1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện núi đồi và thảo nguyên - Aimatov - Giamilya, Cây phong non trùm khăn đỏ

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi M-M, 15/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chuyện núi đồi và thảo nguyên - Aimatov - Giamilya, Cây phong non trùm khăn đỏ

    Thế là giờ đây tôi lại đứng trước bức tranh nhỏ ấy, bức tranh ***g trong tấm khung gin dị. Sáng mai tôi có việc phi về bn, và tôi chăm chú ngắm nhìn bức tranh hồi lâu, dường như nó có thể nói với tôi 1 lời chúc mừng tốt lành tiễn chân tôi lên đường.
    Bức tranh này chưa bao giờ tôi gửi đi triển lãm. Hơn nữa, mỗi khi có bà con ở bản lên chơi, tôi tìm cách giấu biệt nó đi. Chẳng phải bức vẽ có điều gì đáng cho tôi xấu hổ, mà chỉ vì nó hoàn toàn không phải là 1 mẫu mực nghệ thuật. Nó giản dị như mảnh đất vẽ trên đó.
    ở lớp sâu trong cùng của bức tranh là 1 mảng trời thu nhạt nhoà. Gió lùa những đám mây đen nhỏ bé đốm trắng ruổi nhanh trên dãy núi xa xa. ở cận cảnh của bức tranh là thảo nguyên ngải cứu màu nâu đỏ. 1 dải đường đen đen chưa kịp khô sau mấy trận mưa vừa qua. Mấy bụi cây khô gãy rụi chen chúc bên vệ đường. Dọc theo vệt bãnh nham nhở có vết chân 2 người đi bộ in dấu liền liền. Càng ra xa, vết chân càng mờ dần trên đường, còn 2 người dường như chỉ bước thêm 1 bước nữa là ra khỏi tầm khung của bức tranh. 1 trong 2 người... Nhưng thôi, tôi nói trước như vậy hơi sớm quá.
    Hồi ấy tôi còn trẻ dại lắm. Chiến tranh đã sang năm thứ 3. Cha anh chúng tôi chiến đấu ở những mặt trận xa xôi, đâu ở gần Cuôcxcơ và Ôriôn. Chúng tôi bấy giờ mới chỉ là những thiếu niên ở lứa tuổi 15, vậy mà chúng tôi đã làm lụng trong nông trang. Công việc nhà nông nhọc nhằn hàng ngày đè nặng lên đôi vai còn non yếu của chúng tôi. Vất vả nhất là vào những ngày gặt hái. Hàng tuần liền chúng tôi không có mặt ở nhà, ngày đêm biệt tăm ngoài đồng ruộng, trên sân đập hay trên đường tải thóc ra ga.
    Vào 1 ngày mùa như thế, trời nóng như thiêu như đốt, lưỡi liềm ưnh nóng đỏ lên vì gặt hái nhiều, tôi đánh chiếc briska không tải từ ga về, và tôi có ý định ghé qua nhà.
    Ngay cạnh chỗ sông cạn, trên 1 trái đồi nhỏ cuối xóm, có 2 cái sân bao quanh bằng tường toóc-xi vững chãi. Quanh nhà dương liễu mọc cao tươi tốt. Đấy là nhà chúng tôi. Từ thuở nào đến giờ, 2 gia đình chúng tôi vẫn ở cạnh nhau. Chính tôi là con "nhà lớn". Tôi có 2 anh, cả 2 lớn tuổi hơn tôi, cả 2 cùng chưa vợ và cùng đi chiến đấu, đã lâu chưa có tin tức gì gửi về.
    Bố tôi đã già, làm thợ mộc. Sáng tinh mơ cụ đọc kinh Coran cầu nguyện, cầu kinh xong cụ đến xưởng mộc làm việc, xưởng ở ngay trong sân chung của bản. Buổi tối khuya bố mới về nhà.
    Ở nhà chỉ còn mẹ tôi và đứa em gái nhỏ tuổi.
    Sân bên, hay "nhà bé" như dân bản thường gọi, là chỗ họ hàng gần của chúng tôi. Đâu như cụ kị chúng tôi là anh em với nhau, nhưng tôi gọi họ là bà con gần vì chúng tôi sống chung thành 1 gia đình. 2 nhà chúng tôi gắn bó với nhau như vậy ngay từ thời còn là dân du mục, khi ông nội chúng tôi cùng dựng trại 1 chỗ, gia súc cùng chăn chung. Không chỉ riêng 2 nhà chúng tôi, mà cả xóm Aran chạy dọc suốt bản trên dải đất giữa 2 con sông, đều là người cùng bộ tộc với nhau cả, cùng 1 dòng họ.
    Sau khi tập thể hoá được ít lâu, ông chủ "nhà bé" qua đời, để lại bà vợ goá với 2 con trai nhỏ tuổi. Theo tục lệ cũ của ađat mà hồi ấy dân bản vẫn tuân theo thì không được để người đàn bà goá với 2 con trai nhỏ đi nơi khác, bởi thế họ đương thu xếp cho bố tôi lấy bà làm lẽ. Bổn phận đối với tổ tiên buộc bố tôi phải làm như vậy; vì bố tôi là chỗ họ hàng gần nhất với người quá cố.
    Thế là chúng tôi có thêm 1 gia đình thứ 2. "Nhà bé" được coi là 1 hộ độc lập; có cơ ngơi riêng, gia súc riêng, nhưng thật ra chúng tôi vẫn sống chung với nhau.
    Nhà bé cũng đưa tiễn 2 con vào quân đội. Xađức, anh con cả, cưới vợ được ít lâu thì đi. 2 người vẫn gửi thư về, thực ra thì hoạ hoằm lắm mới được 1 lá.
    ở "nhà bé" chỉ còn bà mẹ mà tôi gọi là "kichiapan", tức là mẹ bé, và chị con dâu bà, tức là vợ anh Xađức. 2 mẹ con làm lụng từ sáng đến tối ở nông trang. Bà mẹ bé tôi là người nhân hậu, dễ tính, hiền lành, nhưng làm lụng thì không thua gì bọn trẻ, dù là đào mương hay tưới nước; tóm lại, bà cầm vững chiếc cuốc trong tay. Dường như để thưởng công, số phận đã ban cho bà 1 người con dâu có nết hay làm. Giamilia thật xứng với mẹ; lúc nào cũng luôn chân luôn tay, không biết mệt là gì, đảm đang khéo léo. Chỉ phải cái tính nết hơi khác người.
    Tôi yêu quí chị Giamilia hết chỗ nói. Chị cũng yêu quí tôi. Chúng tôi thân nhau lắm, nhưng không dám gọi nhau bằng tên. Nếu không phải là chị em 1 nhà thì chắc chắn tôi đã gọi chị chỉ đơn giản là Giamilia. Nhưng tôi gọi chị là "giênê", tức là chị dâu cả, còn chị gọi tôi kà "kichinêbala" nghĩa là chú em bé bỏng, mặc dù tôi chẳng bé bỏng gì cho cam, và chị cũng chẳng hơn tuổi tôi bao lăm. Nhưng tục lệ ở bản là như vậy; chị dâu gọi em trai chồng là "kichinêbala" hay "kaini của tôi".
    Công việc của cả 2 nhà do mẹ tôi quán xuyến, cô em gái tôi đỡ thêm 1 tay. Em gái tôi là 1 cô bé kỳ cục, tóc tết bím bện lẫn mấy sợi chỉ. Tôi không bao giờ quên được em tôi đã lăn lưng ra làm như thế nào trong những ngày gay go ấy. Chính em tôi đã đưa cừu và bê của 2 nhà đi chăn ở bãi cỏ ngoài vườn rau, chính em tôi đã đi nhặt kigiắc và củi khô để nhà có cái đun. Chính cô em mũi hếch của tôi đã làm cho mẹ tôi đẹp lòng, đỡ cô đơn và quên đi những ý nghĩ buồn phiền vì không có tin tức gì về 2 con trai.
    Gia đình chúng tôi đông đúc là thế mà trong nhà vẫn được hoà thuận, no đủ, ấy là nhờ mẹ tôi. Mẹ tôi là người định đoạt mọi công việc của cả 2 nhà, là người giữ gìn tổ ấm gia đình. Mẹ tôi về làm con dâu ông bà nội tôi từ hồi còn non trẻ, bấy giờ cha ông chúng tôi còn sống cuộc đời du mục, rồi sau đó mẹ tôi luôn luôn thành kính tưởng nhở đến ông bà tôi và cai quản 2 gia đình rất mực công bằng. Trong bản ai cũng coi mẹ tôi là người nội trợ đáng trọng nhất, chu đáo nhất và khôn khéo nhất. Mọi việc trong nhà đều do mẹ tôi cắt đặt. Còn bố tôi thì thực tình mà nói, dân bản không coi ông là chủ gia đình. Nhiều lần tôi nghe thấy người ta nói với nhau, nhân việc này việc nọ: "Này, này, chẳng cần đến hỏi ustăca làm gì (ở quê chúng tôi, người ta gọi những người khéo tay nghề là ustăca để tỏ ý kính trọng), ông ta chỉ biết có cái rìu của mình thôi. Mọi việc trong nhà đều do bà mẹ cả định đoạt, đến nói với bà ấy thì mới ăn thua..."
    Cần nói rõ rằng tuy còn ít tuổi, tôi vẫn thường can dự vào công việc gia đình. Sở dĩ tôi có thể xen vào như vậy là vì 2 anh tôi đi chiến đấu. Nhiều khi là bông đùa, nhưng đôi lúc cũng là nói đứng đắn, người ta gọi tôi là chàng gighit của 2 gia đình, người bảo vệ và nuôi sống 2 nhà. Tôi lấy thế làm hãnh diện, và không lúc nào lãng quên trách nhiệm của mình. Thêm nữa, mẹ tôi cũng khuyến khích tôi có tính độc lập. Mẹ tôi muốn tôi biết thu xếp việc nhà và lanh lẹn tháo vát, chứ đừng như bố tôi, suốt ngày chỉ lùi lũi cưa đục bào gọt.
    Thế là tôi đã cho chiếc briska dừng lại cạnh nhà, dưới bóng rợp của cây liễu, nới lỏng dây chằng ngựa, rồi đi về phía cổng, và tôi thấy bác đội trưởng Ôrôzmát đang ở trong sân nhà tôi. Vẫn như mọi khi, bác cưỡi trên lưng ngựa, chiếc nạng buộc bên yên. Mẹ tôi đứng cạnh bác. 2 người đang bàn cãi chuyện gì đó. Lúc đến gần, tôi nghe thấy mẹ tôi nói:
    -Không được! Phải biết kính sợ Thượng đế mới được chứ; đời thuở nào đàn bà lại đánh xe briska tải thóc bao giờ ấy? Không, hãy để cho con dâu tôi được yên, xin để mặc cho nó làm ăn như từ trước đến giờ. Cứ thế này tôi cũng đủ tối mắt tối mũi lại rồi, thì bác hãy thử lo liệu công việc của 2 nhà này đi xem có kham nổi không nào! May là con bé nhà tôi đã lớn... Cả tuần này tôi chưa có lúc nào đứng thẳng lên được, ê ẩm cả lưng, cứ như thể vừa hùng hục cán rạ ấy, lại còn vạt ngô đang héo hắt chờ nước nữa chứ - mẹ tôi có vẻ nóng nảy, chốc chốc lại nhét đầu chiếc khăn vấn tóc vào cổ áo. Mẹ tôi thường làm như vậy mỗi khi có điều gì tức giận.
    -Ô hay, cái bà này mới lạ chứ! - Ôrôzmát đảo nghiêng người đi trên yên, thốt lên bằng giọng thất vọng - Nếu như chân tôi còn lành lặn chứ không què cụt như thế này thì tội gì tôi phải đến đây cầu cạnh bà kia chứ? Giá như trước kia thì tôi cứ quẳng những bao thóc lên xe, rồi đánh ngựa đi là rảnh chuyện... Đấy không phải là công việc của đàn bà, tôi biết quá đi chứ, nhưng bói đâu ra đàn ông?... Vì thế chúng tôi tính nước cậy nhờ chị em vợ các chiến sĩ. Bà thì bà không cho con dâu bà đi, còn chúng tôi lại bị cấp trên mắng nhiếc thậm tệ... Bộ đội cần bánh mì, vậy mà chúng ta không thực hiện được kế hoạch. Liệu có đang tâm được không, còn mặt mũi nào nữa?




    Được M-M sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 15/06/2003
  2. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến gần, tay kéo lê chiếc roi trên mặt đất. Thấy tôi, ông đội trưởng tỏ ra mừng rỡ khác thường, chắc ông chợt nẩy ra 1 ý định gì.
    -Thôi được, nếu bà lo giữ con dâu như thế thì đây, có kaini của cô ấy đây - bác vui mừng trỏ vào tôi - Cậu ấy sẽ không cho đứa nào bén mảng đến gần chị mình. Bà chẳng cần nghi ngại gì nữa! Xêít của chúng ta giỏi đáo để! Chính các chú nhỏ này nuôi sống chúng ta, chỉ có chúng nó mới gỡ được thế bí cho chúng ta.
    Mẹ tôi không để cho ông đội trưởng nói hết lời.
    -Rõ khiếp chưa, nom có ra cái bộ dạng gì không, thằng mất nết kia! - mẹ mắng tôi - Tóc tai tùm lum thế kia kìa... Mà cái ông lão nhà này cũng đến tệ, chẳng dành lấy 1 lúc cắt tóc cho con nữa...
    -ờ phải đấy, hôm nay để thằng bé nghỉ chơi ở nhà bố mẹ - Ôrôzmát khéo léo nói lựa theo ý mẹ tôi - Xêit này, hôm này cháu ở nhà, chăm cho ngựa ăn thêm 1 chút, rồi ngày mai bác sẽ giao xe briska cho Giamilia: 2 chị em sẽ chung sức cùng làm. Phải cẩn thận đấy, cháu ạ, cháu sẽ phải chịu trách nhiệm về chị Giamilia. Xin bà đừng lo ngại, baibitsê ạ. Xêit sẽ không để cho ai chòng ghẹo chị nó đâu. Nếu cần nữa tôi sẽ cho cả Đaniyar cùng đi. Bà biết anh ta rồi đấy; anh chàng hiền như cục đất... mới ở mặt trận về. Cả 3 người sẽ cùng đánh xe tải thóc ra ga. Thế thì còn đứa nào dám động đến con dâu bà nữa? Bác nói đúng không, Xêit? Cháu nghĩ thế nào? Bác định giao cho Giamilia đánh xe chở thóc, nhưng mẹ cháu vẫn chưa thuận, cháu hãy nói cho mẹ cháu nghe ra đi.
    Được bác đội trưởng phỉnh nịnh, lại được bác hỏi ý kiến coi mình như người lớn, tôi thích chí lắm. Thêm nữa, tôi hình dung ra ngay cái lúc tôi cùng với chị Giamilia đánh xe ngựa ra ga, thật thú vị biết bao. Tôi làm vẻ mặt nghiêm chỉnh, nói với mẹ tôi:
    -Chẳng việc gì phải lo cho chị ấy, dễ thường chị ấy có cơ bị chó sói ăn thịt chắc?
    Và, như 1 tay đánh xe lọc lõi, tôi tia nước bọt qua kẽ răng 1 cách thành thạo, kéo lê cái roi đằng sau, vừa bước đi vừa đung đưa 2 vai ra dáng đĩnh đạc.
    -Hừ, cái thằng này! - mẹ tôi ngạc nhiên và dường như có phần vui sướng, nhưng rồi ngay tức thì, mẹ tôi quát lên bằng giọng cáu kỉnh - Rồi tao sẽ cho mày thấy thế nào là chó sói! Mày biết cái gì mà dám nói, rõ trứng khôn hơn vịt!
    -Chứ nó không biết thì ai biết nào, trong gia đình bà, nó là chàng gighit của cả 2 nhà, đáng cho bà tự hào quá đi chứ! - Ôrôzmát vừa bênh tôi vừa nhìn mẹ tôi 1 cách e dè, chỉ lo mẹ tôi lại vẫn 1 mực giữ ý cũ.
    Nhưng mẹ tôi không nói lại câu nào, chỉ cúi đầu xuống thở dài, thốt lên:
    -Gighit gì nó, mới tí tuổi đầu mà đã ngày đêm làm lụng quần quật, chẳng lúc nào thấy mặt ở nhà... Những chàng gighit thân yêu của chúng ta bây giờ ở đâu, có trời biết! Nhà cửa quạnh quẽ, cứ như khu lều trại bỏ hoang...
    Tôi đã đi được 1 quãng xa và không nghe rõ mẹ tôi nói gì nữa. Vừa đi tôi vừa vung roi quất vào góc nhà, bụi bay mù cả lên, thậm chí em gái tôi mỉm cười với tôi, tôi cũng không đáp lại (em gái tôi lúc ấy đang nằm kigiắc trong sân, 2 tay vỗ bồm bộp). Dáng bộ quan trọng, tôi đến dưới mái hiên. Tôi ngồi xổm xuống, thong thả rửa tay, dội bằng nước trong vò. Rồi tôi vào buồng, uống 1 cốc sữa chua, rót cốc nữa đem ra để trên bậu cửa sổ và bắt đầu bẻ vụn bánh mì thả vào cốc.
    Mẹ tôi và bác Ôrôzmát vẫn ở ngoài sân. Có điều, 2 người không bàn cãi nữa, mà bình tĩnh nói chuyện khe khẽ với nhau. Chắc là 2 người nói về các anh tôi. Mẹ tôi chốc chốc lại đưa ống tay áo lên lau đôi mắt sưng húp, trầm ngâm gật đầu đáp lại khi nghe Ôrôzmát nói (chắc bác ta an ủi mẹ tôi), và mắt mờ lệ, mẹ tôi, nhìn đi tận đâu đâu phía trên rặng cây, như hy vọng nhìn thấy mấy người con trai của mình ở đằng ấy.
    Đắm lòng trong nỗi buồn phiền, hình như mẹ tôi đã thuận theo lời thỉnh cầu của bác ôrôzmát. Còn bác ta hài lòng vì đã được như ý, vung roi quất ngựa phóng nhanh ra khỏi sân.
    Đưng nhiên, lúc ấy cả mẹ tôi lẫn tôi đều không ngờ mọi chuyện về sau sẽ ra sao.
    Tôi biết chắc mười mươi rằng chị Giamilia sẽ điều khiển thành thạo cỗ briska 2 ngựa. Chị sành ngựa lắm, chị vốn là con 1 người chăn ngựa đàn ở bản Bakair vùng núi mà. Anh Xađức tôi trước kia cũng đã từng chăn ngựa. Có lần, trong 1 cuộc đua ngựa vào mùa xuân, đâu như anh ấy đã không đuổi kịp chị Giamilia. Nghe đồn rằng sau đó, tức khí vì bị bẽ mặt, anh Xađức đã bắt cóc chị, chuyện này chẳng rõ thực hư ra sao. Nhưng có 1 số người lại bảo anh chị lấy nhau vì yêu nhau. Dù sao đi nữa, 2 người ăn ở với nhau chỉ được có 4 tháng. Chiến tranh nổ ra, anh Xađức được gọi vào quân đội.
    Tôi không biết nên giải thích thế nào, có lẽ vì từ tấm bé, chị Giamilia đã theo bố đi chăn ngựa đàn (ông già chỉ có mình chị, chị vừa là con gái vừa là con trai của bố), bởi thế tính nết chị có những nét như đàn ông, 1 cái gì dữ dội và đôi khi thậm chí hơi thô. Giamilia làm việc hăm hở, xốc vác như đàn ông. Chị biết cách ăn ở với hàng xóm láng giềng, nhưng kẻ nào không biết điều lại đi gây chuyện với chị thì chị chẳng chịu lép, chị chửi không thua 1 ai, có lần chị còn túm tóc ví đầu kẻ kia xuống.
    Nhiều lần hàng xóm đến nhà than phiền:
    -Ông bà có thứ dâu con gì quý hoá thế? Mới chân ướt chân ráo về nhà chồng mà đã mồm 5 miệng 10! Không còn kiêng nể ai, không còn biết ngượng ngùng gì nữa!
    -Nó thế mà lại hay cơ đấy! - mẹ tôi đáp lại - Con dâu chúng tôi nó ưa ăn ngay nói thẳng. Còn hơn cái lối trước mặt thì im thin thít rồi lại chửi vụng sau lưng. Con dâu các ông các bà bề ngoài thì ra vẻ nhu mì lắm, nhưng những cô như thế chẳng khác gì quả trứng ung; bên ngoài thì sạch sẽ nhẵn nhụi, nhưng bên trong thì thối khắm không sao ngửi được.
    Đối với chị Giamilia, bố và mẹ bé tôi không bao giờ tỏ ra khe khắt, không bới lông tìm vết như thói thường mẹ chồng nàng dâu. Bố và mẹ bé tôi rất mực ân cần với chị, thương yêu chị và chỉ mong muốn có 1 điều: chị trung thành với thượng đế và với chồng.
    Tôi hiểu lòng 2 người. 4 con trai đều ở trong quân đội, Giamilia là nguồn an ủi của bố và mẹ bé tôi, chị là con dâu duy nhất của cả 2 nhà, vì thế bố mẹ tôi quý chị lắm. Nhưng tôi không hiểu được mẹ đẻ tôi. Mẹ tôi không phải là người yêu ai thì chỉ 1 mực là yêu. Mẹ tôi vốn khắc nghiệt và độc đoán. Mẹ tôi sống theo lề lối riêng của mình và không bao giờ làm trái lệ thường. Hàng năm, cứ mùa xuân đến là mẹ tôi lại dựng cái lều du mục ở sân và đốt gỗ tùng xông khói (chiếc lều này bố tôi làm từ hồi còn trai trẻ). Mẹ tôi dạy dỗ chúng tôi chịu thương chịu khó làm ăn và tôn trọng những người lớn. Mẹ tôi đòi hỏi mọi người trong gia đình phải 1 mực tuân lời, không được cãi lại.
  3. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Thế mà chị Giamila, ngay từ ngày mới bước chân về nhà chồng đã tỏ ra khác tính khác nết, không như mọi cô gái khác về làm dâu con người ta. Thực ra chị cũng tôn kính và vâng lời người lớn, nhưng không bao giờ chịu cúi đầu vâng chịu 1 bề, tuy vậy chị cũng không có cái lối quay mặt đi lầm bầm chửi vụng sau lưng như những nàng dâu khác. Bao giờ cũng thế, bụng nghĩ thế nào thì chị nói thẳng ra như vậy, không hề sợ bày tỏ ý kiến của mình. Mẹ tôi thường đứng về phía chị, cho là chị nói phải, nhưng bao giờ cũng giành cho mình tiếng nói quyết định.
    Tôi cho rằng vì thấy Giamilia thẳng tính và công tâm, mẹ tôi coi chị như người ngang hàng với mình, thầm mơ ước sau này sẽ để chị thay mình, và chị sẽ trở thành người nội trợ cũng quyền thế như mình, 1 baibitsê như mình, người giữ gìn tổ ấm gia đình.
    -Con ạ, nhờ ơn Đức Alakh, con được vào làm con 1 nhà bề thế, được trời ban phước lành - mẹ tôi răn bo Giamilia - Đây là phúc cho con. Hạnh phúc của người đàn bà là sinh con đẻ cái, trong nhà dư dật. Ơn nhờ thượng đế, tất cả những gì bố mẹ làm ra sau này sẽ là của con cả. Có ai mang theo của cải xuống mồ được được đâu. Có điều, cái phúc nó chỉ ở với người nào biết giữ gìn danh dự và lương tâm mà thôi. Lời mẹ dặn con ghi nhớ lấy, phải biết giữ mình mới được, con ạ!...
    Nhưng tính tình Giamilia vẫn có cái gì khiến 2 mẹ chồng không yên lòng; chị vui vẻ quá lộ liễu, cứ như trẻ thơ. Đôi khi dường như chẳng có duyên cớ gì, chị bỗng phá lên cười, mà lại cười rất to, rất vui sướng. Đi làm về, chị không bước bình thường, mà chạy ào vào sân, nhảy qua con mương. Chẳng có duyên cớ gì chị cũng ôm lấy mẹ cả hay mẹ bé mà hôn.
    Giamilia còn thích hát nữa, chị luôn luôn khe khẽ hát câu gì, ngay cả trước mặt người lớn tuổi. Tất cả những cái đó cố nhiên không ăn nhập với quan niệm cổ truyền trong bản về tính nết na của con dâu trong gia đình. Nhưng cả 2 bà mẹ chồng đều tự trấn an bằng cách tự nhủ rằng dần dà Giamilia sẽ chín chắn hơn, lúc trẻ trung ai mà chẳng thế. Còn với tôi trên đời này không có người nào đáng yêu hơn chị Giamilia. 2 chị em sống với nhau rất vui, tự dưng vô cớ chúng tôi cũng có thể cười phá lên và chạy đuổi nhau quanh sân.
    Chị Giamilia xinh thật là xinh. Vóc người thon thả, cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành 2 bím dày và nặng, chiếc khăn trắng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán 1 chút, nom rất hợp với chị, làm tôn hẳn nước da bánh mật của khuôn mặt bầu bầu, khiến chị càng thêm duyên dáng. Mỗi khi chị Giamilia cười, đôi mặt hạnh đào đen láy, ánh màu biêng biếc của chị lại bừng lên sức sống hăng say của tuổi trẻ, hay khi bỗng nhiên chị cất tiếng hát những khúc ca xuồng xã quen thuộc trong bản, đôi mắt đẹp của chị loé sáng 1 cách dạn dĩ, không có vẻ gì là 1 cô gái ngây th cả.
    Tôi thường để ý thấy nhiều chàng gighit, nhất là những anh chàng ở mặt trận về, cứ hay lấm lét nhìn chị. Chính Giamilia cũng thích bông đùa, nhưng của đáng tội, chị vẫn đe nẹt những anh nào đi quá trớn. Tuy nhiên điều đó bao giờ cũng làm tôi động lòng. Tôi ghen về chị, như các cậu em thường ghen về chị mình, và hễ thấy chàng trẻ tuổi xán đến gần Giamilia là tôi kiếm cách ngăn cản. Tôi làm bộ ta đây, hằm hè nhìn họ, như muốn dùng bộ dạng của mình bảo với họ: "Các anh đừng có mà suồng sã quá. Chị ấy là vợ anh tôi đấy, và chớ tưởng rằng không có ai che chắn cho chị ấy!"
    Những lúc ấy, tôi cố ý tỏ ra lỗ mãng, dù đúng lúc hay không đúng lúc cũng cứ xen vào câu chuyện của họ, tìm cách chế nhạo những anh chàng tán tỉnh chị, vì nếu làm như vậy mà không ăn thua gì, tôi đâm cáu, cứ mặt sưng mày sỉa khịt mũi hoài.
    Mấy chàng trai cười lăn ra:
    -Ơ này, hãy nhìn chú bé này 1 tí mà xem! Hình như cô ấy là giênê của chú ta thì phải. Thật nhộn quá, thế mà bọn mình chẳng biết gì hết!
    Tôi cố nén giận, nhưng vẫn cảm thấy đôi tai phản bội cháy bỏng lên, và ức quá, nước mắt tôi cứ trào ra. Chị Giamilia, giênê của tôi, hiểu lòng tôi lắm. Mặc dù buồn cười đến nôn ruột, chị gắng kìm lại, làm ra vẻ nghiêm nghị.
    -Thế các anh tưởng giênê là của vưng vãi trên đường cho ai muốn nhặt thì nhặt à? - chị lấy 1 tư thế đĩnh đạc, nói với các chàng gighit - ở nhà các anh thì có lẽ giênê là của rơi của nhặt thực đấy, chứ ở nhà chúng tôi thì không đâu! Ta đi chỗ khác đi, kaini của chị, tôi xin kiếu các anh! - rồi làm điệu vênh vang trước mặt họ, đầu cất cao kiêu hãnh, 2 vai ngúng nguẩy như khiêu khích, chị bỏ đi cùng với tôi, lặng lẽ mỉm cười.
    Trong nụ cười ấy, tôi thấy cả sự bực bội, lẫn niềm vui sướng. Có lẽ lúc ấy chị nghĩ thầm: "Ôi, chú em ngốc nghếch quá! Nếu chị chỉ muốn chơi bời cho thoả tình riêng, thì ai cấm giữ nổi chị? Cả nhà có bám theo từng bước cũng không canh giữ nổi kia mà!" Những lần như thế, tôi lặng thinh như cảm thấy mình có lỗi. Phải, tôi ghen về chị Giamilia, tôi tôn sùng chị, tôi kiêu hãnh vì chị là giênê của tôi, kiêu hãnh về sắc đẹp của chị, về tính tình phóng khoáng, không chịu lệ thuộc vào ai của chị. Tôi với chị là đôi bạn chí thân, không giấu nhau điều gì.
    Dạo ấy, ở bản còn rất ít đàn ông. Vì thế có những gã cư xử với phụ nữ 1 cách trâng tráo, tỏ vẻ khinh miệt ra ý là: cần gì phải tốn công với bọn đàn bà này, chỉ nguẩy ngón tay 1 cái là nào cũng lao theo ngay!
    Được M-M sửa chữa / chuyển vào 11:24 ngày 15/06/2003
  4. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    1 lần, ở bãi cắt cỏ, Ôxmôn, 1 người họ xa của gia đình tôi cứ bám lấy Giamilia toan giở trò ma mãnh. Gã cũng thuộc loại những kẻ cho rằng không 1 cô gái nào cưỡng nổi sự cám dỗ của mình. Giamilia căm tức gạt tay hắn ra và đứng phắt dậy dưới chân đống cỏ khô, nơi chị đang ngồi nghỉ trong bóng rợp.
    -Bỏ cái thói ấy đi! - chị nói, giọng đau xót và xoay lưng lại phía hắn - Cái ngữ các người là thứ ngựa đực của đàn, còn có thể trông mong gì khác ở các người kia chứ!
    Ôxmôn nằm xoài dưới chân đồng cỏ, bĩu cặp môi ướt, nói:
    -Mèo chê thịt treo cao là thối... Rõ khéo làm bộ, thèm chết đi được mà lại còn bịt mũi chê bai...
    Giamilia quay ngoắt lại:
    -Có lẽ tôi thèm thật đấy! Có điều chẳng qua số kiếp bắt chị em chúng tôi phải chịu cảnh như vậy, thế mà cái đồ ngu xuẩn nhà anh lại giễu cợt chúng tôi. Chẳng thà phải sống cảnh vợ lính xa chồng 100 năm, chứ những thứ như anh tôi cứ nhổ toẹt vào: thật là tởm. Nếu như không phải thời buổi chiến thì có mà chó nó thèm nói chuyện với nhà anh!
    -Thì đây cũng bảo thế mà! ấy là tại chiến tranh, thiếu cây roi của chồng nên đằng ấy mới phát rồ - Ôxmôn cười khẩy - Này, nếu đằng ấy mà là vợ tớ thì đằng ấy sẽ hát giọng khác ngay thôi mà.
    Giamilia toan nhảy xổ đến trước mặt hắn, chị định nói câu gì cho bõ tức, nhưng rồi lại lặng thinh; chị hiểu rằng chẳng nên dây với hắn làm gì. Chị nhìn hắn hồi lâu bằng con mắt căm giận. Rồi chị nhổ bọt 1 cách ghê tởm, nhặt cái chàng nạng ở dưới đất lên và bỏ đi.
    Bấy giờ tôi đứng trên chiếc xe môgiara đằng sau đồng cỏ. Thấy tôi, chị Giamilia quay ngoắt đi. Chị hiểu tâm trạng tôi lúc ấy. Tôi có cảm giác không phải chị bị xúc phạm, mà chính là tôi, chính tôi bị lăng nhục. Trong lòng đau đớn, tôi trách chị:
    -Những thứ như thế chị dây với nó làm gì, bắt chuyện với chúng nó làm gì kia chứ?
    Cho đến tận chiều, Giamilia luôn luôn cau có, ủ ê, không nói với tôi lời nào và không hề cười như trước. Khi tôi đưa xe môgiara lại gần, vì không muốn cho tôi đả động đến chuyện ban nãy - nó gây cho chị nỗi uất hận ghê gớm mà chị giữ kín trong lòng - chị giang tay lấy đà xọc mạnh cái chàng nạng vào bó cỏ,xốc ngay cả bó lên, giơ cao ở phía trước để che lấp mặt. Chị lăng bổng bó cỏ vào trong xe đánh huỵch 1 cái, rồi lập tức xóc ngay bó khác. Láng sau xe đã đầy cỏ. Lúc đẩy xe đi, tôi ngoảnh lại nhìn và thấy chị tựa mình vào cán cây chàng nạng, đứng lặng 1 lát, vẻ chán chường, nghĩ ngợi điều gì, rồi chị nhớ ra, lại hăm hở bắt tay vào việc.
    Khi chiếc môgiara cuối cùng đã chất đầy cổ, Giamila dường như quên hết mọi thứ trên đời, chị ngắm nhìn hoàng hôn không dứt. Đằng xa, phía bên kia sông, đâu đó ở cuối thảo nguyên Cadăcxtan, vầng mặt trời mùa gặt buổi chiều tà mệt mỏi rã rời đang phun lửa như cái miệng lò tandưt. Nó từ từ lẩn xuống sau đường chân trời, hắt lên ánh lửa hừng nhuộm đỏ những đám mây xốp bé nhỏ và ném những tia hồi quang cuối cùng xuống thảo nguyên màu hoa cà đã điểm những vệt xanh biếc của bóng tối đến sớm ở những chỗ đất thấp. Giamilia nhìn cảnh mặt trời lặn, vẻ mặt hân hoan trầm lặng như đang chiêm ngưỡng 1 cảnh thần tiên. Gương mặt chị sáng lên vẻ dịu dàng, cặp môi hé mở mỉm cười hiền lành như trẻ thơ. Rồi dường như để trả lời những câu trách móc chỉ chực buột ra từ miệng tôi, chị quay lại và nói, như thể nói tiếp câu chuyện giữa chúng tôi:
    -Mà thôi, em đừng bận tâm đến hắn, kichinêbala ạ, mặc xác hắn! Hắn có phải là người đâu nữa? - chị chợt im bặt, đưa mắt dõi theo vành mặt trời đang lụi dần, đoạn thở dài, trầm ngâm nói tiếp - Những kẻ như gã Ôxmôn này làm sao biết được người ta ấp ủ cái gì trong tâm hồn? Mà cũng chẳng ai biết được đâu. Có lẽ trên đời không có những người đàn ông như thế...
    Trong lúc tôi đưa mấy con ngựa quay trở lại, chị Giamilia đã kịp chạy đến chỗ đám phụ nữ làm việc cách chúng tôi 1 quãng, và tiếng nói oang oang vui vẻ của họ vang đến tai tôi. Thật khó nói rõ điều gì đã xảy đến với chị; có lẽ tâm hồn chị bừng sáng lúc chị ngắm cảnh mặt trời lặn, hoặc chẳng qua chị cảm thấy vui vì đã làm việc giỏi. Tôi ngồi trên đống cỏ cao trên xe môgiara và nhìn Giamilia. Chị đã tháo bỏ chiếc khăn choàng trắng nhỏ và giang rộng 2 tay, chạy theo người bạn gái, băng qua đồng cỏ đã cắt trụi đang mờ dần trong bóng tối. Vạt áo dài chị mặc bay phần phật trong gió. Thốt nhiên, nỗi buồn trong lòng tôi cũng biến đâu mất: "Hơi đâu mà bận tâm đến mấy câu láo lếu của gã Ôxmôn ấy!"
    -Nào, dấn bước lên! - tôi vung roi quất mất con ngựa, giục giã.
    Hôm ấy, theo lời dặn của bác đội trưởng, tôi quyết ý chờ bố về để cắt tóc, trong lúc chờ đợi tôi viết thư trả lời anh Xađức. Về chuyện thư từ này chúng tôi cũng có phép tắc riêng: các anh tôi viết thư về thì đề gửi cho bố người giao thông của bản trao thư cho mẹ chúng tôi, còn đọc thư và trả lời là nhiệm vụ của tôi. Chưa đọc thư anh Xađức tôi đã biết trước anh viết gì. Mọi lá thư của anh đều giống nhau như những con cừu non trong đàn. Bao giờ anh cũng mở đầu bằng câu: "Tin sức khoẻ của tôi", tiếp đó nhất định là: "Tôi gửi lá thư này qua bưu điện về cho bố mẹ tôi hiện ở bản Talax thịnh vượng, trăm hoa đua nở và ngát hương thơm, cho người cha vô cùng quý mến của tôi là Giôntsưbai..." Tiếp sau đó đến mẹ tôi, mẹ đẻ anh, rồi đến chúng tôi, theo thứ tự nghiêm ngặt. Rồi đến những câu không bao giờ thiếu được hỏi thăm sức khoẻ và đời sống của các ăcxakan trong bản, thăm hỏi bà con họ gần, và mãi đến cuối thư, anh Xađức mới như vội vã viết thêm: "Tôi cũng gửi lời thăm hỏi vợ tôi là Giamilia..."
    Đương nhiên, khi bố mẹ còn sống, các ăcxakan và bà con họ gần vẫn khoẻ mạnh mà trong thư nhắc đến vợ trước tiên, nhất là lại đề gửi riêng cho vợ thì thực là không tiện, khiếm nhã là đằng khác. Không chỉ riêng anh Xađức cho như thế là phải, mà bất cứ người đàn ông nào biết tự trọng cũng đều thừa nhận như vậy. Điều này chẳng cần giảng giải nhiều, tục lệ ở bản là như vậy, chẳng những không phải là chuyện đem ra bàn cãi được, mà chúng tôi cũng chẳng băn khoăn gì lắm về chuyện ấy, nó chưa đáng kẻ bằng bản thân lá thư. Mỗi lá thư là 1 sự kiện vui mừng cả nhà đều mong mỏi.
    Mẹ tôi bắt tôi đọc đi đọc lại bức thư mấy lần. Rồi, vừa cảm động vừa thành kính, mẹ tôi đưa 2 bàn tay nứt nẻ ra đón lấy nó, giữ mảnh giấy 1 cách lúng túng như giữ con chim có thẻ bay vù đi bất cứ lúc nào. Cuối cùng mẹ tôi động đậy mấy ngón tay cứng đờ 1 cách khó nhọc, gấp lá thư thành hình tam giác.
    -Ôi hỡi các con yêu quí của mẹ, nhà sẽ giữ gìn thư của các con như giữ bùa hộ mệnh! - mẹ tôi nói, giọng run run đẫm lệ - Con hỏi thăm bố mẹ, gia đình, bà con có được bình yên không... ở nhà có làm sao đâu, vẫn ở bản thôi mà. Nhưng còn các con thì sao? Chỉ cần con viết cho 1 chữ thôi, con còn sống, thế là đủ, chẳng cần gì hơn nữa...
    Mẹ tôi còn nhìn lá thư gấp hình tam giác hồi lâu, rồi cất nó vào chiếc túi da bé nhỏ đựng tất cả thư từ bấy lâu nay và cho vào rương khoá lại.
    Nếu lúc đó chị Giamilia có ở nhà, chúng tôi cũng đưa thư cho chị đọc. Mỗi lần chị Giamilia cầm lá thư gấp hình tam giác trong tay, tôi thấy mặt chị đỏ bừng lên. Chị đọc nhẩm 1 cách nghiến ngấu, mắt lướt vội vàng qua những dòng chữ. Nhưng đọc càng gần đến cuối, đôi vai chị càng rũ xuống, màu ửng hồng trên má chị tàn dần. Chị chau đôi lông mày bướng bỉnh, và không đọc nốt mấy dòng cuối, chị trả lại mẹ tôi bức thư, hờ hững lạnh lùng như trả vật gì vừa mượn.
    Hẳn là mẹ tôi hiểu tâm trạng con dâu theo ý mình, nên tìm cách làm cho chị khuây khoả:
    -Sao thế con - mẹ tôi vừa nói vừa khoá rương - Đáng lẽ phải vui mừng thế mà con lại ủ rũ vậy! Phải đâu chỉ mình con có chồng đi bộ đội? Không phải chỉ riêng con buồn khổ, đấy là nỗi đau buồn chung của toàn dân, con hãy gắng cùng toàn dân chịu đựng. Con tưởng thế chứ, có ai là người không buồn, không mong nhớ chồng... Có điều buồn thì buồn, nhưng không nên để lộ ra ngoài, chỉ giữ kín trong lòng thôi!
    Giamilia lặng thinh. Nhưng cái nhìn bướng bỉnh, buồn rầu của chị như muốn nói: "Mẹ chẳng hiểu gì cả, mẹ ạ!"
    Lần này, thư của anh Xađức vẫn gửi từ Xaratốp. Anh nằm quân y viện ở đấy. Anh viết trong thư rằng nhờ trời phù hộ, mùa thu anh sẽ về nhà, vì anh đã bị thương. Thư trước anh đã báo tin này, vì thế cả nhà đều vui sướng vì sắp được đón anh về.
    Tuy thế, hôm ấy tôi vẫn không ở nhà, tôi ra sân đập lúa. Tôi thường ngủ đêm ở ngoài ấy. Tôi dắt ngựa ra buộc ở bãi cỏ linh lăng. Ông chủ tịch có lệnh cấm không cho chăn gia súc ở bãi này, nhưng muốn cho ngựa của mình béo tốt, tôi vẫn thả trộm ở đấy. Tôi biết 1 chỗ khuất ở khu đất thấp, lại vào ban đêm nữa thì không ai trông thấy được. Nhưng lần này, khi tháo ngựa dẫn ra bãi thì thấy 4 con ngựa của ai đã thả ra bãi linh lăng rồi. Tôi tức lắm. Tôi là chủ cỗ xe briska 2 ngựa, tôi có quyền tức quá đi chứ. Không đắn đo gì hết, tôi định đuổi mấy con ngựa này đi thật xa để cho kẻ láo xược nào dám xâm nhập vào địa phần của tôi 1 bài học. Nhưng bỗng nhiên tôi nhận ra 2 con ngựa của Đaniyar, anh chàng mà lúc ban ngày bác đội trưởng đã nhắc đến. Sực nhớ rằng ngày mai, chị em tôi sẽ cùng Đaniyar đánh xe chở thóc ra ga, tôi để mặc mấy con ngựa và trở lại sân đập.
    Thì ra Đaniyar cũng ở đấy. Anh vừa tra dầu xong vào các bánh xe briska của mình và đang vặn mấy chiếc êcu trên trục.
    -Anh Đanikê, ngựa của anh ở dưới lũng phi không? - tôi hỏi.
    Đaniyar chậm rãi quay đầu lại:
    -2 con của tôi.
    -Thế còn đôi kia?
    -A, của cái cô gì... cô Giamilia phải không? Ngựa của cô ấy đấy. Cô ấy với chú là thế nào, giênê của chú à?
    -Phi, giênê.
    -Chính bác đội trưởng thả ngựa ở đấy, bảo tôi trông nom...
    May mà tôi không đuổi mấy con ngựa ấy đi!
  5. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Đêm xuống, ngọn gió hây hẩy từ núi thổi xuống lúc ban chiều đã lặng hẳn. Trên sân đập cũng vắng lặng. Đaniyar nằm dài cạnh tôi, dưới chân đống rơm, nhưng lát sau anh đứng lên và đi ra sông. Cách 1 quãng không xa, anh dừng lại bên bờ dốc đứng, rồi cứ đứng đấy, tay chắp sau lưng, đầu hơi ngiêng về 1 bên. Anh đứng xoay lưng về phía tôi. Cái dáng hình dài dài, góc cạnh, như đẽo bằng rìu của anh in đậm nét trong ánh trăng êm dịu. Dường như anh lắng nghe 1 cách nhậy bén tiếng ồn ào dưới sống, tiếng ồn ào về đêm mỗi lúc 1 mạnh thêm ở những khúc nông. Hay có lẽ anh còn lắng nghe những âm thanh và tiếng sột soạt ban đêm mà tai tôi không thu nhận đưọc. "Anh chàng lại định ra ngủ ở ven sông đây, người đâu kì quặc thật!" - tôi cười khẩy.
    Đaniyar mới xuất hiện ở bản chúng tôi cách đây ít lâu. Lần ấy, 1 thằng bé chạy ra chỗ cắt cỏ, phi báo rằng có 1 anh thương binh về làng, còn anh ta là ai, người nhà nào thì nó không biết. Ôi, thật là 1 biến cố phi thường ở bản tôi bao giờ cũng thế; hễ có người nào ở mặt trận về là cả làng, già trẻ lớn bé, không trừ 1 ai lũ lượt đổ ra xem người mới đến, tay bắt mặt mừng, hỏi xem anh ta có gặp người thân của mình ở ngoài ấy không, đón nghe tin tức. Thế là tiếng reo hò nổi lên không thể tưởng tượng nổi, người nào cũng đoán già đoán non, có lẽ anh mình về, hay có khi là ông dâu gia cũng nên? Những người đang cắt cỏ bỏ cả công việc, chạy ùa về xem sự thể ra sao.
    Thì ra Đaniyar chính gốc là người quê tôi, sinh ở bản này. Người ta kể lại rằng anh mồ côi từ thuở nhỏ, 3 năm trời ăn nhờ ở đậu hết nhà này sang nhà khác, rồi anh bỏ đến vùng thảo nguyên Tsăcmắc, ở với những người Cadakh là bà con họ ngoài với anh. Chú bé chẳng còn ai là bà con họ gần, vì thế chẳng ai gọi chú về, rồi người ta quên bẵng chú đi. Khi có người hỏi Đaniyar làm ăn sinh sống ra sao từ hồi bỏ nhà ra đi, anh chỉ trả lời cho qua chuyện, có ý lảng tránh. Nhưng tuy vậy vẫn có thể biết được rằng anh đã nếm đủ mùi cay đắng, đã thừa biết thế nào là thân phận của kẻ mồ côi. Cuộc sống xô đẩy Đaniyar lăn lộn khắp đó đây, như ngọn lông chông. 1 thời gian dài, anh chăn cừu ở vùng đất mặn Tsăcmắc, lớn lên anh đi đào mương trên các hoang mạc, vào làm trong các nông trường trồng bông mới thành lập, rồi làm ở các khu mỏ Angren gần Tasken, từ nơi này anh vào quân đội.
    Dân bản niềm nở đón Đaniyar khi anh trở về làng quê. "Nó đã lang thang phiêu bạt khắp nơi, nay lại trở về, như vậy là cái số nó lại được uống nước con mương quê hương. Nó vẫn chưa quên tiếng mẹ đẻ, chỉ đôi khi đá vài tiếng Cadakh thôi, nó nói tiếng quê ta vẫn sõi lắm."
    "Dù muôn trùng cách trở, con Tunpar rút cuộc sẽ tìm lại bầy. Ai mà không yêu quí quê hương, yêu quí bà con dân bản! Anh trở về là phải lắm! Bà con bản ta vui lòng, vong linh tổ tiên anh cũng hể hả. Ơn trời rồi đây chúng ta sẽ đánh thắng bọn Đức, sẽ sống yên lành. Còn anh, cũng như mọi người khác, anh sẽ lập gia đình và trên nóc nhà anh sẽ bốc lên ngọn khói bếp ấm cúng" - các cụ ăcxakan nói như vậy.
    Nhắc đến tổ tiên Đaniyar, các cụ nhớ lại đích xác anh là người dòng họ nào. Thế là trong bản chúng tôi đã xuất hiện "1 người bà con mới" - Đaniyar.
    Rồi 1 hôm, bác đội trưởng Ôrôzmát đưa 1 anh lính cao lớn, hơi gù, tập tễnh chân trái ra chỗ chúng tôi cắt cỏ. Chiếc áo capốt vắt trên vai, anh bước lật đật, cố không chịu để cho con ngựa cái lùn phi nước kiệu nhỏ của Ôrôzmát bỏ xa mình. Bên cạnh anh chàng Đaniyar cao kều, bác đội trưởng tầm vóc nhỏ bé và hiếu động nom chẳng khác gì con chim dẽ ở ven sông. Bọn trẻ thậm chí phá lên cười.
    Cái chân bị thương của Đaniyar vẫn chưa lành hẳn, đầu gối không gập lại được, việc cắt cỏ không thích hợp với anh, vì thế người ta để anh cùng làm với bọn trẻ con chúng tôi, trông coi máy cắt cỏ. Thú thực là lúc đầu chúng tôi không thích Đaniyar. Trước hết chúng tôi không ưa cái tính kín đáo của anh. Anh ít nói, và nếu có nói, ta vẫn có cảm giác như lúc ấy anh còn mải nghĩ chuyện gì khác tận đâu đâu, còn đang theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, và cũng không thể hiểu được anh có nhìn thấy ta không, mặc dù anh vẫn nhìn thẳng vào mặt ta bằng cặp mắt mơ màng, tư lự.
    -Tội nghiệp anh chàng, chắc là vẫn chưa hoàn hồn sau những ngày ở mặt trận! - người ta xì xào về anh.
    Nhưng, có điều lạ là mặc dù lúc nào cũng trầm ngâm như vậy, Đaniyar làm việc lại rất nhanh nhẹn và chính xác nhìn anh lúc ấy có thể tưởng anh là con người hồ hởi và cởi mở. Có lẽ quãng đời thơ ấu mồ côi, long đong lận đận đã khiến anh quen giữ kín tình cảm và ý nghĩ của mình, đã tạo cho anh cái tính dè dặt ấy chăng? Có thể lắm.
    Cặp môi mỏng của Đaniyar, với những nếp nhăn nhỏ hằn rõ bên khoé miệng luôn luôn mím chặt, đôi mắt nhìn buồn rầu, điềm tĩnh, duy có đôi lông mày mềm mại, luôn luôn động đậy làm cho khuôn mặt gầy gò lúc nào cũng có vẻ mệt mỏi của anh linh hoạt hẳn lên. Đôi khi anh dỏng tai nghe, dường như vừa bắt gặp 1 âm thanh gì mà tai người khác không nghe được, thế là đôi lông mày anh giương hẳn lên và mắt anh bừng sáng 1 niềm hân hoan khó hiểu. Rồi anh mỉm cười hồi lâu, vui sướng về chuyện gì không rõ. Chúng tôi coi tất cả đó là điều kì quặc. Chẳng phải chỉ có thế mà thôi, anh còn có những thói kì quặc khác nữa. Buổi chiều, sau khi tháo ngựa ra khỏi xe, chúng tôi tụ tập bên cạnh túp lều, chờ chị cấp dưỡng nấu ăn, còn Đaniyar trèo lên "cồn canh gác" và ngồi lì ở đấy cho đến tối mịt.
  6. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    -Anh ta làm gì ở đấy, làm nhiệm vụ canh gác chắc? - chúng tôi cười, bảo nhau.
    Có lần, vì tò mò tôi theo Đaniyar lên cồn. Dường như ở đấy chẳng có gì đặc biệt. 4 bề là thảo nguyên trung du trải rộng mênh mông, chìm trong bóng tối màu hoa cà. Cánh đồng mờ tối dường như dần dần tan ra trong im vắng.
    Lúc tôi đến, Đaniyar cũng chẳng buồn để ý tới nữa. Anh ngồi bó gối, nhìn đâu đằng trước mặt, ánh mắt tư lự nhưng trong sáng. Và tôi lại có cảm giác như anh chăm chú lắng nghe những âm thanh mà tai tôi không nghe thấy được. Đôi lúc anh lắng tai nghe và ngồi lặng đi, mắt mở to. Có điều gì làm anh khắc khoải, tôi tưởng chừng như anh sắp đứng lên và phải mở hết tâm hồn, nhưng không phải mở ra với tôi - anh không để ý đến tôi - mà phải mở ra trước 1 cái gì vô cùng rộng lớn, bao la mà tôi chưa từng biết. Rồi nhìn anh, tôi không nhận ra anh nữa: Đaniyar ngồi ủ rũ, uể oải, như chỉ là anh đang nghỉ ngơi sau buổi làm.
    Những bãi cắt cỏ của nông trang chúng tôi ở rải rác trên các khu bãi bồi bên sông Kurkurêu. Sông Kurkurêu ra khỏi hẻm núi ở 1 chỗ cách bản chúng tôi không xa và chảy qua thung lũng thành dòng dữ dội, không gì chế ngự nổi. Mùa cắt cỏ là mùa nước lũ các con sông trên núi đổ xuống. Từ chiều, nước bắt đầu dâng cao, đục lầm và ngầu bọt. Nửa đêm, đang ngủ trong lều, tôi chợt thức giấc vì sông chuyển mình dữ dội. Đêm xanh thẳm, lắng đọng, sao trời như những con mắt sáng nhìn vào lều, gió lạnh ào ào thốc tới từng cơn, vạn vật đều ngủ cả, duy có con sông vẫn gầm thét, như dậm doạ chồm đến chỗ chúng tôi. Tuy chúng tôi không ở ngay trên bờ sông, nhưng ban đêm, nghe như nước gần kề bên mình, cảm giác ấy khiến tôi bất giác hoảng sợ: ngộ nhỡ nước đến cuốn phăng cả người lẫn lều đi thì sao? Các bạn tôi ngủ say lì, giấc ngủ khó lòng đánh thức nổi của người cắt cỏ, riêng tôi không thể chợp mắt được, và tôi ra ngoài lều.
    Cảnh ban đêm trên bãi sông Kurkurêu thật là đẹp và đáng sợ. Đây đó trên bãi cỏ, những con ngựa bị tròng chân làm thành những vệt đen đen. Đám ngựa đã ăn no nê cỏ ngẫm sương và bây giờ thỉnh thoảng lại thở phì phì, mơ màng trong giấc ngủ chập chờn. Còn ngay bên cạnh, sông Kurkurêu vít cong 1 cây liễu nhỏ ướt đẫm và ti t, nhảy chồm chồm vào bờ, xô đá ầm ầm. Sông không ngớt gầm réo, đêm tối tràn đầy tiếng ầm ào cuồng loạn, dữ tợn. Khủng khiếp. Rùng rợn.
    Những đêm như thế, bao giờ tôi cũng nhớ tới Đaniyar. Ban đêm anh thường ngủ trên những đồng cỏ ở ngay bờ sông. Anh không sợ hay sao? Tiếng nước sông gầm réo không làm anh ù tai ư? Anh có ngủ không nhỉ? Tại sao ban đêm anh ngủ 1 mình trên bờ sông? Anh tìm thấy gì thú vị trong đó? Con người kì quặc, không phải người của thế gian này. Hiện giờ anh ở đâu? Tôi nhìn tứ phía, không thấy ai. Bờ sông chạy ra xa, nhấp nhô những gò đất thoai thoải, những đỉnh núi mờ mờ trong đêm tối. Đằng kia, trên thượng nguồn, đêm thanh vắng và vằng vặc sao.
    Dường như đã đến lúc Đaniyar phải tìm người trong bản để kết bạn. Nhưng anh vẫn 1 thân 1 mình như trước, cứ như thể anh không hề biết thế nào là bè bạn hay thù địch, thiện cảm hay ghen ghét. Vậy mà trong bản, chàng gighit nào có thể bảo vệ mình và bảo vệ người khác, có thể làm việc nghĩa, nhưng đôi khi cũng có thể làm điều ác, dám cưỡng lại các ăcxakan và làm theo ý mình trong các bữa tiệc tùng hay ma chay, thì anh chàng như thế thường được mọi người kiêng nể, thậm chí được phụ nữ để mắt tới.
    Nhưng, nếu 1 kẻ như Đaniyar, sống tách biệt, không can dự vào mọi việc thường ngày trong bản, thì người ta không để ý đến hắn, số khác thì nói với giọng bao dung:
    -Hắn không làm hại ai, cũng chẳng có ích cho ai. Khổ thân hắn, hắn sống vật vờ cho qua ngày đoạn tháng, thôi thì cũng được...
    Người như thế thường chuốc lấy sự giễu cợt hay thương hại của thiên hạ. Còn chúng tôi, những gã trai mới lớn, bao giờ cũng muốn tỏ ra già dặn hơn tuổi thực của mình để có thể sánh ngang với những chàng gighit thực thụ, chúng tôi luôn luôn chết nhạo Đaniyar (dĩ nhiên không phải là trước mặt anh, mà giữa chúng tôi với nhau thôi). Chúng tôi chế nhạo cả việc anh ra sống tự giặt lấy chiếc áo cổ đứng 4 túi của mình. áo giặt xong chưa khô anh đã đem ra mặc, anh chỉ có độc chiếc áo ấy thôi.
    Thực cũng lạ, Đaniyar xem chừng có vẻ điềm đạm và hiền lành, vậy mà chúng tôi khồn hề dám lờn với anh. Không phải vì anh nhiều tuổi hơn chúng tôi (hơn nhau 3, 4 tuổi có là bao, với những người như thế chúng tôi chẳng kiêng nể gì, vẫn mày tao chí tớ là thường), cũng không phải vì anh nghiêm nghị hoặc làm ra bộ ta đây, điều đó đôi khi vẫn có thể gợi nên 1 cái gì giống như sự kính nể, không phải thế. Vẻ trầm ngâm cau có của anh ngầm chứa 1 cái gì không thể hiểu được, khiến chúng tôi phải e dè, mặc dù chúng tôi vốn sẵn sàng chế nhạo bất cứ kẻ nào.
  7. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Có thể duyên do khiến chúng tôi e nể Đaniyar là 1 sự việc như thế này. Tôi vốn rất tò mò và thường hay làm rầy người khác bằng những câu hỏi đến điều, mà hỏi chuyện chiến tranh những người đã từng chiến đấu ở mặt trận lại là niềm say mê thực sự của tôi. Hồi Đaniyar về bản trong mùa cắt cỏ, tôi luôn luôn tìm dịp thuận lợi để dò hỏi 1 điều gì ở anh chàng mới ở mặt trận về này.
    1 buổi chiều, sau ngày làm, chúng tôi ngồi bên đống lửa, chúng tôi đã ăn xong và thung dung nghỉ ngơi.
    -Đanikê, trước khi đi ngủ, anh kể cho nghe chuyện gì về chiến tranh đi - tôi nói.
    Thoạt đầu Đaniyar lặng thinh, hình như còn bực mình là đằng khác. Anh nhìn ngọn lửa hồi lâu, rồi ngẩng đầu lên nhìn chúng tôi.
    -Kể chuyện chiến tranh ư? - anh hỏi, rồi như để trả lời cho những suy tư riêng của mình, anh nói bằng giọng khàn khàn - Không, các cậu không nên biết gì về chiến tranh thì hơn.
    Rồi anh quay đi, vơ lấy 1 ôm cỏ khô ném vào đống lửa, và bắt đầu thổi cho cháy bùng lên, mắt không nhìn ai trong bọn chúng tôi.
    Đaniyar không nói gì thêm. Nhưng, chỉ 1 câu ngắn ngủi ấy từ miệng anh nói ra cũng đủ khiến chúng tôi hiểu được rằng không thể nói về chiến tranh 1 cách đơn giản như vậy, không thể từ đó tạo nên 1 chuyện cổ tích đưa ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong trái tim sâu thẳm của con người, và kể chuyện về nó không phải là dễ dàng. Tôi xấu hổ với chính mình, và không bao giờ tôi hỏi chuyện Đaniyar về chiến tranh nữa.
    Nhưng, buổi tối hôm đó rồi cũng mau chóng chìm vào lãng quên, cũng như trong bản người ta chẳng còn để ý gì đến chính Đaniyar nữa.
    Sáng sớm hôm sau, tôi cùng Đaniyar đưa ngựa ra sân đập, vừa lúc đó chị Giamilia cũng đến. Nhìn thấy chúng tôi, từ xa chị đã gọi to:
    -Ô này, kichinêbala, dắt ngựa của tôi lại đây! Mấy cái vòng cổ ngựa của tôi đâu rồi nhỉ? - rồi dường như suốt đời vẫn làm nghề đánh xe ngựa, chị bắt đầu xem xét chiếc briska ra dáng thông thạo lắm, dùng chân lay thử xem moay bánh xe có ăn khít với trục không.
    Khi tôi với Đaniyar cưỡi ngựa lại gần, chúng tôi nom thật tức cười dưới con mắt của Giamilia. Đôi chân gầy guộc dài ngoằng của Đaniyar buông thõng, xỏ trong đôi ủng giả da, ống quá rộng, lúc nào cũng chỉ chực tuột ra. Còn tôi thúc ngựa bằng 2 gót chân không giày đã sạm đen lại.
    -Rõ thật là xứng đôi! - Giamilia vui vẻ hất đầu lên. Rồi không chần chừ, chị sai bảo chúng tôi - Làm nhanh nhanh lên, phải vượt qua được thảo nguyên trước khi nắng gắt.
    Chị nắm lấy dây cương, vững vàng dắt mấy con ngựa đến xe briska và bắt đầu đóng ngựa vào xe. Chị tự tay đóng ngựa, chỉ có 1 lần chị bảo tôi bày cho chị cách sắp đặt dây cương. Chị không để ý đến Đaniyar như thể không hề có anh ở bên cạnh.
    Thái độ cả quyết, thậm chí là tự tin, như có ý thách thức của Giamilia rõ ràng đã khiến Đaniyar sửng sốt. Với vẻ ác cảm, nhưng cũng không giấu được sự khâm phục ngấm ngầm, anh mím chặt môi 1 cách lạ lùng, nhìn chị làm. Khi anh lẳng lặng vác 1 bao tải thóc ở mặt bàn cân lên, đem ra xe, chị Giamilia cự anh:
    -Thế là cái quái gì, mỗi người cứ hùng hục làm 1 mình như thế ư? Không, anh bạn ạ, làm như thế không ổn đâu, đưa tay đây! Này, kichinêbala, sao lại cứ dương mắt nhìn như thế, trèo lên xe xếp các bao tải đi!
    Chị Giamilia nắm lấy tay Đaniyar và lúc họ nắm tay nhau cùng xốc tải thóc lên thì anh chàng tội nghiệp cứ đỏ mặt lên vì thẹn. Rồi mỗi lần 2 người nâng tải thóc lên, tay nắm chặt tay, đầu gần như chụm vào nhau thì tôi lại thấy Đaniyar vừa ngượng ngùng vừa đau khổ, mím chặt môi, cố không nhìn vào mặt Giamilia. Còn chị Giamilia thì thản nhiên như không, dường như không để ý gì đến anh chàng cùng làm với mình, luôn miệng bông đùa với chị cân thóc. Cuối cùng, khi xe đã chất đầy bao tải và chúng tôi đã cầm dây cương trong tay, chị Giamilia nháy mắt ranh mãnh, vừa cười vừa nói:
    -Này, anh gì ơi... A, tên anh là Đaniyar phải không? Nom anh cũng ra vẻ đấng mày râu đấy chứ, anh đi trước mở đường đi!
    Đaniyar lại lẳng lặng quất ngựa, và xe đột ngột chuyển bánh. "Ôi, khốn khổ thân đời, người đâu mà gặp chuyện gì cũng thẹn thò bẽn lẽn!" - tôi nghĩ thầm.
    Chặng đường chúng tôi phải vượt qua khá xa: chừng 20km qua thảo nguyên, rồi qua 1 hẻm núi và ra ga. Chỉ được cái là từ lúc khởi hành cho đến lúc tới nơi, đường lúc nào cũng xuống dốc, ngựa không nhọc sức.
    Bn Kurkurêu chúng tôi nằm rải theo bờ sông, trên sườn dãy núi Hùng Vĩ. Chừng nào chưa vào đến hẻm núi thì vẫn còn nhìn thấy bản với những rặng cây thẫm đen.
    1 ngày chúng tôi chỉ đi được 1 chuyến. Chúng tôi ra đi từ sáng, quá trưa mới đến ga.
    Trời nắng như đổ lửa, còn ở ga bầy ra cảnh tượng chen chúc xô đẩy nhau, không thể len qua được: xe briska, xe môgiara chở những bao tải thóc từ khắp vùng thung lũng đổ đến, lừa và bò thồ thóc từ các nông trang xa xôi ở trên núi về. Người đi áp tải là trẻ em và những chị vợ lính thân hình đen nhẻm, xống áo bạc phếch, chân đi đất rách toạc vì vấp vào đá, môi rớm máu nứt nẻ vì nóng và bụi.
    ở cổng phòng thung nhận thóc có treo 1 băng khẩu hiệu: "Từng bông lúa cho mặt trận!" ở sân ga thật là ồn ào hỗn độn, những người tải thóc chen đẩy, hò hét nhau. Cạnh đấy, sau bức tường thấp, 1 chiếc đầu máy đang dồn toa, phụt ra những cụm hơi nước nóng bỏng dày đặc, tung ra xỉ than nồng nặc thán khí. Những đoàn tàu vùn vụt lau qua, gầm thét đinh tai nhức óc. Mấy con lạc đà há ngoác những chiếc mõm đầy nước bọt, rống lên 1 cách giận dữ và thất vọng, cứ phủ phục dưới đất không chịu đứng dậy.
    ở chỗ nhận thóc dưới mái tôn nóng hầm hập, thóc chất cao như núi. Phải vác bao ti thóc đi lên 1 chiếc cầu ván, mang tới tận ngọn đống sát mái nhà. Hơi thóc bốc ngột ngạt, bụi đến nghẽn thở.
  8. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    -Này, anh bạn, coi chừng đấy! - người thu nhận đứng dưới gào lên, mắt đỏ ngầu vì mất ngủ - Chuyển lên tận trên cùng kia! - anh ta giơ nắm đấm hăm doạ và thét mắng om sòm.
    Nhưng anh ta la mắng cái nỗi gì kia chứ. Chúng tôi biết cần mang bao tải đến đâu và mang đến đúng chỗ. Những hạt lúa này chúng tôi đã nai lưng ra đưa nó từ cánh đồng về. Trên đồng ruộng, phụ nữ, ông già và trẻ em đã trồng nên cây lúa rồi lại hái lượm từng hạt 1; ở đây, trong vụ mùa khẩn trương, người thợ lái máy liên hợp vẫn đang đánh vật với chiếc máy cọc cạnh của mình, chiếc máy đáng phải loại bỏ từ lâu, ở đấy phụ nữ suốt ngày gò lưng xuống với những chiếc liềm nóng rực, và bàn tay bé bỏng của trẻ em vẫn đang chắt chiu lượm lặt từng bông lúa rơi.
    Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ những bao tải thóc tôi vác hồi ấy nặng biết chừng nào! Đấy là việc của những người đàn ông cường tráng nhất. Tôi trèo lên cao, loạng choạng trên chiếc cầu ván kẽo kẹt gvõng xuống, răng cắn chặt mép chiếc bao tải, cố giữ cho nó khỏi tuột mất. Cổ họng ngứa ngáy vì bụi xộc vào, xương sườn như oằn đi dưới sức nặng của tải thóc, mắt nảy đom đóm. Biết bao lần đuối sức giữa đường, cảm thấy tải thóc đang tuột khỏi lưng không cách gì giữ được, tôi muốn mặc cho nó rơi và lăn xuống cùng với nó. Nhưng đằng sau tôi còn những người khác đang đi lên. Họ cũng vác những bao tải nặng, đó là những trẻ em trạc tuổi tôi, những thiếu niên đang lớn, hoặc những người vợ bộ đội có con cùng lớn bằng tôi. Nếu như không phải thời buổi chiến tranh, ai lại để cho họ khuân vác nặng như thế! Không, tôi không có quyền chùn bước, 1 khi phụ nữ cũng đang làm công việc ấy.
    Thì đây kia, Giamilia đang đi ở phía trước, váy xắn cao quá gối, tôi thấy những bắt thịt tròn mập trên cặp giò bánh mật đẹp đẽ của chị căng lên, tôi thấy chị cố gắng hết sức vác cho được bao tải, tấm thân mềm mại của chị uốn cong xuống dẻo dai như tấm thép. Chỉ thỉnh thoảng chị mới dừng lại 1 lát dường như chị cảm thấy mỗi bước của tôi càng đuối sức hơn.
    -Cố lên, kichinêbala, chỉ còn 1 quãng nữa thôi!
    Nhưng tiếng nói của chị không còn trong trẻo nữa, mà nghẹn ngào.
    Trút thóc xong trở xuống, chúng tôi thường gặp Đaniyar. Anh bước đều đều, vững vàng trên cầu ván, chỉ hơi khập khiễng chút ít, nom anh vẫn cô độc và lầm lì như mọi khi. Gặp chúng tôi, Đaniyar đưa mắt nhìn Giamilia, cái nhìn u buồn, nồng cháy, còn chị vươn thẳng tấm lưng mỏi nhừ, sửa lại bộ áo váy nhàu nát. Lần nào anh cũng nhìn chị như thể mới gặp chị lần đầu, còn Giamilia vẫn không để ý gì đến anh.
    Phải, điều đó đã thành lệ thường: Giamilia hoặc chế nhạo anh hoặc không bận tâm gì đến anh. ấy là tuỳ theo tâm trạng của chị. Có lúc xe chúng tôi đang đi, chị chợt nảy ra 1 ý nghĩ, thế là chị lớn tiếng bảo tôi: "Nào, phóng lên đi!" Và chị hò ngựa, vung roi trên đầu, thúc ngựa phi nước đại. Tôi cho xe đuổi theo chị. Chúng tôi vượt qua xe Đaniyar, bỏ mặc anh chìm trong đám mây bụi mù mịt mãi chưa lắng hết. Tuy đấy chỉ là trò đùa bỡn, nhưng không phải ai cũng nín nhịn nổi. Thế mà Đaniyar hình như không giận. Chúng tôi phóng xe như bay vượt qua, còn anh trân mắt nhìn Giamilia đang đứng trên xe cười vang, cái nhìn vừa khâm phục vừa buồn bực. Tôi quay lại. Đaniyar vẫn nhìn chị qua đám mây bụi. ánh mắt anh biểu lộ 1 cái gì hiền hậu, sẵn lòng tha thứ hết thảy, nhưng tôi còn đoán nhận thấy cái nhìn ấy chứa đựng 1 nỗi buồn dai dẳng thầm kín.
    Dù là Giamilia giễu cợt hay hoàn toàn thờ ơ, Đaniyar chưa bao giờ tức giận. Dường như anh đã thề với mình sẽ nín nhịn hết. Thoạt đầu tôi thương hại anh, và nhiều lần tôi bảo chị Giamilia:
    -Chị cứ chế nhạo anh ấy làm gì, giênê, anh ấy hiền lành thế kia mà!
    -Kệ anh ta! - chị Giamila cười và khoát tay - Chị đùa chơi tí thôi mà, với anh chàng im lìm đó thì chẳng sao đâu mà lo!
    Thế rồi sau đó tôi cũng trêu ghẹo, chế nhạo Đaniyar không kém gì chính Giamilia. Cái nhìn dai dẳng kì lạ của Đaniyar bắt đầu làm tôi lo ngại. Những lúc chị Giamilia vác bao tải lên vai, Đaniyar nhìn chị mới ghê chứ. Mà kể cũng phải thôi, ở nơi ồn ào huyên náo, chen đẩy hỗn độn này, trong cái sân ga nhốn nháo như cảnh chợ phiên này, giữa đám người tất tả, la hét đến khản đặc này, chị Giamilia nổi bật hẳn lên bởi những cử động vững vàng, chính xác, dáng đi thanh thoát, như thể mọi việc diễn ra ở chỗ rộng rãi thênh thang vậy.
    Không thể không nhắm nhìn chị được. Để đỡ lấy 1 bao tải trên thành xa, chị dướn người lên, ưỡn ngực ra, ghé vai đón và ngửa đầu về phía sau, để lộ cái cổ thon thả rất đẹp và 2 bím tóc cháy nắng ngả sang màu nâu của chị gần chấm đất. Đaniyar làm như tình cờ dừng lại, rồi cứ nhìn theo chị cho đến khi chị đi đến tận cửa. Chắc hẳn anh tưởng nhìn thế cũng không ai để ý thấy, nhưng tôi nhận thấy hết và tôi bắt đầu không ưa cái lối nhìn như vậy, thậm chí cảm thấy như bị người ta xúc phạm đến tình cảm của mình: tôi không thể nào cho rằng Đaniyar xứng đáng với Giamilia.
    "Gớm chưa, ngay đến anh chàng này cũng nhìn chị Giamilia như thế thì còn nói gì đến những kẻ khác!" - tôi tức lộn ruột. Cái tính ích kỷ trẻ con mà tôi còn chưa thoát được bừng lên thành cơn ghen dằn vặt. Thường trẻ em bao giờ cũng ghen tức khi người ngoài yêu mến người thân của mình. Thế là, đáng lẽ thương hại Đaniyar, tôi lại căm ghét anh đến nỗi hễ thấy anh bị chế giễu là tôi mở cờ trong bụng.
    Nhưng, những trò tinh nghịch của tôi và chị Giamilia đã dẫn đến 1 kết cục rất đáng buồn. Trong số bao tải chúng tôi dùng để chở thóc ra ga, có 1 bao to lắm, đựng được đến 7 pút thóc, làm bằng vải len thô. Thường thì phải cả tôi và chị Giamilia mới khuân được tải thóc ấy, chứ 1 người thì không kham nổi. Thế rồi lần ấy, ở sân đập, chúng tôi định trêu Đaniyar 1 vố. Chúng tôi khuân tải thóc to tướng ấy lên xe briska của anh, rồi chất những tải khác lên trên. Lúc đi qua 1 làng Nga, tôi với chị Giamilia chạy vào trẩy táo ở 1 khu vườn nhà ai không rõ và chúng tôi cười đùa suốt dọc đường. Chị Giamilia lấy táo ném vào Đaniyar. Rồi như mọi lần, chúng tôi cho xe vượt lên trước, để lại đám mây bụi mù mịt. Mãi đến lúc qua khỏi hẽm nủi, chỗ đường xe lửa chạy ngang qua đường cái, anh mới đuổi kịp chúng tôi: lúc ấy đường bị chắn. Từ đấy, chúng tôi cùng ra ga, và thế quái nào mà chúng tôi quên bẵng mất ti thóc 7 pút, mãi đến lúc đổ thóc gần xong chúng tôi mới nhớ ra. Chị Giamilia tinh nghịch huých khuỷu tay vào sườn tôi và hất hàm về phía Đaniyar. Anh đứng cạnh xe briska, lo lắng nhìn bao tải, rõ ràng đang suy tính xem nên xoay xở cách nào đây. Rồi anh đưa mắt nhìn quanh và thấy Giamilia đang cười rũ ra, mặt anh đỏ rừ: anh đã hiểu đầu đuôi sự tình.
    -Thắt chặt quần lại, không thì nửa đường tụt mấy đấy! - Giamilia kêu to bảo.
    Đaniyar ném 1 cái nhìn dữ tợn về phía chúng tôi, và chúng tôi chưa kịp nghĩ lại thì anh đã vần tải thóc trên đáy xe, dựng nó vào thành xe, rồi anh nhảy xuống đất, 1 tay giữ lấy, vác lên lưng và đem đi. Thoạt đầu, 2 chị em tôi làm như không có gì đặc biệt. Những người khác thì đương nhiên lại càng không để ý gì đến chuyện ấy: 1 người vác bao tải thóc cũng như mọi người. Nhưng khi Đaniyar tới gần cầu ván. Giamilia đuổi kịp anh:
    -Bỏ tải thóc xuống, tôi đùa đấy mà!
    -Xê ra! - anh nói dằn giọng và bước lên cầu.
    -Xem kìa, anh ta vác được đấy! - Giamilia thốt lên, như để tự bào chữa.
    Chị vẫn cười khe khẽ, nhưng tiếng cười có vẻ gượng gạo, như thể chị ép mình phi cười.
  9. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Chúng tôi để ý thấy Đaniyar mỗi lúc 1 tập tễnh nhiều hơn ở bên chân bị thương. Sao chúng tôi không nghĩ đến chuyện ấy từ trước nhỉ? Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể tha thứ cho mình cái trò đùa dại dột đó, bởi vì chính cái thằng tôi ngu ngốc đã bầy ra cái trò tai ác ấy!
    -Quay lại đi! - chị Giamilia thét gọi qua tiếng cười không vui.
    Nhưng Đaniyar không thể quay trở lại nữa: sau lưng anh đã có những người khác đang lên theo.
    Tôi không còn nhớ rõ tiếp đó sự thể ra sao. Tôi thấy Đaniyar còng người dưới tải thóc khổng lồ, đầu cúi thấp, môi mím chặt. Anh bước chậm chạp, thận trọng nhấc bên chân bị thương. Rõ ràng mỗi bước đi đều làm anh đau đến nỗi anh ngoẹo đầu đi và đứng lặng giây lát. Và càng leo lên cao trên cầu ván, anh càng loạng choạng hơn. Tải thóc làm anh lảo đảo. Còn tôi thì khiếp sợ và xấu hổ đến nỗi khô rát cả cổ họng. Kinh hã?i đến ngây người, tôi cảm thấy bằng mọi đường gân thớ thịt cái sức nặng anh mang trên lưng và sự đau đớn không sao chịu nổi trong cái chân bị thương của anh. Kìa, anh lại lạng người đi, đầu ngật mạnh, thế là trước mắt tôi mọi vật đều tròng trành, tối sầm lại, mặt đất chuội đi dưới chân tôi.
    Tôi chợt tỉnh, thoát khỏi trạng thái sững sờ khi có người nào bóp mạnh tay tôi, đến nỗi tôi cảm thấy nhức buốt trong xưng. Tôi không nhận ra ngay chị Giamila. Mặt chị trắng bệch, tròng con ngươi thao láo trong đôi mắt mở to, môi vẫn còn run run sau lần cười mới rồi. Liền đó, không chỉ riêng 2 chị em tôi, mà tất cả những người có mặt ở đấy, kể cả người thu nhận thóc cũng chạy đến chân cầu ván. Đaniyar bước thêm 2 bước nữa, muốn xốc lại tải thóc trên lưng cho cân, và anh từ từ quỳ 1 chân xuống. Giamilia đưa 2 tay lên bưng mặt.
    -Vứt xuống! Vứt xuống! - chị gào lên.
    Nhưng không hiểu sao, Đaniyar không vứt tải thóc, mặc dù đã? từ lâu anh có thể quẳng nó sang mé bên cầu ván cho rơi xuống đất, để nó khỏi xô ngã? những người đi sau. Nghe thấy tiếng Giamilia, anh dướn người lên, đứng thẳng chân, bước thêm bước nữa, và lại bị loạng choạng.
    -Vứt nó xuống, đồ chó đẻ! - người nhận thóc quát ầm lên.
    -Vứt xuống! - mọi người la thét.
    Lần này Đaniyar cũng vẫn trụ vững.
    -Không, anh ta không chịu vứt xuống đâu! - có người thì thào, giọng cả quyết.
    Dường như hết thảy mọi người, cả những người đi trên cầu ván sau lưng anh cũng như những người đứng ở dưới đều hiểu rằng anh không chịu quăng tải thóc xuống, trừ phi anh lộn cổ xuống cùng với nó. Bầu không khí yên lặng như tờ. Sau bức tường, phía bên ngoài, chiếc đầu máy xe lửa giật giọng thét còi.
    Còn Đaniyar lảo đảo, như không còn nghe thấy gì hết, vẫn leo lên cao, đến gần cái mái tôn nóng bỏng, những tấm ván cầu cong oằn đi dưới chân anh. Cứ leo được 2 bước anh lại dừng, mất thăng bằng, và lại lấy sức bước tiếp. Những người đi phía sau cũng cố theo cho hoà nhịp với anh, anh dừng họ cũng dừng. Lên cầu dốc mà đi như thế thật là mêt, họ dần dần kiệt sức, nhưng không ai cáu, không ai la mắng anh. Như bị ràng buộc với nhau bằng sợi dây vô hình, họ vác cái vật nặng của mình leo lên, như đi trên con đường mòn nguy hiể, trơn chuội, ở đó sinh mạng người này gắn liền với sinh mạng người kia. Cái yên lặng hoà đồng và đà chao đảo đơn điệu của họ tuân theo 1 nhịp điệu duy nhất, nặng nề. 1 bước, lại 1 bước nữa theo Đaniyar, rồi lại bước nữa. 1 chị vợ bộ đội đi ngay sau anh đã? nhìn anh với biết bao thưng cảm, răng nghiên chặt chị cầu nguyện cho anh! Bản thân chị đã? lê chân không nổi, nhưng chị cầu nguyện cho anh.
    Chỉ còn chút xíu nữa là hết phần dốc của cầu ván. Nhưng Đaniyar lại loạng choạng, cái chân bị thương không còn tuân theo ý anh nữa. Anh sẽ ngã? lộn nhào ngay bây giờ, nếu không buông tải thóc ra.
    -Chạy lên mau! Đỡ sau lưng anh ấy! - chị Giamilia thét bảo tôi, còn chị hốt hoảng giơ hai tay như thể hành động đó có thể giúp gì cho Đaniyar.
    Tôi băng mình chạy lên cầu ván. Len qua hàng người và bao tải, tôi chạy đến chỗ Đaniyar. Anh nhìn tôi qua khuỷu tay. Trên vầng trán ướt đẫm mồ hôi, sầm tối của anh nổi hằn lên những đường mạch máu, mắt anh đỏ ngầu như muốn đốt cháy tôi bằng ngọn lửa giận. Tôi toan đỡ lấy tải thóc.
    -Lui ra! - Đaniyar nạt nộ bằng giọng khàn khàn và tiếp tục bước lên.
    Khi Đaniyar thở hồng hộc, khập khiễng bước xuống cầu ván, 2 tay anh buông thõng như 2 chiếc roi. Mọi người lẳng lặng tránh lối cho anh đi, còn người thu nhận thóc không nén nổi, gắt lên:
    -Này, anh hoá rồ rồi đấy hả? Chẳng lẽ tôi không phải là người hay sao, đâu có phải tôi không cho anh đổ thóc ở bên dưới? Ai bảo anh đi vác tải thóc nặng như thế?
    -Đấy là việc của tôi - Đaniyar khẽ đáp.
    Anh nhổ bọt sang 1 bên, rồi đi đến xe của mình. Còn tôi và chị Giamilia không dám ngước mắt nhìn lên. Chúng tôi vừa xấu hổ vừa giận Đaniyar đã? quá chấp nhặt cái trò đùa dại dột của chúng tôi.
  10. M-M

    M-M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Suốt đêm hôm ấy, chúng tôi lặng lẽ đánh xe đi. Đaniyar thì vốn dĩ vẫn như vậy. Vì thế chúng tôi không thể hiểu được anh có giận chúng tôi không, hay đã? quên hết rồi. Nhưng chúng tôi khổ tâm, lương tâm dày vò.
    Buổi sáng, khi chúng tôi đóng thóc vào bao ở sân kho, chị Giamilia cầm lấy cái bao tải ác hại ấy, dẫm 1 chân lên miệng bao và xé đánh roạt 1 cái.
    -Đây, giả chị cái của nợ này! - chị quẳng cái bao tải xuống chân chị cân thóc, khiến chị ta sửng sốt - Và nói với đội trưởng là lần sau đừng có nhét những cái bao như thế cho người ta!
    -Nhưng chị làm sao thế? Có chuyện gì vậy?
    -Chẳng sao cả.
    Suốt ngày hôm sau, Đaniyar không hề tỏ ra giận dỗi, anh vẫn thản nhiên và lầm lì, duy chỉ tập tễnh hơn mọi khi, nhất là khi vác tải thóc. Hắn là sau cái việc hôm qua, vết thương anh lại tấy lên dữ dội. Điều đó luôn luôn nhắc cho chúng tôi nhớ rằng chúng tôi có lỗi với anh. Giá như anh cười hoặc nói đùa thì tình thế sẽ dịu đi, mối bất hoà giữa chúng tôi sẽ nhoà dần.
    Giamilia cũng làm ra vẻ như không có chuyện gì khác thường. Bản tính kiêu hã?nh, chị vẫn cười, nhưng tôi thấy suốt ngày chị bứt rứt trong lòng.
    Lần ấy, khi chúng tôi rời ga ra về thì trời đã? tối. Xe Đaniyar đi trước. Đêm đẹp huyền ảo. Ai mà không biết những đêm tháng Tám, sao trên trời xa xăm muôn trùng mà lại như rất gần, rực rỡ lạ thường! Từng ngôi rõ mồn một. Đấy kìa, 1 ngôi như viền sương giá, lấp lánh những tia sáng lạnh buốt, từ trên bầu trời tối thẫm nhìn xuống trái đất, đầy vẻ ngạc nhiên thơ ngây. Xe chúng tôi đi trong khe núi, và tôi ngắm nhìn ngôi sao m?ãi không dứt. Ngựa trên đường về thích thú phi nước kiệu, sỏi rào rạo dưới bánh xe. Gió từ thảo nguyên dưa lại mùi phấn đăng đắng của ngải cứu đang nở hoa lẫn với hương thơm thoang thoảng của lúa mì chín đang nguội đi, tất cả những cái đó hoà với mùi hắc ín và mùi dây thắng xe đẫm mồ hôi ngựa làm cho đầu óc tôi hơi choáng váng.
    1 bên đường, trên đầu chúng tôi lơ lửng những vách đá rợp bóng những bụi tầm xuân, um tùm, còn bên kia đường xa xa về phía dưới, giữa những bụi liễu và những con đường nhỏ mọc hoang dại, con sông Kurkurêu không hề biết ngừng nghỉ xô sóng ầm ầm. Thỉnh thoảng, ở nơi nào phía sau, có tiếng ầm ầm xuyên suốt không gian: đấy là những đoàn tàu băng qua cầu và mỗi lúc 1 rời xa, cuốn theo hồi lâu tiếng gõ đều đều của bánh xe.
    Ngồi trên xe lúc trời mát mẻ, mắt nhìn lưng ngựa nhấp nhô, tai lắng nghe đem tháng Tám, thở hít hương đêm thơm thơm, thực thú vị biết bao! Xe chị Giamilia đi trước. Chị thả lỏng dây cương, mắt nhìn 2 bên và khe khẽ cất tiếng hát. Tôi hiểu chị: sự im lặng của chúng tôi gây cho chị cảm giác nặng nề. Vào 1 đêm như đêm nay, người ta không thể im lặng, cái đêm như đêm nay khiến người ta tự dưng muốn ca hát!
    Và chị cất tiếng hát. Chị hát có lẽ còn là vì chị muốn làm cách nào cho quan hệ của chúng tôi với Đaniyar trở lại hồn nhiên như trước kia, chị muốn xua tan cái cảm giác chị có lỗi với Đaniyar. Tiếng hát của chị âm vang, sôi nổi, chị hát những bài ngắn vẫn lưu truyền trong bản, đại loại như: "Em vẫy chiếc khăn hồng nhắn nhủ anh yêu" hay "Người yêu tôi trên nẻo đường xa xăm muôn dặm". Chị biết vô khối bài ca như thế, và chị hát bằng giọng chất phác, chân tình, nghe thật dễ ưa. Nhưng đột nhiên chị ngừng bặt và gọi to bảo Đaniyar:
    -Này, anh Đaniyar, anh hát 1 bài gì đi chứ! Anh có phải là gighit hay không đấy?
    -Chị cứ hát đi, Giamilia, cứ hát đi! - Đaniyar ghìm ngựa lại, lúng túng đáp - Tôi vẫn nghe chị hát đây, dỏng cả 2 tai lắng nghe đây.
    -Thế anh tưởng chúng tôi không có tai chắc? Rõ chán, không muốn hát thì thôi vậy! - và chị Giamilia lại cất tiếng hát.
    Nào ai biết vì sao chị lại bo Đaniyar hát! Có lẽ đấy chỉ là chuyện bình thường thôi, mà cũng có thể là chị muốn bắt chuyện với chăng? Thực ra, chị muốn nói chuyện với Đaniyar thì đúng hơn, bởi vì lát sau chị lại lớn tiếng gọi:
    -Này anh Đaniyar ơi, anh đã? từng yêu bao giờ chưa? - và chị phá lên cười.
    Đaniyar không trả lời gì hết. Giamilia cũng nín thinh.
    "Lại đi bảo cái anh chàng ấy hát kia chứ, rõ khéo ỡm ờ!" tôi cười mỉa.
    Tới chỗ con suối nhỏ cắt ngang đường cái, ngựa nện vó lộp cộp trên những phiến đá ẩm ướt, óng ánh bạc, đi chậm lại. Khi chúng tôi qua chỗ suối cạn, Đaniyar quất roi thúc ngựa và bất chợt cất tiếng hát, giọng anh ngỡ ngàng, giật nảy lên ở những chỗ xe qua ổ gà:
    Ôi những di núi xanh
    ẩn mình sau tuyết trắng
    Đời đời mảnh đất cha ông!
    Hát đến đấy, đột nhiên anh ngập ngừng, húng hắng ho, nhưng rồi lại hát tiếp 2 câu sau bằng 1 giọng sâu lắng phát ra từ ***g ngực, tuy thực ra có hơi khàn khàn:
    Ôi những di núi xanh
    ẩn mình sau tuyết trắng
    Tấm nôi mềm nuôi dưỡng đời ta.
    Rồi anh lại nghẹn lời, như sợ hã?i điều gì, và im bặt.
    Tôi hình dung rõ mồn một anh đang bối rối như thế nào. Nhưng ngay trong tiếng hát rụt rè, đứt đoạn ấy vẫn có cái gì cảm động lạ thường. Hẳn là anh có giọng hát hay, nhưng thực không thể tin được rằng người có giọng hát như thế lại là Đaniyar.
    -Lạ thật đấy! - tôi buột miệng nói.
    Còn chị Giamilia thậm chí kêu lên:
    -Sao trước đây anh giấu mình thế nhỉ! Nào, hát đi, hát thật hay vào!
    Phía trước hiện ra 1 khoảng sáng: đấy là chỗ ra khỏi hẽm núi đi vào thung lũng. Từ ni ấy 1 làn gió nhẹ thổi tới. Đaniyar lại cất tiếng hát. Lúc đầu anh cũng hát rụt rè, ngập ngừng, nhưng rồi giọng anh mạnh dần lên, âm vang khắp hẽm núi, dội tiếng trên các vách đá phía xa.
    Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là bản thân điệu hát mới thiết tha, nồng cháy làm sao. Tôi không biết gọi nó là gì, mà ngay đến giờ tôi cũng không biết, hay nói cho đúng hơn là không thể diễn giải cho rạch ròi được: phải chăng đấy chỉ là giọng hát hay còn là 1 cái gì quan trọng hơn nảy sinh từ chính tâm hồn con người, 1 cái gì có thể khiến người khác cũng xúc động như thế, có thể khi dậy những ý nghĩ thầm kín nhất.

Chia sẻ trang này