1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện núi đồi và thảo nguyên - Aimatov - Giamilya, Cây phong non trùm khăn đỏ

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi M-M, 15/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Maeve

    Maeve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    ở 1 chỗ ngoặt chúng tôi bỗng gặp chiếc xe của Giantai xô ra. Trong buồng lái không phải chỉ có 1 mình Giantai, cạnh hắn còn có Kađitsa. Giantai giơ tay lên vẫy tôi. Tôi hãm xe dừng phắt lại. 2 chiếc xe đỗ sát cạnh nhau. Giantai thò đầu ra cửa.
    -Làm gì mà trang hoàng như ăn cưới thế hả?
    -Chính thế đấy! - tôi đáp.
    -Ra thế kia à? - Giantai dài giọng ra nói, có ý ngờ vực, rồi đưa mắt nhìn sang Kađitsa - Thế mà chúng tớ cứ đi tìm cậu! - hắn buột miệng nói thêm.
    Kađitsa vẫn ngồi yên không nhúc nhích, mặt tái xanh, vẻ bàng hoàng ngơ ngác.
    -Chào Kađitsa! - tôi nói, giọng niềm nở. Cô ta im lặng gật đầu.
    -Thế cô này là người yêu của cậu hẳn? - mãi đến bây giờ Giantai mới đoán ra.
    -Không, vợ tôi đấy - tôi cải chính, và đưa tay ra khoác vai Axen.
    -Thế à? - Giantai càng giương to mắt, không biết có nên vui mừng hay không - Thế thì tớ xin mừng, xin chân thành mừng cậu...
    -Cám ơn!
    Giantai cười ranh mãnh:
    -Cậu tài thật! Cậu không nộp cheo, cứ cuỗm đi thôi à?
    -Đồ ngu! - tôi nói - Thôi phóng đi!
    Có những người đến lạ! Tôi còn muốn mắng cho hắn 1 trận đích đáng nữa, nhưng ngoái cổ nhìn lại, tôi thấy Giantai đang đứng bên xe lấy tay xoa má rồi giơ quả đấm về phía Kađitsa quát những gì không rõ. Còn Kađitsa thì bỏ chạy xuống cánh đồng, cách xa đường cái. Cô ta cứ chạy, chạy mãi, rồi bỗng ngã nhào xuống đất, giơ 2 tay lên ôm đầu. Tôi không biết giữa Kađitsa và Giantai đã có chuyện gì xảy ra, nhưng tôi bỗng thấy thương Kađitsa. Tôi cứ có cảm giác như mình có lỗi với kađitsa.Tôi không nói gì với Axen cả.
    1 tuần sau chúng tôi dọn đến ngôi nhà nhỏ ở trạm chuyển tải. Ngôi nhà chỉ có 1 căn ngoài và 2 phòng con. ở đấy có vài ngôi nhà như thế của mấy cậu lái xe cùng ở với goa đòm và của 1 số nhân viên các trạm bơm xăng. Nhưng địa điểm ấy tốt, gần đường cái và cách Narưn cũng là tỉnh lỵ. Có thể đi mậu dịch, đi xem phim, lại có cả bệnh viện nữa. Chúng tôi còn thú 1 điểm nữa là trạm chuyển tải ở chính giữa quãng đường. Những chuyến đi vận tải của chúng tôi chủ yếu là giữa Rưbatsiê và Tân Cương qua đèo Độ Long. Giữa đường có thể ghé về nhà nghỉ ngơi hay ngủ lại. Hầu như ngày nào tôi cũng được gặp Axen. Ngay những hôm gặp trở ngại dọc đường, tôi cũng cố về cho đến nhà, dù giữa đêm khuya cũng không ngại. Axen bao giờ cũng đợi tôi, tôi chưa về thì nàng cứ lo lắng không chịu đi ngủ. Chúng tôi đã bắt đầu sắm sửa đồ đạc trong nhà được ít nhiều. Nói tóm lại, cuộc sống dần dần ổn định. Chúng tôi quyết định là Axen sẽ đi làm, chính Axen cũng 1 mực đòi đi: là 1 người con gái lớn lên trong thôn xóm, nàng vốn quen làm lụng. Nhưng chúng tôi bỗng có 1 tin mừng đột ngột: nàng sắp làm mẹ.
    ...Hôm Axen sinh cháu, tôi vừa tải hàng sang Tân Cương về. Tôi hối hả, cuống cuồng lên: Axen đang nằm ở nhà hộ sinh Narưn. Tôi đến thì nàng đã sinh cháu trai! Dĩ nhiên họ không cho tôi vào thăm. Tôi lên xe và phóng khắp đồi núi. Dạo ấy là mùa đông. Chung quanh chỉ toàn tuyết và đá. Trước mắt cứ loáng thoáng 2 màu đen, trắng chen nhau: hết đen lại trắng, hết trắng lại đen. Tôi phóng lên đỉnh đèo Độ Long cao ngất. Mây bay là là sát đất, những ngọn núi ở phía dưới trông như 1 lũ lùn. Tôi nhảy ra khỏi buồng lái, hít mạnh không khí cho căng cả ***g ngực và gào to lên:
    -Ê ê núi ơi! Tôi vừa đẻ con trai!
    Tôi có cảm giác như núi đồi rung chuyển. Chúng nhắc lại lời tôi, và tiếng vọng ấy vang mãi hồi lâu không tắt, chuyển từ hẽm núi này sang hẽm núi nọ.
    Chúng tôi đặt tên cho cháu là Xamát. Tên ấy do tôi nghĩ ra. Bao nhiêu câu chuyện chúng tôi nói đều xoay quanh nó: thằng Xamát, thằng Xamát của chúng tôi, Xamát biết cười, Xamát mọc răng. Nói chung cũng như tất cả các ông bố, bà mẹ trẻ tuổi.
    Chúng tôi sống rất hoà thuận, thương yêu nhau, nhưng rồi được ít lâu tai hoạ đã đổ xuống đầu tôi...
    Bây giờ cũng khó lòng mà hiểu cho ra tai hoạ từ đâu đến. Mọi việc đều lẫn lộn, rối như tơ vò... Quả thật chính tôi đến nay cũng đã hiểu nhiều, nhưng bây giờ thì còn nói làm gì...
    Tôi gặp người ấy trên đường đi 1 cách tình cờ. Chúng tôi chia tay nhau mà cũng không ngờ rằng đó chưa phải là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa 2 chúng tôi.
    Cuối mùa thu năm ấy tôi đi tải hàng. Trời rất xấu. Mưa cũng chẳng ra mưa, tuyết cũng chẳng ra tuyết: trên trời cứ đổ xuống 1 thứ gì ướt át, lâm thâm, chẳng hiểu là cái gì. Trên các sườn núi sưng mù dày đặc như kem sữa. Gần suốt dọc đường tôi phải cho que gạt kính chạy: cửa kính cứ như toát mồ hôi. Xe tôi đã đi sâu vào núi, đậu ở chân đèo Độ Long. Chao ôi, Độ Long, Độ Long, con quái vật khổng lồ của vùng Thiên Sơn! Cuộc đời tôi đã gắn bó với nó biết chừng nào! Đó là đoạn đường khó khăn, nguy hiểm nhất của tuyết hành trình. Con đường ngoằn ngoèo chữ chi, hết vòng này lại sang vòng khác, cứ men vực thẳm leo mãi đến tận trời xanh, 4 bánh đè lên mây mà leo; khi thì người bị ép sát vào lưng ghế không nhấc lên được, khi thì lại ngã chúi về phía trước, phải chống tay cho ngực khỏi xô vào vôlăng. Thời tiết ở trên đèo thì như 1 con lạc đà xấu tính: Dù là mùa hạ hay mùa đông, đèo Độ Lăng cũng chẳng thèm đếm xỉa: trong nháy mắt trời bỗng dưng đổ 1 trận mưa rào, mưa đá, hay tuyết cuộn lên mù mịt không còn trông thấy gì nữa. Đấy, cái đèo Độ Long của chúng tôi là như thế đấy!... Nhưng chúng tôi, dân Thiên Sơn, đ? quen với nó rồi, nhiều khi lại còn vượt đèo ban đêm nữa. ấy, bây giờ tôi mới nhớ lại đầy đủ những nỗi khó khăn, nguy hiểm, chứ khi làm việc ở đấy hàng ngày thì cũng chẳng hơi đâu mà suy nghĩ đến những chuyện ấy.

    Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi,
    Mà kỷ niệm ôi, còn gọi ta chi ...
  2. Maeve

    Maeve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thế rồi 1 hôm, trong 1 hẽm núi gầm đèo Độ Long, tôi đuổi kịp 1 chiếc xe vận tai. Tôi nhớ rõ đó là 1 chiếc GAZ 51. Nói đúng ra thì không phải tôi đuổi kịp: nó đã dừng sẵn ở đấy rồi. 2 người đang loay hoay chữa máy. 1 trong 2 người thong thả bước ra đứng giữa đường, giơ tay lên. Tôi hãm lại. Người ấy đến cạnh xe tôi, mình khoác chiếc áo choàng không tay bằng vải bạt ướt sũng, mũ chụp kéo lên đầu. Đó là 1 người tuổi trạc 40, có bộ ria mép màu hung xén thành bàn chải theo kiểu bộ đội, vẻ mặt hơi lầm lì, nhưng đôi mắt điềm đạm.
    -Anh bạn ạ, anh cho tôi đi nhờ đến trạm coi đường ở Độ Long. Tôi cần lên lấy 1 cái máy kéo, xe này bị hỏng máy.
    -Ngồi lên, tôi chở đi. Nhưng có lẽ ta thử nghĩ cách gì chăng? - tôi đề nghị và xuống xe.
    -Còn nghĩ cái nỗi gì, nó chẳng xì ra được tí hơi nào - người lái xe kia vừa nói vừa đóng sập capô lại, vẻ chán chường. Tội nghiệp anh chàng lạnh quá, người cứ co ro, mặt tím bầm. Rõ ràng không phải dân chúng tôi, chắc là 1 tay lái xe ở thủ đô nào đấy, anh chàng bỡ ngỡ nhìn quanh. Họ đang chở gì từ Frunze lên trạm coi đường thì phải. Biết làm thế nào bây giờ? Tôi chợt ny ra 1 ý rất ngông cuồng. Nhưng trước hết tôi cũng nhìn lên phía đèo đã. Trời u ám, đục nhờ nhờ, mây bay là là rất thấp. Nhưng tôi vẫn quyết chí. Cái ý của tôi cũng chẳng có gì hay ho lắm, nhưng lúc ấy tôi thấy như đang lao vào 1 cuộc tập kích liều lĩnh.
    -Phanh của anh tốt đấy chứ? - tôi hỏi người lái xe.
    -Còn phải hỏi... chả nhẽ tôi lại lái xe không phanh đi à? Đã bảo máy hỏng, chỉ thế thôi.
    -Thế có dây cáp không?
    -Có đấy!
    -Mang ra đây, mắc vào.
    2 người nghi hoặc nhìn tôi, vẫn đứng yên tại chỗ.
    -Sao, anh điên rồi chắc? - người lái xe nói khẽ.
    Nhưng tính tôi nó thế. Tôi cũng không biết thế là tốt hay xấu, nhưng 1 khi tôi đã nảy ra ý gì thời dẫu có chết tôi cũng làm bằng được.
    -Anh bạn ạ, anh nghe tôi, mắc vào! Tôi lấy danh dự mà nói rằng tôi sẽ kéo anh đến nơi! - tôi cố thuyết phục người lái xe.
    Nhưng anh ta chỉ xua tay:
    -Thôi đi! Anh không biết là đường này không thể kéo rơ-moóc được à? Không xong đâu.
    Tôi thấy bẽ mặt như thể vừa tha thiết khẩn khoản điều gì mà bị cự tuyệt. Tôi nói:
    -Hèn thế, đồ con lừa!
    Tôi gọi người kia. Vè sau tôi được biết đó là 1 người trạm trưởng trạm coi đường. Người trạm trưởng nhìn tôi 1 lát rồi nói với anh lái xe:
    -Lấy dây cáp ra!
    Anh lái xe ngần ngại:
    -Đồng chí sẽ phải chịu trách nhiệm đấy, Baitemir-akê ạ.
    -Tất cả chúng ta sẽ chịu! - người trạm trưởng đáp gọn.
    Thái độ đó khiến tôi rất thích. 1 người như vậy, thoạt mới gặp đã thấy kính nể ngay.
    Thế là chúng tôi móc 2 xe vào nhau kéo đi. Lúc đầu khá êm thấm, mọi việc diễn ra 1 cách bình thường. Nhưng trên đèo Độ Long đường cứ luôn luôn lên dốc, ngược theo sườn núi, men theo vực thẳm, rồi lại lao thẳng xuống núi. Máy xe rền rĩ, gầm rú lên, nghe váng cả tai. Tôi nghĩ thầm: đừng hòng rên rỉ, tao sẽ bắt mày phải qua cho kỳ được! Từ trước tôi đã để ý thấy rằng dù đường đèo Độ Long có gian nan thật, nhưng bao giờ cũng còn thừa sức, có thể dành để kéo thêm rơ-moóc được. Anh em bao giờ cũng thận trọng bắt chúng tôi chở hơi nhẹ: nhiều nhất là 70% trọng tải tiêu chuẩn. Dĩ nhiên lúc bấy giờ tôi không nghĩ đến chuyện ấy. Trong người tôi sôi sục lên 1 sức mạnh man dại tương tự như cái máu mê của người chơi thể thao; phải làm cho kì được, sống chết cũng phải giúp 2 người kia, kéo chiếc xe đến tận nơi. Nhưng đến khi làm mới biết là việc ấy không đơn giản. Chiếc xe tôi lại cứ rung chuyển lên, thở ì ạch như 1 con vật kiệt sức, 1 cái gì ươn ướt cứ dính lầy nhầy ở cửa kính, 2 cái que gạt đưa lia lịa mà cũng không lau kịp nữa. Mây đen ở đâu ùn ùn kéo đến, đọng ở dưới bánh xe, bò ngang đường. Những chỗ ngoặt thì góc nhọn hoắt, cheo leo trên vực. Trong thâm tâm, của đáng tội, tôi đã bắt đầu tự sỉ vả: tại sao lại đi chuốc lấy vạ, nhỡ toi mất 2 mạng người kia thì sao? Chiếc xe ì ạch khổ sở là thế, nhưng so với tôi chẳng thấm gì. Tôi đã cởi bỏ hết: mũ lông, áo bông, áo vét, áo len, chỉ còn mặc mỗi chiếc áo sơ-mi, thế mà người tôi cứ bốc hơi lên như ngồi trong phòng tắm. Kéo 1 chiếc xe tải đã nặng sẵn như thế, lại còn chở đồ nữa, có phải chuyện đùa đâu. Cũng còn may mà Baitemir đứng ở bậc xe giúp chúng tôi phối hợp cách lái, với tôi thì nói, còn với người lái xe sau thì vẫy tay ra hiệu. Khi chúng tôi bắt đầu leo những đoạn ngoằn ngoèo chữ chi, tôi đã nghĩ anh ta sẽ không nén nổi mà bỏ xe nhảy xuống đường để thoát thân. Nhưng anh vẫn không sờn lòng. Người cúi chồm chỗm như 1 con đại bàng đang lấy đà để cất cánh, Baitemir đứng bám chặt lấy cửa buồng lái. Tôi liếc nhìn khuôn mặt anh, khuôn mặt điềm tĩnh, nét gãy gọn như khắc vào đá, có những giọt nước lăn trên má, trên bộ ria, và thấy lòng nhẹ bớt.
    Chúng tôi còn phải leo 1 cái dốc dài nữa, qua được dốc này là xong, là thằng lợi. Vừa lúc ấy Baitemir cúi đầu vào buồng lái:
    -Cẩn thận, có xe ở phía trước! Tránh sang phải tí nữa.
    Tôi cho xe tránh sang phải. Từ trên dốc 1 chiếc xe vận tải đang đi xuống, xe của Giantai! Tôi nghĩ bụng: thôi, chuyến này thế nào cũng bị đồng chí kỹ sư phụ trách an toàn lao động cự cho 1 mẻ ra trò; Giantai về nhà sẽ tha hồ mách lẻo. Xe Giantai mỗi lúc 1 đến gần. Hắn tì 2 tay lên vôlăng cho xe xuống dốc, mắt nhìn gườm gườm. 2 xe đi sát vào nhau, thò tay ra là chạm phải xe kia. Khi đi qua ngang tầm, Giantai né người ra cửa xe. Cái đầu đội mũ lông chồn màu hung lắc lắc ra vẻ bất bình. "Thôi kệ mày - tôi nghĩ bụng - muốn thì cứ về mà mách lẻo".
    Chúng tôi lên đến đỉnh dốc, xuống 1 đoạn thẳng đứng, rồi qua 1 quãng đường dốc thoai thoải và đến chỗ có đường rẽ vào trạm chữa đường. Tôi cho xe rẽ vào đấy. Thế là kéo qua được rồi! Tôi tắt máy và không còn nghe thấy gì nữa. Tôi có cảm giác như không phải tai mình váng đi, mà chính là núi đồi đã câm bặt. Không có lấy 1 tiếng động. Tôi tụt ra khỏi buồng lái, ngồi lên bậc xe. Tôi thở hổn hển ưnh hết cả hơi, hơn nữa vì không khí trên đèo rất loãng. Baitemir chạy lại, choàng chiếc áo bông lên vai tôi, ấn chiếc mũ lông lên đầu tôi. Người lái xe kia loạng choạng rời xe bước tới, vẻ trầm lặng, mặt tái xanh. Anh ta ngồi xổm xuống trước mặt tôi, chìa ra bao thuốc lá. Tôi cầm lấy 1 điếu, tay run bần bật. Cả 3 chúng tôi cùng châm thuốc hút, hoàn hồn lại. Cái sức mạnh man dại chết tiệt kia lại sôi sục lên trong người tôi.

    Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi,
    Mà kỷ niệm ôi, còn gọi ta chi ...
  3. Maeve

    Maeve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    -Ha! - tôi rống lên - Thấy chưa! - đoạn tôi vỗ đánh đét 1 cái lên vai anh bạn lái xe, mạnh đến nỗi anh chàng ngồi bệt luôn xuống đất. Rồi cả 3 chúng tôi nhảy chồm lên và cứ thế huỵch vào lưng, vào vai nhau, cười ha hả, reo hô những câu vô nghĩa, vui mừng...
    Cuối cùng chúng tôi bình tâm lại, cùng châm điếu thuốc thứ 2. Tôi mặc áo, xem đồng hồ và sực nhớ ra:
    -Thôi, tôi phải đi đây.
    Baitemir cau mày:
    -Không được, anh ghé vào nhà tí đã, anh sẽ là thượng khách.
    Nhưng tôi không thể nán lại lấy 1'':
    -Thôi cám ơn anh! - tôi nói - Tôi không có thì giờ. Muốn về nhà 1 tí, vợ tôi đang đợi.
    -ở lại 1 lát thì đã sao? Ta sẽ làm 1 chai! - anh bạn lái xe mới của tôi khẩn khoản.
    -Thôi để cho cậu ấy về! - Baitemir ngắt lời - Chị ấy đang đợi. Cậu tên là gì nhỉ?
    -Ilyax.
    -Thế Ilyax đi nhé. Cám ơn. Cậu đã cứu giúp ta.
    Baitemir đứng trên bậc xe tiễn tôi ra đến tận đường cái, lẳng lặng bắt tay rồi nhảy xuống.
    Trong khi xe lao lên đỉnh dốc, tôi ngoái cổ nhìn lại. Baitemir vẫn đứng trên đường cái, tay vò cái mũ lông, đầu cúi xuống như đang suy nghĩ điều gì.
    Chỉ có thế.
    Tôi không kể chi tiết việc này cho Axen nghe. Tôi chỉ nói là dọc đường có việc phải giúp nên về muộn. Tôi thường không giấu vợ điều gì, nhưng riêng việc này tôi ngần ngại không dám kể. Cứ thế này Axen cũng đã lo lắng nhiều cho tôi rồi. Vả lại tôi tuyệt nhiên không có ý định tái diễn những trò như thế. Trong đời người chỉ xảy ra 1 lần thôi; tôi đã thi gan đọ sức vời đèo Độ Long thế là đủ rồi. Vả lại lẽ ra chỉ sau ngày hôm sau tôi đã quên khuấy việc này đi, nếu trên đường về tôi không lăn ra ốm. Té ra hôm ấy tôi đã bị cảm. Vừa lê về được đến nhà là tôi ngã lăn đùng ra. Tôi không biết gì nữa, lúc nào cũng chỉ mơ màng thấy mình đang kéo chiếc xe trên đèo Độ Long. Bão tuyết cứ táp vào mặt nóng bỏng, trong người hết sức khó chịu, như không có không khí mà thở nữa, vôlăng như làm bằng bông, ra sức lái mà nó cứ nhẽo nhèo ra trong tay. Phía trước mặt là 1 ngọn đèo cao ngất không thấy bờ, không thấy đỉnh ở đâu cả, chiếc xe ghếch mũi lên trời, gầm gừ leo lên, rồi lại lao thẳng xuống... Chắc hẳn đó là "ngọn đèo" của cơn bệch. ốm đến ngày thứ 3 tôi mới qua được ngọn đèo ấy. Tôi bắt đầu bình phục. Tôi nằm 2 ngày nữa, thấy trong người đã khoẻ khoắn, muốn dậy, nhưng Axen cứ 1 mực bắt tôi nằm xuống giường. Tôi nhìn nàng và nghĩ bụng: tôi ốm hay nàng ốm? Tôi không nhận ra nàng được nữa, nàng hốc hác hẳn đi, mắt có quầng thâm, người gầy xọp, tưởng chừng như gió thổi bay được. Lại thêm đứa con dại trên tay. Không được, tôi nghĩ bụng, thế này không xong. Tôi có quyền nằm ườn ra thế này. Phải cho Axen nghỉ ngi. Tôi rời giường đứng dậy mặc quần áo.
    -Axen! - tôi gọi khẽ; thằng bé đang ngủ - Em nhờ bên hàng xóm trông hộ thằng Xamát, ta đi xem chiếu bóng.
    Axen chạy đến cạnh giường, đẩy tôi ngã xuống gối, nhìn chăm chăm như thể trông thấy tôi lần đầu, cố nén khóc nhưng nước mắt cứ trào ra long lanh trên đôi hàng mi, môi run lẩy bẩy. Axen úp mặt vào ngực tôi và khóc oà lên.
    -Em làm sao thế Axen? Làm sao thế? - tôi thảng thốt hỏi.
    -Có sao đâu, em mừng vì anh đã khỏi.
    -Thì anh cũng mừng, nhưng việc gì phải cuống lên thế? ừ thì anh có ốm thật, nhưng lại được ở nhà với em, tha hồ chơi với thằng Xamát. - bấy giờ cháu nó đã biết bò, đang chập chững tập đi; đúng vào cái tuổi ngộ nghĩnh nhất - Em ạ, giá có ai bắt ốm thêm 1 trận nữa anh cũng không phản đối! - tôi nói đùa.
    -Anh chỉ nói bậy! Em không muốn thế! -Axen khẽ kêu lên.
    Vừa lúc ấy thằng bé thức dậy. Axen bế nó ra, người nó nằm trong chăn hãy còn ấm. 3 chúng tôi nô đùa với nhau như hoá dại, thằng Xamát giống 1 chú gấu con bò khắp giường, dẫm cả lên chúng tôi.
    -Đấy em xem, có vui không nào? - tôi nói - Còn em thì sao? ít nữa ta sẽ về làng thăm 2 ông bà cụ em. 2 ông bà thử không tha thứ xem. Các cụ mà trông thấy Xamát nhà ta kháu khỉnh thế này, các cụ sẽ quên hết.
    Phải, chúng tôi vốn có ý định về làng xin lỗi cha mẹ nàng như người ta vẫn thường phải làm trong những trường hợp như thế này. Dĩ nhiên, cha mẹ nàng giận chúng tôi lắm. Họ lại còn nhờ 1 người cùng làng hay tới Narưn đánh tiếng là họ sẽ không đời nào tha thứ hành động của con gái. Họ bảo họ không thèm biết đến đời sống của chúng tôi. Nhưng Axen vẫn hy vọng mọi việc sẽ ổn thoả khi nào chúng tôi về làng xin cha mẹ tha thứ.
    Song trước hết phải xin nghỉ phép, chuẩn bị đi đường; thế nào cũng phải mua quà biếu khắp họ hàng. Về 2 tay không thì tôi chẳng muốn.
    Trong khi đó trời đã sang đông. Mùa đông vùng Thiên Sơn rất ác liệt, mưa tuyết, bão tuyết liên miên, trong núi lại hay có những trận tuyết lở. Dân lái xe chúng tôi thêm nhiều nỗi vất vả, mà anh em công nhân chữa đường lại càng gian truân hơn. Mấy hôm nay họ đang làm công tác chống sụt tuyết. ở những nơi hiểm nghèo có thể xảy ra sụt tuyết, họ nổ mìn cho tuyết lở trước đi rồi dọn đường lại. Quả tình mùa đông năm ấy tương đối yên tĩnh, hay cũng có lẽ chỉ vì tôi không để ý thấy gì; nghề lái xe lúc nào cũng bận bịu. Và đến đây, trạm xe hơi đột nhiên nhận được nhiệm vụ mới ngoài kế hoạch. Nói cho đúng hơn, chính anh em lái xe chúng tôi tự nguyện nhận lấy nhiệm vụ đột xuất, và tôi là người đầu tiên xung phong nhận. Ngay đến bây giờ tôi cũng không ân hận, nhưng thật ra có lẽ chỉ vì việc này mà tôi phải chịu bao nhiêu chuyện không may. Số là thế này.
    Có 1 hôm vào buổi tối, tôi đang lái xe về trạm. Axen có gửi tôi đưa cho vợ Alibêk Gianturin 1 cái gói nhỏ. Tôi rẽ ngoăt ghé ngang nhà họ, bóp còi. Vợ Alibêk ra. Chị ấy cho tôi biết rằng anh em công nhân ở nhà máy điện Tân Cương có đánh điện sang trạm xe, yêu cầu chở ngay các bộ phận thiết bị nhà máy sang.
    -Thế anh Alibêk đâu? - tôi hỏi.
    -Còn ở đâu nữa? ở ga dỡ hàng. Anh em đều ra đấy cả. Nghe nói đoàn xe lửa chở hàng đã đến.
    Tôi ra đấy. Tôi nghĩ bụng phải biết cho rõ tình hình ra sao. Tôi đánh xe đến. Ga dỡ hàng của chúng tôi ở trong 1 hẽm nũi trông ra hồ. Đó là ga tận cùng của đường xe lửa. Chung quanh bóng hoàng hôn chập chờn, thảng thốt. Gió từ trong khe núi giật thốc ra từng cơn xô các ngọn đèn lắc lư trên cột, thổi tuyết bay lất phất trên đường sắt. Mấy cái đầu máy chạy tới chạy lui để dồn toa. Trên di đường sắt ngoài cùng, 1 chiếc cần trục đang quay, bốc từ các toa xuống những cái thùng gỗ chằng tôn và dây thép: hàng xuất biên sang Tân Cương, dành cho nhà máy điện. Công cuộc xây dựng bên ấy đang tiến hành trên 1 quy mô lớn, ít lâu nay chúng tôi cũng đã chở thiết bị sang được ít nhiều.
    Xe vận tải tập trung lại rất đông, nhưng chưa có ai bốc hàng cả. Người ta có vẻ như đang chờ đợi 1 cái gì. Anh em người thì ngồi trong buồng lái, người ngồi trên bậc xe, người thì lại đứng tựa vào các thùng gỗ cho khuất gió. Tôi chào hỏi, thì chỉ được đáp lại những tiếng ậm ừ lơ đãng. Ai nấy đều im lặng rít thuốc lá. Alibêk đứng riêng ra 1 nơi. Tôi đến gặp anh.
    -Có chuyện gì thế? Vừa nhận được điện à?
    -Phải. Anh em bên ấy muốn cho nhà máy bắt đầu vận hành trước thời hạn.
    -Thế thì sao?
    -Việc ấy còn tuỳ chúng mình có làm được không... Cậu cứ xem biết bao nhiêu hàng để ngổn ngang dọc các đường sắt, lại còn 1 số nữa sắp đến. Liệu đến bao giờ mới chở hết được? Trong khi đó anh em họ chờ đợi, họ trông mong vào mình!... Mỗi ngày đối với họ đều rất quý!
    -Sao cậu lại gắt mình! Mình có dính dáng gì...
    -Không dính dáng là thế nào! Cậu là cái gì, người ngoại quốc chắc? Hay cậu không hiểu đây là việc gì?
    -Cậu này lạ thật! - tôi ngạc nhiên nói và bỏ đi chỗ khác.
    Vừa lúc ấy đồng chí Amangiôlôv, trưởng trạm xe, lặng lẽ đến cạnh 1 người lái xe, lấy vạt áo che đầu để châm thuốc lá hút. Đồng chí nhìn cả bọn chúng tôi 1 lượt.
    -Tình hình như thế đấy các đồng chí ạ - Amangiôlôv nói - ta sẽ điện lên Bộ, có lẽ trên ấy sẽ bổ sung lực lượng cho ta. Nhưng không nên ỷ vào đấy. Làm cách nào thì hiện nay chính tôi cũng không biết...
    -Phải, nhưng trường hợp này nghĩ ra không phải dễ, đồng chí Amangiôlôv ạ - 1 người lên tiếng - Hàng thì cồng kềnh, mỗi xe chở được 2, 3 thùng là nhiều. Dù có tổ chức chuyển ti liên tiếp suốt 24h thì nhờ trời cũng phải sang đến mùa xuân mới hết.
    -Vấn đề chính là ở chỗ ấy đấy - Amangiôlôv đáp - mà phải làm cho được. Thôi bây giờ hẵng về nhà đã, mọi người cứ cố nghĩ cách đi!
    Đồng chí thủ trưởng lên chiếc xe Gat nhỏ ra về. Anh em lái xe không ai nhúc nhích. Trong 1 xó tối, có 1 giọng ồ ồ nói bâng quơ:
    -Mẹ kiếp! 1 tấm da cừu mà cứ đòi cắt cho được 2 áo! Phải nghĩ cho sớm chứ! - người ngồi trong xó nói dứt lời đứng dậy tắt mẩu thuốc lá và ra xe.
    1 người khác hưởng ứng - Ta thì bao giờ cũng thế , cứ để nước đến chân rồi mới cuống lên - các đồng chí lái xe ơi, giúp cho với!
    Xung quanh ồ lên 1 lượt:
    -Việc này là việc của anh em, Ixmain ạ, thế mà mày cứ kêu ầm lên như 1 mụ đàn bà ở ngoài chợ ấy!
    Tôi không tham dự vào cuộc tranh luận. Nhưng tôi bỗng sực nhớ đến hôm tôi kéo chiếc xe trên đèo, và chợt hăng tiết lên như mọi khi. Tôi nhảy ra giữa đám công nhân.
    -Còn nghĩ gì nữa? Phải móc rơ-moóc vào mà kéo!
    Không ai nhúc nhích. Có nhiều người thậm chí cũng không thèm nhìn tôi nữa. Chỉ có 1 thằng ngốc thâm căn cố đế mới có thể xì ra 1 ý kiến khó nghe như vậy.
    Giantai khẽ huýt sáo lên 1 tiếng:
    -Hay đấy nhỉ! - tôi không trông thấy hắn, nhưng nhận ra giọng nói của hắn.
    Tôi đứng nhìn quanh, những toan kể lại việc dạo nọ, thì 1 anh chàng khoẻ như vâm từ phía sau 1 thùng hàng bước ra, cởi bao tay trao cho người đứng cạnh, đến trước mặt tôi nắm lấy cổ áo kéo sát tôi vào người, gần chạm mặt nhau:
    -Nào, thở ra xem nào!
    -Hà-à! - tôi thở vào mặt hắn.
    -Hắn tỉnh anh em ạ! - anh chàng to lớn kinh ngạc buông cổ áo tôi ra.
    -Thế thì hắn là 1 thằng ngốc! - bạn tay kia đỡ lời, và cả 2 ra xe mở máy đi mất. Những người còn lại cũng lặng lẽ đứng dậy sửa soạn ra về. Tôi chưa bao giờ phải biến thành 1 trò cười như vậy! Tôi đỏ bừng mặt lên vì nhục.
    -Khoan đã, đi đâu thế! - tôi chạy giữa đám công nhân lái xe - Tôi nói thật đấy. Có thể mắc rơ-moóc...
    1 bác lái xe già, 1 ăcxakan, bước lại gần tôi, vẻ tức giận:
    -Khi tôi bắt đầu lái xe ở đây, thì anh còn ở truồng tồng ngồng chạy chơi giữa đường ấy, anh bạn trẻ ạ. Thiên Sơn không phải là cái sân khiêu vũ. Tôi thấy thương hại cho anh lắm, đừng làm trò cười cho thiên hạ...
    Anh em vừa cười vừa tản về các xe. Tôi liền quát vang cả nhà ga:
    -Toàn là công tử bột, chứ lái xe gì cái thứ ấy!
    Tôi đã nói bừa, chỉ tổ chuốc vạ vào thân.
    Mọi người đứng phắt dậy, rồi xông vào tôi cả 1 lượt:
    -Mày nói gì! Mày muốn thí mạng kẻ khác phỏng!
    -Ra điều phát huy sáng kiến đấy! Muốn kiếm món tiền thưởng mà! - Giantai đệm theo.
    Họ thi nhau mắng nhiếc, dồn sát tôi vào đống thùng. Tôi nghĩ bụng không khéo họ giã tôi chết mất. Tôi liền vớ lấy 1 tấm ván.
    Bỗng có tiếng còi, rồi có ai xô đám đông ra.
    -Xê ra nào! - đó là Alibêk, anh quát - Khẽ chứ! Còn cậu, Ilyax, ăn nói cho tử tế 1 tí! Nói nhanh lên!
    -Nói gì nữa! - tôi vừa thở hổn hển vừa đáp - Các cậu ấy giật đứt hết cúc áo của tôi rồi còn gì. Trên đèo tôi đã có lần kéo 1 chiêc xe đến trạm coi đường. Kéo 1 cái xe chở nặng hẳn hoi. Chỉ có thế.
    Anh em im lặng, ngờ vực.
    -Thế sao, có kéo qua được không? - có ai hỏi, giọng nghi hoặc.
    -Có chứ. Qua hết đèo Độ Long, đến tận trạm coi đường.
    -Ghê thật! - có ai tỏ vẻ ngạc nhiên.
    -Chỉ nói phét! - 1 người khác bẻ lại.
    -Có chó nó thèm nói phét. Chính Giantai có trông thấy. Ê, Giantai, mày ở đâu rồi? Nói đi nào! Mày nhớ đấy, chúng ta gặp nhau ở...

    Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi,
    Mà kỷ niệm ôi, còn gọi ta chi ...

Chia sẻ trang này