1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYÊN MỤC NÓI VỀ HẦU BÓNG

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi phocat, 19/03/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    các bác post hình cho xin cái chú thích.Cái hình trên là ở đền Lảnh Giang phải ko anh Vũ?
  2. alexvu999

    alexvu999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2008
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Em zai giỏi quá.. Cái j` cũng biết chỗ nào cũng hay...
    Anh chỉ muốn post lên để mọi người cùng được xem, cùng đoán, cùng bàn luận thôi mà... Lần sau rút kinh nghiệm ^^
  3. suoingang

    suoingang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2007
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Tôi có 1 số điều ghi đưụơc ở Đền Ghềnh (GIA Lâm HÀ NỘI)
    do Thanh đồng cụ bà Nguyễn Thị Quý 77 tuổi nói về 1 số phong tục hầu đồng cổ như sau:
    Ngày xưa
    Nếu ai không có căn bói thì ko đựơc phép hầu 3(hoặc 1) vị chúa Muờng,nếu có mong muốn được hầu mà ko có căn bói thì chỉ đựoc phép về Đền thờ của các vị ấy.
    *Chúa Thác Bờ hầu thay chầu gía CHầu 3 (nếu ko hầu chầu 3 hoặc sau Chúa bé(Chầu bé)đều đựơc cả
    *Nhà Trần cũng vậy ,nếu ko có căn Nhà Trần thì nên hầu tráng bóng các giá và hầu 1 giá về đồng tung khăn.
    *nếu muốn hầu các giá Nhà trần thì phải về đất Nhà Ngài (xã Bảo Lộc,Kiếp Bạc,Trần thưong(Tỉnh Hà Nam)
    Mong các quý vị đóng góp ý kiến và xin nêu ra những dị bản ở thời nay!
    GÓP PHẦN có những kiến thức bổ ích về tư duy lô gíc về những lề lối hầu đồng bây giờ!tránh những mâu thuẫn trong các nghi thức .
    Đức Hiền
    Quê Hương Thành Nam Ngàn Năm Văn Hiến
  4. namhn1980

    namhn1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Cac'' chi. em oi* cho anh hoi? ty''.
    Trong dai. dan` mo? phu? thi` co hau^` cac'' gia'' chua'' ko nhi? , va cac'' chua'' co'' trong hang` tu*'' phu? ko vay^. cac'' anh chi. em trong dien ai biet thi tham khao? de? moi nguoi hieu? nhe'' , kakakka
  5. emthichhvan

    emthichhvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý , hồi xưa ít người hầu về tam vị chúa mường và trần triều lắm , vì ai sát căn mới được hầu và bây giờ cũng nên vậy ,ko phải cứ muốn là tung khăn hầu được đâu ( kể cả trong hầu chính đàn mở phủ )
    Nói chung hầu trần triều cũng vất vả , vì gọi là " làm tôi đôi nước " cả bên tứ phủ lẫn bên trần triều
  6. TUANHATVAN

    TUANHATVAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Hàng năm, cứ vào tháng 3 âm lịch, du khách thập phương lại nô nức hành hương về với Hội Phủ Giầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam.
    Trẩy hội Phủ Giầy, du khách được tham dự ngày giỗ Mẹ, thỏa nguyện tâm linh và được ngắm nhìn một quần thể kiến trúc lăng chùa truyền thống vô cùng độc đáo - Quần thể di tích Phủ Giầy. Với hơn 20 công trình kiến trúc: đình, chùa, đền, phủ, lăng; trải rộng trên hai thôn Vân Cát và Tiên Hương, quần thể di tích Phủ Giầy được bao bọc bởi dãy núi Gôi, núi Lê, núi Tiên Hương, núi Ngăm? Sự kết hợp giữa phong cảnh ?osơn thủy hữu tình? của một vùng quê có bề dày lịch sử với yếu tố tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu tạo cho Phủ Giầy một nét riêng vừa lôi cuốn vừa hấp dẫn du khách.
    Lễ hội Phủ Giầy năm nay được tổ chức trong 5 ngày từ ngày 3 đến ngày 8 tháng Ba âm lịch (8 - 13/4 dương lịch) với nhiều nghi thức trang trọng, cùng những hoạt động văn hóa dân gian sôi nổi, đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong Lễ hội là nghi lễ rước Thánh Mẫu vào ngày 6/3 và Hội kéo chữ ngày 7/3... Hòa trong không khí sinh hoạt văn hóa dân gian, du khách còn được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương...; đắm mình trong những điệu Chầu văn tha thiết cùng những chiếc đèn trời lung linh sắc mầu khi đêm về. Bà Trần Thị Duyên, Thủ nhang Phủ Tiên Hương cho biết: so với 13 lần Lễ hội trước, Lễ rước Thánh Mẫu năm nay tổ chức với quy mô hoành tráng, mang đậm nét truyền thống hơn. Lễ rước bắt đầu từ Phủ Tiên Hương lên Tiên Sơn Tự có tới hơn 1.500 cờ lễ, đoàn rước kéo dài hàng cây số. Nét đặc biệt trong đám rước là nghi thức thả rồng bay, gửi gắm ước nguyện tốt lành và hướng thiện của của dân tộc Việt với hàng nghìn quả bóng kết thành hình 3 con rồng bay lên không trung. Để chuẩn bị cho Lễ hội, Phủ Tiên Hương đã trang hoàng khu vực nội tự và xung quanh phủ bằng hơn 1.000 chiếc đèn ***g; hơn 1.000 bó đuốc đã sẵn sàng phục vụ lễ rước từ Phủ lên chùa Tiên Sơn; 3 con rồng bay, mỗi con dài 45 mét và gần 10 con sư tử, rồng cũng được chuẩn bị để phục vụ các màn thả rồng, múa rồng, múa sư tử. Hội kéo chữ (Hoa trượng hội) là hoạt động văn hóa đặc sắc trong Lễ hội Phủ Giầy, mỗi năm thu hút từ 300 đến 500 người tham gia....
    Để lễ hội tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, Ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban, tổ chức tuyên truyền cổ động tại các khu vực diễn ra hoạt động lễ hội; đồng thời kiểm soát các hoạt động kinh doanh dịch vụ, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy? Các hành vi mê tín dị đoan, hoạt động hành khất hoặc tùy tiện ép giá, nâng giá dịch vụ bị nghiêm cấm tại Lễ hội. Dọc quốc lộ 10, đường 12 và các đường vào quần thể di tích Phủ Giầy, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an và lực lượng dân phòng địa phương bố trí các chốt đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho lễ hội.
    "Tháng ba giỗ mẹ" đã đến, Phủ Giầy đã khai hội, khách hành hương lại có dịp về với Thành Nam để thưởng thức những tinh hoa văn hóa dân gian của một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và văn hóa./.
  7. tuananhhp13

    tuananhhp13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2008
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Hầu mở phủ khi hầu tạ phủ thì mới hầu tam vị chúa mường anh ạ. Còn khi mở phủ thì không hầu chúa mường và trần triều mà hầu 5 toà quan lớn về mở phủ luôn rồi đến chầu đệ nhị về mở phủ sơn trang rồi chầu lục về tiến đàn và sang khăn là xong.
    Mọi người ơi hôm kia em mới đi bái yết cùng đồng thầy và cỏ cánh bản hội cửa chúa bà đệ nhị Nguyệt Hồ và chúa bà đệ tam Lâm Thao. Cả 2 đền đều mới tu sửa lại đẹp quá cung hầu vừa rộng vừa sạch sẽ. Em quên mất không mang máy ảnh để chụp hình post lên cho mọi người cùng chiêm ngưỡng

  8. hatvandantoc

    hatvandantoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0

    CUNG NGHÊNH TIỆC CHẦU BÁT 8-3
    Bát Nàn đại tương nổi danh
    Tháng ba ngày tám năm Dần về tiên
    Dân ghi nhớ lập đên phụng sự
    Phật ban cho nhị tự ''''tối linh''''
    Bảng vàng cứu nước thơm danh.
  9. khanh415263

    khanh415263 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2007
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    theo em được biết và cũng đã từng chứng kiến:
    -Hầu mở phủ vẫn hầu trần triều (có nơi là bắt buộc hầu trần triều,cũng có nơi thì khi có dâng ngựa hay đội lệnh nhà trần thì mới hầu trần triều,và cũng có nơi trần triều chỉ về chứng đàn.
    -Tam toà chúa bói cũng vậy,chúa bói thì ko nơi nào bắt buộc phải hầu lúc mở phủ,nhưng chúa có về khi tân đồng có dâng toà chúa bói(ra đàn chúa bói),còn nếu ko dâng chúa thì thường là ko hầu
    -Chầu đệ nhị về chứng đàn sơn trang là hoàn toàn chính xác.Nhưng cũng có người dâng cả4 toà sơn trang (xanh,đỏ,trắng,vàng)thì đồng thầy hầu từ chầu đệ nhất đến chầu đệ tứ.Cũng có nơi hầu chầu đệ nhị về chứng tất cả 4 toà.(hôm nọ em được đi dự 1 đàn mở phủ của một bà đồng thầy ở Bắc Ninh,tân đòng dâng 3 toà sơn trang(đỏ,xanh,trắng)bà ấy hầu chúa bói đệ nhất về chứng toà đỏ,chúa thác chứng toà trắng và chầu đệ nhị về chứng đàn xanh)
    -Mở phủ kiểu cổ xưa xa là bắt buộc phải hầu nhà trần(thường thì phải 4 giá:Quan lớn Trần triều,Ông đệ tam,Vương cô đệ nhị,cô bé cửa suốt),hầu một chúa bói về chứng đàn và thả chim, chúa thác về chứng đàn và thả cá,hầu năm quan lớn 4 quan về chứng 4 phủ,còn quan tuần về tiễn đàn tiến mã,tiếp theo hầu các chầu về chứng toà sơn trang,và chầu về sang khăn(tuỳ theo căn ssó của mỗi người mà chầu về sang khăn khác nhau(thường là chầu lục,cung có khi chầu bé,hay chầu mười,chầu đệ tứ...),sau đó hầu tiếp giá các ông hoàng:3,7,10 về chứng ngựa,tiếp đến hầu 5 cô(2,3,6,9,bé)rồi hầu 2 hoặc 3 cậu.Đồng thầy hầu xong hết giá cậu thì tân đồng mới vào hầu
    -Tân đồng hầu thì ko nên hầu các giá nhà trần(thậm chí là ko được hầu)mà phải đến khi nào là thanh đồng thì mới có thể được hầu nhà trần.Thường thì khi hầu mà ko có việc gì thì ko nên hầu nhà trần,nhà trần ko như hàng tứ phủ,cứ long vân khánh hội là về.
    -Còn bây giờ,thương là mở phủ chỉ đến giá chầu sang khăn xong là tân đòng vào hầu luôn,ít người còn giữ được nếp đồng cổ
    -Tuy nhiên, ở mỗi địa phương,người ta lại có những quy định khác nhau về đồng.PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG
  10. truong_uct

    truong_uct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    1
    Khánh nói rất đúng ko còn j bình luận thêm . Hầu trần triều là đồng thầy hầu chúa bói cũng là đồng thầy hầu . còn tân dồng thì khác

Chia sẻ trang này