1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYÊN MỤC NÓI VỀ HẦU BÓNG

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi phocat, 19/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phocat

    phocat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    CUNG NGHINH BỐN PHỦ-KÍNH MỪNG ĐẠI TIỆC ĐỨC CHÚA KHO THÁNH MẪU"20-07-Mậu Tý-2008"
    Hai mươi tháng bẩy tiệc hoa
    Dâng thơ mừng tiệc chúa bà thủ kho
    Bắc Ninh chốn ấy vân du
    Hà Nội là cảnh chúa bà ngự vui
    Bách gia trăm họ nơi nơi
    Kêu cầu vọng bái cầu xin lộc tài
    Đồng con khuya sớm hôm mai
    Cầu xin chúa độ tiền tài xênh xang
    Cầu cho gia nội bình an
    Tuổi ngàn phú quý,vinh hoa thọ trường.
    -
  2. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    mình chỉ xin thỉnh giáo bạn maytrang 1 tý
    bạn viết toppic luận bàn đạo thánh việt nam
    mình ko biết là đạo thánh j
    quả thực từ bé đến giờ chưa thấy văn bản nào của nhà nứoc nói về đạo thánh , đạo mẫu hay đạo tứ phủ...
    mà chỉ gọi là tín ngưõng dân gian, tín ngưỡng thừo mẫu và tam tứ phủ
    tại sao thì cần phải nhờ khoa học của bạn vào
    còn trong tín ngưõng dân gian thờ mẫu mang đậm tính tâm linh huyền bí
    ko phải là 1 đạo mà ai cũng có thể tham gia
    rất khó có trưòng hợp các đồng tử họp nhau lại cùng bàn về đạo
    hay truyền thụ giáo lý của đạo
    chỉ gần đây 1 số quyển sách hay trang web...mới gọi là đạo mẫu
    1 nguời đồng tử ( con đồng) ko phải muốn là ra hầu dc
    ra hầu vì thích hay ko thích
    mà là phải có căn số ...
    ko xét đến vấn đề tâm linh thì ko nên nói về tín ngưõng bốn phủ
  3. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
  4. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0

    @ emthichvan: MT trao đổi thế vì MT và bạn Fa đã trao đổi vấn đề này qua email rồi bạn ạ, vì theo MT tín ngưỡng Thờ Mẫu chỉ là một phần trong Tín ngưỡng thờ Thánh (Hay gọi nôm na là Đạo Thánh) mà thôi, ngoài tín ngưỡng thờ Mẫu còn tín ngưỡng thờ Trần Triều, Tứ Bất Tử, Đức Quốc Mẫu Âu Cơ, Đức Quốc Phụ Lạc Long Quân, thờ Bác Hồ, thờ các Ông tổ Làng nghề... thờ các vị giờ là hồn thiêng sông núi Nam Việt....
  5. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước 21-07 ngày giỗ Bác Hồ nhiều người cũng đi lễ để tưởng nhớ đến công ơn của Bác, đây cũng là một nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ các vị anh hùng dân tộc (không thuộc hàng Tứ Phủ)...
  6. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Bạn Fa có lẽ nên học lễ nghi trước khi đến thỉnh giáo MT , không thì có người lại mở bài nhiên cứu triết lí học thuật ra để giáo hoá mình đấy[/QUOTE]
    @ emthichvan: MT trao đổi thế vì MT và bạn Fa đã trao đổi vấn đề này qua email rồi bạn ạ, vì theo MT tín ngưỡng Thờ Mẫu chỉ là một phần trong Tín ngưỡng thờ Thánh (Hay gọi nôm na là Đạo Thánh) mà thôi, ngoài tín ngưỡng thờ Mẫu còn tín ngưỡng thờ Trần Triều, Tứ Bất Tử, Đức Quốc Mẫu Âu Cơ, Đức Quốc Phụ Lạc Long Quân, thờ Bác Hồ, thờ các Ông tổ Làng nghề... thờ các vị giờ là hồn thiêng sông núi Nam Việt....
    [/QUOTE]
    thế thì ai cũng có thể là thánh
    tổ tiên mình thờ chắc cũng thuộc đạo Thánh
    chả hiểu ai nghĩ nra cái từ đạo Thánh
    nói jì mà ...thế ko biết
  7. namthanh15

    namthanh15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    bài này của HOÀNG TUẤN PHỔ( hội văn nghệ Thanh Hoá)
    Gần đây giới sử học Việt Nam đã bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề họ KHÚC với sự nghiệp giải phóng dân tộc thoát ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương bắc và đặt nền móng độc lập tự chủ để DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ, rồi NGÔ QUYỀN tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử. họ khúc ngoài ba đời chúa: KHÚC TIÊN CHÚA( KHÚC THỪA DỤ), KHÚC TRUNG CHÚA( KHÚC THÙA HẠO), KHÚC HẬU CHÚA( KHÚC THỪA MỸ), còn một nhân vật rất quan trọng là công chúa KHÚC THỊ NGỌC. bà do khúc Thừa Dụ sinh ra và là em Khúc Thừa Hạo. bà đã góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền kinh tế đất nước như khuyến khích nông tang,tổ chúc khai hoang lập ấp , mở mang làng xóm vùng TÂY HỒ, sông Tô , sông Nhuệ( nay thuộc Hà nội, Hà Tây). sau khi bà mất , nhiều nơi lập đền thờ , và các triều đại đều ban sắc phong tặng làm'''' CÔNG PHU NHÂN TÔN THẦN''''
    Trong tâm thức dân gian và tín ngưỡng tâm linh, công chúa KHÚC THỊ NGỌC không chỉ là một công thần khai quốc được phong thần. bà được nhân dân thần tiên hoá để thành THIÊN TIÊN CÔNG CHÚA QUỲNH HOA vốn ở đệ nhị quỳnh cung, con gái Khúc Tinh Quân trên thượng giới . lần giáng trần thứ nhất vào nhà họ Khúc làm công chúa Khúc Thị Ngọc. sau khi hoàn thành sứ mệnh , bà hoá tại gò làng VĨNH MỘ ( nay thuộc xã NGUYỄN TRÃI - THƯỜNG TÍN - HÀ TÂY, nay còn đền thờ). lần thứ hai giáng trần vào đời LÊ THÁNH TÔNG( 1460- 1496) ,bà làm con ông TRẦN VĨ ở TỐNG SƠN - THANH HOÁ, đặt tên Quỳnh Hoa, kết duyên cùng ông Liễu Nghị làm quan phủ doãn , Quỳnh Hoa vào cung dạy cung phi, cung nữ dệt lụa nuôi tằm. về già bà đến ở trên một doi đất HỒ TÂY, trền dạy nghề dâu tằm , lập thành lang Nghi Tàn ( hà nội, hiện còn đền thờ)
    đời vua LÊ HUYỀN TÔNG(1662- 1670), Công tích thiêng liêng, các bà thiên tiên công chúa được triều đình sắc phong '''' CHẾ THẮNG HOÀ DIỆU ĐẠI VƯƠNG''''. nhân dân suy tôn làm Tam Toà Đức Thánh Mẫu.
    khoảng đầu thế kỉ 18, Tam vị Thánh mẫu lại hiển thánh ở vùng Sùng Sơn cũng là một vùng dang thắng địa ( nay thuộc Bỉm Sơn - thanh Hoá). tại đây gần phủ Sòng Sơn thờ Tam vị THÁNH MẪU( chủ yếu là mẫu Liễu Hạnh), còn có đền Chín Giếng thờ riêng đệ nhị Thánh Mẫu Quỳnh Hoa , kề cận là chín cái giếng thiên tạo , mục nước khi đầy khi vơi , nhưng không bao giời cạn , cho dù trời nắng hạn đến đâu. bao giời và ở đâu cũng vậy , truyền thuyết phải khơi nguồn trước để làm cơ sở cho đền phủ tạo lạp sau. dân gian kể rằng tiên chúa Quỳnh Hoa giáng trần dạy nghề tầm tang canh cửi . chín cái giếng kia do tiên chúa hoá phép tạo nên để dân lấy nước tưới mát cây trồng khi trời làm hạn hán . nhờ vậy dâu đồi , dâu bai bãt ngát Tống Sơn( nay thuộc Hà Trung)quanh năm tươi tốt và làng Cẩm La, xã Cổ Đạm , nơi lập đền thờ tiên chúa là trung tâm sản xuất lớn nhất . chính cái tên Cẩm La lụa gấm đã ghi nhận điều đó.
    Như những dòng sông Ninh Giang(Hải Dương), Tô Lịch( Hà Nội), Nhuệ Giang(Hà Tây), Tống Giang(Thanh Hoá), truyền thuyết về Thánh Mẫu Quỳnh Hoakhông ngừng được bồi đắp thêm lớp lớp phù sa văn hoá qua thời gian trong một không gian lịch sử rộng lớn. đi theo những dòng sông lịch sử và truyền thuyết ấy , đền đài , miếu phủ tôn thờ Thánh Mẫu Quỳnh Hoa xuất hiện nhiều nơi. đến cuối thế kỉ19 , nói riêng tỉnh Thanh Hoá đã có hàng trăm nơi thờ Thánh Mẫu Quỳnh Hoa với những danh hiệu: đệ nhị Quỳnh Hoa công chúa, đệ nhị ngọc nữ Quỳnh Hoa phu nhân , ngọc nữ linh ứng chi thần , Thánh Mẫu chi thần.... ngoài ra thánh Mẫu còn có những danh hiệu nôm na, dân dã do nhân dân gian quen gọi là : bà chúa dâu tằm, đức nhà bà, bà chúa trắng,.... riêng huyên Hoàng Hoá, vùng Kẻ Bàng ,Kẻ Ngoạt, Kẻ La xưa nổi tiếng nghề dệt vải, đều thờ chúa Tơ Tằm là Quỳnh Hoa công chúa. đặc biệt vùng Kẻ La xưa có chín làng, xã Hoàng La và Cẩm La , làng nào cũng có chín cái giếng để đập vải lụa
    tại đền thờ VĨNH MỘ - Hà Tây, tượng bà Thánh Mẫu Quỳnh Hoa là một công trình điêu khắc có giá trị . tuy không thoát ly khuôn mẫu tượng thờ và phong cách nghệ thuật cổ điển, tượng Thánh Mãu Quỳnh Hoa vẫn thể hiên được một số nét cá tính vừa lá ngọc cành vàng vừa đời thường dân dã . đáng chú ý nhất là cánh tay phải của bà giơ lên '''' bắt quyết'''' : hai ngón tay cái bấm vào cung đoài , khoảng giữa chi thân và chi dậu . cung đoài là phương tây hành kim. theo quan niêm thông thường về ngũ hành tương sinh tương khắc thì kim sinh thuỷ . bà chúa dùng ấn quyết gọi mưa , tạo ra nguồn nước vô tận cho người, vật , tưới khắp nhân gian . bàn tay trái bà úp sấp lên đầu gối thể hiên sự cân bằng Âm- Dương: tay phải giơ lên là dương , tay trái úp xuống là âm , Âm - Dương là nguồn gốc sinh trưởng của muôn loài , vạn vật , phát triển không ngừng.
    chức trách của thánh Mẫu Quỳnh Hoa không chỉ là mấy chữ chung chung '''' hộ quốc tý dân'''' mà triều đình ghi trong sắc phong. một trong những công việc cụ thể, thiết thực bổ ích của bà là '''' giáng bút răn đời'''' . cầu tiên giáng bút là một hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh rất phổ biến tại các đền phủ đạo Mẫu trước năm 1945. sau những thất bại của phong trào yêu nước chống pháp , nhiều trí nhân sĩ quốc đã lợi dụng hình thức '''' cầu tiên giáng bút'''' để truyền bá tư tưởng chống Pháp vả cổ vũ tinh thần yêu nước trong nhân dân. nội dung những bài thơ giáng bút của Thánh Mẫu Quỳnh Hoa là khuyên bảo chị em phụ nữ giữ gìn đức hạnh , ca ngợi tinh thần bất khuất , khí phách anh hùng của dân tộc ta:
    độc tùng bách thanh thanh hàn tuế
    tuyết sương xưng không e lệ lòng sầu .
    mấy phen nắng lửa mua dầu,
    trinh tâm kiên tiết một màu thanh thông.
    với hình bóng một tiên nữ lai lịch mơ hồ , sau khi giáng trần ba lần , công tích công chúa Quỳnh Hoa đệ nhị mới ngày càng thêm rạng rỡ, trở thành THÁNH MẪU QUỲNH HOA đời đời bất tử. dẫu được dân gian không ngừng tái tạo , thời gian không ngừng bồi đắp, truyền thuyết vẫn mâng một cốt lịch sử : KHÚC THỊ NGỌC , người phụ nữ VIỆT NAM, hết lòng thương dân yêu nước , tiêu biểu của nửa đầu thế kỉ thứ 10, thế kỉ mở ra vĩnh viễn nền độc lập dân tộc.
  8. namthanh15

    namthanh15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    bài báo này đc mình siu tầm trên báo PHỤ NỮ, số ra khoảng hè năm 2006. minh bốt lên để mọi người đọc và dùng kiến thức trả lời họ mình một số câu hỏi:
    1- ĐỆ NHỊ QUỲNH HOA nói trên có phải là MẪU THƯỢNG NGÀN không?
    2- độ tin cậy của bài báo đến đâu?
  9. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Đó chỉ là cách gọi thôi bạn à, MT xin post lại bài đã viết trên diễn đàn thế giới vô hình:
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Để hiểu được từ Đạo này có lẽ chúng ta phải học cả đời, không phải cả đời mà nhiều kiếp... Theo MT Đạo là con đường dẫn chúng ta tới quy luật của đất trời..... các quy luật của trời đất là Chân lý: "Chân lý bất tùy phân biệt" - Chân lý không lệ thuộc vào tôn giáo nào, giai cấp nào, quốc gia nào, thế lực nào, thời đại nào, không gian nào.....
    Chúng ta đã biết trên thế giới có các Đạo: Đạo Phật, Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo giáo..... ở Việt Nam ta có thêm Đạo Thánh..... đạo nào phù hợp với qui luật khách quan của trời đất thì được tồn tại và ngày càng phát triển... và thực tế ta thấy rằng các Đạo nêu trên... đều đã tồn tại hàng ngàn năm và càng ngày càng phát triển, càng ngày càng có nhiều tín đồ. Đạo Thánh ở Việt Nam cũng vậy... tín ngưỡng thờ Mẫu, thánh thần.... ở Việt Nam đã có từ trước khi Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã có một thời gian dài các tín ngưỡng này được hiểu một cách lệch lạc và nói đến Đạo Thánh.... người ta thường liên tưởng đến các hiện tượng mê tín, dị đoan... Gần đây Đạo Thánh ở Việt Nam đã được nhìn nhận lại theo hướng tích cực là một tín ngưỡng, là một nét văn hóa đặc trưng của đân tộc Việt Nam...[/QUOTE]
    [/QUOTE]
    tín ngữong thờ mẫu có từ trứoc khi đọa phật du nhập vào vn à
    bạn đọc kĩ lịch sử quá nhỉ
    ko biết các nhà sử học họ đọc đựoc họ nghĩ gì nhỉ
  10. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    1)Đệ Nhị Công Chúa Quỳnh Hoa ko phải là Mẫu Thượng Ngàn
    Đệ Nhị Công Chúa Quỳnh Hoa là Mẫu Đệ Nhất Liễu Hạnh
    Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương Quế Hoa Công Chúa
    Tam Toà Quốc Mẫu là 3 vị với 3 thần tích hoàn toàn khác nhau
    Nhiều người cho rằng Đức Cửu trùng Thánh mẫu đã hoá thân xuống trần là Tam toà thánh Mẫu, vấn đề này ko ai có thể kiểm chứng được vì đây là việc tiên cung tiên thánh.Mẫu Cửu trùng ko phải là Công Chúa Quỳnh Hoa(có nghĩa là ngài ko hoá thân là Tam Toà Quốc Mẫu như bài báo trên nói).Mọi người lưu ý chỗ này
    2)nói về độ tin cậy của bài báo này thì chỉ lên đến 10% nếu như ko muốn nói là ko có độ tin cậy
    Lần đầu tiên nghe thấy Mẫu Liễu hạnh lại là công chúa họ Khúc gì đó, tôi khẳng định là sai.
    Được khanh415263 sửa chữa / chuyển vào 18:29 ngày 27/08/2008

Chia sẻ trang này