1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện lạ ở kỳ thi ĐH vừa qua

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi vinatext, 15/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. guwngf

    guwngf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Em có cái ảnh ni nì, có chị em mô thử cách ni chưa?
  2. doishi_asimo

    doishi_asimo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Ôi, răng bác guwngf không post lên sơm sớm cho em học hỏi kinh nghiệm? qua thời nghiên bút rồi còn đâu!!! dừ thì nỏ bày trò nớ được rồi
  3. vinatext

    vinatext Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2004
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Xem ra bạn của em chắc cũng vào cỡ "chim lặn cá sa" thì giám thị mới như vậy. Gửi lời chúc mừng của tui tới bạn gái của em nhé.
    Bạn tui làm Công an giao thông cũng gần như thế đấy. Cô nào hơi xinh một tí là cậu ta đi đóng tiền phạt rồi hỏi địa chỉ or số phone rồi hẹn đi uống cà phê. Quả là một con người tốt bụng?!
  4. Amore

    Amore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    636
    Đã được thích:
    0
    Có chuyện này, nói lạ thì cũng không đúng lắm, nhưng cứ post cho mọi người "tham khảo".
    .. Kì thi năm ngoái, tại điểm thi ở Khối chuyên toán: Điểm trưởng nghiêm khắc dặn dò các giám thị nghiêm chỉnh chấp hành quy chế thi, trong đó có việc không cho thí sinh ra khỏi phòng thi trước 2/3 thời gian. Có 2 giám thị nọ triệt để thi hành, và khi có một thí sinh chẳng may bị "Tào Tháo rượt" thật, 2 giám thị nọ cũng nhất quyết không cho ra ngoài (có lẽ sợ thí sinh giả vờ). Tức nước vỡ bờ, cô bé thí sinh chạy ào ra ngoài và.... ngay cạnh chỗ các giám sát đang đứng!
    Rút kinh nghiệm, năm nay các điểm trưởng nhắc nhở giám thị không cần thiết phải cứng nhắc như thế nữa, nhưng phải hết sức cẩn thận trong khi bóc đề thi (vì năm ngoái cũng đã có nhầm lẫn đề thi). Và giám thị của 1 phòng thì nọ... bóc phong bì đựng đề ra, mở he hé, rút từ từ ra 1 tờ đề, thấy giấy trắng, rút tờ nữa, vẫn giấy trắng, 1 tờ nữa, vẫn vậy. Giám thị 1 liền chạy lên báo cáo với điểm trưởng, điểm trưởng cấp tốc gọi ngay về cụm trưởng. Và trong lúc cụm trưởng khẩn trương gọi về Bộ thì ở điểm thi kia, cô giám thị đang thỏ thẻ với điểm trưởng: "Đề thi đủ rồi thầy ạ, có 3 tờ giấy trắng thôi!"
  5. ca_chua_chin_

    ca_chua_chin_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều chuyện cũng hay nhỉ, em mới thi đại học xong, nhưng mà địa điểm thi chỗ em ko có chuyện lạ chi mà kể
  6. atspv

    atspv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/09/2003
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Theo báo tuổi trẻ
    NHỮNG TÁC PHẨM BẤT HỦ ​
    Trong kỳ thi đại học vừa qua, dù không làm được bài nhưng không ít thí sinh đã kịp ?osáng tác? những tác phẩm ?ođộc? mà thường thì chỉ có cán bộ chấm thi mới được thưởng thức.
    Nhiều giáo viên đã giật mình trước sự vô tư và năng lực thi ca, hội họa của những thí sinh chắc chắn trượt (theo qui chế, thí sinh viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi sẽ bị đình chỉ thi - tức sẽ bị điểm 0 môn thi đó).
    Dưới đây là một số tâm tư của thí sinh đã được các giám khảo ?ocảm? mà chép lại; thể hiện phần nào tâm trạng, nỗi niềm của nhiều thí sinh vẫn hiện diện tại phòng thi chỉ để chờ... may mắn!
    Lại có những thí sinh đóng mở ngoặc trần tình về hoàn cảnh gia đình, về khả năng tiềm ẩn của mình theo kiểu ?olời cuối? hoặc ?otái bút? rất lâm ly bi đát, đại loại như ?onhà em nghèo, cả họ chỉ hi vọng vào mình em học lên làm rạng danh gia tộc, nếu không đỗ em không biết có dám sống để về quê hay không?, hay ?onếu không đỗ em sẽ tự tử, nếu không em cũng bị bố mẹ đay nghiến đến chết mất?...
    Sai chính tả, không hề có kiến thức cơ bản, xuyên tạc một số câu văn nổi tiếng là chuyện năm nào giáo viên chấm thi cũng gặp. Đôi khi họ còn được thí sinh gợi ý cả cách chấm điểm bằng cách đóng mở ngoặc ở cuối dòng đề rõ (2đ) hoặc (1,5đ)... Tuy nhiên, nhiều và đáng nói nhất là những tác phẩm thơ phú, đồ họa đã ra đời trong phòng thi - nơi không nên nhất này.
    Một nàng buồn ngồi nghĩ đến tuổi tác và tình yêu không liên quan gì tới môn thi toán hóc búa khối D vào Học viện Tài chính bèn tự hỏi và tự trả lời luôn bằng thơ làm các giám khảo được phen ?ophớ lớ? sau cả ngày căng thẳng với đáp số và những phương trình (chúng tôi mạn phép tự đặt ?otựa?):
    Tuổi mười bảy
    Tuổi mười bảy em lớn chưa anh nhỉ?
    Có quyền yêu và mơ mộng không anh?
    Có quyền đau khi giấc mộng không thành
    Có quyền khóc khi mối tình dang dở?
    Tuổi mười bảy học đủ rồi em ạ
    Có quyền yêu và mơ mộng em ơi
    Nhưng yêu sao cho xứng với đời
    Không đại học em cũng thành bà lớn...
    Rất tâm trạng và đầy quyết tâm! Trong khi đó một tác phẩm không biết của nam hay nữ (đã rọc phách) nhưng với nét chữ, các giám khảo chấm thi đoán là nam. Anh chàng này thi vào ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng môn toán chỉ làm được hai câu, thời gian còn lại chắc buồn quá anh quay sang nhớ lại những kỷ niệm đẹp tuổi học trò nên bài thơ này đã ra đời, nó vừa có vẻ dang dở lại vừa không:
    Hè về nắng hạ đã rơi vương
    Sao nghe buồn quá buổi tan trường
    Tuổi học trò mang đầy xác phượng
    Cặp sách nào đựng hết yêu thương...
    Nhưng những tác phẩm trên chưa thể so sánh với bài thơ dưới đây do một phó giáo sư ở khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) chép lại. Nó đầy tâm trạng, có mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn! Xen lẫn đó là các trạng thái vui buồn. Đặc biệt, tác giả bài thơ có tinh thần lạc quan, lắm quyết tâm và... viết khá hay.
    Theo các giám khảo được ?othưởng lãm? tác phẩm, chắc chắn đây chẳng phải bản ?otrường ca? đầu tay của thí sinh này. Bài thơ được tác giả của nó đặt tựa hẳn hoi và viết ngay ngắn trên trang giấy thi với lời nhắn ?orất mong các thầy chấm thi đọc vì đây là bài ứng khẩu nên sẽ thất truyền? (!). Và đúng như mong muốn, các giám khảo đã đọc và cả phòng chấm thi ngột ngạt cũng được một phen thư giãn tích cực.
    Ngẫm đề thi...
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Cố viết mà chẳng được câu nào
    Khen ai ra đề, ôi chao khéo
    Quả là đầu óc có tầm cao
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Mấy bác giám thị thật gắt gao
    Bên ngoài, giám sát viên thao láo
    Biên bản đình chỉ sẵn giơ cao...
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Thế là bạn bè hết ăn khao
    Định mời chúng nó chầu sủi cảo
    Thi trượt, cũng tốt, càng đỡ khao
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Nhìn tờ giấy trắng lòng nôn nao
    Lại mất một năm tốn cơm gạo
    Tuổi xanh lãng phí buồn biết bao!
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Nhưng tự hỏi ta chăm đâu nào?
    Ôn văn, luyện võ ta chưa thạo
    Bạn nhạo, thầy chê, trốn nơi nao?
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Cầu mong chỉ giống giấc chiêm bao
    Than ôi! Nhưng đó là mơ hão
    Lười học đừng nuôi mộng anh hào
    Đề thi lịch sử khó làm sao
    Ra chợ vài chục một bộ phao
    Nhưng không! Anh đây quyết trong sạch
    Không đỗ mà đầu vẫn ngẩng cao
    (...)
    Chắc chắn ngoài những bài thơ trên còn nhiều ?otác phẩm? không kém phần độc đáo khác nhưng đã thất truyền vì có khá nhiều điểm 0 trong các kỳ thi đại học. Điều này chứng tỏ thí sinh của chúng ta cũng... khá, dù ở lĩnh vực thơ phú bất đắc dĩ.
    Ngoài thơ ra, tài hình họa của thí sinh cũng không kém phần đặc sắc với những chú dê, chú mèo đầy ngộ nghĩnh vượt cả 12 con giáp. Chỉ các nhà giáo tâm huyết mới ngậm ngùi: tiếc rằng những tác phẩm này toàn là của những thí sinh đậu... cành mềm, tất cả kiến thức thu nhận bây giờ lại là những tờ giấy vui xen lẫn cợt nhả.
    Theo GS L.V. L., người đã ?osưu tầm? được rất nhiều ?otác phẩm? trong phòng thi và đã tổng kết, nghiền ngẫm nhiều về nó, ?ođa số thí sinh trổ tài thi họa không đúng chỗ đều là thí sinh thi năm đầu tiên. Dù đó cũng là năng khiếu đáng trân trọng nhưng mong sao ngày càng ít phải đọc những bài thơ, tác phẩm hình họa này trong bài thi. Sẽ tốt hơn nếu gặp chúng ở hội thi văn nghệ sinh viên!?...

Chia sẻ trang này