1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện ngày xưa............

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi 1088, 17/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rudolfio

    rudolfio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ơi ... nhớ lắm.
    Có một con bé nhút nhát lần đầu tiên rời xa gia đình, rời xa sự bảo bọc của cha mẹ để đến một đất nước xa lạ.
    Cái cảm xúc của ngày đầu tiên bước chân vào nước bạn vẫn cứ theo con bé ấy đến tận ngày hôm nay. Thật không thể diễn tả bằng lời cảm xúc ấy, vui mừng, thích thú, háo hức xen lẫn cả nỗi sợ hãi và lo lắng. Nó đã reo lên mừng rỡ khi lần đầu tiên nhìn thấy 2 hàng cây đầy lá vàng trên đường từ sân bay về trường.
    Thời gian trôi qua, con bé ấy may mắn được đến những phương trời mới nhưng cái cảm xúc của ngày đầu tiên ấy không bao giờ quay lại với nó.
    Thương lắm .... ngày xưa ơi.
  2. sn75

    sn75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.178
    Đã được thích:
    1
    Những năm học cấp một !!!
    Ngày ấy, học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 gọi là học sinh cấp 1 ( tương đương với cấp tiểu học bây giờ ), nhà tôi rất gần trường nên đi học một mình. Những năm tháng bao cấp, đồng lương cnv ít ỏi của mẹ tôi công thêm một nách hai đứa con tuổi ăn tuổi học, nên chuyện được đến trường là cả một vấn đề, tuy vậy mẹ vẫn không để chúng tôi nghĩ học.
    Hàng ngày, mẹ luộc cho mỗi đứa một củ khoai để làm quà mang đế lớp, khi là khoai tây, khi khoai từ. Ban đầu tôi thích lắm, vì nếu ở nhà thì chắc cũng chẳng có khoai mà ăn. Nhưng khi đi học, nhìn những cái bánh cây kẹo xanh xanh đỏ đỏ, nhìn những cây kem mát lạnh tỏa khói, nhìn lũ bạn mua quà ăn không hết rồi vứt đi, tôi thèm lắm. Nhớ có lần nhỏ bạn nhờ mua dùm cây kem, bà bán cho cây kem bị bể mất một miếng, trong đầu tôi nảy sinh ý đồ...đen tối, tôi cắn thêm một miếng trong cây kem bể ( trời ơi, chưa bao giờ được ăn cái gì ngon hơn thế ), lúc đưa cho nó, tôi đổ thừa tại bà bán kem , nó cũng chẳng nói gì, nhưng tôi thì xấu hổ vì nói dối. Những lần sau, có lẽ mẹ biết chúng tôi cần tiền mua quà hơn là những củ khoai, thế là hàng ngày tôi có tiền đi học.
    Có lần tôi hứa với người chị bà con là đi học về sẽ mua cho chị cây kẹo bông gòn ( đường cát trắng bỏ vào máy đánh tơi lên như bông gòn ), tôi đã mua 2 bịch. Giờ ra chơi, tôi ăn một và định bụng chừa bịch kia về cho chị, nhưng ngồi một mình buồn quá, thế là bịch kẹo thứ 2 cũng ra đi mãi mãi..... Bà chị tôi trách móc tôi nói xạo, oan quá, tôi có mua mà tại ....vì...bị...mà thôi, không có bịch kẹo thì phân bua cũng có ai tin đâu.
    Nhớ năm học đầu tiên, cảm giác lo lắng sợ sệt hiện rõ trong từng ánh mắt . Những năm đó học sinh phải thuê sách để học ( sách cũ của các năm trước ), tôi thuê nhầm quyển sách dính một mảng mực tím bự tổ chảng, tôi lo lắng lấy tay che vết mực, cô giáo thấy lạ nên bắt đưa sách cho cô xem, thế là tôi bị một trận đòn và thụt dầu vì cái tội " Không biết giữ gìn sách " , bây giờ nhớ lại chuyện đó, cảm giác như mới ngày hôm qua, thật oan ức hết sức, rồi cái tội cầm viết bằng tay trái ( mỗi lần thấy cô đi ngang là chuyển qua tay phải ), bấy nhiêu đó tội cũng đủ làm tôi lo lắng mỗi khi đến trường. Cũng may là mẹ luôn kềm cặp, cho nên năm nào tôi cũng được lãnh thưởng, phần thưởng các cô gói rất đẹp và to nữa, về nhà mở ra thấy có hộp phấn ở trên, bên dưới là mấy quyển tập học trò, năm nào cũng như vậy, cho nên nhà tôi dư phấn viết bảng cho cả chục năm sau.
    Được sn75 sửa chữa / chuyển vào 13:40 ngày 14/06/2006
  3. hama_bien

    hama_bien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa ấy ?!
    Đọc bài Anh Đức sao nhớ Bố mình quá .
    Bố tôi đã mất lâu lắm rồI . Ông mất lúc ấy tôi còn rất nhỏ ,10 tuổI đầu ,chưa biết gì nhiều ,chỉ thấy buồn khi về nhà thấy Mẹ và chị khóc
    Cảm giác buồn và sợ hãi đan xen nhau,Nhìn lên bàn thờ , Ông ngồI đó ,gương mặt hốc hác và tùy tụy ,chứng bệnh quái ác Ung thư đã bào mòn cơ thể của ông ,chỉ còn đôi mắt vẫn sáng ngờI , đôi mắt ấy nhìn tôi như xóay sâu ,tôi sợ hãi đến bên Mẹ nép vào và nói :Mẹ ơi !con sợ quá ,Bố đang nhìn con kìa!Mẹ khóc và ôm lấy tôi :Con đừng sợ,Bố thương con lắm ,hãy sống tốt và ráng nên ngườI con nhé!
    Cả nhà ngồI co cụm trong tiếng mưa rả rich , đâu đó những giọt mưa từ trên nóc nhà len lỏI qua những mảnh vỡ của ngói rơi lách tách ,những cơn gío mùa Đông rét căm ngườI của dãi đất miền Trung thổI thốc vào .Chị em chúng tôi sợ hãi ôm lấy nhau ,cứ tưởng như Bố hiện về trong từng cơn gío ?
    Mỗi khi đi đâu về nhà tôi cảm thấy sợ hãi và buồn ,không khí trong nhà nặng nề quá ,màu trắng khăn tang treo trên bàn thờ,mùi khói nhang nghi ngút ,giọng kinh ê a đều đều trong cuốn băng cát sét vang lên như một điệp khúc buồn.Tôi không chịu nổi vì không khí quá buồn và đau thương này .Một đứa trẻ 10 tuổi như tôi chịu nổi mất mát quá lớn .Tôi vui đó ,buồn đó,những cảm giác trái ngược rất nhanh chợt ào lấy tôi .
    Vào một tối ,tôi lang thang qua từng con phố nhỏ ,những góc phố thân quen...Hàng tạp hóa nhỏ kia, là nơi Bố vẫn hay chở dẫn tôi ra mua cho tôi cây kẹo,con đường này Bố vẫn hay chở mình đi ăn kem đây mà.Sao giờ này con đường này xa thế ,bước chân tôi sao nặng quá ..Tôi đi không biết về đâu .Rồi tôi dừng chân bên chùa Long khánh ,ngày ấy chùa này lớn nhất ở Tp nhỏ của tôi ở .Tiếng chuông chùa vang lên trong đêm cao xa vời vợi ,có lẽ tôi bị thu hút bởi tiếng chuông ngân ấy .Tôi vào chùa và thấy cơ man nào là các phật tử đang ngồi xếp bằng đọc kinh .Tôi như phản xạ của một tín đồ túc cầu giáo ,quỳ xuống chánh điện mà không hiểu tại sao .
    Tôi ê a trong tiếng kinh, nhưng không thuộc,một Bác gái ngồi bên cạnh liền đưa cho tôi cuốn kinh kệ.Lần đầu tiên tôi đọc kinh ,rất khó đọc nhưng sau đó tôi cảm thấy thích thú vì như nhẹ nhàng hẳn ra ,lòng thấy thanh thản lạ.
    Tôi nhìn lên mắt đức phật ,sao từ bi và hiền từ quá ,không biết giờ này linh hồn của Bố tôi đang lang thang về đâu ?Ông có biết rằng tôi ngồi đây và đang đọc kinh để cầu siêu cho Ông về Thế giới bên kia trong nhẹ nhàng hay không?Tôi nhắm mắt và xin với đức phật từ bi hãy cứu rỗi cho một linh hồn ,hãy thu nhận Bố tôi vào như một phật tử sùng đạo, cho linh hồn của Ông được nghe kinh kệ,được nương náu trong cửa phật từ bi...Tôi chợt mở mắt ra khi có tiếng động ,anh trai tôi ngồi cạnh bao giờ.
    Cả nhà đã kiếm tôi cả tối nay,một đứa trẻ trong xóm thấy tôi vào chùa và đã chỉ anh tôi .Anh trai tôi chở tôi về nhà.Về nhà, vẫn không khí nặng nề ấy như kéo tôi về hiện tại .Một thực tế đau thương.
    Từ ấy ,ngôi chùa là chỗ thân quen của tôi ,tôi hay lên chơi vào những ngày rằm đọc kinh cho Bố và thường quanh quẩn sau những giờ đi học về ,ngôi chùa ấy cũng là nơi chứng kiến những kỷ niệm của tôi . Kỷ niệm thời thơ ấu .
    Những kỷ niệm ngày xưa chợt ùa về?như một cơn gío thổI vào hồn tôi những hình ảnh ngày ấy hiện về ,từng chi tiết ,từng chi tiết nhỏ ,như một thước phim đầy ấp tình thương?
    Tôi là con út trong một gia đình khá đông anh em ,vì là con út nên được tình yêu thương của bố và mẹ dành cho rất nhiều ,các anh chị vẫn thường ganh tỵ vớI tôi và hay nói bâng quơ mình là con ghẻ mà ,chỉ nó là con ruột thôi (Chỉ nói vậy thôi chứ anh chị rất thương tôi ).Có lẽ là con út nên tôi được cưng chiều , đôi khi vợ tôi cáu và nói :?Anh hư quá , được chiều quá nên đâm hư.?
    Ngày ấy nhà tôi không khá giả gì lắm ,Bố mẹ là công nhân viên chức .Bố là kỹ sư giỏI ở Cảng ,còn Mẹ là bếp trưởng một gian hang ăn uống.Con đông (tớI 6 đứa lận ).nên Bố Mẹ nuôi chúng tôi khá vất vả , ông là ngườI liêm chính và cương trực , ông cảm thấy bất mãn vớI một số cán bộ cao cấp đương chức vì tham nhũng và móc ngoặc , ông vác đơn đi kiện khắp nơi kế cả ra ngòai Trung Ương và vì họ có tay chân và ô dù nên Bố tôi không làm gì được họ .Họ đã trù dập và giảm biên chế Bố tôi 6 tháng trờI . Đó là những tháng ngày cơ cực của gia đình tôi .MọI gánh nặng đè lên vai Mẹ .Mẹ vất vả làm đủ thứ ,sau những giờ tan ca Mẹ trồng rau ,cạy vỏ củI đi bán ?Bố thì giúp vợ làm thêm những việc ấy .Mấy chị và anh của tôi phảI làm thêm đủ thứ kể cả bán kem ,trái cây trước cổng trường cho lũ trẻ (Nhà tôi gần trường học cấp 1).Tôi thì còn rất nhỏ để hiểu được nổI cơ cực ấy ,chỉ biết rong chơi và phá phách .
    RồI 6 tháng cũng qua ,Bố được nhận vào làm vớI chức vụ cũ .Mẹ vui lắm,vì từ nay đàn con nhỏ không phảI đói nữa ,không phảI đi bán từng cây kem ,từng quả ổI ,từng trái me nữa.
    Bố như ít nói hơn , ông trầm lặng hẳn đi ,và Ông ít giao du vớI mọI ngườI ,có lẽ Ông mặc cảm vì đã làm vợ con khổ theo Ông, Ông sợ tai mắt của những ngườI mà Ông chống đốI . Ông sống khép mình hơn .
    Ngày lãnh lương đầu tiên của những tháng ngày giảm biên chế. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cũ kỹ đi ăn kem quốc doanh (vì là con út nên lúc nào cũng được ưu tiên trước,)Mẹ ngồI sau ,tôi đứng ở giữa vì tôi thích vậy mà cũng có lẽ là để đủ chỗ cho Mẹ ngồi.Tôi nghêu nghao hát to mà chả biết xấu hổ là gì.Bố và Mẹ vui lắm .
    Ngày ấy kem quốc doanh là món khoái khẩu của những đứa trẻ như tôi ,không ngon và bắt mắt như kem Wall?Ts hay Kem tươi như bi giờ.Nhưng lúc đó đứa nào được điểm cao Bố sẽ thưởng cho 1 cây kem mát lành ngay .
    Những tháng ngày yên bình cũng trôi qua và kinh tế nhà tôi cũng đỡ nhiều ,không còn lo cái ăn cái mặc nữa.Cho đến một ngày .Bố ngày càng yếu dần .Một chiều nọ Mẹ ngồI khóc khi cầm xét nghiệm ung thư của Bố.
    Mẹ bán hết những gì gia đình còn lạI chiếc xe máy ,ti vi ,tủ lạnh ?Tất cả để hy vọng cứu bố.Mẹ chạy hết những bệnh viện lớn nhỏ từ Hà nộI tớI Chợ Rẫy .Bao nhiêu tài sản đều độI nón ra đi lần lượt theo những chuyến đi chữa trị dài ngày của Bố.RồI Bố cũng trở về ?Chúng tôi ôm Bố và khóc khi thấy Ông khác quá ,tiều tụy quá ,nhìn những vết thương trên bụng Bố hỏI ngu ngơ:Có đau không Bố?.Bố chỉ xoa đầu và cườI buồn.
    Bác sĩ đã bó tay và khuyên Mẹ đưa Bố về an dưỡng sống được ngày nào hay ngày ấy .Y học không thể làm gì tốt hơn .Bác sĩ khuyên Mẹ nên đưa Ông về sống vớI vợ con những ngày cuốI đờI ,Mẹ lo chăm sóc bố từng miếng ăn từng giấc ngủ.Sức khỏe của Bố cũng đỡ phần nào .
    Vào một đêm cuốI Đông,tôi nhớ rõ như in.Tôi đang thiu thiu ngủ ,Bố kéo chăn đắp mền cho tôi ,rồI ông ra đóng cửa hang lang ,Nhà tôi có 1 cái giếng trờI rất rộng,gió lùa vào giếng và thổI thốc vào rất mạnh .Tôi thấy sao ông ra lâu vậy chạy ra ngòai Thấy ông đang đứng gồng mình vớI cái cửa nặng trịnh để đóng vào ,gió thật mạnh ,chút sức tàn của ông không thể nào kéo cánh cửa vào được, Tôi chạy lạI thật nhanh kéo cánh cửa vào ?Tôi lên giường nằm,bố ra xoa đầu xem tôi ngủ chưa. Đó là thói quen của Ông,khi thấy con ngủ ông mớI yên tâm .Tôi vờ nhắm mắt ?Nhưng lúc ấy không hiểu sao ,khi nhớ thấy hình ảnh Bố kéo cánh cửa không nổI,mắt tôi giàn dụa ,nước mắt chạy trên đôi gò má.Tôi hình dung ra Bố sẽ bỏ chúng tôi .Bố yếu quá rồI .
    Bố xoa đầu ngồI bên tôi và hỏI :sao con khóc .Tôi nghẹn ngào nấc lên :Con thương Bố quá .Bố ôm lấy tôi ;Hai cha con khóc nức nở?..Hai tháng sau Ông qua đờI .Hàng xóm và ngườI than thương tiếc Ông,có ngườI chép miệng:Thôi !Thằng Bồng nó mất đi cho nó khỏe cái thân ,chứ cứ vậy ,cơn đau hành hạ nó,TộI nghiệp !
    Giờ đây ngồI nhớ lạI đã 18 năm rồI ,nhanh thật .ThờI gian trôi nhanh quá .Mẹ tôi giờ tóc bắt đầu bạc và rụng rồI .Tôi lạI cảm thấy sợ.!
    Bố ơi !Giờ này có thể con chưa thành tài nhưng con đã thành nhân rồI Bố ạ! Điều này Bố vẫn dạy chúng con hồI xưa ấy .Bố có thể vui lòng cườI nơi chín suốI rồi.Con đã lập gia đình vớI ngườI vợ xinh xắn và yêu thương con .Con cũng sắp làm Bố rồI Bố ạ!Một đứa con trai đầu lòng .Con sẽ yêu thương nó như ngày Bố yêu thương chúng con .Con rất yêu và hãnh diện vì Bố!.
    Viết tớI đây sao Tôi vẫn còn cảm động quá .Cảm xúc nhiều quá?
    Được hama_bien sửa chữa / chuyển vào 09:12 ngày 28/04/2006
  4. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    hama_bien viết hay quá, làm tôi cũng nhớ đến Ba tôi, nhớ đến những tháng ngày cơ cực ở dưới quê từ những năm 80 cho đến bây giờ cuộc sống đã thoải mái hơn trước. Ba tôi luôn vất vả mọi chuyện để lo cho gia đình, tiếc rằng Ba tôi đột ngột ra đi khi tôi chưa kịp học xong về nước, chưa kịp dự dám cưới em gái tôi, chưa kịp nhìn đứa cháu trai mà Ba tôi hằng mơ ước,...
    Ngày xưa và cho đến bây giờ, Ba tôi vẫn là thần tượng lớn nhất trong đời của tôi ...
  5. khanhhuydelta

    khanhhuydelta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    hama_bien và khongtenso0 làm mình đồng cảm quá! Cũng cách đây 14 năm, ba mình ra đi mà chưa kịp thụ hưởng những thành quả của chính mình, tuy nhỏ nhoi nhưng rất đáng trân trọng. Điều làm mình đau lòng nhất là ông không kịp nhìn thấy mặt con dâu, rể và dĩ nhiên là chưa hề biết mặt những đứa cháu trai bụ bẫm của mình.
  6. muadongxua

    muadongxua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    1.617
    Đã được thích:
    0
    ặ, thỏ thơ mơnh là ngặỏằi hỏĂnh phúc lỏm 'Ây. Mơnh lÊnh bỏng tỏằ't nghiỏằ?p ĐỏĂi Hỏằc tỏằô tay bỏằ', bỏằ' trao cho mơnh mỏÊnh bỏng và bỏÊo : "Con gĂi cỏằ' gỏng nhâ"
    Mơnh nỏằTp hỏằ" sặĂ vào nặĂi 'ang công tĂc hiỏằ?n giỏằ. Bỏằ' chỏằY mơnh 'i và cạng vào nỏằTp vỏằ>i mơnh.
    Và bÂy giỏằ, khi mơnh gỏãp nhỏằng trỏằY ngỏĂi, bỏằ' câng là ngặỏằi 'ặa vai vào gĂnh vĂc.
    Thỏ mà nhỏằng khi 'i chặĂi vỏằ muỏằTn, nhỏưn tin nhỏn hay 'iỏằ?n thoỏĂi cỏằĐa bỏằ' gỏằi bỏÊo vỏằ, mơnh 'Ê trỏÊ lỏằi rỏƠt cỏằTc lỏằ'c và hay tỏằ ra bỏằc mơnh.
    Bỏằ' không gỏằưi 'ặỏằÊc cĂi mail, bỏằ' hỏằi mơnh, mơnh chỏằ? nói vỏằng lên chỏằâ không thăm lên xem và chỏằ? bỏằ'. Mơnh thỏưt là. Mơnh phỏÊi nhơn lỏĂi mơnh thôi.
  7. hama_bien

    hama_bien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2004
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Chiều qua đi làm về ,sau khi viết bài :Ngày xưa ấy !Trên đường về nhà tạt ngang chợ mua một bó hoa và xòai cát lên bàn thờ Ông mà thắp nén hương ,lòng thấy buồn và xốn xang quá.
    Sáng nay vào công ty đọc bài viết của mình ,cảm động quá .sao không cầm được nước mắt ...cứ ngẹn ngào...
  8. tulip77

    tulip77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.545
    Đã được thích:
    0
    Vô topic này đọc các bài viết ngày xưa... của mọi người mình thấy cảm động quá à !
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    "Ngày xưa"
    Viết cho tuổi thơ của một người ...
    Vào cái ngày tháng sáu năm ấy, thằng bé chẳng thấy buồn lắm khi biết ngày mai nó sẽ chuyển [​IMG]vào Sài Gòn.Có lẽ ở cái tuổi 13, nó còn ham vui quá, chưa tưởng tượng được cảnh chia tay thành phố quê hương trong suốt quãng đời còn lại.
    Mấy tháng cuối cùng nó ở Hà Nội là những tháng ngày vui không thể tả... vào Sài Gòn, mẹ đi làm từ sáng tới tối, nhà cũ đã bán, ba mẹ con nó qua nhà bà ngoại ở... Thế là nó tự do và... tự lo.
    Buổi sáng hai anh em nó đi bộ ven hồ Hale để tới trường, ngôi trường mà ở nhà cũ của nó, nó chỉ cần leo qua bức tường ngăn hoặc chạy ù mất 1 phút là tới ... Bây giờ những buổi đi học nó phải dậy sớm hơn, đi xa hơn và buồn nhất (hay vui nhất) là không có bố mẹ đưa đi, đón về... Ở tuổi 13, nó còn quá nhỏ nhưng đã quen với chuyện tự lo cho bản thân và mọi người trong nhà.. Chuyện! Con nhà công nhân viên chức... không tự lo thì ai lo cho mình...
    Trưa chiều tan học, nó lại đi về phố cũ để chơi cùng bạn bè nhưng tuyệt nhiên không chui vào cái ngõ 21 để về nhà cũ. Nó nhớ cái bể cá do bố con nó khênh đá núi từ tận Tam Đảo về xây, nhớ giàn thiên lý hoa nở bốn mùa, nhớ cái máy bơm tay dùng để bơm nước lên bể - cái máy bơm có số tuổi gấp đôi tuổi nó... nó không thể về nhìn lại căn nhà ấy vì giờ đây đã là nhà của người khác và nó thấy lòng mình buồn quá.
    Mười ba năm tuổi thơ của nó đã trôi qua tại Hà Nội,và dù đã hơn chục năm sinh sống tại Sài Gòn nhưng nó không thể quên được từng góc phố,từng căn nhà thân quen ở Hà Nội . Nó nhớ mãi phố Quang Trung, đường Nguyễn Du với những bông hoa sữa đã đi vào thi ca, phố Bà Triệu với cái dốc nổi tiếng. Hồ Gươm - nơi lần đầu tiên trong đời nó nhìn thấy thuyền rồng vào dịp 10-10-1984...
    Nó nhớ kem Tràng Tiền, cà phê Mô Ka, bánh ga tô Bò Dê Gà, rạp Tháng Tám, rạp Kim Đồng, chợ Hôm Đức Viên, chợ Đồng Xuân, Bắc Qua, cửa hàng Bách Hoá Tổng Hợp, Ga Hàng Cỏ - nơi nó chia tay Hà Nội...
    [​IMG]Nó nhớ đồ chơi trung thu phố Hàng Mã , Kem Thuỷ Tạ, Bốn Mùa, chùa Quán Sứ, Cung Văn Hoá Hữu Nghị Việt Xô uy nghi,nhà thờ Lớn cổ kính, Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình với cảnh đổi gác rất đẹp mắt, Hồ Tây với bánh tôm và phủ Tây Hồ. Nhớ làng cá Nghi Tàm Quảng Bá, nhớ cảnh "Làng lúa làng hoa", nhớ bến xe Yên Phụ - Kim Liên, nơi bố mẹ nó từng làm - những bến xe chỉ còn trong ký ức khi mà HN đã và đang thay đổi từng ngày...
    Có ai ở Hà Nội những ngày mùa hạ và mùa thu năm ấy mới biết Hà Nội đẹp thế nào. Thằng bé không ngờ đó là những ngày tháng cuối cùng của nó ở Hà Nội nên vẫn vô tư đi câu cá ở hồ Ha Le, đúc ve tại công viên Lê Nin, đi bộ lên tận Hàng Gai để đẽo quay, đi tìm từng cây tre để làm diều hoặc lang thang lên tận Quảng Bá để mua cá chọi - những con cá này đã làm bạn với thằng bé trong suốt cuộc Nam Tiến của nó và là nguồn an ủi nhỏ nhoi cho thằng bé trong những ngày đầu tiên nơi đất khách quê người...
    Giờ ngồi viết lại những dòng này, thằng bé ngày xưa dù đã lớn nhưng vẫn còn nhớ lắm Hà  Nội của nó. Nó luôn muốn được quay về quê cũ để sống lại cái ngày xưa đó... thế nhưng? "Ngày xưa ơi, đã xa rồi tuổi thơ, xa cánh diều chở bao ước mơ..."
    Nó hiểu những ký ức đẹp đó sẽ mãi chỉ là hoài niệm bởi thời gian đã trôi qua, cuộc sống vẫn tiếp diễn, Hà Nội của nó sẽ phải thay đổi... dù vậy có những điều chẳng bao giờ đổi thay - đó là tình yêu của nó dành cho Hà Nội, thành phố của tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc.
    Gửi lúc 00:10, 22/12/03
  10. Cafe_Tialia

    Cafe_Tialia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Những ngày xưa yêu dấu...
    Mượn tạm tên một bài hát (mà ta không nhớ là ai hát nữa) để nói về một thời quậy như quỷ sứ của ta và đám bạn chung xóm. Hơn mười năm trước, cái xóm nhỏ ấy đâu có bao nhiêu nhà. Đất đai hồi đó ... một chỗ đồng không mông quạnh như chỗ ta ở, đêm đêm nghe tiếng ếch nhái rõ mồn một - trị giá có 2 chỉ một lô. Giờ thì 7 ?" 8 triệu gì đó một m2. Mắc cứa cổ ! Làm ta tiếc hùi hụi, phải chi hồi xưa ba mẹ ta mua luôn mấy lô thì đỡ quá ! Mà thôi, chuyện đất đai hông phải là chuyện ta muốn bàn ở đây vì ta không làm nghề cò nhà đất. Những ngày đó, ta và mấy thằng hàng xóm quậy tưng bừng: ốc vít ốc tán ?" tán được là tụi nó tán thẳng cánh cò bay, đố thằng nào can đảm đứng chụp, mắc công ôm mặt mà không được khóc huhu như đám con gái, cái trò bắn bi hình như là trò mà xóm ta đứng vô hàng thiện nghệ. Hồi ấy, có một thằng nhà giàu dọn tới gần xóm. Nó khoe khoang hết chỗ nói, có nhiều tiền nên nó có nhiều bi - vậy mà nó cũng tự hào. Chân lý của của những bi thủ đích thực là phải chiến đấu bằng mấy đầu ngón tay cộng thêm mấy cục bi ?ochiến? của mình. Nó không hiều điều này nên bị ?odập? là lẽ đương nhiên. Nếu không sớm dọn đi chỗ khác, có lẽ nó sẽ tốn tiền mua bi dài dài vì cỡ nó thì chỉ xếp vô hàng đệ tử nhập môn !
    Có ai mà không biết cái cà kheo chứ ! Vấn đề là có ai giống tụi xóm ta, nghĩ ra trò dùng cà kheo làm phương tiện di chuyển... nó gần như là một phong trào lúc đó... đứa nào cũng có một cặp cà kheo trừ đám con gái... Đi qua nhà đứa nào trong xóm chơi, tụi nó cũng vác chiến mã của mình ra; tới nhà người ta, tụi nó lí lắc tìm một ?ochỗ đậu? cho chiến mã. Chuyện cầm nhầm chiến mã của đứa khác rất hi hữu vì cặp cà kheo nào cũng có dấu hiệu riêng hết, giống như bảng số xe dzậy đó...
    Hình như con nít đứa nào cũng khoái trời mưa... Tắm mưa là cái thú dzui từ hồi nào hổng biết. Hễ trời mưa là tụi nó í ới réo nhau ra đường. Đứa nào gọi là ?onhóc nhóc, chưa có nhận thức cao cấp? thì cứ ?ocuổng trời? thoải mái...!!!
    Nếu tắm mưa là chuyện mà tụi con trai cực kì khoái thì con gái xóm này lại khoái làm một chuyện hơi kì cục khác. Khi mưa tạnh, tụi con gái cũng í ới hò nhau ra đường... có điều tụi nó hổng đi ra đường bằng dép, cái thứ ở dưới chân lúc đó là bao xốp. Không biết nhỏ nào đã phát minh ra cái sáng kiến đó nữa ! Phụ huynh dĩ nhiên đời nào cho làm dzậy! Tụi nó bước từ nhà ra thì mang dép đàng hoàng, nhưng sau đó lại cất dép vô một chỗ kín đáo rồi lấy bao ni-lông ra (phải cất kĩ dép vì có lần thằng nào đó đã chọc ghẹo bằng cách chôm sạch dép, khiến cho đám con gái đi chân không về nhà và tất nhiên là bị má rầy vì "con gái con đứa có đôi dép cũng làm mất"). Mà con gái xóm ta còn đáng nể ở chỗ: trong cuộc thi tranh danh hiệu "Người leo cây nhanh nhất xóm", đứa vô địch lại là một nhỏ còm nhom còm nhách.
    Nói tới mấy trò chơi hồi nhỏ thì vô bờ vô bến. Trò tạt hình, tạt lon hồi đó cũng gọi là phổ biến lắm ! Tụi nhỏ mang dép nhiều chứ ít đứa nào chịu mang giày, thì mang dép để lúc cần lột ra cho dễ tạt (dép đem ra tạt để có lỡ mòn hay lỡ đứt, má tụi nó cũng chửi ít hơn và đỡ xót của hơn). Trò chọi hình cũng là trò tụi nó rất khoái. Mấy thằng hình bằng nhựa dzỏm với đủ thứ hình dạng: thú, người, rambô, quái vật, dị nhân... tùy vào cỡ lớn nhỏ mà quy định "xài" mấy ("xài" = giá trị sử dụng của thằng hình). Cũng giống như bắn bi, đứa nào ăn nên làm ra nhờ mấy thằng hình chiến với mắt nhạy, tay chân linh hoạt... túm lại là tài năng bản thân, thì được mấy đứa khác nể lắm !
    Vì xóm đông con trai, ít con gái nên nhỏ em ta cũng luyện món bắn bi. Xét trong phạm vi con gái thì nó thuộc hàng hảo thủ, con trai như kiểu thằng nhà giàu không thể là đối thủ của nó. Tuy nhiên, nhỏ lại sành chuyện bẻ trộm hoa nhất. Mấy cái bông, cái lá bứt về sẽ được tụi con gái đem ra chơi bán đồ hàng. Ôi thôi đủ thứ món: hủ tiếu xào, phở gà, phở bò, bánh cuốn (có thịt và không thịt đàng hoàng)... Có lần, nó đang thò tay qua hàng rào nhà người ta bứt mấy cái bông vàng anh thì sau lưng có tiếng hỏi: "con bứt bông làm chi dzậy con?". Nó tỉnh bơ vừa bứt vừa trả lời mà hông thèm quay lại nhìn coi ai: "con đem dzề chơi bán đồ hàng". "Con muốn bứt thì xin bác chứ đứng cheo leo như dzậy coi chừng lọt xuống mương nha con". Thì ra nó bứt theo kiểu giang hồ nửa mùa, bứt lén mà hổng thèm tìm hiểu trước hay quan sát hiện trường.
    Những ngày đó, đứa nào biết chạy xe cũng là một điều có thể lên mặt. Cũng ít đứa có xe mini để tập... vậy là phải ngồi trên sườn xe chứ ngồi lên yên thì chân đâu có đủ dài để đạp. Tụi con gái lại còn lót thêm cái gối nhỏ xíu để ngồi cho êm. Chân tay trầy trụa là chuyện cơm bữa... Ngồi ở sườn xe mà đạp xịn rồi thì cũng chưa lên yên vội. Giai đoạn này là mắc cười nhất... đứa nào đứa nấy cứ nhấp nha nhấp nhổm cái mông, lên rồi xuống, xuống rồi lên... kiểu này có thể gọi là "chơi dzơi". Cuối cùng là lên yên. Bài học truyền từ đời này qua đời nọ cho những đứa đang tập xe là " mày nhìn ra đằng trước á ! Chứ đừng có nhìn xuống đất làm chi !". Tụi nó mà chạy thành thạo rồi thì khoái được sai đi mua cái này cái nọ, dĩ nhiên là đi bằng xe đạp rồi! Nhưng khoái nhứt vẫn là những cuộc đua... Ta hình như từ nhỏ đã có cái máu tốc độ là dzậy !
    Con nít bi giờ không biết sướng hơn hay thiệt thòi hơn con nít mười năm trước. Nhưng dĩ nhiên là khác nhau nhiều! Tụi nó không biết ốc vít ốt tán là cái gì, cũng ít đứa nào biết bắn bi, tạt dép, gỡ ghẻ... Tụi nó cũng đâu còn nếm được cái hồi hộp, thích thú, dzui nứt trời khi một đám nhóc cùng rủ nhau đi bẻ trái nhà hàng xóm, đi giựt bánh trái mỗi lần người ta cúng cô hồn... mà có lẽ khổ nhất là con nít Sài Gòn giờ phải học nhiều quá, nhiều mà hổng biết hiểu bi nhiêu ?
    "siêu tầm "
    ( bài của tác giả Vmax - amthuc.com )

Chia sẻ trang này