1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện Tùng và Tchú

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi backpacker, 21/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. backpacker

    backpacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Chuyện Tùng và Tchú

    TÙNG VÀ T'CHÚ
    -----------


    Hồi đó là vào khoảng đầu năm 97, ra Tết cũng phải được mươi hai mươi ngày. Năm nay ăn tết Hà Nội, chơi dữ mà tiêu cũng dữ. Chơi hoài rồi lại buồn sao mà đời nhạt nhẽo vô vị thế này, giống như rượu vào cổ họng thấy cay cay lúc tỉnh rượu lại thấy mồm miệng nhạt thếch. Beb béo thằng bạn Pháp thân nhất ngoài HN rủ đi Sapa chơi với mấy con nhỏ y tá thực tập BV Việt Đức. Ừ thì đi. Đút mấy trăm nghìn trong túi rồi khoác ba lô lên đường. Ra tới ga rồi mới thấy thằng béo lò dò ra bảo bị đau bụng không đi được, tết nhất nhồi cho lắm vào rồi kêu. Hắn dúi vào tay mình hai cục tròn tròn bằng ngón tay út bảo mang lên Sapa tặng hai em Mèo tên là Tùng và Tchú. "Cứ ra chợ hỏi bọn Mèo bán đồ lưu niệm là ra". Lên tàu giở ra mới thấy hai lọ échantillon nước hoa bé bằng cái lỗ mũi. Chết chửa, thằng này loạng quạng không khéo rồi thành tông dật. Mà mấy lần đi với nó lên Sapa có thấy thậm thà thậm thụt em út em iếc gì đâu.

    Tối hôm sau, Sapa mưa phùn thối trời thối đất. Mấy em y tá chắc cũng ngán ngẩm cho cái thời tiết liền gọi rượu ra uống. Uống chán rồi mắt hấp ha hấp háy đòi đi ngủ. Thôi đi các mợ, hết giờ thực tập rồi nhé, các mợ chuối tây đã chán mà chuối ta chắc cũng đã từng. Bỏ lại tiếng ồn ào sau lưng, tôi bước chân ra hè định làm một vòng quanh chợ. Ánh đèn cao áp đỏ quạch trong làn sương mù hắt vài tia sáng yếu ớt xuống hiên chợ ướt đẫm mưa. Chỗ đó túm tụm dăm sáu đứa con gái Mèo, cả bọn đứng yên lặng nhìn ra mưa. Hôm nay thưa khách thế này chắc tụi nó cũng buồn. Chẳng đứa nào thèm ném con mắt về phía cái thằng tôi đang tiến lại gần. Nghe thấy tôi hỏi tên, hai đứa tách khỏi bọn rồi nhìn tôi bằng con mắt dò xét. Giời ạ, hai đứa bé tí chỉ khoảng 13-14 tuổi đứng co ro trước mặt tôi. Vò cho nóng hai lọ nước hoa trong lòng bàn tay rồi cố nở nụ cười thân thiện nhất, tôi mới giải thích cho chung nó biết lí do tôi đến đây. Cả bọn tỏ ra hoạt bát hẳn, những ánh mắt nghi kị tắt dần trên khuôn mặt non choẹt của chúng. Nói chuyện một lúc, Tùng và Tchú mạnh dạn kéo tay tôi đi "uốn cái gề đi" trong tiếng cười trêu chọc của lũ bạn.

    Tùng 14 tuổi có khuôn mặt khá thanh tú nếu không muốn nói là đẹp. Cô bé dáng người cao hơn hẳn chúng bạn, ở cô đã sớm thấy nét dịu dàng của một cô gái mới lớn. Cô ít nói thường lẳng lặng ngồi nghe tôi và Tchú nói chuyện. Tuy nhiên chính vẻ thâm trầm ấy lại lôi cuốn người khác, thỉnh thoảng tôi lại ném một cái nhìn kín đáo về phía cô. Tùng biết bập bẹ dăm câu tiếng Pháp còn Tchú thì nói rất thông thạo tiếng Anh, tôi thậm chí còn thấy ngượng cho cái vốn tiếng Anh ít ỏi của mình. Trong câu chuyện tôi mới biết hai cô bé chưa từng đặt chân tới lớp học, không biết mặt cái chữ tròn méo như thế nào. Bái phục trí thông minh của tụi con gái Mèo bán đồ ngoài chợ. Chỉ nghe Făng kí ( tây ) nói mà nói được như Făng kí.

    Tú 13 tuổi thì ngược lại hoàn toàn với Tùng. Cô bé loắt choắt, vẻ ngoài láu lỉnh như chú chuột nhắt. Cô nói liến thoắng về đủ thứ chuyện, nhiều nhất vẫn là thằng bạn Beb béo của tôi. Cô bảo đã biết tên tôi từ năm ngoái do Beb kể. Nghe chuyện của cô, tôi thấy rất buồn cười nhất là ngữ điệu líu lo như trẻ con nghe rất dễ thương.

    Chuyện chán, hai cô bé rút khèn môi ra thổi. Tiếng khèn nghe đùng đục âm hưởng kì lạ như muốn len lỏi vào tận đáy lòng người nghe. Đến giờ tôi vẫn còn cảm giác gai gai người khi nhớ tới tiếng khèn đó như thấy một cơn gió lạnh thổi tràn qua tấm liếp và phả cái hơi giá vào mặt. Tàn đêm, hai cô bé buộc vào cổ tay tôi nào dây nào rợ, rồi lại cả mấy chiếc vòng đồng trang trí đơn sơ. Tùng đặt vào tay tôi chiếc khèn môi mà cô thổi vừa nãy. Tôi vội vàng lục túi tìm tiền lẻ, hai cô bé lườm tôi đầy trách móc rồi ù té chạy về phía chợ. Tôi bâng khuâng ra về lòng thấy bồi hồi vì sự phóng khoáng của người H''Mông. Ngày hôm nay hai em bán được mấy món đồ mà chơi sang thế này. (Đến bây giờ chợ Sapa vẫn còn nhiều người H''mông bán đồ, nhưng vẻ hồn nhiên trong sáng cùng nét hiếu khách phóng khoáng thì đã bị thương mại hoá đi nhiều)


    [FONT=Kiểu chữ]Sống lãng tử, yêu lãng mạn và chết lãng ... nhách

    Được sửa và chuyển vào bởi LastWalkman lúc 08:28 02/3/2011 / Lý do:

    [/FONT]
    hura13 thích bài này.
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    Trong một đám trẻ con chân đất chạy ra đón du khách ở ngoại ô Sapa, có một thằng bé mặc quần áo dân tộc nhưng tóc vàng da trắng. Tiếng sét Sapa!
    Hasta La Vista
  3. backpacker

    backpacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    TÙNG VÀ T'CHÚ (tiếp theo)


    Sáng hôm sau trời nắng đẹp, tôi rủ mấy em y tá về nhà Tùng chơi. Bản Tùng xa tận Tả Giàng Phìn, nằm chơi vơi trong một thung lũng hẹp. Cả nhà Tùng đón chúng tôi thật nồng ấm, tôi đi các bản H''mông đã nhiều mà chưa thấy ở đâu có sự đón tiếp như ở đây. Chúng tôi tự nấu cơm rồi ăn luôn với gia đình. Tội nghiệp bố mẹ tùng chưa bao giờ thấy cá hồi đóng hộp như thế nào. Chúng tôi thích chí cười bể bụng.

    Năm tháng trôi đi, mỗi khi có dịp lên Sapa tôi lại tìm gặp Tùng và Tchú. Có lần tôi đến tìm hai em đúng dịp chợ phiên, hai em đi chơi với chúng bạn đến khuya báo hại tôi chờ đến hết cả hơi. Lúc về Tchú bô bô kể chuyện Tùng bị mất cái áo để trong tủ, thế là có người đã để ý đến Tùng rồi đấy. Người ta rình lúc Tùng đi bán đồ lấy mất hồn em đi rồi. Tôi và Tchú cứ chọc Tùng mãi làm em ngượng đỏ mặt. Bất chợt tôi liếc nhìn Tùng và thấy em đã thực sự là một cô gái rồi. Cả Tchú cũng thế, hai đứa lớn phổng lên và bắt đầu biết đỏm dáng như ai. Ờ nhỉ chúng nó cũng 15-16 rồi. Thế là đã hai năm kể từ khi chúng tôi quen nhau.

    Có lần tôi đang ở Hà nội thì Tchú gọi điện bảo lên khách sạn gặp em. Lạ quá tôi liền tìm tới một khách sạn nhỏ trong khu phố cổ thì gặp em. Thì ra có một đôi vợ chồng người Mỹ tốt bụng đã nhận bảo trợ cho em rồi đưa em về Hà nội chơi một lần cho biết. Nhìn Tchú xúng xính trong bộ quần áo Hanosimex mà tôi không nín được cười. Chiều hôm đó tôi làm xe ôm chở em đi chơi lăng Bác rồi đi ăn kem Tràng tiền. Cô bé hớn hở nói liến thoắng như chưa từng được nói. Nghe Tchú kể chuyện thì Tùng lấy chồng rồi, chính là thủ phạm lấy cắp áo của Tùng dạo nọ. Tôi bỗng thấy tiếc cho tuổi trẻ của em trôi đi nhàn nhạt như bao cô gái Mèo khác trong cái bản heo hút ấy. Không biết em có thấy tiếc khi mà Tchú được đi chơi Hà nội trong khi em chỉ được nghe thấy trên tivi. Tchú vẫn hồn nhiên kể hai đứa yêu nhau lắm, hàng ngày đưa nhau lên núi trồng ngô trồng sắn. Được cái thằng Xảo cũng yêu vợ lắm. Tôi nửa đùa nửa thật hỏi Tchú đã muốn lấy chồng chưa, em bỗng làm mặt nghiêm túc bảo em sẽ học xong hết cấp 3 rồi học tiếp lớp sư phạm. Rồi em sẽ làm cô giáo và lấy chồng. Nhìn mặt nghiêm trọng của em mà tôi suýt phì cười.

    Sau chuyến về Hà nội ấy, Tchú đi học trường dân tộc nội trú, còn tôi bận bịu công việc cũng không gặp hai em nữa. Bẵng đi mất 2 năm tôi tình cờ gặp lại Tchú ở Sapa. Tchú vẫn thế hàng ngày đi học. Còn Tùng, bằng một giọng buồn buồn, Tchú báo với tôi rằng chồng Tùng đã tự tử chết được hơn tháng rồi. Sao vậy, em tôi chưa tròn 18 tuổi đã goá chồng. Chuyện là thế này: chồng Tùng ghen khủng khiếp "cũng vì yêu quá đấy mà thôi". Từ ngày lấy chồng, chồng Tùng giữ riệt lấy em ở bản không cho đi đâu cả, đi chợ lại càng cấm tiệt. Nhiều lúc nhớ chị nhớ em ở chợ, Tùng chỉ biết nhắn Tchú về nhà Tùng chơi. Khổ nỗi ánh đèn đỏ quạch bên hiên chợ có một sức hấp dẫn ghê người. Tùng nhớ những đêm hát hò vui vẻ, những tháng ngày "tiêu dao". Nhớ những buổi nói chuyện với khách du lịch, những ông tây bà đầm đến từ những xứ sở xa lạ. Những người ấy không nhìn em với con mắt miệt thị theo kiểu hắt hủi "cái con Mèo bẩn thỉu đầy chấy rận này" của lũ dân Kinh ngoài thị trấn. Ở bản đây, đàn ông thì không bước chân ra khỏi cánh đồi, đàn bà thì thậm chí không qua khỏi cái vườn sắn. Không ai hiểu em hết, không ai biết cái ước vọng cháy bỏng trong em: đi chợ. Em muốn bước ra khỏi cuộc sống tù túng này, em muốn là người đi tiên phong để các cô các chị trong bản thấy có nhiều cách để thay đổi cái cuộc đời tối tăm này. Cái cuộc đời mà người đàn bà H''mông đã chịu đựng hàng trăm năm nay rồi.

    Trưa hôm đó lúc chồng còn trên nương, Tùng lấy hết can đảm thu gom mấy xếp thổ cẩm mà Tùng chịu khó đan thêu từ mấy tháng trước, Tùng nhắm hướng chợ thẳng bước. Buổi tối Tùng thấy vui vì bán được hàng, trước khi về bản em còn ghé qua quầy rượu mua cho chồng một chai rượu ngon. Tới đầu bản em đã thấy xôn xao tiếng người nói gọi nhau í ới thằng Xảo nó ăn lá ngón tự tử rồi. Chai rượu vỡ tung toé dưới chân mà Tùng cũng không biết. Nhiều ngày sau đó Tùng sống lặng lẽ như cái bóng dưới mái nhà bố mẹ chồng. Em đã khóc rất nhiều trong những lời đay nghiến của bà mẹ chồng :"Mày là con ma trong nhà tao ..." Cái giá quá đắt cho một ước muốn dũng cảm. Tôi bỗng thấy lòng mình se lại, cả buổi chiều hôm ấy tôi và Tchú ngồi không ai nói với ai câu nào.

    Chuyện cũng lâu rồi, tôi nghe nói Tùng bây giờ lấy anh trai của Tchú, hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Anh trai Tchú đủ dũng cảm để lấy một người đã qua một đời chồng, chắc cũng sẽ đủ dũng cảm để đem lại hạnh phúc cho em. Chỉ có điều tôi không thấy bóng em ở chợ nữa.


    [FONT=Kiểu chữ]Sống lãng tử, yêu lãng mạn và chết lãng ... nhách

    [/FONT]
    [FONT=Kiểu chữ]Được sửa và chuyển vào bởi LastWalkman lúc 08:28 02/3/2011 / Lý do:[/FONT]
  4. backpacker

    backpacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã đọc một cuốn sách do một nhà nghiên cứu nhân chủng học nổi tiếng người Pháp viết, người H''mông có nguồn gốc từ người Eskimo vùng trên Bắc cực. Cách đây khoảng 4000 năm, một nhóm người Eskimo do thiếu thốn thức ăn đã di cư xuống phía Nam về một số tỉnh miền núi Trung Quốc. Giả thuyết này được đưa ra do những tương đồng ngôn ngữ giữa hai tộc người ở cách xa hàng vạn dăm này. Trong lịch sử tiến hoá của người H''mông, họ luôn luôn bị xua đuổi như bọn mọi rợ, và họ đã lựa chọn những đỉnh núi cao nhất để ẩn náu. Đó cũng là cách để họ tìm lại môi trường sống lạnh giá như tổ tiên.
    Tôi đã đi nhiều bản H''mông, nhiều nơi chưa từng có Tây đến và đã thấy nhiều trẻ em tóc vàng như Tây. Những em này khi lớn lên tóc sẽ lại đen như người khác. Có lẽ là một gien di truyền từ thuở xa xưa.
    Còn về mấy lời đồn thổi mà bác Hasta La Vista nghe được thì không có chứng thực gì đâu. Người H''mông không hề dễ dãi như bác nghĩ. Không tin bác cứ thử đi tán một em xem sao.
    Người H''mông giàu bản sắc văn hóa và rất biết bảo vệ bản sắc ấy. Bằng chứng là trong khi nhiều dân tộc khác bị Kinh hoá như Tày Thái con gái mặc đồ Kinh nhiều chứ người H''mông rất ít.
    Họ bảo vệ bản sắc của họ một cách vô thức như thể lối sống ấy, trang phục ấy là bất di bất dịch. Một ví dụ nữa về tính bảo thủ văn hoá của người H''mông: có một nhóm khoảng 80 người H''mông theo Pháp di cư từ những năm 1950 và định cư tại Guyane thuộc Pháp tận bên Nam Mỹ. Đó cũng là một xứ nhiệt đới giống ta, và họ đã chọn một vùng núi cao để ở. Sau bao nhiêu năm bên đó họ vẫn trồng ngô sắn như lối canh tác xưa, họ vẫn mặc váy hoa không khác gì Mèo Bắc Hà cả.
    Sống lãng tử, yêu lãng mạn và chết lãng ... nhách
  5. sacados

    sacados Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Bác backpacker để ý làm gì cái cha Hất La Víta. Cha này mắc chứng nhũn não đó.
  6. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Riêng bài về nguời Mông có nguồn gốc từ người ESKIMO của bác backpacker đáng được 5*. Bái phục, bái phục. Tôi mới chỉ biết về người Mông di cư sang VN khoảng thế kỷ 17, 18. Lỹ lẽ của bác đưa ra rất khoa học và đầy thuyết phục.
    Đời lộc cộc!
  7. backpacker

    backpacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác Cao Sơn đã động viên kịp thời Nhưng mà cái vụ bia bọt tới đây bác vẫn là chủ xị đấy nhé ặc ặc
    Sống lãng tử, yêu lãng mạn và chết lãng ... nhách
  8. sacados

    sacados Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Bác Cao Sơn mời à? Backpacker cho em đi ké với nhá
  9. sweetie

    sweetie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/01/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    ặ... hỏt rỏằ"i ỏĂ? Đang hay thơ backpacker lỏĂi nghỏằ? giỏÊi lao???
    Cuỏằ'i tuỏĐn rỏÊnh rỏằ-i, bĂc còn chuyỏằ?n gơ hay hay thơ kỏằf nỏằ't cho mỏằi ngặỏằi.
    "Chuyỏằ?n Tạng và Tchú", cÂu chuyỏằ?n hay nhặng buỏằ"n quĂ bĂc ỏĂ...
    Tỏãng bĂc vỏĂi lỏƠy nguỏằ"n cỏÊm hỏằâng.
  10. backpacker

    backpacker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn chị sweetie có lời khen tặng. Chà tôi thấy con tim xúc động đậy quá.
    Chuyện nó buồn thì nó phải hết chứ ạ, chả nhẽ để nó buồn mãi. Còn weekend này, xin phép các bác cho em nghỉ ngơi mấy hôm, đặng tiêu hoá hết chỗ bia chị sweetie ban tặng. Á, bia gi mà ngọt như đường thế này.
    Sống lãng tử, yêu lãng mạn và chết lãng ... nhách

Chia sẻ trang này