1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện lạ nước Nga-2

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi hastalavista, 30/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Bí mật của cận vệ nguyên thủ Xô Viết

    Điều quan trọng trong công việc của cận vệ - đó là không làm phiền người mà mình bảo vệ. Cấm không được bắt chuyện trước. Không được nở nụ cười trước. Trước khi qua đời không lâu vào tháng 2/2009, Trung tá Victor Kuzovlev tiết lộ với phóng viên báo Moskovsky Komsomolets như vậy.
    Ông Kuzovlev từng là cận vệ của nhiều vị nguyên thủ quốc gia hàng đầu trong đất nước Liên Xô trước kia, như Nguyên soái Climent Voroshilov, Chủ tịch Hội đồng Xôviết Tối cao Liên Xô; Nguyên soái Dmitri Ustinov, Bộ trưởng Quốc phòng; Tổng bí thư Leonid Brezhniev; Chủ tịch Hội đồng Xôviết Tối cao LB Nga Vitali Vorotnikov?
    Trông bề ngoài, Trung tá Kuzovlev chỉ là một người đàn ông dáng vẻ khiêm nhường thanh mảnh và gương mặt hiền lành chất phác. Ông không có nét gì giống như những siêu nhân cận vệ hay thấy trong phim ảnh?
    Đã từng có nhiều huyền thoại về đội ngũ cận vệ của Bộ Chính trị Đảng C/sản Liên Xô trước đây. Theo nhận xét của tờ Moskovsky Komsomolets, đó là một đội ngũ khả kính mà ngay cả những vệ sĩ của đương kim Tổng thống Nga cũng phải ngả mũ chào và có rất nhiều điều có thể học hỏi được.
    Trung tá Kuzovlev không có những cơ bắp nổi trội và không khiến ai phải hãi hùng trước vẻ ngoài của ông. Nhưng bù lại, ông lại có khả năng phản xạ cực nhanh, tài quan sát tuyệt đối cộng với tư duy phân tích nhanh và chuẩn cùng sự tinh tế nhạy cảm bén sắc. Có lẽ chính nhờ những phẩm chất ấy nên khi ông còn rất trẻ, năm 1946, đã được cử đi theo con đường đoàn thanh niên c/sản tới học ở Trường Đặc nhiệm thuộc Bộ An ninh Quốc gia Xôviết.
    Ngay cả Ủy ban y tế nghiêm khắc cũng không tìm ra được điều gì để chê bai trong người học viên mới: thị lực tuyệt đối, tim đập đều đặn như đồng hồ Thụy Sĩ, thần kinh thép, khả năng chịu đựng tuyệt hảo. Ngay sau khi tốt nghiệp, Kuzovlev đã được cử vào làm ở đơn vị "tinh hoa": Phòng 18 thuộc Cục 1, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ An ninh Quốc gia, chịu trách niệm bảo vệ các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xôviết.
    Ông Kuzovlev kể: "Ngay từ đầu tôi đã hiểu ra được nguyên tắc chính yếu trong công việc của một cận vệ - không được làm phiền người mà mình bảo vệ. Khi đó các cận vệ bị cấm lên tiếng nói chuyện trước. Cũng không được nở nụ cười cầu cạnh trước. Tất cả những gì tôi đã được nghe thấy và nhìn thấy, tôi đều không được kể cho bất kỳ ai, kể cả với vợ hay những người thân khác, hay bạn bè cũng thế. Nói chung, không ai trong số họ biết được công việc cụ thể mà tôi đang làm?".
    Nhà lãnh đạo đầu tiên mà ông Kuzovlev được phân công bảo vệ là vị Nguyên soái lừng danh Climent Voroshilov, từng nổi tiếng từ thời nội chiến, hai lần Anh hùng Liên Xô, Anh hùng Lao động XHCN. Tuy nhiên, cuộc ra mắt đầu tiên với Nguyên soái đã diễn ra không mấy "mát mặt" đối với ông: "Mỗi năm, vào dịp sinh nhật của Nguyên soái, đơn vị thường tổ chức cuộc thi trượt tuyết 5km giữa các cảnh vệ.
    Ngày 4/2/1947, trong số các cận vệ đó lần đầu tiên có tôi. Cũng ngày hôm đó lần đầu tiên tôi đi trượt tuyết? Khi chúng tôi trượt gần tới nơi Nguyên soái đứng, tôi bị cô Masha Polianskaya (làm vườn ở công viên Voroshilov trong khu biệt thự công) vượt lên trước. Thế là Nguyên soái bật cười chế nhạo tôi: "Này, chàng trai trẻ, cậu không xấu hổ ư? Sao lại để cho một cô gái vượt lên trước mình!".
    Tại đích, Trưởng bộ phận cận vệ ngoại vi, Thiếu tá Lukashin đã tới gần tôi và hứa với Nguyên soái về việc sẽ huấn luyện tôi thành một vận động viên tốt. Và trong kỳ thi Spartakiada năm 1948, tôi đã được tham gia đội tuyển của đơn vị để giành giải vô địch Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Nguyên soái Voroshilov đã nói với tôi: "Tôi hy vọng vào đồng chí. Đừng phụ lòng tin!".
    Bản thân Nguyên soái Voroshilov cũng rất thích trượt tuyết: "Đôi khi ông trượt liên tục 7 giờ một ngày. Mùa đông, ngày nghỉ nào ông cũng cùng đội cận vệ đi trượt tuyết trong khu vực biệt thự công. Chúng tôi giải lao ở một chỗ nào đó, uống nước chè nóng, ăn bánh mì kẹp. Rồi chúng tôi đính lên cây một tờ giấy và thi bắn. Nguyên soái bắn súng chính xác không hề thua gì chúng tôi?".
    Cũng theo lời kể của Trung tá Kuzovlev, Nguyên soái Voroshilov không bao giờ ra giọng dạy dỗ các cảnh vệ; bản thân các cận vệ cũng biết rất rõ về mọi phận sự của mình. Nguyên soái cũng không bao giờ làm khó cho các cận vệ, thí dụ ông không bao giờ lẻn đi đâu để cận vệ không biết.
    Ông chỉ không chịu được những người hút thuốc lá: "Tôi nhớ có một lần đi trượt tuyết dạo chơi, gặp một thanh niên ngậm thuốc lá trong miệng (đấy là chàng trai ở làng gần bên), Nguyên soái đã chặn chàng trai lại, lôi điếu thuốc khỏi miệng anh ta và mắng: Sao lại thế, trượt tuyết mà lại hút thuốc ư?!".
    Trong cảm nhận của Trung tá Kuzovlev, Nguyên soái Voroshilov là người rất cởi mở. Ông rất tôn trọng cảnh vệ, biết rõ về từng sĩ quan. Ông có thể đứng cạnh chiến sĩ cảnh vệ đang trực gác rất lâu, hỏi han về lai lịch, học vấn, về những cuốn sách đã đọc?
    Ông không thích được đối xử khách khí như với một quan lớn. Lắm khi còn cách nhà 3 cây số, ông đã ra khỏi xe và đi bộ về nhà. Và ông muốn được cho vào nhà từ cửa ngách. Ông bảo: Tôi không phải xe hơi cũng không phải ngựa, tôi không cần phải mở cổng lớn?".
    Trung tá Kuzovlev có nhiều kỷ niệm tốt đẹp nhất về Nguyên soái Dmitri Ustinov. Từ năm 1969, Kuzovlev đã là chỉ huy nhóm cận vệ riêng cho Nguyên soái và thường xuyên ở cạnh ông cả khi làm việc cũng như trong các kỳ nghỉ.
    Trung tá Kuzovlev kể: "Ông thích tôi ngay lập tức và muốn tôi làm bảo vệ riêng. Nhưng, nói thật là tôi lại ngại. Cũng không phải vì có chuyện gì đâu, Nguyên soái là người cực kỳ tuyệt vời, quan hệ giữa ông và tôi rất tốt. Nhưng ông chỉ ngủ có 3-4 tiếng mỗi ngày. Có những hôm chúng tôi chơi billard tới 1h đêm nhưng chỉ 4-5h sáng là ông đã dậy. Ông đi quanh nhà và lẩm bẩm: "Vương quốc gì mà ngủ nhiều thế nhỉ!". Khi tôi trở về nhà từ Krym (Nguyên soái tới đó để tham dự cuộc họp về công nghiệp quốc phòng trong 8 ngày), tôi đã ngủ bù li bì tới hơn một ngày đêm. Vợ tôi đã phát hoảng lên?
    Nguyên soái Ustinov còn là một người cực kỳ ngẫu hứng trong mọi chuyện. Ông hay giao những nhiệm vụ bất ngờ và đôi khi làm cấp dưới bối rối. Có lần, tôi đang cùng ông chơi cờ ở bãi biển và ông nói với tôi: "Victor, hãy tổ chức đi xem xiếc và mời theo cả các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền và bác sĩ nha khoa của tôi nữa". Mà lúc đó chỉ còn nửa tiếng là tới giờ biểu diễn, tôi không thể nghĩ ra có cách nào để mời được tất cả những người ấy cùng đi xem xiếc.
    Tôi nói với ông: "Xin phép được đi thực hiện nhiệm vụ ngay!". Còn ông lại nói: "Cứ chơi cờ tiếp đi, không sao đâu, còn kịp mà!". Mẹ ơi, biết phải làm gì! Tôi phải chơi quấy quá cho ông thắng nhanh và tôi chạy đi để lo việc ông đã giao. Tất cả các Bộ trưởng, ngoan như các đội viên, có mặt đầy đủ sau một thời gian ngắn. Họ cũng quen với việc ông có thể gọi họ bất cứ lúc nào. Họ biết rằng ông không thích ngồi đợi.
    Chúng tôi xem xiếc, sắp hết giờ biểu diễn, Nguyên soái nói với tôi: "Victor, tổ chức cho chúng tôi một chuyến đến nhà hàng "Bản Cápcadơ", nói họ làm món ăn dân tộc nhé?". Tôi bật dậy đi gọi điện thoại cho giám đốc nhà hàng ngoài giời ở Sochi. Phải làm sao trong vài ba phút tìm được đủ những số điện thoại cần thiết, những người cần thiết để thỏa thuận mà không cần hỏi lại mệnh lệnh, đấy đâu là việc dễ.
    Và chúng tôi ngồi trong nhà hàng. Những bữa ăn tối như thế bao giờ cũng do Nguyên soái trả tiền riêng. Ông rất thích uống rượu vodka ngâm ớt và bắt tôi cạn 100 gam một. Rồi giám đốc nhà hàng tới nói, đã 2h đêm rồi, chúng tôi cần phải đóng cửa. Tôi trình bày với Nguyên soái một cách lễ phép: Phải về thôi, đến giờ rồi ạ. Tất cả lên xe về trại nghỉ của Nguyên soái (ông không thả cho các Bộ trưởng về).
    Trên đường đi, ông bảo: "Victor, hãy bảo ở trại nghỉ bày tiệc cho nhóm chúng ta!". Lúc ấy thì mọi người đã đi ngủ từ lâu. Khó khăn lắm tôi mới gọi điện thoại được cho trạm gác, các cảnh vệ đánh thức đầu bếp dậy và họ đã thực hiện phận sự của mình một cách nhanh chóng? Rồi sáng sớm hôm sau, Nguyên soái lại bảo: "Victor, chuẩn bị đi câu cá nhé!". Hôm nào cũng thế. Nhưng ở cạnh Nguyên soái vui vẻ thú vị lắm, dẫu có lúc tôi đã ngủ gật trên xe".
    Nguyên soái Ustinov không thích ngồi trên xe hơi lâu. Nếu phải đi đoạn đường không gần, ông hay cho gọi máy bay trực thăng. Một lần, Nguyên soái được tặng một xe máy, ông quyết định thử cưỡi nó tới trại nghỉ và đã bị đâm vào vỉa hè, bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, ông thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Lành bệnh, ông được lãnh tụ Stalin gọi lên và hỏi: "Đồng chí Ustinov, đồng chí không có xe hơi sao mà lại đi môtô? Đồng chí biết bây giờ là thời nào không". Nguyên soái đáp: "Xin lỗi đồng chí Stalin, chuyện này sẽ không lặp lại nữa!".
    Với Tổng Bí thư Leonid Brezhniev, Trung tá Kuzovlev cảm thấy bình thản hơn: "Tôi thường cùng bốn cận vệ khác tháp tùng ông trong các cuộc đi dạo trên đại lộ Kutuzov. Ông đi phía trước, chúng tôi (tất cả đều mặc đồ dân sự, trong những bộ y phục màu xám hoặc đen đơn giản), tập trung sự chú ý ra tứ phía trên suốt đường đi. Ông biết có chúng tôi đi theo nhưng tỏ ra không biết. Khi ông vào một cửa hàng nào đó thì có một người trong số chúng tôi vào theo. Ông không bao giờ trò chuyện với chúng tôi, khác hẳn Nguyên soái Voroshilov?".
    Nhà lãnh đạo Xôviết cuối cùng mà Trung tá Kuzovlev làm cận vệ là ông Itali Vorotnikov, người về sau đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Xôviết Tối cao LB Nga. Và giữa hai người đã có những mối quan hệ gần gụi thân thiết theo kiểu đồng chí anh em?
    Để duy trì phong độ cần thiết, Trung tá Kuzovlev thường xuyên mỗi ngày tập thể dục 10 phút và mỗi tuần một hai lần tới luyện tập ở phòng thể thao Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Tại đó, ông luyện lại võ sambo cho thuần thục?
    Lúc còn trẻ, Kuzovlev được trang bị dao Phần Lan, súng Walterr và Nagan. Khẩu Nagan là tự động lên cò để phòng những trường hợp khẩn cấp, khi mỗi một giây cũng đều quan trọng. Tất cả những vũ khí đó được ông đeo ở một sợi dây lưng đặc biệt? Sau này, Kuzovlev được phát cho súng ngắn Sudarev rồi súng ngắn PSM. Có điều, trong suốt cuộc đời làm cảnh vệ, Trung tá Kuzovlev chưa từng phải bắn vào ai cả.
    (ANTG Cuối tháng)
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Những người Nga chưa từng biết tuyết
    Có một góc nước Nga rất đặc biệt ở tận Bolivia, nơi trong rừng có báo gấm, trong vườn rau người ta trồng dứa, và những người Nga gốc Sibir chưa từng một lần trong đời được trông thấy tuyết.
    "Ôi, chẳng lẽ ông đến thăm làng chúng tôi thật đó à, ông khách tốt bụng? Nóng thế này, đường làng thì đầy bụi, ông ngạt thở mất thôi!", người phụ nữ mặc áo saraphan xanh da trời nói như hát bằng tiếng Nga thổ ngữ Sibir rất rõ, chỉ dẫn cặn kẽ cho khách đường vào làng, rồi bước tiếp về phía rừng dừa. Nhân lúc mẹ bận, cậu nhóc mặc chiếc áo rubakha suông hái vội một trái xoài còn xanh lét trên cây bên đường. Bà mẹ mắng con: ?oKhricanph! Mẹ đã nói bao nhiêu lần. Đừng ăn xoài xanh, rồi lại đau bụng chạy suốt đêm thôi!?.
    Những làng Nga đầu tiên tại quốc gia Nam Mỹ Bolivia xuất hiện cách đây rất lâu rồi. Chính xác từ năm nào thì ngay cả người ở đây cũng không nhớ nổi. Hình như là từ năm 1865, thời chính phủ còn cấp đất miễn phí cho dân nhập cư. Nhưng làn sóng di cư ồ ạt bắt đầu sau đó khoảng 70 năm. Đó là những người nông dân Sibir và Ural, bỏ chạy khỏi nước Nga Xôviết. Hiện có ba làng Nga lớn, tổng số dân trên dưới 2 ngàn người, ở cách thành phố Santa Cruz khoảng trên dưới hai trăm cây số.
    Tại Taboroche, một trong ba ngôi làng ở đó, ông trưởng thôn Marchian Onufriev đi vắng, ở nhà tiếp khách chỉ có con gái ông, một nhan sắc Nga mặn mà với đôi mắt xám. ?oCha tôi đi vắng. Họ có việc phải vào thành phố. Mà các anh đừng đứng giữa cửa thế, hãy vào nhà đi?.
    Ngôi nhà xây bằng gạch, mái ngói cục mịch theo kiểu những ngôi nhà của nông dân Đức. Đầu tiên người Nga nhập cư cũng dựng nhà gỗ kiểu Nga bằng các thân dừa, nhưng trong khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới đó là công việc không hiệu quả: những ngôi nhà bằng thân dừa của họ mau chóng bị mối xông và sụp xuống. Mà nói chung khó có thể mô tả làng Nga ở Bolivia bằng lời, cần phải tận mắt trông thấy.
    Những ngôi nhà chó bé tí xíu (điều làm cho dân Bolivia bị sốc nặng: Chó mà cũng phải xây nhà riêng!), và lũ bò sữa gặm cỏ dưới bóng dừa. Các bà vừa thu hoạch dứa vừa hát đồng ca ?oÔi, băng giá, băng giá?. Các ông râu quai nón mặc áo rubakha thêu tay, thắt lưng con cón cưỡi xe Jeep Nhật, điện thoại di động dắt lưng, còn các cô gái mặc saraphan, đội kokosnik (mũ đội đầu truyền thống của phụ nữ nông thôn Nga) thì ra đồng bằng xe máy Honda.
    "Giờ cuộc sống của chúng tôi khá hơn nhiều rồi, Chúa phù hộ", thôn nữ Natalia, 37 tuổi, vừa mời khách vào nhà, vừa kể. "Hồi đầu, khi ông bà chúng tôi mới tới đây, làm gì có máy kéo, ngựa cũng chẳng có. Đàn bà phải kéo cày thay ngựa. Ai đó khá giả hơn, ai đó thì vẫn nghèo, nhưng cả làng sống với nhau hoà thuận".
    Natalia sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng Nga kiểu cũ, do các kiều dân Nga tạo lập trong rừng nhiệt đới Brasilia. 17 tuổi, cô kết hôn với một người gốc Nga ở làng này, và chuyển đến nhà chồng. Cô không hề biết tiếng Tây Ban Nha, thậm chí không biết đếm, và cho rằng cô có thể sống mà không cần đến ngôn ngữ đó.
    Khi di cư sang Brasilia từ vùng Khabarovsk cùng với gia đình, cha cô mới 5 tuổi, giờ đây ông đã ngoài 80. Cô chưa bao giờ được đặt chân tới quê gốc của cha, dù rất muốn, mặc dù cô chỉ biết về nước Nga qua lời kể của cha. "Đó là một vùng đất đẹp không thể tả hết. Cha tôi nói ở bên đó người ta có thể vào rừng tìm nấm, nấm nhiều đến mức có thể hái những giỏ đầy. Còn ở đây, đừng nói đến chuyện vào rừng. Nấm chẳng có đâu, vô phúc gặp phải báo gấm thì khổ", cô kể.
    Điều bất ngờ đối với các phóng viên là họ được nghe tiếng Nga thổ ngữ Sibir ở làng này. Những người gốc Nga, chưa bao giờ đặt chân đến Nga, thậm chí một số thanh niên thế hệ thứ ba và thứ tư, có cha và ông sinh ra ở Bolivia, mà vẫn sử dụng đúng thứ tiếng Nga đã được thế hệ cụ họ sử dụng từ cách đây trên 100 năm, khi thế hệ này rời Nga di cư sang Nam Mỹ. Đó là thứ tiếng Nga với ngữ điệu trầm bổng, dịu dàng và trong từng vựng còn rất nhiều từ đã không còn sống trong tiếng Nga hiện đại. Họ không biết đến những từ như ?ocông nghiệp hóa?, ?okế hoạch năm năm?, không hiểu những cách nói lóng.
    Cô bé sáu tuổi Evdokia ngồi trên bậc cửa chơi với con mèo nhỏ. Khác với nước Nga, ở đây vì không có chuột trong nhà nên người ta nuôi mèo là để chúng bắt thằn lằn. Cô bé cũng chỉ biết tiếng Nga - người ta giữ trẻ con dưới bảy tuổi trong làng, để chúng có thể nói thạo tiếng Nga trước khi đến trường, nơi chúng sẽ được dạy nói tiếng Tây Ban Nha.
    Các bà mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện cổ tích Nga đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và Ivan ngốc nghếch, về Emelia và con cá măng, và con ngựa gù. Sống trong rừng sâu, họ không có sách vở gì cả, mà nói chung ở cả nước Bolivia này khó lòng tìm ra được một tuyển tập truyện cổ tích Nga. Đàn ông hầu như ai cũng biết tiếng Tây Ban Nha, nhưng phụ nữ thì không.
    ?oĐàn bà biết tiếng Tây Ban Nha để làm gì??, cô Feodocia to béo, bạn cô Natalia, nói. ?oĐi lấy chồng rồi thì phải ở nhà mà quản lý bếp núc và nướng bánh, để đàn ông đi làm?.
    Cả ngày dân Taboroche làm việc ở ngoài đồng. Họ tự gieo trồng tất cả mọi thứ có thể: ngô, lúa mạch, hướng dương. ?oChỉ những cây người ta không trồng thì mới không mọc trên đất này!?, Terenti, một trong những người đàn ông đang lái máy kéo nói đùa. Vụ mùa năm ngoái, một báo địa phương thậm chí còn đưa tin về một người Nga ở Taboroche, vì anh ta đã thu hoạch được nhiều đậu nành và dứa nhất vùng.
    ?oCũng có người tiết kiệm tiền để đi xem nước Nga. Khi quay lại, họ kể những điều kỳ thú vô cùng, cả làng nghe không chớp mắt. Mà kỳ lạ nhất là ở đó tất cả mọi người đều nói tiếng Nga, thật không thể tin được. Tôi nghe chuyện anh ta kể, và quyết định để dành tiền để đi xem nước Nga một lần. Vài năm nữa tôi sẽ đi?.
    Kiều dân Nga ở Taboroche chở các thứ nông sản họ trồng được đến bán ở chợ Santa Kruz. Khi ra đến thành phố, họ chọn những khách sạn không có TV và radio trong phòng (xem và nghe các thứ đó là tội lỗi), mang theo bát đũa của riêng mình để không phải dùng ?onhững thứ dơ dáy?. Không một ai có ý định rời nông thôn ra thành phố sống.
    Về nguyên tắc, dân Bolivia không bị cấm đoán gì nếu họ muốn kết hôn với kiều dân Nga tại các làng này, chỉ có mỗi một điêu kiện duy nhất: Dâu rể đều phải về sống trong làng Nga, cải đạo Nga, ăn mặc kiểu Nga và nói tiếng Nga. Từ trước đến nay mới có hai đám cưới giữa người làng Nga và dân bản xứ, và cả hai đám đều không bền vững.
    Một cô gái Bolivia lấy chồng Nga đã không thể chịu được bà mẹ chồng suốt ngày soi: nào là không biết nói tiếng Nga, nào là đội kokosnik bị lệch, nào là không biết nấu xúp bắp cải, nào là đọc kinh cầu nguyện không thật lòng. Cuối cùng, cô bỏ chạy, còn anh chồng nghe theo lời mẹ, sang Urugoay cưới một cô gái gốc Nga làm vợ.
    Một anh chàng da đỏ người Bolivia cưới một cô người làng Taboroche làm vợ, được dân làng chấp nhận một cách rất thận trọng. Cuộc hôn nhân của họ cũng tan, dù đã có tới năm mặt con, và dân làng có dịp phê phán và đổ lỗi cho anh chồng ?ongoại?. Các cuộc hôn nhân ?oquốc tế? như vậy rất hiếm, và vì thế hầu hết dân làng Taboriche cho đến nay vẫn giữ được ngoại hình Nga rất điển hình - tóc vàng, mũi hếch, mắt xanh, mặt đầy tàn nhang. Các thức uống có cồn (kể cả bia) bị cấm tiệt. Hút thuốc lá cũng bị cấm. Cả làng không hề có ai chết vì nghiện ngập hay ung thư phổi.
    Các phương tiện của thế giới văn minh như TV, radio dù bị coi là tội lỗi, nhưng dù sao thì vẫn rất quyến rũ: nhiều người dân đã giấu diếm mua máy thu hình cỡ nhỏ, giấu dưới gần giường, đêm đêm lén xem sau khi đã vặn tiếng nhỏ hết cỡ. Không ai công khai thừa nhận chuyện này. Chủ nhật mọi người đều đi lễ nhà thờ, và hàng ngày dạy con đọc kinh thánh.
    Gần đây mới có khoảng hai chục gia đình Nga di cư từ Mỹ sang. ?oNgười Nga ở Mỹ sống rất khổ?, ông Elevferi, cựu công dân bang Alaska, vừa vuốt bộ râu quai nón vừa kể. ?oỞ đó họ sắp xếp mọi thứ để hoà loãng dân nhập cư. Nhiều đứa trẻ con Nga không biết nói tiếng Nga, dù vẫn mặc áo rubakha thêu và được rửa tội trong nhà thờ Nga. Thật khổ. Chúng tôi phải di cư sang đây để trẻ con đừng học nói tiếng Mỹ và đừng quên Chúa của người Nga?.
    Trong cái nóng dữ dội của mùa Giáng sinh Nam Mỹ, những người Nga ở làng Taboroche cùng dự lễ nhà thờ và hỏi thăm các phóng viên về tuyết: Trông nó thế nào? Sờ vào nó thế nào? Thật không thể tin được có những người gốc Sibir lại tò mò hỏi tuyết là như thế nào, và tròn mắt thốt lên ?oKhông thể thế được? khi nghe câu trả lời.
    Gần đây dân làng Taboroche bắt đầu rời khỏi làng - đất canh tác ở đây đã trở nên đắt đỏ. ?oChúng tôi sống như dân digan?, Feodoxia cười giải thích. ?oHơi một tí là nhổ trại và lên đường?. Họ tìm thuê đất canh tác xa hơn về phía nam, bên kia sông, ở đó đất rẻ hơn, khi thu hoạch ngô có thể mang bán sang Brasilia.
    Dân làng chỉ biết rất ít về thời sự nước Nga. Họ không xem vô tuyến, không được vào Internet. Họ biết tin về vụ Beslan, và đã tổ chức một buổi cầu an trong nhà thờ cho những linh hồn bé bỏng bị bọn dã man giết hại. Họ vẫn gắn với tổ quốc bằng linh cảm trong tâm hồn mình.
    Bà chủ một hiệu kính tại trung tâm Santa Kruz, dân gốc vùng Kuban tên là Liuba kể, có một lần bà cho một kiều dân Nga tên là Ignat xem những bức ảnh thiên nhiên Nga trong một cuốn album ảnh xuất bản ở Mátxcơva. Dù chưa bao giờ đặt chân đến Nga, nhưng anh chàng Ignat điềm nhiên bảo: ?oThật kỳ lạ, nhưng tất cả những cảnh này tôi đã thấy rồi. Đêm nào tôi cũng mơ thấy. Cả ngôi làng nơi ông nội tôi từng sống tôi cũng đã thấy trong mơ?.
    (Nước Nga.net)
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Sống sót sau hai lần nhảy từ tầng 5
    Một người đàn ông Nga vẫn sống sót sau khi uống 3 chai rượu vodka và nhảy 2 lần từ ban công tầng 5 xuống đất.
    Alexei Roskov cho biết lý do anh nhảy 2 lần bởi vì anh không thể chịu đựng được sự ?olèo nhèo? của vợ.
    Cô Yekaterina, vợ của Roskov trong khi đang theo dõi một bộ phim kinh dị thì anh chồng say rượu mở của bếp và "gieo" mình xuống đất. Roskov, 22 tuổi vẫn sống sót và lảo đảo quay trở lại tầng trên với những vết xây xước sau khi rơi từ độ cao hơn 15m.
    Tuy nhiên, trong khi cô vợ đang cuống quýt gọi xe cứu thương và trách mắng thì anh ta lại nhảy lần nữa.
    Các bác sỹ hết sức ngạc nhiên vì Roskov chỉ bị xây xước nhẹ và có những vết thâm tím.
    Roskov cho biết anh sẽ cai rượu bắt đầu từ bây giờ. Anh cũng nói thêm: ?oTôi chỉ có thể nói được một điều là tôi đã rất may mắn. Tôi không biết nguyên nhân gì khiến tôi tự ?ohạ cánh? lần thứ nhất. Nhưng khi quay trở lại tôi thấy vợ mình hét ầm ỹ một cách giận dữ và tôi nghĩ tốt nhất là mình nên nhảy thêm lần nữa?.
    (24H)
    Được hastalavista sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 13/04/2009
  4. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện kinh hoàng: Một cô bé sủa? thay cho nói
    Ngày 27/5, hãng tin Ria Novosti cho biết cảnh sát thành phố Chita ở khu vực Đông Siberia của Nga vừa phát hiện một trường hợp ngược đãi trẻ em kinh hoàng, trong đó nạn nhân bị bỏ rơi, không được chăm sóc, lớn lên cùng với những con chó và không biết nói, mà chỉ biết sủa.
    ?oTheo cách của một con chó?
    Cơ quan cảnh sát Chita thông báo trên trang web chính thức rằng, họ phát hiện vụ việc này sau khi khám xét một căn hộ ở quận Zheleznodorozhny, nhờ tin báo của hàng xóm. Đứa trẻ được xác định là bé Natasha, 5 tuổi, đã bị cách ly với thế giới bên ngoài trong nhiều năm. Giám đốc cảnh sát Chita, bà Larisa Popova, cho biết: ?oĐứa trẻ sống trong các điều kiện hoàn toàn bẩn thỉu, căn hộ bốc lên thứ mùi rất kinh khủng. Khi mới bước chân vào, chúng tôi đã suýt ngã ngửa vì mùi hôi. Ở đó có rất nhiều động vật như chó, mèo, và cô bé sống cùng với chúng?.
    Cha mẹ của Natasha không có nhà lúc cảnh sát tới, nhưng những con chó đã tìm mọi cách để bảo vệ cô bé, không cho nhà chức trách mang em đi. Về phần Natasha, sau nhiều năm bị bỏ mặc, thiếu sự tiếp xúc với con người, cô bé đã không thể đi trên hai chân, không thể nói và chỉ phát ra âm thanh giống loài thú, dù vẫn hiểu tiếng người.
    Natasha đang sống chung một căn hộ 3 buồng cùng cha đẻ, ông bà và một số họ hàng, nhưng khi nhà chức trách tìm tới, họ thấy cô bé ở trong tình trạng ?okhông được tắm gội, mặc quần áo bẩn thỉu, rách rưới và bộc lộ các thói quen của một loại thú nuôi?. Cô bé chào đón các sĩ quan cảnh sát bằng cách ngó nghiêng nhìn họ ?otheo cách của một con chó?. Những chẩn đoán ban đầu cho thấy Natasha đã bị chậm phát triển và có thể chất của một đứa trẻ 2- 3 tuổi. Rất may Natasha không bị chậm phát triển về tinh thần, và việc cô bé phát triển các thói quen hoang dã chỉ là do quá thiếu thốn sự chăm sóc của con người.
    Hiện Natasha đã được đưa tới một trung tâm phục hồi chức năng để điều trị. Lãnh đạo trung tâm này, bà Nina Yemelchugova, cho biết: ?oKhi tôi đi ra khỏi phòng, con bé nhảy tới cửa và bắt đầu sủa. Cháu thường liếm đồ ăn trên đĩa?. Natasha cũng lảng tránh những đứa trẻ khác ở trung tâm và tỏ ra căng thẳng khi nghe thấy những âm thanh bất ngờ. Nhiều chuyên gia đã được mời tới nghiên cứu trường hợp của Natasa. Họ đánh giá rằng cô bé này có thể nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường nếu được giáo dục đặc biệt và liên tục.
    Đây không phải là trường hợp duy nhất về những đứa trẻ hoang dã được phát hiện. Do bị ngược đãi bởi cha mẹ, nhiều đứa trẻ đã tìm kiếm sự an ủi từ các con thú và nhận được sự đồng cảm, thường là từ loài chó. Các chuyên gia tâm lý đã gọi hiện tượng này là Hội chứng Mowgli Syndrome, đặt theo tên đứa trẻ trong tác phẩm The Jungle Book của nhà văn Rudyard Kipling. Trong truyện, đứa trẻ đã được những con sói nuôi lớn nơi rừng rậm.
    Trước khi tìm thấy bé Natasha, người ta đã phát hiện một số trường hợp trẻ em phát triển các đặc tính hoang dã. Hồi năm 2003, phóng viên Will Stewart của tờ Times đã tìm đến Ukraina và nhờ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp bản địa, ông đã phát hiện vài đứa trẻ như thế. Stewart đã tìm thấy Edik, con trai của một ông bố nghiện rượu và một bà mẹ không quan tâm tới việc chăm sóc con. Do thiếu tình thương, khi lên 3 tuổi, Edik dần trở nên thân thiết với những con chó trong nhà hơn 6 người anh em ruột. Cậu bé ăn ngủ theo cách của những con thú này và có sợi dây liên hệ chặt chẽ với chúng. Lúc được các nhân viên xã hội giải cứu, Edik đã thể hiện nhiều đặc tính của loài chó. Bà Lyudmila Pohvalnie, người từng chăm sóc Edik, nhớ lại: ?oKhi những đứa trẻ khác lên giường, Edik thường tru lên như chó. Chúng tôi đã phải dạy lại cho cháu cách ăn, ngủ và chơi với những đứa trẻ khác?. Lối hành xử và khả năng học tập của Edik được cải thiện dần từ đó.
    Trường hợp thứ hai thương tâm hơn, liên quan tới Oksana, sinh năm 1983. Ngay từ khi sinh ra ở làng Novaya Blagoveschenka, Oksana đã bị hắt hủi do cô bé không phải là con trai như cha mẹ mong chờ. Một ngày nọ, mẹ Oksana đuổi cô bé ra ngoài trong trời đêm lạnh và khóa trái cửa. Cô bé lao tới cái cống gần nhà và náu mình tìm hơi ấm bên cạnh một con chó. Oksana sống ở đó trong 6 năm trời, đủ lâu để cha mẹ nghĩ rằng con mình cũng là một giống thú và xích cổ cô bé mỗi khi đi vắng. Trong nhiều năm, chẳng ai có hành động gì thay đổi chuyện đó, mãi tới khi một người đi ngang qua thấy nghịch cảnh đã gọi điện cho cảnh sát.
    Ngoài ra, còn phải kể tới trường hợp của Vanya. Năm 1996, lúc mới 4 tuổi, Vanya bị ném ra đường phố Moskva, sau khi cha đi tù và mẹ đẻ bỏ rơi cậu bé. Trong hai năm, Vanya sống trong cái lạnh thấu xương cùng với những con chó hoang. Khi cậu bé được đưa vào một trại trẻ, những con chó đã tìm theo và đứng ngoài cổng hú gọi. Bên cạnh đó là trường hợp của Nina, một bệnh nhân tâm thần bị cha mẹ nhốt vào cũi từ năm 1978. Khi được trả tự do vào năm 2001, Nina đã sống 23 năm như loài thú, bẩn thỉu, gầy yếu. Cô chỉ biết phát ra những tiếng gầm gừ để giao tiếp với người khác và đi trên cả 4 chi. Cha mẹ đã nhốt cô cùng với bò, lợn, gà Tây, chó, cừu và cho tất cả cùng ăn mỗi ngày.
    (TTVH)
    ' Чи,е доп?осили о,?а "дево?ки-маfгли" На,а^и
    '?е?а б<л заде?жан о,е? "дево?ки-маfгли" На,а^и, ко,о?fZ "воспи,<вали" дома^ние собаки и ко^ки, сооб?ил Р~А Новос,и в ?е,ве?г со,?fдник п?есс-слfжб< к?аевого У'". Yо его словам, мfж?ина f,ве?ждае,, ?,о ?ебенка емf о,дала бабf^ка жен<.
    oили?ионе?< с боем заб?али ?ебенка f ?одс,венников. z,?а в э,о, момен, дома не б<ло, а о мес,она.ождении ма,е?и ни?его не б<ло извес,но. "ево?кf помес,или в со?иалOно-?еабили,а?ионн<й ?ен,? "Надежда" в Чи,е.
    "ofж?инf заде?жали в?е?а, доп?осили, сос,авили п?о,окол и о,пfс,или. ' нас,оя?ее в?емя ?е^ае,ся воп?ос о возбfждении fголовного дела по с,а,Oе 156 Уs РФ (неисполнение обязаннос,ей по воспи,аниZ несове?^енноле,него)", - сказал собеседник аген,с,ва.
    Yо его словам, показания о,?а дево?ки ка?диналOно ?ас.одя,ся с показаниями ма,е?и ?ебенка, ко,о?ая явиласO в мили?иZ в с?едf сама.
    "oа,O гово?и,, ?,о f нее ?ебенка fк?ал о,е?. А о,е? гово?и,, ?,о бабf^ка жен<, ,о ес,O п?абабf^ка ?ебенка п?едложила емf заб?а,O ?ебенка на воспи,ание, ?,о он и сделал", - сказал со,?fдник п?есс-слfжб<.
    zн ,акже f,о?нил, ?,о в нас,оя?ее в?емя ?е^ае,ся воп?ос о ли^ении ма,е?и и о,?а ?оди,елOски. п?ав.
    Yо ин"о?ма?ии У'", дево?кf ?ел<. пя,O ле, "воспи,<вали" несколOко собак и ко^ек, и она ни ?азf не б<ла на fли?е. Хозяева дома, где жила дево?ка, никого не впfскали в ква?,и?f, с соседями не об?алисO, а на fли?е появлялисO в основном для ,ого, ?,об< в<гfля,O свои. пи,ом?ев.
    Несмо,?я на ,о, ?,о она жила в ,?е.комна,ной ква?,и?е с о,?ом, бабf^кой, дедf^кой и д?fгими ?одс,венниками, она по?,и не ?азгова?ивае,, .о,я ?елове?ескfZ ?е?O понимае,. -а долги в ква?,и?е б<ла о,клZ?ена вода, ,епло, газ и канализа?ия. Неfм<,fZ, в г?язной одежде, с явн<ми повадками дома^него живо,ного, дево?кf вс,?е,или со,?fдники мили?ии, она как соба?ка кидаласO на лZдей.
    sак с?и,ае, извес,н<й пси.иа,о?-к?иминалис, oи.аил 'иног?адов, На,а^а сможе, адап,и?ова,Oся и б<с,?о догони, в ?азви,ии свои. све?с,ников.
    ""ево?ка сможе, адап,и?ова,Oся и б<с,?о догони, в ?азви,ии свои. све?с,ников, ,ак как подобн<й оп<, в России ес,O", - с?и,ае, 'иног?адов.
    Yо его словам, на его памя,и за последние несколOко ле, п?оизо^ло пя,O-^ес,O аналоги?н<. слf?аев, когда из неблагополf?н<. семей заби?али, ,ак наз<ваем<., де,ей-"маfгли".
    "Но п?и э,ом нелOзя де,ей с?азf поме?а,O в "полнfZ с?едf", они должн< п?ой,и кf?с адап,а?ии с?еди де,ей с аналоги?н<м ?азви,ием (глf.онем<., с пси.и?еской о,с,алос,OZ и ,.д.)", - сказал экспе?,.
  5. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Người đàn ông khoẻ nhất nước Nga kéo tàu 760 tấn
    Elbrus Nigmatullin cư dân thuộc làng Chelyabinsk đã kéo chiếc tàu thủy nặng 760 tấn di chuyển 20 mét bên bờ sông Trắng (Nga).
    Hàng nghìn khán giả chứng kiến đã bất ngờ và hoàn toàn thán phục trước màn trình diễn ngoạn này. Anh xứng đang với danh hiệu ?oNgười đàn ông khoẻ nhất nước Nga?.
    Xem video tại:
    http://bee.net.vn/channel/1985/200910/Nguoi-dan-ong-khoe-nhat-nuoc-Nga-keo-tau-760-tan-1724573/
  6. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
  7. david401

    david401 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Rất thú vị , xin cám ơn.
  8. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1

     
    Thanh pho bi an
     

    được hastalavista sửa chữa / chuyển v&agrave;o 10:53 ng&agrave;y 02/03/2010
  9. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Nga bỏ bớt 2 múi giờ

    Tổng thống Nga Dmitri Medvedev vừa chính thức quyết định giảm số múi giờ của nước Nga từ 11 xuống còn 9, bắt đầu từ rạng sáng ngày 28/03/2010, khi nước Nga chuyển sang chế độ giờ mùa hè.
    Theo quyết định này, phần múi giờ cực Đông của Nga ?" bao gồm hai khu vực Chukotka và Kamchatka sẽ chỉ còn chênh 9 tiếng đồng hồ so với múi giờ cực Tây của nước này là vùng lãnh thổ Kaliningrad, so với 10 tiếng đồng hồ trước đây. Hai khu vực miền Trung nước Nga là vùng Umutia và Samaskaia sẽ có cùng múi giờ với thủ đô Mát-xcơ-va.
    Ý tưởng xem xét giảm bớt số múi giờ được Tổng thống Medvedev nêu ra trong Thông điệp gửi Quốc hội Liên bang hồi tháng 11 năm ngoái. Theo quan điểm của các chuyên gia, khoảng chênh lệch giữa các múi giờ gây khó khăn cho công việc của nhiều cơ quan và ngành, đặc biệt các ngành giao thông, liên lạc.
    Các tổ chức kinh doanh và tài chính cũng vấp phải vấn đề, chẳng hạn như các ngân hàng, khi cần thực hiện thanh toán giữa các chi nhánh tại những vùng có múi giờ lệch nhau. Vì thế theo các chuyên gia này, càng ít số múi giờ, thì càng tốt hơn cho nền kinh tế. Theo tin từ Mát-xcơ-va, có thể sắp tới Nga sẽ bỏ chế độ giờ mùa đông và giờ mùa hè khác nhau.
  10. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Quan tài dịch chuyển khỏi vị trí chôn ban đầu
    Người phát ngôn của một bảo tàng tang lễ của Nga cho biết những chiếc quan tài ở khu vực này đang "chu du" đến vài mét so với địa điểm được chôn cất ban đầu.
    Bảo tàng tang lễ Novosibirsk cho biết, các cuộc khai quật tại nghĩa trang Novosibirsk đã cho thấy những chiếc quan tài ở đây đã ?otrôi? 5 đến 33 feet so với vị trí chôn cất ban đầu.
    Hãng tin Ria Novosti ngày 26/8 dẫn lời quản trang Rodion Yakushin, cho biết hiện tượng kỳ lạ này có thể gây hoang mang trong dân chúng sau khi thi thể của những người đã khuất được đào lên.
    Ông Yakushin cho biết: ?oTrong khi khai quật, con cháu người đã khuất chỉ nhận ra ông bà mình qua quần áo và vật dụng cá nhân trong khi những cái xác được tìm thấy đang nằm trong những ngôi mộ khác."
    Cơ quan chức năng đang vào cuộc để tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ này./.

Chia sẻ trang này