1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về văn hoá và con người nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi raiva, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Chuyện từ nước Nga

    (Nguyễn Hùng - bbcvietnamese.com)
    Khi chiếc máy bay của hãng hàng không Anh cất cánh từ sân bay Pulkovo ở St Petersburg cũng là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
    Trời đầy tuyết đã khiến máy bay bị trễ tới hơn 40 phút mà không ai có một thông báo gì. Mấy nhân viên người Nga cứ hồn nhiên nói chuyện và hành khách cứ mặc nhiên đứng chờ để ra máy bay.
    Sân bay Pulkovo có vẻ đại diện cho sự phát triển của nước Nga. Phát triển thì có phát triển nhưng vẫn có cái gì đó thiếu tổ chức, thiếu thông tin và thiếu độ chuyên nghiệp.
    Vừa bước qua cửa sân bay, tôi thấy đập ngay vào mắt mình là những hàng dài người xếp hàng. Nhà ga rất chật và các hàng người đều cong queo chầm chậm tiến bước.
    Tình cờ tôi đứng ngay cạnh một người Anh từ Southampton. Anh nói anh rất mừng khi biết tôi cùng về Luân Đôn vì anh thấy mấy hàng khác nhau đổ vào bên trong mà không biết mình nên đứng hàng nào.
    Chuyến bay của chúng tôi sẽ kết thúc check-in vào lúc 16:30 mà hàng người cả tiếng đồng hồ vẫn chưa tiến được vào trong. Tôi nói với anh quê ở Southampton ''''Đã đến lúc bọn mình cầu nguyện rồi đấy.'''' Anh cười và lắc đầu.
    Cũng may tôi và anh đều lọt vào trong chỉ ngay trước khi hết giờ đăng ký lên máy bay. Và khi tôi tưởng cảnh xếp hàng đã qua, trước mắt lại hiện ra một hàng rào kiểm tra an ninh mới. Lần này chúng tôi cũng bị kiểm tra như lần ở cổng vào chỉ có thêm màn cởi giày.
    Rồi màn chờ đợi bắt đầu. Khi người ta mở cửa cho chúng tôi lên xe buýt ra máy bay, thời điểm đáng ra máy bay phải cất cánh đã qua từ lâu. Anh bạn người Anh nói ''Tôi sẽ không bao giờ phàn nàn về sân bay Heathrow nữa.'' Đúng là tôi chưa tới sân bay nào kém tổ chức và thiếu thân thiện như Pulkovo.
    Đất khách, quê người
    Tôi đã đi nhiều nước nhưng chưa thấy ở nước nào người Việt lại cảm thấy rõ ràng mình đang ở nơi đất khách, quê người như ở nước Nga.
    Anh thương gia sở hữu nhà máy nói anh không bao giờ cảm thấy thoải mái.
    Anh bán hàng ngoài chợ nói cuộc sống khá vất vả và muốn thay đổi nhiều.
    Chị triệu phú nói chị không muốn đi cổng chính vào nơi chị ở vì sợ người ta nhìn ngó người nước ngoài.
    Khi dẫn tôi đi chơi đêm ở St Petersburg, anh người Việt đi cùng bảo: ''''Người Việt mình ở đây đều tuổi Sửu hết em ạ.'''' Anh nói ai sang đây cũng phải vất vả cày cuốc để kiếm sống.
    Có những người nói với tôi họ làm việc quanh năm không nghỉ. Họ cũng kể người Việt với nhau cũng nhiều vấn đề phức tạp mặc dù đã đỡ hơn trong mấy năm gần đây.
    Người ta cũng nói có những lúc cảnh sát Nga mặc kệ các vụ trộm cắp, ''mafia'' trong cộng đồng người Việt. Họ nói họ không muốn ''dính'' vào mặc dù người Việt, tôi được kể, ''chỉ sợ có Amon (cảnh sát Nga)''.
    Nước Nga vỡ tổ
    Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga đã trải qua những thái cực khác nhau.

    Sự sụp đổ của chế độ Cộng sản đã giúp cho vị trí của tôn giáo được khôi phục
    Từ những năm tự do ''quá trớn'' dưới thời ông Yeltsin khi mà quyền lực nhiều khi nằm trong tay các băng du thủ du thực cho tới khi quyền bính tập trung về một nhóm nhỏ dưới quyền ông Putin.
    Luật lệ ngày nay có nhiều nhưng sự áp dụng luật mới là vấn đề gây tranh cãi.
    Tôi vẫn nghe chuyện người ta có thể mua giấy phép lao động hay mua bằng lái xe ở Nga, một điều gần như không tưởng ở nước Anh.
    Những người già ở Nga cũng nói về một loạt các vấn đề xã hội khác trong đó có tệ uống rượu mà họ nói phụ nữ bây giờ cũng không kém gì nam giới.
    Rượu đi cùng người ta tới công sở, tới vệ đường đầy tuyết, tới sự tan vỡ trong gia đình.
    Số trẻ em là nạn nhân của hôn nhân tan vỡ ngày càng tăng trong khi những nơi chăm trẻ em cơ nhỡ nhiều khi biến các em thành những con ''thú hoang''.
    Rồi còn những vấn đề của hơn bảy thập niên dưới chế độ Cộng sản. Những khu nhà cũ rích đang tồn tại khắp nơi, tâm lý thích yên ổn từ từ tiến hơn là sự đột phá và thói quen trên bảo dưới nghe mà không cần chất vấn.
    Những sản phẩm của thời Xô-Viết như Lada, hay Volga mà người Việt Nam từng gọi đùa là ''chuồng gà bay'' vẫn nhan nhản trên đường.
    Điều nổi trội nhất cho thấy chế độ Cộng Sản đã vĩnh viễn nằm lại sau là sự khôi phục lại các nhà thờ vốn đã từng là nhà kho, hay thậm chí nhà vệ sinh công cộng.
    Tòa Đại Giáo đường ở trung tâm Mát-xcơ-va đã được khôi phục từ bể bơi lớn nhất thế giới mà người ta gọi là bể bơi máu vì có quá nhiều người chết đuối từ khi nhà thờ bị phá đi.
    Người Nga coi đạo của họ, Chính Thống giáo mới là chính đạo, còn ông Putin coi nước Nga là rất vĩ đại.
    Nhưng đây có lẽ lại là vấn đề mới của nước Nga. Khi người ta cho rằng mình luôn là lẽ phải, sự phát triển và sự hài hòa trong xã hội sẽ khó khăn hơn vì cánh cửa cho đối thoại đã bị đóng một nửa.

    (BBC)
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người của ?oMột ngày dài hơn thế kỷ? đã ra đi
    Một thông tin ngắn xuất hiện trên trang web của Chính phủ Kyrgyzstan, nhà văn Chingiz Aitmatov đã qua đời. Một người con nhỏ bé xuất thân từ vùng đất Trung Á xa xôi đã khiến cả thế giới kinh ngạc với những tác phẩm thấm đậm chất nhân văn, tình yêu quê hương dân tộc.
    Từ huyền thoại văn học thời Xô Viết
    Chingiz Aitmatov sinh ngày 12-12-1928 tại làng Seker, tỉnh Talasskaya, Kyrgyzstan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô, nay là một quốc gia độc lập. Ông được đánh giá là một trong những nhà văn huyền thoại của văn học Xô Viết.
    Một điều đặc biệt của Chingiz Aitmatov là khác với nhiều huyền thoại văn học khác, các tác phẩm của ông không gắn liền với các cuộc chiến tranh vũ trang. Trên những trang giấy của Cây phong non trùm khăn đỏ (1961), Một ngày dài hơn thế kỷ (1980), Đoạn đầu đài (1988)? không có tiếng gầm thét của đạn đại bác nhưng luôn chứa đầy những tiếng ?ogầm thét? của nội tâm con người, những số phận trong hành trình vật lộn tìm cho mình một giá trị thật sự của cuộc sống.
    Thậm chí, ngay trong tác phẩm đầu tiên của ông nhan đề Jamilya được sáng tác năm 1958 tuy có bối cảnh Thế chiến thứ hai nhưng câu chuyện cũng không nằm ngoài cái khát vọng tìm kiếm tự do của con người.
    Tác phẩm kể về một phụ nữ trẻ người Kyrgyzstan dám bỏ chồng để chạy theo người tình là một quân nhân. Ra đời trong bối cảnh đất nước Kyrgyzstan còn thiên về nam quyền, với các quan niệm khắt khe hạ thấp vai trò của người phụ nữ, tác phẩm đã gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt về cách thể hiện nhân vật nữ chính đầy mạnh mẽ như thế.
    Nhưng đỉnh cao của ông và được thế giới biết đến nhiều nhất vẫn là Một ngày dài hơn thế kỷ. Câu chuyện về một người thầy giáo bị hàm oan đang sống tại một ga xép nhỏ, về một ông lão muốn chôn cất người thân của mình ở một mảnh đất thiêng liêng của làng, bên một sân bay vũ trụ và cả câu chuyện về một lời chào mừng của người ngoài hành tinh với cư dân Địa cầu.
    Tất cả diễn ra trong một ngày, và qua những gì nhân vật trải qua, cảm nhận trong cái ngày đó đã làm toát ra tư tưởng nhân đạo của nhà văn, một tư tưởng mà những nhân vật trong truyện dù có trải qua những khó khăn, cay đắng thậm chí là thất bại vẫn luôn đề cao. Chingiz Aitmatov luôn khát khao vươn lên ngang tầm với thời đại trong việc nhận thức thế giới để thể hiện những vấn đề vừa mang tính nhân đạo, vĩnh hằng vừa mang tính thời sự.
    Các sáng tác của Aitmatov rất nổi tiếng và được đánh giá cao, nhiều tác phẩm trong số đó còn được dựng thành tác phẩm điện ảnh. Trong số đó, Người thầy đầu tiên, bộ phim được làm theo tiểu thuyết cùng tên của ông, do đạo diễn Nga Andrei Konchalovski thực hiện, đã từng gây ấn tượng mạnh trên toàn thế giới.
    Đến nhà ngoại giao Aitmatov
    Có một điều khá đặc biệt, dù đề cao và luôn kêu gọi bảo vệ nét đặc thù văn hóa của mỗi dân tộc trong Liên bang Xô Viết, nhưng Aitmatov lại đồng thời ghi nhận vai trò của tiếng Nga trong việc phát triển văn hóa các dân tộc thuộc liên bang. Các sáng tác của ông dù mang đậm văn hóa Kyrgyzstan nhưng phần lớn được thể hiện bằng tiếng Nga.
    Chính vì thế, ngay trong những thời điểm rối ren nhất của đất nước, Chingiz Aitmatov vẫn luôn kêu gọi tinh thần đoàn kết hữu nghị anh em với nước Nga và các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết trước đây.
    Trong cuộc đời mình, nhà văn Chingiz Aitmatov từng được tặng giải thưởng Lênin (1963) và ba giải thưởng nhà nước Liên Xô (1968, 1977, 1983), Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa (1978), đại biểu Ủy ban Xô Viết tối cao Liên Xô, Ủy viên Trung ương Đảng Cs Kirgizia, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn và Hội Điện ảnh Liên Xô, một trong những người lãnh đạo Ủy ban Liên Xô đoàn kết với các nước Á - Phi.
    Ông cũng là người luôn nhắc nhở mọi người về tính chất của quê hương ông, như một vùng đệm giữa hai châu lục Á, Âu, mà ông hay gọi là vùng đất Eurasia (ghép từ Euro: châu Âu và Asia: châu Á).
    Từ khi trở thành Đại sứ Liên Xô và Nga (1990 đến 1994) và Đại sứ Kyrgyzstan (đến tháng 3-2008) tại châu Âu, ông luôn là người kêu gọi sự đoàn kết cùng phát triển giữa các dân tộc, châu lục dù khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa nhưng giống nhau về tinh thần nhân đạo, lòng yêu mến tự do.
    Vì những đóng góp của ông, tại Kyrgyzstan, năm 2008 đã được chọn là năm Chingiz Aitmatov. Chỉ một thời gian ngắn trước khi ông mất, Hội đồng thường trực các Bộ trưởng văn hóa của Tổ chức các nước nói tiếng Thổ đã đề cử Aitmatov là ứng viên giải Nobel năm 2008.
    Ngày 16-5, trong khi đang theo dõi một đoàn làm phim tài liệu về cuộc đời mình tại Nga, nhà văn bỗng cảm thấy khó chịu và rơi vào hôn mê. Ông nhanh chóng được đưa vào một bệnh viện tại Kazan, Nga.
    3 ngày sau, nhà văn được chuyển bằng máy bay tới một bệnh viện ở Nuremberg, Đức... ngày 10-6, nhà văn huyền thoại Chingiz Aitmatov đã vĩnh viễn về với những đồng cỏ, thảo nguyên, đồi núi bao la của vùng đất Trung Á quê hương mà ông đã dành cả đời để viết về nó một cách khó quên nhất. Và dù cha đẻ của Một ngày dài hơn thế kỷ đã ra đi, nhưng những tư tưởng nhân đạo ông để lại qua các tác phẩm của mình sẽ sống mãi.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Thư Liên bang Nga
    Có một ngày cho hoa cúc trắng
    Nếu nhớ rằng nước Nga đang có cả một năm 2008 được gọi là năm gia đình, thì ngày 8-7 có thể coi là ngày trọng đại nhất của năm.
    Lần đầu tiên 19 tỉnh, thành nước Nga đồng thời tổ chức ngày lễ này, mặc dù trong lịch sử đạo Chính thống Nga, ngày 8-7 tồn tại đã 780 năm qua như ngày của gia đình, tình yêu và lòng chung thủy với tên hai vị thánh xuất thân từ thành phố cổ Murom là Piotr và Phevronya.
    Thánh tình yêu của người Nga
    Theo truyền thuyết, cuối thế kỷ 12, con gái người nuôi ong tên là Phevronya đã chữa khỏi bệnh phong cho hoàng thân Piotr, và sau đó hai người nên vợ nên chồng. Nhưng gia tộc hoàng thân Piotr không chấp nhận cô dâu xuất thân thường dân nên hai người đã bị đuổi khỏi thành phố. Vì tình yêu, vị hoàng thân đã chấp nhận từ bỏ ngôi vị của mình. Họ đã "sống bên nhau hạnh phúc và cùng chết một ngày - đó là ngày 8-7 (theo lịch cũ là 25-6) năm 1228" - người ta viết về mối tình đẹp của hai người như vậy trong cổ thư. Từ thế kỷ 16, Piotr và Phevronya được phong thánh.
    Khỏi phải nói, người Nga đã nghĩ ra nhiều hoạt động thế nào để hưởng ứng ngày này, nhất là khi trưởng ban tổ chức ngày lễ trên toàn quốc lại là đệ nhất phu nhân Svetlana Medvedeva! Trung tâm của ngày lễ vẫn là thành phố Murom, quê hương của hai vị thánh tình yêu. Nhiều thành phố lớn, đặc biệt là Matxcơva và Saint-Petersburg, được trang hoàng bằng hình ảnh hoa cúc đồng nội với năm cánh trắng ghi năm chữ cái tiếng Nga có nghĩa "gia đình".
    Tại sao lại là hoa cúc? Vì hoa cúc trắng ở Nga luôn là biểu tượng cho những rung động trong sáng nhất của tình yêu. Các cô gái Nga từ xưa đến nay vẫn thường ngắt cánh hoa cúc dại để bói lòng chàng trai của mình: "Yêu? Không yêu? Yêu?"...
    Tất cả công viên lớn ở Matxcơva đều chuẩn bị chu đáo cho ngày lễ mà người ta gọi tắt bằng cái tên Phevronka. Tại quần thể lâu đài Tsaritsino diễn ra một buổi ca nhạc ngoài trời hoành tráng, trong đó có tiết mục đại diện chính quyền thành phố chúc mừng những cặp vợ chồng đã sống với nhau đến đám cưới kim cương. Trên khắp Matxcơva, 300 gia đình có các cặp vợ chồng như thế được nhận giấy khen và quà tặng của chính quyền.
    Ở quảng trường Kuzminka (Matxcơva) đặt chiếc ghế có tên "Ghế làm lành" để những cặp vợ chồng đang hờn giận nhau ngồi vào và làm lành với nhau nhanh chóng. Tại đây, khách dự lễ có thể cùng nhau ghi vài lời vào cuốn Biên niên sử tình yêu và hạnh phúc.
    Làm lễ để củng cố xã hội
    Các thành viên Tổ chức thanh niên vùng Belgorod trao tặng hoa cúc trắng trong ngày hội gia đình đầu tiên của nước Nga - Ảnh: bel.ru
    Không thể kể hết được tên những ngày lễ nhỏ nằm trong một ngày hội lớn này hiện đang sôi nổi diễn ra trên toàn 19 tỉnh, thành nước Nga. Nào thả bồ câu hạnh phúc, nào thi vẽ, thi nhảy, thi múa hát về đề tài gia đình, nào thi tìm hiểu về truyền thống gia đình, truyền thống cưới xin ở Nga, nào đặt tượng hai vị thánh Piotr và Phevronya ở một số tòa nhà đăng ký kết hôn... Và tất nhiên, kết thúc một ngày đầy niềm vui và không khí hạnh phúc là những màn pháo hoa rực rỡ.
    Nhiều tờ báo Nga hôm nay đã giật tít: "Lời đáp trả của chúng ta đối với ngày Thánh Valentine của châu Âu"! Có lẽ người Nga đã quá cực đoan khi cho rằng ngày lễ Thánh Valentine đang xâm nhập Nga những năm gần đây là không chấp nhận được, rằng việc "Tây hóa" như thế là một sự hổ thẹn của văn hóa Nga - trong khi người Nga đã và vẫn có ngày tình yêu của riêng mình.
    Du nhập một ngày lễ, một niềm vui mới đâu phải là điều xấu. Nhưng có lẽ, điều mà những người coi sóc phần hồn của dân Nga - những cha cố của đạo Chính thống Nga - đã lo lắng là cùng với ngày Thánh Valentine, người ta cổ súy cho tình yêu mà không chú trọng củng cố các giá trị gia đình. Theo thông tin của Hãng RIA, có gần 1/5 dân số Nga không sống trong hôn nhân, tức là người Nga ngày càng trở nên cô độc.
    Thêm nữa, số lượng những cặp vợ chồng chia tay ngày càng tăng. Ví dụ, năm 2007 ở Nga có 1,26 triệu đám cưới, đồng thời ghi nhận 686.000 trường hợp ly hôn! Hơn thế, theo số liệu điều tra của Quĩ dân ý, chưa đến một nửa người Nga được hỏi cho rằng lập gia đình phải trên cơ sở tình yêu! Những giá trị tinh thần của gia đình cũng như những rung động sâu sắc trong tình yêu đối với người Nga bây giờ không còn quan trọng như họ từng coi trọng ở thời người người say mê đọc Pushkin hay Chekhov!
    Nghe tin tối 8-7 tại Saint Petersburg sẽ diễn ra đại nhạc hội chào mừng ngày lễ gia đình Nga, có sự tham gia của hai ngôi sao ca nhạc Phillip Kirkorov và Nikolai Baskov, tôi không khỏi mỉm cười. Bởi lẽ hai ca sĩ ấy vừa ly hôn cách đây chưa lâu!
    Nhưng dù sao đi nữa, việc có một ngày lễ gia đình và tình yêu của riêng mình lại được quan tâm khá sâu sắc từ phía các cấp lãnh đạo như vậy, cũng ghi dấu thêm một trong những mặt tích cực của cuộc sống văn hóa tinh thần nước Nga trong năm 2008 này.
    THỤY ANH - Tuổi Trẻ
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    éÔéáéẵééằ "é.éẹ?éắééáééàéẵéáẹ" éẹ?éắéạéẹ'ẹ, é éoéắẹéééà
    éYẹ?éàéẹéàééẹ,éàéằẹO éẹ?éééáẹ,éàéằẹOẹẹ,éé ééắẹẹéáéá é'éằéééáéẳéáẹ? éYẹfẹ,éáéẵ ẹéắéắéẹ?éáéằ ẹéàééắééẵẹ (21.07.2008), ẹ?ẹ,éắ ẹ"éáéẵééằ éàéẹ?éắééàéạẹééắééắ éẳẹféãẹ<éééằẹOéẵéắééắ ééắéẵéẹfẹ?ẹé "é.éẹ?éắééáééàéẵéáéà-2009" éẹ?éắéạéẹ'ẹ, é ẹẹ,éắéằéáẹ?éà ééắẹẹéáéá. éYéắééàééáẹ,éàéằẹéẳéá ééắéẵéẹfẹ?ẹé é 2008 ẹẹ,ééằéắ ẹ?éắẹẹéáéạẹééắéà ẹ,ẹ?éáéắ é'éáéằééẵ-éYéằẹZẹ?éàéẵééắ-éoéẹ?ẹ,éắéẵ.
    ézé ẹẹ,éắéẳ ẹ?éàẹ^éàéẵéáéá ééằééé éẹ?éééáẹ,éàéằẹOẹẹ,éé é'éằéééáéẳéáẹ? éYẹfẹ,éáéẵ éắéẹSẹééáéằ é ééắéẵéàééàéằẹOéẵéáé éẵé éãéẹéàéééẵéáéá éẹ?éàéãéáééáẹféẳé ééééáéẵéàẹ,é éẳéáéẵéáẹẹ,ẹ?éắé. éĂéắ ẹééắéàéạ ẹẹ,éắẹ?éắéẵẹ<, ééáẹ?éà-éẹ?éàéẳẹOéàẹ? ééằéàéẹééẵéẹ? é-ẹfééắé ẹéắéắéẹ?éáéằ, ẹ?ẹ,éắ ẹ"éáéẵééằ ééắéẵéẹfẹ?ẹé, ééé éắéảéáéééàẹ,ẹẹ, éẹ?éắéạééàẹ, é ẹẹféééắẹ,ẹf, 16 éẳéẹ 2009 ééắéé.
    ééắẹẹéáéạẹééẹ "ẹééắẹ?éẵéẹ" é'éáéằééẵ - éoéẹ?ẹ,éắéẵ - éYéằẹZẹ?éàéẵééắ 24 éẳéẹ éééàẹ?éẹ<éà é éáẹẹ,éắẹ?éáéá "é.éẹ?éắééáééàéẵéáẹ" ẹẹ,ééằé ééắééàééáẹ,éàéằẹéẳéá ẹẹ,éắééắ ééắéẵéẹfẹ?ẹé. é'ẹéà éắéẵéá ééắéằẹfẹ?éáéằéá "éƠẹ?ẹfẹẹ,ééằẹOéẵẹ<éạ éẳéáéẹ?éắẹ"éắéẵ".
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người Nga với hôn nhân quốc tế
    Ngày càng có nhiều đàn ông Mỹ tìm kiếm các cô gái Nga có tinh thần truyền thống để xây dựng gia đình. Và trước mắt phụ nữ Mỹ, các chàng trai Nga cũng có vẻ sáng giá...
    Nhiều người đã từng tự hỏi vì sao lại có nhiều dịch vụ hẹn hò trên mạng chuyên làm công việc đem các cô dâu Nga đến với những người chồng Mỹ. Với họ, hẳn là có những lời giải thích từ cả hai phía. Do tình hình dân số Nga giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ nam giới so với nữ giới ở nước này đang thấp đến mức báo động.
    Theo các số liệu thống kê, các cô gái Nga khó tìm được một tấm chồng vừa ý ở quê nhà trong khi cuộc sống của người nội trợ ở Mỹ vẫn hằng quyến rũ các cô.
    Vượt qua những khuôn mẫu
    Về phần đàn ông Mỹ và phụ nữ Mỹ, vấn đề còn rõ ràng hơn. Tiến sĩ Lynn Visson, tác giả cuốn Những thử thách của cuộc hôn nhân Nga ?" Mỹ, cho biết: ?oKhi tôi hỏi cánh đàn ông Mỹ vì sao họ tìm vợ người Nga, câu trả lời luôn luôn là bởi vì phụ nữ Mỹ thiếu nữ tính. Và lý do sau đó là, họ mê những cô gái Nga có vẻ đẹp quyến rũ?.
    Vậy còn các cặp uyên ương quốc tế trong đó chàng rể là người Nga thì sao? Có phải là đàn ông Nga tìm kiếm những phụ nữ có tinh thần độc lập hay không?
    Pasha, 25 tuổi, một nhà báo ở Moscow, cho biết anh không nghĩ vậy. Anh đã hẹn hò với một cô gái người Anh tên Alice ba năm nay và đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Anh tâm sự: ?oThế hệ của tôi thực sự không gắn chặt vào các khuôn mẫu và đó là chuyện bình thường. Những người Nga lớn hơn chúng tôi khoảng 30 tuổi, khi giới thiệu chúng tôi với những người khác, thường có khuynh hướng nói như thế này: Đây là Alice, cô ấy là người Anh. Còn khi chúng tôi ở Anh, điều đó lại dễ dàng hơn nhiều?.
    Dima, 36 tuổi, có quan hệ với một phụ nữ người Mỹ lớn tuổi hơn; họ mới cưới nhau được hai năm và suốt cả bảy năm chung sống với nhau, họ đều ở Mỹ. Anh nói: ?oTôi thường xuyên đối diện với cảm giác có một không hai. Ở đó, người ta hiếm khi bắt gặp một phụ nữ Mỹ có chồng là người Nga. Họ không biết nói gì cả. Câu hỏi đầu tiên ?" dành cho vợ tôi ?" là ?oCô kiếm hắn ở đâu ra vậy??. Hơn nữa, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải thực sự thông minh lắm mới được cô ấy chọn.
    Bình đẳng: Chuyện không dễ dàng
    Khi nhìn những cuộc hôn nhân vợ Mỹ ?" chồng Nga và vợ Nga ?" chồng Mỹ, người ta nhận thấy sự bình đẳng về giới tính không phải là chuyện dễ dàng đạt được như một số người hy vọng. Theo một cuộc thăm dò do dịch vụ hẹn hò quốc tế trên mạng Anastasia thực hiện, 89% phụ nữ và 55% đàn ông đã trải nghiệm được sự thay đổi trong lối sống của họ sau khi họ kết hôn. Những phụ nữ Nga theo chồng về Mỹ đã phải điều chỉnh nhiều điều cho phù hợp với cuộc sống ở Mỹ hơn là đời sống hôn nhân. Mặc dù vậy, điều chỉnh mình một cách nào đó cho phù hợp với nhà chồng dường như được coi là chuyện hiển nhiên đối với phụ nữ Nga.
    Là một người đàn ông Nga sống ở Nga, đối với Pasha, không phải nói nhiều về việc thích nghi với đời sống mới. Anh nói: ?oTôi cảm thấy thoải mái. Đôi khi tôi thích sống ở Anh, nhưng tôi không sẵn sàng dọn đến đó và không thể quên nước Nga được?. Còn về mối quan hệ với Alice, cô gái kém anh ba tuổi và không nói thạo tiếng Nga lắm, gia đình là một khái niệm phức tạp hơn. ?oKhi tôi hỏi cô ấy xem cô ấy có muốn quay trở về Anh không, cô ấy nói thích tất cả mọi thứ ở đây. Nhưng tôi nghĩ bởi vì cô ấy đang sinh sống ở trung tâm Moscow?.
    Thiệt thòi thuộc về người vợ
    Một người chồng Nga sống ở Mỹ dễ dàng cảm thấy muốn bệnh khi anh nhận ra mình quanh quẩn trong một căn hộ ở Brooklyn mà hầu như chẳng có việc gì làm sau khi kiếm được thị thực nhập cảnh. Tuy nhiên, một số đàn ông Nga lại có cảm nhận rằng họ là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ loại hôn nhân quốc tế này.
    Dima là người đã tìm được vợ trong một ngôi trường ở Texas. Anh nói: ?oĐối với tôi, điều đầu tiên là sự ổn định. Tôi biết được rằng nếu có gì đó không ổn thì vợ tôi, người đã quen thuộc với lối sống ở đây, sẽ giúp đỡ tôi?. Tuy nhiên, anh thừa nhận rằng sự dàn xếp như vậy gây thiệt thòi cho vợ anh. ?oCô ấy sẽ cảm thấy khó khăn hơn. Cô ấy lớn tuổi hơn tôi và rào cản ngôn ngữ cũng khiến cô ấy bực mình?.
    Nhưng nếu như đổi ngược lại, cô ấy là đàn ông, còn Dima là phụ nữ thì cô ấy có cảm thấy nhẹ nhàng hơn không? Dima nói: ?oCó lẽ như vậy, bởi vì vợ thường phải phụ thuộc vào chồng. Càng nhiều tuổi hơn, tôi càng đồng ý với điều đó. Và tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, bởi một mặt, cô ấy là một phụ nữ độc lập; mặt khác, cô ấy cần điều gì đó khác hơn là sự bình đẳng?.
    Tiến sĩ Visson cũng đồng ý rằng phần thiệt thòi trong các cuộc hôn nhân như vậy thường rơi vào phụ nữ. Bà nói: ?oNgay cả nếu như người vợ đi làm, người chồng Nga của cô vẫn cứ có ý mong đợi vợ mình về làm công việc nội trợ. Tất nhiên là sẽ không có chuyện chia phần trách nhiệm giữa hai vợ chồng như đang diễn ra ở Mỹ. Ngoài ra, còn có một sự trông chờ khác về phía đàn ông Nga, đó là họ muốn phụ nữ nhìn có nữ tính và tỏ ra có nữ tính?.
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Muslim Magomaev - ?oFrank Sinatrâ? của Nga qua 'ời
    Huyền thối dòng nhạc trữ tình Muslim MagoCfn phảimaev, ngỈời 'Ỉợc coi là ?oFrank Sinatrâ? của Nga 'ã qua 'ời Y Moskva vào hôm 25/10 sau mTt thời gian dài 'au 'm, thọ 66 tu.i.
    Muslim khYi nghi?p v>i vai trò là mTt thực tập sinh tại nhà hát opera danh tiếng La Scala Y Milan vào nfm 1963 và ông 'ã gặt hái thành công l>n Y nhà hát Olympia Y Paris. NhỈng sau 'ó ông 'ã từ bỏ opera 'f theo 'u.i dòng pop và trY thành mTt huyền thối của thế h? trong những nfm 1960 Y Liên bang Xô Viết (cũ).
    Sinh ra Y Baku, Azerbaijan, vào nfm 1942, trong sự nhgi?p của mình Muslim 'ã thf hi?n hỈn 600 ca khúc trữ tình, khúc aria kinh 'ifn và nhạc pop Nga, Neapolita.
    "ng còn là tác giả của hỈn 20 ca khúc và nhạc nền phim. ĐỈợc nhận danh hi?u Ngh? sĩ Nhân dân vào nfm 1973, sau này Muslim 'ã thành lập dàn nhạc giao hỈYng qu'c gia Azerbaijan và lãnh 'ạo dàn nhạc từ nfm 1975 'ến nfm 1989.
    T.ng th'ng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tỈ>ng Vladimir Putin dã gửi lời chia bu"n t>i ngỈời vợ góa của Muslim, ca sĩ opera Tamara Sinyavskaya,ảtong khi BT Vfn hóa thì so sánh ông v>i huyền thối Mỹ Frank Sinatra và ca sĩ Pháp g'c Italia n.i tiếng Yves Montand.
  7. motora925

    motora925 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Một phần văn hoá Nga đến từ vùng Samara: Rodnik.vn
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nhớ làng quê nước Nga
    Nông thôn Nga bình dị và hồn nhiên là tình yêu của tôi, một người từng ở Nga khá lâu năm. Chân tôi đã dùng dằng rất lâu khi quyết định rời xa miền đất kỳ lạ này để trở về Tổ quốc.
    Cũng như rất nhiều cựu lưu học sinh của các thế hệ trước như cha, anh, chị, bạn bè tôi, những người từng sống và học tập ở Liên Xô (cũ). Khi về nước, ngoài hành trang là những kiến thức thu nhận được trong ĐH, tôi còn mang trong tim mình một tình yêu.

    Tình yêu ấy cũng chẳng khác tình yêu đôi lứa là bao. Vì nó cũng sôi nổi và cuồng nhiệt, khiến người ta có thể khóc nức lên trong một đêm nhớ. Vì nó cũng có những hoang mang và thất vọng, có những thời gian khiến người ta rơi vào tâm trạng bất an. Và vì nó cũng day dứt rất lâu. Đúng vậy đấy. Tình yêu đối với một miền đất có thể theo ta đến hết cuộc đời.
    Ngày 7/11, một trong những ngày từng là lịch đỏ ở Liên Xô và Liên bang Nga gần một thế kỷ, luôn là một cái mốc trong năm để những người Việt từng ở Nga dứt ra khỏi hiện thực đời thường mà hồi tưởng về đất nước đã lưu giữ những năm tháng tuổi trẻ của mình, về những cánh rừng chói lọi mùa Thu, thảm tuyết dày tự phát sáng trong những đêm mùa đông dữ dội, mùa xuân trời xanh ngọc bích và về sắc tím sắc vàng của hoa mùa hạ tinh khôi.
    Hôm nay, tôi cũng vậy. Tôi nghe lại những bản nhạc Nga và nhớ da diết thành phố cổ ở ngoại ô Moscow, nơi tôi đã sống một thời gian dài trước khi về nước. Đó là một thành phố đã gần 700 tuổi, cách thủ đô chừng 100 km, nằm hai bên đường quốc lộ, lọt thỏm giữa những cánh rừng đen thẫm và những cánh đồng hoa trắng trải dài? Miền quê Nga. Chỉ có đến đây, tôi mới thực sự cảm nhận được hồn Nga muôn thuở, dường như vĩnh viễn không thay đổi dù có ngàn năm nữa sẽ qua đi, với những con người quê kiểng hồn hậu, những nếp nhà và hàng giậu gỗ và thiên nhiên phóng khoáng và hào phóng. Miền quê Nga đã cho tôi rất nhiều. Cho tôi khả năng cảm thấy hạnh phúc vì những điều bé nhỏ đáng yêu.
    Tôi yêu những con đường dốc hẹp lượn vòng, hai bên đường là những bụi lau nở trắng; yêu những buổi chiều chầm chậm về trên những mái nhà thờ vàng rực và tiếng giàn chuông ngân vang như gần như xa, làm lòng người bình an kỳ lạ; yêu những cánh đồng đất đen được bón phân bò trước mỗi vụ cấy trồng, mùi phân bò xộc lên trong không gian không khiến cho tôi cảm thấy khó chịu, mà ngược lại, thấy rất đỗi thân thương?
    Và tôi yêu những căn nhà gỗ của nông thông Nga, những nếp nhà dường như đã đứng đó hàng trăm năm cùng nắng, mưa và tuyết giá. Người Nga thường tự tay làm căn nhà gỗ của mình, chọn những súc gỗ tròn, làm mộng, lắp ráp, sơn phết... Căn nhà thường có một bậc tam cấp có mái che, một hành lang nhỏ thường để những cái giá đựng đầy dưa chuột muối, cà chua muối. Hai hoặc ba ô cửa sổ trổ song song. Khung cửa làm đường riềm cầu kỳ, đôi khi sơn xanh sơn đỏ lòe loẹt. Cho ấm mắt trong những ngày đông kéo dài dằng dặc.
    Trong nhà, dù là nhà nghèo khó hay khá giả, thì cũng vô cùng ngăn nắp và sạch sẽ. Sàn gỗ bóng loáng, có thể trải thảm. Những tấm thảm đặc trưng của Nga, họa tiết rườm rà, màu tối. Bàn ăn ở bếp nhất thiết phải có khăn trải bàn ren mới là lịch sự. Trong bếp luôn sực lên mùi gì ấy, không chỉ là mùi thức ăn, mà là mùi của sự bình yên. Tưởng như, nếu ta ngồi xuống cái ghế gỗ của gia chủ, tức khắc sẽ có một đĩa xúp củ cải đỏ được múc ra đặt trước mặt, còn bốc hơi nghi ngút và điểm một thìa váng sữa đang tan dần trong xúp nóng... Và đó là sự bình yên!
    Ngoài vườn có một vài gốc táo lâu năm, có năm bói quả, có năm không. Một cái nhà kính bé xíu tươm tất nằm góc vườn, để ủ ấm cho những mầm ươm. Còn thì, cái gì người ta cũng trồng một ít. Xà lách, mùi, hành xanh, dâu tây, cà chua, dưa chuột... Và hoa. Hoa trồng thành khóm, đánh thành luống. Trong vườn nhà người Nga, rất hay thấy có hoa anh túc. Tôi thích ngắm hoa ấy, màu đỏ gợi sự đam mê đến cuồng nhiệt, mà cũng đầy bất trắc.Vườn hoa ở làng quê Nga nở từ mùa Xuân cho đến tận những ngày chớm Đông, khi những bông tuyết đầu mùa xuất hiện. Tôi đặc biệt ấn tượng với sắc hoa lúc cuối Thu. Khi ấy, tất cả như rực lên lần cuối, cuống quýt phô bày vẻ đẹp của mình, đỏ thì đỏ thắm lên, tím thì tím thẫm cả mắt! Đi trong cơn mưa giá cuối Thu mà bắt gặp một vườn hoa như thế bên đường, lòng không thể không run lên vì cảm động. Như thể được đón nhận một món quà quý giá từ một người không quen!
    Thi thoảng có nhà nuôi một đàn ngỗng để canh vườn. Ngỗng sư tử, có bờm, kêu to đinh tai nhức óc và đã đuổi đánh kẻ gian thì còn đáng sợ hơn cả chó dữ. Vườn và nhà gỗ được bao bọc bởi một dãy hàng rào gỗ. Bên ngoài, chỗ cổng ra vào, có treo một hòm thư. Trước cửa nhà thường để một dãy ghế dài, ông bà già hay ngồi đó sưởi nắng.
    Mặc dù nhà gỗ của Nga người ta thường làm theo một cuốn sách hướng dẫn, kiểu cách khá giống nhau, nhưng thực ra, không căn nhà nào giống căn nhà nào. Đúng như Grossman trong "Cuộc đời và số phận" có nói: "Trong một triệu căn nhà gỗ Nga, không có và chẳng thể nào có hai căn nhà hoàn toàn giống nhau. Tất cả đều sống động - có một không hai. Cũng như không thể có sự giống nhau tuyệt đối giữa hai con người, giữa hai bụi tầm xuân vậy?.". Những họa tiết trên cửa sổ, độ dốc của mái nhà, cách đặt bếp lò trong nhà... mỗi người chủ có ý tưởng riêng của mình.
    Chỉ có một điều chung: đó là những căn nhà gỗ của nông thông Nga là nơi con người có thể sống hoàn toàn hòa mình cùng thiên nhiên. Vì vách gỗ, mà lại là gỗ súc chứ không phải gỗ ván, chúng biết thở, chúng không phải là vô tri vô giác, chúng là một phần của thiên nhiên.
    Hơn thế nữa, chúng giữ ấm vào mùa Đông và đem lại hơi mát vào mùa Hè.
    Những căn nhà gỗ của Nga không đều đặn và đẹp đẽ như nhà của nông thôn các vùng Bắc Âu. Chúng có gì đó lam lũ hơn nhiều. Đứng trước căn nhà hai tầng mái ngói vùng Bắc Âu, bạn có thể thấy thán phục, thích thú. Còn đứng trước một căn nhà gỗ của Nga, tôi luôn có cảm giác nao lòng. Và thương. Và yêu. Như yêu một người, một thứ, một kỷ niệm đã từng là của mình, một quá khứ khổ nghèo mà đẹp đẽ.
    Còn nữa, tôi yêu cả... những nghĩa trang của Nga. Khu nghĩa trang nằm nép mình bên một rừng thông hoặc rừng bạch dương. Mỗi một phần mộ đều có hàng rào sắt thanh thoát, cũng đủ kiểu hoa văn nhẹ nhõm. Những vòng hoa giả. Không có hương khói. Chỉ có những tấm bia mộ đá và những cây thánh giá bằng gỗ. Và tiếng xạc xào vi vút của cây rừng. Không hiểu sao, khu nghĩa trang như thế không làm tôi sợ, không khiến tôi nghĩ đến ranh giới hai cõi âm-dương, mà chỉ khiến mình thấy lòng lặng lẽ. Không buồn. Chỉ thật im lặng, lặng phắc như thế giới của những con người đã thôi không còn bon chen, không còn vất vả!
    Nông thôn Nga, bình dị và hồn nhiên, là tình yêu của tôi. Nói cho đúng hơn, là một trong những tình yêu vẫn nằm trong tim tôi, một người từng ở Nga khá lâu năm và chân đã từng dùng dằng rất lâu khi quyết định rời xa miền đất kỳ lạ này để trở về Tổ quốc.
    Thuỵ Anh
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Aleksey Philippov - Chiến sĩ tình báo Xô Viết đầu tiên
    Ông được coi là chiến sĩ tình báo đầu tiên của nhà nước XôViết non trẻ ngay từ khi mới được hình thành. dù không hề được đào tạo về nghiệp vụ như những thế hệ điệp viên sau này, nhưng Philippov với sự nhiệt tình và kinh nghiệm của bản thân, đã có công lao rất lớn trong việc bảo vệ nhiều đơn vị quân đội quan trọng của Nga tại Phần Lan...
    Nhân vật của tình thế
    Sau hơn một thế kỷ nằm trong thành phần của đế quốc Nga, Phần Lan đến tháng 12/1917 được chính thức thừa nhận là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, tình hình chính trị nội bộ của đất nước này vẫn hết sức phức tạp và khó lường. Phe dân chủ - xã hội và cận vệ đỏ của Phần Lan ủng hộ việc củng cố mối quan hệ thân thiện với nước Nga Xôviết, trong khi các đảng phái của giai cấp tư sản lại nghiêng về phía Berlin và Stockholm. Đó là lý do khiến cuộc nội chiến tại Phần Lan nhanh chóng nổ ra.
    Một nguy cơ trước mắt là có thể hình thành một liên minh rất có thể sẽ hình thành giữa giới tư bản Phần Lan với Đức và Thụy Điển nhằm chống lại nước Nga. Vấn đề là lãnh thổ nước này khi đó còn là nơi đóng quân của nhiều tàu chiến trong Hạm đội Baltic, cùng với nhiều đơn vị bộ binh khác của Nga từ thời Sa hoàng với quân số tới vài chục ngàn người. Tất cả những đơn vị này đều đang trong tình trạng bị cô lập, với khả năng điều hành và tiếp tế hết sức khó khăn.
    Lãnh đạo nhà nước Bolsevic quyết tâm bằng mọi giá phải thuyết phục và tổ chức rút được hết những đơn vị này an toàn trở về Nga vào năm 1918. Đảm trách được nhiệm vụ như trên phải là một nhân vật trước cách mạng thường qua lại Phần Lan, có những mối quan hệ rộng khắp với các quan chức chính phủ và cả những thủ lĩnh của phe đối lập. Nhân vật thích hợp duy nhất được Nhà nước Xôviết đặt niềm tin chính là Aleksey Philippov - một nhân viên bí mật của đoàn Chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga. Chính ông là người đã được chỉ huy Cơ quan an ninh Djerjinski trực tiếp giao phó trọng trách tại Phần Lan.
    Tình bạn thân thiết với Djerjinshi
    Aleksey Frolovic Philippov sinh năm 1870 tại Mogilev trong gia đình một nhân viên kỹ thuật thông thường. Là một người say mê văn chương, sau một thời gian làm việc cho một nhà xuất bản, Philippov quyết định lập nghiệp riêng với việc trực tiếp điều hành và xuất bản nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau. Cũng chính vì nhiều bài báo công kích chính quyền Sa hoàng khi đó, Philippov từng bị kết án một năm tù. Năm 1913, ông chuyển tới Saint-Peterburg, xuất bản một tờ báo và thành lập cả một ngân hàng riêng. Hoạt động xuất bản và ngân hàng đã giúp cho Philippov có được những mối quan hệ rất rộng với nhiều trùm tư bản, tài phiệt và chính trị gia hàng đầu. Khi Cách mạng Tháng Mười nổ ra, Philippov đã từ bỏ tất mọi công việc báo chí và kinh doanh để đi theo Lênin và các đồng chí của ông.
    Nhờ những quan hệ trước đây của mình, Philippov tình cờ biết được một âm mưu đảo chính và cả kế hoạch ám sát nhằm vào V.I.Lênin. Một quan chức quen biết có tên Lunacharski đã khuyên ông nên trực tiếp gặp Djerjinski, một trong những chỉ huy hàng đầu của Cơ quan An ninh Xôviết khi đó. Những thông tin được Philippov trao lại cho Djerjinski trong cuộc gặp gỡ trực tiếp đó được đánh giá là hết sức quan trọng và kịp thời. Nhờ đó, kế hoạch nổi dậy của bọn phản cách mạng vào ngày 1/1/1918 đã nhanh chóng bị đập tan.
    Đó cũng là điểm khởi đầu cho quá trình hợp tác giữa Philippov với Cơ quan An ninh Xôviết qua lời mời của chính Djerjinski. Philippov còn được cấp một giấy chứng nhận là điệp viên của Cơ quan an ninh. Sau một thời gian thường xuyên gặp nhau, những quan hệ nghiệp vụ thông thường giữa Philippov và Djerjinski đã nhanh chóng phát triển thành một tình bạn thân thiết. Cũng trong thời gian này, chính quyền Xôviết đang xem xét dự thảo về sắc lệnh quốc hữu hóa các nhà băng. Philippov được giao nhiệm vụ xây dựng một báo cáo về tình hình tài chính và ngân hàng của nước Nga sau cách mạng. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đầu tiên này. Chỉ sau một thời gian ngắn, Philippov đã nộp lên cho Djerjinski 3 bản báo cáo chi tiết về tình hình tài chính. Ngoài ra, Philippov còn giúp các nhân viên an ninh khám phá những trò gian lận cũng như phá hoại của một số quan chức ngân hàng.
    Những thông tin quý giá từ Phần Lan
    Quay trở lại với kế hoạch tại Phần Lan. Vì biết Philippov từ trước cách mạng đã có những mối quan hệ rộng khắp với giới tư bản tại đây, Djerjinski quyết định cử ông tới hoạt động tại quốc gia này với vỏ bọc phóng viên một tờ báo của Nga. Nhiệm vụ cụ thể của ông là thu thập thông tin về tình hình chính trị nội bộ của Phần Lan, về các biện pháp của chính quyền Cullervo Manner thân Xôviết nhằm củng cố vị thế của mình, về các triển vọng và cơ hội tiếp tục nắm quyền của chính trị gia này. Philippov đồng thời cũng phải thu thập thông tin về các kế hoạch của giai cấp tư sản Phần Lan và lực lượng cận vệ trắng, khả năng về một liên minh quân sự của chúng với nước Đức.
    Trong lịch sử của Cơ quan Tình báo đối ngoại Xôviết, Philippov chính là trường hợp đầu tiên được cử ra nước ngoài để hoạt động với những mục đích tình báo thuần túy. Sự kiện này cũng đã được khẳng định trong các tài liệu lưu trữ của Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR).
    Từ tháng 1 tới tháng 3/1918, Philippov qua lại Phần Lan rất nhiều lần. Nội dung các báo cáo cho thấy, ông còn gặp gỡ trực tiếp vài lần với Cullervo Manner để tìm hiểu tình hình của Chính phủ Phần Lan. Cũng qua những báo cáo này, Cơ quan an ninh đã đánh giá rất cao khả năng quan sát, sự nhạy bén về chính trị và khả năng phân tích tình hình rất tốt của Philippov.
    Đầu năm 1918, chính quyền Xôviết đang đẩy nhanh việc chuẩn bị đàm phán và ký kết hiệp ước hòa bình với Đức. Chính vì vậy, bất cứ thông tin nào về các kế hoạch quân sự của Berlin đều được Trung ương đặc biệt quan tâm, do nó có vai trò đáng kể tới quan điểm của Nga khi tham gia đàm phán. Một phần đáng kể các báo cáo của Philippov trong giai đoạn này đều có liên quan tới vấn đề trên. Đáng chú ý trong số này có tiết lộ âm mưu của quân Đức nhằm đánh chiếm các tàu chiến của Hạm đội Baltic đang thả neo tại các cảng của Phần Lan. Philippov còn thuyết phục được chỉ huy Hạm đội Baltic là Đô đốc Aleksander Razvozov quay sang ủng hộ chính quyền Xôviết.
    Ngoài các thông tin quan trọng, những báo cáo của Philippov còn đề xuất nhiều phương án giải quyết cụ thể và hợp lý, trong đó đáng chú ý nhất là những kế hoạch thuyết phục các đơn vị của Sa hoàng cũ quay trở về quê hương để phục vụ cho chính quyền cách mạng. Nhờ có vai trò rất lớn của ông, hầu hết các đơn vị của Nga đóng quân tại Phần Lan đã rút về nước kịp thời và an toàn. Dù không hề được đào tạo về nghiệp vụ, nhưng chiến sĩ tình báo đầu tiên trong lịch sử Xôviết đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó.
    Tháng 3/1918, Philippov quay trở lại Petrograd, sau đó về Moskva tiếp tục phục vụ trong Cơ quan an ninh. Sau đó, Philippov còn đảm trách vai trò lãnh đạo tại một số bộ phận quan trọng của cơ quan an ninh. Điệp viên đầu tiên trong lịch sử tình báo Xôviết qua đời tại Leningrad vào giữa những năm 50.
    (CAND)
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Đường đến nhà trắng của Evtushenko
    Với các nhà thơ Mỹ, được vào nhà trắng gặp Tổng thống Mỹ đã là chuyện khó. Với các nhà thơ nước ngoài, điều đó còn khó hơn. Tuy thế, có một nhà thơ Nga đã từng gặp Tổng thống Mỹ. Ông là Evgeniy Evtushenko. Câu chuyên lạ, hấp dẫn này được ông kể trên tạp chí Itogi (Nga).
    Lời từ chối của nhà thơ
    Năm 1964, phía Mỹ mời Evtushenko đọc thơ tại hơn 20 trường đại học ở nước này. Tuy nhiên do sự khác biệt về chính trị, về quan niệm ?ohoa là hoa, còn đấu tranh là đấu tranh?, nên nhà thơ đã không thể sang Mỹ. Những người có trách nhiệm đã thuyết phục được vợ của Evtushenko đánh bức điện sang Mỹ nói rằng nhà thơ bị ốm nặng. Trong trường hợp nếu vợ nhà thơ từ chối thì Hội Nhà văn Liên Xô (cũ) sẽ làm điều này.
    Tuy nhiên, cuối cùng vào năm 1966, Evtushenko cũng có chuyến đi đến Mỹ, đọc thơ trước hàng ngàn sinh viên. Đại sứ Liên Xô (cũ) khi đó là ông Dovbrynin (người có quan hệ khá cởi mở với Evtushenko) đã gọi điện cho nhà thơ và nói rằng, Nhà Trắng mời ông đến để nói chuyện với Tổng thống Lyndon Johnson. Khi đó, Evtushenko rất chân thành trả lời ngài Đại sứ: ?oRất tiếc trong thời điểm hiện tại, tôi không thể nhận lời mời này, vì những gì kinh khủng đang diễn ra tại Việt Nam. Chuyến thăm của tôi đến Nhà Trắng có thể khiến các sinh viên đang đấu tranh để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam hiểu lầm?.
    Ông Dovbrynin hiểu nhà thơ, cho dù có đôi chút thất vọng khi cuộc gặp không diễn ra như dự kiến. Ông cũng không thuyết phục hay dùng mệnh lệnh để Evtushenko chấp nhận lời mời. Evtushenko khi đó viết thư từ chối gửi Tổng thống Johnson và hiểu rằng về mặt văn học, ông đã đánh mất cơ hội để dựng chân dung một trong những tổng thống Mỹ mà ?otừ đó cho đến nay, tôi vẫn chưa giải mã được?.
    Cuộc gặp với Nixon
    Chuyến đi đến Mỹ kế tiếp của Evtushenko là vào năm 1972, sau khi ông sang thăm Việt Nam theo lời mời của Hội Nhà văn nước ta. Đó là sau khi nhà xuất bản Doubleday ấn hành tập thơ Những trái táo bị đánh cắp và tổ chức buổi đọc thơ độc nhất vô nhị trong lịch sử nước Mỹ tại Madison Square Garden ở New York. Tại đây, Evtushenko đọc thơ bằng tiếng Nga, còn các dịch giả Mỹ đọc thơ của ông bằng tiếng Anh.

    Trong chuyến đi này, Evtushenko được Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay mặt Tổng thống Richard Nixon mời đến Nhà Trắng. Khi đó Kissinger nói với Evtushenko: ?oChúng tôi đang đứng trước ngưỡng cửa lớn mà tôi nghĩ rất thuận lợi trong chính sách đối ngoại của Mỹ?. Và Evtushenko đã nhận lời.
    Khi biết nhà thơ Nga sẽ đến Nhà Trắng, giáo sư Mỹ Albert Todd, dịch giả và là người tổ chức chuyến đi của Evtushenko đến xứ cờ hoa, nói với ông: ?oZenya (tên gọi thân mật của Evtushenko), anh vừa từ Việt Nam trở về và đã chứng kiến tất cả bằng con mắt của mình. Anh phải nói với Tổng thống là chúng tôi đã mệt mỏi vì cuộc chiến này; chúng tôi đã thua và thế hệ con cháu, những người không tin chúng tôi cũng đã thua?.
    Kissinger đón Evtushenko tại phòng nghỉ của Nhà Trắng. Sau đó họ vào phòng Bầu dục. Nhà thơ nhớ lại: ?oTổng thống Nixon rời khỏi đống giấy tờ ngổn ngang trên bàn của ông và bắt tay tôi khá chặt. Ông ấy cố gắng cười một cách tự nhiên nhưng vì xương quai hàm nặng của ông nên làm cho nụ cười trở nên khá vụng về, gượng gạo. Tuy nhiên, cuộc chuyện trò của chúng tôi lại khá chân thành?.
    Cuộc gặp kéo dài 15 phút, gồm có 4 người: Nixon, Kissinger, Evtushenko và người phiên dịch của Nhà Trắng. Chỉ sau vài câu chào hỏi xã giao, Nixon đi thẳng vào vấn đề.
    ?oTôi sắp sửa đến Trung Quốc? - Nixon nói - ?oĐã đến lúc thử tìm tiếng nói chung với đất nước này. Còn nước Nga đang có mâu thuẫn với Trung Quốc. Ngài nghĩ nước Nga sẽ có phản ứng như thế nào??.
    Evtushenko trả lời: ?oSẽ là bình thường nếu như quan hệ Trung Quốc - Mỹ không làm xấu đi quan hệ Trung Quốc - Nga?.
    Nixon thích câu trả lời của nhà thơ. Ông liếc nhìn sang phía Kissinger với anh mắt mừng rỡ. Có cảm giác như giữa Kissinger và Nixon đang bất đồng quan điểm trong vấn đề này.
    Nixon tiếp tục: ?oSau đó tôi sẽ thăm chính thức Moskva. Người ta thông báo rằng tôi sẽ có 20 phút phát biểu trực tiếp trên Đài Truyền hình Trung ương mà không cần qua kiểm duyệt. Ngài hãy nói, Tổng thống Mỹ, người chân thành muốn có sự hiểu biết với Nga, sẽ phải bắt đầu như thế nào??.
    ?oHãy bắt đầu từ Elbe? - Evtushenko trả lời.
    ?oElbe? Elbe là gì vậy?? - Nixon hỏi lại Evtushenko một cách thất thần và nhìn sang Kissinger cầu cứu.
    "Đây là dòng sông ở Đức, nơi nào tháng 4 /1945, lính Nga và lính Mỹ đã gặp nhau? - Kissinger trả lời.
    ?oNhưng từ đó đến nay, nhiều năm đã trôi qua? - Nixon tiếp tục với vẻ nghi ngờ - ?oChẳng lẽ còn nhiều người nhớ cuộc chiến tranh này??.
    ?oTại nước tôi, thật khó mà tìm thấy gia đình nào không có người bị chết trong chiến tranh? - Evtushenko nói - ?oNhưng các cựu chiến binh Mỹ từng có mặt tại Elbe cũng nhớ cuộc chiến này. Mỗi năm họ đều gặp những cựu binh Nga. Nhưng số lượng ít dần đi?.
    ?oThế bao nhiêu người nước ngài đã bị chết trong cuộc chiến này?? - Nixon lại tiếp tục hỏi một cách ngây thơ.
    Khi đó Evtushenko thấy ngạc nhiên vì người hỏi câu này là tổng thống của một đất nước từng nằm trong nhóm đồng minh với Nga hồi Thế chiến II.
    ?oCon số chính thức là 20 triệu người? - nhà thơ trả lời - ?onhưng tôi nghĩ là nhiều hơn?.
    "20 triệu?" - Nixon hỏi lại nhưng không phải dành cho Evtushenko mà hướng về Kissinger...
    Cuộc trò chuyện tiếp tục. Nixon hỏi Evtushenko rằng, ngoài chương trình chính thức thì khi đến Nga nên ghé thăm nơi nào. Nhà thơ khuyên Tổng thống Mỹ thăm nghĩa trang Piyskarev ở Leningrad (St.Petersburg hiện nay), nơi có gần nửa triệu người chết khi bị phát xít Đức bao vây, rồi đến Nhà hát Lớn ở Moskva xem vở ballet Hồ thiên nga, nhà hát kịch ở Tagan...
    Evtushenko chúc Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc và Liên Xô (cũ) thành công, còn Nixon thì chúc Evtushenko có chuyến đọc thơ tốt đẹp tại xứ cờ hoa. Nixon tặng nhà thơ cặp cài áo bằng vàng. Kissinger tiễn Evtushenko. Trên đường đi, ông ta nói: ?oĐây là lần đầu tiên trong lịch sử phòng Bầu dục, một nhà thơ, mà lại là nhà thơ Nga, được tham vấn Tổng thống Mỹ?.
    Khi ra đến bên ngoài, giáo sư Albert Todd đã chờ sẵn và hỏi ngay Evtushenko: ?oÔng có nói gì với Tổng thống về chiến tranh ở Việt Nam không??.
    ?oXin thứ lỗi, Albert? - nhà thơ thanh minh - ?oNixon liên tục hỏi và tôi phải cố gắng lắm mới trả lời hết. Tôi chẳng kịp nói về đề tài không dễ chịu đối với ông ấy. Rất khó khăn để nói về chuyện này?.
    Todd có vẻ không hài lòng với Evtushenko. Nhưng khi đó nhà thơ nảy ra sáng kiến tặng Nixon tập thơ của mình và Todd sẽ quay lại đưa cho thư ký của Tổng thống Mỹ. Trong cuốn sách đó, Evtushenko ghi: ?oThưa ngài Nixon thân mến! Chúa phù hộ cho ngài và gia đình nếu như ngài chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?.
    Todd khen sáng kiến của Evtushenko và ông cầm cuốn sách chạy vào Nhà Trắng. Sau đó 15 phút, Todd quay ra, giọng rất hồ hởi cho biết: Ông may mắn gặp Nixon và đã đưa cuốn sách tận tay Tổng thống. Cho dù bận bịu nhưng Nixon đã giở cuốn sách và đọc những dòng đề tặng của Evtushenko.
    Đại sứ Liên Xô (cũ) Dovbrynin cảm ơn Evtushenko vì cuộc gặp trên. Nhưng khi nhà thơ trở về Liên Xô (cũ) tại sân bay quốc tế ở Moskva, người ta đã thu hết các bức ảnh chụp cuộc gặp giữa ông và Nixon. Họ cũng thu hết các sổ tay ghi chép của Evtushenko và cả 124 cuốn sách mà người Nga ở hải ngoại viết bằng tiếng Nga, vì cho đó là sách cấm. Tuy nhiên giờ đây, những cuốn sách này đã được phép in lại ở Nga.

    Ngữ Tử Yên
    (TTVH)

Chia sẻ trang này