1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYỆN NHÀ NÔNG

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi Quan_Di_Ngo, 28/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    QUẺ VỊ TẾ
    Anh mời tôi về quán cà phê của anh và ngồi kể cho tôi nghe về câu chuyện " Trước Mặt Là Dòng Sông". Những nhân vật và lời thoại trong câu chuyện của anh cứ làm tôi day dứt mãi. Cuộc sống ẩn chứa vô vàn những điều kì diệu, mà sự cảm nhận của con người chỉ là một góc nhìn phiến diện, có khi bật môi ra ám chỉ một điều gì cũng sẽ là lố bịch. Tôi thinh lặng lắng nghe, thinh lặng nuốt từng lời anh kể...Nhưng có lẽ đến hôm nay, những gì đọng lại trong tôi không phải là những hình ảnh, những chi tiết câu chuyện của anh đã được dựng thành phim, mà là chính anh với những gì đã tự nhiên đi vào tôi bằng con đường huyền vi như Kinh Dịch...
    Rồi anh lại kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của anh..., chuyện của ngày đọc truyện của Kim Dung mà ôm mặt khóc, ngửa mặt cười và vỗ bụng mà nốc từng bình rượu khi Trương Vô Kị nói với Triệu Minh...
    Nếu được cúi xuống để hôn em
    Ta sẽ hôn lên cặp lông mày lá liễu
    Nơi ẩn chứa một đôi Ỷ Thiên Đồ Long Kiếm
    Em đã dùng trong những bận chia li...
    Thanh-Kiếm-Tình-Yêu không có phép màu gì
    Nhưng sắc lạnh hơn bất kì dị đao nào tinh bén nhất.
    Bởi trong nó chứa thời gian với những tận cùng khổ đau, tận cùng hạnh phúc...
    Lia xuống đời nhau chỉ trong một khỏanh khắc vô tình!
    Ta không là Vô Kị
    Em chẳng phải Triệu Minh
    Chỉ là hai kẻ yêu nhau với một tình yêu chân thành nhất.
    Xin cúi xuống hôn lên cặp lông mày sinh-diệt
    Trong một đêm nơi trước mặt là dòng sông...
    *
    Tôi dần hiểu được lòng anh với những gì mà cả người anh yêu thương không hiểu được. Anh và tình yêu của anh nghiễm nhiên đã trở thành hằng số trong ngút ngàn trùng vợi.
    Thực lòng mà nói, tôi chẳng đủ mạnh mẽ để có thể chia sẻ với anh, chỉ có thể thinh lặng lắng nghe để làm một bời vai cho anh nếu như bờ vai tôi đủ tư cách làm một nơi cho anh tựa đầu vào khóc. Một dòng lệ đàn ông nơi bờ vai một người đàn ông khác biết đâu sẻ kết tụ phù sa...
    Mưa sầu trắng nỗi thượng nguồn
    Gằn cười mẻ kiếm sầu tuôn thành dòng
    Biệt ly ngạo khúc tương cùng
    Trừng con mắt gió xoáy vùng ngẩn ngơ
    **
    Tôi vẫn mong phía sau Quẻ Vị Tế không phải là cánh cửa cuộc đời im ỉm đóng như những luận giải Dịch của người đời trước, mà nó mãi sẽ là nơi cuốn đi và dừng lại những gì có thể, dù trước mặt là sông, mà có lần anh đã nói: " Có nhìn dòng sông hiền hoà bao đời vẫn chảy, mới thấy mình cần học tính cao thượng và bao dung của nó"...
    ______________________
    Tuổi thơ để lại cánh đồng
    Đem mùi rơm rạ vào trong cuộc đời.
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 25/02/2005
  2. greenline

    greenline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    1.836
    Đã được thích:
    0
    Định gặp cậu thì thấy cậu không khoẻ. Hy vọng là không sao. Tặng cậu mấy câu văn vần, bình yên nhé. :
    Phố vẫn nhỏ bước chân lặng lẽ
    Lá buông theo từng dấu chân rơi
    Cây cúi đầu suy tư mê mải
    Tại sao bóng chạy quanh thân mình?​
  3. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Đọc mãi mà Sói vẫn không hiểu "chuyện nhà nông" nằm ở đâu sau những trang viết đặc nghẹt những thi ca - rượu - tình cảm này, hay là bởi vì Sói chỉ là một anh chàng mọt sách tự giam mình trong bốn bức tường của mớ kiến thức hàn lâm cổ hủ, chưa từng bước ra ngoài để trải nghiệm cái phong vị của đời, nên đã không hình dung ra được nhà nông thế nào qua những dòng, những câu, những chữ mang đậm nét suy tư, khoáng đạt, trở trăn và biến động này ?
    Người bạn làm Sói cảm thấy hoang mang cho cái hình ảnh chất phác, thật thà, bình dị mà Sói luôn nghĩ đến khi nói về nông dân.
    Tâm hồn họ mộc mạc đến độ gần như khó bị tổn thương, người bạn có thể hiểu không ?
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    CHỢT NGHE TIẾNG MẸ RU NGÂN
    CHẬP CHỜN LỤC BÁT KHI GẦN KHI XA....

    Mẹ quét vun lại đống lá điều dầy hơn bàn chân của mẹ, rồi châm lửa đốt. Khói và mùi mủ điều làm mắt mẹ ướt nhèm như khóc, tưởng chừng như bao vết chân chim hằn cả nơi đuôi mắt già nua của mẹ. Tôi thì cứ đứng ngẩn người nhìn mẹ, nhìn đôi bàn tay gầy guộc như thơ trẻ bây giờ, cứ thoăn thoát những đường chổi lia hết lớp lá vàng này đến lớp là vàng kia suốt bao mùa điều rụng. Mẹ quét hay mẹ đang gom chuỗi ngày biển động ngày xưa.....
    Mẹ có hai người con. Mẹ yêu con mình nhiều lắm. Nên những đứa con của mẹ mới mang hình hài Hàn Quốc, hình hài Tây-Tàu lẫn lộn. Nhất là đứa con đầu. Mẹ quét lá một đời chỉ gội đầu bằng bồ kết, để nhường hết cho con gái của mẹ nhưng Pen-ti-cô-vi, sun-siu,...xả gội tơi bời..., Mẹ chắp vá cả một đời áo ghép, để nhường cho con gái của mẹ những mốt này mốt nọ, mà mốt nào cũng thuộc hạng cao sang, cũng thuộc hạng mà những người làm phim phải lia ống kính sang bờ ruộng mỗi lần quay cảnh..., Mẹ móm mém một đời củ khoai củ sắn, để nhường cho con gái của mẹ những miếng lạ đồ ngon...Và, mẹ có hai người con...
    Hôm nay thì mẹ gọi cho tôi, hỏi bỏ được thuốc lá chưa để mẹ gửi cho. Tôi nhìn con gái mẹ rồi trả lời vẫn còn chưa bỏ được. Mẹ vẫn cười và dạy: "Ừ, từ từ rồi cũng bỏ được thôi con ạ! Cha anh nghiện thuốc đến vàng cả da tay, ấy mà qua một lần ốm liệt giường rồi cũng bỏ...Cứ từ từ, từ từ rồi cũng bỏ..." Nghe mẹ dạy, không hiểu tại sao tôi thấy buồn đến suỗi cả tay chân. Tôi cứ tự hỏi, phải chăng lớp chúng tôi ngoài kia ( miền Bắc) suốt một khoảng tuổi thơ rau má, rau bần, đói no từng bữa...nên bây giờ nhìn cách xài tiền của con gái mẹ thấy kinh hoàng! Hay phải chăng mẹ và những người mẹ Việt Nam khác đang từng ngày nuôi dưỡng những đứa con Hàn Quốc, mà bị chính những đứa con ấy của mình rao giảng đạo-đức-hiện-đại trong những lần hụt hứng, kiệm chơi? Ôi, cơn buồn như niềm buồn của người mẹ sinh tôi...
    Chưa học hết ca dao em tập làm thi sĩ*
    Những câu thơ như gốc rạ dị hình

    Tôi không buồn khi đọc thơ em chỉ nhếch nhác mỗi chuyện tình, vì đến như Nguyễn Du, Pút-Kin, Bai-Rơ... cũng viết về tình yêu hết thảy. Tôi chỉ thấy buồn giùm cho mẹ, buồn cho giùm cho cha và buồn giùm cho em vì em không thể viết nổi một cặp gập ghềnh lục bát. Em cũng có như ai một tuổi thơ chân đất, nhưng trong chính nhát chổi mẹ đưa cũng đầy lục bát đẹp mê hồn thì em không nghe được, vì em và quan niệm của em không có chỗ cho mẹ, cho tôi...
    Hạt điều có thể chia đôi
    Sao không chia được một lời mẹ ru...*

    Đống lá mẹ đốt hôm xưa đến bây giờ vẫn còn âm ỉ cháy. Đốm lửa nhỏ nhoi thắp sáng cả một mùa đông chữ trong tôi. Còn em, chắc ngày mai em sẽ về với biển xa xôi...
    _____________________________
    Đánh đổi rạ rơm khoác mảnh da ngựa hoang sao chồn vó
    Trái tim nông phu quặn thắt quê nhà
  5. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    BẢO LỘC - Những hẹn hò từ nay khép lại ...
    Từng con đường nhỏ xô nhau trong bóng chiều chạng vạng, lóang thóang trong từng buôn làng xa phơ phất mấy đám khói, như giục lòng người nhớ đến tiếng cơm sôi ... Tôi về với Bảo Lộc một chiều như thế .
    Anh bạn tôi quê gốc Hà Nam Ninh, theo gia đình vào Bảo Lộc từ nhửng năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng . Anh đã mời tôi lên chơi sau một vài lần gặp gỡ tại Sài Gòn . Vâng, tôi đã có mặt ở quê anh, có mặt tại nơi mà trước giờ tôi chỉ tưởng tượng bằng cái đầu quá ư khiêm tốn hình ảnh của tôi .
    Ngôi nhà lợp tôn được dựng lên theo kiểu cấp bốn rất sơ sxài nhưng chứa đựng bên trong cả một gia đình giàu truyền thống trong nghề làm rẫy . Tại đây, tôi nghe được những tiếng đời không vội vả, mà chầm chậm giao thoa với cái không khí trầm mặc của núi rừng . Một bữa cơm đậm phong cách ẩm thực miền Bắc tại rừng núi Tây Nguyên làm tôi xúc động và cảm thấy vô cùng ngon miệng . Tôi dần hiểu ra rằng, không riêng gì Bảo Lộc, mà các nơi khác rải rác khắp các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng có nhiều phần trăm tỷ lệ dân góp, đa phần là dân di cư từ miền Bắc vào sau những năm 1975 . Có khi, họ tụ tập thành những làng, những bản, với khỏang vài chục hộ . Cũng như một xóm nghề tôi đã từng gặp tại xã Di Linh vậy . Nói chung, dù cuộc sống mới có tạo ra những đặc điểm mới trong văn hóa, tuy nhiên, các nét đặc trưng của người miền Bắc trong lao động và ứng xử vẫn còn nguyên vẹn hiện trên những nét mặt vất vả nhưng chân chất của họ . Quả thật, tôi vừa cảm thấy thú vị, vừa cảm thấy có cái gì đó như nước mắt chảy ngược trong tôi khi đến thăm gia đình của bạn .
    Sáng hôm sau, bạn đưa tôi đi thăm khắp các khu vực có bán kính chung quanh nhà bạn khoang hơn 10 cây sộ . Lên Thị xã, vào Long Hồ, đi xem các thác và vào mấy buôn nhỏ nằm ven thị xã . Đa phần những gì tôi biết trước đây qua văn bản tài liệu dần hiện ra và cuốn hút sự tò mò như trẻ nhỏ . Từ Long Hồ về quá Trà trên Thị xã Bảo Lộc, một chuyện thú vị đầy may mắn với tôi đã xảy ra . Chiếc xe Honda đời 81 của bạn tôi chết máy ở một con dốc cách Thị xã Bảo Lộc về phía đông gần 17km . Tôi phải xuống xe và theo lời bạn bứt dây thình đỉnh cột vào đầu xe để kéo . Tựa như cách kéo pháo trong quân đội thời chống Pháp vậy . Khi cả hai kéo được chiếc xe qua con dốc khá dài, chúng tôi gặp một số người dân tộc đi bộ ngược chiều với chúng tôi . Họ ăn mặc theo lối ăn mặc của người Ê Đê, tôi đoán thế và sau này xác minh thì là như vậy . Tôi giơ tay vẫy chào họ ( ngỡ rằng họ không nói được tiếng Việt ), nhưng một thiếu nữ chừng 17 - 18 tuổi khẽ mỉm cười và nghiêng nghiêng chiếc gùi chào lại bằng tiếng Kinh . Thật mừng rỡ, tôi lấy máy ảnh ra xin phép chụp họ, họ rất vui và hình như việc đó đã trở nên quen thuộc với họ bở rất nhiều những du khách trước tôi đã từng làm như thế . Những tấm hình rất ngẫu nhiên và không hề có một chút xíu kĩ thuật nào lại trở nên đẹp lạ thường trong mắt của tôi . Tôi cứ nhớ mãi cái nụ cười của cô sơn nữ ấy như một tuyệt phẩm của núi rừng đã run rủi tặng tôi trong chuyến đi này ...
    Bảo Lộc chợt nhòa đi vài giây sau khi tôi nhấp một ngụm trà có cái thương hiệu khá kêu: Việt Nam Danh Trà . Để mặc cho những ý nghĩ tung hòanh trong đại lộ tư tưởng hỗn mang, tôi không cố giằng mình ra khỏi những cảm xúc như bao lần khác ở Sài Gòn . Đơn giản vì tôi mong mình vĩnh viễn thuộc về núi rừng như một sự thật, dù đó là điều không thể .
    Đi bộ dọc con đường cái dẫn vào một khu làng, có lẽ dùng chữ buôn làng mới đúng . Những ngọn gió cao nguyên thổi thốc từng thân cỏ, lùa vào tôi, cứ như muốn nuốt chửng tôi vào cái bao la và mênh mênh của đêm và rừng vậy . Ghé vào một bếp lửa đang hừng hực đỏ của một gia đình dân tộc, tôi được đón chào bằng những ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa tự vệ của họ . Sau một vài phút giới thiệu qua lại, chúng tôi đỡ ngỡ ngàng hơn và bắt đầu những câu chuyện từ dưới xuôi lên miền ngược . Rồi rượu, rồi múa hát, rồi những hẹn hò của ngày trở lại ..., tôi như con chim non lạc vào một bầy chim non khác trong cùng một khái niệm đồng loại . cho đến bây giờ, những hình ảnh đó vẫn không hết rõ nét trong tôi, dù khá lâu rồi những câu chuyện đại loại thế đã hao dần trong trí nhớ .
    Tự đề ra những nguyên tắc cho mình và khép lại những hẹn hò xưa cũ, sẽ hứa với lòng những lời hứa khác, mới hơn cho cách mong nhớ về kỉ niệm . Bảo Lộc một lần dừng chân vẫn vẹn nguyên những gì nó đã thuộc về tôi và tôi thuộc về nó, chỉ khác là hôm nay, tôi ngồi giữa Sài Gòn để nhớ lại và ghi câu chuyện này bằng những âm ba dội ra từ chính trái tim mình ...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 06/03/2005
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    THƯ GỬI RỪNG
    Đêm nay, tôi rất muốn vu khống cho cái không gian dưới gầm trời Sài Gòn này là đêm đúng nghĩa, để có thể trọn vẹn sự yên bình, tĩnh lặng bên bàn viết. Con sư tử đá nhe răng nhìn tôi hẳn như muốn nói một điều gì đó như đồng tình và nó ngoan ngoãn làm cái vật chặn giấy, chờ đợi?
    Lần giở những bài viết cuả H?TLinh Niê ra đọc. Những trang ký, những bài cảm nhận âm nhạc cùng những khám phá mới về mảnh đất và con người Tây Nguyên cuả bà đã giúp tôi thắng trong cuộc giằng xé với chính trái tim mình về những điều trăn trở. Tôi dạo qua khắp các tỉnh Tây Nguyên, đến từng buôn làng, đi qua các thác ghềnh, hồ, suối? ngồi uống rượu Cần và nghe Khan bên bếp lưả? qua những trang viết. Thật thú vị! Bất giác, tôi đã thoả hiệp với mình những ý định và những suy nghĩ về cuộc sống, để tập trung đọc, tập trung nghe, tập trung cảm xúc cho cái nơi gọi là ?omiền đất huyền ảo? ấy.
    Trước mắt tôi, cái màn đêm Sài Gòn lập lờ sáng tối trở nên đần độn và ngột ngạt. Hình ảnh cuả núi rừng đaị ngàn, cuả những thác ghềnh trắng xoá, và những tiếng nhạc đủ loại bỗng toả sáng và rền vang. Hình như có ai đó cầm tay tôi dẫn vào đêm hội, ngồi xuống bên ché rượu Cần. Không! Không! Tôi giật mình từ chối. Nhưng mọi thứ ngôn ngữ tôi đang nghe đã thuộc về rừng, những âm thù vang ngân cũng là những âm thù cuả rừng, và tất cả những cái khác nữa đã hiện hình quanh bếp lửa trong mắt của tôi. Tôi cảm giác thấy mình nhỏ bé và ngơ ngác trước mê ảnh có thật này. Ở đây, tôi nhận ra rằng con người đã cố vùng vẫy để thoát ly định mệnh và từ chối những điều giàng buộc của cuộc sống. Họ mơ những giấc mơ nằm ngoài Kinh Dịch, và họ hát bên những cây đàn với tiếng hát đầy khát khao như Thần Lửa, đàn những điệu đàn réo rằt như Thần Nước. Những định nghĩa về những gì thuộc về thế giới văn minh không nằm trong giấc mơ của họ. Đơn giản vì những điều đó không thuộc về họ, nói đúng hơn là họ mặc nhiên cho những điều ấy có hay không. Tôi chợt rùng mình và tự nhủ, hóa ra những chiêm nghiệm và triết luận nhân loại khởi nguồn tự những điều thật trái ngược với cái gọi là ?oxã hội tiến bộ?. Chỉ cần một ánh lửa đêm Khan cũng đủ để sợi dây lịch sử chùng lại ở bất cứ một đoạn nào! Người lạ như tôi sẽ dễ dàng lạc vào thế giới của Khan, và cũng dễ dàng quên thực tại như Từ Thức quên trần gian vậy.
    Tôi cho phép mình tự do trong thế giới tự do của lửa, để nhận ra mình và nhớ về những người bạn cùng học Đại học với tôi. Các bạn hỡi, đâu rồi những K?TSorTho, Zukitli Ngọc Bích, Sil?TKlavi? Các bạn sau khi chia tay cái lớp 2C ?" K25 - Ngữ văn thân yêu ngày đó, có về quê nhà dạy học hay không? Hay cũng như tôi cố bám lại Sài Gòn cho dòng đời nẹt bô vào chữ? Hay cũng như tôi vứt công sức của Mẹ Cha mười mấy năm ăn học, ngồi lại chợ người, đánh bóng chữ, mạ vàng chữ, hàng mã chữ? để đổi gạo qua ngày? Hay là, các bạn phải ở lại nơi đây vì một lý do nào đấy, ví như, tìm một cách gì về quê cho mát mặt gia phong? Các bạn ơi, nếu thế, cả tôi và các bạn đều lầm và đều là những người có lỗi với chính mình vì không đả động đến khả năng có thể cống hiến với quê hương, với mảnh đất vẫn từng ngày cần Thầy, cần chữ. Chúng ta có lỗi với từng con suối nhỏ, từng nhánh cây rừng; có lỗi với cả những ngọn lửa hồng mỗi đêm Khan từ khi chưa có chữ. Vì chúng ta đã khoanh tay nhìn chữ của mình mòn vữa dưới áo cơm. Các bạn hỡi, con chim Bongkle còn biết hát cho người nghe những tiếng của rừng. Các bạn là con của rừng, hậu duệ của các anh hùng ?ođầu đội khăn kép, vai mang túi da?? hãy về với quê hương và?cho tôi theo cùng các bạn!
    Đêm nay, cái bụng đã thương lượng xong với cái đầu khó trị. Thật là một đêm tròn vẹn! Tôi muốn hẹn với những chiếc lá non trên đỉnh núi Ngor Rinh Rua, hẹn với đống lửa sân trường tiểu học Ea Súp, hẹn với những giọt sương ngủ vùi trong cánh chim?lời hẹn của người đi xin lửa, thắp cho mùa đông chữ!
  7. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    TỪ XA TÂY NGUYÊN
    ( Tản văn )
    Những vòng xoáy vô hình của cuộc sống thường làm mòn đi những sắc cạnh nhạy bén nhất nơi tâm hồn con người và bồi phủ thêm những lớp bụi văn minh, khiến con người càng trở nên chai lì, xa rời nguồn cội. Đó cũng là lí do mà rất nhiều người muốn tìm về huyền thoại, tìm về giấc mơ của lửa để khơi lại những khát vọng bỏng rát nhưng quặn hình trong những tán cây, lùm cỏ phủ rộng dài trên mảnh Tây Nguyên.
    Từ xa Tây Nguyên, xúc cảm con người dường như rất mơ hồ và ngôn từ cũng trở nên vay mượn để vẽ tô hình ảnh. Bao nhiêu sâu lắng bổng nhiên ồn ào lố bịch, đến như cả cái chất kiêu hùng hừng hực của lửa Khan cũng bị vay mượn cho sự tái hiện. Ôi, thề có Nữ Thần Mặt Trời, chẳng ai muốn vậy! Nhưng có lẽ là định mệnh và điều đó đã kiến giải mọi trở trăn thế tục.
    Từ xa Tây Nguyên, tôi đi tìm một Tây Nguyên đang trọ trong trái tim của các văn nghệ sĩ, trọ trong các tác phẩm văn chương, tác phẩm âm nhạc và cả những ngoại văn biên khảo sử. Tây Nguyên ấy thật khách sáo nhưng thánh thiện như một điều hư cấu. Đương nhiên là Tây Nguyên qua hình ảnh tái hiện chẳng thể khoả lấp hay xoa dịu những ước mơ đặt chân khám phá!
    Từ xa Tây Nguyên và từ trong cái chỗ trọ khiêm tốn ấy, lại mở ra một thế giới hợp-nhất-nhị-nguyên-luận cho những ai muốn tự mình dùng trí tuệ tiểu ngã, tách bạch những triết niệm rắc rối nhưng rất lôgíc của triết lí Tây Nguyên thực tế.
    Từ xa Tây Nguyên cảm tưởng như câu văn mình viết ra cũng thoi thóp như thiếu dưỡng khí của núi rừng. Những câu chữ đè nhau đến là ngột ngạt và tối tăm cạn nghĩa. Những thứ trần trụi nhất của ngôn từ lại được che đậy bở hào hoa danh lợi, khác hẳn với những điều mộc mạc mà rất đổi trữ tình nơi Tây Nguyên nắng gió.
    Từ xa Tây Nguyên sao tự dưng muốn xui mình học lại ca dao, để giấc mơ cuộn về với núi, rừng, ghềnh, suối..Để một ngày xa lặng nhìn ánh lửa ánh lửa đêm Khan không thấy lòng vướng bụi và không thấy xót xa cho hôm nay lo đời quên mất Đất-Tây-Nguyên!
  8. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    CÁI QUÁI GÌ THẾ NÀY
    Lấy niềm tin để đánh đổi những khúc mắc là một việc làm tối ư là xuẩn ngốc. Thế nhưng sự xuẩn ngốc ấy lại là cái vui khốn nạn của gã. Gã đi tìm những thứ được xem là ngu xuẩn nhất trên đời để xâu thành những chuỗi mù quáng đeo vào cổ như những hạt mân côi trong tín ngưỡng tự lập mà gã tôn thờ. Thế mới là niềm tin. À há, niềm tin. Cái cụm từ này gã nghe có vẻ quen quen. Cảm giác như hồi nào còn đi học, mỗi lần bạn bè đến nhà gọi gã đến trường nói là dậy mà đi học. Thì cụm từ đi học nghe cũng có vẻ quen quen như cụm từ niềm tin vậy.
    Ôi dào, mà có ai để ý đến gã đâu kia chứ. Huống hồ gì gã phải lo đến cái chuyện là để ý xem thiên hạ đang nghĩ gì. Mà cũng khốn nạn không kém cái khốn nạn lấy ngu xuẩn làm vui là là gã cũng muốn yêu và được yêu. Hệt như kiểu Chí Phèo thèm yêu vậy. Cũng dễ hiểu thôi. Phàm thì những loại người như gã có được yêu bao giờ đâu mà không khao khát. Khao khát không vì để thoả mãn mà khao khát vì chẳng biết gì. Muốn biết để mà còn vênh mặt lên với đời rằng gã là một con người. Ơ hơ, thế có ai bảo gã không phải là con người đâu? nhưng gã cứ tin như thế mới khốn nạn hơn nữa chứ. Cuộc đời vẫn là cái nơi mà thân xác gã đang quẳng vào một cách cố ý mang vẻ hồn nhiên. và gã hiển nhiên là đang tồn tại phây phây ra đó. Nhưng cái đầu của gã không muốn nghĩ thế. Nó hoạt động chẳng có một nguyên tắc chung nào cả. Nó thích nghĩ thì nghĩ, khi không thích thì nó mặc cho những thứ đại loại như rác ngoài chợ cá loạn xì ngầu trong đó, nên khi cần nghĩ một chuyện gì, gã lại phải bới tung tất cả đống rác ấy lên và ngồi lặng như hiền triết suy ngẫm. Cái bộ dáng lúc này của gã trông thật ấn tượng. nó cũng giống người thường lắm đấy chứ! Sao thiên hạ lại cứ bảo là gã chẳng giống con người. Thật là thiên hạ cũng chỉ là thiên hạ theo cách nghĩ của thiên hạ, tức là chẳng ra làm sao cả. Ơ, thế cái việc ngồi mà viết ra cái chuyện này có ra làm sao à? Đấy, dơ chưa? thật rõ là dơ! Ừ thì cái giống người chung chung như thế thì hành động như thế. Như cái việc nói lấp lửng thế này cũng là cái gì đó chung chung. Thì hỏi nhau để làm gì. mà cái gã nói trên kia là gã nào vậy kìa? Thật chẳng hiểu cái quái gì đang ra thế này!
    Ờ hớ, ví như cái mà thiên hạ hiểu và thiên hạ nói ra kia, là những thứ có thể tiêu hoá được trong cái dạ dày hết sạch axit, đang quằn quại trong bụng gã, thì thật tốt biết bao. Nhưng, như thế hoá ra gã lại cầu mong cho cái việc chịu trách nhiệm về suy nghĩ của người khác đó ư? Ồ, nếu đúng thế, có lẽ những giá trị của sự im lặng bấy hoá ra cũng mang giá trị.
    Khỉ thật! Tổ giời cái đầu bã đậu! Có thế mà không hiểu. Ối làng nước ôi, thì ra cái tắc nghẽn của gã bấy lâu nay chính là cái mà chính tổ tiên của gã cũng đã từng tắc nghẽn. Đó là cái sự Đòi Cắt Nghĩa. Gã cứ muốn cắt nghĩa mọi thứ mù mờ chung quanh, như cát gọn lỏn cái bánh tét của người Nam bộ trong những lễ tết vậy. Điều ấy gần giống cái điều mà cụ Bùi Giáng ví cả nền triết học Đức, cộng với tư tưởng của anh triết gia nào đấy, cũng không thể vượt ra khỏi không gian của hai câu thơ trong Truyện Kiều. Nghĩ thế, gã giật mình. Gã buột miệng;
    - Cha bố tao! Bấy lâu nay tao cứ ngửa cổ lên trời mà khen trăng sao nó đẹp. Giời hành tao không biết! Mẹ kiếp, mấy thằng cha du hành vũ trụ đã đại tiểu tiện lên mặt chị Hằng lâu rồi mà cứ ngửa mặt hứng ha hứng hểnh!
    Thế đấy. Gớm thật. Gã cắt nghĩa được rồi kia đấy. Thế mà chiều nay, trong lúc ngà ngà, gã còn lấy dép vả đôm đốp vào miệng gã, rồi phều phào:
    - Nhưng tao còn phải vả luôn mấy thằng nữa kìa....
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    1.
    Xin chà?o nhau giưfa con 'ươ?ng
    Mù?a xuĂn phìa trước miĂn trươ?ng phìa sau.
    ( Bù?i Giàng)
    VẶy là? mà?nh giẮy ghi hò tĂn nhưfng vì thuẶc Cư?u HuyĂ?n ThẮt TĂ? cù?a dò?ng hò kia 'àf hòa và?ng sàch gòn. MẮy con quà xù? lĂng tà? tơi sau cơn ướt sùfng khòi nhang khèf rù lĂn nghe rợn rợn, hì?nh như nò bà?o, sf́p cò thĂm mẶt tơ? rơi nà?o 'ò sèf 'ược hòa và?ng.
    TĂi vơ? ròt và?o trơ?i mẶt chèn mực tà?u, vèf thà?nh con 'ươ?ng cong qua thơ?i gian, nìu lài nhưfng sợi bàc trĂn 'Ă?u cù?a cha tĂi. Mù?a xuĂn rù? nhau rùc và?o mẶt miĂn trươ?ng nà?o 'Ắy mà? ngay cà? kì ức cù?a mẶt ngươ?i lình cùfng chẶp chơ?n nhưfng di à?nh khĂng gian. Mù?a xuĂn chè?o con thuyĂ?n mĂy trf́ng 'i qua hai bơ? thẮ kì? vĂfn chò?ng chà?ng sùng 'àn, chò?ng chà?nh ào cơm và? chò?ng chà?nh thĂm nhưfng fn nfn. Mè tĂi thì? vĂfn tĂ?n mĂ?n mĂfi khi mù?a xuĂn sf́p hẮt, mơ? tù? lẮy nhưfng huĂn huy chương cù?a cha ngĂ?i lau dưới gẮc cĂy chè?...tĂi sơ ỳ 'Ă? lẶn bì?nh mực tà?u và?o bì?nh nước mè tĂi 'ang ngĂ?i lau rư?a....
    2.
    Đư?ng Ă?n à?o thẮ nưfa biĂ?n ơi
    BiĂ?n cứ vẶy ta là?m sao chìu nĂ?i!
    Và? 'à, nẮu là? ngươ?i, 'à ơi, 'ư?ng nòi...
    TẮt cà? nhưfng gì? ta trao biĂ?n chiĂ?u nay.
    ( NguyĂfn Minh KhiĂm)
    RẮt nhiĂ?u nhưfng con ruĂ?i bay nhà?o xuẮng chĂf mẶt con cà nhò? chẮt ươn nf?m phơi bùng giưfa bơ? càt trf́ng. RẮt nhiĂ?u nhưfng ngươ?i và? ngươ?i nhà?y nhà?o xuẮng biĂ?n giơfn nĂ nhau. Phìa xa xa, dàfy nùi thơ? ThĂ?n ĐẶc Cước chò?ng chơ mẶt 'àm mĂy xĂ?m xof?m như chĂ?i xĂ?. TĂi thò? thư? chĂn mì?nh xuẮng càt, càt dàt ra hai bĂn rĂ?i hiẶn ra mẶt lĂf hof́m như vẮt thương. Cài con sòng chf?ng biẮt mẶt tì tèo ỳ thức nà?o, nò ù?a và?o cuẮn lẮy chĂn tĂi rĂ?i cuẮn luĂn cà? cài vẮt thương kia. TĂi giẶt mì?nh bư?ng thức nhưfng hì?nh dung vĂ? ngà?y xưa bĂn em trong mẶt lĂ?n biĂ?n vơf ò?a 'Ă? nhẶp giao trơ?i 'Ắt, biĂ?n cùfng Ă?n à?o như thẮ nà?y nhưng vui hơn vì? buĂ?i Ắy chì? cò ruĂ?i mà? khĂng cò ngươ?i.
  10. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    MÔ?NG TƠI TÍM TRÁI BÊN RA?O...
    Gâ?n chục năm qua, tôi xa nha?, xa quê va? xa ca? nhưfng cái ha?ng ra?o mô?ng tơi bao khép chung quanh cái sân đất nho?, nơi tuô?i thơ tôi sâ?n tím nhưfng bụi bặm trong loang lôf nhưfng giọt mực mô?ng tơi. Hôm rô?i đi chợ, thấy ngươ?i ta bán rau mô?ng tơi được trô?ng trong dung dịch nước, gọi la? rau sạch. Tôi bâ?n thâ?n buô?n, tâ?n ngâ?n định mua rô?i lại nhớ cái ha?ng ra?o xưa, dây mô?ng tơi gâ?y guộc, nhăn nheo như tay mẹ, chứ không mập ú va? thă?ng đuột như nhưfng bó mô?ng tơi ba?y bán ơ? chợ Sa?i Go?n na?y.
    Cái thứ cây mô?ng tơi na?y nghif cufng thật lạ, khi nó sống trong trong ca?nh leo lóc, rợ bám thi? gâ?y guộc mo?ng manh, nhưng ăn rất ngon va? vô cu?ng mát. Co?n khi nó được nâng niu chăm sóc trong nha? kính, trô?ng trên dung dịch chất, nó mập ú va? đo?ng đa?nh đến dị hợm, nhưng ăn va?o cứ thấy nhớt nhe?o va? vô vị. Chắc có lef bấy nhiêu năm chưa đu? đê? tôi quên đi ră?ng mi?nh la? một thă?ng nha? quê chính cống, nên chưa thê? ho?a mi?nh va? lâfn lộn va?o trong cuộc sống thị tha?nh. Bơ?i vậy ma? đến như món canh mô?ng tơi giưfa trưa he? nóng nực ăn va?o cufng trơ? nên gượng vị. Hóa ra, lôfi tại mi?nh, chứ chă?ng pha?i tại mấy cái dây mô?ng tơi trô?ng ơ? ha?ng ra?o hay trong vo?m nha? kính. Mi?nh bó buộc mi?nh trong nhưfng quan niệm, rô?i tự chuốc lấy nhưfng bi kịch, bị tư? chối ngay ca? trong nhưfng giác quan cu?a chính mi?nh. Mô?ng tơi vô tội!
    Mẹ ngo?ai quê vô thăm, the?m ăn canh cua nấu với rau đay trộn mấy lá mô?ng tơi. Mẹ ba?o, hai cái thứ rau na?y đê?u nhớt nhe?o như nhau ca?, nấu với cua đô?ng thi? sef không tanh ma? co?n rất mát va? bô?i bô? can xi. Ôi chă?ng biết mẹ tôi nói vậy la? dựa trên cơ sơ? na?o, bơ?i tôi thươ?ng hay nghi ngơ? nhưfng việc co?n con như thế, mấy ông khoa học chi? hay nghiên cứu trên giấy tơ? thôi, chứ mấy khi nó la? như thế. Hóa ra tôi lại bị nhâ?m, bơ?i khi nói ra điê?u đó, mẹ tôi la va? ba?o báo Khoa học & Đơ?i sống trong bưu thôn nói thế. Mặc du? bị mẹ la nhưng tôi lại thấy vui vui vi? rốt cuộc thi? bây giơ? ơ? thôn quê chúng tôi, báo chí đaf vê? đến la?ng, Khoa học & Đơ?i sống cufng vê? tận bưu điện thôn rô?i, thi? chắc chă?ng bao lâu nưfa tre? em quê tôi sef biết thế na?o la? Internet, thế na?o la? chat, la? E-Mail, có khi co?n in lazer sớ cúng áo maf cho ông ba? nưfa chứ. Lớp chúng tôi xưa lefo đefo theo thâ?y kiếm chưf, đi ta?u xe tư? Bắc va?o Nam, qua mấy bận ô? ga?, chưf nghifa xốc rơi hết ca?. Chi? co?n có nhưfng hi?nh a?nh lưu giưf trong kí ức tuô?i thơ vê? một miê?n quê thác luf, quanh năm rặt nhưfng luống ca?y chô?ng ngược phơi đô?ng la? đeo bám va?o tim như đi?a đói. Tôi dắt xe đi chợ, trong lo?ng cứ thấp tho?m vê? chuyện canh cua nấu với mô?ng tơi....
    Ma? cái lọai tôi cufng chă?ng giống cái loại gi?, ai đơ?i ngươ?i ta bo? ca?y bă?ng trâu đi ca?y máy đaf lâu rô?i ma? cứ ngô?i la?m nha?m cho đô?ng sâu, đô?ng cạn. Có vê? quê thi? cufng hi hưfu mới thấy có nha? trô?ng mô?ng tơi la?m ra?o rậu. Mươ?i nha? thi? có đến ba?y nha? xây ha?ng ra?o bă?ng bê tông, hoặc nghe?o hơn thi? cufng trô?ng râm bụt rô?i ti?a tót ngay ngắn ca?. Gớm, lại co?n mấy cái sân nha? ông Chu? tịch xaf, Bí thư xaf thi? lát ca? gạch men, hay be?o be?o cufng gạch Bát Tra?ng, chứ hơi đâu ngươ?i ta co?n đê? cái sân đất nện bă?ng đất sét trộn muối như nha? tôi. Cái thói nghe?o lâu lâu tha?nh cái tội, cứ không nghif thi? thôi, chứ va?y óc ra nghif la? nghif xấu cho ngươ?i khác. Như cái chuyện bây giơ?, thứ ba?y, chu? nhật to?ng teng chơ? bạn đi chơi, va?o Bách Tha?o Vươ?n thấy nhiê?u cặp uyên ương tí tơ?n lại ba?o ră?ng Vươ?n Bách Tha?o nhiê?u khi? hơn ngươ?i. Đấy, cứ cái thói nghif như vậy thi? co?n tha hô? ma? nghe?o, tha hô? ma? lạc hậu. Suy đến cu?ng thi? cái máu hiê?m tị, bu?n xi?n cu?a ngươ?i quê chúng tôi chưa bị nhiêfm cô-rét-tơ-rôn trong máu, nên cufng chă?ng bao giơ? sợ chứng huyết áp cao. Thật la? điếc thi? chă?ng bao giơ? sợ súng, cái ý cu?a ông ba? xưa dạy cấm có sai tí na?o.

Chia sẻ trang này