1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYÊN MỤC NÓI VỀ HẦU BÓNG

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi phocat, 19/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    108
    Từ xưa tới nay chưa thấy bản Văn hầu ông CHín thượng bao giờ cả và tớ cũng chưa từng thấy ai hầu ông chín Thượng bao giờ . Mà chỉ có bản Văn hầu ông Chín Cờn Môn.Vậy các bạn giải đáp sao?Vậy đền ông Chín Thượng ở đâu?
    Rất mong được mọi người chỉ giáo !!!!
  2. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    108
  3. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Khi gọi danh hiệu của một vị thanh trong hàng bốn phủ người ta thường gọi ngôi vị kèm với tên địa danh nơi thờ tự,ví dụ như cô bơ Thác Hàn,Cô bé Đông Cuông,Cô Bé Suối Ngang,Cô Bé Bắc Lệ,Cô Bé Voi Xô....Giống như Cô Chín được thờ ở đền Sòng gọi là Cô Chín Sòng,Cô Chín thờ ở đền Cửu Tỉnh thì gọi là Cô Chín Giếng,Người t thờ chân nhang cô trên miền thượng thì gọi là Cô Chín Thượng Ngàn.Rất nhiều đền đều thờ Mẫu Liễu Hạnh nhưng mỗi đền người ta lại gọi khác nhau có Mẫu Tây Hồ ,Mẫu Vân Cát ,Mẫu Phủ Bóng,Mẫu Sòng....Mỗi nơi các vị Thánh gắn liền với địa danh đó lại có những đặc trưng riêng như Cô Bé Suối Ngang là người Nùng,Cô Bé trên Sa pa là người mèo,,,
    Ông Hoàng Chín là vị thánh hoàng thứ chín trong tứ phủ thánh hoàng,Ngài có đền thờ tại Cờn Môn vì thế thường được gọi là Ông Chín Cờn Môn,Trong miền nam thì người ta lại hầu ông Chín Thượng Ngàn một vị thần người miền thượng đó là do nét văn hoá tín ngưỡng của hai miền có sự khác nhau
    Mình xin viết một đoạn văn của Ông Chín Thượng
    Từ buôn làng đến bản trong
    Có Ông Chín Thượng ngự đồng lên chơi
    Hôm nay Ông Chín giáng trần
    Mang còng đi đón biết bao thanh đồng
    Đi đâu mà thấy thật đông
    Châu Pha rừng núi đầy voi heo hùm

  4. l2vn

    l2vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Xin các bác giải thích giúp em thêm về khái niệm : Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh
  5. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    108
    Trường ơi, post cho tớ luôn cả bản chầu ông Chín Thượng đi,
    Cảm ơn vì sự giải thích của bạn nhé
  6. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Mời bạn tham khảo bài viết của mình
    TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU VÀ TAM,TỨ PHỦ
    Phúc Yên
    Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là hiện tượng phổ biến và có từ lâu đời.Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa? đến các vị nữ anh hùng , các vị công chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề? trong dân gian.Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu .Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.
    Trong tín ngưỡng thờ tam, tứ phủ thì Thánh Mẫu được tôn thờ là vị thần chủ quyền năng cai quản toàn vũ trụ.Theo quan điểm đó vũ trụ được chia ra làm ba miền (ứng với tam phủ) hoặc bốn miền (ứng với tứ phủ).Tam phủ gồm có thiên (trời) ,địa (đất) , thuỷ (nước).Tứ phủ thì có thêm 1 miền nữa đó là nhạc (núi rừng).Tương ứng với đó là bốn vị Thánh Mẫu :
    - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
    Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ ( Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của tam, tứ phủ.Theo quan điểm đó thì tam phủ có truớc và tứ phủ có sau với sự ra đời của nhạc phủ.Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc.Song song với đó quan niệm tứ phủ với một trật tự khác cũng rất phổ biến đó là Thiên ,Nhạc ,Thuỷ , Địa với danh hiệu của bốn phủ như:
    - Đệ Nhất Thượng Thiên
    - Đệ Nhị Thượng Ngàn
    - Đệ Tam Thoải Phủ
    - Đệ Tứ Khâm Sai (Đệ Tứ Địa Phủ)
    Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa.Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp.Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi ( Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải),rồi mới đến vùng địa phủ.Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu :Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ) ; Màu trắng (thoải phủ) ; Màu vàng (địa phủ)
    Tín ngưỡng tam tứ phủ dưới ảnh hưởng của đạo giáo (Trung Hoa) gồm có rất nhiều vị thần như Vua Đế Thích, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Bát Hải Long Vương?.Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên với tín ngưỡng bản địa thờ các vị thần nước Nam thì các vị thần của đạo giáo cũng khá mờ nhạt, đa số người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình).Còn lại các vị thánh đa số là các vị thần bản địa và được chia làm các hàng bậc rõ rệt như sau:
    - Cao nhất Tam Toà Thánh Mẫu ( Nội dung chi tiết được trình bày ở phần sau)
    - Hàng Quan Lớn
    - Hàng Thánh Chầu (Chầu Bà )
    - Hàng Thánh Hoàng (Ông Hoàng)
    - Hàng Thánh Cô (Tiên Cô)
    - Hàng Thánh Cậu (Cậu Hoàng)
    Mặt khác tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ Phủ còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đa số các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu với quan điểm ?otiền Phật,hậu Mẫu? .Ngoài ra tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ còn kết hợp thờ với các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ Trần Triều, thờ các vị thần địa phương (Chủ yếu là nữ thần), thờ ngũ hổ, thanh xà bạch xà,thổ công,thần núi, ?.
    Nói đến tứ phủ (cũng như tam phủ) là nói đến toàn vũ trụ.Vì thế khi nói Tứ Phủ Thánh Chầu,Tứ Phủ Thánh Hoàng?.người ta liên tưởng tới toàn bộ chư thánh Chầu,Thánh Hoàng?chứ không phải đích danh chỉ một vài vị.Tam Phủ Công Đồng, Tứ Phủ Vạn linh muốn nói đến toàn bộ chư thần, với sự linh diệu của tín ngưỡng thờ Mẫu
    Như vậy tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ có một quan niệm rất bao quát, không chỉ thờ cố định số lượng các vị thần mà là tôn thờ toàn vũ trụ.Và tất cả cũng có khi đơn giản gần gũi đó chỉ là một vị thần ,đó là Thánh Mẫu.Thánh Mẫu là người mẹ luôn che chở dạy dỗ, thương yêu muôn loài.Tuỳ vào căn duyên mà biến hiện ,hóa thân phù đời giúp nước.Vì thế khi đặt câu hỏi có bao nhiêu vị Thánh Mẫu thì chúng ta có thể trả lời có muôn vàn vị Thánh Mẫu, nhưng cũng có thể trả lời là chỉ có một vị Thánh Mẫu duy nhất ,đó chính là điều kỳ diệu của tâm linh, như năm chữ : vạn pháp duy tâm tạo vậy
    TAM TOÀ THÁNH MẪU
    Như đã trình bày ở trên tứ phủ có bốn vị thánh Mẫu
    - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm Công Chúa
    Bốn vị Thánh Mẫu cai quản tam tứ phủ nhưng Tam Toà Thánh Mẫu lại chỉ có ba vị, vậy ba vị đó là những vị nào.Đó là điều mà chúng ta cần xem xét với các quan điểm khác nhau:
    1.Quan điểm thứ nhất:
    Cửu trùng Thanh Vân Công Chúa được thờ riêng ngoài trời với danh hiệu Mẫu Bán Thiên còn Tam Tòa Thánh Mẫu gồm ba vị :
    - Mẫu Liễu Hạnh vừa là thiên thần vừa là nhân thần thông tri tam giới quản cai tiên cung , ngôi Đệ Nhất Thiên Tiên
    - Sơn Lâm Công Chúa ?" Lê Mại Đại Vương quản trưởng sơn trang, ngôi Đệ Nhị Thượng Ngàn
    - Xích Lân Công Chúa quản cai thuỷ cung Ngôi Đệ Tam
    Đó là quan điểm phổ biến nhất trong việc thờ tự hiện nay Tam Toà Thánh Mẫu với ba ngôi vị được xếp theo thứ tự thiên nhạc thoải (Từ trên cao xuống thấp về mặt không gian)
    2.Quan điểm thứ hai:
    Tam toà Thánh Mẫu gồm ba vị :
    - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    Mẫu Đệ Tứ Lê Mại Đại Vương được thờ riêng ở cung Sơn Trang đó cũng là quan điểm khá phổ biến, nhất là trong khi hát văn thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu trong nghi lễ hầu bóng.
    3.Quan điểm khác
    Ngoài quan niệm tam toà là ba trong bốn vị Mẫu kể trên thì còn có quan niệm khác bao quát hơn.Đó là tam toà Thánh Mẫu chính là cả bốn vị Mẫu.Bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất đó là người mẹ của tâm linh.Tam toà không chỉ nói về số lượng ,số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa đã xây dựng.Số ba có thể nói là một số thiêng chúng ta thấy có Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai), Tam vô lậu học (Giới, Định, Tuệ)?Ngoài ra thì người phương đông cũng thường dùng số lẻ mà không dùng số chẵn.Với quan niệm số lẻ là sự cân bằng âm dương (số lẻ là tổng của số lẻ và số chẵn)?
  7. l2vn

    l2vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2005
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn truong_uct về bài viết rất hay và bổ ích.Cho mình thắc mắc thêm 1 chút:
    - Tại sao có người nói Tam Phủ là thờ nhà Trần còn Tứ Phủ mới là thờ Mẫu
    - Cung Sơn Trang không phải thờ Mẫu Thượng Ngàn vì mình thấy bài trí ở đền , phủ thì đã thấy thờ tượng mẫu rồi còn ở sơn trang lại có tượng của chúa Sơn Trang cơ mà
  8. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Tín ngưỡng tam tứ phủ đều tôn thờ Thánh Mẫu là thần chủ cai quản vũ trụ.Còn tín ngưỡng thờ nhà Trần là hoàn toàn tách biệt.Ngày nay thì việc đan xen giữa hai tín ngưỡng nên làm cho nhiều người hiểu lầm thôi.Ở Kiếp Bạc không thờ Mẫu tam tứ phủ mà thờ Nguyên Từ Quốc Mẫu nhưng không ít người tưởng rằng đó là Mẫu tam tứ phủ hay có người nghĩ đó là thân mẫu của Đại Vương Trần Quốc Tuấn.Đền Trần ở Thiên Trường (Nam Định) thờ Mẫu tam tứ phủ ở 1 gian riêng....
    Mình xin trích lại quan điểm thứ 2

    2.Quan điểm thứ hai:
    Tam toà Thánh Mẫu gồm ba vị :
    - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên ,Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa
    - Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh Công Chúa
    - Mẫu Đệ Tam Thuỷ Cung, Xích Lân Công Chúa
    Mẫu Đệ Tứ Lê Mại Đại Vương được thờ riêng ở cung Sơn Trang đó cũng là quan điểm khá phổ biến, nhất là trong khi hát văn thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu trong nghi lễ hầu bóng.


    Tam toà thánh Mẫu là nơi thờ tự trang nghiêm nhất.Đó là tam thân thánh Mẫu, tam thế thánh Mẫu....Cung Sơn Trang thờ bà Chúa Sơn Trang,bà Chúa Thượng Ngàn.Nếu nói bà Chúa Thượng Ngàn với Mẫu thượng ngàn là khác nhau cũng không sao,nhưng theo mình thì cũng là một vị thôi,Trên tam toà thờ tam thân thánh Mẫu là đại diện cho sự toàn năng của Thánh Mẫu,Thánh Mẫu có thể hoá thân biến hiện ra nhiều Vị Thánh khác.Việc thờ Sơn Trang riêng 1 cung cũng rất có ý nghĩa,Rừng vàng biển bạc.Rừng tượng trưng cho người mẹ che chở cho muôn loài.Thực tế cũng nhiều đền lập cả động thiên phủ động thoải phủ để thờ cả bà chúa thượng thiên, bà chúa thượng ngàn và bà chúa thoải, Nhưng dù thế Tam Toà Thánh Mẫu vẫn là nơi trang nghiêm nhất không thể thiếu trong việc bài trí các cung sở trong đền phủ
  9. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    108
    thực ra Trường nói thế chưa hẳn là đúng đâu
    vì có rất nhiều tranh cãi hiện nay khi thể hiện sự đồng nhất vai trò của Thiên tiên thánh mẫu và mẫu địa hợp làm 1
    Mẫu thượng thiên là :Thánh mẫu Liễu hạnh
    Mẫu đệ nhị là :Mẫu thượng Ngàn
    Mẫu đệ tam :THoải cung
    còn mẫu Cửu trùng được thờ ở ngoài trời riêng!
    Vì vậy mà trong bài văn cúng nào cũng kêu 3 vị mẫu trên , và bằng chứng là đi khắp các chùa chiền trong bắc ngoài nam thì người tượng thờ 3 mẫu ở trên cùng:Mẫu áo đỏ, áo xanh và áo trắng chứ ko có mẫu nào mặc áo vàng cả .
    Riêng mẫu thượng ngàn thêm ban thờ riêng là cung Sơn Trang vì mẫu vốn cai quản vùng thượng ngàn cùng chúa Sơn Lâm, mười hai cô thượng ngàn..
    Theo tớ quan niệm này mới đúng chứ ko thể coi mẫu Liễu hạnh ở vị trí thứ hai :Mẫu địa như thế phải mặc áo vàng là ko đúng
    Mẫu cửu trùng được coi mẫu toàn năng , bà đc thờ cúng tại lạng sơn và tại Trung quốc cũng thờ cúng bà.Ở VN đã đồng nhất vai trò mẫu thượng thiên và địa tiên làm 1 và thờ chính giữa ban là Mẫu Liễu hạnh, còn mẫu cửu trùng thờ phía ngoài trời , như thờ người mẹ cai quản cả khu vực vùng trời và vùng đất rộng châu á
  10. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    108
    day la tư liệu tớ thấy và đọc copy cho các bạn xem nhé
    Đạo Mẫu - Tín ngưỡng của người Việt
    Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ các nữ thần (thường gọi là các Thánh Mẫu). Đạo Mẫu là một phần quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian và bản sắc dân tộc của Việt Nam. Đạo Mẫu được thờ tại các đền, phủ. Ở miền Bắc Việt Nam, hầu hết các chùa cũng có bàn thờ Mẫu (Tiền Phật, hậu Mẫu).
    Lịch sử và phát triển
    Nguồn gốc lịch sử của đạo Mẫu không được ghi lại rõ ràng trong sách vở. Có người cho rằng nó có nguồn gốc từ thời tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này được kết hợp lại trong khái niệm Thánh Mẫu hay Nữ thần Mẹ. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm cả các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ có thật nổi lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ, và cuối cùng được thần thánh hóa để thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.
    Ngô Đức Thịnh phân chia sự phát triển của đạo Mẫu thành các giai đoạn:
    1. Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt. Các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người, đặc biệt là đặc điểm của người mẹ.
    2. Thờ các Thánh Mẫu. Các nữ thần này đã có đặc điểm của người mẹ. Ví dụ Mẹ Âu Cơ, mẹ của dân tộc Việt.
    3. Thờ Thánh Mẫu tam phủ-tứ phủ. 3 hay 4 "Phủ" ở đây không phải là số đơn vị xây dựng như "đền", "phủ", mà là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ: Trời (Thiên phủ), Đất (Địa phủ), Nước (Thủy phủ/ Thoải phủ), Núi rừng (Nhạc phủ).
    Nghi lễ thờ cúng
    Các vị thần trong đạo Mẫu phản ánh các phẩm chất của một người Mẹ vừa thần thánh lại vừa con người. Đạo Mẫu không chú trọng vào cuộc sống sau khi chết, nó quan tâm đến cuộc sống hiện tại và câu hỏi làm thế nào để người ta có thể đạt được một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trên trần gian.
    Điều đó thể hiện trong các cầu nguyện và kinh lễ. Các bài kinh lễ là các bài hát về nhiều điều mà người ta mong muốn trong cuộc sống hàng ngày: thời tiết tốt cho mùa màng, sức khỏe cho mọi người, hạnh phúc, tiền tài, v.v.. Nội dung của các bài kinh lễ đơn giản và dễ hiểu, điều này rất khác so với nội dung kinh lễ các tôn giáo khác như Phật giáo hay Kitô giáo.
    Đạo Mẫu có các nghi lễ tổ chức theo Âm lịch với các tín đồ và nhiều người đi lễ tham gia. Các nghi thức hành lễ không được đào tạo chính thức mà chủ yếu được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Nghi lễ phổ biến nhất là lên đồng (hay còn gọi là hầu bóng). Trong nghi lễ này, người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được vời đến để nghe lời cầu nguyện của người đi lễ. Trong các nghi lễ, phụ nữ thường đóng vai trò chính, người lên đồng cũng thường là phụ nữ (bà cốt), đôi khi mới do nam giới đảm nhận (ông đồng).
    Các giá đồng (các điệu múa linh thiêng) là một phần quan trọng của nghi lễ. Có 72 giá đồng, bao gồm giá các quan lớn, giá các cậu, giá chầu bà, giá các cô,... Trong buổi lễ, các giá đồng được biểu diễn cùng với hát văn (hay chầu văn). Hát văn là một thể loại hát nói (vừa hát vừa nói). Hát văn do người đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn. Người ta nói rằng, chầu văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm linh để giúp cho người đồng nhập vào vai mới và gắn kết với những con người và nơi chốn ở bên ngoài thế giới địa phương của họ.
    Đạo Mẫu có hai dịp lễ hội quan trọng: "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ", kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Trần (Cha) và Liễu Hạnh Công chúa (Mẹ). Ngoài ra, người đi lễ có thể đến các phủ đền vào các ngày mùng Một hoặc ngày Rằm (âm lịch) hàng tháng, dâng đồ cúng lễ để tạ ơn và cầu khấn.
    Thánh Mẫu Liễu Hạnh
    Thánh Mẫu Liễu Hạnh được cho là công chúa của Ngọc Hoàng Thượng đế, do lỡ tay làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần làm con gái nhà họ Lê (ở nơi ngày nay thuộc tỉnh Nam Định) vào năm 1557. Dưới trần, bà có cuộc sống ngắn ngủi, lấy chồng và sinh con năm 18 tuổi và chết năm 21 tuổi. Do bà yêu cuộc sống trần tục nên Ngọc Hoàng cho bà tái sinh lần nữa. Trong kiếp mới, bà du ngoạn khắp đất nước, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, gặp gỡ nhiều người. Bà thực hiện nhiều phép mầu, giúp dân chống quân xâm lược. Bà trở thành một lãnh tụ của nhân dân và thậm chí bà còn tranh đấu với vua chúa. Do đức hạnh của bà, nhân dân đã lập đền thờ bà (Đền Sòng tỉnh Thanh Hóa). Bà đã được thánh hóa và trở thành một vị Thánh Mẫu quan trọng nhất và một hình ảnh mẫu mực cho phụ nữ Việt Nam.
    Cho dù cuộc đời của bà được giải nghĩa theo cách nào, Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của phụ nữ. Bà tách mình ra khỏi Khổng giáo với quan niệm trọng nam khinh nữ. Bà nhấn mạnh vào hạnh phúc, quyền tự do đi lại và độc lập tư tưởng. Vừa được kính sợ vừa được yêu mến, các nguyên tắc của bà về trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt cũng đã gửi một thông điệp về sự bảo vệ và hy vọng vào công bằng xã hội cho nhân dân trong thời loạn lạc của các thế kỷ 17-19. Vừa là thần tiên vừa là người (con gái, vợ, mẹ), Liễu Hạnh chia sẻ vui buồn với những người trần tục. Bà được coi là vị thần cảm thông và độ lượng nhất. Bà trở thành một trong các vị thần của Đạo Mẫu và nhanh chóng được nâng lên vị trí quan trọng nhất, cai trị các vị thần ở dưới và thế giới con người.
    Các vị thần khác của đạo Mẫu
    Trong các đền thờ của Đạo Mẫu có nhiều vị thần được sắp xếp theo các thứ bậc. Đầu tiên là Ngọc Hoàng. Đây là vị thần tối cao và được đặt ở vị trí danh dự, nhưng lại ít được thờ cúng. Vị thần cao nhất của Đạo Mẫu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Các vị khác được đặt tại các ban thờ tam phủ hoặc tứ phủ. Các Chư Linh của ban Tứ Phủ được phân chia như dưới đây:
    Bảo Dân Hộ Quốc Thánh Mẫu (So<-母)
    Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ)
    Mẫu Đệ Nhất (Thiên Phủ). Danh hiệu: Mẫu Liễu Hạnh
    Mẫu Đệ Nhị (Nhạc Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thượng Ngàn
    Mẫu Đệ Tam (Thoải Phủ). Danh hiệu: Mẫu Thoải
    Mẫu Đệ Tứ (Địa Phủ). Danh hiệu: Lê Mại Đại Vương
    Phụ Vương Đại Thánh (So<-^)
    Lạc Long Quân (Thoải Phủ)
    Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ). Danh hiệu: Vua Cha
    Trần Triều Hiển Thánh (To顯-)

Chia sẻ trang này