách nước ngoài đến du lịch ở Nga, gặp ngày Lễ tiễn mùa đông thì vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia nhảy múa ca hát, ăn những món ăn cổ truyền, vui chơi thâu đêm, suốt sáng.
    Nhiều người tiếc rằng Lễ tiễn mùa đông mỗi năm chỉ diễn ra một lần.
    (Tổng cục Du lịch)
  7. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    họ cũng phân chia đẳng cấp hẳn hoi , cũng cấp trên dưới như VIỆTNAM . còn người nông dân thì vẫn quanh năm ngày tháng với con bò con ngựa và cánh đông lúa mì như ngày xưa . người công nhân thì vẫn ăn lương nhà máy và lương thì 3 cọc 3 đồng . buôn gian bán lậu thì như chợ giời của quê hương ta , nhưng còn hơn là nữa có cả người VIỆT , TRUNG QUỐC , THỔ , và các nươc thuôc SÔVIẾT cũ nữa vân vân, và vân vân . bây giờ cũng đang phân biệt gianh giới giữa giầu và nghèo như tư bản
  8. moloko

    moloko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Híc... Nếu mình không nhầm thì bức ảnh đó là Liv Tylor mà.
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    "Viện trợ của Xô viết cho Việt Nam"
    "Mùa hè năm ngoái phóng viên Ivan Shchedrov của tờ Pravda được một toán quân ********* hộ tống vượt qua những khu rừng rậm miền Nam Việt Nam tới cách Sài Gòn 35 dặm về phía tây bắc. Ông đã viết bài trên Pravda kể về những điều đã trải qua tuy nhiên không tiết lộ những chi tiết quan trọng..."
    (Trích bài báo "Viện trợ của Xô viết cho Việt Nam" đăng trên tờ Phóng viên (Reporter) ngày 12 tháng 1 năm 1967. Toàn văn xem tại đây.
    Đó là chuyện từ năm 1966. Bốn mươi năm sau con trai của ông Shchedrov lại có mặt ở Hà Nội, cũng với công việc của một phóng viên đi cùng đoàn Tổng thống Nga V. Putin sang dự hội nghị APEC và thăm chính thức Việt Nam.
    (Còn tiếp)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 25/03/2007
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Dịch giả Nga Tkachev đã ra đi
    Ông là nhà văn, dịch giả người Nga gốc Do Thái Marian Tkachev, năm nay mới 73 tuổi, không ?ogắng? được đến tuổi 77 như người bạn thân đồng thời là người mà ông rất phục tài văn - Nguyễn Tuân.
    Tháng 6/2006 chúng tôi đến thăm Marích (tên gọi thân mật của nhà văn Tkachev) tại một căn hộ ở khá xa trung tâm Mátxcơva. Yên tĩnh, màu xanh ngập tràn.
    Nhưng để đến được ngôi nhà, phải qua hai lần hàng rào với hai cánh cổng có mã số. Tôi mới đến lần đầu nhưng các anh chị trong Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam tại LB Nga thì đã quá quen thuộc chốn này.
    Căn hộ rộng rãi, ấm cúng. Rất ngăn nắp. Dịch giả Kim Hiền và nhà thơ Châu Hồng Thủy chẳng lạ gì thói quen kỹ tính của ông Tkachev. Muốn đến nhà phải hẹn trước mấy ngày, có khi cả tuần. Chẳng phải cao ngạo gì. Đơn giản, để có thời gian sửa soạn đón khách.
    Nhưng tôi bị ấn tượng không phải vì điều đó mà chính vì bầu không khí Việt Nam ngập tràn trong căn hộ. Từ phòng khách, đến phòng ăn và phòng làm việc, la liệt các đồ thủ công mỹ nghệ mang về từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
    Những kỷ vật về Nguyễn Tuân chiếm vị trí trang trọng. Tranh, ảnh, các cuốn sách của Nguyễn Tuân, bằng tiếng Việt. Và bằng tiếng Nga do chính Tkavhev dịch. Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiếu quê hương, Sông Đà, Cảnh sắc và hương vị đất nước, Giữa hai mùa xuân, Tuyển tập Nguyễn Tuân.
    Bức ảnh của Nguyễn Tuân để trên kệ sách và Tkachev đang tiếp chuyện những người bạn Việt Nam. Có cái gì đó rất giống nhau. Cũng vầng trán hói, cũng mái tóc bạc phơ và nụ cười hóm hỉnh, hơi phớt đời.
    Cả hai đều có khiếu hài hước, đều từng chịu khổ vì thói ưa chọc đời, chọc người. Ông Marian hồi học phổ thông suýt bị đuổi vì một bài văn phiếm chỉ. Về sau ông có những tác phẩm trào phúng được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Đến với tiếng Việt vào đầu những năm 1950 ở Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva MGU do sự phân công. Dịch Dế mèn phiên lưu ký của Nhà văn Tô Hoài do yêu cầu của nhà xuất bản. Dịch Vũ Trung tùy bút, Truyền kỳ mạn lục? theo hợp đồng của Nhà nước.
    Nhưng Tkachev đã từ công việc đến với Việt Nam bằng tình yêu chung thủy, hiếm có. Ông chơi thân với Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Bùi Xuân Phái, Cù Huy Cận, Nguyên Hồng? nhưng đặc biệt mê mẩn và thán phục con người và văn của Nguyễn Tuân.
    Trong cái ngày sinh nhật lần thứ 73 đó, Tkachev chỉ nói về những kỷ niệm của ông với Việt Nam, đặc biệt với Nguyễn Tuân. Ông nói văn Nguyễn Tuân với nhiều người Việt còn khó hiểu, cao siêu thì với ông, một người nước ngoài lại càng không dễ dàng, nói gì đến dịch, đến chuyển tải được cái hồn, cái thần thái. Nhưng mà ông đã làm được, bởi say mê, cuốn hút.
    Tác phẩm dịch đầu tiên của Nguyễn Tuân, Tkachev không được tự tin. Nguyễn Tuân lại càng nghi ngờ. Nhà văn Việt này không biết tiếng Nga, ông nhờ một người dịch ngược trở lại để ông thẩm định. Và buông một từ ?oĐược?.
    Bằng ngữ điệu tiếng Việt rủ rỉ và hài hước, Marich kể với chúng tôi đầy tự hào: ?oÔng Nguyễn khó tính lắm. Ông nói ?ođược? tức là ?oochin khờrasô? đấy?. Từ đó, Tkachev mải mê dịch văn Nguyễn Tuân, không cần sự tài trợ, không phải theo đơn đặt hàng, chỉ vì sự ham thích, kính nể.
    Những giai thoại về Nguyễn Tuân, về quan hệ giữa Nguyễn Tuân - Marích- Tô Hoài chúng tôi đã được nghe. Nhưng chính từ miệng người trong cuộc chúng có sức lôi cuốn riêng.
    Lại câu chuyện Nguyễn Tuân mua phải chai rượu ?ongoại? chế bằng nước chè ở phố cổ Hà Nội để đãi bạn mới ở Mátxcơva sang. Lại những chuyến thăm cảm động của Nguyễn Tuân sang Liên Xô?
    Vào ngày hôm ấy, Tkachev đã yếu lắm rồi. Nhưng cũng như Nguyễn Tuân, ông không muốn ai nhìn thấy ?omặt trái? đó của mình. Suốt thời gian ông nằm viện, những người bạn Việt Nam không vào thăm ông được. Đó là ý nguyện của ông. Họ sẽ gặp khi nào ông bình phục. Nhưng lần này thì điều đó đã không xảy ra. Tkachev nhất quyết đi gặp Nguyễn Tuân!
    Ngày 25/12 chúng ta tiễn đưa ông đến cuộc hội ngộ đó. Phía sau ông là khoảng trống không có người thay thế trong giới Việt Nam học ở LB Nga?
    (Quang Vinh viết cho Tiền Phong)

Chia sẻ trang này