1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyến off đất mũi Cà Mau - điểm cực Nam của Tổ Quốc

Chủ đề trong '1982 - Cún Sài Gòn' bởi cagivamitola, 25/08/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. book_worm

    book_worm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà,
    Tớ vẫn ra vào nhà thường xuyên, ngặt nỗi bận tối mắt mũi nên không buôn chuyện cùng mọi người được.
    Tớ thì chả hay viết lách nhưng chuyến đi Cà Mau vừa rồi đối với tớ có khá nhiều kỉ niệm nên tớ muốn chia sẻ lại với cả nhà qua bài bút ký con cóc của mình nhé... he he ... Do mỗi tối viết một ít nên đến hôm qua mới xong, giờ mới post lên được.

    Tớ sẽ post trong bài sau để coi cho dễ.
    Tình bạn là bún riêu, tình yêu là hủ tíu...2 thứ đìu ngoong!
  2. book_worm

    book_worm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    BÚT KÝ LÚC NỬA ĐÊM: ĐẦM THỊ TƯỜNG THƠM MÙI GIÓ CHƯỚNG
    Vừa trở về từ Mũi, tôi lập tức tiếp tục cái hành trình?oman rợ? của mình để kịp đến đầm Thị Tường mặc dầu hãy còn chút ray rứt cho cái kế hoạch ra Hòn Khoai vừa bị bể. Sở dĩ coi chuyến này là ?oman rợ? là bởi vì tôi đang đi đến 1 nơi lạ nước lạ cái, chẳng quen ai biết ai, lại còn dự tính qua đêm tại nơi này nữa. Xui xẻo, ngủ bờ ngủ bụi là chuyện nhỏ, nhưng chính kinh nghiệm của người quê sông nước miền Tây lại làm tui rờn rợn bởi những suy nghĩ bâng quơ, lỡ chủ nhà tưởng mình là ăn trộm hay lỡ đang ngủ thì sư phụ bò qua thì sao? (dân quê tôi thường nói ám chỉ sư phụ là mấy con rắn hổ đất nhỏ nhưng nọc đủ chết người)

    4h 30, Bắt chuyến tàu cao tốc cuối cùng đi Phú Tân, tôi cố an ủi mình ? ?oThôi, không đi Hòn Khoai lần này thì lần sau đi, mày là businessman mà, nâng lên được thì hạ xuống được?
    Ừ thì vậy đi, tôi nhìn ra cửa sổ con tàu cao tốc đang xé nước băng về phía trước.
    Đáng lẽ chỉ mất chừng 40 phút tàu cao tốc là tới Phú Tân. Tới càng sớm thì có càng nhiều thời gian lê la làm quen nhà chài nào đó, rồi xin ngủ nhờ qua đêm ngoài chòi lá trên đầm, rồi xin họ cho theo giăng lưới, cắm câu lúc nửa đêm hay rạng sáng. Nhưng có lẽ do chuyến tàu ?ohụi chót? này nhiều người "hốt? quá, cứ dừng tới dừng lui trả và rước khách, nên khi tàu đưa tôi đến xã Phú Mỹ thì đã 5h30.
    2 đứa tôi, men theo con đường xi măng đi dọc xã Phú Mỹ. Ánh nắng chiều len lỏi qua những tán cây bạch đàn rồi dội vào người tôi một thứ ánh sáng thuần khiết và ấm áp như muốn tắm gội và gột rửa đi cho người lữ khách hết thảy những bụi trần từ nơi phố thị.
    [​IMG]
    Dừng lại uống nước ở một quán nhỏ ven đường, nhưng chủ yếu để dò la tình hình xem sao, bụng bảo dạ, gần 6h rồi, phiêu rồi đây. Bà chủ quán, khi nghe chúng tôi nói về mục đích của mình, nhìn chúng tôi với ánh mắt vừa ngạc nhiên, vừa dò xét.
    Thiệt tình, trước chuyến đi, 2 đứa tôi cũng tính rồi, đi tới vùng này thì ăn bận cho qua loa thôi, đừng có như đi ăn đám cưới mà người ta kiu dìa thành phố mà ngủ ở Caravel thì đổ bể hết.
    ?oTrời, ở ngoài chòi có gì đâu mà mấy chú đi du lịch. Ở chỗ lạ tới thì 2 chú phải báo xã biết, hông thì phiền lắm á. Chỗ này tuy rộng vậy chứ người đâu có bi nhiêu, ai quen ai lạ ra vô là biết liền à. ?Nói rồi bà chủ quán chỉ tay xéo xéo về phía dãy nhà gạch, nơi UB xã Phú Mỹ làm việc.
    Nghĩ cũng phải, chỗ này vắng quá, đi nãy giờ mà có cơ hội làm quen với ai đâu. Giờ làm quen với mấy ông xã có lẽ cũng là cách hay. Biết đâu mấy ổng có uy tín, nhờ nhà chài nào đó giúp mình toại nguyện cũng nên.
    Văn phòng xã chiều chủ nhật vắng hoe. Tiếp chúng tôi là một người thanh niên chừng hai chục tuổi, hình như là làm công tác đòan của xã. Một lần nữa, lại là ánh mắt tò mò, dò xét? rồi người thanh niên bảo hai đứa tôi chờ vì chiều nay anh lãnh đạo xã đi đâu rồi, mà hổng biết chừng nào về nữa ?
    Ừ thì chờ, 6 giờ mấy rồi còn chỗ nào khác chứa nữa mà đi. Thực tế đặt trong đầu tôi phương án cuối cùng là nếu hên thì được nghỉ trong phòng làm việc UB xã, còn không thì hai đứa kê ghế ngủ ở hành lang cũng chả sao. Sáng sớm độ 4h dậy, ra ven đầm, thấy xuồng chài nào chạy ngang thì bắt lại xin xỏ?Nói chờ vậy thôi, chứ hai đứa tôi cũng chẳng có ý định gặp mấy ông UB xã làm gì nữa.
    Quăng ba lô ở hành lang, tôi đi lang thang ra ngoài bờ đầm. Chiều Thị Tường thật êm ả, gió Chướng đầu mùa đã về mang theo cái hiu hắt đến nơi mà dân Cà Mau vẫn nói ?ochưa tới Thị Tường thì chưa thấy người nông dân Cà Mau nghèo như thế nào?.
    Con nước đìu hiu cứ khẽ khàng vuốt ve từng rặng dừa nước ven bờ. Trên cao, những đám mây chiều ửng hồng lại soi mình lên dòng nước lấp lánh. Một bên nước, một bên trời, ở giữa là tôi ? sao mày vô duyên thế ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    6h30 khi tôi vẫn thả mình theo từng cơn gió Chướng thì hoàng hôn đã xuống tự bao giờ. Ngồi phệt xuống mô đất ven đầm, tôi bắt đầu nghĩ bâng quơ về tình yêu, về thân phận. Bao nỗi ưu tư về bản ngã của một đời người lại tràn về trong tôi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khoảng 7h mấy, khi hai đứa tôi định về VP UB kê ghế ngoài hành lang ngủ thì cậu thanh niên hồi nãy lại xuất hiện. Nói dăm ba câu, cậu thanh niên tay chỉ về căn nhà gỗ có ánh đèn sáng phía xa xa, bảo tôi nếu có yêu cầu gì thì qua chỗ mấy anh lãnh đạo xã đã về từ lúc nãy.
    Tôi hơi bất ngờ, vì cứ ngỡ lãnh đạo xã có lẽ phải là mấy ông bốn năm chục tuổi rồi, ai ngờ đâu trước mặt tôi là mấy người trẻ măng, chắc hơn tôi chừng bốn năm tuổi là cùng. Mọi người hình như vừa mới bắt đầu chầu nhậu.
    Câu đầu tiên tôi nhận được là ?oMấy anh ở báo nào xuống vậy??
    A, thì ra họ tưởng hai đứa tôi là phóng viên xuống xã tác nghiệp nên mới khá dữ kẽ và cẩn trọng.
    Tôi sải lải giải thích dăm ba câu, rồi lái đi chuyện này chuyện kia về đầm Thị Tường, về mấy chuyến tàu cao tốc đi các huyện, về chủ đề nhậu nhẹt?Có đề tài mới, mấy người trong bàn nhậu bắt đầu hùa theo bàn tán, bình phẩm ý kiến ý cò ? Vậy là bước đầu tôi đã thành công khi xóa đi trong mắt họ ấn tượng về một người lạ mặt cần phải cảnh giác.
    Rượu vô ngà ngà, lại mùi mùi dăm câu vọng cổ, tụi tôi bắt đầu cà kê như những chiến hữu nhậu ruột của nhau bằng mấy cái đề tài mà đám đàn ông con trai khi nhậu lúc nào cũng lấy ra làn trò vui và thể hiện cái bản lĩnh nam nhi của mình.
    Công nhận, người ta nói nhậu như dân miền Tây. Tôi vốn đô uống rượu cao hơn đô uống bia, nên khá tự tin khi nhập tửu. Vậy mà lúc mặt mày tôi đỏ như gấc rồi, mà mấy chiến hữu mới quen vẫn chưa biến sắc và vẫn tỉnh queo.
    [​IMG]
    Lẩu trăn ?" Chưa bao giờ tôi được thưởng thức món lẩu nào ngon đến thế. Nước lẩu nóng sứt mồ hôi, vị ngọt thanh đến tỉnh cả người. Còn thịt trăn thì khỏi phải nói ? ngon hết biết. Đây là cái cách người Thị Tường đón khách đây?
    [​IMG]
    Giọt rượu cuối cùng trong bình cạn cũng là lúc mấy anh em rút quân. Anh Lịnh cáo từ và chỉ trỏ tôi nhìn về hướng đầm: ?oCái nhà có ánh đèn lóe nhứt là nhà tui đó, mơi có rảnh ghé tui chơi nghen?
    Tôi quàng vai, gật đầu ờ ờ cho xong mà đâu có nhận ra nhà nào là nhà ảnh. Chả là đầm Thị Tường về đêm chẳng khác gì một Lasvegas thu nhỏ bởi hằng hà sa số những ngọn đèn lúc thì heo hút như chớm tắt, lúc thì lập lòe chói sáng để tạo nên cái không gian huyền ảo, mù mịt như một cõi hư vô.
    Tôi chân nghỉ chân nghiêm, loạng choạng ra khỏi nhà chế Hai, hướng về khu văn phòng xã cách đó chừng hai chục mét tìm chỗ ngủ. Bụng nói thầm, cứ chỗ nào khô ráo 1 chút là 2 thằng nằm thẳng cẳng cho tới sáng mai. Nhưng thật bất ngờ, tôi như bừng tỉnh vì khung cảnh hiện ra trước mắt tôi thật kỳ diệu. Trời đêm không một gợn mây để phô bày hàng triệu ngôi sao bao phủ dày đặc cả bầu trời.
    Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy bầu trời nào nhiều sao đến thế. Sao nhiều đến nỗi dường như mỗi milimét khoảng cách là có 1 ngôi sao. Thiệt tình là bình sinh tôi từng thấy bầu trời đêm nào đẹp như vậy. Ngay cả thằng Gà tồ, vốn chúa ghét ba cái vụ ?osến? như ngắm trăng ngắm sao cũng bật lời khen??đẹp quá mậy?.
    2 đứa tôi quyết định kê ghế nằm ườn ra giữa sân ngắm sao, mặc cho cả trăm ?ochiếc máy bay trực thăng? cứ vo ve quần thảo quanh người đòi xin tí huyết. Bay cắn mặc bay, tao ngắm sao trời thì mặc tao ? và cái sự sung sướng của tôi dường như lên đến tận đỉnh khi lại lần đầu tiên trong đời tôi tận mắt nhìn thấy sao băng.
    Đẹp quá, huyền diệu quá ? nhưng sao kỳ vậy mậy, sao máy của tao chụp không được. Nỗi sung sướng đang ở cao trào thì thình lình tôi cụt hứng vì chiếc máy ảnh cổ lỗ của tôi không đủ tiêu cự để chụp dải thiên hà tuyệt mỹ trên trời.
    Lay hoay hòai chỉ toàn là một cục đen thui, khiến tôi muốn nổi quạu. ?oThiệt tình, đau đớn thay phận đàn?phượt, thấy cảnh đẹp mà không chộp được? ?
    [​IMG]
    Ở chỗ lạ, cộng với cái sự trăn trở về bản ngã của cuộc đời bỗng dưng trỗi dậy khiến tôi lúc thì trằn trọc không ngủ, lúc thì thiếp đi mơ màng. 5h sớm mơi, ngủ không được, tôi bật dậy, đi ra phía ven bờ đầm. Ngồi phệt xuống, tôi ngâm nga vài câu nhạc Trịnh thả vào từng cơn gió Chướng đầu mùa. ?oỞ đời này, chỉ có tình yêu và thận phận. Thân phận thì hữu hạn, còn thình yêu thì vô hạn? ?Tôi là ai ? Có phải tôi là cái người đang thấp thoáng ngoài đầm, chèo xuồng đi gỡ lú không ???
    [​IMG]
    Trời sáng dần, việc gỡ lú của ngư dân cũng gần hòan tất, lú chất đầy xuồng?nhưng không rõ cá có được là bao.
    [​IMG]
    6h, trời sáng hẳn. Sáng nay trời nhiều mây quá, che hết cả mặt trời. Công tình tôi thức sớm đón bình minh Thị Tường coi như đi tong.
    Dù không săn được mặt trời, nhưng trước mắt tôi, bình minh Thị Tường cũng không hề giấu cái vẻ đẹp hiền dịu, và mặn nồng của nó.
    [​IMG]
    6h30, tôi lên xuồng ra đầm coi bà con mần ăn ra sao.
    [​IMG]
    Những cái chòi lá dựng ngay giữa đầm để người ta ngủ đêm tại đó và cũng để canh chừng lú.
    [​IMG]
    Con ơi, đừng học đòi làm tài tử điện ảnh như trong phim ?oCánh đồng hoang? nhen? rớt xuống đầm là khổ lắm đó.
    [​IMG]
    Cái gì đây? Lau sậy giữa đầm à ? Hông phải đâu, lúc đầu tôi cũng tưởng vậy đó, nhưng ở Thị Tường, người ta gọi là ?otrà?. Người ta cứ cắm mấy cành cây khô xuống dưới đầm để tạo thành một ổ kín cho cá vô tụ tập ở đó. Tới bữa là chỉ việc giăng lưới lùa cá vô là xong.
    [​IMG]
    Ngư dân chỉ lác đác trên đầm.
    *Người thì giăng lưới
    http://s449.photobucket.com/albums/qq214/book_worm_bucket/th_P1010099.jpg[​IMG]
    * Một chú chim bói cá cũng ra đầm buổi sớm mần ăn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    * 2 Những hàng lú cứ ngày này qua tháng khác chơi vơi giữa đầm.
    [​IMG]
    [​IMG]

    * Cứ chiều chiều là lú được người ta cắm vô cọc đặng bẫy cá ban đêm. Lú như một cái rọ lưới ba tầng, được thiết kế theo một quy luật rất đơn giản là dựa trên bản năng của cá. Cá cứ bơi dọc theo lưới lọt vô khoang một, rồi khoang hai, khoang ba rồi cứ ở kẹt trong đó chờ người tới gỡ. Nói nghe thì đơn giản vậy đó, chứ đó là kinh nghiệm mần cá biết bao nhiêu năm của ông cha ta đúc kết mới thành.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ở Thị Tường, người ta được thoải mái thả lưới ở bất cứ chỗ nào, nhưng lú thì phải thuê chỗ của nhà nước. Nghe đâu cứ 1m lú là phải trả 1,500đ tháng cho xã.
    Chừng mười mấy năm trước, cá ngoài đầm nhiều lắm. Bơi xuồng đi là thấy tôm cá nhảy theo từng đàn bên mạn xuồng. Thị Tường vẫn còn đó những mặn nồng của ngày xưa, nhưng giờ, người ta khai thác triệt quá, cá tôm không còn nhiều như xưa nữa. Khổ nhất là thi thoảng có mấy đứa ác ôn, bằng đêm lén giăng lưới điện trên đầm. Anh Xô kể, mấy thằng đó liều và hung lắm, xuồng máy của nó nhanh hết biết, khi bị phát hiện là vọt cái vù. Còn chưa kịp vọt thì tụi nó cũng chuẩn bị hết hàng nóng hàng lạnh để phòng thân. Chỉ khổ cho mấy người làm ăn lương thiện, sau mỗi vụ lưới điện là cả một vùng đầm coi như treo lú cả tháng trời, vì hết thảy cá lẫn ấu trùng chẳng con nào sống nổi.
    Gió Chướng vẫn se se đẩy từng cơn sóng nhỏ gậm nhấm từng cột lú kêu lóc chóc, nghe mà xao xác lòng. Anh Xô càng kể, tôi càng cảm thương và tê tái quá.

    Xa xa, ở khu đầm giữa, có ba người nãy giờ bơi xuồng tới lui làm gì lạ quá. Rõ ràng không phải là gỡ lú rồi, mà cũng chẳng thấy lưới, chỉ thấy hai anh ở đầu và cuối xuồng mỗi người cầm một cây sào thôi, mà động tác chẳng giống chỉa cá chút nào.
    ?oNgười ta cào lịch đó?. Biết tôi thắc mắc, anh Xô vừa giải thích, vừa bơi xuồng tiến lại gần.
    P111-115
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Con lịch nhìn giống con lươn vậy mà không phải là lươn đâu. Lươn sống nước ngọt, còn con lịch sống nước lợ. Muốn phân biệt, cứ nhìn đuôi nó là rõ. Con lươn đuôi hơi dẹp, còn đuôi con lịch thì tròn. Thịt con lịch ăn cũng chắc hơn và ngọt hơn thịt lươn. Trời, nói tới đây tôi bỗng thèm món lẩu lịch tiếp theo món lẩu trăn số dzách hôm qua.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiến qua xuồng ba anh em nhà nọ, bốc một con lịch lên nhìn, ngắm nghía. Chà, sức sống của Thị Tường đây, niềm tin của Thị Tường đây, máu thịt của Thị Tường cũng là đây ?
    [​IMG]
    Từng con nước vẫn theo gió Chướng miên mang vỗ vào mạn xuồng. Tôi nằm dài ra chiếc xuồng đang lững lờ trôi theo con nước, để đón lấy những cơn gió mơn trớn trên da. Bất chợt, tôi ngồi phắt dậy, thẳng lưng, hít thật sâu để gió Chướng căng phồng trong ***g ngực. Chiếc xuồng quay đầu về phía rặng dừa nước trở về Phú Mỹ.
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. book_worm

    book_worm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Cái cảnh người người mỗi sớm mơi ra đầm giăng lưới hay gỡ lú thì có khác gì cảnh người dân ra đồng sớm quê tôi. Chèo xuồng ra đầm hay chèo xuồng vô đồng thì cũng khác gì nhau nhỉ? Nhưng sao, hình ảnh Thị Tường cứ hiện lên trước mắt tôi đẹp lạ kỳ đến vậy. Tôi chắc rằng một cái nhìn của ai đó thoáng qua khi đến Thị Tường sẽ cho rằng Thị Tường có khác chi so với những vùng quê sông nước khác của Nam bộ. Nhưng chỉ khi bạn nếm thử cái vị lờ lợ của nước đầm, hửi cái mùi hay hắy của vuông tôm, nghe chế Hai vừa mần nồi lẩu trăn vừa ngâm nga dăm câu vọng cổ, hay khi bạn cảm được từng cơn gió Chướng đầu mùa cứ mơn trớn lên từng thớ thịt, và chỉ khi bạn nhìn Thị Tường bằng chính con tim của mình thì mới thấy được cái đẹp hào sảng của nó.
    Tôi có cái tật xấu là hay quên vặt. Giờ xa Thị Tường rồi mới ngộ ra mình quên một thứ? thì ra tình cảm của tôi đã ở lại với Thị Tường rồi!
    TP.HCM 08/09/2008 @ Book_worm
    [​IMG]
  4. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm rùi tui mới post lại! Không văn vẻ như bookworm chỉ có....
    Đây là vụ chìm đò lịch sử.....
    Các thành viên thấy được.....
    [​IMG]
    thế à? bu vô nào
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    thế nhưng hà pá chê! moá ơi!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Còn đây là những cây cầu ở miền Tây Nam Bộ........
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Đường thì xa mà sức người thì....kệ ta cứ phang
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    dừng lại hỏi đường coi.....
    cha, coi bộ còn đi nữa áh
    [​IMG]
  7. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Vô tới chỗ cần tới! CỰC NA TỔ QUỐC LÀ ĐÂY!.........
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa nà........
    vui qua trời
    zui ve kêu luôn hehhehhe
    người Sì Gòn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    hổng có ý kiến
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    vui hay không vui? VUI
    [​IMG]
    MOÁ ƠI! HELP CON!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    SÔNG NƯỚC CÀ MAU
    [​IMG]
  9. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    HẾT VIẾT NỔI. NHÌN HÌNH TỰ XỬ NGHEN!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    CÁI NÀY GHÊ NÀ
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. cagivamitola

    cagivamitola Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    1.285
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: đã xong
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này