1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện mới nhất về nhạc sĩ Phạm Duy

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi phuongpho, 27/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CadicVN

    CadicVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Đọc những dòng reply của các bạn, tớ thấy các bạn nhìn nhận chủ quan và phiến diện, tính "đám đông" rất cao. nghe người khác nói vậy cũng cho là như vậy, hùa vào nhưng kỳ thực chả hiểu tí nào vấn đề người khác đang nói. Thêm vào đó là những phát ngôn có phần hàm hồ.
    Có những người cũng hùa theo "ông là cây đại thụ" vậy xin hỏi các bạn đã nghe được bao nhiêu ca khúc của Phạm Duy, các bạn hiểu thế nào về những ca khúc ấy. Tớ nghe nhạc Phạm Duy cũng không ít, thú thực tớ cũng rất thích một số tác phẩm của ông, nhưng để đảm bảo rằng mọi người đều thích nhạc Phạm Duy (thích tất cả các tác phẩm chứ không phải 1, 2 bài nhé) thì không bao giờ có chuyện đó. Nhạc Phạm Duy kén người nghe, những người có thói quen nghe nhạc đương đại thì có thể cảm thấy rất khó khi nghe một số tác phẩm của ông.
    Xét về tài năng của Phạm Duy, tớ đánh giá cao ông, đánh giá cao những trường ca như Con đường cái quan, mẹ Việt nam và một số ca khúc của ông như Ngày xưa hoàng Thị, Tình ca, Đưa em tìm động hoa vàng... Nhưng nếu so sánh những ca khúc đấy với các ca khúc của các nhạc sĩ trong nước thì đảm bảo rằng không thể hơn được và có khi còn thua nữa. Phạm Duy viết nhiều, nhiều nhưng không phải ca khúc nào của ông cũng hay, nhiều ca khúc còn bình thường lắm.
    Việc tung hô Phạm Duy một cách thái quá, đó là một quan điểm sai lầm, các bài viết của 3 nhạc sĩ được coi là cây đa cây đề trong Hội Nhạc sĩ Việt Nam Trọng Bằng, Phạm Tuyên, Hồng Đăng, tôi đánh giá cao bài viết của Phạm Tuyên, ông đã có cái nhìn rất chính xác, rất nghệ sĩ và bao dung. Không thể vì một Phạm Duy trở về mà bao nhiêu những cống hiến của các nhạc sĩ trong nước trong suốt gần một thế kỷ từ thời kỳ tân nhạc (từ những năm 30 của thế kỷ trước) đến nay đều trở nên không có giá trị nghệ thuật, không vì một sự trở về của Phạm Duy mà nhìn nhận những tác phẩm của các nhạc sĩ trong nước trở nên tầm thường. Hãy nhìn nhận nó một cách chính xác, và dựa trên quan điểm nghệ thuật, nhưng không thể thiếu tính nhân văn.
    Vài dòng chia sẻ cùng mọi người, hy vọng sẽ có ai đó, đọc, hiểu và cố nghe xem nhạc Phạm Duy hay cỡ nào, nhân tiện nghe thêm Văn Cao, Đỗ Nhuận, Nguyễn Văn Thương, Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu, Trịnh Công Sơn và....... Sau đó chúng ta cùng bình về những ca khúc đó nhé.
    Được cadicvn sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 05/06/2009
  2. cafe8group

    cafe8group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Cái này đâu có liên quan gì đâu nhỉ?
    Ai bảo là nhạc Phạm Duy được ca ngợi nghĩa là nhạc của những ông kia ko ra gì nhỉ?
    Thiết nghĩ Phạm Duy về và nhạc của ông được phổ biến là một niềm vui cho âm nhạc Việt Nam bởi tôi luôn cho rằng Phạm Duy - Trịnh Công Sơn - Văn Cao là 3 đỉnh cao âm nhạc của Việt Nam, gọi là 3 cây đại thụ không có gì là quá đáng cả!
  3. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin mời mọi người đọc phản hồi của Nguyễn Đắc Xuân:
    http://www.viet-studies.info/NguyenDacXuan_PhamTuyen_PhamDuy.htm
  4. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Từ khi PD về nước tới giờ số đêm nhạc chỉ đếm trên đầu ngón tay, các bài viết về ông ta cũng vậy và không có bài nào thuộc dạng ca ngợi quá mức cả. Viện vào cái gì mà kêu là "Phạm Duy đã được tung hô quá mức" ? Tôi thấy truyền thông đại chúng nói về Phạm Duy như vậy là còn quá ít. Ông sáng tác cả nghìn bài, trong đó hàng mấy trăm bài nổi tiếng, nhưng cho hát thì mỗi năm khoảng chục bài. Đó là điều bất công đối với Phạm Duy và người yêu nhạc.
    Những ông Phạm Tuyên, Trọng Bằng, Hồng Đăng nhạc không được mấy ai hát, có thì chỉ có vài bài nổi tiếng, các ông ấy nóng mũi là phải.
  5. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy. Nhưng chúng ta có thể trả lời ngay cái câu hỏi đó:
    - Phạm Duy ở đâu à ? Phạm Duy ở Sài Gòn chứ đâu (tức ở trong một miền của Việt Nam, nhưng Phạm Duy đâu có chia nước VN ra làm hai và cò mồi cho Mỹ đến đánh miền Bắc VN đâu ???) Và chắc gì ba ông "quan" Phạm Tuyên, Trọng Bằng, Hồng Đăng đã đi đánh giặc ? Trong ba ông này ít nhất 2 ông đi học bên Trung Quốc, Nga trong thời điểm ấy rồi.
  6. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    PD trở thành hiện tượng không hẳn là như bạn nói. Vì ông cũng không thuộc thế hệ đầu (cùng Đặng Thế Phong, Lê Thương, Văn Cao...), ông sáng tác hơi trễ một chút và thời gian ấy cũng không có nhiều bài lắm. Ông trở thành hiện tượng khi có những bài hát rất cảm động về người Việt Nam trong chiến tranh chống Pháp. Và sau này ông càng nổi tiếng hơn với hàng nghìn bài hát viết về đủ thể loại và được nhiều người hát.
    Không thể so sánh với Trần Đăng Khoa, Phạm Duy sáng tác hơn nửa thế kỷ, mà những bài đó vẫn được ưa chuộng, đó là điều đặc biệt nhất mà chưa ai ở Việt Nam có thể làm được. Ông cũng có số luợng ca khúc vào hàng nhất nhì Việt Nam, trong số đó những bài được đông đảo người hát cũng thuộc hàng nhất nhì.
  7. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bài phản hồi của Tuấn Hoàng:

    VÀI SUY NGHĨ VỀ ?oNHẠC PHẠM DUY
    VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI NÓI?
    1. Nhạc sĩ Phạm Duy (PD) hồi hương đã được 4 năm nay. Trong khoảng thời gian ấy, mặc dầu số ca khúc của ông được phép phát hành chính thức không lớn, nhưng nhạc sĩ và Công ty Phương Nam cũng đã có những nỗ lực lớn để tổ chức các show nhạc, ra băng đĩa, in ấn sách? để giới thiệu một số giá trị của kho tàng âm nhạc của PD cho khán thính giả ngày nay.
    Trên cái nền ấy, và trong khung cảnh nhạc Việt Nam đang bị thương mại hóa, tầm thường hóa về ca từ, đơn giản và nghèo nàn hóa về nhạc điệu, việc nhạc PD ?" cũng như nhạc của nhiều nhạc sĩ cũ, từng có thời bị cấm đoán, hoặc ít lưu hành - được công luận để tâm lưu ý, là điều dễ hiểu.
    Và, khi đã nói đến tác phẩm, dư luận không khỏi không đề cập tới con người tác giả - ấy là trường hợp của Trịnh Công Sơn (qua bài viết của họa sĩ Trịnh Cung mới đây), cũng như, của PD qua bài báo ?oNhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói? của tác giả Khánh Thy, đăng trên ?oCông an Nhân dân Cuối tháng? (tháng 4-2009).
    2. Tưởng đã qua rồi cái thời câu nói ?ovăn tức là người? (bị quy cho văn hào Nga Maxim Gorky (1)) được diễn giải một cách thô thiển và tùy tiện, theo hướng đánh đồng một cách máy móc giữa tác phẩm và tác giả.
    Với cách hiểu ấy, Vũ Trọng Phụng ?" tác giả những tiểu thuyết trứ danh về cái xấu xa, đen tối, bê tha của kiếp người ?" thì ắt hẳn phải là một kẻ tệ hại, hút sách và lưu manh. Ngược lại, các vị lãnh tụ được bộ máy tuyên truyền sùng bái và đánh bóng ở mức cao nhất, thì cứ phải là những bậc ?ođại bút? (2).
    Theo quan điểm như thế, sẽ rất khó tin và chấp nhận, nếu chúng ta biết rằng nhà bác học Albert Eistein, cha đẻ của Thuyết Tương đối và của nhiều tư tưởng nhân văn, hay các nhà tư tưởng lớn như Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx? đều là những người tệ hại trong đời tư, thiếu trách nhiệm trong các mối quan hệ tình ái, gia đình?
    Tuy nhiên, lịch sử đã rất công bằng và họ đã được hậu thế đánh giá thỏa đáng thông qua di sản họ để lại cho đời!
    3. Trở lại trường hợp PD, rất cần sự sòng phẳng, tránh lập lờ, ?ođánh tráo khái niệm?, khi cần đánh giá con người và sự nghiệp của ông!
    Con người PD, bao gồm con người cá nhân và con người chính trị, có thể hay, dở tùy góc nhìn.
    Về mặt cá nhân, ông có thể là con người ?ođào hoa?, lắm nhân tình nhiều nhân ngãi, nhưng đấy là chuyện cá nhân của ông và gia đình ông, người ngoài không ai có quyền tự tiện phán xét. Là một nghệ sĩ nhưng cũng có trách nhiệm đối với gia đình, PD đã nhận được sự đồng cảm, chia sẻ (hay chịu đựng) của người vợ hiền Thái Hằng, của các con trên con đường sáng tạo và đó là câu trả lời của gia đình ông đối với những ai muốn mang đời tình ái của PD để làm cớ bỉ thử ông.
    Về chính trị, trong những trầm luân của đất nước và thời cuộc, PD luôn có những lựa chọn riêng cho mình. Đây cũng là điều có thể bàn cãi, tranh luận, nhưng nhất quyết không thể theo kiểu quy chụp cũ kỹ và ấu trĩ, khi cặp phạm trù đối nghịch ?ota? ?" ?ođịch? được coi là quyết định vận mệnh một con người và sự nghiệp của đương sự.
    Một điều khó chối cãi: với tất cả những ?ođường đi nước bước? của mình, có thể đúng, sai xét trên những góc độ khác nhau, nhưng cuộc đời PD là một minh chứng về ?ovận nước nổi trôi? của đất Việt thế kỷ 20 mà ông đã là một chứng nhân tích cực với mọi nỗi ?okhóc cười? của mình!
    Những nói cho cùng, điều để lại của một nghệ sĩ và làm nên giá trị của họ, vẫn là những sáng tác mà nhờ đó, tên tuổi họ còn được ?olưu danh thiên cổ?. Xét về dài hạn, công chúng rất công bằng và sáng suốt: không một thứ tuyên truyền nào, cho dù là từ phía chính quyền, từ những toan tính chính trị mà phần nhiều chỉ mang tính thủ đoạn, nhất thời, không một thứ PR nào từ báo chí và thị trường, có thể khiến một tác phẩm (và qua đó, tác giả) trường tồn, nếu bản thân tác phẩm là thứ vô giá trị!
    Và, nhạc PD là như thế. Việc báo chí ?osăn đón và tâng bốc thái quá? (lời phàn nàn của nhạc sĩ Phạm Tuyên) các show diễn nhạc PD, chỉ là để đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của đông đảo người yêu nhạc, muốn sống lại những năm tháng của đời mình với dòng nhạc vô cùng phong phú về thể loại và đa dạng trong cách thể hiện của PD. Hoặc đơn thuần, cho những ai muốn nghe nhạc ?ochất lượng?. Chấm hết!
    Nói gì thì nói, bao nhiêu thế hệ dân Việt đã ý thức được bản sắc Việt, biết yêu ?otiếng nước tôi?, người nước tôi, biết thương ?omẹ Việt Nam không son không phấn?, yêu ?ocon đường cái quan? tượng trưng cho đất nước để căm ghét chiến tranh tàn phá, hoặc cá nhân hơn, biết yêu thương người tình kể từ khi ?ongày đó chúng mình? đi nhẹ vào đời? - đấy là lời đánh giá chính xác nhất và xác đáng nhất về nhạc PD!
    4. Trong số ba nhạc sĩ được tác giả Khánh Thy nhắc tới trong bài viết kể trên, Phạm Tuyên là một trường hợp đặc biệt.
    Nếu không bị những quy chụp về thành phần gia đình, với tài năng của mình (mà đa phần, ông đã chứng tỏ trong những ca khúc mặc dầu mang tính tuyên truyền, cổ động, nhưng ít nhiều cũng có giá trị riêng của nó trong thời chiến và đến giờ vẫn được nhiều người nhớ), Phạm Tuyên đã có thể là một ?ocông thần? trong làng nhạc XHCN, như Trọng Bằng, hoặc một quan chức âm nhạc như Hồng Đăng.
    Có điều, cái án oan uổng và tàn độc đối với học giả Phạm Quỳnh (mà chỉ đến thời gian gần đây mới được cởi) cũng đã theo Phạm Tuyên đến già nửa đời. Để rồi, sau biến cố 1975, khi Phạm Tuyên đã có ?oNhư có Bác trong ngày đại thắng?, bài ca để đời trong sự nghiệp phục vụ cách mạng của ông, thì sau đó ông cũng vẫn dễ dàng bị quy chụp khi phổ thơ Bùi Văn Dung thành ca khúc ?oGửi nắng cho em?, hiền hậu pha chút lãng mạn ?otiểu tư sản?, nhưng chả hề mang chút ?ohậu ý? nào.
    Những tưởng, trong cảnh ấy, Phạm Tuyên có thể đồng cảm với những gì mà người nghệ sĩ cùng họ với ông phải chịu, và vui mừng cho những thành công của một đồng nghiệp, một người anh. Người viết những dòng này có dịp chứng kiến Phạm Tuyên vui vẻ, tay bắt mặt mừng bên PD trong buổi ?oMinh họa Kiều? (Kiều ca) đầu năm nay ở Hà Nội.
    Mười lăm năm trước, tôi đã từng thâu lại cả loại cassette của các nhạc sĩ miền Bắc ?" trong đó có Phạm Tuyên - để giúp PD có thêm tư liệu trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các sáng tác của những đồng nghiệp ở nơi xa, mà ông luôn nhắc tới với sự trọng thị. Đầu xuân 2009, tôi đã vui mừng biết chừng nào trong dịp ấy, khi hai nhạc sĩ có dịp hạnh ngộ, dù chỉ là qua vài câu nói, nụ cười, ánh mắt.
    Để đến bây giờ, đọc phát biểu của nhạc sĩ Phạm Tuyên, ánh lên những bất mãn, đố kỵ và cả yếu tố kích động, quy chụp khá lộ liễu, thấy buồn. Cách cư xử ấy không xứng đáng với cả một nghệ sĩ bình thường, nói gì đến một nhạc sĩ thuộc hàng ?ogạo cội? một thuở của miền Bắc!
    Đã có nhiều người lên tiếng phản ứng về ý kiến của các vị Trọng Bằng, Hồng Đăng và Phạm Tuyên. Thực ra, những gì ba vị bày tỏ trong bài báo (giả thiết là các vị không phải nói theo chỉ đạo) không chỉ đã cũ mèm, quá lỗi thời và vì thế, ít được ai để ý, mà chúng còn phản ánh nhiều ?oẩn ức? của chính họ, trên cương vị những ?ocông thần? của dòng nhạc cách mạng.
    Không thể giải tỏa, các vị buộc phải ?otrút? lên người khác, thành công hơn và được công chúng yêu thích hơn mà không thông qua bất cứ một mệnh lệnh, một sự ?ođịnh hướng? nào!
    Tiếc lắm thay!
    (1) Thực ra, câu của Gorky là: ?oVăn học là nhân học?.
    (2) Ngay như lãnh tụ Liên Xô một thời, Brezhnev, điển hình cho tuýp lãnh đạo dốt nát, khiến cả đất nước trì trệ, bế tắc, cá nhân thì không nói nổi mấy câu chúc mừng sinh nhật đồng sự nếu không có mục kỉnh? và ?odiễn văn? do thư ký viết sẵn, mà cũng cứ phải là tác giả được giải thưởng văn học nghệ thuật cao quý nhất, cho những hồi tưởng do? người khác viết hộ!
    Tuấn Hoàng
  8. i2nguyennhan

    i2nguyennhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Thiếu một tấm lòng
    (Thư của Nguyễn Đắc Xuân gởi nhạc sĩ Phạm Tuyên sau khi đọc bài báo ?oNhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói? trên An Ninh Thế Giới Cuối Tháng (4-2009)

    Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2009
    Anh Phạm Tuyên kính mến,
    Có lẽ anh rất bất ngờ khi nhận được cái thư khá dài nầy của tôi. Trước tiên tôi xin lỗi đã làm mất thì giờ lão nhạc sĩ rất quý mến của người bạn vong niên ở Huế của anh.
    Vừa rồi tôi được đọc bài báo ?oNhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói? trên An Ninh Thế Giới Cuối Tháng (4-2009) của ba anh Trọng Bằng, Phạm Tuyên và Hồng Đăng, tôi cảm thấy có sự bất bình thường, định viết một bài phản biện gởi cho báo, nhưng nghĩ lại thấy như thế không tiện nên ngồi gõ cái thư nầy gởi cho anh và qua anh có thể trao đỏi ý kiến của tôi với hai anh bạn của anh. Chuyện muốn nói với ba người mà bắt một mình anh phải nghe quả là không công bằng. Mong anh thứ lỗi.
    Anh Phạm Tuyên kính mến,
    Cảm tưởng đầu tiên của tôi: Bài báo của các anh không có điều gì mới về tiểu sử trích ngang của nhạc sĩ Phạm Duy. Trong bộ sưu tập của tôi, tôi có hàng trăm bài của các lực lượng lưu vong chống Cộng đã dội ?ogió tanh, mưa máu? lên Phạm Duy vì cái tội Phạm Duy hưởng ứng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN. Và, tôi cũng có không ít những bài viết phê phán Phạm Duy ở ngay trong nước Việt Nam trước và sau 30-4-1975. Phạm Duy là một nhạc sĩ, một người bình thường, chứ không phải là một kẻ sĩ. Con người bình thường thì có khối chuyện hay và cũng lắm chuyện dở. Báo chí, sách vở và chính Phạm Duy đã, đang và cũng sẽ viết tiếp những chuyện dở của Phạm Duy. Trong hồi ký Phạm Duy đã viết nhiều chuyện dở của Phạm Duy mà những ai chưa đọc hồi ký ấy thì không thể biết được. Nhưng viết những chuyện dở ấy để hiểu mặt phải mặt trái của một nhạc sĩ lớn chứ không phải viết vì đố kỵ, vì trâu cột ghét trâu ăn giống như vụ hoạ sĩ Trịnh Cung viết về chuyện ?otham vọng chính trị? của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vừa công bố hồi đầu tháng 4-2009 vừa qua. (Chú thích của THD: Xem thư Nguyễn Đắc Xuân gửi Trịnh Cung.) Tôi còn nhớ, năm 2002, trong một cuộc họp mặt của các Cựu Thiếu sinh quân VN, có cả con gái và con rể (làm Phóng viên báo SGGP) của Tướng Nguyễn Sơn với nhạc sĩ Phạm Duy tại phòng hội trường Sư Phạm đối diện với Đài Truyền hình đường Đinh Tiên Hoàng TP HCM. Nhiều Cựu Thiếu sinh quân từng hát bài Thiếu sinh quân của Phạm Duy trong vùng kháng chiến Khu IV, đã tỏ sự bất bình về chuyện Phạm Duy bỏ kháng chiến ?ovề thành?. Trả lời, Phạm Duy đã nói rõ lý do anh ?ovề thành?: Vì anh và gia đình không chịu được hoàn cảnh quá cực khổ lúc ấy. Về thành anh rất đau đớn mỗi khi nhận được những oán trách của anh em kháng chiến dành cho anh. Để chứng tỏ Phạm Duy rất biết, rất quan tâm đến những oán trách về chuyện ?ovề thành? của anh, anh đọc thuộc lòng bài thơ của Huy Phương lên án anh một cách gay gắt. Anh cũng giới thiệu rằng anh đã viết rõ lý do vì sao anh ?ovề thành? trong Hồi ký (Có lẽ lúc qua Pháp anh Phạm Tuyên đã đọc). Cả hội trường rất bất ngờ rồi vỗ tay vui vẻ, thông cảm cho hoàn cảnh của anh. Họ xem những chuyện buồn xưa như những kỷ niệm của một thời để cùng nhau hưởng hạnh phúc đất nước hoà bình, độc lập, thống nhất và hội nhập. Sau đó mọi người mời Phạm Duy dự một buổi liên hoan cũng rất vui vẻ. Vô tình các Cựu Thiếu sinh quân đã đưa Nghị Quyết 36 của Trung ương vào cuộc sống thật nhẹ nhàng, đạt được kết quả tốt. Chính qua những buổi gặp gỡ cảm thông như thế đã giúp Phạm Duy vững tin vào chính sách hoà hợp và hoà giải dân tộc của Đảng và nhà nước Việt Nam. Sự tin tưởng ấy thúc đẩy Phạm Duy phải về nước sớm vào năm 2005. Không rõ Hội nhạc sĩ Việt Nam, các anh Trọng Bằng, Phạm Tuyên, Hồng Đăng đã có lần nào đưa tinh thần của Nghị Quyết 36 đến với nhạc sĩ Phạm Duy chưa? Nếu chưa thì các Đảng viên quan chức của Hội nhạc sĩ Việt Nam phải kiểm điểm vì các anh đã không thực hiện Nghị quyết của Đảng. Các anh đã hưởng ứng các nghị quyết của Đảng, sáng tác nhạc cổ vũ cho quyết tâm của dân tộc đánh thực dân Pháp, đánh Đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam. Các anh đã nhận được những phần thưởng cao quý nhất của nhà nước. Vậy các anh đã có hành động gì, sáng tác gì có giá trị cho công cuộc hoà hợp, hoà giải dân tộc xây dựng đất nước giàu mạnh chưa?
    2. Anh Phạm Tuyên, chỗ thân tình, ?ovừa là đồng chí vừa là anh em? tôi xin nói nhỏ với anh: Chúng ta lên án nhạc sĩ Phạm Duy bỏ kháng chiến ?ovề thành?. Giả dụ lúc đó Phạm Duy không ?ovề thành? mà cứ tiếp tục công tác cho đến ngày 30-4-1975, anh có tưởng tượng được tình cảnh Phạm Duy và gia đình anh ấy ở miền Bắc sẽ như thế nào không? Với tài năng và phong cách của Phạm Duy, Phạm Duy không thể trung thành tận tuỵ với chế độ như Phạm Tuyên, không thể nhẫn nhục, chịu đựng như Tô Hải, không thể chịu ngồi yên in bóng mình trên vách như Văn Cao. Tôi tưởng tượng đến những việc có thể xảy ra với Phạm Duy như sau: Sau 1954 về Hà Nội, Phạm Duy đứng về phía những văn nghệ sĩ mà lịch sử gọi là ?oNhóm nhân văn? với Hoàng Cầm. Khi ấy Phạm Duy không thể tránh được tù tội, nếu không chết trong tù thì anh ấy sẽ âm thầm viết hồi ký, bút ký, truyện ký gì đó tố cáo bôi bác chế độ ta, tàn mạt gấp nhiều lần so với hồi ký của Tô Hải đang được cư dân mạng toàn cầu chăm chú đọc hiện nay. Phạm Duy ?ovề thành?, phải chịu tiếng ?ophản bội kháng chiến? nhưng bớt được cho chế độ ta một sai lầm là ?ođã đày đoạ một nhân tài của đất nước?. Qua Pháp, anh đã đọc hồi ký của Phạm Duy chắc anh đã biết rõ: trong thời gian Văn Cao ngồi in bóng mình trên vách ở Hà Nội đợi kháng chiến thành công thì Phạm Duy ?ovề thành? đã làm được những gì cho nền tân nhạc Việt Nam. Phạm Duy chịu tiếng ?ophản bội kháng chiến?, và anh ?ochuộc tội? bằng các nhạc phẩm Tình ca, Tình hoài hương, Thuyền viễn xứ, Đố ai, Nghìn trùng xa cách, Trường ca Con đường cái quan, Trường ca Mẹ Việt Nam , .v.v. [Theo thống kê của tôi có đến vài trăm bài được người yêu nhạc trước đây hay hát). Phạm Duy ra đi để trở về, chắc chắn tốt hơn những người ở lại tại chỗ rồi phải sống giả dối, chờ hưởng hết bổng lộc vinh quang của chế độ rồi quay đầu chưởi lại chế độ, chưởi đồng chí, đồng đội và chưởi luôn mình như đã xảy ra trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Và có ai dám bảo đảm với Đảng trong ngăn kéo, trong ổ nhớ máy vi tính của anh em ta không còn những bút ký, hồi ký, tự bạch như của Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Khải, Tô Hải không? Các anh đã có ?onhững điều cần phải nói? với những người đã tự thú và cả những người đang chờ cơ hội để bộc lộ mình chưa?
    *
    * *
    3. Anh Trọng Bằng cảnh báo nhạc sĩ Phạm Duy rằng: ?oÔng không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng, vì thế ông không thể nào so sánh với nhạc sỹ Văn Cao. Không thể ví được. Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện.? Anh nói hộ với anh Trọng Bằng, về đoạn trích trên, tôi xin trao đổi 4 ý kiến sau:
    3.1. Anh Trọng Bằng, em anh Trọng Loan, về tuổi đời cũng như tuổi nghệ thuật âm nhạc đều thuộc lứa đàn em của nhạc sĩ Phạm Duy. Một nghệ sĩ đàn em viết về một nghệ sĩ đàn anh với giọng cửa quyền, gia trưởng, lệnh lạc như thế là khiếm lễ. Với tư cách là người từng lãnh đạo ngành âm nhạc Việt Nam, nếu cần cảnh báo cho nhạc sĩ Phạm Duy biết điều gì đó thì anh Trọng Bằng nên viết một công văn gởi riêng cho nhạc sĩ Phạm Duy hơn là viết trên báo chí. Vì viết trên báo chí người trong nước và ngoài nước đọc được họ có thể hiểu lầm là cái ?ocửa quyền? vẫn còn tồn tại trong giới âm nhạc Việt Nam thời hội nhập quốc tế nầy;
    3.2. Không rõ anh Trọng Bằng đã đọc được bài viết nào chứng tỏ nhạc sĩ Phạm Duy đã tự so sánh mình với các nhạc sĩ đã tham gia cách mạng chưa? Trong bộ sưu tập của tôi chưa có tài liệu ấy. Nhưng nếu có ai đó viết chuyện ấy thì cũng không sao. Dựa trên nguyên tắc nào, quyền hành gì mà anh bảo nhạc sĩ Phạm Duy ?okhông thể so sánh ông (tức Phạm Duy) với bất cứ một nhạc sỹ nào đã tham gia cách mạng?? Nếu viết lịch sử âm nhạc Việt Nam hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947-1950) tôi không thể không viết Nguyễn Xuân Khoát với Tiếng chuông nhà thờ, Đỗ Nhuận với Du kích sông Thao, Văn Cao với Trường ca Sông Lô và chắc chắn tôi không thể không viết về Phạm Duy với những Xuất Quân, Chiến Sĩ Vô Danh, Khởi Hành, Việt Bắc, Rừng Lạng Sơn, Nhớ Người Thương Binh (1947), Mùa Đông Chiến Sĩ (1947), Dặn Dò (1947), Ru Con (1947), Nhớ Người Ra Đi (1947), Tiếng Hát Trên Sông Lô (1947), Nương Chiều (1947), Về Miền Trung (Ðại Lược-Huế, 1948), Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quảng Bình, 1948), Bà Mẹ Gio Linh (Quảng Trị, 1948), Gánh Lúa (1949)...v.v. Tôi cũng có thể so sánh sự xông xáo của các tác giả, so sánh ảnh hưởng của các nhạc phẩm ấy trong vùng kháng chiến và cả trong vùng tạm chiếm, so sánh giá trị nghệ thuật của các tác phẩm ấy. Năm 1996, ngồi ở Quận 18 Paris, đọc tập hồi ký Thời Cách mạng kháng chiến của Phạm Duy, tôi chộp được lời nhận định nầy của Phạm Duy:
    ?oBài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Văn Cao luôn luôn là một người khai phá và là cha đẻ của loại Trường Ca? (Cali, 1989, tr.121). Không rõ cho đến năm 1989, trong Hội nhạc sĩ Việt Nam đã có ai so sánh các nhạc sĩ những năm đầu kháng chiến chống Pháp rồi có một nhận định về một tác phẩm của Văn Cao như thế chưa ?
  9. cafe8group

    cafe8group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Nhưng rồi không ngờ năm 2006 ra Hà Nội ghé thăm các bạn cũ đồng nghiệp của tôi ở báo Lao Động, vô tình tôi nghe kể chuyện xì-căng-đan: ?onhạc sĩ Trọng Bằng đạo nhạc?, tôi tá hỏa. Các bạn kể rằng: GS NSND Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN tự đưa tác phẩm Ouverture Chào mừng của ông ra đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh thì bị nhạc sĩ Vĩnh Cát tố cáo là tác phẩm Ouverture Chào mừng của nhạc sĩ Trọng Bằng không chỉ copy ý tưởng mà chép nguyên văn các chủ đề (thème) và cách phối âm phối khí trong bản giao hưởng số 5 của Shostakhovich và tác phẩm giao hưởng số 7 của Prokofiev. Bốn đại tá nhạc sĩ quân đội nổi tiếng là Huy Thục, Nguyên Nhung, Doãn Nho và Nguyễn Đức Toàn cũng tố cáo nhạc sĩ Trọng Bằng với nội dung tương tự. Nhạc sĩ Trọng Bằng không bảo vệ được tác phẩm của mình nên cuối cùng phải xin ?orút khỏi danh sách đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh?. Thật hú hồn. Ông Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ VN mà đi đạo nhạc, đi tranh giải văn học nghệ thuật cao nhất nước, bị tố cáo phải rút lui thì hết chỗ nói chuyện đạo đức với bất cứ người làm nghệ thuật già trẻ, cũ mới nào rồi. Nếu không có trí thức và sự thẳng thắn của ông Vĩnh Cát và các vị Đại tá nhạc sĩ quân đội ấy thì hậu quả sẽ ra sao? Các nhạc sĩ Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiện Đạo ở Pháp, các nhạc sĩ Nga học cùng thế hệ với Trong Bằng ở Liên-xô cũ nghĩ gì về các nhạc sĩ, trí thức hàng đầu ở VN? Các tác giả nhạc giao hưởng đồng nghiệp của Trọng Bằng sẽ nghĩ gĩ về cái Giải thưởng Hồ Chí Minh treo trong nhà nhạc sĩ Trọng Bằng? Hơn thế nữa người trong và ngoài nước sẽ xem cái Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý nhất nước như thế nào? Và, riêng những người với tài năng thực sự họ đã nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ phẫn nộ về sự không lương thiện của Trọng Bằng làm ảnh hưởng đến giá trị cái giải thưởng cao quý mà họ đã nhận như thế nào? Với một cú bị knock out như vậy đáng lẽ anh Trọng Bằng phải tu tỉnh, nhìn lại mình, kiểm điểm những ấu trỉ, những thiếu sót của mình đối với anh em đồng nghiệp, bao dung, thông cảm với những người không được may mắn như mình, vỗ về, xoa dịu những nỗi đau của đồng nghiêp.v.v. Nhưng ...than ôi!
    Nhạc sĩ tư cách thế này mà cũng "ghế trên ngồi tót sỗ sàng" để chém gió thì cũng lạ thật
  10. cafe8group

    cafe8group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Đêm hội ngộ 3 đại thụ của âm nhạc VN
    Lần đầu tiên, tác phẩm của 3 tác giả Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn cùng xuất hiện trong chương trình "Thắp sáng niềm tin" qua nhiều giọng hát nổi tiếng.
    Hai bản tình ca "song hành" Thiên thai (Văn Cao) và Tiếng sáo thiên thai (Phạm Duy) được kết hợp như một minh chứng hùng hồn cho hai tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam. Tiếp theo, tài năng của nhạc sĩ ?ohậu sinh? Trịnh Công Sơn được phô diễn qua trường ca Đóa hoa vô thường. Đây là ý tưởng ấp ủ khá lâu của đạo diễn Phạm Hoàng Nam, bởi dự định về một đêm nhạc quy tụ cùng lúc 3 cây đại thụ này có khá nhiều nhưng chưa thực hiện được. Anh cho biết: "Tôi xem họ như thần tượng của mình. Những tác phẩm tuyệt vời của cả 3 người thôi thúc tôi phải dàn dựng sao cho từng tiết mục diễn ra phải thật độc đáo. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn phục vụ sở thích của bản thân".
    Hồng Nhung hát live trường ca Đóa hoa vô thường của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Ảnh: BongFC.
    3 tên tuổi lớn Hồng Nhung, Mỹ Linh và nhóm 5 Dòng Kẻ sẽ phụ trách các tiết mục đặc biệt trên. Đây cũng là một trong những dịp hiếm hoi mà cô Bống khoe giọng hát của mình qua trường ca của Trịnh trực tiếp trên sân khấu. Còn ca sĩ "tóc ngắn" hứa hẹn gây bất ngờ với Thiên thai, một trong những tình ca nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Văn Cao. Chương trình còn có sự tham gia của các tên tuổi: Duy Quang, Tấn Minh, Nguyên Thảo, Khánh Linh và Trọng Khương - giải nhì Giọng hát hay Hội quán Hội ngộ, qua tình khúc nhạc Trịnh.
    ------------------------------------
    3 bác Tuyên - Bằng - Đăng đáng nhẽ phải làm quả đêm nhạc để xem thử khán giả chương trình nào đông hơn cho biết thế nào là Nghệ thuật chân chính chớ nhẩy!

Chia sẻ trang này