1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các nhà bác học

Chủ đề trong 'Toán học' bởi FFVIII, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về các nhà bác học

    Ăngđrê Ampe
    Nhà toán học và vật lý học Pháp nổi tiếng Ăngđrê Ampe sinh ngày 22-1-1775 trong một gia đình quý tộc ở thành phố Liông. Hồi nhỏ, khi chưa biết những con số và chưa biết đọc, cậu bé đã bộc lộ một khả năng rất đáng ngạc nhiên về tính toán. Sử dụng không nhiều lắm những viên đá cuội, cậu bé đã tiến hành rất nhanh những phép toán số học lớn, làm cho mọi nhân viên tính toán phải thèm muốn tính nhanh được như vậy.
    Một lần vì ốm nặng nên Ampe phải bỏ dở những bài tập toán mà Ampe tìm thấy trong đó nhiều điều thú vị. Mẹ Ampe nghĩ rằng bệnh tình chính là hậu quả suy nghĩ căng thẳng của đứa bé nên bà đã vứt những viên sỏi đi và bà tiếc rằng đã không làm như vậy từ trước.
    Sau một thời gian câu bé dần bình phục và rất khổ tâm khi biết rằng bộ đồ chơi thú vị của mình là những ?ohòn sỏi tính? đã bị vứt đâu mất rồi.
    Để bồi dưỡng cho cậu bé, người ta cho câu nhiều thức ăn và rất nhiều đường. Ngay ở chỗ ăn, cậu bé đã chia nhỏ đường ra thành từng mẩu và lại say mê với những phép tính lớn.
    Mười bốn tuổi Ampe đã nghiến ngấu đọc hết 20 tập ?oBách khoa toàn thư? của Điđrô và Đalămbe. Những tập sách đã đem đến cho Ampe lòng yêu khoa học và khát vọng đối với công việc nghiên cứu. Cậu bắt đầu tự học các môn khoa học tự nhiên, toán học và triết học. Ampe đã nghiên cứu sâu thực vật học, hóa học, vật lý và toán học, và đã đạt được những thành tựu to lớn trong toán học - vật lý, môn khoa học mà sau này trở thành nghề nghiệp của Ampe.
    Hăm sáu tuổi Ampe trở thành giáo sư của trường đại học Trong tâm trong thành phố Buagô. Bốn năm sau ông vào Pari để làm việc ở trường đại học Bách khoa nổi tiếng, nơi các nhà bác học giỏi nhất của Pháp đang giảng dạy. Đến năm 30 tuổi, Ampe hoàn thành những công trình nghiên cứu khoa học cực kỳ to lớn trong lĩnh vực toán học. Những công trình này đã đặt ông ngang hàng với những nhà bác học xuất sắc của Pháp. Ông còn sáng tạo hàng loạt những công trình độc đáo về những bài toán riêng biệt của giải tích toán học.
    Năm mươi tuổi, Ampe thành giáo sư trường đại học Tiêu chuẩn Pari và đã đem lại niềm tự hào cho nước Pháp bằng những công trình cơ bản về toán học và vật lý.
    Trong những năm cuối đời, Ampe chủ yếu nghiên cứu những vấn đề về vật lý. Như chúng ta đã biết, tên ông cũng là tên đơn vị đo cường độ dòng điện Ampe và quy tắc Ampe về ?ođiện động lực học? cũng thật là trứ danh.


    SoS
  2. username

    username Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    1.672
    Đã được thích:
    0
    Hình như không có trường đại học nào tên thế này :)
    Ecole Normale = Trường Sư phạm, không phải "tiêu chuẩn".
    Cám ơn bạn đã bỏ công dịch ( hoặc sưu tầm ) bài viết này.
  3. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Vì lời cảm on này, tui xin post thêm bài nữa mời cả nhà cùng đọc.
    Kaclơ Friđrich Gauxơ
    Kaclơ Friđrich Gauxơ - người được mệnh danh là ông vua toán học ?" sinh tại Đức, trong gia đình người thợ sửa chữa ống dẫn nước kiêm nghề làm vườn. Ngay từ nhỏ cậu đã biểu hiện một khả năng kỳ lạ tính nhẩm. Khi vừa học nói, cậu đã hành hạ những người xung quanh bằng những câu hỏi:
    - Thế cái gì đây? Thế còn cái này
    Cầm cuốn sách trong tay, nhìn thấy những ký hiệu trong đó, thế là bắt đầu hỏi:
    - Mẹ ơi cái gì đây?
    - Chữ đấy
    - Chữ để làm gì ạ?
    - Để đọc
    - Ờ thế đọc đi mẹ
    Gauxơ r ất ngạc nhiên từ những chữ cái lập thành từ và từ những từ thành một câu. Và từ những câu đó có thể kể về bao nhiêu chuyện thú vị.
    - Mẹ dạy con đọc đi
    - Kh ông được đâu, nhóc ạ! Việc ấy còn sớm quá. Đợi ít nữa mẹ đưa vào trường học và ở đó con tha hồ mà học.
    Nhưng cậu bé Gauxơ không chịu đợi. Bằng cách hỏi han, cậu học thuộc những chữ cái và chẳng cần người lớn giúp đỡ, cậu học đọc.
    Để cải thiện đời sốn, những ngày hè cha của Gauxơ hay nhận thầu việc làm đá. Ông quen tính toán tiền nong cho người làm vào thứ bảy. Và vào một thứ bảy như vậy, khi ông tính xong giá các công việc làm và tổng số tiền phải trả, ông toan phát tiền cho người làm thì từ chiếc giường trẻ con có giọng cậu bé:
    - Cha ạ, cha tính sai rồi. Cha tính ra thế này nhưng thực ra là thế này ?
    Người cha và tất cả mọi người có mặt đều hết sức ngạc nhiên về nhận xét của đứa bé ba tuổi.
    - Không, đúng đấy! Tôi tính cẩn thận lắm mà- Người cha nói ?" nhung có mất gì, cứ tính lại xem sao.
    Sau khi kiểm lại các tính toán, người cha không khỏi lúng túng thừa nhận rằng người tính đúng không phải là mình mà là đứa con rất nhỏ của mình.
    Chính Gauxơ sau này cũng hay nói đùa về nghệ thuật tính nhẩm của mình:
    - Tôi học tính trước khi học nói.
    Bảy tuổi Gauxơ đến trường học quốc gia. Mọi công việc ở đây đều do Biutnhe phụ trách. Biutnhe luôn luôn cầm một chiếc roi ngựa và chiếc roi đó thường nhảy múa trên lưng các học sinh biếng nhác. Đôi khi ông cũng tặng cả cho cậu bé Gauxơ, vì trong thời gian đầu cậu chưa biểu hiện gì khác biệt đối với các bạn cậu.
    Nhưng sự tình trở nên thay đổi về cơ bản khi trong trường bắt đầu dạy môn số học. Ngay từ giờ học đầu tiên về môn này, cậu đã vượt hẳn lên trước con mắt của người thầy giáo nghiêm khắc và các bạn mình. Một lần thầy giáo cho bài toán: tìm tổng tất cả các số nguyên từ 1 đến 100. Đáp số của bài toán được viết vào các tấm bảng đen nhỏ và thu lại theo từng dãy bàn. Sau đó giáo viên sẽ đi kiểm tra.
    Khi thầy giáo vừa đọc xong đầu bài, đã nghe giọng Gauxơ:
    - Em giải xong rồi.
    Cậu bé viết đáp số lên bảng đen và để ra giữa bàn. Các học sinh khác cắm cúi giải rất lâu. Trong khi đó thày giào lương quanh các dãy bàn, không để ý đến Gauxơ và nói một cách chế nhạo:
    - Kaclơ, chắc em sau rồi đấy. Không thể giải quá nhanh bài toán khó như vậy được đâu.
    Tin tưởng vào cách giải của mình, Gauxơ dũng cảm trả lời thày giáo:
    - Thầy tha lỗi cho em. Em giải rất đúng.
    - Nào, chúng ta thử xem nó đúng đến mức nào. Nhưng nếu nó không đúng thì sao? Và ông đập đập chiếc roi vào chân mình một cách đe dọa.
    Nhưng vị giáo viên hết sức sửng sốt khi kiểm tra thấy Gauxơ giải bài toán một cách hoàn toàn đúng đắn mà cách giải lại cực kỳ độc đáo và đơn giản.
    - Kaclơ. Em hãy nói cho cả lớp biết em đã giải bài toán như thế nào, thầy giáo ôn tồn nói.
    - Nếu chú ý một chút sẽ thấy bài toán vừa ra rất đơn giản. Em nhận thấy ở dãy số này những con số đứng cách đều ở phía đầu và phia cuối sẽ có tổng số như nhau. Sử dụng tính chất đó em đã cộng từng cặp: 100+1,99+2,98+3 ?
    mỗi tổng đều là 101 và rõ ràng số các cặp như vậy là 50 vì vậy tổng tất cả các số sẽ là ?
    Hôm đó Biutnhe rất hài lòng về cậu bé. Cơn giận của ông lại đổ lên đầu các học sinh giải toán sai hoặc không giải được bài toán đó. Nghe đâu trong buổi học đó, chiếc roi của ông làm việc rất căng thẳng.
    (còn tiếp)
    SoS
    Được FFVIII sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 29/11/2002
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mấy chuyện này tôi đã đưọc đọc trên toán học và tuổi trẻ. Cảm ơn bạn đã post lên, rất thú vị.Mong rằng sẽ được tiếp tục đuợc đọc lại những mẩu chuyện hay này, qua bạn.bạn hãy nhanh post lên nhé, mình đang nòng lòng đọc lắm đấy.
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  5. FFVIII

    FFVIII Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    819
    Đã được thích:
    0
    Còn đoạn này không biết các bác đã đọc chưa?
    Kaclơ Friđrich Gauxơ(tiếp theo)
    Người giúp việc của Biutnhe trong trường lúc ấy là Bachenxơ. Nhiệm vụ của ông là sửa bút và giúp đỡ các học sinh kém. Bachenxơ đã giành tất cả thời gian rảnh rỗi để học toán. Về sau ông trở thành một trong các giáo sư nổi tiếng. Một thời gian ông làm việc trong trường đại học tổng hợp Kanda và là thầy giáo thân yêu của N.I.Lôbasepxki.
    Bachenxơ rất chú ý đến cậu bé Gauxơ và mời cậu cùng nghiên cứu toán với mình. Bachenxơ đã mua sách toán bằng những đồng tiền lương ít ỏi. Và với những cuốn sách này, ông đã lôi cuốn Gauxơ vào các vấn đề phức tạp của toán học và dẫn Gauxơ đến việc nghiên cứu độc lập.
    Ngay thời kỳ đó, Gauxơ đã có ý nghĩ chọn toán học làm nghề nghiệp tương lai của mình. Hồi ở trường trung học, ông đã học rất vững ngôn ngữ cổ và mơ ước trở thành nhà triết học. Nhưng toán học vẫn lôi cuốn ông hơn cả.
    Quyết định cuối cùng: trở thành nhà toán học đến với Gauxơ vào năm 19 tuổi, khi ông đã học trọn vẹn một năm ở trường đại học tổng hợp Gơttinghen và đã có phát minh rất quan trọng vào năm đó. Sau khi giải phương trình x17 -1 = 0 ông đã đưa ra cách dựng đã giác đều 17 cạnh bằng thước kẻ và compa. Phát minh đó rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Không phải vô cớ mà Gauxơ đã di chúc lại yêu cầu khắc trên mộ ông một hình đa giác đều 17 cạnh nội tiếp trong một hình tròn. Suốt cuộc đời, ông luôn chú ý cải tiến kỹ thuật tính toán. Trong việc thực hiện các phép tính thì ông là một nghệ sĩ lão luyện không ai sánh kịp. Ông không bao giờ mắ sai lầm trong các tính toán phức tạp vì kết quả nhận được luôn được kiểm tra lại bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chính ông cũng thừa nhận rằng công việc tính toán phức tạp không hề làm ông mệt mỏi mà ngược lại, càng làm ông thích thú.
    Ông có một trí nhớ kỳ lạ. Ông thực hiện các tính toán một cách dễ dàng đến mức ai cũng phải khaâ phục và nhiều người thèm muốn đến ghen tuông. Ông ghi chép các tính toán một cách cẩn thận và đẹp đẽ khác thường.
    Nhờ có nghệ thuật tính toán cao mà ông đã phát minh ra một hành tinh mới một cách dễ dàng chỉ cần chịu khó ?ogọt bút chì?.
    Vào đầu thế kỷ thứ XIX, nhà thiên văn học người Ý là Đ. Piaxi đã phát hiện ra một hành tinh mới trong sô những hành tinh nhỏ và gọi tên là Xerera: ông quan sát được nó không lâu. Sau đó nó dịch gần lại phía mặt trời và lẩn vào trong những tia sáng của mặt trời. Những thí nghiệm của chính Piaxi và các nhà thiên văn khác cũng không đạt được kết quả gì. Họ không nhìn thấy nó ở chỗ mà theo giả thuyết của họ thì nó phải xuất hiện. Các viễn kính đã bất lực.
    Và thế là Gauxơ nghiên cứu việc tìm ra Xerera (lúc đó ông chưa đầy 30 tuổi). Trong một căn phòng yên tĩnh, ông dùng những số liệu quan sát ban đầu để tính quỹ đạo của hành tinh mới này và ông đã chỉ ra vị trí của nó với một độ chính xác cao.
    Theo phương pháp của Gauxơ, từ đó về sau người ta đã tìm ra hết hành tinh mới này đến hành tinh mới khác. Chẳng hạn, năm 1802 G.V Onbecxơ bạn thân của Gauxơ đã phát hiện ra hành tinh Palatđa cũng bằng phương pháp tính toán toán học.
    Sau những công trình thiên văn học kiệt xuất, Gauxo bắt đầu được xem như một nhà toán học vĩ đại của thế giới và được tôn làm ?ocây đại thụ của Gơttinghen?
    Gauxo đã sáng lập ra môn hình học phi Ơclit của Lôbasepxki với tư cách một người đi tiên phong phát triển môn này một cách hoàn toàn tự giác. Tiếc thay ông đã không cho in ra một dòng nào về vấn đề này.
    Khó có thể chỉ ra một ngành nào của toán học lý thuyết, cũng như toán học thực hành mà ở đó lại không có những đóng góp của Gauxo.
    SoS

Chia sẻ trang này