1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện tượng đài ở Hà Nội

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi ANHTUAN303, 25/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ANHTUAN303

    ANHTUAN303 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.135
    Đã được thích:
    1
    Chuyện tượng đài ở Hà Nội

    Một trong những công việc quan trọng của thành phố Hà Nội hướng tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là xây dựng hệ thống tượng đài sao cho xứng với tầm vóc của sự kiện này. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, công việc vẫn chưa tiến triển là bao bởi nhiều nguyên nhân: Thiếu không gian, thiếu quy hoạch, chưa thống nhất trong giới chuyên môn về các phương án...Vấn đề đang được dư luận quan tâm này đã được tạp chí Thế giới mới và nhiều bài báo đề cập đến.



    Tượng đài hiện có: Vừa yếu, vừa thiếu

    Tạp chí Thế giới mới (số ra ngày 1-12-2003) cho biết: "Những tượng đài đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội từ thời Pháp thuộc, do người Pháp xây dựng như: tượng viên toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Chí Linh, tượng đài "bà đầm xoè", ban đầu được đặt ở hồ Hoàn Kiếm, sau chuyển sang phố Cửa Nam...Đến giai đoạn trước tháng 9-1945, những tượng đài này bị chính phủ Trần Trọng Kim phá bỏ, chỉ để lại 2 tượng là tượng đài vua Lê và tượng danh y Yersin. Sau giải phóng Thủ đô 10-10-1954, thành phố Hà Nội bắt đầu tiến hành phục dựng một số tượng đài cũ và xây mới nhiều công trình khác". Có thể thấy những tượng đài hiện có ở Hà Nội "vừa yếu lại vừa thiếu": thiếu về số lượng; yếu về chất lượng, quy mô, quy hoạch...Vẫn là Tạp chí Thế giới mới đưa ra dẫn chứng trong trường hợp tượng đài vua Quang Trung" Đối với tượng đài này, việc quy hoạch tổng thể đặt ra không rõ ràng đã dẫn đến kết quả vị trí đặt tượng bị thay đổi.



    Trước khi bắt tay vào cuộc, các nhà cố vấn chuyên môn đã có một ý tưởng đẹp là quy hoạch khu vực sau gò Đống Đa thành khoảng không gian rộng để làm quảng trường, nhưng rồi ý tưởng này không thành hiện thực nên cuối cùng, như thực tế hôm nay, tượng vua Quang Trung phải chịu cảnh "quạnh hiu" đứng ở phía sau gò Đống Đa. Tượng đài này được các giáo viên giảng dạy điêu khắc của Trường ĐH Mỹ thuật thực hiện phóng tượng ngay trong sân trường trong tình trạng thiếu thốn trang thiết bị cần thiết và kinh nghiệm thực tế nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng của tượng..."



    Với những tượng đài còn lại hiện nay, phần lớn chưa xứng tầm của sự kiện lịch sử, như tượng đài vua Lê quá nhỏ, lại bị chìm khuất trong khu tưởng niệm tại 76 Hàng Trống; hay tượng người anh hùng Lý Tự Trọng "lạc lõng" trong công viên cạnh Hồ Tây...



    Bộn bề việc xây dựng tượng đài cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội

    Theo kế hoạch, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng nhiều tượng đài vua Lý Thái Tổ, tượng đài Thành phố vì hoà bình, tượng đài Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh, tượng đài Thánh Gióng...Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, công việc xây dựng tượng đài đã phát sinh nhiều vấn đề khiến cho công việc quan trọng này chưa tiến triển được là bao. Một trong những khó khăn đối với những người thực hiện, đó là làm sao tìm được vị trí, không gian thích hợp cho những tượng đài hoành tráng này bởi Hà Nội chưa có được quy hoạch về không gian dành cho tượng đài.



    Ngoài ra, đối với từng tượng đài, ý kiến của các nhà chuyên môn cũng chưa thống nhất về nội dung, cách thức thể hiện, vị trí, việc chọn mẫu nào cho phù hợp...Tượng đài Lý Thái Tổ là một ví dụ. Cả 6 mẫu tượng đài của vị vua đã chọn Thăng Long làm kinh đô được Sở VHTT lựa chọn chưa đủ thuyết phục các nhà khoa học. Và với nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc thì chưa mẫu nào đạt yêu cầu: "Những tác phẩm này đều không lột tả được thần thái của vị vua đầu tiên của trièu Lý. Quần áo trang trí quá nhiều rồng, khuôn mặt cũng không giống một ông vua nước Nam". Đối với tượng đài Cảm tử quân Hà Nội cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến tranh cãi về vị trí dự kiến đặt tượng vì không gian của quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục quá nhỏ và sát khu dân cư. Với tượng đài Thánh Gióng, hiện đang có nhiều ý kiến về việc lựa chọn chất liệu nào để thực hiện bền vững và trang phục sao cho phù hợp.



    NB&CL: Những vấn đề bức xúc xung quanh việc xây dựng tượng đài cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô- Hà Nội đã khiến dư luận có nhiều lý do để lo ngại về tiến độ hoàn thành, về chất lượng, hiệu quả đạt được của các công trình. Trách nhiệm thuộc về những người có trách nhiệm trong quy hoạch đô thị của Hà Nội trong việc đã thiếu quan tâm đến không gian dành cho tượng đài của thành phố. Việc không gian dành cho tượng đài chưa có được vị trí xứng đáng trong quy hoạch đô thị khiến cho các phương án về tượng đài sẽ rất khó khăn để đạt được hiệu quả như mong muốn.



    Một thực tế nữa là nước ta còn thiếu những nhà làm tượng chuyên nghiệp. Đội ngũ làm tượng đài hiện nay sáng tác chủ yếu dựa vào năng khiếu mà chưa được học hành bài bản. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc có rất ít mẫu tượng được các nhà chuyên môn ưng ý mà phần lớn chỉ tạo ra những tranh cãi kéo dài. Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long , ngay từ thời điểm hiện nay, Hà Nội cần có bộ phận tổ chức quy hoạch có khả năng huy động, thu hút sức sáng tạo và nguồn lực tổng hợp từ các ngành kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật


    ANH TUAN
  2. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    ... tượng đài "bà đầm xoè", ban đầu được đặt ở hồ Hoàn Kiếm, sau chuyển sang phố Cửa Nam..
    __________________________________________________
    Cái tượng này chính là tượng Nữ thần tự do, một phiên bản của người Pháp đặt tại VN. Không hiểu sao về sau người ta vứt nó đi, thật đáng tiếc.
    Về tượng đài thì nói thật hiện nay có quá nhiều vấn đề đáng nói.Nhiều khi người ta chỉ nghĩ đơn giản là phóng to 1 bức tượng ra là có thể đặt nó vào vị trí tượng đài. Điều này hết sức sai lầm vì thực ra vị trí tượng đài chi phối rất lớn đến nội dung tượng đài.
    Chúng ta không thể mang 1 bức tượng đặt trên bàn , hoặc trong vườn phóng to lên rồi mang ra công viên hay quảng trường đặt nó vào đó .
    Tượng đài đặt ở quảng trường cần phải có tính hoành tráng của nó, ngoài ra còn phải gắn với qui hoạch.Nếu tượng đài đặt trên 1 đưòng xa lộ thì cần đơn giản và nhấn mạnh vào những yếu tố mang tính dặc thù bởi vì sự cảm nhận ở đây rất nhanh và cần tốc độ....
    Nói chung tôi thấy các tượng đài ở HN hiện nay rất tuỳ tiện. Nhiều khi thiết kế tượng đài có quá nhiều người và chuyên ngành tham gia dẫn đến 1 cái lố bịch. Có ai đó đã phát biểu rằng tượng đài Quang Trung, 1 vị anh hùng của dân tộc trông như người gác mồ, tượng đài đầu cầu Thăng Long thì trông giống con dao bầu, ngoài ra còn 1 số tượng đài Hoà bình thì trông như quảng cáo thịt chim bồ câu nướng.
    Ai cập và La mã đã có 1 lich sử lâu đời trong việc thiêt kế tượng đài. Còn ở VN chỉ mới vài chục năm gần đây. Thiết nghĩ những tượng đài mang dấu ấn Lịch sử và Hoành tráng, quan trọng nên chăng thuê các KTS và nhà Điêu khắc nước ngoài thiết kế để có 1 bộ mặt Thăng Long ngàn năm văn hiến đẹp hơn.
    Arch:VŨ BA LÊ

Chia sẻ trang này