1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện tình kể trong đêm

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rec, 20/01/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Chuyện tình kể trong đêm

    Chào các anh chị và các bạn box Văn học,

    Mặc dù biết box này từ khi vào TTVNOL bởi sự nổi tiếng, nhưng thói quen dị ứng với Văn học ăn sâu vào tiêm thức quá lâu khó sửa chữa nên thấy hai chữ Văn Học là đứng xa mà nhìn. Vậy mà hôm nay lại gõ cửa Box các bác trên này, chắc có vấn đề gì với văn học rồi đây. Không phải vậy đâu ạ, các bác bình tĩnh đọc tâm sự của Rec rồi hạ hồi phân giải.

    Nói vậy không có nghĩa Văn học mờ nhạt trong con người Rec mà ngược lại nó ấn tượng, nó ám ảnh ngay từ tuổi thiếu thời cho đến hôm nay. Những năm đầu bước vào trường học chữ, mặc dù mãi vui, ham chơi nhưng được cô giáo châm chước nên môn chính tả điểm vẫn cao vời vợi, những năm học cấp 2 trôi qua êm đềm với những bài bình văn "tạm được" và những cố gắng để các bài bình giảng ở cấp 3 vượt xà ngang. Cũng trong thời gian đó khái niệm Văn học được nới rộng với những cuốn tiểu thuyết được nhiều người biết đến, một mảng kiếm hiệp để luyện chí nam nhi và dăm bảy khúc thơ tình làm hành trang sau tuổi ...dậy thì.

    Chuyện tình kể trong đêm được viết ra dưới đây là câu chuyện về mối tình đầu thứ nhất của hai (hoặc nhiều hơn) bạn trẻ ở một vùng quê. Myname là tên của một người trong chuyện, cái mà thuật ngữ văn học gọi là nhân vật đấy, nhưng Myname cũng chính là tên của người đọc. Với những tình cảm của bạn cùng thế hệ 7x, 8x hy vọng rằng tác giả sẽ nhận được nhiều đồng cảm, sẽ chia từ phía người đọc.

    Cũng phải nói thêm rằng câu chuyện kể ra là có thật nhưng không loại trừ nó chưa xảy ra bao giờ, đơn giản vì nó là chuyện kể.

    Nguyễn My Name
  2. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Lúc đó anh đã học đến lớp 11 mà vẫn còn phải đi chăn bò, chỗ tụi anh thường đến cách làng chừng 3 cây số nhưng lại là địa phận của làng em. Anh hơi khác với mấy đứa trong xóm là có thói quen đọc sách mỗi lần như thế, nói là sách nhưng chính xác là mấy cuốn giáo khoa ở trường hoặc vài tập vỡ mượn của tụi bạn những lúc anh phải làm mùa với gia đình mà không đến lớp được. Anh đọc từ những cuốn giảng văn đến giáo dục công dân, rồi bài tập toán, lý, hoá gì cũng giải lẩm nhẩm trong đầu mà không có giấy viết gì cả. Những lúc cần diễn giải điều gì đấy anh lại dùng que nè (cành tre khô) ngoạch ngoạc ra giữa đường là xong. Em nhận ra anh trong số vài chục đứa chăn bò chắc cũng vì cái kỳ quặc ấy.
    Hồi đó nhà anh thật nhiều bò nhưng anh chỉ chăm chú mỗi con bò cày, nó vừa có giá trị kinh tế lẫn sức kéo. Đàn bò gồm bò đẻ, bò háu, bò choai thì thả chung với bò tụi bạn trong xóm ở trên đồi. Anh thường ngồi trên lưng con bò cày để đọc sách, như vậy vừa tiện cho việc theo chân nó lại vừa không sợ mãi đọc sách để bò đi ăn lúa của nhà em. Mặc dù hơi nặng nề vì phải gánh trên lưng một thằng con trai cả mấy chục cân nhưng bù lại được ăn cỏ dọc bờ ruộng (gọi là ăn kẹ) nên bò cày nhà anh cũng bằng lòng cắn răng để đánh đổi. Việc đó đã trở thành thường lệ, kéo dài cả một tháng mùa khô.
    Anh còn nhớ cái ngày hôm đó, sau này anh vẫn trêu em là buổi chiều định mệnh, trời nắng quá, anh không thể ngồi trên lưng bò giữa cái nắng đặc sản "chang chang" quê mình nên phải chui vào bóng râm, thả cho bò cày được tự do. Anh vẫn mãi mê đọc sách, không nhớ hôm đó là cuốn gì nhưng xem chừng say mê lắm. Chú này thì "bò quen đường cũ" nên lại mon theo lối cũ. Khi anh sực nhớ con bò cày thì nơi đầu tiên anh chạy đến là bờ ruộng nhà em ...
    Nguyễn My Name
  3. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Cứ ngỡ lần này bò ăn lúa bị phạt, vậy mà thoát nạn - nhờ có em. Khi đến gần, tôi thấy con bò cày vẫn ăn dọc rường giữa hai thửa ruộng mà không đụng đến lúa, lạ thật đấy. Nhìn lại thấy em làm cỏ dọc mép bờ, thì ra em cố tình làm dọc đó là để chăm con bò cày cho tôi, em sợ bò ăn lúa, bố mẹ em dắt về phạt đền. Sao em không đuổi nó lên đồi, vì sao em giúp tôi?!
    Xuống ruộng không khí mát hẳn vì có hơi nước. Tôi nhảy lên lưng con bò cày và bắt chuyện cùng em. Cám ơn em đã giữ bò cho tôi, em gọi tôi bằng chú. Không ngờ tôi đã lớn vậy sao hay tại em còn quá nhỏ. Em bảo đang học lớp 7 ở trường NT, trường mà tôi đã đi qua. Vậy thì gọi chú là phải rồi. Mà nhìn em lúc ấy trong bé tẻo teo, nếu ở thị thành thì chắc em còn chưa biết nấu cơm nói chi là đi làm ruộng, vậy mà em bảo đã có thâm niên 5 năm đi làm cỏ lúa. Tôi hỏi bé về việc học ở trường, những thầy cô đã từng dạy tôi mấy năm về trước, thầy nào nhiệt tình, cô nào cứng rắn bé đều nhận xét đúng mặc dù bé mới học ở đó hai năm mà thời gian ở trường chỉ bằng một nữa những khi bé lam lũ trên các cánh đồng bạt ngàn gió và nắng. Tôi hỏi bé thích nghe chuyện không để tôi đọc, bé gật đầu và tôi lên giọng luyên thuyên, tôi "đọc" một cách vanh vách từ Tấm Cám đến Cây Khế. Thỉnh thoảng tôi dừng lại để xem bé có nghe không, tôi còn kiểm tra mình đã đọc đến đâu nhưng chính cái sơ hở đó nên bé biết tôi nói dối; cuốn sách tôi đang cầm không phải truyện mà là sách giáo khoa - Tôi đã không khớp nhau ở mỗi điểm dừng.
    Từ buổi chiều hôm đó, tôi thường xuyên đến ruộng nhà bé, chúng tôi nói đủ thứ về trường, về lớp, về cách học toán và các mẹo trong đề thi. Qua câu chuyện tôi biết bé học khá ở trường, mới học lớp 7 nhưng đã nằm trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 8, thầy phụ trách đội tuyển thỉnh thoảng nhắc đến bọn tôi, bé cũng biết tôi từ đó và nhận ra khi thấy tôi vẫn giữ thói quen cầm tập vỡ trên tay mỗi khi đi làm. Là con gái đầu trong gia đình có 5 đứa con nên bé thường bỏ các sinh hoạt ngoại khoá ở trường để đi làm với ba mẹ, các em của bé còn quá nhỏ, ba mẹ thì đi làm từ sáng đến chiều mà không hết việc, bé luôn bị xếp trong nhóm đạo đức trung bình (nếu không có thành tích môn toán thì bị xếp loại yếu rồi, có khi còn bị ở lại lớp), bé hơi thắc mắc về cái mà người ta gọi là đạo đức học trò nhưng biết làm sao được.
    Đó cũng là thời gian gia đình bé rời làng để chuyển đến một vùng đất mới, nơi đó không có láng giềng nhưng ruộng đồng thì bao la, bố mẹ bé có thể khai hoang phở hoá, đất này không phải đóng thuế nông nghiệp trong 3-5 năm đầu. Tất cả cũng vì tương lai 5 đứa con chân lấm tay bùn nhưng đứa nào cũng có bằng khen cuối mỗi học kỳ ...
    --------------------------Nguyễn My Name
  4. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Tuần cuối cùng của mùa hè năm đó, tôi được ba mẹ cho vào nhà một người bà con ở thị xã Đồng Hới để tìm kiếm sách cho năm học cuối cấp. Ở thị xã, tôi gặp anh Phi - học trước tôi 2 năm nhưng mới thi đậu vào đại học năm nay, anh hứa cho tôi mấy tập bộ đề thi khối A. Vào đó một tuần nhưng tôi biết thật nhiều, anh vừa đỗ ĐH nên cậu mợ vui lắm, anh thì lúc nào cũng ở trong trạng thái ngất ngây trên cành cây, anh đưa tôi đi chơi nhiều nơi ở cái thị xã rộng lớn này, đi đâu tôi cũng mắt tròn mắt dẹt ngó nghiêng như người trên trời rơi xuống - thị xã về đêm đẹp như trong fim. Lần đó tôi cũng kiếm cho bé được mấy cuốn toán chọn lọc.
    Như đã hứa, chiều hôm đó đi chăn bò tôi mang theo cho bé mấy tập sách cùng những cuốn tập toán mà tôi đã ghi chép cẩn thận mấy năm học cấp 2. Tôi hồ hởi với những hình dung khi gặp lại bé sau một tuần, chắc bé vui lắm khi cầm trên tay những cuốn sách này, bé sẽ nói gì với tôi?
    Tôi đi loanh quanh hết chỗ này đến chỗ nọ trên đồng nhưng chẳng thấy bé đâu. Mãi đến gần tối tôi gặp một người giống giống bé. Người đó đưa cho tôi một tờ giấy nhăn nhúm có ghi mấy dòng "Cám ơn chú về những lời giải dễ hiểu, mặc dù không giấy bút nhưng bé vẫn nhớ cách để làm được toàn bộ bài tập hè của đội tuyển. Cả nhà bé đã đến chỗ mới được hai ngày, ngoài đó buồn lắm nhưng vì cuộc sống mưu sinh của năm chị em nên ba mạ bảo cắn răng mà chịu. Người đưa mảnh giấy này là em gái của bé, năm nay nó vào lớp 6 rồi mà người được một nắm xương vậy đó. Chú không cần đến nhà bé đâu, cứ hình dung mỗi người cách nhau hai tuổi và mỗi đứa cách nhau 3 cân (kg), chú đừng có cười vì đó là sự thật. Ba mạ bé hứa cho các con ăn học đến cùng, mà chắc là cùng đường chứ không phải cùng nhau. Lúa ngoài đó đã làm cỏ xong, bữa nay bé đang làm cỏ đậu ở hà trên. Chúc chú thi đậu ĐH trong năm đến."
    Tôi chuyển cho em gái của bé toàn bộ số sách mà tôi đã lượm nhặt trong mấy ngày qua, thấy nó xiêu vẹo, khệnh khạng mang chồng sách mà buồn chi lạ. Không biết mấy chị em của bé có vượt qua được vấn nạn bỏ học đang tràn lan trên vùng quê tôi không!? Đó là buổi chiều cuối cùng của mùa hè tôi đi chăn bò. Vào năm học, tôi không còn đi chăn bò nữa, tập trung học nhiều hơn. Cả xã mấy ngàn dân mà năm nay còn được 3 đứa học đến 12 nên chúng tôi bảo nhau cố mà thi để vào ĐH. Thỉnh thoảng đi làm về tôi có lội sang bên kia sông nhưng không lần nào gặp bé cả, bẵng đi một thời gian và gần như tôi đã quên những ngày hè êm ả ...
    --------------------------Nguyễn My Name
  5. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Hè năm thứ nhất ĐH đã hết một tháng nhưng tôi vẫn chưa về quê, tôi ở lại thành phố để đi làm thêm. Một năm ở thành phố đã dạy cho tôi thật nhiều điều. Môi trường ký túc xá là một xã hội thu nhỏ, tôi sống giữa cộng cồng sinh viên đến từ khắp mọi miền. Tôi phải đi làm suốt khoảng thời gian rời giảng đường, vì cần tiền: học phí, sinh hoạt phí, tiền học ngoại ngữ và sắp đến là môn tin học đang quá mới mẻ mà tôi biết được qua sách báo. Cái xã hội ngoài đời lại càng phức tạp hơn, tôi gần như bầm dậm giữa dòng đời, để kiếm được đồng tiền tôi phải nuốt nhục mà làm việc theo sự sai bảo của gia chủ. Tôi đã phải làm đủ việc từ rửa bát đến bồi bàn cho đến khi tôi tìm được chỗ dạy kèm cho đủ tiền ăn học. Hết năm thứ nhất, cái tôi lượm nhặt ngoài đời nhiều gấp mấy lần cái tôi thu được trên giảng đường đại học: từ một thằng nông dân nhút nhát, vẫn tanh mùi bùn khi đến lớp tôi trở thành một cậu thanh niên lầm lì, ngang ngửa với cuộc sống thị thành.
    Tôi nhận được thư ở quê gửi vô, ba bảo tôi sắp xếp thời gian để về trong khoảng 10 ngày. Mặc dù không biết có việc gì, cần thiết hay không nhưng phụ huynh đã bảo thì tôi phải nghe lời. Tôi về quê. Hoá ra là về để dạy kèm cho hai đứa trong xóm thi vào cấp 3, ba tôi bảo năm nay xóm miềng có Sơn và Thông học lớp 9, cả hai đứa đều khá nhưng sợ thi rớt phải học bán công, hai gia đình đó đến nhờ và chính quyền thôn cũng có ý kiến, tôi nên có trách nhiệm giúp em út. Đã về đây rồi thì hai đứa chứ mấy đứa tôi cũng dạy, có gì mà phải đao to búa bặng thế. Trong 2 tuần, hai cậu "học trò" gần như ăn ngủ ở nhà tôi, chỉ có Sơn là tạm được chứ Thông thì mất căn bản nhiều. Tôi dạy cho chúng nó cả văn và toán, tôi bắt hai đứa học quần quật, khi nào mệt thì ngủ, hết ngủ thì học. Bố mẹ hai đứa vẫn mang gà, mang cá (nuôi ở ao) đến mỗi ngày để bồi dưỡng trò và thầy cũng được nửa tháng no (giống như trong truyện của nam Cao ấy). Tự nhiên thấy mình phải có trách nhiệm để chúng nó thi đõ cấp 3, căng thẳng quá. Vậy rồi cũng hết 2 tuần, "học trò" của tôi đã có được tí kiến thức hòm hòm, và đi thi vượt cấp.
    Hôm đó thi ở thị trấn, tôi đi cùng hai cậu "học trò", buổi sáng thi môn văn, cả hai đều bảo làm bài tàm tạm nhưng tôi chẳng biết được định lượng "tàm tàm" thế nào. Buổi chiều thi toán là môn quyết định, tôi phải chịu trách nhiệm cho môn sở trường này. Tụi nó vào phòng lo lắng đã đành, tôi ngoài này hồi hộp không kép, đợi nó tôi phải hết 3 ly cà fê đen. 5h chiều khi tiếng trống báo hiệu thu bài tôi chạy vào gặp Thông, tôi khựng người khi nhận ra bé bước khỏi phòng thi vần Th, bé hột mít 2 năm trước đó á? Hình như bé cũng đã nhận ra tôi nhưng tại sao lại bỏ đi gần như lảng tránh. Gặp Thông nó nói làm bài tốt, tôi bảo tìm Sơn rồi hai đứa đợi ở cổng trường. Tôi đi tìm bóng hình nhỏ bé giữa khoảng không nườm nượp người sau giờ thi trong không khí hỗn loạn, tại sao bé lại cố tình tránh né tôi?!
    --------------------------Nguyễn My Name
  6. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Tôi gọi tên bé khi nhận ra cách đó hai gốc phượng, đúng là bé thật rồi nhưng tôi không biết phải xử sự thế nào, bé bữa nay lớn hẳn con bé hật mít 2 năm trước. Không lẽ tôi lại xưng chú sao. "Bé làm bài tốt không? A...nh thấy bé lúc nãy nhưng không kịp gọi" - phải khó khăn lắm tôi mới nói được chữ anh không tròn. Bé thẹn thùng, quay đầu đi nơi khác. Tôi mời bé vào uống nước mía ở phía sau trường, trong quán tôi bắt đầu lấy lại bình tĩnh và bé cũng chịu gọi tôi bằng anh.
    Bé đủ điểm để chuyển thẳng vượt cấp nhưng vẫn bị hạnh kiểm hạng C nên phải đi thi. Môn văn thì không chắc nhưng toán thì xem ra yên tâm lắm. Xem qua đề, nghe bé nói thì tôi biết gần như đạt điểm tối đa. Bé bảo vừa rồi có tham gia thi học sinh giỏi đến cấp tỉnh, không có giải nhưng các thầy trong đó muốn bé vào luyện thi để tham gia lựa chọn đội tuyển quốc gia. Vì chỉ học dự bị nên không có tiền phụ cấp, nếu sau tháng đầu tiên bé vào được tốp 10 thì được trả mọi thứ, sau tháng thứ 2 thì chọn đội 4 người đi thi quốc gia. Bố mẹ định bán bò cho bé đi học nhưng bé bảo chẳng để làm gì kể cả khi là học sinh của đội tuyển đi thi quốc gia, tính bé là thế - lúc nào cũng không muốn ba mẹ phải gồng lưng. Bé bảo biết tôi đã bỏ trường Kinh tế, chỉ còn học Toán phải không? Nếu là bé thì học kinh tế để sau này làm giàu (cười), toán thì hay đó nhưng kiếm không ra tiền. Bé đang nói thật hay là định trêu tôi? Tôi bảo không thể học một lúc hai trường vì tôi cần thời gian để đi làm, tôi chỉ có một lựa chọn. Bé nói nếu tôi có tâm huyết thì cố gắng để về quê giúp đỡ mọi người, bé học hết cấp 3 rồi ở nhà phụ ba mẹ nuôi 4 đứa em đi học.
    Bé không còn hạt mít nữa, lúc này tôi có thời gian để "ngắm" bé kỷ hơn - gọi anh là phải rồi, tôi mĩm cười. Bé lớn cả trong nếp nghĩ, hai năm trước bé muốn mình trở thành cô giáo dạy trường làng. Vậy mà giờ đây không còn đam mê toán mặc dù vẫn học giỏi, thậm chí còn sắc sảo hơn trong mỗi lập luận. Khoảng thời gian ngồi trong quán chỉ đủ để uống hết hai ly nước mía nhưng bé làm tôi quá ngỡ ngàng. Bé xin phép về vì có bố đợi ở phía ngoài, tôi không được đi cùng vì bé sợ bố bé nhìn thấy thì chết. Bé đi rồi mà tôi vẫn trong trạng thái ơ ơ ...
    -----------------------------------------------------------Nguyễn My Name
  7. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nói với phụ huynh ngày mai sẽ vô ký túc xá, ông bà đã chuẩn bị sẵn cho tôi mấy thứ quà quê mang biếu vài người quen ở phố. Thế mà tôi đã hoãn kế hoạch với lý do bố mẹ Sơn, Thông muốn mời tôi ở lại ăn cơm với gia đình vào ngày mai. Tối đó tôi không ngủ được, hình ảnh bé cứ chập chờn. Tại sao tôi lại vô tình không biết bé vượt cấp đợt này nhỉ, cách đây hai ngày Sơn có nói với tôi về cô bạn cùng lớp; học giỏi và cá tính, thì ra là bé. Mấy phút ngắn ngủi trong quán nước không đủ để tôi nhận ra con người bé nhưng tôi biết bé lớn lên rất nhiều - lớn lên trong suy nghĩ. Tôi có nên gặp bé trước khi quay lại trường không? Trong tôi có cái gì đó mơ hồ, nhút nhát. Một năm ở thành phố, tôi thấy mình lì lợm rất nhiều, tôi đã bất cần bước qua những cô gái được xem là đoá hồng, tôi đã làm cho hoa khôi của lớp phải điên lên vì từ chối dự sinh nhật cô tại nhà hàng, để rồi hôm từ đó cô không nhìn tôi nữa, tôi trơ ra trước đám con gái năm nhất tràn sức sống vậy mà chiều nay tôi đã chẳng biết nói gì khi bé hỏi "ngày nào anh đi?".
    Tôi hẹn với Thông, Sơn sẽ đến nhà ăn cơm vào lúc 6h chiều vậy là còn đủ thời gian để lội qua bên kia sông. Nhưng tôi đã không đủ cam đảm để làm điều đó. Tôi nói với các cụ sáng nay xuống thăm ngoại nên không biết lúc nào về. Tôi đã qua sông nhưng cánh đồng hai năm trước đã thay đổi rất nhiều, tôi không nhận ra cái bãi chăn bò ngày trước và cũng không biết mình lang thang trên đó để làm gì. Thẩn thờ, tôi ngã người giữa rừng bạch đàn nghĩ ngợi lung tung, mãi đến chiều tôi mới dám hỏi một bác đi làm đồng thì được biết "Nhà bé ở bên kia quả đồi, toàn bộ ruộng nương dưới này đã đổi cho bà con trong xóm, giờ chỉ tập trung làm ruộng phía trên kia". Đã đến lúc tôi phải về nhà, mọi người đang đợi cơm và không biết tôi đã đi đâu, ngày mai thì phải trở lại trường. Không lẻ chỉ việc tìm gặp một người con gái trên cánh đồng quê mà tôi không làm nỗi hay sao?
    -----------------------------------------------------------Nguyễn My Name
  8. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Đã sang lại bên kia sông để về nhà, biết mọi người đang đợi và có khi còn đi tìm nhưng nếu về thì tôi cũng không ăn cơm nổi. Thế rồi tôi quay trở lại và cuối cùng cũng đứng trước cửa nhà bé, nhưng vào nhà sẽ thế nào đây: không lẻ lại giới thiệu cháu là cậu chăn bò hai năm trước giờ đã đậu đại học - chẳng ra làm sao cả. Cháu là con bác XYZ xóm bên sang thăm chú thím - thứ tình cảm này thật là xa xỉ. Bé không thích anh vào nhà, ba mẹ mà biết bé có quen một người con trai lớn tuổi hơn thì chẳng khác nào báo cáo "con hư hỏng"- câu nói của bé làm tôi sợ.
    Đang chần chừ tiến thoái lưỡng nan, tôi nghe tiếng người đàn ông "My name đấy à, đi đâu mà lạc về chổ ni rứa hả cháu?" - "Dạ cháu định vô nhà Chú chơi, nhưng ngại ..." - "Rồng đến nhà tôm thì còn chi bằng, nghe tiếng mấy lâu giờ mới gặp, cháu vô đi, chú đưa bò vô chuồng rồi vào sau" - "Dạ, tôm sú xuất khẩu phải không ạ, nhìn cánh đồng của nhà mình là biết mà". Thấy phụ huynh cười, tôi tự khen - mình khá thật, vậy mà bé bảo ba em khó tính lắm, anh đừng đến.
    Thì ra, nhà bé biết khá rõ về tôi từ ba mẹ bé đến đứa em út vừa học hết lớp 1. Tôi ngồi nói chuyện ở cái ghế ngoài sân vì trời thì nóng, nhà không có điện. Ông nói nhiều thứ về ruộng vườn, chăn nuôi đến sự học của mấy đứa con rãi đều từ lớp 1 đến lớp 9. Qua câu chuyện, tôi biết được hai ông bà bỏ làng ra đây là để kiếm được nhiều đất khai hoang. Hiện tại đang làm ruộng dưới các chân đồi (giữa hai quả đồi luôn có một vùng trũng có nước), chăn nuôi đủ các loại con và sắp tới sẽ trồng cây lâu năm: bạch đàn và tràm hoa vàng. Càng nói chuyện, người nông dân trước mặt tôi càng trở nên đáng nể. Tôi tham gia khá nhiệt tình, tôi nói về kỹ thuật trồng cây lưu niên, xin giấy phép khai thác đất đồi của xã để đảm bảo quyền lợi sau này và có khả năng vay vốn từ ngân hàng. Đúng là tình cảm của người nông dân rất dễ cám mếm. Đã gần 7 giờ tối, mặt trời lặn từ lâu mà bé vẫn chưa đi làm về. Trong nhà lúc này chỉ có 2 cô em út đang chuẩn bị bữa tối. Bố bé bảo tôi ở lại ăn cơm, rồi chạy vào nhà lấy ra chai rượu gạo.
    Tôi đưa ly rượu lên rồi lại bỏ xuống cái chọng (cái giường làm bằng tre), thực ra tôi có thể làm được 2-3 quai như thế nhưng tôi không dám uống mà chỉ nâng ly cho phải phép. Ba bé bảo nếu không uống được thì thôi, nhưng ông thì tối nào cũng phải uống, có khi sáng ngủ dậy làm 2 quai rồi vác cày ra đồng. Trong chén rượu, ông bảo cả nhà quí tôi từ dạo mang sách cho mấy chị em bé, sau này ông đi họp phụ huynh về còn khoe với cả nhà con bác XYZ bên xóm đậu mấy trường ĐH, mấy chị em phải cố gắng để ba mẹ mở mày mở mặt, ai giàu ba họ ai khó ba đời, chú thím cực cả đời rồi nên giờ phải cho con cái kiếm cái chữ sau này làm vốn. Tôi cũng xen vào "đầu tư cho giáo dục sẽ lãi lắm chú ạ", cứ vậy tôi theo câu chuyện cho đến khi đứng ngoài cửa là hai chị em bé quần xắn quá gối, chần chừ không dám vào nhà vì biết có tôi trong đó.
    -----------------------------------------------------------Nguyễn My Name
  9. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Đến lúc này thì tôi không còn cái cảm giác xa lạ, cả nhà cũng đã đi làm về. Mặc dù rất muốn ở lại chơi nhưng tôi phải về, đã quá trễ cho buổi hẹn chiều nay. Tôi biết giờ này mọi người đang trông, hai cậu "học trò" xuống nhà ngoại không thấy thì chẳng biết tôi đi đâu. Đồ đạc chẳng có gì nhiều nên tôi đã cho vào cái ba lô để gọn trên tủ cho ngay mai trở vô trường. Tôi nhìn qua một lượt các em của bé, đứa nào cũng sáng gợi lên nét thông minh. Chỉ có một cậu em trai chuẩn bị sang lớp 6 nên ông già nói đùa "nhà chú máy khâu 5 con ****, nhưng được cái đứa nào đi học cũng có giấy khen, khi nào làm được nhà sẽ đem treo hết cả lên tường". Tôi thấy hài hước trước câu nói vui vui này nhưng có chút gì đấy chua chát của người đàn ông muốn có nhiều con trai mà không toại nguyện, để lúc này gánh nặng vì cái sự đông con.
    Bé đưa tôi ra đường, vẫn cái áo bà ba sơn vai, quần còn xắn cao trên gối, vừa đi vừa mâm mê cái lá mít vừa hái, nửa hơi e lệ nửa rất khẳng khái. Tôi bảo bé cố gắng phải đi học bằng mọi giá, bé học rất khá, lại con gái đầu nên sau này sẽ là chỗ dựa cho các em, ở quê không có một cái gì gọi là hướng nghiệp nên bé sẽ đứng mũi chịu sào. Hơn ai hết, bé sẽ biết cách để dìu dắt cho các em đến giảng đường. Bé cười, bảo xa vời quá, bé sợ sẽ không đủ nghị lực để vượt qua luỹ tre làng. Bé hứa sẽ học hết cấp 3 nhưng khoảng thời gian tới sẽ rất khó khăn, bé bảo chỉ vì bộ áo dài đồng phục mà phải bán mất đến tạ thóc, chừng đó cả nhà bé ăn đủ trong gần một tháng. Rồi bao nhiêu thứ lệ phí nữa, ba mẹ lo lắng nhiều, bé buồn lắm nhưng cố vui vì mấy đứa em còn quá nhỏ. Bé không muốn tôi đến nhà cũng vì lẽ đó. Hai đứa đứng rất lâu ở cuối con đường, mấy lần đưa tay ra định nắm lấy cái bàn tay nhỏ bé ấy nhưng tôi không đủ can đảm. Tôi nói với bé ngày mai phải trở lại trường, ở đó tôi sẽ rất nhớ ... quê
    -----------------------------------------------------------Nguyễn My Name
  10. rec

    rec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    1.166
    Đã được thích:
    0
    Thế rồi bé cũng vào lớp 10 hệ công lập, dù rất muốn nhứng tôi không thể về quê, nếu tôi bỏ việc lúc này thì năm học mới sẽ gặp quá nhiều khó khăn cơm gạo áo tiền. Tôi gần như vắt kạn sức để làm thêm nhưng vẫn chưa đủ tiền các khoản lệ phí. Tôi chỉ kịp nhờ thằng bạn chuyển đến bé bộ sách lớp 10 với lời nhắn tôi sẽ viết thư cho bé khi ổn định.
    Hai tuần sau đó tôi nhận được cái thư của bé thật dài, bé kể chuyện mùa vụ ở quê, chuyện các em của bé đến trường. Bé bảo tôi thỉnh thoảng mới được gửi thư thôi, mọi người sẽ đàm tiếu không hay nếu tôi viết thư quá thường xuyên. Đời là vậy mà, mặc dù không biết nội dung là cái gì nhưng nhìn vào tần suất cũng suy diễn được lắm thứ hay ít dỡ nhiều. Nhưng cũng từ ngày đó trong tôi nảy sinh một tình cảm gì đấy mơ hồ, tôi đã lầm lì lại càng lầm lì hơn, ngoài những giờ trên giảng đường và đi làm thêm, tôi chui vào thư viện của trường đọc sách một cách ngấu nghiến, cứ tưởng thế sẽ át cái cảm giác điên điên khùng khùng nhưng cuối cùng tôi biết mình thương bé thật rồi. Tôi chuyển sang viết thư rồi ghi ngoài phong bì "nhờ bé chuyển đến bác XYZ" vậy là thư nào cũng an toàn. Từ đó tôi cũng nhận được thư bé thường xuyên hơn. Tôi lấy lại thăng bằng và làm việc gì cũng hiệu quả.
    Học kỳ đó, tôi chỉ nhận dạy kèm lớp 10 nhưng lại chịu khó xem bài để dạy cả ba môn toán, lý và hoá. Những bài chuẩn bị để dạy kèm tôi đều gửi về cho bé. Việc học của bé nhờ đó mà bớt phần căng thẳng vì tôi biết bé chẳng có thời gian để đến lớp nữa chứ nói gì xem bài ở nhà. Tôi hướng dẫn bé học thế nào, cái gì là cần thiết cho những năm tiếp theo. Kinh nghiệm của tôi được bé truyền lại cho mấy đứa em. Có lẻ cái tình cảm đó cứ ngấm dần dần, rồi cả nhà bé xem tôi như người trong nhà. Và tết năm đó đến ...
    -----------------------------------------------------------Nguyễn My Name

Chia sẻ trang này