1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CHUYỆN NHÀ

Chủ đề trong 'Văn học' bởi smallpetal, 12/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. smallpetal

    smallpetal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    CHUYỆN NHÀ

    Chuyện nhà

    Ngày mai, ta dọn nhà - Bố nói rất đỗi tự hào. Mắt mẹ sang lên, mặt hớn hở: ?oThế là thoát cảnh ở nhờ! ?. Riêng tôi thờ ơ, ngồi bắt chân chữ ngũ, tay chống cằm. Đến bây giờ tôi vẫn mù mờ về khái niệm nhà mua, nhà thuê, nhà ở nhờ.
    Đi ngoắt ngéo trong căn hẻm nhỏ chừng thước mốt, tôi tưởng chừng lọt vào 1 thế giới khác. Thế giới của những đứa trẻ bò lê bò la, thò lò mũi xanh, chân tay dơ dáy ?" mà bằng mọi cách tôi vẫn không sao tránh khỏi để ? dẫm phải chân 1 thằng bé. ?oNày, cái cô kia có mắt không đấy!?. Một bà sồn sồn mắt xanh môi đỏ trừng mắt nhìn tôi. Tôi rối rít xin lỗi, trong trí óc lại hiện ra căn nhà êm dịu, với những bong cây mát mẻ và người hang xóm tri thức ngày xưa?
    Tụi bạn khều tôi: ?oMai tao đến, mốt tao qua??. Thế rồi, đứa khéo thì chật lưỡi: ?oNhà được đấy, tội cái hẻm chật quá!?. Đứa thẳng thì cứ ?ooang oang?: ?otao vào hẻm cứ như vào cái hang hay cái cống ấy?. Nghe nói mà lòng tôi cứ rạn nứt dần dần. Và rồi tất cả đều ra 1 thoả hiệp: ?oMai mốt mày ra đầu hẻm đón tụi tao?.
    Ở 1 tuần thì tôi nghe chừng 5 vụ cãi nhau. Những từ ngữ chưa bao giờ in trong tự điển cứ lần lượt tuôn ra từ nhà nọ lang sang nhà kia. Mỗi lần như thế ông anh tôi lại vặn to radio, chậc lưỡi: ?oMai tao đi mua 2 cái loa thùng?. Bố tôi buồn buồn: ?oBiết sao được, ít tiền, đành mua ở xóm lao động, các con ạ!?. Tôi cười, xuề xòa an ủi: ?oKhông sao bố ạ, riết cũng quen?. Thế rồi, riết cũng quen thật, mỗi lần mấy bà hàng xóm chưởi nhau, mẹ tôi bảo: ?oMấy bà đang hát!?. Mà tôi nghe như hát thật, có bổng, có trầm, có thanh, có nhịp. ?oHát? rồi thôi, lại đâu vào đấy, lại thân nhau, lại chuyện trò như chưa hề có gì xảy ra. Còn tôi, nhét bông gòn vào tai ngồi lẩm nhẩm học bài trong 1 loại nhạc ?okinh hồn? của chó sủa, trẻ nít khóc, ti vi, ca nhạc om trời.
    Đến 1 lúc nào đó, bạn trở thành 1 cô gái, ắt hản bạn phải nghe 1 vài lần: ?oMai mình qua bạn chơi nhé!?.Mỗi lần như thế, tôi đều nhìn chúng, những đứa con trai mới lớn, trong lòng chua chat và chối khéo: ?oMai mình bận rồi? mà nhà mình khó kiếm lắm!?. Thế là, lọt sang hết nhưng kiểm lại vẫn thấy còn 1. Có lẽ, đó cũng là qui luật muôn thủa. Nó nhí nhéo: ?ocho mình mượn tập, tối qua trả?. Tôi nhìn nó, thằng con trai mà tôi chán nhất trong những đứa lọt sàng. Đến 1 lúc nào đó, tôi cũng chẳng thèm nghĩ đến căn nhà trong hang của mình để ?oừ? đại cho rồi, để thoát khỏi cái miệng, cái mắt ngơ ngớ của nó. Và tối chủ nhật nào một điệp khúc cũng xảy ra: Nó đến, ngồi thừ ra, cười cười chẳng nói gì. Còn tôi, vì nó lại biến thành 1 con bé ngớ ngẩn để tía lia hỏi đi hỏi lại những câu nguội ngắt: ?oMai có kiểm tra toán phải không?...Bài văn hôm bữa Thành thấy thế nào??, đại loại là thế. Nhưng điều kì lạ nhất là mỗi lần nghe hàng xóm lục đục, cãi vã, nó chẳng nhận xét gì. Tôi vì thói quen, lúc đó lại tăng âm lượng mong át đi phần nào từ ngữ không hay vọng lại. Tôi nói như cái máy, nói liên tục, nói mà chẳng hiểu mình nói gì, để đến 1 hôm nó bảo: ?oViệc gì mà Nhàn phải la lên thế, Thành nghe được mà??. Quê độ, tôi im bặt, trong lòng rủa thầm ?othằng ngốc?. Rồi cứ y như vậy, mỗi lần dáng nó khuất sau ngõ thì nhỏ Oanh bán rau, nhỏ Sương thợ may, nhỏ Hà ?ohột vịt lộn?, nhỏ? nhỏ? lại ùa đến, ngồi phệt xuống cửa nhà tôi, chu miệng thì thầm: ?oBồ hả? Quen hồi nào vậy? Ủa, cùng lớp hả??. Trăm lần như 1, tôi trề môi: ?oBồi gì! Chán chết?. Chẳng đứa nào để ý, chỉ nhìn tôi liếc liếc, xòe 5 ngón tay chỉ chỉ, phán 1 câu ?odễ sợ?: ?oXạo, bồ 100%?. Đến 1 lúc, tôi chán cảnh phải ngồi giải thích với 5, 7 cái miệng nhiều chuyện đành la lên: ?oừ, Bồ?. Từ đấy, mỗi lần Thành đến tụi trong xóm lại bắt đầu cười hì hì, réo nhau từ nhà nọ sang nhà kia và xì xào: ?oÊ! Trông hiền mà bảnh trai phết!?. ?oÊ! Công tử bột này chắc con nhà giàu?. ?oTao giám cá nhỏ Nhàn thấy thằng nhày xịn nên cua đó?. Lâu dần, tôi cũng chẳng thèm khó chịu về lới nói của bọn chúng lẫn sự có mặt của Thành. Nó hiền, trẻ con quá! Nó tới chơi, tôi cũng chẳng phải tiếp, tha hồ chạy vô nấu tẹo cơm, chạy ra rửa tí chén. một hôm, nó bảo: ?oHôm nào đến nhà Thành chơi?. Tôi vẩu môi: ?ochả dám!?. Thế mà,, tôi dám thật, dám chẳng qua vì tò mò và do 1 công việc của lớp phân công. Tôi tìm ra số nhà, eo ơi,nhà nó to quá, xịn quá! Tôi đưa tay tính bấm chuông mấy lần rồi lại buông thõng xuống. Nhưng rồi tôi hít 1 hơi dài, tính kiêu hãnh dâng lên, ít ra tôi cũng người lớn hơn nó. Khác hẳn với ý nghĩ trong đầu, tôi tưởng nó sẽ đón tôi vơi cái miệng ngây ngô, cái đầu lệch lệch con nít. Nhưng không, tôi chợt thấy mặt nó buồn lắm, 1 cái buồn chỉ riêng của người lớn. ?oVào đi Nhàn,mình mời mà không ngờ hôm nay Nhàn lại đến. Đợi mình pha nước nha, à! Mình bật nhạc Nhàn nghe!?. ?oRõ vô duyên, mới đã rồi ? à mà ai thèm, tại có chút chuyện?. Tôi nói với theo. Bỗng tôi nghe có tiếng người nọ nói qua, người kia nói lại, rõ ràng không phải trong radio, mà ở phòng bên: ?oBà là người có học thức, có văn hóa, bà phải hiểu làm thế nào cho hợp lẽ, cái nhà chia đôi!?. ?oKhông, ông sẽ không được hưởng phần nào, ông gây nhiều đau khổ cho tôi quá rồi!?. ?oThế thằng Thành theo ai??. ?oTheo ông!?. ?oTheo bà!?. Tôi cảm thấy lặng người đi, khi hiều phần nào sự thật đằng sau ngôi nhà sang trọng mà ba đời bố mẹ tôi hằng ước cũng không có này. Thành vào, nó không dám nhìn thẳng tôi, chỉ khẽ nói: ?oThành xin lỗi?. Tôi bảo: ?oVặn nhỏ nhạc đi Thành, Nhàn hiểu, đừng bắt chước Nhàn lấy tiếng nhạc để át đi ??. Thành vân vê cái ly. ?oNhàn thấy đấy, mỗi người 1 hoàn cảnh. Thành biết Nhàn mặc cảm và muốn giúp Nhàn trút bỏ sự mặc cảm ấy. Bời vì, Nhàn biết không, Nhàn vẫn còn hạnh phúc lắm! Cả xóm Nhàn cũng vậy,, họ vui tính lắm!...?. Giọng Thành lạc đi, rồi tắt hẳn. Tôi nhìn nó: ?oThành thử khóc xem, nhẹ hơn đấy!?. Trái lại, Thành gượng cươi, nó nhìn tôi bằng ánh mắt 1 người đàn ông: ?oCon trai ai lại khóc, mình lớn phải có nghị lực chứ!?. Đúng lúc đó tôi cảm thấy nó lớn thật, lớn nhanh quá, hay nó vẫn lớn thế mà tôi không nhận ra. Tôi cảm thấy xấu hổ về những gì mình nghĩ. Tôi bàng hoàng nhận ra cái giá quá đắt để hiểu về 1 con người. Tôi nhủ thầm, nếu không có ngày hôm nay thì liệu tôi có nhận ra được Thành, có thấy nó người lớn như thế này chăng? Như đọc được ý nghĩ tôi, Thành nói: ?omình mong được Nhàn nhận lấy tình bạn, sự thông cảm nhưng không phải nhờ hôm nay khi Nhàn biết rõ hoàn cảnh mình. Chính vì vậy, mình hay đến nhà Nhàn chơi, mong rằng sẽ đến với Nhàn bằng tình bạn như bao bạn khác, bằn tấm long ?Nhàn đừng thương hại vì ??. ?oKhông, Thành ơi, cho Nhàn xin lỗi ??. Tôi bật khóc. Và, thật kì lạ, cái người có nhiều nỗi buồn ấy lại an ủi, lại chọc cho tôi đừng khóc nữa? Trên đường về nhà, tôi tưởng chừng mình không còn là mình nữa, tôi buồn cho Thành, buồn cho tính trẻ con của tôi. Nhưng đến đầu ngõ thì nỗi buồn bỗng vơi đi khi tôi lại hòa mình vào thế giới nhỏ bé của mình. Trong hẻm, vẫn vang vọng tiếng la hét, chưởi mắng, nhưng tôi hiểu sau mỗi lần như vậy mọi chuyện lại đâu vào đấy, không hề có rạn nứt. Còn những người sang trọng, có học thức sao lại nói với nhau bằng những giọng ngọt ngào mà đau xót thế! Tôi hiểu những Oanh, những Sương, những Đà ? luôn lanh chanh miệng mồm nhưng suốt ngày bận bịu với cái ăn, cái mặc hàng ngày mà không hề biết đến tri thức, văn hóa gắn liền với tài sản, căn nhà như thế nào? Tôi hiểu, trong xóm có những bà già nói 1 câu, văng tục 1 câu, nhưng vẫn sẵng lòng ôm 1 con bé lê la ngoài hẻm vào tắm rửa, cho ăn uống mà không cần ruột thịt, cháu con. Và khi mở cửa vào nhà, nhìn quanh những đồ đạc đơn sơ, nhỏ bé, lòng tôi bỗng ùa vào 1 tình cảm nhẹ nhàng, mơn man lắm! Có phải đó là hạnh phúc không? Có phải đó là cái quí giá mà tôi hơn hẳn Thành, chứ chẳng phải cái người lớn mà tôi vẫn vỗ ngực tự đề cao. Tôi đã lầm, Thành còn lớn hơn tôi gấp chục lần. Lớn thế, nó mới đến với tôi như muốn tìm chút hạnh phúc trong ngôi nhà tôi sống mà tưởng chừng không bao giờ Thành có. Lớn thế, nó mới hiểu xóm tôi và hiểu tôi hơn chính bản thân tôi nữa.
    Thanh Loan


    Smallpetal
  2. tues

    tues Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    chuyện nhà, cái tên nghe có buồn không?
    đã nhặt được một truyện ngắn, có lẽ là không ấn tượng lắm, từ khá lâu rồi, cũng mang cái tên ấy, cũng là chuyện nhà.
    hôm nay đọc cái chuyện nhà của bác, làm em nhớ đến nó, post lại mọi người đọc chơi
    Tôi sinh ra vào thời kỳ khó khăn nhất của gia đình. Mỗi buổi sáng thức dậy việc đầu tiên mẹ nghĩ là làm sao kiếm được quả trứng gà cho tôi, chỉ một quả trứng thôi, để tôi không bị suy dinh dưỡng. Con bé tôi đã lớn lên phổng phao trong nỗi lo ấy của mẹ. Nhưng bây giờ, khi bữa sáng mẹ đặt trên bàn là bát phở ?oít bánh nhiều thịt hai trứng?, tôi lại gầy lỏng khỏng, để mẹ cứ xót xa nghĩ về một ngày xưa nghèo khổ.
    Ngoài mẹ ra, có lẽ ông là người thương tôi nhất. Có thể một phần vì tôi là ?ocon đầu cháu sớm? ?" con đầu, ai cũng mong là con gái. Thế nhưng bố đã buồn đến mức chẳng thèm nhìn mặt tôi. Bà thì khỏi nói, bà đã chờ hơn chín tháng trời một thằng cháu đích tôn chứ không phải một ?ohoàng tử tẹt? như tôi. Chỉ có mẹ nâng niu và ông vỗ về tôi.
    Ba tuổi, tôi đi thi bé khỏe bé đẹp. Mẹ đưa tôi về với giải ba có phần thưởng là một con chim cánh cụt đồ chơi và một mảnh vải. Bà, lần đầu tiên dắt tay tôi đi khắp tập thể. Lần đầu tiên bà thấy tự hào về tôi. Tôi mặc chiếc váy màu đỏ, tóc lơ thơ búi thành củ tỏi, lũn cũn đi theo bà, gặp hết người này đến người khác. Ai cũng bấu má tôi, vỗ về tôi, khen ngợi tôi. Bà mỉm cười sung sướng.
    Ông thì không như vậy. Ông thấy tôi còn quá bé để làm một cuộc ?odạo chơi? như thế. Ông kiêng cho tôi rất kỹ, sợ tôi ?olạ vía? người lạ. Và khi biết chuyện ông gần như đã gầm lên. Ông bảo nếu người ta dữ vía, nếu đêm tôi khóc?bà sẽ biết tay ông (!).Đêm đó tôi khóc thật. Tôi hờn suốt đêm. Ông lụi cụi tìm giấy châm lửa đốt vía cho tôi, xót xa nhìn đứa cháu bé xíu mặt đầm đìa nước mắt, nuốt lời nói cáu giận vào trong. Có thể vì đã ôm quá nhiều cáu giận, nên ông gầy và xanh rớt. Dáng ông mảnh và run run. Hình ảnh ông xuyên suốt tuổi thơ tôi.
    Ông có một chiếc ca nhôm. Tôi thường cầm chiếc ca ấy đi mua rượu cho ông. Mấy hào rượu, chỉ mấy hào là đủ để ông lai rai suốt một ngày. Ông thường nấu bánh đa, loại bánh đa trắng nấu suông với nước lã, không hành không thịt. Tôi cùng ngồi ăn với ông bát bánh đa ấy. Và bây giờ, nhìn bát phở có váng mỡ màu vàng, có thịt màu nâu sẫm, hành màu xanh và dậy mùi thảo quả, lại không hiểu sao mình có thể ăn bát bánh đa suông ngon lành thế?
    Ông nghỉ hưu ở nhà cả ngày, sinh ra uống rượu. Rượu vào rồi lời ra. Ông không say bí tỷ mà ngồi một mình, nói tất cả những gì khi tỉnh người ta không thể nói. Khi tỉnh, ông im lặng. Không có rượu, ông nuốt cáu giận vào trong. Cuộc đời ông đã chứa bao nhiêu nỗi buồn? Con cháu ai cũng biết cuộc hôn nhân của ông bà không có hạnh phúc. Trong chiến tranh, người ta không nhờ vị thần hạnh phúc se duyên kết tóc cho mình. Người ta chấp nhận tất cả và chỉ xua đuổi duy nhất thần chết. Trẻ con thì chưa thể hiểu hết những điều đó. Trẻ con chưa biết nghĩ nhưng có thể cảm nhận. Có thể vì thế tôi gắn bó với ông hơn. Với tôi, ông là chỗ dựa tinh thần lớn nhất, không ai có thể thay thế được. Lớp hai, chỗ dựa tinh thần của tôi nương tựa vào đất mẹ. Tôi là đứa cháu duy nhất, cầm ảnh ông đi chầm chậm trên đường đồng mấp mô đầy bùn đất. Mộ ông đặt ở giữa đồng, giữa mênh mông gió và lúa.
    Khi tôi mười một tuổi, mẹ sinh cho bà một thằng cháu đích tôn. Lúc bác sĩ báo tin này, bà run rẩy tựa hồ đón nhận một vị thánh: ?oBác không lừa tôi chứ??. Bố luống cuống chẳng biết phải làm gì ngoài nở nụ cười hạnh phúc. Mẹ bảo em giống tôi như đúc. Tôi lại thấy em khác tôi một trời một vực.
    Điều khác nhất là em không biết niềm hạnh phúc được ăn bát bánh đa suông cùng ông nội, em không biết bát bánh đa ấy ngon đến nhường nào.
    Em gắn bó với bà như trước kia tôi đã gắn bó với ông nội. Tôi muốn nghĩ rằng đó chẳng qua là vì em đã không được biết ông, không được thấy ông hiền từ và nhân hậu, không thấy trái tim ông bao la rộng lớn! Nhưng mẹ bảo trẻ con tinh lắm. Chúng biết ai yêu chúng thực lòng và sẽ gắn bó với người đấy. Mẹ bảo vì bà đối với em như với một thiên thần nên em cảm nhận được, và vì thế, em cũng yêu bà với tình cảm tương tự. Mẹ làm tôi nhớ ông da diết. Thiên thần của ông đã là một đứa con gái nghịch ngợm, bướng bỉnh và lỳ lợm.
    Lên cấp hai, tôi học chuyên văn. Lớp tôi là một tập hợp các hoàn cảnh éo le. Một lớp có bốn mươi lăm học sinh, trong đó có một đứa bị bệnh tim người gầy như chiếc lá, một đứa ốm yếu thuốc thang triền miên; một đứa ở tận Huế ra đây học mang tiếng là ở với cô nhưng thật ra là một hình thức ôsin; ba đứa mất bố và bao nhiêu đứa bố mẹ bỏ nhau chẳng rõ! Tôi cảm thấy mình là một kẻ thừa thãi niềm vui trong cái tập thể ấy.
    Nhưng tất cả đều vui vẻ. Nụ cười vẫn nở dù nỗi buồn đã làm rỗng ruột rỗng tim. Kim là đứa cười nhiều nhất. Nó làm tôi tưởng có chính là người thừa niềm vui nhất trong lớp này. Cho đến khi mắt Kim sưng húp lên với tôi. Bố Kim chạy nợ sang Đức, đã có vờ và con bên đó. Anh cả Kim nghiện nặng đến mức phải đưa sang đó với bố. Anh thứ hai còn nặng nề hơn, đã không dưới ba lần mang xe của Kim đi đặt. Hôm trước, công an đến niêm phong nhà Kim, mẹ Kim bị bắt vì tội buôn ma tuý, xử năm năm tù giam. Còn lại mình Kim trong căn nhà thênh thang không đồ đạc, không bố mẹ, chỉ có một người anh không ra anh, run rẩy đòi chìa khoá xe của Kim để dắt đi một lần nữa.
    Không ngờ được rằng đứa con gái mắt sưng húp ngồi bên, mới hôm qua vẫn cùng tôi rón rén đi xì lốp xe bọn chuyên lý và đem mắm tôm đến đổ vào ngăn bàn thằng con trai duy nhất trong lớp vì tội ?okhông nghe lời?. Tôi không nói nổi một câu an ủi. Mà có thể Kim chẳng cần đến những từ đó. Cái đó Kim nghe quá nhiều rồi!
    Cuối lớp 9, tôi được giải nhất học sinh giỏi văn thành phố. Vì năm ấy không có giải Toàn quốc thành ra giải của tôi là giải cao nhất. Tôi lâng lâng nhìn lại phẩy văn lẹt đẹt cảu mình, sợ ?obị? ghép nhầm phách. Nhưng tất cả rồi cũng êm xuôi, không có ai khiếu kiện rằng tôi đã ăn cướp giải của họ cả. Tự dưng tôi trở thành ?ohọc sinh giỏi văn?!
    Bà nội, lần thứ hai lại hài lòng vì tôi. Bà hãnh diện đem chuyện tôi khoe khắp tập thể. Ông đã không còn để giận bà nữa. Tôi đạp xe về quê, ngồi bên mộ ông, nghe hương lúa ủ khắp không gian, cảm ơn ông vì tất cả!
    Nhờ cái giải đó tôi vào được một trong những trường hàng đầu của Thành phố. Kim, vì quá suy sụp, chỉ đỗ nổi vào một trường không tên tuổi ở sâu tít ngõ nhỏ ngoại thành. Thỉnh thoảng Kim vẫn gọi cho tôi, nói những chuyện vớ vẩn mà một đứa con gái ở một mình có thể gặp. Tôi, chịu khó lắng nghe, không đưa ra nổi một lời khuyên nào.
    Mùng ba Tết, vì một chuyện cỏn con, bố mẹ tôi kết thúc bẳng việc mẹ đưa em đi chúc Tết một mình, còn bố gọi điện mời bạn đến chật nhà. Tôi đạp xe về mộ ông. Mưa xuân cứ rỉ rả mà chân hương vẫn đỏ rực. Trong các mùa tôi ghét nhất là mùa xuân avf trong mùa xuân tôi ghét nhất là mưa xuân. Vậy nhưng tôi đã ngồi bên về cỏ cạnh mộ ông, dưới cái mưa ỉ eo ấy, suốt một buổi chiều. Hương cháy hết và cong cong như cây lúa oằn xuống vì bông, như ông đã nằm xuống và gánh hết bao nhiêu cực nhọc trong cuộc đời.
    Tôi về lúc trời xẩm tối, trèo tường vào nhà vì không amng chìa khoá. Dây thép gai mcó rách chiếc quần tôi thích nhất và để lại một vệt xước sâu, rớm máu. Mẹ vội vangf đi tìm cồn và bông, băng vết xước cho tôi. Bố quát: con cái gì đi không nói không rằng như thế? Bố bảo mẹ dạy con làm sao để nó có cái tính tự ý bỏ đi. Mẹ nói nhỏ: ?oNó về mộ bố anh đấy!?
    Mất một tháng để bố mẹ làm lành. Và sau đó tuyệt nhiên không thấy to tiếng nữa. Bố mẹ cũng nhẹ nhàng với tôi hơn. Tôi nghe mẹ nói chuyện riêng với bố, bảo tôi giống tính ông, dồn nén nhiều rồi đến lúc oà ra thành giận dữ; vậy nên hãy nhẹ nhàng với tôi thôi. Và bố ít cáu tôi hơn trước.
    Mẹ Kim được ân xá trước thời hạn. Kim vẫn gọi điện cho tôi, giọng đẫ vui vẻ hơn. Thỉnh thoảng tôi gọi đến Kim, thấy một giọng phụ nữ rất đỗi dịu dàng. Kim là lớp trưởng của một lớp đứng đầu trường. Có thể ở một trường không tiếng tăm, nhưng Kim vẫn có niềm hy vọng. Sang năm thi đại học.
    Hàng tuần bố mẹ đưa em về bà chơi hai ngày thứ bẩy và chủ nhật. Bà ôm em bẳng tình yêu được dồn nén trong cả một tuần. Tôi không thấy ganh tỵ. Tôi vẫn nghĩ chỉ tình yêu của ông là đủ. Nhưng em tôi còn rất bé và chẳng hề nghĩ như vậy. Em nói rằng em rất yêu tôi, em bảo mọi người đều bế em còn chẳng ai bế tôi cả. Và, vì em, bà mỉm cười với tôi vào mỗi thứ bẩy, chủ nhật khi tôi đưa em về.
    Giỗ ông, cả nhà về lại quê. Tôi vẫn ngồi bên vệ cỏ nghe hương vấn vít quanh mình. Bà khấn ông, với tất cả thành kính, yêu thương và nhung nhớ. Và mãn nguyện. Ở một nơi xa lắm, hẳn ông cũng thấy yên lòng.
    Có những chuyện vụn vặt như thế, nếu không gom lại thì có thể sẽ bay về đâu mất. Nhưng nếu bạnn nhặt lại và trân trọng đặt vào trang giấy, khi gấp lại bạn sẽ gập được một hình trái tim.
    bang bang shoot them up
    the party never ends
    Được tues sửa chữa / chuyển vào 13:09 ngày 12/03/2003
  3. IronWill

    IronWill Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    795
    Đã được thích:
    0
    Truyện của Smallpetal tôi đã đọc ở đâu đó rồi. Hình như là HHT, ko chắc lắm. Đó là truyện em sáng tác đăng báo rồi bây giờ post lên đây hay em chỉ thấy hay mà post lên? Phải nói rõ ra chứ
    Đôi khi cần dừng lại...để hiểu hết con đường
    Đôi khi cười hấp hối...để biết tròn yêu thương
  4. smallpetal

    smallpetal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    À, chuyện này em đọc báo thấy hay, nên đưa lên đây cho mọi người cùng xem và cho ý kiến. Cuối truyện em còn để tên tác giả đấy, chị xem!
    Truyện này đã được đăng từ rất lâu rồi, trên báo mực tím. Em có đọc nhiều chuyện trên báo mực tím, hoa học trò, áo trắng. Truyện nào hay, em thích là em đánh lưu lại trong máy tính thành bộ sư tầm. Không biết có ai thích sưu tầm truyện ngắn như em không thì đưa lên đây cho em đọc với
    Smallpetal
  5. smallpetal

    smallpetal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Đông Tịnh
    Đó là tên thằng bạn chơi thân với tôi hồi năm đầu đại học. Lúc mới gặp, nghe cái tên lạnh lẽo hay hay, cộng với khuôn mặt đầy cá tính pha chút khắc khổ của nó, tôi đã thầm nghĩ rằng: chơi được!
    Tịnh số khổ từ nhỏ. Nghe kể mẹ nó mất vào 1 đêm đông lạnh lùng khi nó chào đời vừa được mấy ngày. Ba Tịnh lấy vợ khác. Nó ở với bà ngoại cùng ông cậu.
    Miền quê dừa, lúa rẻ như bèo. Đông Tịnh sống cực lắm. Lẽ đó, khi vừa lên thành phố nó đã chạy tìm ngay chỗ dạy kèm để kiếm thêm tiền ăn học.
    Nhà tôi chỉ có 4 người, rộng rinh. Nghe hoàn cảnh Tịnh, ba mẹ tôi kêu nó về ở chung. Nhưng Đông Tịnh là thằng có lòng tự trọng khá ?obự?. Phải kêu 5 lần 7 lượt nó mới chịu dọn tới nhà tôi.
    Đâu dè từ khi Tịnh đến thì nhiều chuyện tốt đẹp xảy ra trong ngôi nhà vốn bình lặng của tôi. Số là tôi có nhỏ em gái, nó xí xa xí xọn và nạnh hẹ tôi hết phương. Thứ gì nó cũng nạnh tôi làm, kể cả việc lau nhà, rửa chén. Có khi đâm bực tôi bảo nó:
    -Nhỏ ơi ra quán dùm anh!
    Nó tròn mắt hỏi:
    -Chi?!
    Tôi đáp tỉnh bơ:
    -Mua sơn đem về phết lên người anh thành mọi đen cho nhỏ khiển.
    Nó cười hì hì. Vậy mà hôm sau vừa đi học về nó đã lôi ra cái hộp.
    -Đưa đây! Em sơn xong rồi anh vui lòng? sửa xe dùm em. Đạp nó cứ cót ca cót két hoài. Bực mình!
    Năm nó vào lớp 12 tôi càng thêm khổ.
    -Cụ Nguyễn Du nói chí phải. Nó hằng giọng rồi tiếp. ?oĐoạn trường ai có qua cầu mới hay?. Anh đã từng biết thế nào là học để thi tú tài và luyện thi đại học. Vậy năm nay mong ông anh yêu quí vui long ?oẵm? hết công chuyện nhà cho em học.
    Nó nói là làm. Ăn cơm xong là nó chạy tót về phòng đọc bài ra rả như cuốc gọi hè. Mặc cho anh hai nó đau khổ xoay trần ngồi rửa từng cái chén. Có lúc tôi nhờ nó vài công việc lặt vặt, nó nhăn nhăn như khỉ ăn ớt, càu nhàu than mệt.
    Người ta nói tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu. Nhỏ em tôi 18 tuổi cầu bẻ gãy sừng bò tót, vậy mà?Thiệt bực ơi là bực! Tôi nhất định kiếp sau không làm anh hai của nó nữa. Đôi lúc tôi cứ cầu mong cho có đứa nào ?oxỏ mũi? nó cho rồi.
    Cầu gì thấy nấy. Khi Đông Tịnh đến nhà thì nhỏ em tôi tự nhiên ngoan ngoãn lạ. Nó không còn chĩa cùi chỏ tặng tôi. Tính chanh chua xí xọn cũng bớt đi nhiều. Điều khó tin là nó đã ?ocạo cục nhớt? ở lưng tự lúc nào. Dù bận học nó cũng nhín thời gian làm nữ công gia chánh. Món chè ?obà ba? nó nấu ngon tuyệt. Ba mẹ tắm tắc khen. Còn Đông Tịnh thì nhỏ nhẹ múc từng muỗng ăn như con gái. Lại còn thắc mắc sao lại gọi chè ?obà ba? mà không phải là?bà bốn? Riêng tôi, hễ có ăn, mà nhất là do nhỏ em nấu là tôi thích híp mắt rồi!
    Nhỏ em tôi lạ hơn. Nó trở nên dễ thương, linh hoạt. Ăn cơm xong nó sẵn lòng bê chén đĩa đi rửa không 1 tiếng phàn nàn (đượng nhiên là có Đông Tịnh đứng chầu rìa bưng giúp cho nó). Có hôm tôi ngồi nơi cửa sổ, thấy nhỏ em tay ôm cặp nhưng không học mà bận lo bẻ hoa rứt lá, thỉnh thoảng ngó lên bầu trời xanh hiu quạnh mà cười một mình. Giống y như 1 con khùng!
    Nhưng điều làm tôi phải lộ to con mắt hơn là chuyện lúc trước kèm nhỏ em học, tôi hò hét cú đầu lia lịa mà nó chẳng khôn ra, vậy mà đến phiên Đông Tịnh, hẳn chẳng cần nhổ 1 cọng tóc nào mà nhỏ em tôi cũng học hành tấn tới? thấy ham.
    Riêng Đông Tịnh. Phải nói hắn có lắm tài, máng xối hư nó leo lên sửa. Ngói thủng nó trèo lên thay. Nó còn đóng mấy cái kệ xinh xinh cho mẹ tôi xếp đồ đạc. Nói chung ba mẹ tôi rất mến Đông Tịnh. Ông bà thường khen ngợi nó. Nhưng Đông Tịnh là thằng giống hệt ?oông thần thừ?. Ai nói gì nó chỉ mũm mĩm cười, ló 2 cái đồng tiền sâu hoắm.
    Chuyện học hành tấn tới của nhỏ em đã khiến ba mẹ tôi rất vui mừng. Lại càng hài long hơn khi cuối năm nhỏ em tôi đậu Tú Tài loại khá. Hôm con em tôi thi vào Đại Học thì Tịnh cũng từ giã gia đình tôi về thăm ngoại nó.
    Từ lúc Đông Tịnh đi, nhà tôi như thiếu vắng thứ gì. Nhỏ em tôi ra vào thờ thẫn, mặt ủ mày chau. Còn nữa, 1 hôm tôi phát hiện trên bàn học nó có tờ giấy ghi: ?oNhớ! Nhớ!?. Rồi chữ ĐT bít đầy trang giấy. Vậy là tôi biết tỏng. Thầm khen nhỏ em khôn. Nó đã chọn đúng người để nâng khăn sửa túi.
    Hôm Động Tịnh trở lên cũng là lúc nhỏ em tôi đậu vào Đại Học. Ba mẹ tôi vui lắm nên làm bữa tiệc mừng. Tối đó tôi rủ Đông Tịnh đi uống café, rồi thăm dò:
    -Ê! Hồi đó giờ mày có ?othương? ai chưa?
    -Có. Thời trung học. Nhưng cô ấy đã bỏ tao đi lấy chồng giàu.
    Tôi ngó Tịnh. Cái thằng. Mặt coi bảnh trai vậy mà bị phụ tình.
    -Hiện giờ mày có ?ođể ý? ai chưa?
    -Có. Nàng ta có nhiều nét rất giống cô gái ngày xưa.
    Tôi bỗng nghe hụt hẫng trong lòng. Vậy là chết tươi nhỏ em tôi rồi. Tội nghiệp! Làm sao nó chịu nổi khi mối tình đầu vừa nhen nhúm bỗng? giãy chết tê tê?
    Nhưng vốn thương bạn, tôi hỏi:
    -Tỏ tình chưa?
    -Chưa!
    -Sao vây? Đợi đến bao giờ?
    Tịnh buồn buồn nói:
    -Tao đành phải ôm mối tình đơn phương thôi. Mày biết đó, tao nghèo và tính tao?
    -Sao?!
    -Nhát gái!
    Vậy rồi thằng Tịnh ngồi im re. Cái thằng ?onhát ơi là nhát?. Sắp ra trường làm kỹ sư rồi, vậy mà?. Thấy nó cứ ngồi trầm ngâm, điệu bộ như ông cụ non, tôi phát ngứa con mắt, bèn lên giọng đàn anh:
    -Nè! Tao hứa sẽ làm ?oquân sư? cho mày. Thương ai cứ nói. Cùng lớp hay cùng trường?
    -Không cùng lớp, cũng chẳng cùng trường.
    -Vậy ai?
    -Không nói được!
    Cái thằng lạ kỳ. Giấu giáu, giếm giếm, y như mèo giấu? !
    Hỏi mãi, thằng Tịnh cứ ấm ớ. Hết chịu nỗi, tôi gằn giọng:
    -Mày có còn coi tao là bạn thân không? Thương ai thì bảo. Mau lên!
    Đến giờ phút này, thằng Tịnh mới rên lên nghe khổ thấu xương:
    -Con Xuân Hồng, em mày chứ ai!
    Nguyễn Thị Thanh Nga
    Smallpetal
  6. smallpetal

    smallpetal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0

    CHUYỆN CỦA THẰNG CUỘI​
    Bảo đảm 100% đây là chuyện mà tôi chưa từng hé với bất kỳ ai. Thực ra thì chuyện này có rất nhiều bạn biết, vì hầu hết đều tham gia vào câu chuyện này. Nhưng không ai giữ được trí nhớ về chuyện này. Còn tôi, vì một lý do đặc biệt không thể tiết lộ, tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Hôm nay tôi xin viết ra đây cho bạn đọc thưởng thức trong dịp hè này. Tin hay không là quyền của bạn.
    I Trên cung trăng
    Lúc bấy giờ, đã 1000 năm trôi qua kể từ ngày thằng cuội bám rễ gốc đa bay lên cung trăng. Ở trên đó, ngày ngày (nghĩa là đêm đêm ở mặt đất) Cuội vén mây nhìn xuống trần gian, nghe trẻ con í ỏng hát:
    ?oThằng Cuội ngồi gốc cây đa
    Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời?
    Lần nào, Cuội ta cũng thở dài mà than rằng:
    - Ôi! Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ ta là thằng Cuội nhất trần đời!
    Ái chà, nghe giọng cứ như 1 ông già! Mặc dù đã ngàn năm trôi qua (tính theo thời gian của hạ giới) nhưng Cuội vẫn y như ngày nào: chỏm ba đào còn nguyên trên đầu, và bộ quần áo nâu giản dị của trẻ chăn trâu ngày xưa. Nỗi nhớ thương trần gian hầu như không hề vợi đi trong lòng Cuội: này là đồng lúa trĩu nặng hạt vàng no ấm, này là dòng sông mát lịm buổi trưa hè, này là buổi chăn trâu đánh trận giả? Ngẫm cũng tội nghiệp cho Cuội ta thật! Nhưng ai bảo Cuội nó dối làm gì?
    Đêm nay Cuội lại ngồi bên gốc đa, tay thả những tơ sang diệu huyền xuống cố hương mà long vời vợi buồn. Bỗng có tiếng động khẽ. Cuội quay lại, và nhận ra chị Hằng, công dân thứ hai của Quế cung.
    Sự tích Hằng Nga xin được kể như sau:
    ?oHằng Nga nguyên là vợ của Hậu Ngệ. Hậu Nghệ là tay thiện xạ đời Nghiêu đế. Lúc bấy giờ có đến chín mặt trời cùng đua nhau mọc làm cây cỏ khô héo; Nghiêu đế bèn sai Hậu Nghệ bắn rơi chỉ còn 1 mặt trời cho đến ngày nay. Sau, Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh của Tây Vương Mẫu, chưa kịp uống thì Hằng Nga lấy trộm uống mất, rồi được thành tiên bay lên cung trăng?.
    Hằng Nga nhác thấy mặt Cuội đượm buồn, bèn nói:
    - Chị mang đến tin vui vho em đây!
    Chà, trông mặt Cuội bỗng rạng rỡ chưa kìa. Cuội ta lém lĩnh mà rằng:
    - Chị Hằng ơi, chị mau mau cho em biết tin vui gì đi! Thế nào em cũng tặng chị tất cả những gì quí giá nhất của em!
    Hằng Nga tủm tỉm cười:
    - Vẫn không chừa cái tật khoác lác!
    Cuội gãi gãi đầu nhe răng cười. Hằng Nga tiếp:
    - Em ở Quế cung này đã chẵn 1000 năm rồi. Thượng đế nay mai sẽ cho em xuống trần sống! Nhưng?
    Khỏi phải tả là chú Cuội ta nhảy tưng tưng mừng rỡ như thế nào khi nghe Hằng Nga nói. Nhưng rồi anh chàng chột dạ:
    - Nhưng? sao hả chị Hằng?
    - Trước khi hoàn trần, phải tìm người thay em ngồi gốc cây đa này. Kẻ đó phải là thằng bé nói dối nhất trần gian độ này.
    Cuội hí hửng:
    - Chuyện đó thì có gì khó!
    Cậu chàng lại nhảy tưng tưng. Nói vậy chớ Cuội ta cũng đã nghĩ ra được điều gì đâu! Nhưng hẵng cứ vui đã.
    II Cuộc tuyển chọn
    Bằng một phép thuật kỳ lạ, Hằng Nga bí mật mời tất cả học sinh ở hạ giới lên Quế cung. Khi tất cả đã hoàn hồn. Cuội bèn nói rằng:
    - Trong số các ngươi, ai là kẻ đã sống thật thà?
    Ngay lập tức hơn phân nữa giơ tay lên. Cuội bèn giữ tất cả những ai tự cho mình là thật thà lại, còn thì cho hoàn trần tất.Sao Cuội ta lại quái đản vậy nhỉ, Cuội muốn chọn ra kẻ dối trá nhất trần đới lúc này để thay thế mình cơ mà? Ấy, là bởi vì Cuội ta rất sõi đời, Cuội rất hiểu rằng những người thật thà đúng nghĩa không đời nào tự biết mình là người thật thà cả!
    Những cậu chàng bị giữ lại lên tiếng? thắc mắc:
    - Đáng lẽ phải cho chúng tôi xuống trần chứ, chúng tôi đều là những người thật thà kia mà!
    Ái chà, thế ra chúng cũng biết thật thà là đáng quí hơn giả dối đấy! Nhưng Cuội phá lên cười:
    - Các ngươi ngốc lắm. Các ngươi không nhớ rằng ta là thằng Cuội à? Là thằng Cuội thì nó chỉ thích những kẻ dối trá thôi, hiểu chưa? Còn thì ta rất ghét thật thà, chẳng là đã có câu ?othật thà là cha thằng dại? ha..ha?
    Vậy là, chưa nghe Cuội dứt tiếng cười, hơn phân nữa học trò còn lại nhao nhao lên:
    - Thật ra? Thật ra chúng tôi là hay dối trá lắm Cuội à!!!
    Cuội che miệng tủm tỉm cười, nghĩ thầm: ?oMấy thằng dối gian lại cứ hay ?othật ra? rồi ?othật thà mà nói??!?. Cuội nhẩm tính số kẻ dơ tay tự nhận mình là dối trá cũng hơn phân nửa. Dù sao, chúng cũng đã thật trong việc tự nhận mình là gian trá; nhưng cũng chưa hẳn, đã là dối trá thì làm sao biết lời tự nhận đó là thật cho được? Còn những kẻ chưa chịu nhận mình dối gian, vẫn còn lững lự, nghĩa là vẫn còn hiểu dối trá không có gì đáng quí; nhưng cũng chưa hẳn, kẻ dối trá có bao giờ công nhận mình dối trá, và cũng chính là kẻ dối trá nhất, dối trá đến độ dối trá mình là kẻ dối trá. Chà, rắc rối thật! Đầu óc Cuội như mụ hẳn đi, khổ, chọn ra kẻ dối trá nhất trần gian quả hết sức khó khăn. Sau cùng, Cuội nghĩ ra 1 kế: phát cho chúng giấy viết để ghi hết tất cả những việc gian trá của mình từ trước đến nay; dĩ nhiên, Cuội phải dùng chiêu ?ocuội? đối với chúng: hứa hẹn rằng ai ghi được càng nhanh cành nhiều càng được mau xuống trần gian.
    Chẳng mấy chốc mà chúng đã đặt 1 chồng giấy trước mặt Cuội. Cuội liếc nhìn qua, phát hoảng vì tờ nào cũng đầy đặc chữ. Đây là: ?oEm lừa ba mẹ xin tiền đóng học thêm để đi thọt bi da và uống cà phê?. Đây nữa: ?oTrước mặt thầy cô nào em cũng giả vờ kính phục nhưng sau lưng thì gọi bằng đủ biệt danh ông này bà nọ như dì ghẻ, thị Nở??. ?oTừ nhỏ đến giờ em chưa hề thật thà với bất kỳ ai, ngoại trừ người thân. Vì em nghĩ: có ai thật với mình đâu mà mình thật lại làm gì! Nên em chẳng thể ghi ra hết những gì dối xạo đã làm.? Lại nữa: ?oBa em dặn: sống ở đời phải biết xã giao. Cho nên lúc nào em cũng vui vẻ, quan tâm mọi người. Khi ai có gì trục trặ là em nói: ?oTội nghiệp ghê ha!? nhưng khi?chẳng hạn đóng tiền giúp đỡ là em chuồn!!!?. Đây nữa: ?oNói chuyện với ai em cũng giả vờ khen lấy khen để nên nhiều người khoái em lắm! nhưng sau lưng mọi người em hay chưởi??
    Cuội xây xẩm mặt mày. Thật là khủng hoảng! Chẳng lẽ trần gian bây giờ lắm trò dối trá đến vậy sao? Chà?! Cuội như điên lên. Ý nghĩ này lại bám lấy đầu Cuội: ?oCó nên tin tưởng tất cả những gì được ghi ra trong này? Biết đâu chúng lại dối trá bịa đặt sự dối trá của mình??
    Nổi đóa, Cuội hét lên:
    - Chúng mày chuôi xuống trái đất cho khuất mắt ta!
    Cuội vung vẩy tay chân, và 1 cơn gió dữ dọi cuốn sạch đám học trò xuống mặt đất.
    Vậy là, cơ hội được sống trở lại trần gian của Cuội đã biến mất. Nhưng hình như trông mặt Cuội chẳng có ý gì tiếc rẻ. Cuội ta gãi gãi đầu nói với Hằng Nga:
    - Thôi thôi thôi! để em ngồi lại gốc đa này đếm ngày tháng trôi qua có khi bình yên hơn. Vả lại, dưới ấy bây giờ quá thay đổi so với thời em sống?
    Hằng Nga cười mỉm:
    - Đấy! Chỉ vì em đã dùng phương tiện dối trá để lừa lọc sự dối trá nên chẳng thể nào?!
    Bây giờ nhìn lên vẫn thấy Cuội ngồi gốc cây đa cung trăng đấy. Câu chuyện của tôi xin tạm dừng tại đây.
    Smallpetal

Chia sẻ trang này