1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện kể về văn hoá và con người nước Nga

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi raiva, 22/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm 200 năm ngày sinh đại văn hào Nga Nicolai Gogol
    Nicolai Vasilevich Gogol (1/4/1809 ?" 4/3/1852) là một đỉnh cao trong thế kỉ vàng của văn học Nga và thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của N.Gogol tuy không dài nhưng sau hai trăm năm, giới nghiên cứu vẫn chưa giải mã hết chiều sâu của thế giới văn chương mà ông để lại.
    N.Gogol đã cống hiến cho văn học Nga và thế giới hàng chục tác phẩm kiệt xuất với rất nhiều bí ẩn riêng tư và đầy tính thời đại. ?oVượt ra ngoài thế giới Slavơ, Gogol bao phủ quyền lực của ông lên toàn thể nhân loại? - Những lời này vang lên trong dịp khánh thành tượng đài của nhà văn ở Matxcơva nhân dịp 100 năm ngày sinh của ông vẫn còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
    ?oNgoái nhìn toàn bộ cuộc sống khổng lồ bề bộn dưới tiếng cười thấu hiểu cả thế giới và những giọt lệ thầm lặng? - chính N.Gogol đã xác định nhiệm vụ nghệ thuật của mình như vậy. Ông đã thực hiện nhiệm vụ đó một cách xuất chúng. ?oPhong tục Peterburg?, các vở kịch ?oĐám cưới? và ?oQuan thanh tra?, tiểu thuyết ?oNhững linh hồn chết? là những kiệt tác văn chương đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng, được độc giả khắp thế giới ngưỡng mộ.
    Trong bộ Bách khoa Toàn thư xuất bản ở Anh dưới nhan đề ?o1001 tác phẩm bạn cần đọc trước khi chết? có ?oNhững linh hồn chết? và thêm cả truyện vừa ?oCái mũi? của ông.
    Ảnh hưởng của N.Gogol đến văn học Nga và thế giới là rất lớn. Người ta có thể thấy lối xây dựng truyện của N.Gogol trong những câu chuyện giả tưởng của F.Kafka. Nhà văn Bồ Đào Nha từng nhận giải Nobel - Jose Saramago, đã tự thừa nhận rằng ?oGogol là một sức mạnh nghệ thuật đang hoạt động? đối với ông.
    Lỗ Tấn - nhà văn lớn người Trung Quốc, cũng rất ưa thích các tác phẩm của Gogol và không ngần ngại mượn tên truyện của ông để đặt cho tác phẩm đầu tay của mình, đó là ?oNhật kí người điên?. Đến nay, Gogol vẫn tiếp tục hấp dẫn và lôi cuốn bởi tính chất kỳ bí cả ở con người lẫn trong văn chương.
    Nhân dịp 200 năm ngày sinh đại văn hào Gogol 1809-2009, UNESCO đã tôn chọn năm 2009 này là Năm kỷ niệm Gogol.
    Đối với người đọc Việt Nam, Gogol còn là một nhà văn thân thiết cùng với nhiều nhà văn khác của nước Nga. Ông là tác giả được dạy ở các khoa văn học trong nhiều trường đại học ở Việt Nam.
    Một số tác phẩm quan trọng của ông đã được dịch sang tiếng Việt, tất nhiên vẫn chưa phải là nhiều bởi hiểu và dịch Gogol thật không dễ dàng.
    Cũng để tôn vinh N.Gogol, Viện Văn học Việt Nam, Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây cùng với Trung tâm Văn hoá & Khoa học Nga kết hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm và Hội thảo nhân 200 năm ngày sinh đại văn hào Nga Nicolai Gogol vào 8h30?T ngày 9/4/2009 tại Trung tâm Văn hoá & Khoa học Nga, 501 Kim Mã, Hà Nội.
    Lễ kỷ niệm và Hội thảo này nhằm một lần nữa khẳng định những đóng góp của nhà văn thiên tài Gogol, và là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ, yêu mến của người đọc Việt Nam dành cho ông. Cũng tại Trung tâm Văn hoá và Khoa học Nga ngày này các tác phẩm và hình ảnh của Gogol cũng sẽ được trưng bày.
    (CAND)
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Cha đẻ A-47 sang tuổi cửu tuần
    Ông Mikhail Timofeevich Kalashnikov, nhà phát minh loại súng tiểu liên AK-47, đã bước sang tuổi 90 vào hôm 10/11/2009.
    Kalashnikov đã nảy sinh ý tưởng thiết kế loại súng trên khi chiến sĩ Hồng quân Xô viết này bị thương nặng vào năm 1941, giữa lúc Chiến tranh Thế giới II đang nổ ra. Nỗ lực ban đầu không thành công, nhưng Kalashnikov đã được giao trọng trách chế tạo vũ khí, và đến năm 1947, quân nhân này đã hoàn thiện loại súng nói trên.
    AK-47 đã trở thành loại súng tiểu liên nổi tiếng nhất trong lịch sử
    Kể từ đó, AK-47 đã trở thành loại súng tiểu liên nổi tiếng nhất trong lịch sử. Quân đội của 50 nước trên khắp thế giới sử dụng loại súng này, và phát minh của ông Kalashnikov xuất hiện cả trên quốc kỳ của Mozambique.
    Tuy nhiên, dù đã có hơn 100 triệu khẩu AK-47 được sản xuất, ông Kalashnikov, hiện sống ở thành phố Izhevsk của Nga, cho biết đã không hưởng khoản lợi nhuận nào từ AK-47 mà chỉ nhận được tiền hưu trí do nhà nước cấp.
    ?oKhông nghi ngờ gì nữa, Mikhail Kalashnikov là sư phụ của các loại vũ khí cỡ nhỏ. Đóng góp của ông cho sự phát triển thị trường nước ngoài cho các loại vũ khí cỡ nhỏ của Nga là vô giá. Tên ông nổi tiếng không kém Yury Gagarin ?" phi hành gia đầu tiên của thế giới?, ông Igor Sevastyanov, Phó giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, phát biểu.
    Về phần mình, ông Kalashnikov tự hào về phát minh của mình nhưng ?obuồn khi nó được quân khủng bố sử dụng?, như lời thổ lộ của ông trong chuyến thăm Đức hồi năm 2002.
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Vì sao người gốc Moscow rời bỏ “Thủ đô vàng”?


    Bất chấp việc được hưởng các đặc quyền đặc lợi,theo các chuyên gia, ngay từ năm 2009 dòng người chảy về “thủ đô phương Bắc” của nước Nga là Saint – Peterburg đã tăng lên gấp 4 lần so với trước đó. Điều quan trọng là họ sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn.





    Trong tác phẩm “Hà Nội: tiểu sử một thành phố” (Hanoi: Biography of a City) xuất bản năm 2000, giáo sư William S. Logan cảnh tỉnh: “Một nhịp độ và cung cách phát triển đô thị như ở Hà Nội hiện nay, nếu không tạo được những tiền đề cho hồi tiếp những phẩm chất tự nhiên và xã hội, sẽ phá huỷ về cơ bản bản sắc của thành phố này, và sẽ dẫn tới trào lưu di chuyển của các công dân truyền thống của Hà Nội khỏi thành phố thân thuộc...”

    Với thành phố kết nghĩa với Hà Nội là Moscow, mọi thứ đã biến chuyển quyết liệt hơn. Một số học giả Nga cho rằng tầng lớp trung lưu - động lực của phát triển của mọi xã hội - ở Thủ đô nước này đang hoà tan bởi một cộng đồng đến từ ngoài và bị xem là có dân trí thấp.

    Moscow hôm nay

    Hôm nay, theo truyền thông, người ngoại tỉnh lên Matx sẵn sàng làm tất cả để có tiền gửi về “củng cố đời con”. Không thể sống nổi với 150 USD/tháng ở Moscow, nhưng nếu gửi về Uzbekistan chẳng hạn, thì cả gia đình có thể “ngồi mát” …

    Hôm nay, ở Matx đang liên tục rú những hồi còi xe cấp cứu, chứ không còn là kẻng báo động, về “văn hoá thủ đô xuống cấp”. Một trong những lý do dĩ nhiên là nạn nhập cư và lao động ngoại tỉnh.

    Họ là người trực tiếp cung cấp dịch vụ ở Matx, nơi mà giá dịch vụ bị xem là đã bị đẩy lên ngất trời so với mặt bằng tại các chủ thể (tỉnh, khu, thành phố) khác của LB Nga trong khi chất lượng dịch vụ vẫn là một thảm hoạ.

    Chờ đợi cả tuần để mua được món hàng, để rồi bạn, tan cơn mừng rỡ khi cuối cùng hàng được chở đến, chợt nhận ra rằng nó thuộc loại “brặc” (брак, phế phẩm, từ tiếng Nga này thân thuộc với nhiều người Việt), hoặc thứ phẩm. Từ “dịch vụ hậu mãi” (thời Xô Viết gọi là bảo hành) vẫn vang lên gần như tiếng nước ngoài. Một bộ phận của tầng lớp trung lưu ở Moscow là chủ của các hãng làm ra sản phẩm, dịch vụ đã luôn thích mướn thợ nhặt, vừa rẻ, vừa hoặc không biết tiếng Nga, hoặc không có quyền mở miệng chất vấn chủ về việc hàng hoá, dịch vụ đã không tuân thủ các tiêu chuẩn nọ kia mà nhà nước Nga ban hành, điều mà một nhân công nghèo người gốc Moscow có thể làm.

    Vệ sinh môi trường ở Moscow cũng là thảm hoạ. Các báo Nga đều kết tội lực lượng nhập cư, nhất là người đến từ các nước thuộc châu Á từng nằm trong quỹ đạo của Liên Xô, kể cả Trung Hoa và Trung Á. Các chợ trời ở Moscow đều là trung tâm gây ô nhiễm. Chợ Vòm sau khi bị tru diệt được tái thế trong một bộ phim, còn tên của chợ này trong tiếng Nga (cherkizon) được biết đến không kém gì từ “titanic”, mặc dù trẻ hơn nhiều.

    Sự xuống cấp của hạ tầng cơ sở về thực chất là già lão của Moscow cũng là nguyên nhân của thất vọng. Nhưng trò cò quay (roulette) xuất phát từ Nga lại đưa ra một đáp số vừa quen vừa lạ: vận hành (đúng hơn là phục dịch tại mọi guồng quay) của hạ tầng cơ sở của một siêu đô thị (megapolis) hai chục triệu người cả “chủ” lẫn “khách”, như Moscow, là việc mà chủ - người gốc thành phố này không thể, và nhất là không thèm làm.

    Đánh đổi đặc quyền để có cuộc sống yên bình

    Họ là người trực tiếp cung cấp dịch vụ ở Matx, nơi mà giá dịch vụ bị xem là đã bị đẩy lên ngất trời so với mặt bằng tại các chủ thể (tỉnh, khu, thành phố) khác của LB Nga trong khi chất lượng dịch vụ vẫn là một thảm hoạ.

    Chờ đợi cả tuần để mua được món hàng, để rồi bạn, tan cơn mừng rỡ khi cuối cùng hàng được chở đến, chợt nhận ra rằng nó thuộc loại “brặc” (брак, phế phẩm, từ tiếng Nga này thân thuộc với nhiều người Việt), hoặc thứ phẩm. Từ “dịch vụ hậu mãi” (thời Xô Viết gọi là bảo hành) vẫn vang lên gần như tiếng nước ngoài. Một bộ phận của tầng lớp trung lưu ở Moscow là chủ của các hãng làm ra sản phẩm, dịch vụ đã luôn thích mướn thợ nhặt, vừa rẻ, vừa hoặc không biết tiếng Nga, hoặc không có quyền mở miệng chất vấn chủ về việc hàng hoá, dịch vụ đã không tuân thủ các tiêu chuẩn nọ kia mà nhà nước Nga ban hành, điều mà một nhân công nghèo người gốc Moscow có thể làm.

    Vệ sinh môi trường ở Moscow cũng là thảm hoạ. Các báo Nga đều kết tội lực lượng nhập cư, nhất là người đến từ các nước thuộc châu Á từng nằm trong quỹ đạo của Liên Xô, kể cả Trung Hoa và Trung Á. Các chợ trời ở Moscow đều là trung tâm gây ô nhiễm. Chợ Vòm sau khi bị tru diệt được tái thế trong một bộ phim, còn tên của chợ này trong tiếng Nga (cherkizon) được biết đến không kém gì từ “titanic”, mặc dù trẻ hơn nhiều.

    Sự xuống cấp của hạ tầng cơ sở về thực chất là già lão của Moscow cũng là nguyên nhân của thất vọng. Nhưng trò cò quay (roulette) xuất phát từ Nga lại đưa ra một đáp số vừa quen vừa lạ: vận hành (đúng hơn là phục dịch tại mọi guồng quay) của hạ tầng cơ sở của một siêu đô thị (megapolis) hai chục triệu người cả “chủ” lẫn “khách”, như Moscow, là việc mà chủ - người gốc thành phố này không thể, và nhất là không thèm làm.


    Đánh đổi đặc quyền để có cuộc sống yên bình

    Nhiều trong số những người đồng ý chuyển địa bàn là những thần dân cũ của thành Lenin (tên trước đây của Peterburg. Nhiều năm trước họ đổ xô về Matx để tìm kiếm những cơ hội vàng thời kỳ "cải tổ". Đối với họ, Moscow là trường sở, tức là tương lai, tốt hơn cho con cái, một công việc tốt hơn cho mình. Moscow lúc đó không chỉ là trung tâm hành chính của một LB lớn nhất hành tinh, mà còn là cái nôi văn hoá, là “đất học”, là cửa đi ra thế giới. Nó cũng là nơi được “bao cấp” tốt nhất nên có mức sống cao hơn. Người ta “lên Matx” để an cư lạc nghiệp.

    Hôm nay, họ quyết định “trở về Suriento”, đánh đổi mức lương cao ở Matx lấy một nhịp điệu sống yên bình hơn. Nhiều người chưa được lưng vốn đâu, nhưng thà sống với một mức lương ổn định ở quê nhà, còn hơn là một bất trắc nơi khác, làm mình trắng tay.

    Điều quan trọng là có tin những người Moscow quyết ra đi để tới cả những vùng khác, ‘quê hơn”, trên đất nước Nga bao la, như miền sông Volga, thậm chí xuống Sibir, như các đoàn viên Komsomol từng xung phong “về đây với đường tàu”, xây nên đường sắt xuyên Âu Á lịch sử?

    Các tác giả của thuyết “chạy khỏi thế giới vàng” mới nói thêm rằng, người Moscow, cụ thể là tầng lớp trung lưu, nhất là tầng cao nhất, đi về phía “mặt trời lặn”. Đó không thể là một phát kiến ra châu Mỹ, ít nhất vì, bất chấp Moscow là thành phố nhiều đặc quyền nhất, mức trợ cấp thất nghiệp ở Đức, Mỹ, hay Canada đều xấp xỉ 1000 euro. Và ở phương Tây, các quan chức phụ trách di trú ít khi chơi “ú oà” về “chế độ, chính sách” với người nhập cư.

    Trong khi đó, nếu anh đã thuộc tầng cao nhất trong giới trung lưu ở Moscow mà vẫn phải “chân bước xuống tàu”, thì tay nghề và kiến thức của anh sớm muộn sẽ được đón nhận ở thị trường lao động phương Tây. Dù tất nhiên tâm hồn Nga và … quẻ Lữ sẽ khiến nhiều Moskvitch, dù có thể an cư lạc nghiệp ở xứ người, vẫn cố “quay đầu về núi”. Ngạn ngữ Nga có câu: “Những nơi nào mình không có mặt đều tốt” (хорошо там где нас нет).

    Với những người còn ở lại, những luồng nhập cư có lẽ sẽ còn chảy về hướng sông Moscow. Và tầng lớp trung lưu ở thủ đô này hẳn có nghĩa vụ trong việc làm cho văn hoá của người nhập cư bớt “xa lạ” với cốt cách Mạc Tư Khoa.

    (Theo Bee)

Chia sẻ trang này